Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

CÁC BIỆN PHÁP GIA TĂNG TỐC ĐỘ CHU CHUYỂN CỦA TƯ BẢN SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.69 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

------o0o------

TIỂU LUẬN
MÔN NGUYÊN LÝ MLN 2
ĐỀ TÀI: CÁC

BIỆN PHÁP
GIA TĂNG TỐC ĐỘ CHU CHUYỂN
CỦA TƯ BẢN SẢN XUẤT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Khánh Hạ
MSSV: 1713330033
Lớp tín chỉ: TRI103.6
STT: 34
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đặng Hương Giang

Hà Nội, 2017
MỤC LỤC
Trang


A.

I.

LỜI MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề:


Trong lịch sử phát triển của loài người, sản xuất hàng hoá ra đời là bước ngoặt
căn bản, đưa loài người thoát khỏi tình trạng “lạc hậu”, phụ thuộc vào thiên
nhiên, xoá bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất
và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội.
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa nảy sinh từ phương thức sản xuất
phong kiến, dần dần đóng vai trò thiết yếu trong nền kinh tế tư bản. Quá trình
sản xuất tư bản chủ nghĩa giúp tạo ra giá trị thặng dư, tức giá trị dôi ra ngoài
giá trị hàng hoá sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và thuộc về nhà tư
bản. Vì vậy các nhà tư bản dần đề cao tầm quan trọng phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa.
Mặt khác, sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất biện chứng giữa quá
trình sản xuất và quá trình lưu thông. Lưu thông của tư bản, theo nghĩa rộng,
là sự vận động của tư bản, nhờ đó mà tư bản lớn lên và thu được giá trị thặng
dư, cũng tức là sự tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. Hay nói cách khác, sản
xuất tư bản chủ nghĩa hiệu quả đến đâu phụ thuộc nhiều vào sự tuần hoàn và
chu chuyển của tư bản. Thời gian sản xuất hàng hoá nhanh hay chậm chịu ảnh
hưởng trực tiếp từ tốc độ chu chuyển của tư bản sản xuất.
Nhận thấy vấn đề đó, em làm tiểu luận khai thác đề tài: Biện pháp gia tăng
tốc độ chu chuyển của tư bản sản xuất.
II.

Hướng nghiên cứu

Các Mác và Ăng-ghen là hai nhà tư tưởng lớn, sáng lập ra nhiều học thuyết
khoa học và cách mạng vĩ đại, về sau này một số học thuyết tư tưởng được
2


Lênin phát triển thêm. Có thể nói rằng họ đã để lại cho chúng ta rất nhiều học
thuyết và tư tưởng, là nền tảng để các thế hệ sau này nghiên cứu và phát triển

thêm rất nhiều tài liệu khác liên quan. Trong các học thuyết của chủ nghĩa
Mác-Lênin, có học thuyết kinh tế về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu: Chu chuyển của tư bản sản xuất.
Các tài liệu tiếng Việt về học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác-Lênin có thể
dùng để nghiên cứu như: Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin (dành cho học
sinh khối ngành kinh tế) - GS.TS. Chu Văn Cập, GS.TS. Phạm Quang Phan,
PGS.TS. Trân Bình Trọng, Giáo trình kinh tế chính trị Mác Lê Nin(Dành cho
học sinh khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh) - PGS.TS Phạm Văn
Dũng, Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin (dành cho
học sinh không chuyên ngành Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh) - Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Bên cạnh đó còn có các tài liệu online liên quan về Học thuyết kinh tế của chủ
nghĩa Mác-Lênin về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa như:
Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin - PGS. TS Trần Bình Trọng
Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin - TS Nguyễn Văn Chiển, GS.TS Chu
Văn Cấp, PGS.TS Phạm Văn Dũng, PGS, TS Nguyễn Văn Hảo...
Những Nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin
Những tài liệu tuy không ít nhưng không có nhiều tài liệu tập trung đi vào
phân tích đề tài, vì vậy đòi hỏi em cần phân tích, tìm hiểu, nghiên cứu kĩ các
tài liệu để có thể trình bày được hệ thống và đầy đủ nhất các biện pháp để gia

3


tăng tốc độ chu chuyển và sản xuất hàng hoá. Để thực hiện được điều trên, tiểu
luận đi theo các bước:



Tìm hiểu quá trình tuần hoàn và chu chuyển tư bản sản xuất để thấy

được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển



Từ việc thấy được các yếu tố ảnh hưởng tìm ra các biện pháp tương ứng
để cải thiện tốc độ chu chuyển



Phân tích các ý nghĩa và ứng dụng của việc gia tăng tốc độ chu chuyển
để thấy được sự cần thiết của vấn đề gia tăng tốc độ chu chuyển

III.

Mục đích nghiên cứu

Mục đích của tiểu luận là đi sâu phân tích để từ đó tìm ra các biện pháp nhằm
gia tăng tốc độ chu chuyển và sản xuất hàng hoá, rút ngắn thời gian các khâu
trong sản xuất trong lưu thông để từ đó tiết kiệm thời gian sản xuất, tiết kiệm
thời gian lưu thông, góp phần làm tăng thêm giá trị thặng dư.

4


B.

NỘI DUNG

Quá trình tuần hoàn và chu chuyển tư bản sản xuất


I.

1.

Tuần hoàn của tư bản sản xuất

Để hiểu được rõ quá trình chu chuyển tư bản sản xuất, trước tiên chúng ta
cần hiểu về quá trình tuần hoàn của tư bản sản xuất.
Ba giai đoạn vận động và biến hoá hình thái của tư bản trong quá trình tuần
hoàn Tư bản công nghiệp (với nghĩa các ngành sản xuất vật chất), trong quá
trình tuần hoàn đều vận động theo công thức:

Sự vận động này trải qua ba giai đoạn: hai giai đoạn lưu thông và một giai
đoạn sản xuất.


Giai đoạn thứ nhất - Giai đoạn lưu thông: T-H

Trong giai đoạn này, tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ thực hiện
chức năng là phương tiện mua hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động và
sau khi mua xong, tư bản tiền tệ biến thành tư bản sản xuất.



Giai đoạn thứ hai - Giai đoạn sản xuất

5


Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất (TBSX), có

chức năng thực hiện sự kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động để
sản xuất ra hàng hoá mà trong giá trị của nó có giá trị thặng dư. Trong các
giai đoạn tuần hoàn của tư bản thì giai đoạn sản xuất có ý nghĩa quyết định
nhất, vì nó gắn trực tiếp với mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa



Giai đoạn thứ ba - Giai đoạn lưu thông: H - T’

Hàng hoá được tạo ra trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa mang hình thái tư
bản hàng hoá (H), trong đó chứa đựng không chỉ có giá trị tư bản ứng trước
mà còn có giá trị thặng dư. Trong giai đoạn này, tư bản hàng hoá có chức
năng thực hiện giá trị hàng hoá trong đó có giá trị thặng dư hay chức năng
chuyển hoá tư bản hàng hoá thành tư bản tiền tệ.
Sự vận động qua ba giai đoạn nói trên là sự vận động có tính tuần hoàn: từ
hình thái tiền tệ ban đầu của vòng tuần hoàn rồi quay về dưới hình thái tiền tệ
cuối của vòng tuần hoàn; quá trình đó tiếp tục và lặp lại không ngừng. Như
vậy, sự vận động liên tiếp qua ba giai đoạn, trong mỗi giai đoạn, tư bản mang
một hình thái nhất định và có một chức năng nhất định được gọi là tuần hoàn
tư bản.
2.

Chu chuyển tư bản sản xuất

6


Chu chuyển tư bản là sự tuần hoàn tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ
đổi mới, diễn ra liên tục và lặp đi lặp lại không ngừng. Chu chuyển tư bản
phản ánh tốc độ vận động nhanh hay chậm của tư bản.

3.

Thời gian chu chuyển tư bản

Thời gian chu chuyển tư bản là thời gian tính từ khi tư bản ứng ra dưới một
hình thái nhất định cho đến khi thu về cũng dưới hình thái ban đầu, có kèm
theo giá trị thặng dư. Thời gian chu chuyển tư bản cũng là thời gian tư bản
thực hiện được một vòng tuần hoàn. Tuần hoàn tư bản bao gồm quá trình sản
xuất và quá trình lưu thông, nên thời gian chu chuyển của tư bản cũng bao
gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.
Thời gian chu chuyển = Thời gian sản xuất + Thời gian lưu thông.
Trong đó, thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất.
Thời gian này lại bao gồm thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và
thời gian dự trữ sản xuất.
Thời gian sản xuất = Thời gian lao động + Thời gian gián đoạn lao động +
Thời gian dự trữ sản xuất.
Thời gian lao động là thời gian người lao động tác động vào đối tượng lao
động để tạo ra sản phẩm. Đây là thời kỳ hữu ích nhất, vì nó tạo ra giá trị hàng
hoá.
Thời gian gián đoạn lao động là thời gian đối tượng lao động tồn tại dưới dạng
bán thành phẩm nằm trong lĩnh vực sản xuất, nhưng không chịu tác động trực
tiếp của lao động mà chịu sự tác động của tự nhiên như thời gian để cây lúa tự
lớn lên, rượu ủ men, gạch mộc hoặc gỗ phơi cho khô... Thời kỳ này có thể xen
kẽ với thời kỳ lao động hoặc tách ra thành một thời kỳ riêng biệt; có thể dài

7


ngắn khác nhau tuỳ thuộc vào các ngành sản xuất, các sản phẩm chế tạo và
phụ thuộc vào công nghệ sản xuất.

Thời gian dự trữ sản xuất là thời gian các yếu tố sản xuất đã được mua về, sẵn
sàng tham gia quá trình sản xuất, nhưng chưa thực sự được sử dụng vào quá
trình sản xuất, còn ở dạng dự trữ tạo điều kiện cho sản xuất diễn ra liên tục.
Cả thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất đều không tạo ra
giá trị sản phẩm. Sự tồn tại hai thời kỳ này là không tránh khỏi nhưng nói
chung thời gian của chúng càng dài, hay sự chênh lệch giữa thời gian sản xuất
với thời gian lao động càng lớn thì hiệu quả hoạt động của tư bản càng thấp.
Rút ngắn thời gian này có tác dụng quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng
tư bản.
Thời gian lưu thông là thời kỳ tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông. Thời gian
này bao gồm thời gian mua và thời gian bán, kể cả thời gian vận chuyển.
Thời gian lưu thông = Thời gian mua + Thời gian bán
4.

Tốc độ chu chuyển tư bản

Tốc độ chu chuyển tư bản là khái niệm dùng để chỉ sự vận động nhanh hay
chậm của tư bản ứng trước. Đơn vị tính tốc độ chu chuyển tư bản bằng số
vòng hoặc số lần chu chuyển tư bản thực hiện được trong một khoảng thời
gian nhất định, chẳng hạn trong một năm. Nếu gọi (N) là tốc độ chu chuyển tư
bản, gọi (ch) là thời gian của một vòng chu chuyển tư bản, (tính theo đơn vị
ngày hoặc tháng) và gọi (CH) là thời gian tư bản vận động trong một năm (360
ngày hoặc 12 tháng), ta có công thức tính tốc độ chu chuyển tư bản là:

8


Từ công thức trên cho thấy tốc độ chu chuyển tư bản vận động tỷ lệ nghịch
với thời gian chu chuyển tư bản. Thời gian của một vòng chu chuyển tư bản
càng ngắn thì tốc độ chu chuyển tư bản càng nhanh và ngược lại.

II.

Các biện pháp gia tăng tốc độ chu chuyển tư bản sản xuất

Nhận thấy yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển tư bản sản xuất là thời
gian chu chuyển, từ đó ta rút ra để gia tăng tốc độ chu chuyển tư bản, ta cần
giảm thời gian chu chuyển tư bản, hay giảm thời gian sản xuất và lưu thông
hàng hoá. Cụ thể bao gồm thời gian lao đồng, thời gian gián đoạn lao động,
thời gian dự trữ sản xuất, thời gian mua và thời gian bán.
Để gia tăng tốc độ chu chuyển tư bản sản xuất, cần phát huy các nhân tố thuận
lợi và hạn chế nhân tố không thuận lợi ảnh hưởng đến thời gian sản xuất và
thời gian lưu thông. Thời gian sản xuất dài hay ngắn ngoài sự phụ thuộc vào
đặc điểm của từng ngành sản xuất khác nhau, còn phụ thuộc vào trình độ tiến
bộ khoa học - công nghệ và sự ứng dụng vào quá trình sản xuất, phụ thuộc vào
trình độ tổ chức phân công lao động và trình độ dịch vụ các yếu tố gắn với đầu
vào của sản xuất. Những tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
hiện đại và của nền kinh tế thị trường hiện đại cho phép sử dụng những thành
tựu kỹ thuật và công nghệ sản xuất mới, cho phép tổ chức sản xuất và dịch vụ
sản xuất một cách khoa học..., từ đó đã rút ngắn đáng kể thời kỳ gián đoạn lao
động, thời kỳ dự trữ sản xuất, để tăng thời kỳ lao động và do đó làm tăng hiệu
quả hoạt động của tư bản. Thời gian lưu thông dài, ngắn phụ thuộc vào nhiều
nhân tố như: tình hình thị trường (cung - cầu và giá cả...); khoảng cách từ sản
xuất đến thị trường; trình độ phát triển của giao thông vận tải...
9


Ta có thể kể đến một số biện pháp cụ thể sau:


Rút ngắn thời gian sản xuất




Nâng cao năng suất lao động của người lao động bằng cách nâng cao
tay nghề cho công nhân



Áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất và lưu thông để
giam thời gian gián đoạn lao động



Giảm dự trữ sản xuất để rút ngắn thời gian dự trữ sản xuất



Nâng cao, cải thiện bộ máy tổ chức và quản lí để rút ngắn thời gian lao
động



Khấu hao nhanh tư bản cố định để rút ngắn thời gian chu chuyển



Tăng cường độ lao động, kéo dài ngày lao động để rút ngắn tổng thời
gian lao động




Rút ngắn thời gian lưu thông



Hoàn thiện cơ sở hạ tầng dẫn đến rút ngắn thời gian lưu thông



Xây dựng các nhà máy gần thị trường tiêu thụ để rút ngắn thời gian lưu
thông hàng hoá



Mở rộng quan hệ liên doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm,
giúp sản phẩm lưu thông nhanh hơn, tránh tồn kho



Áp dụng các phương thức thanh toán tiện lợi, xác định đúng thị trường
để phân phối hàng hoá hợp lí, giảm thiểu việc lãng phí thời gian

III.

Ý nghĩa, ứng dụng của việc gia tăng tốc độ chu chuyển tư bản sản
xuất

Tăng tốc độ chu chuyển tư bản hay rút ngắn thời gian chu chuyển tư bản có
tác dụng to lớn đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của tư bản.


10


Trước hết, nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản cố định sẽ tiết kiệm được
chi phí bảo quản, sửa chữa tài sản cố định; giảm được hao mòn hữu hình và
hao mòn vô hình, cho phép đổi mới nhanh máy móc, thiết bị; có thể sử dụng
quỹ khấu hao làm quỹ dự trữ sản xuất để mở rộng sản xuất mà không cần có
tư bản phụ thêm.
Thứ hai, nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản lưu động sẽ cho phép tiết kiệm tư
bản ứng trước khi quy mô sản xuất như cũ hay có thể mở rộng sản xuất mà
không cần có tư bản phụ thêm.
Thứ ba, đối với tư bản khả biến, việc nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản có
ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm tăng thêm tỷ suất giá trị thặng dư và khối
lượng giá trị thặng dư hàng năm.
Ngày nay, việc gia tăng tốc độ chu chuyển tư bản sản xuất giúp rút ngắn thời
gian sản xuất hàng hoá, góp phần lớn làm gia tăng giá trị thặng dư, doanh thu
cho doanh nghiệp. Tiết kiệm được thời gian sản xuất và lưu thông sẽ giúp cho
nhiều nhà sản xuất tăng được năng suất lao động, góp phần nâng cao hiệu quả
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đóng góp vào việc
tăng quy mô và tốc độ của tổng sản phẩm quốc nội, thu nhập quốc dân.

11


C.

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu các tài liệu liên quan, ta thấy được sản xuất tư
bản chủ nghĩa hiệu quả đến đâu phụ thuộc nhiều vào quá trình tuần hoàn và

chu chuyển của tư bản hay thời gian chu chuyển tư bản sản xuất. Thời gian sản
xuất hàng hoá nhanh hay chậm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tốc độ chu chuyển
của tư bản sản xuất.
Việc gia tăng tốc độ chu chuyển hàng hoá thể hiện một vai trò rất quan trọng
trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất hàng hoá, góp phần gia tăng giá trị
thặng dư, nâng cao hiệu quả và quy mô của hoạt động sản xuất.
Để gia tăng tốc độ chu chuyển tư bản sản xuất ta cần giảm thời gian chu
chuyển tư bản, hay giảm thời gian sản xuất và lưu thông hàng hoá, cần phát
huy các nhân tố thuận lợi và hạn chế nhân tố không thuận lợi ảnh hưởng đến
thời gian sản xuất và thời gian lưu thông

12


D.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiểu luận được tham khảo và nghiên cứu từ các tài liệu liên quan:
1.

Chương V - Giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lênin (dành cho học sinh
khối ngành kinh tế) - GS.TS. Chu Văn Cập, GS.TS. Phạm Quang Phan,
PGS.TS. Trân Bình Trọng. (Link)

2.

Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin (dành cho
học sinh không chuyên ngành Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh) - Bộ
Giáo dục và Đào tạo


3.

Giáo trình kinh tế chính trị Mác Lê Nin(Dành cho học sinh khối ngành
kinh tế và quản trị kinh doanh) - PGS.TS Phạm Văn Dũng

Một số đường dẫn tham khảo khác:
/>0/source/2013/20130511/capdoihoancanh/gt_kt_chuyen_nganh_6736.pdf
/> />
13



×