Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

THỦ TỤC KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN DELOITTE VIET NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KẾ TOÁN



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỦ TỤC KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN ƯỚC TÍNH KẾ
TOÁN ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN
DELOITTE VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KIỂM TOÁN
Giảng viên hướng dẫn: GV Đoàn Văn Hoạt
Sinh viên thực hiện: Lê Hữu Đạt
Mã số sinh viên:

31141020518

Lớp:

KICL1

Khóa:

40

Hệ:

Đại học chính quy

Niên khóa 2014 – 2018


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2018


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................

TP. Hồ Chí Minh, ngày…..tháng…..năm 2018


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHẤM 2
..........................................................................................................................................................

..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................

TP. Hồ Chí Minh, ngày…..tháng…..năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể giảng viên khoa K ế
Toán trường đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến
thức cho em trong suốt các năm đại học; đặc biệt là Giảng viên Đoàn Văn Hoạt –
người trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn tới công ty TNHH Deloitte Vi ệt Nam – nơi em
đã trải qua ba tháng tiếp cận thực tế với công việc của một kiểm toán viên và nhận
được sự hướng dẫn, hỗ trợ nhiệt tình từ các anh chị nhân viên, đặc biệt trong bộ

phận kiểm toán trong việc tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành quá trình thực
tập.
Cuối cùng, do những hạn chế về vấn đề thời gian cũng như kiến thức của bản
thân nên Khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi những hạn chế và thi ếu sót, em r ất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô, các anh chị cùng các bạn để đề
tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP HỒ CHÍ MINH, Ngày 15 tháng 03 năm 2018

Lê Hữu Đạt


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT









BCTC
VSA
ISA
VAS
IAS
TNHH
DPM
TSCĐ


Báo cáo tài chính
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế
Chuẩn mực kế toán Việt Nam
Chuẩn mực kế toán Quốc tế
Trách nhiệm hữu hạn
Hướng dẫn quy trình kiểm toán của Deloitte
Tài sản cố định


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của đề tài
“Ước tính kế toán” là những đánh giá chủ quan của người lập, và thường có ảnh
hưởng trọng yếu đến tính trung thực và hợp lí của BCTC. Công tác kiểm toán các khoản
ước tính là một vấn đề phức tạp và nhiều rủi ro, đòi hỏi kiểm toán viên phải có nhiều kinh
nghiệm, trình độ chuyên môn và có khả năng xét đoán cao để có thể đánh giá được tính
trung thực và hợp lí của các khoản ước tính kế toán được lập trên BCTC.
Chính vì sự phức tạp và rủi ro trong công tác kiểm toán các khoản mục “Ước tính
kế toán”, người viết chọn đề tài này với mong muốn có cái nhìn sâu sắc hơn về các khoản
ước tính kế toán cũng như cách vẫn dụng các thủ tục kiểm toán thích hợp khi tiến hành
kiểm toán BCTC có trình bày khoản mục này
Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung:
Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản ước tính kế toán trong kiểm toán Báo cáo
tài chính tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:







Có cái nhìn tổng quan về quy trình kiểm toán các khoản mục ước tính kế toán trong
kiểm toán báo cáo tài chính theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 540 “Kiểm
toán các ước tính kế toán” có hiệu lực từ tháng 12 năm 2012.
Hiểu về thực tế quy trình kiểm toán các khoản mục ước tính kế toán trong kiểm
toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam thông qua khảo sát thực
tế.
Đưa ra kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản ước
tính kế toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Deloitte Việt
Nam.

Phương pháp nghiên cứu


Thu thập thông tin, tư liệu và các bài viết về ước tính kế toán cũng như thủ tục
kiểm toán ước tính kế toán từ nhiều nguồn như: chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt
Nam và quốc tế; hồ sơ, file kiểm toán của năm hiện tại và các năm trước; mạng
Internet và các sách báo liên quan



Trao đổi và quan sát, tìm hiểu cách thức thực hiện của các anh chị kiểm toán viên
trong công ty




Trực tiếp tham gia thực hiện kiểm toán ước tính các phần hành kế toán đơn giản tại
khách hàng



Áp dụng kĩ năng tổng hợp, phân tích nghiên cứu và so sánh

7


Bố cục của đề tài
Bố cục của đề tài ngoài Lời mở đầu, Kết luận và phụ lục thì gồm những phần sau:


Chương I: Cơ sở lí luận về thủ tục kiểm toán các khoản ước tính kế toán trong
kiểm toán báo cáo tài chính



Chương II: Giới thiệu về công ty TNHH Deloitte Việt Nam



Chương III: Thực trạng quy trình kiểm toán các ước tính kế toán trong kiểm toán
báo cáo tài chính tại công ty Deloitte Vietnam



Chương IV: Nhận xét và đưa ra kiến nghị để hoàn thiện quy trình kiểm toán ước

tính kế toán tại công ty kiểm toán Deloitte Vietnam

Phạm vi và hạn chế của đề tài
 Phạm vi
Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam.
Số liệu thực hiện tại các công ty là của năm tài chính bắt đầu vào ngày 01/01/2017
và kết thúc vào 31/12/2017.
 Hạn chế
Do tính chất đặc thù về tính bảo mật trong lĩnh vực kiểm toán nói chung và quy
định, cam kết về tính bảo mật ở công ty TNHH Deloitte Việt Nam nói riêng, nên việc cam
kết về bảo mật thông tin khách hàng được đặt lên hàng đầu. Vì vậy các số liệu trong bài
viết được trình bày chỉ có tính tham khảo.
Bên cạnh đó, vì thời gian thực tập có hạn, nên phạm vi tiếp cận với các khoản mục
trên BCTC cũng bị hạn chế. Cụ thể là đối với khoản mục Hàng tồn kho, người viết không
trực tiếp tham gia thực hiện kiểm toán, do đó các vấn đề thực tế về các kỹ thuật kiểm toán
áp dụng đối với khoản mục này người viết xin phép không trình bày để duy trì tính khách
quan cho toàn bộ bài viết.
Đề tài chỉ nghiên cứu về những vấn đề của các BCTC không bao gồm ngân hàng và
các tổ chức tài chính khác.

8


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THỦ TỤC KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN ƯỚC TÍNH KẾ
TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 Tông quan ươc tính kê toan trong lâp và trinh bày bao cao tài chính
1.1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến ước tính kế toán
Theo các chuẩn mực kiểm toán/kế toán khác nhau mà định nghĩa của Ước tính
kế toán cũng có sự khác nhau.
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 09 (VAS số 09)

“Ước tính kế toán: là một quá trình xét đoán d ựa trên nh ững thông tin tin c ậy
nhất và mới nhất tại thời điểm đó.”
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 540 (VSA số 540)
“Ước tính kế toán: Là một giá trị gần đúng của một chỉ tiêu liên quan đến BCTC
được ước tính trong trường hợp thực tế đã phát sinh nh ưng ch ưa có s ố li ệu chính xác
hoặc chưa có phương pháp tính toán chính xác hơn, hoặc một ch ỉ tiêu th ực t ế ch ưa
phát sinh nhưng đã được ước tính để lập BCTC”
Theo Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế số 540
“Một số chỉ tiêu trên BCTC không thể được tính toán một cách chính xác, mà ch ỉ
có thể được ước lượng, đưa ra giá trị gần đúng. Theo m ục đích c ủa chu ẩn m ực này,
những khoản mục này được gọi là Ước tính kế toán.”
“Some financial statement items cannot be measured precisely, but can only be
estimated. For purposes of this ISA, such financial statement items are referred to as
accounting estimates.” (Nguyên văn ISA 540)
Tuy về cách định nghĩa có sự khác nhau gi ữa câu ch ữ, t ựu chung l ại, ước tính
kế toán có thể được hiểu là giá trị gần đúng của một chỉ tiêu đã ho ặc ch ưa th ực t ế
phát sinh được trình bày trên BCTC, khi mà chỉ tiêu này ch ưa có ph ương pháp tính
toán chính xác. Thông tin về ước tính kế toán phải đảm bảo trung th ực, đáng tin c ậy
và mới nhất tại thời điểm công bố.
1.1.2 Phân loai các khoản ước tính kế toán (Trích VSA 540)
Các loại ước tính trên BCTC có thể được phân loại:
• Ước tính chỉ tiêu đã phát sinh:
o Dự phòng nợ phải thu khó đòi;
o Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn;
o Dự phòng giảm giá hàng tồn kho;
o Trích khấu hao tài sản cố định;
o Chi phí trả trước;
o Giá trị sản phẩm dở dang;
o Doanh thu ghi nhận trước;
o Doanh thu hợp đồng xây dựng dở dang.

9


• Ước tính chỉ tiêu chưa phát sinh:
o Dự phòng chi phí bảo hành;
o Chi phí trích trước.
1.1.3 Đăc điêm của các ước tính kế toán
Để đưa ra các ước tính, người lập BCTC phải sử dụng các “xét đoán ngh ề
nghiệp”. Vì là các xét đoán nên mang nặng tính chủ quan, khó có m ột tiêu chu ẩn nào
để đánh giá hợp lý, nên tính tin cây của các ước tính k ế toán là m ột v ấn đ ề đ ược
người sử dụng BCTC đặc biệt quan tâm.
Việc lập một ước tính kế toán có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy theo tính
chất của các chỉ tiêu. Ví dụ: ước tính và phân bổ chi phí thuê nhà x ưởng ph ải tr ả, ước
tính dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Đối với các ước tính ph ức t ạp, c ần nhi ều kinh
nghiệm, kiến thức chuyên môn và đòi hỏi khả năng xét đoán cao. Chẳng hạn nh ư ước
tính dự phòng hàng tồn kho đòi hỏi phải phân tích dữ li ệu hi ện t ại và giá bán c ủa
hàng hóa dự tính bán hàng trong tương lai.
Các ước tính kế toán có thể được thực hiện một cách thường xuyên trong kỳ
kế toán, hoặc có thể được thực hiện vào cuối kỳ kế toán. Trong nhi ều tr ường h ợp,
các ước tính kế toán được lập dựa trên cơ sở kinh nghi ệm thực t ế; Ví d ụ: S ử d ụng t ỷ
lệ định mức trên doanh thu bán hàng để ước tính chi phí bảo hành. Tr ường h ợp này,
đơn vị phải thường xuyên soát xét lại các dữ liệu và phải so sánh k ết qu ả th ực t ế v ới
số liệu đã ước tính để điều chỉnh các ước tính kỳ kế toán sau.
Các ước tính kế toán sẽ không thể lập một cách hợp lý trong tr ường h ợp do
chủ quan, do thiếu dữ liệu khách quan, hoặc do mức độ không ch ắc ch ắn c ủa m ột
yếu tố nào đó.
Sự thiếu chính xác hay sai lệch (cả về tiêu chuẩn định lượng và tiêu chuẩn
định tính) của các ước tính kế toán được lập thường dễ xảy ra và gây sai sót tr ọng
yếu đến BCTC, từ đó ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng thông tin, bởi sai
phạm của các ước tính kế toán có tác động dây chuy ền đến giá tr ị th ực c ủa tài s ản,

kết quả kinh doanh và nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghi ệp v ới Nhà n ước. Do đó,
các Ước tính kế toán thường được đánh giá là trọng yếu.
1.1.4 Tính thiết yếu của các khoản ước tính kế toán
Dù cá khoản ước tính kế toán chứa đựng nhiều rủi ro tiềm t àng nhưng việc
loại bỏ hoàn toàn chúng là không khả thi và thiếu hiệu qu ả về kinh t ế. C ụ th ể, n ếu
chế độ kế toán không cho phép sử dụng các khoản ước tính k ế toán, ch ế đ ộ k ế toán
ấy sẽ phải cực kì chi tiết, xây dựng một hệ thống luật kèm theo chi tiết cho tất cả các
khoản mục trên BCTC (kể cả trực tiếp lẫn gián tiếp), liệt kê t ất c ả các tình hu ống có
thể xảy ra để các doanh nghiệp theo đó mà áp d ụng. Điều này là không kh ả thi c ả v ề
mặt kinh tế lẫn kĩ thuật.
Giả sử, về mặt kĩ thuật, chế độ kế toán có thể làm được đi ều này, thì nó cũng
là thử thách rất lớn đối với các doanh nghiệp trong vi ệc áp dụng. Tình hình kinh
10


doanh thay đổi theo từng ngày, mỗi sự thay dổi các doanh nghi ệp sẽ phải luôn đ ối
chiếu với những quy định chi tiết trong luật để thay đổi cho k ịp th ời. Bên c ạnh đó,
các cơ quan hành pháp cũng sẽ rất vất vả để đảm bảo doanh nghi ệp tuân th ủ đúng
chế độ.
Thêm một lợi ích nữa của việc sử dụng các ước tính trong BCTC là nó giúp cho
doanh nghiệp có thể cung cấp những thông tin cần thi ết về tri ển v ọng phát tri ển
đồng thời tránh phải tiết lộ những thông tin chi tiết không có lợi cho vi ệc c ạnh tranh
trên thị trường. Ví dụ, việc vốn hóa khoản đầu tư vào một d ự án m ới là m ột cách đ ể
doanh nghiệp thông báo với cổ đông rằng lãnh đạo doanh nghi ệp tin t ưởng vào kh ả
năng thành công của dự án, thay vì phải tổ chức họp báo công b ố chi ti ết v ề d ự án,
vừa tốn kém vừa dễ lộ những thông tin nhạy cảm.
Ngoài các vai trò như trên, việc loại bỏ các ước tính kế toán còn có th ể gây ra
các chi phí gián tiếp lớn hơn nhiều lần. Một chế độ kế toán không có ch ỗ cho các xét
đoán chủ quan khi lập BCTC có thể ảnh hưởng tiêu c ực đến các chính sách s ản xu ất,
đầu tư, tài chính của doanh nghiệp. Hơn nữa, đặc tính của kinh doanh là luôn ti ềm

ẩn yếu tố bất định, vì vậy sự linh hoạt của người quản lí doanh nghi ệp là rất quan
trọng để đối phó với các tình huống phát sinh. Một chế độ kế toán quá chặt, quá máy
móc có thể sẽ hạn chế sự linh hoạt cần thiết này.
Tóm lại: các khoản ước tính kế toán dù chứa đựng những r ủi ro ti ềm tàng
nhưng vẫn có thể được sử dụng vì các lợi ích của nó. Vẫn còn đó những quan ngại v ề
độ tin cậy của thông tin được đưa ra bởi những người trực ti ếp bị ảnh h ưởng bởi
thông tin đó. Tuy nhiên, việc loại bỏ hoàn toàn yếu tố xét đoán ch ủ quan c ủa các
doanh nghiệp trong lập BCTC sẽ không giải quyết được vấn đề. Hơn bao gi ờ hết, giải
pháp khả thi nhất vẫn là không ngừng nâng cao vai trò c ủa Ki ểm toán n ội b ộ và
Kiểm toán độc lập.
1.1.5 Mục tiêu của kiêm toán các khoản ước tính kế toán
Đi kèm với mỗi khoản mục có sự tồn tại của ước tính kế toán trên Báo cáo tài chính
của doanh nghiệp là những mục tiêu kiểm toán khác nhau. Ở đây, người viết tập trung vào
mục tiêu kiểm toán của bốn khoản mục cụ thể được đi sâu vào nghiên cứu và phân tích
trong bài viết này, lần lượt là:





Ước tính chi phí phải trả
Khấu hao tài sản cố định
Dự phòng nợ phải thu khó đòi
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

1.1.5.1 Ước tính chi phí phải trả
Các cơ sở dẫn liệu/mục tiêu kiểm toán bị ảnh hưởng bởi ước tính chi phí phải trả
bao gồm:



Hiện hữu: Các khoản chi phí đã thực sự phát sinh hay chưa, thực sự liên
quan đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp hay không
11







Đầy đủ: Đã được ghi chép đầy đủ hay chưa, đã được trích đầy đủ vào chi
phí trong kì hay chưa
Chính xác: Các khoản trích trước đã được tính toán đúng dựa trên những cơ
sở hợp lí hay chưa, các ghi chép có đảm bảo tính chính xác hay không
Đúng kì: Các khoản chi phí được ghi nhận đúng kì kế toán hiện tại
Trình bày và thuyết minh: các khoản chi phí được trình bày đầy đủ, hợp lí
và đúng đắn theo đúng chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ tài chính
hiện hành.

1.1.5.2 Khấu hao tài sản cố định
Các cơ sở dẫn liệu/mục tiêu kiểm toán bị ảnh hưởng bởi ước tính khấu hao tài sản
cố định bao gồm:










Hiện hữu: Tất cả TSCĐ được doanh nghiệp trích lập khấu hao trong kì kế
toán hiện hành thực sự còn hoạt động và phục vụ cho mục đích sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp
Đầy đủ: Các tài sản cố định và chi phí khấu hao kèm theo được ghi chép
đầy đủ bởi doanh nghiệp hay chưa, đã được tính khấu hao đầy đủ hay chưa
Chính xác: Các khoản khấu hao đã được tính toán có được tính vào chi phí
của doanh nghiệp hợp lí hay không, cách tính toán có hợp lí, đúng đắn hay
không
Đánh giá và phân bổ: Chi phí khấu hao được tính toán có được hạch toán
chính xác và thể hiện đầy đủ trên BCTC của doanh nghiệp hay chưa, đã
đúng đố;i tượng chịu chi phí hay chưa
Đúng kì: Các khoản chi phí khấu hao được ghi nhận đúng kì kế toán hiện tại

1.1.5.3 Dự phong nợ phải thu khó đoi
Các cơ sở dẫn liệu/mục tiêu kiểm toán bị ảnh hưởng bởi khoản mục dự phòng nợ
phải thu khó đòi bao gồm:









Hiện hữu: Các khoản nợ quá hạn yêu cầu phải lập dự phòng nợ phải thu khó
đòi của doanh nghiệp là thực sự tồn tại, thực sự đủ điều kiện để lập dự
phòng (là khoản nợ khó đòi) vào thời điểm doanh nghiệp lập BCTC
Đầy đủ: Các khoản nợ phải thu nghi ngờ không thu hồi lại được đều được

lập dự phòng bởi doanh nghiệp
Chính xác: Các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi có được ghi nhận
đúng, lập dự phòng đúng hay không, có được tính toán số phát sinh và số dư
đúng hay không, có được ghi nhận vào khoản chi phí chính xác hay không
Đánh giá và phân bổ: Cơ sở để đánh giá và trích lập dự phòng được doanh
nghiệp áp dụng phải hợp lí, chính xác và phù hợp với chính sách kế toán
Việt Nam hiện hành
Trình bày và thuyết minh: Trình bày hợp lí và chính xác trên BCTC và
thuyết minh BCTC của doanh nghiệp theo quy định kế toán hiện hành

1.1.5.4 Dự phong giảm giá hàng tôn kho
12


Các cơ sở dẫn liệu/mục tiêu kiểm toán bị ảnh hưởng bởi khoản mục dự phòng giảm
giá hàng tồn kho bao gồm:






Hiện hữu: Các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được trình bày trên
BCTC của doanh nghiệp là thật sự có thật
Đầy đủ: Các khoản dự phòng được xác định, lập và trình bày đầy đủ trên
BCTC/thuyết minh BCTC của doanh nghiệp
Chính xác: phương pháp lập dự phòng, tính toán, ghi chép của khoản mục
phải được đảm bảo về tính đúng đắn, chính xác.
Đánh giá: Cách tính/lập dự phòng của doanh nghiệp phù hợp với chế độ kế
toàn hiện hành.

Trình bày và thuyết minh: được trình bày đúng và đủ trên BCTC/thuyết
mình BCTC của doanh nghiệp trong phần dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

1.2 Thu t uc kiểm toan cac khoản ươc tính kê toan theo yêu c ầu chu ẩn m ực
kiểm toan Việt Nam (VSA) số 540
1.2.1 Giai đoan chuân bi kiêm toán
Trong giai đoạn này, kiểm toán viên cần nắm được các thủ tục, phương pháp mà
đơn vị sử dụng khi lập các ước tính kế toán để xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của
các thủ tục kiểm toán các ước tính kế toán
1.2.2 Giai đoan tiến hành kiêm toán
Trong giai đoạn này, kiểm toán viên cần phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm
toán thích hợp để có thể kết luận về tính hợp lí của các ước tính kế toán trong từng trường
hợp cụ thể.
Khi kiểm toán các khoản ước tính kế toán, các bằng chứng thường khó thu thập
hơn và có tính thuyết phục thấp hơn những bằng chứng của các chỉ tiêu khác trong BCTC.
Do đó, trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên cần áp dụng một hay kết hợp các phương
pháp sau trong quá trình kiểm toán các ước tính kế toán:




Xem xét và kiểm tra quá trình lập các ước tính kế toán của đơn vị;
Kiểm toán viên lập một ước tính độc lập để so sánh với ước tính của đơn vị;
Xem xét sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính nhưng trước
ngày lập báo cáo kiểm toán để xác nhận các ước tính kế toán đã lập.

1.2.2.1 Xem xét và kiểm tra quá trình lập các ước tính kế toán của đơn vị
Các bước thực hiện việc xem xét và kiểm tra quá trình lập các ước tính k ế toán
của đơn vị, gồm:



Kiểm tra các số liệu và xem xét các giả định dùng làm c ơ sở lập ước
tính kế toán.

13








Đối chiếu các số liệu và các giả định với các qui định có liên quan
hoặc kinh nghiệm thực tế của các đơn vị trong cùng ngành, cùng địa
phương.
Kiểm tra các tính toán liên quan đến ước tính kế toán.
So sánh ước tính kế toán đã lập của các kỳ kế toán tr ước v ới k ết qu ả
thực tế của các kỳ đó
Xem xét thủ tục phê duyệt ước tính kế toán của Giám đốc.

a. Kiểm tra số liệu và xem xét các giả định
Kiểm toán viên phải đánh giá sự chính xác, đầy đủ và thích hợp của cá dữ liệu dùng
làm cơ sở để lập các ước tính kế toán. Khi sử dụng số liệu kế toán để lập các ước tính kế
toán, phải kiểm tra tính nhất quán của số liệu đó với những số liệu đã được phản ánh trong
sổ kế toán. Ví dụ, để kiểm tra số liệu dự phòng phải thu khó đòi, kiểm toán viên phải thu
thập các bằng chứng kiểm toán chứng minh các dữ liệu liên quan đến các khoản nợ quá
hạn đó như: giá trị khoản nợ, tuổi nợ, thời gian quá hạn,…
Ngoài ra, do các ước tính kế toán thường liên quan trực tiếp đến kết quả kinh doanh
và nghĩa vụ thuế TNDN với Nhà nước nên dễ bị xử lí chủ quan theo hướng có lợi cho đơn

vị, kiểm toán viên cần phải thu thập bằng chứng kiểm toán từ bên ngoài đơn vị để đảm bảo
các dữ liệu mà đơn vị sử dụng để lập các ước tính kế toán vẫn còn thích hợp. Ví dụ, khi
kiểm tra chỉ tiêu dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nếu đơn vị tính chỉ tiêu này bằng cách
tham khảo mức tiêu thụ dự kiến trong tương lai thì ngoài việc kiểm tra các dữ liệu liên
quan trong đơn vị (như mức tiêu thụ trước đây, đơn đặt hàng đã kí, chiều hướng tiếp thị,
…), kiểm toán viên còn phải thu thập các bằng chứng từ kế hoạch tiêu thụ của ngành, các
phương pháp đơn vị khác trong ngành áp dụng và phân tích về thị trường. Tương tự như
vậy, khi kiểm tra cá ước tính kế toán do đơn vị lập về những ảnh hưởng do các vụ kiện
tụng, khiếu nại, kiểm toán viên sẽ phải tìm các bằng chứng bằng cách liên hệ với luật sư
của đơn vị, thu thập các quyết định của tòa án…
Trường hợp xem xét các ước tính kế toán phức tạp có liên quan đến kĩ thuật chuyên
ngành, kiểm toán viên phải sử dụng tư liệu của chuyên gia kĩ thuật. Ví dụ, khi ước lượng
hàm lượng khoáng sản trong quặng, kiểm toán viên phải sử dụng tư liệu của chuyên gia
ngành thăm dò địa chất.
Kiểm toán viên phải đánh giá các dữ liệu mà đơn vị đã dùng làm cơ sở lập các ước
tính kế toán cũng như đánh giá tính thích hợp của các giả định mà đơn vị sử dụng để lập
ước tính kế toán. Trong một số trường hợp, các giả định được căn cứ vào số liệu thống kê
của ngành hay Nhà nước, ví dụ: Tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng. Trong trường
hợp khác, các giả định được dựa trên các dữ liệu phát sinh trong nội bộ đơn vị.
Khi đánh giá các giả định làm cơ sở lập ước tính kế toán, kiểm toán viên phải xem
xét các giả định này:



Có hợp lý so với kết quả thực tế của các kỳ kế toán trước hay không;
Có nhất quán với các giả định đã được sử dụng để lập các ước tính kế toán
khác hay không;
14





Có nhất quán với kế hoạch đã được đơn vị vạch ra hay không.

Kiểm toán viên phải đặc biệt lưu ý đến những giả định dễ thay đổi, chủ quan hoặc
dễ có sai sót trọng yếu.
Kiểm toán viên phải kiểm tra để đảm bảo các dữ liệu được đơn vị sử dụng để lập
các ước tính kế toán vẫn còn thích hợp. Để thực hiện việc này, kiểm toán viên phải sử dụng
những hiểu biết của mình về kết quả tài chính của đơn vị trong các kỳ kế toán trước; các
phương pháp được đơn vị khác trong ngành áp dụng và những kế hoạch dự tính trong
tương lai mà đơn vị đã trình bày với kiểm toán viên.
Đối với các số liệu và giả định đã qui định trong các văn bản pháp luật liên quan (ví
dụ thời gian sử dụng hữu ích làm cơ sở trích khấu hao TSCĐ) thì kiểm toán viên phải đối
chiếu giữa qui định với giả định do đơn vị đã sử dụng để lập ước tính kế toán.
b. Kiểm tra các tính toán liên quan đến ước tính kế toán
Kiểm toán viên phải kiểm tra phương pháp tính toán mà đơn vị đã sử dụng để lập
ước tính kế toán liên quan đến BCTC. Nội dung, lịch trình và phạm vi các thử nghiệm của
kiểm toán viên tùy thuộc vào độ phức tạp của việc tính toán ước tính kế toán, sự đánh giá
của kiểm toán viên về các thủ tục và phương pháp mà đơn vị sử dụng để lập ước tính và
tính trọng yếu của các ước tính kế toán.
c. So sánh ước tính kế toán đã lập của các kỳ kế toán tr ước v ới k ết qu ả th ực t ế
của các kỳ đó.
Khi đơn vị được kiểm toán đồng ý cho kiểm tra sổ sách kế toán năm tài chính
trước, thì kiểm toán viên phải so sánh các ước tính kế toán đã lập trong kỳ kế toán trước
với kết quả thực hiện của kỳ kế toán đó, nhằm:




Thu thập bằng chứng về độ tin cậy nói chung đối với phương pháp lập ước

tính kế toán của đơn vị;
Xem xét sự cần thiết phải điều chỉnh phương pháp ước tính;
Tính toán và đánh giá sự chênh lệch giữa kết quả thực hiện với ước tính kế
toán trong kỳ, khi cần thiết phải điều chỉnh hoặc trình bày trong thuyết minh
BCTC.

d. Xem xét các thủ tục phê duyệt ước tính kế toán của Giám đốc
Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị thường soát xét và phê duyệt các ước tính
kế toán quan trọng. Kiểm toán viên phải xem xét việc soát xét và phê duyệt các ước tính kế
toán quan trọng của các cấp quản lý có thích hợp hay không và điều đó có được thể hiện
trong các tài liệu làm cơ sở cho việc lập ước tính kế toán chưa?
1.2.2.2 Kiểm toán viên lập một ước tính độc lập
Kiểm toán viên có thể tự lập hoặc thu thập một ước tính kế toán độc lập và so sánh
kết quả ước tính độc lập đó với ước tính kế toán do đơn vị lập. Khi sử dụng kết quả ước
tính độc lập, kiểm toán viên phải đánh giá các dữ liệu, xem xét các giả định và kiểm tra các
15


thủ tục tính toán được sử dụng trong quá trình lập ước tính kế toán. Kiểm toán viên cũng
có thể so sánh các ước tính với kết quả thực tế của các kỳ kế toán trước đó.
1.2.2.3 Xem xét sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính
Các nghiệp vụ và sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính nhưng trước
ngày lập báo cáo kiểm toán có thể cung cấp các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến
việc lập các ước tính kế toán của đơn vị được kiểm toán. Việc kiểm toán viên soát xét các
nghiệp vụ và sự kiện trên có thể giúp họ giảm bớt hoặc thậm chí không phải thực hiện việc
soát xét và kiểm tra quá trình lập ước tính kế toán của đơn vị hoặc sử dụng một ước tính
độc lập để đánh giá tính hợp lý của các ước tính kế toán.
1.2.3 Giai đoan hoàn thành kiêm toán
Kiểm toán viên phải đánh giá lại lần cuối cùng tính hợp lý của các ước tính kế toán
dựa vào những hiểu biết của mình về đơn vị và tính nhất quán của các ước tính kế toán với

các bằng chứng kiểm toán khác đã thu thập được trong quá trình kiểm toán.
Kiểm toán viên phải xác định các nghiệp vụ trọng yếu xảy ra sau ngày kết thúc năm
tài chính có ảnh hưởng đến các dữ liệu và giả định đã sử dụng để lập ước tính kế toán.
Do tính không chắc chắn vốn có trong các ước tính kế toán nên việc đánh giá các
chênh lệch, khác biệt khi kiểm toán các ước tính kế toán là khó hơn so với khi thực hiện
kiểm toán những chỉ tiêu khác. Khi có sự chênh lệch giữa giá trị ước tính của kiểm toán
viên với giá trị ước tính trong BCTC, thì kiểm toán viên phải cân nhắc xem sự chênh lệch
này có cần điều chỉnh hay không? Nếu sự chênh lệch này là hợp lý hoặc không trọng yếu
thì không cần phải điều chỉnh. Tuy nhiên, nếu kiểm toán viên xét thấy sự chênh lệch này
không hợp lý hoặc làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC thì có thể yêu cầu đơn vị điều
chỉnh lại các ước tính kế toán có liên quan. Nếu đơn vị từ chối điều chỉnh lại thì sự chênh
lệch đó sẽ được coi là một sai sót và sẽ được xem xét cùng với các sai sót khác để đánh giá
mức độ ảnh hưởng của chúng đến BCTC có trọng yếu hay không.
Trường hợp từng khoản chênh lệch của các ước tính kế toán riêng lẻ được coi là
chấp nhận được nhưng nếu kết hợp các chênh lệch này lại sẽ tạo ra ảnh hưởng trọng yếu
đến BCTC thì kiểm toán viên phải đánh giá lại toàn bộ các ước tính kế toán đó trong một
tổng thể thống nhất.

16


CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM
2.1 Giơi thiệu chung vê công ty TNHH Deloitte Việt Nam
2.1.1 Lich sư hinh thành và phát triên của công ty
2.1.1.1 Deloitte toàn cầu và khu vực Đông Nam Á
Deloitte Touche Tohmatsu Global (gọi tắt là DTT) là m ột trong bốn hãng ki ểm
toán và tư vấn hàng đầu thế giới (BigFour). DTT hoạt động với mạng l ưới rộng khắp
trên 150 quốc gia (tính đến thời điểm 31/12/2017) với trên 263.900 nhân viên, DTT
luôn cung cấp các dịch vụ với nguồn lực đẳng cấp thế giới và các chuyên gia hàng
đầu trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn.

Công ty Deloitte Touche Tohmatsu Services, Inc. được đồng sáng l ập b ởi
William Wetch Deloitte, George Touch and Nobuzo Tohmatsu. Tên c ủa công ty là s ự
kết hợp từ tên của ba người đồng sáng lập này nhằm tưởng nhớ đến công lao c ống
hiến của họ.
Năm 1845, ông William Wetch Deloitte thành lập văn phòng ki ểm toán đầu tiên
ở London. Năm 1990, ông cùng với ông George Touche cùng t ạo nên Deloitte &
Touche và tiếp tục kết hợp với ông Nobuzo Tohmatsu để cùng thành l ập công ty
Deloitte Touche Tohmatsu vào năm 1993. Năm 2010 đánh d ấu cột m ốc quan tr ọng
khi Deloitte Touche Tohmatsu Services, Inc. tr ở thành công ty đa qu ốc gia, cung c ấp
các dịch vụ về kiểm toán, tư vấn tài chính, thuê, dịch vụ đào tạo và quản lý nguồn lực
cho hơn 1/5 các tập đoàn lớn trên thế gi ới, các công ty, t ổ ch ức đang trong giai đo ạn
phát triển mạnh mẽ.
Deloitte Đông Nam Á gồm các hãng thành viên của công ty DTT ho ạt đ ộng r ộng
khắp 11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, gồm có: Brunei, Campuchia, Guam,
Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Lào và Vi ệt Nam v ới
290 Partners và hơn 7,400 nhân viên. Deloitte Đông Nam Á cho phép các hãng thành
viên tận dụng và kết hợp với các nguồn lực để phục vụ khách hàng và th ị tr ường
trong khu vực hoạt động để nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp đ ến khách hàng
một cách tốt nhất.
2.1.1.2 Deloitte Việt Nam
Theo quyết định số 165-TC/QĐ.TCCB của Bộ trưởng Bộ tài chính ngày
13/05/1991, công ty kiểm toán Việt Nam (“VACO”) – nay là Deloitte Vi ệt Nam chính
thức được thành lập. Đây được xem là công ty ki ểm toán và t ư v ấn tài chính đ ầu tiên
tại Việt Nam.
Tháng 04 năm 1994, VACO thành lập liên doanh v ới DTT. Phòng d ịch v ụ qu ốc
tế của VACO - ISD được DTT công nhận là thành viên chính th ức t ại Vi ệt Nam vào
ngày 01/10/1997, mở ra một thời kỳ phát tri ển vượt bậc về cả l ợi th ế c ạnh tranh
lẫn chuyên môn nghề nghiệp, có thể so sánh với các công ty ki ểm toán l ớn khác trên
toàn thế giới.
17



Ngày 07/05/2007, sau khi hoàn thành mô hình chuyển đổi s ở h ữu và qu ản lý,
VACO đã chính thức trở thành thành viên chính thức c ủa Deloitte Đông Nam Á, và đ ổi
tên thành công ty TNHH Deloitte Việt Nam như hi ện nay theo Gi ấy ch ứng nh ận đăng
ký kinh doanh số 010203181 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành ph ố Hà N ội, c ấp ngày
18/10/2007. Trụ sở chính của Deloitte Việt Nam được đặt t ại Hà N ội và cùng đó là
văn phòng chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Deloitte Việt Nam kể từ khi được thành lập chính thức đã thay đ ổi hoàn toàn
diện mạo của VACO Việt Nam. Trên nền tảng có sẵn, Deloitte Vi ệt Nam ti ếp t ục k ế
thừa những thành quả và thị trường hoạt động mà VACO đã tạo lập trong kho ảng
thời gian 20 năm và cải thiện, phát triển vượt bậc v ới sự đầu tư thông qua vi ệc
tuyển thêm nhiều chuyên gia quốc tế đến Việt Nam nhằm đào tạo, xây dựng đội ngũ
nhân viên, cải thiện môi trường làm việc. Bên cạnh đó, vi ệc tr ở thành thành viên
chính thức của Deloitte toàn cầu nói chung và Deloitte Đông Nam Á nói riêng, các
chiến lược phát triển, tầm nhìn và mục tiêu hoạt động cũng nh ư các loại hình d ịch
vụ, môi trường đều tuân theo phong cách của Deloitte toàn cầu, đ ồng nhất v ới các
chuẩn mực quốc tế, tạo nên một môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp.
Sự kết hợp giữa VACO và Deloitte đã và đang mang lại c ơ h ội cho khách hàng,
đối tác cũ của VACO, được hưởng các dịch vụ với chất lượng tốt hơn, đạt chuẩn quốc
tế với danh tiếng của một công ty hàng đầu thế gi ới. Với những gì đã thực hi ện trong
20 năm qua, Deloitte hứa hẹn sẽ tiếp tục là một trong nh ững hãng ki ểm toán và t ư
vấn hàng đầu thị trường Việt Nam trong các năm tới.
2.1.2 Sơ đồ cơ câu tô chưc công ty
Deloitte Việt Nam cung cấp dịch vụ cho lượng lớn khách hàng trên mọi miền đất
nước với hai trụ sở chính ở Hà Nội và ở Hồ Chí Minh. Đứng đầu công ty là tổng giám đốc
chịu trách nhiệm giám sát tất cả các hoạt động của các phòng ban trong công ty. Điều hành
mỗi phòng có các chủ phần hùn (Patner) trong và ngoài nước có nhiều kinh nghiệm, kiến
thức chuyên môn để đảm bảo Deloitte hoạt động theo một tiêu chuẩn thống nhất, hiệu quả
nhất.

Ngoài ra, còn có các phòng như công ty cung cấp dịch vụ thông thường như: phòng
nhân sự, phòng công nghệ thông tin, phòng tài chính,… giúp tạo nên một cơ cấu tổ chức
hoàn chỉnh luôn đảm bảo cho Deloitte Việt Nam được hoạt động một cách nhịp nhàng,
hiệu quả.
Sau đây người viết xin được trình bày sơ đồ cơ cấu tổ chức của các bộ phận trong
công ty TNHH Deloitte Việt Nam như sau:

18


Bộ phận kiểm toán:
Đại diện Kiểm toán Đông Nam Á (SEA FAS Leader)

Giám đốc điều hành (CEO)

Đại diện Kiểm toán quốc gia (Nation FAS Leader)

Thư ký (Secretary)

Văn phòng Hà Nội
Các phòng hỗ trợ

Văn phòng chi nhánh TP. HCM

Các phòng hỗ trợ chi nhánh TP. HCM

Bộ phận thuế:
Giám đốc điều hành (CEO)

Đại diện Thuế Đông Nam Á (SEA Tax Leader)


Thư ký (Secretary)

Đại diện Thuế quốc gia (Nation Tax Leader)

Văn phòng Hà Nội

Các phòng hỗ trợ

Văn phòng chi nhánh TP. HCM

Các phòng hỗ trợ chi nhánh TP. HCM

19


Bộ phận tư vấn tài chính
Đại diện Tư vấn tài chính Đông Nam Á (SEA FAS Leader)

Thư ký (Secretary)

Giám đốc điều hành (CEO)

Đại diện Tư vấn tài chính quốc gia (Nation FAS Leader)

Văn phòng Hà Nội

Văn phòng chi nhánh TP. HCM
Các phòng hỗ trợ


Các phòng hỗ trợ chi nhánh TP. HCM

20


 Đội ngũ nhân sự
Được biết đến là một trong những công ty kiểm toán l ớn nh ất ở Vi ệt Nam,
Deloitte có lực lượng nhân viên lớn mạnh với hơn 700 nhân viên và h ơn 10 Partner ở
cả trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khi thành l ập, Deloitte đã luôn đ ề
cao việc không ngừng cải thiện và nâng cao trình độ chuyên môn c ủa nhân viên
thông qua các chương trình đào tạo, các khóa học của các n ước đứng đ ầu trong lĩnh
vực kiểm toán và tư vấn.
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH Deloitte Việt Nam gồm có:
• Hội đồng thành viên và Chủ tịch Hội đồng thành viên
• Hội đồng thành viên điều hành
• Ban Kiểm soát của Hội đồng thành viên
• Các Ủy ban giám sát thuộc Hội đồng thành viên điều hành
• Ban Giám đốc điều hành, Ban Giám đốc, Tổng Giám đốc
• Chủ tịch/Tổng Giám đốc các công ty thành viên
2.1.3 Tông quan vê các dich vụ Deloitte Việt Nam cung câp
2.1.3.1 Dịch vụ kiểm toán
-

Kiểm toán BCTC cho mục đích thuế hay phục vụ mục đích đặc biệt.
Kiểm toán tuân thủ
Kiểm toán hoạt động, soát xét thông tin trên BCTC.
Kiểm toán thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước.
21



2.1.3.2 Dịch vụ kiểm soát rủi ro doanh nghiệp
- Soát xét và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Kiểm soát, đánh giá rủi ro hệ thống công nghệ thông tin.
2.1.3.3 Dịch vụ tư vấn thuế
-

Thực hiện khai báo và tư vấn thuế liên quốc gia.
Tư vấn thuế cho việc mua bán công ty, làm thủ tục chuyển giá.
Soát xét sự tuân thủ luật thuế của doanh nghiệp.
Hỗ trợ nhà đầu tư tham gia thị trường, hoạch định chiến lược thuế.

2.1.3.4 Dịch vụ đào tạo và quản lý nguôn nhân lực
- Tổ chức nguồn nhân lực.
- Quản lý nguồn nhân lực.
2.1.3.5 Các dịch vụ tư vấn tài chính và rủi ro khác
-

Tư vấn huy động vốn, tư vấn doanh nghiệp.
Soát xét toàn diện hoạt động doanh nghiệp.
Dịch vụ tư vấn và cung cấp giải pháp doanh nghiệp.
Tư vấn mua bán, sát nhập, giải thể doanh nghiệp và tư vấn nghiên c ứu thị
trường.

22


2.2 Phần mêm hô trơ công việc kiểm toan đươc sư dung tại Deloitte
2.2.1 Phân mêm EMS
Năm 2016 DTT triển khai hệ thống phần mềm kiểm toán mới là phần mềm
Engagement Management System (EMS) với những lợi thế, tính năng vượt trội hơn so với

phần mềm cũ là AS2, giúp kiểm toán viên quản lý từng hợp đồng kiểm toán hiệu quả hơn
và thuận lợi hơn. Tuy nhiên, do chỉ mới là năm đầu áp dụng phần mềm này, cho nên vẫn
còn nhiều hợp đồng kiểm toán tại Deloitte Việt Nam vẫn còn đang sử dụng phần mềm cũ.
Bắt đầu từ năm 2017, Deloitte Việt Nam sẽ chính thức chuyển đổi hoàn toàn sang hệ thống
EMS.
Cũng tương tự như AS2, quy trình kiểm toán BCTC cũng được xây dựng bao gồm
5 bước tại EMS.
Danh mục hồ sơ kiểm toán năm (current file) của EMS có một sự khác biệt so với
AS2, với sự thay đổi toàn bộ hệ thống số như sau:


00000 Engagement profile and quality monitoring



10000 Plan



21000 Perform non-account specific procedures



22000 Other audit programs



23000 Assets




24000 Liabilities



25000 Equity



26000 Revenue and expenses



27000 Disclosures



28000 Perform procedures on financial statements



29000 Evaluate



30000 Conclude.

Tương tự như AS2, những phần mềm hỗ trợ sử dụng EMS là excel, word,.. đều là
những chương trình quen thuộc, gần gũi với người sử dụng.
Điều đặc biệt nổi trội của EMS hơn phần mềm AS2 đó là phần mềm sẽ cung cấp

cho người dùng chế độ kết nối lên cùng một server để mọi thành viên có thể biết được tiến
độ làm việc của nhau để có thể kiểm soát một cách hiệu quả hơn cuộc kiểm toán. Trong khi
đó, ở phần mềm cũ AS2, để biết được một thành viên đã làm việc được đến đâu, thành viên
đó cần gửi mail phần hành của mình đến tất cả các thành viên trong nhóm.
23


CHƯƠNG III: THƯC TRẠNG QUY TRINH KIỂM TOÁN CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DELOITTE VIETNAM
3.1 Giơi thiệu chung vê quy trinh ki ểm toan Bao cao tài chính tại Deloitte
Vietnam
3.1.1 Giai đoan lâp kế hoach kiêm toán
Khi bắt đầu một cuộc kiểm toán, các kiểm toán viên sẽ b ắt đ ầu b ằng vi ệc
tìm hiểu về khách hàng của mình với mục đích đánh giá r ủi ro cũng nh ư có cái nhìn
tổng quan về tình hình doanh nghiệp. Dựa vào các thông tin thu th ập đ ược và s ử
dụng các xét đoán chuyên môn/nghề nghiệp của mình, các kiểm toán viên cao c ấp sẽ
quyết định kí hợp đồng với khách hàng và đưa ra m ức độ r ủi ro cho cuộc ki ểm toán.
Các mức độ phân loại mức rủi ro bao gồm các mức độ sau:







“Lower risk and not relying on control”
“Lower risk and relying on control”
“Higher risk and not relying on control”
“Higher risk and relying on control”
“Significant risk and not relying on control”

“Significant risk and relying on control”

Sau khi đã xác định được rủi ro của cuộc ki ểm toán, ki ểm toán viên xem xét,
đánh giá sai sót tiềm tàng để từ đó đưa ra các bước ti ếp theo nh ằm ph ục v ụ cho vi ệc
lập kế hoạch kiểm toán. Trong những trường hợp mà vấn đề khá phức t ạp và đòi
hỏi trình độ chuyên môn ở các lĩnh vực mà ki ểm toán viên ch ưa đ ược đào t ạo, ch ủ
nhiệm kiểm toán có thể bố trí mời một chuyên gia am hi ểu t ường t ận v ề v ấn đ ề đó
để hỗ trợ cho các kiểm toán viên có được những thông tin, những bằng chứng ki ểm
toán phù hợp và hữu ích nhất (nếu cần thi ết). Khi đưa ra quy ết đ ịnh d ựa vào h ệ
thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, đồng nghĩa với vi ệc kiểm toán viên sẽ ph ải th ật
sự cẩn trọng trong việc sử dụng các bằng chứng là cơ s ở cho việc ra quy ết đ ịnh c ủa
mình.
3.1.1.1 Lập kế hoạch chiến lược
Kiểm toán viên cao cấp sẽ xác định phương hướng tiếp cận cuộc kiểm toán, dựa
trên xét đoán nghề nghiệp của mình đưa ra các vấn đề quan trọng cần lưu ý, cần tập trung
trong quá trình kiểm toán.
3.1.1.2 Xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng thể
Ở bước này bao gồm các công việc mà kiểm toán viên sẽ phải thực hiện như sau:
Đầu tiên kiểm toán viên sẽ tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng và tiến
hành thảo luận với Ban giám đốc của khách hàng để nắm được các thông tin về ngành
nghề kinh doanh, điều kiện kinh doanh, kế hoạch sản xuất kinh doanh, các rủi ro mà công
ty đang gặp phải (cả rủi ro về kinh tế, pháp luật và rủi ro trong ngành nghề, về đối thủ cạnh

24


tranh..), bên cạnh đó, kiểm toán viên cũng sẽ tìm hiểu về các chính sách kế toán của đơn
vị, và các nhân viên chủ chốt của công ty.
Qua việc tìm hiểu trên, kiểm toán viên sẽ:





Xác định các quy trình kiểm soát quan trọng
Tìm hiểu về quy trình kiểm soát
Làm cơ sở cho việc xác định, đánh giá rủi ro.

Thứ hai, kiểm toán viên sẽ tiến hành tìm hiểu về môi trường kiểm soát của đơn vị.
Chủ yếu ở bước này là xem xét và đánh giá liệu có nên tin tưởng vào hệ thống kiểm soát
nộ bộ của đơn vị là đã hoạt động hữu hiệu và hiệu quả chưa, có ngăn chặn và phát hiện các
sai sót, gian lận phát trình trong hoạt động kinh doanh hằng ngày của đơn vị hay không.
Mọi cuộc kiểm toán Deloitte đều quan tâm đến vấn đề này dựa vào các yếu tố như sau:




Kiểm toán viên cần phải cân đối về vấn đề lợi ích và chi phí, về công sức và
thời gian để xem xét, xác định có nên thực hiện thử nghiệm kiểm soát hay
không.
Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng có đáng tin cậy hay không để
kiểm toán viên có thể giảm bớt việc kiểm tra chi tiết, nếu như kiểm toán
viên quyết định dựa vào hệ thống kiểm soát của đơn vị, cỡ mẫu cần kiểm tra
sẽ giảm đi khá nhiều.

3.1.1.3 Xây dựng chương trình kiểm toán
Ở phần mềm EMS, kiểm toán viên sẽ trình bày phần rủi ro tiềm tàng, mục tiêu
kiểm toán cùng với các thủ tục kiểm toán cho mỗi khoản mục ở phần rủi ro có sai sót trọng
yếu (Risks of Material Misstatement).

Hình ảnh minh họa về Risks of Material Misstatement ở phần mềm EMS

3.1.2 Giai đoan thực hiện kiêm toán
25


×