Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

NGHIÊN CỨU vận dụng quy luật lượng chất để phân tích quá trình biến đổi từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.4 KB, 20 trang )

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………….….3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………
18

1


PHẦN MỞ ĐẦU


Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế – xã hội của xã hội loài người,
xuất hiện đầu tiên tại châu Âu, phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong
kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Hà
Lan và Anh ở thế kỷ XVII. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII, hình
thái chính trị của "nhà nước tư bản chủ nghĩa" dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn
tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc.
Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp
châu Âu và thế giới. Sang đến giữa thế kỷ 19, từ hình thức chủ nghĩa tư bản tự
do cạnh tranh, chủ nghĩa tư bản dần phát triển lên trạng thái cao hơn là chủ
nghĩa tư bản độc quyền, và sau đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, tức
chủ nghĩa đế quốc.


Toàn bộ quá trình chuyển đổi này đã được Mác - Ăngghen dự đoán và được
Lênin phân tích đầy đủ trong học thuyết của mình. Quá trình này, tuy có nhiều
nguyên nhân tác động và nhiều hình thức biểu hiện đa dạng, nhưng đều tuân
theo những quy luật phát triển cơ bản của thế giới, một trong số đó là quy luật
chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất.



Vậy nên, việc vận dụng quy luật lượng chất để phân tích quá trình biến đổi
từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
sẽ giúp ta có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về sự vận động và phát triển tất yếu
này của xã hội, cũng như nhìn rõ được bản chất của sự chuyển đổi này, phụ vụ
cho việc nghiên cứu về đề tài này cũng như các đề tài liên quan.


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm lượng, chất
Chất và lượng là hai phạm trù triết học phản ánh những mặt quan trọng của
hiện thực khách quan.
Khái niệm chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó
với các sự vật, hiện tượng khác.
Như vậy, tạo thành chất của sự vật, hiện tượng chính là các thuộc tính khách
quan vốn có của nó nhưng khái niệm chất không đồng nhất với khái niệm thuộc
tính. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có những thuộc tính cơ bản và không cơ bản.
Chỉ những thuộc tính cơ bản mới hợp lại thành chất của sự vật, hiện tượng. Khi
những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của nó thay đổi. Việc phân biệt thuộc
tính cơ bản và không cơ bản của sự vật, hiện tượng phải tùy theo quan hệ cụ thể
của sự phân tích; cùng một thuộc tính, trong quan hệ này là cơ bản thì trong
quan hệ khác có thể là không cơ bản.
Mặt khác chất của sự vật, hiện tượng không những được xác định bởi chất
của các yếu tố cấu thành, mà còn bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa
chúng, thông qua các mối liên hệ cụ thể. Vì vậy, việc phân biệt thuộc tính cơ
bản và không cơ bản, chất và thuộc tính cũng chỉ có ý nghĩa cơ bản, chất và
thuộc tính cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ có
một chất, mà có nhiều chất, tùy thuộc vào các mối quan hệ cụ thể của nó với

những cái khác. Chất không tồn tại thuần túy tách rời sự vật, hiện tượng, biểu
hiện tính ổn định tương đối của nó.
Trong khi đó, khái niệm lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có
của sự vật, hiện tượng về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy
mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của
sự vật, hiện tượng. Với khái niệm này cho thấy: một sự vật, hiện tượng có thể
tồn tại nhiều lượng khác nhau, được xác định bằng các phương thức khác nhau
phù hợp với từng loại lượng cụ thể của sự vật, hiện tượng đó.
Như vậy, chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật,
hiện tượng hay một quá trình nào đó trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Hai hương
diện đó đều tồn tại khách quan. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và lượng
trong quá trình nhận thức về sự vật, hiện tượng chỉ có ý nghĩa tương đối: có cái
trong mối quan hệ này đóng vai trò là chất nhưng trong mối quan hệ khác lại là
lượng.


1.2. Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất
và lượng. Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động lẫn nhau một cách biện
chứng. Sự thay đổi về lượng tất yếu sẽ dẫn đến sự chuyển hóa về chất của sự
vật, hiện tượng. Tuy nhiên, không phải sự thay đổi về lượng bất kỳ nào cũng
dẫn đến sự thay đổi về chất. Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng
chưa dẫn đến sự thay đổi về chất. Giới hạn mà sự thay đổi về lượng chưa làm
chất thay đổi được gọi là độ.
Khái niệm độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng,
là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản
chất của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng
vẫn còn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật hay hiện tượng khác.
Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi
về lượng. Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến

những sự thay đổi về chất. Giới hạn đó chính là điểm nút. Sự thay đổi về lượng
khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời
của chất mới. Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển của
sự vật, hiện tượng.
Bước nhảy là sự chuyển hóa tất yếu trong quá tình phát triển của sự vật hiện
tượng. Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau,
được quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật. Đó là các
bước nhảy: nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác…
Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển; đồng thời, đó
cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình
vận động, phát triển liên túc của sự vật, hiện tượng. Trong thế giới luôn luôn
diễn ra quá trình biến đổi tuần tự về lượng dẫn đến bước nhảy về chất, tạo ra
một đường nút vô tận, thể hiện cách thức vận động và phát triển của sự vật từ
thấp đến cao. Ph. Ăngghen khái quát tính tất yếu này như sau: “Những thay đổi
đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành những sự
khác nhau về chất.” [3; tr.93]
Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật. Chất mới tác
động của lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện như: làm thay
đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự
vật, hiện tượng.
Quá trình biến đổi chất và lượng ở các đối tượng có độ sâu nhất và ý nghĩa
khác nhau. Trên cơ sở đó có thể chia những quá trình đó ra thành cách mạng và
tiến hóa. Cách mạng thay đổi tới tận gốc rẽ, phá bỏ đi bản chất cơ bản, vừa có
sự cải biến tức thời, vừa có sự cải biến dần dần. Tiến hóa là sự biến đổi chưa


dẫn đến phá bỏ bản chất cơ bản của đối tượng, bao gồm những thay đổi về
lượng và thay đổi về chất không cơ bản.
Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng
giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần dần tới điểm nút tất yếu sẽ dẫn đến

sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời, chất mới sẽ tác động trở lại
lượng, tọa ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng. Quá trình đó
liên tục diễn ra, tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận
động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.


Chương 2
QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI TỪ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH
TRANH SANG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
2.1. Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh
2.1.1. Đặc điểm của thị trường tự do cạnh tranh
Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh có những đặc điểm như sau:
- Có nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng, có thể tự do tham
gia hoặc rút lui khỏi ngành kinh doanh.
- Có một cơ chế thị trường tự do thuần khiết hơn so với các nền kinh tế khác.
Trong mô hình kinh tế thị trường này, các mối quan hệ kinh tế đều được giải
quyết thông qua thị trường là chính, còn sự can thiệp của nhà nước rất có hạn.
Do đó, mọi sự bất cập và thất bại của nền kinh tế đều do nguyên nhân chủ yếu
từ sự trục trặc hay sự phát triển thiếu đồng bộ của thị trường.
- Trong mô hình này, thị trường lao động có tính linh hoạt cao và các luật lệ
về thị trường lao động đều thiên về bảo hộ người chủ tư bản hơn là người lao
động làm thuê.
- Kinh tế thị trường tự do được xây dựng và vận hành dựa trên 4 nguyên tắc
cốt lõi là: sở hữu tư nhân, lợi ích cá nhân, cạnh tranh thị trường và tự do dân
chủ theo kiểu phương Tây.
- Những thể chế, chính sách trước đây bị coi là phi kinh tế như chính sách
giáo dục đào tạo, khoa học, công nghệ thì ngày nay trở thành những chính sách
phát triển hàng đầu, do giáo dục - đào tạo và khoa học, công nghệ trong những
thập niên gần đây đã trở thành những động lực trọng yếu của tăng trưởng và
phát triển kinh tế. Chính nhờ tập trung những khoản đầu tư lớn cho phát triển

giáo dục - đào tạo và khoa học, công nghệ mà Mỹ trở thành nước đang dẫn đầu
trong các ngành mới, hiện đại và thu được nhiều khoản lợi nhuận kếch sù từ các
ngành công nghiệp bán dẫn, máy tính, Internet, công nghệ sinh học,... Đó chính
là cơ sở trọng yếu để nền kinh tế Mỹ duy trì được đà tăng trưởng mạnh mẽ
trong suốt thập niên vừa qua.
Trong vài thập niên gần đây, tuy rằng cả sự phát triển bền vững và sự phát
triển con người đều vượt ra ngoài lô-gíc bình thường của chủ nghĩa tư bản.
Nhưng những yêu cầu đó đều là xu thế tất yếu của thời đại mà chủ nghĩa tư bản
hiện đại không cưỡng lại được, nên không chỉ Mỹ mà ở tất cả các nước theo
những mô hình nêu trên đang khôn ngoan tìm cách thích nghi.


- Nhiệm vụ chính của nhà nước là công cụ để chống ngoại xâm bảo vệ đất
nước, chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Tuy nhiên, nhà nước cũng
có chức năng kinh tế, khi nó vượt ra ngoài khả năng của các doanh nghiệp tư
nhân như xây dựng các công trình công cộng, chăm lo phúc lợi cho người
dân…, nhưng nhà nước không nên can thiệp sâu vào các hoạt động kinh tế, thị
trường tự nó sẽ giải quyết tất cả.
2.1.2. Ưu và nhược điểm của mô hình kinh tế thị trường tự do
* Ưu điểm
- Trong nền kinh tế thị trường do các doanh nghiệp hoạt động trong một môi
trường cạnh tranh gay gắt đã thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng đổi mới kỹ
thuật và công nghệ, theo đó làm cho trình độ kỹ thuật và công nghệ của nền
kinh tế không ngừng nâng cao.
- Cũng chính trong môi trường cạnh tranh gay gắt này, đã thúc đẩy các doanh
nghiệp sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả hơn nguồn lực của mình, giảm được
chi phí sản xuất làm cơ sở để hạ giá thành sản phẩm, giảm được giá bán sản
xuất và thu hút được khách hàng.
- Thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến mẫu mã và đổi mới mặt
hàng là cho sản phẩm trên thị trường ngày trở nên đa dang và phong phú, người

tiêu dùng có cơ hội để lựa chọn mặt hàng phù hợp với sở thích và chi tiêu của
mình.
- Con người trong nền kinh tế thị trường trở nên năng động, sáng tạo, phát
huy được năng lực của mình.
* Nhược điểm
- Kinh tế thị trường thường kéo theo những chu kỳ kinh tế, là sự giao động
lên xuống liên tục của sản lượng quốc gia theo thời gian tạo nên những bước
thăng trầm trong quá trình phát triển kinh tế.
- Kinh tế thị trường thường xảy ra phân hoá xã hội và làm cho khoảng cách
giàu nghèo ngày càng gia tăng.
-

Kinh tế thị trường làm gia tăng những tác động hướng ngoại tiêu cực.

- Dẫn đến nguy cơ thiếu hàng hoá công cộng, là hàng hoá mà nhiều người có
thể sử dụng chung với nhau trong cùng một lúc.
-

Thông tin bị lệch lạc và các nguy cơ về đạo đức.

- Không dẫn dắt được sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển, doanh
nghiệp chỉ đầu tư vào các ngành mang lại lợi ích cao.


2.2. Chủ nghĩa tư bản độc quyền
2.2.1. Những nguyên nhân chuyển biến của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh
thành chủ nghĩa tư bản độc quyền
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển qua hai giai đoạn: giai
đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc
quyền.

Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, Mác và Ăngghen đã dự báo
rằng: cạnh tranh tự do sinh ra tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung
sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền.
Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, do sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ
khoa học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành
các xí nghiệp quy mô lớn.
Thứ hai, vào 30 năm cuối thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học kỹ thuật
mới xuất hiện như lò luyện kim mới… đã tạo ra sản lượng lớn gang, thép với
chất lượng cao; phát hiện ra hóa chất mới như axit sunphuaric (H 2SO4), thuốc
nhuộm…; máy móc mới ra đời: động cơ điêzen, máy phát điện, máy tiện, máy
phay…; phát triển những phương tiện vận tải mới như xe hơi, tàu thủy và đặc
biệt là đường sắt. Những thành tựu khoa học kỹ thuật này, một mặt là xuất hiện
những ngành sản xuất mới đòi hỏi xí nghiệp phải có quy mô lớn; mặt khác nó
dẫn tới tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy tư bản, thúc đẩy phát
triển sản xuất lớn.
Thứ ba, trong điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật, sự tác động của
các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thặng dư, quy luật
tích lũy… ngày trở nên mạnh mẽ, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản
theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn.
Thứ tư, cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kỹ
thuật, tăng quy mô tích lũy để thắng thế trong cạnh tranh. Đồng thời, cạnh tranh
gây gắt làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ bị phá sản, còn các nhà tư bản lớn
phát tài, làm giàu với số tư bản tập trung và quy mô xí nghiệp ngày càng to lớn.
Thứ năm, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản
chủ nghĩa làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thú đầy nhanh chóng quá
trình tích tụ và tập trung tư bản.
Thứ sáu, sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa tở thành đòn
bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ

phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.


2.2.2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền
Thứ nhất, đó chính là sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền. Sự
tích tụ và tập trung sản xuất ở mức độ cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc
quyền. Vì, một mặt, do có một số ít các xí nghiệp lớn nên có thể dễ dàng thỏa
thuận với nhau; mặt khác, các xí nghiệp có quy mô lớn, kỹ thuật cao nên cạnh
tranh sẽ rất gay gắt, khó đánh bại nhau, do đó đã dẫn đến khuynh hướng thỏa
hiệp với nhau để năm độc quyền.
Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung
vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó
nằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao. Các tổ chức độc quyền liên
kết theo bốn cấp độ.
Cấp độ thứ nhất, cartel, là hình thức tổ chức độ quyền giữa các nhà tư bản
ký hiệp nghị thỏa thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, thi trường tiêu
thụ, kỳ hạn thanh toán… tuy nhiên vẫn độc lập về sản xuất và thương nghiệp,
liên minh này thường không vững chắc và có thể tan vỡ trước kỳ hạn.
Cấp độ thứ hai là syndicate, là hình thức độc quyền cao hơn, ổn định hơn
cartel. Các xí nghiệp trong liến minh này không còn độc lập về lưu thông mà
mọi việc lua bán sẽ do một ban quản trị chung đảm nhận nhằm giúp thống nhất
đầu mối mua bán để mua nguyên liệu với giá rẻ, bán hàng hóa với giá đắt nhằm
thu lợi nhuận độc quyền cao.
Cấp độ thứ ba là trust, đây là một hình thức độc quyền cao hơn hai loại liên
minh trên, thống nhất cả việc sản xuất, tiêu thụ, tài vụ đều do một ban quản trị
quản lý. Các nhà tư bản trong trust sẽ trở thành những cổ đông thu lợi nhuận
theo số lượng cổ phần.
Cấp độ cao nhất là conglomerate, là hình thức tổ chức độc quyền có trình độ
và quy mô lớn hơn các hình thức độc quyền còn lại. Tham gia vào conglomerate
không chỉ có các nhà tư bản mà còn có cả các syndicate, trút, thuộc các ngành

khác nhau nhưng kiên quan nhau về kinh tế, kỹ thuật. Với hình thức kiên kết
dọc như thế, một conglomerate có thể có hàng trăm xí nghiệp liên kết trên cơ sở
hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm tư bản kếch sù.
Đặc điểm thứ hai là tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính. Cùng với quá
trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp cũng diễn ra quá trình tích
tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng. Từ đó tạo ra những tổ chức độc quyền
ngân hàng. Sự xuất hiện các tổ chức này làm cho ngân hàng bắt đầu có vai trò
mới, từ chỗ chỉ là trung gian trong thanh toán và tín dụng, giờ đã nắm được hầu
hết tư bản tiền tệ của xã hội, từ đó có quyền lực khống chế mọi hoạt động của tư
bản chủ nghĩa và thâm nhập vào các tổ chức độc quyền công nghiệp để theo dõi
cũng như khống chế hoạt động của các tổ chức này, hoặc đầu tư trực tiếp vào


chúng. Ngược lại, các tổ chức độc quyền công nghiệp cũng can thiệp vào các tổ
chức này, làm nảy sinh một thứ tư bản mới, gọi là tư bản tài chính. Sự phát triển
của tư bản tài chính sẫn để sự hình thành của một nhóm nhỏ độc quyền, chi phối
toàn bộ đời sống kinh tế chính trị gọi là các đầu sỏ tài chính.
Đặc điểm thứ ba chính là xuất khẩu tư bản. Nếu xuất khẩu hàng hóa để thực
hiện giá trị và giá trị thặng dư là đặc điểm của giai đoạn chủ nghĩa tự do cạnh
tranh thì xuất khẩu tư bản để sản xuất giá trị thặng dư ở nước ngoài và thu về
các tài nguyên khác là đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Đây là bước đi
tất yếu khi các nhà tư bản đã tích lũy được một khối lượng lớn tư bản dẫn đến
dư thừa tư bản, cần tìm một nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận hơn so với đầu tư
trong nước. Việc xuất khẩu tư bản, bên cạnh những mặt tích cực giúp phát triển
kinh tế các nước nghèo, là sự mở rộng quan hệ tư bản chủ nghĩa ra nước ngoài,
là công cụ chủ yếu để bành trước sự thống trị, bóc lột, nô dịch của chủ nghĩa tư
bản tài chính trên phạm vi toàn thế giới.
Đặc điểm thứ tư là sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc
quyền. Khi quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản
tăng kên về cả quy mô lẫn phạm vi tất yếu dẫn đến sự phân chia thế giới về mặt

kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền
quốc tế. Các tổ chức độc quyền quốc tế này, sau quá trình cạnh tranh gay gắt
cũng sẽ liên kết tạo hành các cartel, syndicate, trust mang tính quốc tế.
Đặc điểm cuối cùng của chủ nghĩa tư bản độc quyền chính là sự phân chia
thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc, đế quốc. Sự phân chia thế giới về kinh
tế được củng cố và tăng cường bằng việc phân chia thế giới về lãnh thổ. Các
cường quốc đế quốc phải tăng cường xâm chiếm thuộc đại để bảo đảm nguồn
nguyên liệu và thị trường tiêu thụ, đảm bảo thực hiện được những mục đích về
kinh tế, quân sự và chính trị. Tuy nhiên, sự phân chia lãnh thổ và phát triển
không đồng đều của chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ dẫn đến các cuộc đấu tranh đòi
chia lại thế giới, dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới.
Năm đăc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc có liên quan chặt chẽ
với nhau, nói lên bản chất của chủ nghĩa đế quốc về mặt kinh tế là sự thống trị
của chủ nghĩa tư bản độc quyền, về mặt chính trị là hiếu chiến, xâm lược,
2.3. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
2.3.1. Nguyên nhân hình thành và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà
nước
Lênin đã chỉ rõ: “Chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư
bản độc quyền nhà nước là khuynh hướng tất yếu.” [3; tr.326] Nguyên nhân dẫn
đến sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước gồm do năm lý do sau.


Thứ nhất, sự tích tụ và tập trung sản xuất sẽ dẫn đến cơ cấu kinh tế ngày
càng mở rộng, cần có một sự điều tiết xã hội đối với việc sản xuất và phân phối.
Tức là sự phát triển của lực lượng sản xuất lên một trình độ mới dẫn đến yêu
cầu khách quan là cần có một hình thức mới của quan hệ sản xuất mới phù hợp
để lực lượng sản xuất có thể tiếp tục phát triển. Hình thức mới đó chính là tư
bản độc quyền nhà nước.
Thứ hai, sự phân công lao động phát triển làm xuất hiện nhiều ngành nghề
mới mà các tổ chức độc quyền tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh

như năng lượng, giao thông vận tải, nghiên cứu khoa học cơ bản… đòi hỏi nhà
nước phải đứng ra đảm nhiệm các ngành kinh doanh đó.
Thứ ba, sự thống trị của độc quyền làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai
cấp tư sản và giai cấp vô sản, đòi hỏi nhà nước phải có chính sách làm dịu đi
mâu thuẫn, như đảm bảo phúc lợi xã hội, trợ cấp thất nghiệp…
Thứ tư, xu hướng quốc tế hóa trong kinh tế lẫn văn hóa, xã hội gặp phải
những rào cản quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị
trường quốc tế, đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các nhà nước của các quốc gia
tư sản để điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế.
Vậy, xét về bản chất, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức
mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh nhà nước tư sản thành
một thiết chế và thể chế thống nhất, trong đó nhà nước tư sản bị phụ thuộc vào
các tổ chứ độc quyền và can thiệp vào quá trình kinh tế nhằm đảm bảo lợi ích
của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản.
2.3.2. Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước
Thứ nhất, có sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước.
Tức các thành viên của các tổ chức độc quyền can thiệp vào chính phủ thông
qua hoạt động của các hội nhóm khác nhau, ngược lại các quan chức và nhân
viên chính phủ được cài vào ban quản trị của các tổ chức độc quyền. Sự thâm
nhập lẫn nhau này đã tạo ra những biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa các tổ
chức độc quyền và cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.
Thứ hai, có sự hình thành và phát triển sở hữu tư bản độc quyền nhà nước.
Đây là sở hữu tập thể của giai cấp tư sản độc quyền có nhiệm vụ ủng hộ và phụ
vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Sở
hữu nhà nước thực hiện những chức năng quan trọng sau: giúp mở rộng sản
xuất tư bản chủ nghĩa, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của chủ nghĩa
tư bản; giúp giải phóng tư bản của tổ chức độc quyền từ những ngành ít lãi sang
những ngành nhiều lãi hơn; làm chỗ dựa kinh tế cho nhà nước.
Thứ ba, đó chính là sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư bản. Đây là một
trong những hình thức biểu hiện quan trọng nhất. Hệ thống điều tiết kinh tế của



nhà nước tư sản là một tổng thể những thiết chế và thể chế kinh tế của nhà
nước, điều tiết kinh tế bằng hai công cụ: bộ máy nhà nước và các chính sách
kinh tế, với nhiệm vụ chủ yếu là giúp hướng dẫn, kiểm soát, và uốn nắn các
hoạt động kinh tế.


Chương 3
VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG - CHẤT TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH
BIẾN ĐỔI TỪ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH SANG
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC
3.1. Quá trình biến đổi từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ
nghĩa tư bản độc quyền
Về lượng, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và chủ nghĩa tư bản độc quyền
có sự khác biệt về số lượng doanh nghiệp kinh doanh một ngành nghề nhất
định.
Từ một nền kinh tế có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất kinh
doanh một mặt hàng, cạnh tranh lẫn nhau để giành lợi nhuận, thị phần, với sự tự
do ra vào ngành của các nhà sản xuất và người lao động, thông qua nhiều
nguyên nhân như đã phân tích ở trên: sự phát triển của lực lượng sản xuất, cách
mạng khoa học công nghệ, các quy luật kinh tế, sự cạnh tranh ngày càng gia
tăng, các cuộc khủng hoảng kinh tế và sự phát triển của tín dụng ngân hàng, số
lượng các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ ngày càng giảm do phá sản hoặc
bị sáp nhập, kết quả còn lại chỉ một số ít doanh nghiệp có quy mô lớn và khả
năng thống lĩnh thị trường.
Sau một thời gian cạnh tranh gay gắt, thị trường của mặt hàng đó sẽ chỉ còn
lại duy nhất một doanh nghiệp chi phối toàn bộ thị trường, hoặc một tổ chức các
doanh nghiệp có liên kết với nhau về lợi ích. Tóm lại, quá trình thay đổi về
lượng, từ rất nhiều doanh nghiệp ngang nhau hoặc chênh lệch không nhiều về

quy mô, thông qua quá trình vận động, phát triển của thi trường, dần thu hẹp lại
và đi đến giới hạn chỉ còn một, hoặc một nhóm các doanh nghiệp có cấu kết với
nhau, thỏa hiệp nhau về lợi ích.
Khi thị trường chính thức còn lại một doanh nghiệp chiếm lĩnh phần lớn thị
phần hoặc một nhóm các doanh nghiệp có liên kết thành một nhóm thống lĩnh
thị trường, đây chính là điểm nút, khi đó, thị trường thực hiện bước nhảy, chất
mới ra đời, không còn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh nữa mà chuyển sang
chất mới, chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Về chất, các thuộc tính khách quan của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sẽ
bị thay thế bằng các thuộc tính của chủ nghĩa tư bản độc quyền với các đặc
điểm mới: sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền, tư bản tài chính và
bọn đầu sỏ tài chính, xuất khẩu tư bản, sự phân chia thế giới về tài chính giữa
các tổ chức độc quyền và sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc
đế quốc.


Vậy, thông qua sự vận động của thị trường, số lượng doanh nghiệp kinh
doanh một ngành nghề sẽ thay đổi, đến khi chạm giới hạn chỉ còn lại một, hoặc
một nhóm các doanh nghiệp lớn có liên kết về lợi ích, thị trường diễn ra bước
nhảy - chuyển sang chất mới, chấm dứt quá trình vận động phát triển của chủ
nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, khởi đầu quá trình vận động của chủ nghĩa tư bản
độc quyền với các thuộc tính, đặc điểm mới,
3.2. Quá trình biến đổi từ chủ nghĩa tư bản độc quyền sang chủ nghĩa tư
bản độc quyền nhà nước
Tương tự như quá trình trước, việc biến đổi từ chủ nghĩa tư bản độc quyền
sang chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước cũng trải qua một quá trình lâu dài
vận động, phát triển của nền kinh tế, dưới tác động của bốn nguyên nhân cơ
bản: nhu cầu cần có quan hệ sản xuất mới phù hợp, việc xuất hiện các ngành
nghề mới, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản và cuối cùng mâu thuẫn
xuất hiện từ xu hướng quốc tế hóa, nhà nước sẽ dần dần can thiệp vào thị trường

nhằm điều tiết, quản lý thị trường và xoa dịu mâu thuẫn.
Đến khi nhà nước và các tổ chức độc quyền bắt đầu kết hợp sức mạnh, tạo
thành một thiết chế và thể chế thống nhất, hoạt động vì lợi ích của các tổ chức
độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản, tức khi thị trường chính thức có
sự can thiệp của nhà nước, từ một chủ thể đơn độc là tổ chức độc quyền, giờ có
thêm nhà nước, lượng thay đổi từ một chủ thể thành hai chủ thể kết hợp với
nhau.
Khi có sự kết hợp đó, chất mới cũng sẽ ra đời, thay thế cho chất cũ. Thị
trường sẽ có cách đặc điểm mới: sự kết hợp nhân sự giữa tổ chức độc quyền và
nhà nước, sự hình thành và phát triển sở hữu tư bản độc quyền nhà nước và sự
điều tiết kinh tế của nhà nước - những đặc tính không xuất hiện ở giai đoạn
trước, cho thấy thị trường dã trả qua bước nhảy và hình thành các đặc tính cơ
bản mới.
Tuy nhiên, trong cả hai quá trình, dễ thấy bản chất cơ bản nhất của thị
trường là chủ nghĩa tư bản vẫn chưa bị phá bỏ. Dù là thị trường tự do cạnh
tranh, độc quyền hay độc quyền nhà nước thì các thị trường này đều hoạt động
theo quy luật của chủ nghĩa tư bản, với các đặc điểm cơ bản không đổi: đề cao
sở hữu tư nhân, quyền thống trị nằm trong tay giai cấp tư sản, bóc lột giá trị
thặng dư của người lao động nhằm thu được lợi nhuận cao, các cường quốc đế
quốc tăng cường xâm chiếm thuộc địa, phân chia thị trường thông qua chiến
tranh… Từ đó, có thể kết luận, tuy mỗi quá trình đều dẫn đến sự thay đổi của
chất, nhưng là những chất không cơ bản, không phá bỏ tận gốc rễ bản chất của
đối tượng mà chỉ thay đổi, cải tiến nó, nên quá trình biến đồi chất và lượng từ
chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền chỉ là tiến
hóa, không phải là cách mạng. Sự thay đổi về chất chỉ nhằm giúp thị trường


thích nghi, sinh tồn trong điều kiện mới, đáp ứng những yêu cầu mới của thị
trường như quan hệ sản xuất mới, hình thức quản lý mới, cách thức xoa dịu mâu
thuẫn phù hợp hơn với hoàn cảnh mới… Để có được cách mạng triệt để, hoàn

toàn phá bỏ được bản chất thì cần phải thay đổi cả hình thái kinh tế xã hội của
thị trường đó, tức thay đổi từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội.


KẾT LUẬN
Từ những phân tích bên trên, ta rút ra được một số kết luận như sau.
Thứ nhất, quá trình biến đổi từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ
nghĩa tư bản độc quyền và từ chủ nghĩa tư bản độc quyền sang chủ nghĩa tư bản
độc quyền nhà nước là những quá trình khách quan, tất yếu, phu hợp với quy
luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về
chất và ngược lại.
Thứ hai, mỗi quá trình đều xuất phát từ sự vận động, phát triển của thị
trường, đặt ra những đòi hỏi buộc chủ nghĩa tư bản phải thay đổi, cả về lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất để thích ứng với những biến động mới trong
tình hình kinh tế - xã hội - chính trị thế giới.
Thứ ba, hai quá trình này tuy đều có sự biến đổi về chất nhưng thực chất,
bản chất cơ bản, cốt lõi của thị trường vẫn chưa bị phá bỏ, vẫn là chủ nghĩa tư
bản, chỉ là phát triển lên những nấc thang cao hơn, có sự phát triển và điều
chỉnh để thích nghi với tình hình mới.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Phạm Văn Đức ( Đồng chủ biên) (2015), Giáo trình triết học,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Tài (2017), Giáo trình triết học, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà
Nội.
3. PGS.TS. Phạm Viết Thông (2012), Giáo trình những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Từ điển triết học (1975), Từ điển triết học, Nxb Tiến Bộ, Mát - xcơ - va.




×