Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐÀU TƯ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG - DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT MDF MAHABANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.13 KB, 28 trang )

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
“ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT MDF SAHABAK”
I.
-

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
Tên dự án: Nhà máy sản xuất MDF SAHABAK
Địa điểm xây dựng: Lô E1, Khu Công Nghiệp Thanh Bình, Huyện Chợ Mới, Tỉnh Bắc

-

Kạn
Chủ đầu tư: Ban Quản Lý Khu Công Nghiệp Thanh Bình
Nguồn vốn: 100% Vốn ngân sách Nhà nước
- Tổng diện tích xây khu đất

: 48.600 m2

- Diện tích xây dựng

: 19.370 m2

- Diện tích bãi nguyên liệu

: 9.963 m2

- Diện tích cây xanh

: 3.000 m2

- Diện tích đường giao thông nội bô + Sân



: 16.267 m2

- Mật độ xây dựng (%)

: 39.85 (%)

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ DỰ ÁN
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ trên thế giới tăng đáng kể. Trong đó,
nước nhập khẩu nhiều nhất là Mỹ và Trung Quốc, sau đó đến các nước EU. Trước tình
hình đó, ngành công nghiệp chế biến gỗ trên thế giới cũng có những thay đổi đáng kể,
đặc biệt là các nước Châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam,…đã
phát triển vô cùng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng.
Nước ta có khoảng hơn 2000 doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp nhà nước
và doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản
phẩm gỗ tại Việt Nam. Nếu không kể năm 2009 do khủng hoảng tài chính, ngành gỗ
chế biến luôn có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục. Năm 2004 tăng 88% so với năm 2003
(vượt ngưỡng 1 tỷ USD), năm 2005 tăng 35%, năm 2006 là 24,5%... Mục tiêu đến
năm 2020 là 7 tỷ USD, con số này có thể đạt nếu ngành gỗ tiếp tục có tăng trưởng
35%/năm. Theo Thống kê mới nhất của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam 7 tháng đầu
năm cho thấy, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm tăng 22,98% so với cùng kỳ năm
2011, đạt 2,5 tỷ USD. Không phải ngẫu nhiên Việt Nam trở thành nhà cung cấp đồ gỗ
lớn thứ hai sau Trung Quốc vào thị trường Mỹ. Các nước khác như Trung Quốc, Nhật
Bản, Anh, Hàn Quốc cũng là những bạn hàng tiếp theo nhập khẩu nhiều sản phẩm đồ
gỗ của Việt Nam. Tuy nhiên trong những tháng qua, xuất khẩu đồ gỗ vẫn tăng nhưng
chỉ ở con số khiêm tốn vì chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới.. Cho thấy, ngàng
chế biến gỗ tại Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh và trở thành một trong 5 mặt
Tiểu luận môn: Kinh tế đầu tư

1


GVHD: TS. Vũ Kim Yến


hàng chủ lực đem lại kim ngạch xuất khẩu cao nhất. Sự phát triển này đã đưa Việt
Nam vượt Indonesia và Thái Lan trở thành một trong hai nước xuất khẩu đồ gỗ đứng
đầu Đông Nam Á.
Tại những thị trường xuất khẩu của Việt Nam luôn vấp phải những trở ngại do
rào cản kỹ thuật của các nước, chi phí đầu vào tăng cao, giảm tính cạnh tranh so với
các nước khiến cho sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam không thuận lợi.
Năm 2012, được dự đoán mức tiêu thụ đồ gỗ trên thế giới chỉ tăng 3,3% nhờ vào sự
gia tăng tiêu dùng ở những nền kinh tế mới nổi. Hiện EU vẫn là thị trường đồ gỗ nội
ngoại thất lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 44% trong cơ cấu hàng nhập khẩu thế giới.
Tuy nhiên, dự đoán mức tiêu thụ đồ gỗ tính chung cho toàn EU sẽ giảm trong năm nay
do suy thoái kinh tế. Đối với sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam, Mỹ và EU đang
đưa ra nhiều rào cản khắt khe.
Hiện nay, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ
hội để phát triển, liên tục trong những năm qua, nhóm hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt
Nam luôn đứng trong nhóm hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao nhất, với mức
tăng trưởng trung bình trên 30%. Vì vậy, dự án đầu tư xây dựng “ Nhà máy chế biến
gỗ MDF SAHABAK” là rất khả thi, đây là lĩnh vực rất nhiều tiềm năng và lợi thế.
Xuất phát từ kết quả thăm dò nhu cầu sử dụng đồ gỗ. Ban quản lý khu công
nghiệp Thanh Bình - Huyện Chợ Mới - Tỉnh Bắc Kạn quyết định lập dự án đầu tư:
Xây dựng Nhà máy sản xuất MDF SAHABAK
III. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
Tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu nông - lâm sản trong khu vực, tỉnh chế biến
sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, chế biến các mặt hàng đồ gỗ cao cấp
Mở rộng và cải tiến dây chuyền công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm đáp
ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu
Đạt được mục tiêu tạo lợi nhuận và thu hút ngoại tệ, góp phần thực hiện mục

tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội Huyện Chợ Mới - Tỉnh Bắc Kạn
Tạo công ăn việc làm cho khoảng 1500 lao động trong và ngoài tỉnh
IV. CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
1. Giải pháp tổng mặt bằng xây dựng nhà máy

Tiểu luận môn: Kinh tế đầu tư

2

GVHD: TS. Vũ Kim Yến


Diện tích mặt bằng nhà máy là 4.86 (ha), với chiều dài từ hướng Đông – Tây là
289(m) và chiều rộng từ Bắc – Nam là 203,35(m). Chiều dài yêu cầu của dây truyền
công nghệ là 162 (m).
- Bãi chứa nguyên liệu (Gỗ tròn) ngoài trời bố trí sát bãi chứa nguyên liệu của
nhà máy Ván thanh đang được xây dựng , thuận tiện cho việc vận chuyển và vận hành
sản xuất cho cả hai nhà máy .
- Các công đoạn tiếp theo của dây chuyền được bố trí nối tiếp từ Bãi chứa
nguyên liệu chạy dài về phía Đông của nhà máy theo thứ tự: Khu sử lý dăm – Trạm
cung cấp năng lượng – Dây truyền sản xuất chính – Kho bán thành phẩm – Kho chứa
sản phẩm .
- Tại khu vực xuất sản phẩm có qui hoạch một bãi đủ rộng để xe ô tô ra, vào lấy
sản phẩm . Các xe vận chuyển ván MDF ra cổng chính của nhà máy.
- Các công trình phụ trợ như: Trạm biến áp, xưởng cơ điện, bể chứa nước….
được bố trí sát hàng rào phía bắc .
- Trạm cấp nước và trạm xử lý nước thải bố trí ở vị trí thuận tiện cho việc cấp
nước và xử lý nước thải của toàn nhà máy.
- Khu hành chính bố trí về phía Đông của nhà máy cạnh đường (D2) của khu
công nghiệp. Khu này có lối vào riêng và ngăn cách với khu sản xuất bằng dải cây

xanh cách ly.
- Giao thông nội bộ nhà máy được qui hoạch theo dạng ô cờ, đảm bảo giao
thông thuận tiện đến tất cả các công đoạn sản xuất, đáp ứng đúng qui định về an toàn
phòng cháy – chữa cháy. Toàn nhà máy có 02 cổng ra vào:
2. Giải pháp kiến trúc.
Căn cứ vào công nghệ sản xuất, quy mô xây dựng công trình, điều kiện khí hậu,
khả năng cung cấp nguyên vật liệu cũng như điều kiện thi công, các giải pháp kiến trúc
được chọn đảm bảo sự hài hoà giữa hình khối, đường nét công nghiệp với vật liệu bao
che, đảm bảo nhẹ nhàng thanh thoát, thẩm mỹ công nghiệp cao, thể hiện ở 4 giải pháp
chính:
- Phân xưởng sản xuất chính và kho thành phẩm , yêu cầu nhịp lớn được bao
che bằng tôn lượn sóng, với các băng cửa sổ bằng kính dầy hoặc kính có cốt, tạo nên
sự hiện đại của công trình và đảm bảo cho việc xây lắp nhanh.

Tiểu luận môn: Kinh tế đầu tư

3

GVHD: TS. Vũ Kim Yến


- Khu cung cấp năng lượng , tháp đỡ silô sợi, tháp đỡ ống phóng , ống khói
được làm bằng kết cấu thép
- Các công trình phụ trợ có độ cao < 10 m như các kho xưởng, sử dụng mái nhẹ
bằng tôn sóng, xây bao bằng gạch với các băng cửa sổ kính.
- Khu hành chính, các công trình phụ trợ..., giải pháp kiến trúc là tường xây
gạch, cột, dầm, sàn bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ.
3. Giải pháp kết cấu
a. Xử lý nền móng.
Tham khảo kết quả kháo sát địa chất công trình lân cận thấy rằng các lớp 2, 3, 4, là

những lớp đất tương đối tốt, có sức chịu tải lớn và độ biến dạng trung bình với R0 =
1,6 - 4 kG/cm2 (tùy theo từng lớp)
b. Kết cấu phần thân các công trình.
Các công trình sản xuất chính chịu tải trọng lớn như: Nhà nghiền , tháp đỡ ống phóng,
tháp đỡ si lô sợi, khu cung cấp năng lương , Phân xưởng sản xuất ,và nhà kho sử dụng
kết cấu thép , lợp mái và bao che bằng tôn lượn sóng.
Các công trình phụ trợ như: Nhà điều hành , bể nước, trạm biến áp kết cấu bê tông cốt
thép đổ tại chỗ , tường xây bao bằng gạch
Bảng 51. Bảng tổng hợp các hạng mục công trình chính
TT

1

Các hạng mục công trình chính

Cổng tường – Hàng rào

Diện tích
(m2)
850 (m)

Móng

Thân

BTCT

Gạch

Đường và bãi nguyên liệu

- Đường chính rộng 10 m, 7.5 m .
2

- Đường phụ rộng 4.5 m, bê tông không cốt

36.340

Bê tông không cốt thép

14.580

Cọc BTCT

thép dày 200mm trên nền đá cấp phối lèn
chặt dày 300mm kể cả bãi.
3-4

Phân xưởng sản xuất – kho thành phẩm

5

Khu vực nạp Gỗ (bóc vỏ)

450

Cọc BTCT

6

Khu vực băm Dăm


160

Cọc BTCT

Tiểu luận môn: Kinh tế đầu tư

4

GVHD: TS. Vũ Kim Yến

Kết cấu
thép
Kết cấu
thép
Kết cấu
thép


7

Kho chứa dăm

1000

Cọc BTCT

8

Khu vực kiểm tra kim loại


160

Cọc BTCT

9

Khu vực sàng Dăm

100

Cọc BTCT

10

Nhà nghiền

900

Cọc BTCT

11

Khu vực buồng đốt

12

Khu vực sử lý bụi

Cọc BTCT

250

Cọc BTCT

4. Giải pháp san nền - đường giao thông
a. Hiện trạng địa hình san nền.
Khu đất xây dựng dự án đã được san lấp mặt bằng với cao độ san nền từ +8,10m đến
+8,80m thuộc lô đất E1 của dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công
nghiệp Thanh Bình, tỉnh Bắc Kạn.
b. Giải pháp san nền.
Cao độ, hướng dốc, độ dốc san nền.
Cao độ san nền thấp nhất: 8,10m; Cao độ san nền cao nhất: 8,80m.
Khu vực san nền được thiết kế theo lô đất, tạo hướng dốc về phía trục đường giao
thông D2, từ đó nước được thu vào hệ thống thoát nước mưa đặt dưới vỉa hè và thoát
ra hệ thống thoát nước mưa chung. Độ dốc san nền: 0,23%.
Vật liệu đắp nền.
Vật liệu dùng để san nền: dùng đất đồi.
c. Giải pháp thiết kế đường giao thông
Nguyên tắc chung.
Tổ chức mạng giao thông nội bộ hợp lý và phù hợp với công nghệ của nhà máy.
Liên hệ thuận tiện với mạng giao thông bên ngoài.
Các chỉ tiêu kỹ thuật tuyến.
Loại đường : Đường công nghiệp.
Tốc độ tính toán :

20km/h.

Độ dốc dọc tối đa :

6%


Tiểu luận môn: Kinh tế đầu tư

5

GVHD: TS. Vũ Kim Yến

Kết cấu
thép
Kết cấu
thép
Kết cấu
thép
Kết cấu
thép
Kết cấu
thép
Kết cấu
thép


Độ dốc ngang phần xe chạy : 2%
Độ dốc ngang hè đường :

2%.

Mạng lưới đường.
- Hệ thống đường giao thông trong khu được vuốt nối với trục đường D2 của
khu công nghiệp Thanh Bình đảm bảo thoát nước và thuận lợi cho xe ra vào.
- Hệ thống đường trong khu thiết kế đảm bảo phù hợp với công nghệ của nhà

máy, có 3 loại mặt cắt điển hình:
Đường có mặt cắt 1-1.
+ Mặt đường xe chạy

:

2 x 2,250 m =4,50m

Đường có mặt cắt 2-2.
+ Mặt đường xe chạy

:

2 x 5,00 m =10,00m

Đường có mặt cắt 3-3.
+ Mặt đường xe chạy

:

26,50m

Kết cấu mặt đường.
Các thông số kỹ thuật: Lựa chọn kết cấu áo đường cứng BTXM đổ tại chỗ với các
thông số tính toán như sau:
+ Tải trọng tính toán tiêu chuẩn: Tải trọng trục tiêu chuẩn 12000daN, tải trọng
bánh tiêu chuẩn P = 6000 daN.
+ Hệ số xung kích 1,15
+ Tải trọng bánh tính toán: Ptt= 6000 x 1,15 = 6900 daN.
+ Đường kính vệt bánh xe tính toán : D0= 33cm; R = 16,5cm

Kết cấu áo đường:
+ Mặt đường bê tông xi măng mác 350, dày 25cm
+ Cấp phối đá dăm loại II dày : 20 cm
+ Đất cấp phối đầm nén đạt K = 0,98, dầy 30 cm
+ Phần nền đường phía dưới đầm nén K = 0,95.
Nền đường.
Vật liệu đắp nền đường sử dụng đất cấp phối đồi.
Độ chặt đầm nén: Nền đường K=0,95, riêng 30Cm đất cấp phối sát đáy áo đường
K=0,98 đảm bảo Eo=40Mpa.
Nền đường tiến hành trên nền san nền hoàn thiện.
Kết cấu bó vỉa, đan rãnh.

Tiểu luận môn: Kinh tế đầu tư

6

GVHD: TS. Vũ Kim Yến


Bó vỉa sử dụng bê tông đúc sẵn mác 250, kích thước 230x260mm.
Đan rãnh sử dụng bê tông đúc sẵn mác 200 có kích thước 250x500x60mm.
Bảng 5.2: Bảng thống kê khối lượng đường giao thông
TT
Hạng mục công việc
1 Diện tích mặt đường giao thông, sân
2 Diện tích sân bãi chứa nguyên liệu
Khối lượng đào khuôn đường giao thông, sân
3
(3)=(1)*0.75
Khối lượng đào khuôn sân bãi chứa nguyên liệu

4
(4)=(2)*0.65
5 Chiều dài bó vỉa
6 Chiều dài đan rãnh

Đơn vị
m2
m2

Khối lượng
16.267,00
9.963,00

m3

12.200,25

m3

6.475,95

m
m

1478,00
530,00

5. Giải pháp về nguồn nguyên liệu
Tại tỉnh Bắc Kạn, diện tích rừng hiện có là 274.358 ha, trong đó rừng tự nhiên là
228.718 ha, rừng trồng là 45.641 ha (có 3.162 ha là rừng trồng mới), độ che phủ đạt

55,7%. Như vậy có thể nói tại Bắc Kạn có diện tích rừng lớn, đặc biệt là diện tích rừng
trồng, đây là một thuận lợi để tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất các sản
phẩm từ gỗ. Quyết định số 4040/2009/QĐ –UBND ngày 31 tháng 12 năm 2009 của
UBND tỉnh Bắc Kạn về việc Phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc
Kạn giai đọan 2009-2015, định hướng dến năm 2020 nêu rõ :
- Xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung và ổn định phục vụ cho Công nghiệp
sản xuất MDF , các nhu cầu lâm sản cho tiêu dùng xây dựng , gỗ gia dụng cụ thể như
sau:
+ Giai đoạn 2009-2010 bình quân hàng năm cung cấp 100.00 m3
+ Giai đoạn 2011-2015 bình quân hàng năm cung cấp 300.00 m3 – 500.000 m3
+ Giai đoạn 2016-2020 bình quân hàng năm cung cấp trên 500.000 m3
6. Giải pháp về công nghệ
Tóm tắt quy trình sản xuất MDF

Tiểu luận môn: Kinh tế đầu tư

7

GVHD: TS. Vũ Kim Yến


Nguyên liệu gỗ
tròn
Bóc vỏ
Băm Dăm
Rửa , Sàng Dăm
Nghiền sợi
Keo dán và các
hoá chất


Trạm năng
Sấy sợi

lượng

Trải thảm
Ép sơ bộ
nhiệt
CắtÉp
cạnh
thảm

Ép nhiệt
Nhập kho

Xử lý ván thô

Đóng kiện

Chà bóng

Mô tả quá trình công nghệ như sau:
6.1 Công đoạn tiếp nhận nguyên liệu: Gỗ nguyên liệu: Nguyên liệu sản xuất
MDF là gỗ rừng trồng (tỷ trọng 0,69 tấn/m3 ở độ ẩm 15%). Gỗ được khai thác và thu
mua từ rừng nguyên liệu và gia công theo kích thước yêu cầu ( độ ẩm 60-100%, chiều
dài trung bình 2 m, đường kính từ 5 cm – 15 cm ), gỗ không mục nát. đưa về bãi chứa
nguyên liệu của nhà máy nhà máy bằng ô tô. Các loại nguyên liệu này được chuyên
chở về nhà máy bằng ÔTô và đưa vào các kho chứa (dạng bồn chứa, kho kín )
6.2 Công đoạn bóc vỏ: Gỗ nguyên liệu được vào hệ thống sàng rung đưa vào
máy bóc vỏ có công suất 26 tấn /h . Tỷ lệ vỏ chấp nhận không được lớn hơn 5-8%.

Tiểu luận môn: Kinh tế đầu tư

8

GVHD: TS. Vũ Kim Yến


6.3 Công đoạn băm dăm: Gỗ sau khi bóc vỏ được đưa vào máy băm dăm theo
hệ thống máng cấp phôi để băm dăm theo kích thước quy định. Dăm sau khi băm được
băng tải vận chuyển đến kho chứa dăm.
6.4 Công đoạn sàng dăm: Dăm gỗ được máy xúc đổ lên băng tải qua các ống
từ tính để loại bỏ kim loại và tới máy sàng dăm. Máy sàng dăm có 3 lưới sàng với các
kích thước lỗ khác nhau, dăm có kích thước quá cỡ được đưa lại máy băm để băm lại,
dăm quá nhỏ bị loại để làm nhiên liệu đốt . Dăm đủ tiêu chuẩn (trên 95%) được đưa
vào công đoạn làm sạch dăm. Các công đoạn trên hoàn toàn tự động và được điều
chỉnh theo yêu cầu.
6.5 Công đoạn làm sạch dăm: Dăm được làm sạch làm sạch phương pháp
khô.Việc áp dụng này sẽ tiết kiệm chi phí về nước, điện năng và chi phí xử lý nước
thải, thân thiện với môi trường.
Tùy theo đặc điểm của nguyên liêu đầu vào và yêu cầu sản phẩm, đôi khi cũng
có thể bỏ qua công đọan này.
6.6 Công đoạn nghiền dăm: Dăm trong trạng thái hấp áp lực được băng tải
đưa vào máy nghiền để tách sợi gỗ với đường kính khoảng 0,1 (mm) . Đồng thời với
hệ thống nghiền dăm là hệ thống bơm cấp nhũ tương (Parafin) trộn với dăm để làm
giảm ma sát cho máy nghiền, bảo vệ sợi gỗ không bị xước và tăng khả năng chịu ẩm
của ván sau này.
6.7 Công đoạn trộn keo: Keo, chất đóng rắn và các phụ gia khác (nếu cần)
được pha trộn theo tỷ lệ quy định bằng thiết bị cân trộn tự động. Hỗn hợp dung dịch
keo được đồng thời phun vào ống vận chuyển sợi đến máy sấy. Lượng keo được điều
chỉnh tự động phun phù hợp với chất liệu keo, số lượng sợi gỗ, loại gỗ...

6.8 Công đoạn sấy sợi: Các sợi gỗ đã trộn keo được nén áp lực bằng khí nóng
thổi vào hệ thống sấy kiểu ống trong suốt thời gian sấy. Mục đích sấy sợi là để giảm
lượng hơi nước trong sợi xuống mức thấp nhất, đảm bảo sự kết dính của ván sau này.
Nhiệt độ khí ở đầu và cuối đường ống sấy là 180 và 70 0C. Sợi gỗ có độ ẩm từ 100%
xuống 9-15% qua sấy.
6.9 Công đoạn trải thảm: Đây là công đoạn rất quan trọng trong dây chuyền
sản xuất. Hệ thống phun sợi gỗ lên băng tải dạng lưới thép dày chạy liên tục, phía dưới
có hệ thống hút chân không làm cho các sợi gỗ ép xuống ván phân bố đồng đều trên
toàn bộ thảm cả chiều dọc và chiều ngang. Trên bề mặt thảm có bố trí hệ thống hút sợi

Tiểu luận môn: Kinh tế đầu tư

9

GVHD: TS. Vũ Kim Yến


thừa (scalper) và được vận chuyển quay lại thùng chứa sợi. Toàn bộ hệ thống được
điều khiển tự động từ khâu đo tỷ trọng, khối lượng, độ dày tương ứng, phát hiện kim
lọai... Thảm sợi đạt tiêu chuẩn mới cho phép chuyển sang giai đoạn ép.
6.10 Công đoạn ép sơ bộ: Thảm sợi đưa vào máy ép sơ bộ dạng băng tải chạy
liên tục giữa các ru lô ép. Qua máy ép sợi sơ bộ, chiều dày thảm sợi giảm xuống còn
1/3-1/4 so với lúc trải thảm ban đầu, ép sợi sơ bộ tạo điều kiện liên kết ban đầu giữa
các sợi gỗ và thảm sợi có độ cứng vững nhất định đảm bảo cho việc, xén cạnh và vận
chuyển tiếp vào máy ép.
6.11 Công đoạn cắt tấm: Sau khi ép sơ bộ, tấm thảm được cắt hai cạnh bên.
Hai cưa cắt cạnh có thể điều chỉnh theo chiều rộng ván và làm việc theo kiểu hành
trình trong khi băng chuyền trở ván vẫn chạy. Sau hệ thống cắt là hệ băng chuyền tăng
tốc đưa tấm thảm vào bộ phận tiếp phôi vào máy ép. Ngoài ra các tấm thảm này còn có
thể được xếp chồng lên nhau để sản xuất ván có chiều dày lớn hơn. Trong công đoạn

sử dụng ép liên tục nên không có công đoạn cắt ngang tấm thảm.
6.12 Công đoạn ép nhiệt: Đây là hệ thống ép liên tục, các tấm thảm được đưa
vào bộ phận cấp phôi của máy ép. Máy ép sử dụng nhiệt từ dầu nhiệt. Các thông số về
áp lực, tốc độ, thời gian ép phụ thuộc vào tỷ trọng gỗ, chất lượng keo và được điều
khiển hòan tòan tự động. Trong công nghệ ép liên tục, thảm được ép liên tục giữa hai
băng tải thép của máy ép.
6.13 Công đoạn làm nguội, cắt theo kích thước: Ván được cắt thành các tấm
ván chủ theo kích thước được tính tóan trước để phù hợp với kích thước sau cùng của
tấm ván thánh phẩm bằng hệ thống cưa cắt xéo kiểu đôi và cưa rẻo cạnh. Kích thước
có thể điều chỉnh theo yêu cầu. Ván sau khi ép được kiểm tra tỉ trọng, chiều dày, phát
hiện bóng khí, loại không đạt tiêu chuẩn được vận chuyển ra khu vực riêng. Ván đủ
tiêu chuẩn được làm nguội trên hệ thống xoay có nhiều giá đỡ để ổn định độ kết dính
của keo và ổn định chất lượng ván.
6.14 Công đoạn chà nhẵn hai mặt và cưa cắt thành ván thành phẩm: Ván
chủ được xe nâng xếp lên hệ thống cấp tự động và đẩy từng tấm ván vào máy chà
nhám. Máy chà nhám loại băng rộng 3 hoặc 4 ru lô, có phần chà thô và chà tinh đồng
thời cả hai mặt đảm bảo độ dày đồng đều cho ván. Sau đó ván chủ được cưa cắt thành
các tấm ván thành phẩm với các kích cở khác nhau theo yêu cầu. (Ví dụ : 4x8’, 5x8’,
6x8’, 4x9’,5x 9’....)

Tiểu luận môn: Kinh tế đầu tư

10

GVHD: TS. Vũ Kim Yến


6.15 Phân loại và đóng gói: Ván được phân loại dựa theo chất lượng bề mặt
bằng hệ thống soi. Sau khi phân loại ván được xếp lên các pallet và dùng bao ni lông
đóng gói và chuyển về kho thành phẩm.

V. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP
1. Đánh giá tác động môi trường
a) Giai đoạn xây dựng Nhà máy
Giai đoạn thi công xây dựng bao gồm các hoạt động sau:
- Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại Nhà máy: Hệ thống đường giao thông,
cấp nước, thoát nước, cấp điện,…
- Xây dựng các hạng mục công trình nhà xưởng: Bãi nguyên liệu, nhà xưởng sản
xuất, nhà xưởng phụ trợ,…
Các tác động chính đến môi trường tự nhiên giai đoạn thi công xây dựng gồm:
- Bụi đất, bụi cát trong quá trình vận chuyển, thi công lên người công nhân lao
động, nhân dân sống xung quanh và hệ sinh thái. Đặc biệt là ô nhiễm bụi do rơi vãi đất
đá trong quá trình chuyên chở.
- Bụi, khí độc, mùi (SO2, NOx, CO, hơi xăng, dầu...) do các phương tiện GTVT,
máy móc thi công xây dựng.
- Tiếng ồn, rung động từ các phương tiện GTVT và máy móc thi công.
- Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. Tuy nhiên, nước thải loại này
thường có lưu lượng thấp, gây ô nhiễm cục bộ và không liên tục.
- Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng Nhà máy sẽ cuốn theo đất cát rơi vãi xuống
mương thoát nước chung.
- Rác thải: chủ yếu là sắt vụn, gỗ cốtpha, rác thải sinh hoạt... Lượng CTR này
thường được thu gom tận dụng hoặc dùng để san lấp mặt bằng..
b) Giai đoạn Dự án đi vào hoạt động
Tác động đến môi trường không khí, Bụi từ quá trình sản xuất MDF
Bụi chủ yếu phát sinh từ các khâu: băm dăm, nghiền dăm, sấy, sàng, định hình,
chà bóng và cắt ván MDF,... Trong công đoạn băm và nghiền dăm do độ ẩm trong gỗ
nguyên liệu cao và kích thước dăm lớn nên bụi phát sinh ở mức độ hạn chế hơn các
công đoạn khác. Bụi sẽ chủ yếu phát sinh trong các công đoạn sau sẽ được đánh giá

Tiểu luận môn: Kinh tế đầu tư


11

GVHD: TS. Vũ Kim Yến


chi tiết: Dây chuyền băm và nghiền dăm ; Dây chuyền định hình ; Dây chuyền ép ;
Dây chuyền chà bóng và Dây chuyền cắt.
Theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tải lượng
ô nhiễm bụi do các quá trình băm dăm, định hình, ép, chà bóng và cưa cắt
Khí thải và bụi từ lò đốt
Công nghệ tiên tiến của các nước EU cho phép tận dụng mùn cưa, vỏ bào, dăm gỗ, vỏ
cây,… trong quá trình sản xuất MDF để làm nhiên liệu cho trạm năng lượng (lò đốt
cung cấp hơi nóng). Khối lượng nhiên liệu cho lò đốt khoảng 3 tấn/h. Buồng đốt của
trạm năng lượng thuộc loại buồng đốt ghi. Không khí cần cho sự cháy được quạt vào
dưới mặt ghi và đi lên trên tham gia vào quá trình cháy. Khí cháy có nhiệt độ cao đi
qua các hàng ống lửa của lò, sau khi truyền nhiệt cho áo nước bên ngoài làm nước sinh
hơi, khói lò được gom thải ra ngoài qua ống khói. Trước khi thải ra môi trường sẽ
được xử lý bụi và khí thải. Dòng khí thải ra ở ống khói có nhiệt độ cao, khoảng 120 ~
1500C. Thành phần của khói thải bao gồm các sản phẩm cháy của gỗ, chủ yếu là các
khí CO2, CO, N2, kèm theo các chất bốc trong củi không kịp cháy hết, oxy dư và tro
bụi bay theo dòng khí. Thành phần khí thải có thể thay đổi rất lớn tùy thuộc vào chế độ
cháy trên mặt ghi. Ở chế độ cháy tốt, khí thải mang theo rất ít các chất bốc trong gỗ củi nên nhìn thấy khí trong hay có màu xám nhạt.
Hơi keo và dung môi hữu cơ
Ure formaldehyt là chất keo tổng hợp tạo ra từ bể phản ứng giữa urê và formalin (nước
+ 37% formaldehyt) ở nhiệt độ thích hợp. Trong quá trình phản ứng có sử dụng NaOH
10% và CH3COOH. Sản phẩm U-F thường được dùng trong ngành ván gỗ ép như là
chất kết dính. Trong quá trình pha chế keo, mặc dù được thực hiện tự động và kín hoàn
toàn xong sự bay hơi của keo UF/MUF sẽ vẫn xảy ra và phát tán ra môi trường bên
ngoài.
Tác động đến môi trường nước

Nước thải từ công đoạn nghiền dăm
Nhà máy sử dụng công nghệ làm sạch dăm theo phương pháp khô nên không phát sinh
nước thải từ công đoạn này. Tại công đoạn nghiền dăm, nước thải phát sinh từ gỗ
nguyên liệu.
Nước mưa đợt đầu chảy tràn qua bãi chứa nguyên liệu

Tiểu luận môn: Kinh tế đầu tư

12

GVHD: TS. Vũ Kim Yến


Gỗ nguyên liệu tập kết về nhà máy trong điều kiện để ngoài trời, độ ẩm trong không
khí cao và trời mưa sẽ khiến gỗ tự phân hủy. Khi gặp trời mưa, nước mưa chảy tràn
qua bãi gỗ sẽ cuốn theo các chất ô nhiễm. Quan sát tại Nhà máy MDF GERUCO
Quảng Trị cho thấy, nước mưa chảy qua bãi gỗ có mầu tối và mùi hôi thối, ô nhiễm
chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ và TSS.
Nước thải sinh hoạt:
Với tổng số lượng công nhân của Nhà máy là 123 người, trung bình sử dụng 60
lít/người/ngày đêm thì lượng nước thải sinh hoạt là 5,9 m 3/ngày đêm (Nước thải sinh
hoạt được tính bằng 80% lượng nước sạch sử dụng).
Chất thải rắn
CTR sinh hoạt: CTR sinh hoạt của Nhà máy sau khi đưa vào sử dụng sẽ phát sinh từ:
khu nấu bếp, nhà ăn ca của công nhân, khu nhà ở của công nhân, khu văn phòng... Dự
báo lượng rác thải ra sẽ là khoảng 61,5 kg/ngày đêm.
CTR sản xuất không nguy hại: Với đặc thù sản xuất ván MDF, Nhà máy sẽ phát sinh
rác thải chủ yếu ở các dạng như: Vỏ cây ; Dăm gỗ, mảnh gỗ, Bbao bì carton, nilon,
giấy, giẻ lau... với một lượng đáng kể.
CTR nguy hại: Với đặc thù sản xuất ván MDF, Nhà máy sẽ phát sinh các loại CTR

nguy hại sau: Bao bì, chai lọ,… dung môi, Cặn sơn, cặn dầu ; Ghẻ lau chứa dầu mỡ ;
Keo, bao bì đựng hóa chất ; Than hoạt tính bỏ ; Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải
Tiếng ồn
Hoạt động của các thiết bị trên sẽ gây ra tiếng ồn trong khu vực sản xuất. Theo
kết quả khảo sát tiếng ồn tại các nhà máy MDF COSEVCO Quảng Trị cho thấy mức
ồn thường vượt quá GHCP đối với khu vực sản xuất, dao động từ 90 - 95 dBA.
Tác động đến hệ sinh thái
- Khu vực xây dựng Nhà máy nằm trong KCN đã được quy hoạch đồng bộ nên khi
Nhà máy đi vào hoạt động không làm thay đổi đáng kể hệ sinh thái trong khu vực.
- Xung quanh Nhà máy không có các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh quan
trọng, cần phải bảo tồn và các loài động thực vật quý hiếm nên hoạt động của Nhà
máy không gây tác động xấu đến yếu tố môi trường này.
Tác động đến môi trường đất
Chất thải từ nhà máy, đặc biệt là nước thải, CTR nguy hại,... nếu không được thu gom
và xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường đất. Đặc biệt là nước thải có hàm lượng

Tiểu luận môn: Kinh tế đầu tư

13

GVHD: TS. Vũ Kim Yến


COD và BOD cao (gây ô nhiễm môi trường nước trực tiếp và gián tiếp gây ô nhiễm
đất, hệ sinh thái,..). CTR nguy hại gây ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí và
ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
Dự báo sự cố môi trường
Các sự cố môi trường có thể xảy ra trong giai đoạn đưa Nhà máy đi vào khai thác vận
hành có thể xảy ra bao gồm:
- Sự cố tai nạn lao động: Tai nạn lao động hoàn toàn có thể xảy ra đối với người

công nhân. Có rất nhiều các tai nạn lao động có thể xảy ra tại nhà máy: ngộ độc, khí
thải, bỏng, đứt tai, chân,…
- Sự cố ngộ độc thực phẩm: Ở Việt Nam hiện nay đã từng xảy ra rất nhiều
trường hợp ngộ độc thực phẩm trong các nhà máy công nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu
là do công tác vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được quan tâm thích đáng.
- Sự cố cháy nổ: Đây là sự cố cần đặc biệt chú ý trong quá trình hoạt động sản
xuất của Nhà máy. Thiệt hại do sự cố cháy nổ thường rất lớn và để lại hậu quả lâu dài
cho doanh nghiệp. Đặc biệt, sản phẩm cũng như nguyên liệu của nhà máy rất dễ cháy.
- Sự cố lò đốt: Xảy ra khi công tác vận hành các lò này không đúng theo quy
định, gây nổ, vỡ,….
- Sự cố hư hỏng hệ thống xử lý môi trường: Khi hệ thống xử lý nước thải, khí
thải tại Nhà máy gặp sự cố không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả sẽ gây ra
ô nhiễm môi trường không khí cho khu vực xung quanh.
2. Các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
a) Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong giai đoạn xây dựng
Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
Các công đoạn trong quá trình thi công xây dựng như làm đường, xây dựng, phun sơn,
hàn kim loại...hầu như được thực hiện ngoài trời. Do đó, các chất ô nhiễm dễ dàng
khuyếch tán vào môi trường không khí. Ngoài ra có sử dụng các biện pháp sau:
- Các xe máy vận chuyển đất đá san nền không được làm rơi vãi trên đường, xe
vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng phải có bạt che phủ.
- Các tuyến đường vận chuyển phải được làm ẩm thường xuyên.
Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn
- Kiểm tra mức ồn của thiết bị, nếu mức ồn lớn hơn giới hạn cho phép (GHCP)
thì phải lắp các thiết bị giảm âm.

Tiểu luận môn: Kinh tế đầu tư

14


GVHD: TS. Vũ Kim Yến


- Không sử dụng các thiết bị cũ, lạc hậu có khả năng gây ồn cao.
- Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền bằng biện pháp trồng các dải cây xanh có
lá um tùm vừa đảm bảo trong sạch môi trường vừa có thể giảm được một phần sự lan
truyền tiếng ồn đến môi trường xung quanh.
Các biện pháp giảm thiểu rung động
Rung động có thể được giảm thiểu bằng các biện pháp sau:
- Biện pháp kết cấu: cân bằng máy, lắp các bộ tắt chấn động lực v.v...
- Biện pháp công nghệ: sử dụng vật liệu phi kim loại; thay thế nguyên lý làm việc
khí nén bằng thủy khí; thay đổi chế độ tải làm việc v.v....
- Biện pháp dùng các kết cấu đàn hồi giảm rung như hộp dầu giảm chấn, gối đàn
hồi kim loại, đệm đàn hồi kim loại, gối đàn hồi cao su, đệm đàn hồi cao su v.v. được
lắp giữa máy và bệ máy đồng thời được định kỳ kiểm tra hoặc thay thế; hoặc có loại
được lắp cố định trên máy và được xem như là một bộ phận hoặc chi tiết của máy: ghế
lái giảm rung, tay nắm cách rung;
- Biện pháp sử dụng các dụng cụ cá nhân chống rung v.v.. mà cơ sở của những
biện pháp này được dựa trên nguyên tắc làm suy giảm năng lượng rung trong quá trình
Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
Đối với nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt phải được tập trung xử lý bằng hệ
thống bể phốt 3 ngăn trước khi thoát ra nguồn thoát nước. Giảm thiểu lượng nước thải
bằng việc tăng cường tuyển dụng nhân công trong khu vực xây dựng, có điều kiện tự
túc ăn ở.
Đối với nước mưa và nước thải thi công: Nước mưa từ khu trộn vật liệu được dẫn vào
hệ thống thu gom riêng, xử lý qua song chắn rác, hố ga lắng cặn trước khi thoát vào hệ
thống chung. Xây dựng hệ thống thoát nước thi công và vạch tuyến phân vùng thoát
nước mưa. Các tuyến thoát nước đảm bảo tiêu thoát triệt để, không gây úng ngập trong
suốt quá trình xây dựng và không gây ảnh hưởng đến khả năng thoát thải của các khu
vực bên ngoài Nhà máy.

Các biện pháp quản lý CTR
Thực hiện tốt việc phân loại CTR sinh hoạt và xây dựng trong giai đoạn xây dựng.
Hạn chế các phế thải phát sinh trong thi công. Tận dụng triệt để các loại phế liệu xây
dựng phục vụ cho chính hoạt động xây dựng Dự án.
Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường khác

Tiểu luận môn: Kinh tế đầu tư

15

GVHD: TS. Vũ Kim Yến


Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước và quản lý
CTR trình bày ở trên đã góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường
đất. Tuy nhiên, một số biện khác cũng phải được áp dụng nhằm giảm thiểu tối đa việc
gây ô nhiễm và xói lở đất do quá trình thi công xây dựng Nhà máy như:
- Nghiêm cấm mọi hành vi xả chất ô nhiễm, chất gây hại xuống các vùng trũng
hoặc sử dụng để san lấp mặt bằng.
- Chọn vật liệu san lấp thích hợp là các loại chất trơ như cát, đất lẫn đá xô bồ.
b) Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong giai đoạn hoạt động
Xử lý bụi và khí thải
Thu hồi bụi từ các công đoạn sản xuất MDF
Quá trình sản xuất MDF phát sinh rất nhiều bụi. Nồng độ bụi vượt QCVN
19:2009/BTNMT. Quy trình thu hồi và xử lý bụi gỗ như sau:
Khí thải phát sinh từ các công đoạn sản xuất MDF phát sinh bụi như: nghiền, băm
dăm, trải thảm, định hình, chà bong,... sẽ được thu gom bằng hệ thống chụp hút, theo
các đường ống kín dẫn về thiết bị thu hồi bụi xyclon
Biện pháp xử lý khí thải từ lò đốt
Bụi trong khí thải từ lò đốt sẽ phát sinh vượt GHCP theo QCVN 19:2009/BTNMT,

mức B. Trên cơ sở nồng độ bụi vượt GHCP, sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý khí
thải lò đốt, chủ yếu là xử lý bụi, được trình bày như sau:
Dòng khí thải từ lò đốt còn nhiệt độ cao (khoảng 2000C) nên được đưa sang thiết bị
trao đổi nhiệt để làm giảm nhiệt độ khí thải.
Biện pháp giảm thiểu hơi keo dán, dung môi hữu cơ
Như đã phân tích tại chương III, mặc dù không tiến hành pha chế keo từ các nguyên
liệu ban đầu nhưng trong buồng pha chế keo trước khi sản xuất và trong công đoạn trải
thảm ván MDF tại nhà máy sẽ vẫn phát sinh hơi keo, dung môi,… phát tán ra môi
trường và gây độc hại cho công nhân lao động trực tiếp
nếu không được giảm thiểu.
Như vậy, sử dụng chụp hút và than hoạt tính tại buồng keo và công đoạn trải thải
để xử lý hơi keo dán phát tán sẽ đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
Thoát nước mưa chảy tràn trên mặt bằng bãi nguyên liệu gỗ

Tiểu luận môn: Kinh tế đầu tư

16

GVHD: TS. Vũ Kim Yến


- Riêng nước mưa đợt đầu trên bãi gỗ nguyên liệu sẽ được tách và đưa về trạm
xử lý nước thải tập trung để xử lý, lưu lượng lớn nhất là 100 m3/ngày đêm.
- Hệ thống thu gom nước mưa tại khu vực bãi gỗ sẽ là hệ thống có cấu tạo các hố
ga tách nước mưa đợt đầu.
Xử lý nước thải sinh hoạt sơ bộ
Nước thải sinh hoạt (nước đen) của Nhà máy sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3
ngăn. Bể tự hoại là công trình làm đồng thời 2 chức năng: Lắng và phân huỷ cặn lắng.
Chất hữu cơ và cặn lắng trong bể tự hoại dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí sẽ bị

phân huỷ, một phần tạo các chất khí và một phần tạo ra các chất vô cơ hòa tan. Nước
thải khi qua bể lắng 1 sẽ tiếp tục qua bể lắng 2 và 3 trước khi thải ra ngoài, đảm bảo
hiệu quả xử lý cao
Xử lý sợ bộ nước thải từ công vệ sinh thiết bị chứa keo
Nước thải từ công đoạn vệ sinh thiết bị pha chế keo được dẫn về bể chứa. Nước
thải từ bể chứa được chuyển sang bể sục khí để tách các chất dung môi không tan
trong nước thải.
Tại bể tách dầu mỡ, hệ thống sục khí được cung cấp từ máy nén khí, dẫn vào đáy
bể tách dầu mỡ. Bản thân dầu mỡ là các hạt không thấm nước nên sẽ bám vào các hạt
không khí và nổi lên mặt nước. Hệ thống gạt dầu mỡ tự động hoặc thủ công sẽ được sử
dụng để tách cặn dầu mỡ nổi trên mặt nước ra ngoài.
Nước thải sau bể lắng được dẫn về bể điều hòa của trạm xử lý nước thải tập
trung của Nhà máy.
Xử lý nước thải tập trung
Tổng lượng nước thải cần phải xử lý tại Nhà máy là 160 m 3/ngày đêm, tương ứng
với công suất của trạm xử lý nước thải là 192 m 3/ngày đêm với 2 mođun (chọn dự
phòng 20%). Môdun của trạm xử lý nước thải lựa chọn là 100 m3/ngày đêm.
Nhà máy sẽ hoạt động thường xuyên 01 modun để xử lý nước thải sản xuất và
nước thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày.
Nước thải sinh hoạt từ từ hố xí, chậu tiểu sau khi được xử lý bằng hệ thống bể
phốt tự hoại 3 ngăn sẽ được chuyển về bể điều hòa. Nước thải sinh hoạt từ các hoạt
động khác (nước xám): thoát sàn, bếp, nấu ăn,… sẽ được thu gom về bể điều hòa sau
khi qua song chắn rác.

Tiểu luận môn: Kinh tế đầu tư

17

GVHD: TS. Vũ Kim Yến



- Nước mưa đợt đầu tại khu vực bãi chứa nguyên liệu gỗ và nước thải vệ sinh
thiết bị chứa keo sau khi được xử lý sơ bộ cũng sẽ được đưa về trạm xử lý nước thải
tập trung (bể điều hòa) sau khi qua song chắn rác.
- Bể điều hòa có chức năng điều hòa về lưu lượng và ổn định thành phần nước
thải. Nước từ bể điều hòa sẽ được chuyển sang bể sinh học Aeroten
- Tiếp theo, nước thải được dẫn sang bể lắng. Bể lắng này có chức năng lắng giữ
lại bùn hoạt tính trôi theo dòng chảy từ bể Aeroten do quá trình tăng sinh khối của bùn
hoạt tính và do chế độ thuỷ lực.
- Bùn hoạt tính từ bể lắng được tuần hoàn một phần về bể Aeroten để duy trì
nồng độ sinh khối, một phần được chuyển sang bể nén bùn và được chuyển đi bằng xe
chuyên dụng.
- Nước thải tiếp tục được chuyển sang bể hấp phụ than hoạt tính. Các chất ô
nhiễm còn lại trong nước thải sẽ được than hoạt tính hấp phụ.
Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do tiếng ồn
- Thường xuyên bảo dưỡng các thiết bị máy móc để hoạt động tốt, cải tiến quy
trình công nghệ theo hướng giảm tiếng ồn.
- Máy phát điện dự phòng được tách riêng khu vực sản xuất, bao che bằng tường
gạch và mái bê tông.
- Trồng cây xanh xung quanh khu vực sản xuất, nhà xưởng,...
- Công nhân được trang bị đầy đủ các phương tiện tránh ồn như nút bịt tai, mũ,
quần áo BHLĐ, đặc biệt tại các vị trí làm việc có mức ồn cao tại khâu: nghiền, trộn,
bốc dỡ gạch thành phẩm,…
- Bố trí hợp lý nhân lực làm việc trong các khu vực ô nhiễm ồn, rung, nhằm đảm
bảo sức khỏe lâu dài cho các công nhân.
Các biện pháp quản lý chất thải rắn
Xử lý CTR sinh hoạt:
+ CTR sinh hoạt của Dự án được chứa trong thùng nhựa có nắp đậy kín được bố
trí ngay tại các nơi phát sinh (nhà ăn, nhà bếp) và sẽ được thu gom.
+ Công ty sẽ ký hợp đồng với đơn vị chức năng tại khu vực để vận chuyển và xử

lý CTR sinh hoạt tại nơi quy định.
CTR sản xuất không nguy hại
+ Bao bì rách, nilon, thùng carton: Bán lại cho các cơ sở tái chế giấy, nhựa.

Tiểu luận môn: Kinh tế đầu tư

18

GVHD: TS. Vũ Kim Yến


+ Mùn cưa, vỏ bào, bụi gỗ, vỏ cây,… : được tái sử dụng tại lò đốt.
+ Công việc thu gom CTR công nghiệp nguy hại (phần không được tái sử dụng)
do nhân viên vệ sinh của Nhà máy thu gom. Rác thải công nghiệp không nguy hại sẽ
được lưu giữ trong các thùng chứa riêng tại khu tập kết rác trong Nhà máy.
CTR sản xuất nguy hại
Các biện pháp an toàn hóa chất
- Toàn bộ vỏ thùng, phi... đựng hóa chất sẽ được trả lại nhà sản xuất.
- Xây dựng kho riêng để chứa đựng các hóa chất. Mỗi loại hóa chất phải được
xếp riêng từng loại để dễ kiểm soát.
- Bảo quản hóa chất theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất về nhiệt độ, độ ẩm và
các yếu tố khác có liên quan.
- Nghiêm cấm những người không có nhiệm vụ đến gần hoặc vào khu vực đựng
hóa chất.
- Lập sổ theo dõi tình hình quản lý và sử dụng hóa chất trong Nhà máy.
- Thực hiện các quy định khác theo đúng Luật An toàn Hóa chất.
Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất MDF SAHABAK đã thực hiện đúng chủ trương,
đường lối của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung của tỉnh
Bắc Kạn nói riêng.
- Các biện pháp xử lý môi trường được nêu trong báo cáo ĐTM này là phù hợp và mặt

khoa học và thực tiễn. Các biện pháp này thực tế đã được áp dụng tại nhiều Nhà máy
sản xuất MDF trên cả nước
VI. DỰ KIẾN TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Chương trình thực hiện đầu tư
Để đạt được mục đích nêu trên, kế hoạch thực hiện dự án cần phải tính đến các yếu tố
sau:
- Giảm mức chi phí đầu tư xây dựng đến mức thấp nhất.
- Huy động đồng bộ vào sản xuất giữa phần nhà máy và các hạng mục công trình kỹ
thuật hạ tầng, nguồn nguyên liệu, xây dựng v.v....
- Đưa dự án vào hoạt động nhanh nhất.
- Nhà máy dự kiến xây dựng trong 2 năm với các công việc chủ yếu dưới đây:
+ Chuẩn bị đầu tư
+ Xây dựng nhà, kết cấu công trình theo thiết kế

Tiểu luận môn: Kinh tế đầu tư

19

GVHD: TS. Vũ Kim Yến


+ Vận chuyển và lắp đặt thiết bị.
+ Các công việc chuẩn bị cho nhà máy vào vận hành.
2. Dự tính tổng mức đầu tư
Dự kiến chi phí đầu tư bao gồm toàn bộ chi phí cố định, chi phí lưu động, các
chi phí đầu tư trước sản xuất cần thiết cho việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng và chạy
thử nhà máy. Còn bao gồm cả lãi vay trong thời gian xây dựng.
Chi phí cố định bao gồm
+ Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ, thiết bị điện, văn phòng, thiết bị vận tải...
+ Chi phí vận chuyển, bảo quản , bảo hiểm thiết bị .

+ Chi phí lắp đặt thiết bị
+ Chi phí xây dựng các hạng mục công trình.
+ Chi phí quản lý dự án và chi khác
+ Chi phí dự phòng.
+ Lãi vay trong thời gian xây dựng: Là tiền lãi của các khoản vay phải chịu
trong thời gian xây dựng , trước khi hoạt động thương mại.
Chi phí lưu động:
Chi phí cho việc hoạt động của nhà máy trong thời gian chạy thử kể cả các vật
liệu cần thiết cho quá trình chạy thử. Bao gồm các khoản phải thu, dự trữ, tồn kho, tiền
mặt và các khoản phải trả.
3. Cơ sở tính toán tổng mức đầu tư
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014.
- Luật đầu tư số 67/2014 /QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội ban
hành quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư.
- Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm
2005.
- Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 06 năm 2001.
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2001/QH11.
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ban hành ngày 03 tháng
06 năm 2008.
- Luật thuế giá trị gia tăng, số 13/2008/QH 12 ban hành ngày 03 tháng 06 năm
2008 (có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 01 năm 2009).

Tiểu luận môn: Kinh tế đầu tư

20

GVHD: TS. Vũ Kim Yến



- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về
quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định 108/2006/NĐ- CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.
- Nghị định 123/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của luật thuế giá trị gia tăng.
- Quyết định số 411/QĐ-BXD ngày 31/03/2010 của Bộ xây dựng về việc công
bố suất vốn đầu tư công trình xây dựng 2009;
- Quyết định số 410/QĐ-BXD ngày 31/03/2010 của Bộ xây dựng về việc công
bố chỉ số giá xây dựng qui IV năm 2009;
- Quyết định số 957/QĐ-BXD ra ngày 29/09/2009 của Bộ trưởng Bộ xây dựng
về việc ban hành Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công
trình;
Bảng 9.1: Tổng hợp tổng mức đầu tư
TT

Khoản mục chi phí

Đơn vị
vị

Giá trị dự toán
sau thuế
1.060.940.173.233

A - Chi phí cố định
1


Chi phí xây dựng

Đồng

127.002.111.500

2

Chi phí thiết bị

Đồng

764.065.188.400

3

Chi phí quản lý dự án

Đồng

9.552.241.455

4

Chi phí tư vấn

Đồng

15.412.536.455


5

Chi phí khác

Đồng

5.351.382.629

6

Chi phí dự phòng
Lãi vay trong thời gian xây

Đồng

75.166.961.590

Đồng

64.389.751.204

7

dựng

15.375.205.321

B - Vốn lưu động

1.076.315.378.55

Tổng cộng

Đồng

4

Làm tròn

Đồng

1.076.315.379.000

Tiểu luận môn: Kinh tế đầu tư

21

GVHD: TS. Vũ Kim Yến


4. Phân tích hiệu quả dự án
a. Khấu hao tài sản cố định.
Giá trị của các tài sản tính khấu hao bao gồm toàn bộ các chi phí để tạo ra tài
sản đó được hạch toán theo từng nhóm tài sản riêng biệt theo Thông tư số
203/2009/QĐ- BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và
trích khấu hao tài sản cố định;
TT
1
2

Thời gian sử dụng


Loại tài sản cố định

cho phép (năm)

Chuẩn bị mặt bằng nhà xưởng
Thiết bị công nghệ và phụ trợ

Thời gian sử dụng
của nhà máy MDF
SAHABAK
30
15

25 - 50
10 - 15

b. Doanh thu
Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm
Cơ cấu sản phẩm được xác định theo các tiêu chí sau:
Nhu cầu thị trường
Tính ưu việt nổi bật của dây chuyền công nghệ đã lựa chọn khi sản xuất với các sản
phẩm đặc thù
Mức độ khai thác công suất và sản lượng
Nhóm sản phẩm chính :

70% thời gian hoạt động ( 210 ngày)

Nhóm sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng : 30% thời gian hoạt động (90 ngày)
Xác định giá bán sản phẩm

Tham khảo giá bán và giá nhập khẩu của các sản phẩm tương tự
Giá bán MDF của một số nhà máy tại thời điểm tháng 08/2015 tại TP. Hà Nội :
TT
1
2
3

Sản phẩm
(mm)
16 x 1.220 x 2.440
9 x 1.220 x 2.440
6 x 1830 x 2.440

Gía bán VND/m3 ( đã bao gồm cả VAT )
MDF-GERUCO
MDF-GIA LAI
4.663.516
5.486.876

5.111.700
5.498.713
6.303.000

- Chi phi sản xuất bình quân cho 1m3 sản phẩm
-5 năm đầu

5.065.854

đồng / 1m3 SP


-5 năm tiếp theo

4.244.271

đồng / 1m3 SP

-5 năm tiếp theo

3.862.606

đồng / 1m3 SP

Tiểu luận môn: Kinh tế đầu tư

22

GVHD: TS. Vũ Kim Yến


- Chi phí vận chuyển : 250.000 VNĐ/ 1m3 SP từ Nhà máy về đến thị trường Hà Nội
(Theo chi phí thực tế của nhà máy ván thanh SAHABAK)
Dựa vào các thông số trên , để sản phẩm của dự án có tính cạnh tranh về giá, dự kiến
giá bán sản phẩm MDF tại T.P Hà Nội (bao gồm VAT 10% ) như sau:
+ Sản phẩm có chiều dày trung bình 10 -32 (mm) có giá bán trung bình là: 5.100.000
VND/ 1m3 SP
+ Sản phẩm có chiều dày trung bình từ 2.5 - 8 (mm) có giá bán trung bình là:
6.8000.000 VND/1m3 SP
c. Nguồn vốn
- Vốn tự huy động của Chủ đầu tư : 20 (%)
- Vốn vay của các ngân hàng trong nước: 80 (%)

- Vốn lưu động : vay ngắn hạn và vốn tự có
d. Thực hiện và các điều kiện vay vốn
Các khoản vốn vay Công ty và những người bảo trợ dự án sẽ đàm phán và ký kết các
hợp đồng tài trợ vốn vay cả gói với các tổ chức cho vay và hợp đồng với nhà cung cấp.
- Vốn vay ngân hàng:
+ Lãi suất vay dài hạn dự kiến: 11-15 % năm.
+ Điều kiện vay: Thời hạn vay và trả nợ: Việc vay vốn bắt đầu tư năm xây dựng
và trả nợ gốc và lãi trong 10 năm kể từ khi nhà máy bắt đầu sản xuất mỗi năm trả 2 kỳ.
+ Bảo lãnh vay vốn: Bằng giá trị nhà máy được xây dựng và tài sản của công
ty SAHABAK
e. Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của dự án được xác định cho sản phẩm gỗ MDF, chi phí sản
xuất bao gồm các khoản chi phí biến đổi và chi phí cố định.
Chi phí biến đổi gồm có:
- Nguyên liệu chính :
+ Giá thu mua gỗ Keo nguyên liệu thực tế tại nhà máy sản xuất ván Thanh
SAHABAK ngày 11-03-2015 là : 850.000 VNĐ/ 1m3 gỗ Keo nguyên liệu
Chi phí cố định gồm có:
+ Chi phí tiền lương
+ Chi phí bảo hiểm: 19% tiền lương.

Tiểu luận môn: Kinh tế đầu tư

23

GVHD: TS. Vũ Kim Yến


+ Chi phí quản lý: 25% chi phí lao động
+ Chi phí sửa chữa thường xuyên: 1% xây dựng + 0.3% chi phí thiết bị

+ Chi phí bán hàng : 1% doanh thu
+ Chi phí khác: 10 % của các chi phi trên
+ Số lượng, trình độ và mức lương của các loại được nêu lên trong bảng lương.
+ Mức lương của người lao động địa phương được coi là phù hợp với mặt bằng
giá sinh hoạt, ăn ở đi lại của lao động trong khu vực.
Bảng 9.2: Tổng hợp chi phí biến đổi cho 1m3 SP có độ dày từ 2,5 – 8 mm
Khoản mục
chi phí
Gỗ nguyên liệu tươi
Keo UF
Chất làm đông cứng
Sáp
UREA
Điện
Nước
Củi đốt lò
NaCl
Na3PO4
Dàu Diesel
Giáy nhám
Giáy nhám chì
Nỉ trắng
Tổng số

Đơn vị
tính
kg/m3
kg/m3
kg/m3
kg/m3

kg/m3
KWh/m3
m3./m3
kg/m3
kg/m3
kg/m3
Lit
kg/m3
kg/m3
kg/m3

Định mức
Sử dụng
1800
115
1,963
13,5
1,963
300
0,695
193
2,181
0,01
1,2
0,014
0,003
0,003

Đơn giá
đồng

850
7.747
10.000
12.000
8.000
1.247
8.500
572
8.500
20.000
18.535
834.902
257.459
268.119

Chi phí
đồng
1.530.000
890.905
19.630
162.000
15.704
374.100
5.908
110.439
18.539
200
22.242
11.689
772

804
3.162.932

Bảng Tổng hợp chi phí biến đổi cho 1m3 SP có độ dày từ 10 – 32 mm
Khoản

Định

Đơn

mục

Đơn vị

mức

giá

Chi phí

chi phí
Gỗ nguyên liệu

tính
kg/m3

Sử dụng
1746

đồng


đồng

tươi
Keo UF

kg/m3

100

Chất làm đông

kg/m3

1,57

850

1.484.100

7.747

774.700

10.000

15.700

cứng
Sáp


kg/m3

8,572

12.000

102.864

UREA

kg/m3

1,57

8.000

12.560

KWh/m3

292

1.247

364.124

Điợợ̀n

Tiểu luận môn: Kinh tế đầu tư


24

GVHD: TS. Vũ Kim Yến


Nước

m3./m3

0,683

Củi đốt lò

kg/m3

175

NaCl

kg/m3

Na3PO4

8.500

5.806

572


100.139

2

8.500

17.000

kg/m3

0,01

20.000

200

Dàu Diesel

Lit

1,063

18.535

19.703

Giáy nhám

kg/m3


0,014

834.902

11.689

Giáy nhám chì

kg/m3

0,003

257.459

772

Nỉ trắng

kg/m3

0,003

268.119

804

Tổng số
Cơ sở đánh giá tài chính kinh tế

2.910.161


Việc phân tích và đánh giá tài chính kinh tế của dự án sẽ dựa trên các điều kiện
cơ sở dưới đây:
- Tỷ lệ vốn vay : 80%
- Thời gian phân tích: Thời gian xây dựng 2 năm, thời gian thích hợp để phân
tích tài chính là 30 năm.
- Hệ số thu hồi nội bộ IRR.
Với cơ cấu vốn vay 80( %) ngân hàng việc xác định IRR của dự án cho phép
chấp nhận hoặc loại trừ khả năng vay vốn đầu tư. Kết quả tính toán cho thấy IRR tính
trên tổng mức đầu tư đạt : IRR = 16,48 %
- Thời gian hoàn vốn đầu tư : 10 năm
- Khả năng trả nợ:
Khả năng trả nợ được đánh giá bằng hệ số dưới đây:
Thu nhập hoạt động
Khả năng trả nợ

=

-------------------------Trả gốc + lãi

Qua kết quả phân tích cho thấy dự án chấp nhận được khi xảy ra rủi ro
bất định trong quá trình thực hiện dự án.
Bảng Tổng hợp các chỉ tiêu phân tích hiệu quả đầu tư của dư án
TT
1

Nội dung

Đơn vị


Chỉ tiêu

Tổng mưc đầu tư :

đồng

1.076.315.378.554

+ Vốn cố định

đồng

1.060.940.173.233

+ Vốn lưu động

đồng

15.375.205.321

Tiểu luận môn: Kinh tế đầu tư

25

GVHD: TS. Vũ Kim Yến


×