Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

B GIAO DC VA DAO TO TRNG DI HC QU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

SVTT
Lớp
Mã số SV
Niên khóa

: TẠ THỊ PHƢƠNG TÂM
: 11DH_QT2
: 111404029
: 2011 -2015

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 11 Năm 2014


--- LỜI CẢM ƠN--
Đƣợc thƣc tập tại Tòa án nhân dân Quận Phú Nhuận là một khoảng
thời gian vô cùng quý báu mà ban lãnh đạo nhà trƣờng cùng quý thầy cô
khoa quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện để em đƣợc tiếp cận thực tế
qua quá trình học tập.
Em xin cảm ơn ban lãnh đạo, cùng các cô chú tại Tòa án nhân dân
quận Phú Nhuận đã hết lòng chỉ dẫn và giúp đỡ để em hiểu rõ hơn môi
trƣờng làm việc tại Tòa án và áp dụng những gì mình đƣợc học vào thực
tế
Và hơn hết em xin cảm ơn giáo viên hƣớng dẫn cô Nguyễn Đỗ
Ngọc Linh đã tận tâm hỗ trợ, trực tiếp hƣớng dẫn em hoàn thành bài báo


cáo thực tập này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô
cùng các cô chú tại Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận luôn dồi dào sức
khoẻ, niềm vui và thành công trong công việc.

Sinh viên thực tâp

TẠ THỊ PHƢƠNG TÂM


--- NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN --
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................

..........................................................................................................................



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


 BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự
 BLDS: Bộ luật dân sự
 TTDS: Tố tụng dân sự
 PLTTGQCVADS: pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
 TA: Tòa án
 TAND: Tòa án nhân dân
 HĐXX: Hội đồng xét xử
 VKS: Viện kiểm sát
 UBTVQH: Uỷ ban thƣờng vụ quốc hội
 Tp: Thành phố
 HĐND: Hội đồng nhân dân
 PTNT: phát triển nông thôn


MỤC LỤC
...  ...
LỜI CẢM ƠN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHẤM
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THỰC TẬP
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TAND QUẬN PHÚ NHUẬN


1

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của TAND quận Phú Nhuận

1

1.2. Chức năng và nhiệm vụ giải quyết tranh chấp dân sự của TAND
quận Phú Nhuận

2

1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh án TAND quận Phú Nhuận

3

1.4. Hệ thống cơ cấu tổ chức và tổng quan về tình hình nhân sự

3

1.5. Một số thành tích đạt đƣợc từ năm 2011 – 2014

4

CHƢƠNG 2. TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ
TẠI TAND QUẬN PHÚ NHUẬN

4

2.1. Tìm hiểu về tranh chấp dân sự tại TAND quận phú nhuận


4

2.1.1. Khái niệm tranh chấp dân sự

4

2.1.2. Những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND
quận Phú Nhuận

5

2.2. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp sơ thẩm vụ án dân sự tại TAND
quận Phú Nhuận
2.2.1. Khởi kiện

6
6

2.2.1.1. Ngƣời khởi kiện phải là ngƣời có năng lực pháp luật TTDS
và năng lực hành vi TTDS

6

2.2.1.2. Thời hiệu khởi kiện

8

2.2.1.3. Hồ sơ khởi kiện


9

2.2.1.4. Thủ tục nhận đơn kiện

11


2.2.1.5. Sửa đổi bổ sung đơn kiện

11

2.2.1.6. Án phí

12

2.2.2. Thụ lý đơn

14

2.2.3. Hòa giải và chuẩn bị xét xử

14

2.2.4. Xét xử sơ thẩm

16

2.2.5. Nghị án và tuyên án

17


2.3. Quá trình giải quyết tranh chấp dân sự ở TA nhân quận Phú Nhuận

18

2.3.1. Số liệu thông tin các vụ án

18

2.3.2. Một số vụ án điển hình

19

2.4. Đánh giá thực tiễn giải quyết vấn đề giải quyết dân sự

39

2.4.1. Đánh giá chung

39

2.4.2. Nhận xét

41

CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

43

3.1. Về lập pháp


43

3.2. Về áp dụng pháp luật

45

3.3. Về công tác cán bộ

45

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


 LỜI NÓI ĐẦU 
---0--Tranh chấp dân sự là những mẫu thuẫn, bất hòa về quyền và nghĩa vụ hợp
pháp giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự và kinh tế. Có thể nói
tranh chấp dân sự là tranh chấp phổ biến nhất trong đời sống, xã hội hiện nay.
Khác với giải quyết vụ án hình sự, các tranh chấp dân sự các bên có thể tự
thỏa thuận và hòa giải với nhau, trƣờng hợp mâu thuẫn không thể giải quyết, các
bên có thể nhờ đến pháp luật.
Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp dân sự là một trong số những nguyên tắc
cơ bản nhất của Bộ luật tố tụng dân sự 2011 nhằm giúp đỡ, hỗ trợ mọi ngƣời cũng
nhƣ các cơ quan pháp luật giải quyết các tranh chấp dân sự pháp sinh. Bên cạnh
những mặt tích cực, Bộ luật tố tụng dân sự cũng còn nhiều mặt hạn chế, bất cập.
Với để tài: “Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân
quận Phú Nhuận”. Em mong muốn đƣợc trình bày thực tiễn giải quyết tranh chấp
dân sự tại Tòa án, những thành tích đóng góp của Tòa án quận Phú Nhuận trong

thời gian qua và các mặt hạn chế cần khắc phục.
Do thời gian viết báo cáo có giới hạn, kinh nghiệm thực tế chƣa nhiều và kiến
thức còn hạn hẹp, vậy nên sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót trong bài báo
cáo, em rất mong đƣợc sự góp ý từ quý thầy cô để bài báo cáo của em có thể đƣợc
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TAND QUẬN PHÚ NHUẬN
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của TAND quận Phú Nhuận
TAND quận Phú Nhuận là một trong số 24 Tòa án quận, huyện của thành phố
Hồ Chí Minh
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới _
kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Nhà nƣớc Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa đã ra đời.
Ngay từ những ngày đầu, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đề ra nhiệm vụ tuyệt đối
của cách mạng vô sản là hủy bỏ hoàn toàn bộ máy nhà nƣớc và nền tƣ pháp cũ.
Xuất phát từ nhiệm vụ chiến lƣợc đó, ngày 13/9/1945 Chủ tịch chính phủ lâm thời
nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ký Sắc lệnh 33C thiết lập các Tòa án quân sự,
đánh dấu sự ra dời của ngành Tòa án Việt Nam.
Ngày 24/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh số 13 về tổ chức các Tòa
án và các ngạch thẩm phán gồm tòa án sơ cấp (ở các quận), đệ nhị cấp (cấp tỉnh) và
Tòa Thƣợng thẩm. Ngày 22/5/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 85-SL
cải cách bộ máy tƣ pháp và luật tố tụng. Theo 2 sắc lệnh số 13 và sắc lệnh số 85-SL
cùng yêu cầu cấp bách phải tiến hành xây dựng chính quyền cách mạng của nhân
dân ở các cấp để nhanh chóng ổn định tình hình chính trị, góp phần giữ vững an
ninh, trật tự an toàn xã hội, trấn áp bọn phản cách mạng, bảo vệ an toàn cơ sở vật
chất của Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ sự bình yên cho nhân dân của cả nƣớc nói
chung cũng nhƣ của quận Phú Nhuận nói riêng, năm 1976 Tòa án nhân dân quận
Phú Nhuận đã đƣợc thành lập.

Hàng năm, TAND quận Phú Nhuận đã giải quyết đạt và thành công nhiều vụ
án, đặc biệt là các vụ án dân sự. Trung bình mỗi năm, TAND quận Phú Nhuận giải
quyết trên dƣới 465 vụ án dân sự và hòa giải thành nhiều vụ án nhƣ hôn nhân gia
đình, tranh chấp tài sản…
Ngoài ra, TAND quận Phú Nhuận còn xét xử tốt sơ thẩm các vụ án hình sự.
Trong công tác cán bộ, TAND quận Phú Nhuận luôn không ngừng củng cố
bộ máy bố trí cán bộ quản lý, đào tạo chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho ngƣời
Trang 1


cán bộ. Đến nay, lực lƣợng thẩm phán, thƣ kí của tòa đều đạt trình độ cử nhân
luật, nhiều thẩm phán đã học xong cử nhân chính trị hoặc cử nhân chuyên ngành.
Tuy nhiên, trong những năm qua TAND quận Phú Nhuận cũng có một vài
trƣờng hợp thẩm phán, thƣ ký, cán bộ - công chức do thiếu tu dƣỡng, rèn luyện
phẩm chất, đạo đức đã vi phạm các quy định của ngành nên đã bị xử lý kĩ luật.
Lãnh đạo TAND quận Phú Nhuận đã nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm, đề ra
các biện pháp trong quản lý, điều hành đơn vị.
Trong những năm tới, TAND quận Phú Nhuận sẽ tiếp tục cố gắn phấn đấu
xây dựng Tòa án ngày càng vững mạnh, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị
trọng tâm mà Đảng và Nhà nƣớc đã giao cho.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ giải quyết tranh chấp dân sự của TAND quận
Phú Nhuận
TAND quận Phú Nhuận là một cơ quan xét xử của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (Điều 127, hiến pháp năm 1992) nên theo quy định tại Điều 1, Luật
tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, TAND quận Phú Nhuận có chức năng và nhiệm
vụ sau:


Xét xử sơ thẩm những vụ án dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình và
những vụ án khác do pháp luật quy định, trừ những việc mà đƣơng sự là

ngƣời nƣớc ngoài hoặc là ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài.



Trong phạm vi chức năng của mình, TAND quận Phú Nhuận có nhiệm vụ
bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ
tài sản của Nhà nƣớc, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh
dự và nhân phẩm của công dân.



Bằng hoạt động của mình, TAND quận Phú Nhuận góp phần giáo dục
công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn
trọng những quy tắc của cuộc sống, xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa
và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

Trang 2


1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh án TAND quận Phú Nhuận
1. Tổ chức hoạt động xét xử của TA.
2. Chủ tọa phiên tòa hoặc phân công thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
3. Báo cáo công tác của TA trƣớc HĐND cùng cấp với TAND cấp trên
Phó Chánh án giúp Chánh án làm nhiệm vụ
Thƣ ký và chuyên viên của TAND
1.4. Hệ thống cơ cấu tổ chức và tổng quan về tình hình nhân sự

CHÁNH ÁN

PHÓ CHÁNH ÁN


THẨM PHÁN

THƢ KÝ
VÀ NHÂN SỰ KHÁC
Các thành viên ban lãnh đạo:
- Chánh án:
- Phó chánh án:

Trần Thị Bích Thủy
Trần Đình Thu
Đỗ Phan

- Các thẩm phán:

Hồ Thị Lệ Thanh
Huỳnh Ngọc Tuyết
Bùi Quang Thắng
Trần Thị Thanh Trúc
Lê Tuấn Dƣơng
Phan Thị Tú Oanh
Đặng Mạnh Đoan Trang
Trang 3


- Thƣ ký:

16 ngƣời

- Nhân viên văn phòng, kế toán:


2 ngƣời

- Bảo vệ:

2 ngƣời

1.5. Một số thành tích đạt đƣợc từ năm 2011 – 2014
Trong những năm qua TAND quận Phú Nhuận luôn không ngừng củng cố
nâng cao đội ngũ cán bộ, tích cực tuyên truyền chủ trƣơng đƣờng lối chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc, góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm giữ
gìn an ninh trật tự bình yên cho nhân dân.
TAND quận Phú Nhuận là một trong những đơn vị có số lƣợng thụ lý án cao
so với các Tòa án quận, huyện tại Tp.Hồ Chí Minh. Năm 2013, TAND quận Phú
Nhuận đã thụ lý 1.863 vụ, đã giải quyết 1.592 vụ, đạt tỷ lệ giải quyết 85,5%, tăng
3,2% so với năm 2012. Loại án thụ lý nhiều nhất là hôn nhân và gia đình đạt tỷ lệ
37% (689 vụ), tiếp theo là án dân sự đạt 25,9% (482 vụ), số còn lại chia cho các vụ
án khác nhƣ hình sự, lao động và kinh doanh thƣơng mại. Trong 10 tháng đầu năm
2014, TAND quận Phú Nhuận đã giải quyết đƣợc 1.537 vụ án, trong đó có 435 vụ
án dân sự cho thấy sự tiến bộ trong công tác xét xử của đơn vị.
Tập thể cán bộ, công chức TAND quận Phú Nhuận đã đoàn kết, tổ chức nhiều
phong trào thi đua để hoàn thành các mức chỉ tiêu công tác do Tòa án nhân dân tối
cao đề ra.
Nhiều năm qua TAND quận Phú Nhuận đã đạt danh hiệu tập thể lao động xuất
sắc và nhiều cán bộ của Tòa cũng nhận giấy khen chiến sĩ thi đua cơ sở.
CHƢƠNG 2. TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DÂN SỰ
TẠI TAND QUẬN PHÚ NHUẬN
2.1. Tìm hiểu về tranh chấp dân sự tại TAND quận phú nhuận
2.1.1.


Khái niệm tranh chấp dân sự

Tranh chấp dân sự là tranh chấp giữa các chủ thể khi tham gia các mối quan hệ
dân sự với nhau, chịu sự điều chỉnh của luật dân sự, các mối quan hệ dân sự thƣờng
mang yếu tố phi lợi nhuận, việc giải quyết tranh chấp do tòa dân sự giải quyết.
Tranh chấp dân sự xảy ra khi:
Trang 4


Quyền hoặc lợi ích hơp pháp của cá nhân, pháp nhân hay chủ thể khác bị xâm
phạm thì theo thủ tục do pháp luật quy định chủ thể đó đƣợc khởi kiện vụ án dân sự
để yêu cầu TA bảo vệ.
2.1.2.

Những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND

quận Phú Nhuận
TAND quận Phú Nhuận là TAND quận, huyện nên theo quy định tại (Điều 36,
Luật tổ chức TAND và khoản 1, Điều 33, BLTTDS) TAND quận Phú Nhuận chỉ
xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự đƣợc pháp luật cho phép.
 Theo quy định tại Điều 33 và Điều 25, BLTTDS; TAND quận Phú Nhuận
có thẩm quyền giải quyết các vụ án:
1) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều
27 của BLTTDS;
2) Tranh chấp về kinh doanh, thƣơng mại quy định tại khoản 1 Điều 29 của
BLTTDS;
3)Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của BLTTDS.
Nếu có đƣơng sự hoặc tài sản ở nƣớc ngoài hoặc cần phải ủy thác tƣ pháp cho cơ
quan đại diện nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nƣớc ngoài, cho Tòa án
nƣớc ngoài thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND quận Phú Nhuận.

 TAND quận Phú Nhuận có thẩm quyền giải quyết các vụ án dân sự nơi bị
đơn cƣ trú, làm việc tại quận Phú Nhuận, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có
trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm
những tranh chấp thuộc thẩm quyền của TAND quận Phú Nhuận. (Điểm a, Khoản
1, Điều 35, BLTTDS)
 Nếu nguyên đơn cƣ trú, làm việc tại quận Phú Nhuận muốn giải quyết
những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của TAND quận Phú Nhuận mà các bên
đƣơng sự tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu TAND quận Phú Nhuận giải
quyết thì theo (Điểm b, Khoản 1, Điều 35, BLTTDS), TAND quận Phú Nhuận có
thẩm quyền giải quyết vụ án đó.
Trang 5


 TAND quận Phú Nhuận có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất
động sản ở quận Phú Nhuận. (Điểm c, Khoản 1, Điều 35, BLTTDS),
 Nguyên đơn có quyền lựa chọn TAND quận Phú Nhuận giải quyết tranh
chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thƣơng mại, lao động trong các
trƣờng hợp thuộc (Khoản 1, Điều 36, BLTTDS).
2.2. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp sơ thẩm vụ án dân sự tại TAND
quận Phú Nhuận
2.2.1.

Khởi kiện

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua ngƣời đại diện
hợp pháp khởi kiện vụ án (gọi chung là ngƣời khởi kiện) tại TA có thẩm quyền để
yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2.2.1.1. Ngƣời khởi kiện phải là ngƣời có năng lực pháp luật TTDS và
năng lực hành vi TTDS
Theo Điều 57, BLTTDS ta có:

Năng lực pháp luật TTDS là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong TTDS do
pháp luật quy định. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực pháp luật TTDS nhƣ
nhau trong việc yêu cầu TA bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Năng lực hành vi TTDS là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ TTDS
hoặc uỷ quyền cho ngƣời đại diện tham gia TTDS.
Đƣơng sự là ngƣời từ đủ mƣời tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi
TTDS, trừ ngƣời mất năng lực hành vi dân sự, ngƣời bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.
Đƣơng sự là ngƣời chƣa đủ sáu tuổi hoặc ngƣời mất năng lực hành vi dân sự thì
không có năng lực hành vi TTDS. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những
ngƣời này tại Toà án do ngƣời đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
Đƣơng sự là ngƣời từ đủ sáu tuổi đến chƣa đủ mƣời lăm tuổi thì việc bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho những ngƣời này tại Toà án do ngƣời đại diện hợp
pháp của họ thực hiện.

Trang 6


Đƣơng sự là ngƣời từ đủ mƣời lăm tuổi đến chƣa đủ mƣời tám tuổi đã tham
gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của
mình đƣợc tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao
động hoặc quan hệ dân sự đó. Trong trƣờng hợp này, Toà án có quyền triệu tập
ngƣời đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Đối với những việc khác, việc
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ tại Toà án do ngƣời đại diện hợp pháp của
họ thực hiện.
Đƣơng sự là cơ quan, tổ chức do ngƣời đại diện hợp pháp tham gia tố tụng.
Quyền khởi kiện vụ án dân sự:
Quyền khởi kiện gồm 2 nhóm:
Khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình, đƣợc quy định tại (Điều
163 BLTTDS).

Khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác, lợi ích của
cộng đồng đƣợc quy định tại (Điều 162 BLTTDS)
Phạm vi khởi kiện
Theo điều 163, BLTTDS quy định:
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể khởi kiện một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan,
tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan
với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
Nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể cùng khởi kiện một cá nhân, một cơ
quan, một tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có
liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền do BLTTDS quy định có thể khởi
kiện đối với một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức khác về một quan hệ pháp
luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng
một vụ án.

Trang 7


2.2.1.2. Thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể đƣợc quyền khởi
kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị
xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trƣờng hợp pháp
luật có quy định khác. (Khoản 1, Điều 159, BLTTDS)
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trƣờng hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì
thực hiện nhƣ sau:
a) Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do ngƣời
khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của
pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện;
b) Tranh chấp không thuộc trƣờng hợp quy định tại điểm a khoản này thì thời

hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức
biết đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
(Khoản 3, Điều 59, BLTTDS)
Một số thời hiệu khởi kiện cụ thể:
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu TAND quận Phú Nhuận giải quyết tranh chấp
hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,
pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm hại( Điều 427, BLDS)
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền
và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm hại( Điều 607,
BLDS)
Thời hiệu khởi kiện về thừa kế ( Điều 645, BLDS):
˗ Thời hiệu khởi kiện để ngƣời thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền
thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của ngƣời khác là mƣời năm,
kể từ thời điểm mở thừa kế.
˗ Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu ngƣời thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản
của ngƣời chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Trang 8


2.2.1.3. Hồ sơ khởi kiện
Hồ sơ khởi kiện tại TAND quận Phú Nhuận bao gồm:
˗ Đơn khởi kiện (theo mẫu).
˗ Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và
hợp pháp (ví dụ: hồ sơ nhà đất, hợp đồng vay nợ, giấy vay nợ, di chúc…).
˗ Chứng minh thƣ nhân dân, hộ khẩu gia đình (có chứng thực hoặc công
chứng), nếu ngƣời khởi kiện là cá nhân.
˗ Hồ sơ pháp lý khác của ngƣời khởi kiện, đƣơng sự khác nhƣ: giấy phép
kinh doanh, giấy chứng đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh
nghiệp, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử ngƣời đại diện

doanh nghiệp (bản sao có chứng thực), nếu là pháp nhân.
˗ Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lƣợng bản chính,
bản sao).
Hồ sơ khởi kiện trong các vụ án cụ thể:
Đối với vụ án hôn nhân gia đình
Hồ sơ khởi kiện cần các giấy tờ sau:
˗

Giấy chứng nhận kết hôn.

˗

Giấy khai sinh của con.

˗

Các giấy tờ chứng nhận tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản thuộc sở
hữu riêng của từng ngƣời.

˗

Các giấy tờ về các khoản nợ chung hoặc riêng của hai vợ chồng (nếu có).

˗

Các giấy tờ tài liệu khác liên quan…

Đối với vụ án thừa kế
Hồ sơ khởi kiện cần các giấy tờ sau:
˗


Các giấy tờ về quan hệ giữa ngƣời khởi kiện và ngƣời để lại tài sản: Giấy
khai sinh, chứng minh thƣ nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ
khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế.

˗

Di chúc (nếu có).

˗

Giấy chứng tử của ngƣời để lại di sản thừa kế.
Trang 9


˗

Bản kê khai các di sản.

˗

Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của ngƣời để lại di sản và nguồn
gốc di sản của ngƣời để lại di sản.

˗

Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại
UBND xã, phƣờng, thị trấn (nếu có), tờ khai khƣớc từ nhận di sản (nếu
có).


Đối với vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất
Hồ sơ cần các giấy tờ sau:
˗

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc một trong các giấy tờ theo quy
định tại Điều 100, Luật đất đai năm 2013.

˗

Giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trƣớc ngày 15/10/1993 do cơ quan Nhà
nƣớc có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà
nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa
miền nam Việt Nam và Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

˗

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có
thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính.

˗

Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn
liền với đất.

˗

Giấy tờ chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở
trƣớc ngày 15/10/1993 nay đƣợc Ủy ban nhân dân xã, phƣờng, thị trấn xác
nhận là đã sử dụng đất trƣớc ngày 15/10/2003.


˗

Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở thuộc chế độ cũ cấp cho
ngƣới sử dụng đất.

˗

Bản án hoặc quyết định của TAND, quyết định thi hành án của cơ quan thi
hành án; quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền đã đƣợc thi hành.

˗

Các giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền: Quyết định cấp đất. Bản
án, quyết định của Tòa án… (trong trƣờng hợp chƣa có Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất).

˗

Các biên bản giải quyết của cơ quan chức năng…
Trang 10


˗

Biên bản hòa giải tại xã, phƣờng.
Đối với các vụ án tranh chấp về nhà ở

Hồ sơ cần có các giấy tờ sau:
˗


Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà.

˗

Các giấy tờ xác nhận chủ quyền nhà (trong trƣờng hợp chƣa có giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà).

˗

Các giấy tờ liên quan tới giao dịch nhà ở có tranh chấp: Giấy tờ cho thuê,
cho ở nhờ, mua bán… hoặc các giấy tờ tài liệu thể hiện có quan hệ này.

˗

Các giấy tờ, tài liệu của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền về việc giải quyết
nhà đang có tranh chấp (nếu có).
* Lưu ý: Các tài liệu nêu trên bằng tiếng nƣớc ngoài thì phải dịch sang tiếng

Việt Nam theo quy định trƣớc khi nộp và nộp kèm theo bản gốc để đối chiếu.
2.2.1.4. Thủ tục nhận đơn kiện
Theo quy định tại ( Điều 167, BLTTDS), trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận đƣợc đơn khởi kiện, TAND quận Phú Nhuận phải xem xét và có một
trong số những quyết định sau đây:
1. Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của
mình
2. Chuyển đơn kiện cho TA có thẩm quyền và báo cho ngƣời khởi kiện, nếu vụ
án thuộc thẩm quyền giải quyết của TA khác
3. Trả lại đơn kiện cho ngƣời khởi kiện nếu việc đó không thuộc thẩm quyền
giải quyết của TA

2.2.1.5. Sửa đổi bổ sung đơn kiện
Trƣờng hợp đơn khởi kiện không đủ các nội dung quy định tại Khoản 2, Điều
164 BLTTDS thì TAND quận Phú Nhuận thông báo cho ngƣời khởi kiện để họ sửa
đổi bổ sung nhƣng không quá 30 ngày, trƣờng hợp đặc biệt, Tòa có thể gia hạn
thêm, nhƣng không quá 15 ngày. ( Khoản 1, Điều 169 BLTTDS)

Trang 11


2.2.1.6. Án phí
Các loại án phí trong vụ án dân sự
Các loại án phí trong vụ án dân sự bao gồm:
a) Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch;
b) Án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch;
c) Án phí dân sự phúc thẩm.
(Khoản 1, Điều 24, pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH ngày 27/02/2009)
Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc giấy báo của TAND quận Phú
Nhuận về việc nộp tiền tạm ứng án phí, ngƣời khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí.
(Khoản 2, Điều 171, BLTTDS)
Trong trƣờng hợp ngƣời khởi kiện không nộp tiền tạm ứng án phí trong thời
hạn 15 ngày vì trở ngại khách quan thì theo quy định tại Khoản 1, Điều 161 BLDS
thời gian có trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn nộp tiền tạm ứng án
phí.
Trong thời hạn 7 ngày, sau khi kết thúc 15 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc giấy
báo của TAND quận Phú Nhuận về việc nộp tiền tạm ứng án phí, ngƣời khởi kiện
phải nộp cho TAND quận Phú Nhuận biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. (Nghị quyết
02/2006/NQ-HĐTP)
Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, ngƣời có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ

thẩm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc thông báo của TAND quận Phú
Nhuận về việc nộp tiền tạm ứng án phí. (Điều 26, pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH
ngày 27/02/2009)
Các trƣờng hợp đƣợc miễn, giảm nộp tiền tạm ứng án phí, án phí sơ thẩm
˗

Không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí quy định tại (Khoản 2, Điều 10
pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH ngày 27/02/2009)

˗

Miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí quy định tại (Điều 11 pháp
lệnh số 10/2009/UBTVQH ngày 27/02/2009)
Trang 12


˗

Miễn nộp một phần tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí
Toà án:
(Điều 14, pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH ngày 27/02/2009)
Mức án phí dân sự sơ thẩm
Mức án phí sơ thẩm đối với vụ án về tranh chấp dân sự không có giá ngạch là

200.000 đồng
Mức án phí sơ thẩm đối với vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch:
Giá trị tài sản có tranh chấp

Mức án phí


a) Từ 4.000.000 đồng trở xuống

200.000 đồng

b) Từ trên 4.000.000 đồng đến

5% giá trị tài sản có tranh chấp

400.000.000 đồng
c) Từ trên 400.000.000 đồng
đến 800.000.000 đồng
d) Từ trên 800.000.000 đồng
đến 2.000.000.000 đồng
e) Từ trên 2.000.000.000 đồng
đến 4.000.000.000 đồng
f) Từ trên 4.000.000.000 đồng

20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài
sản có tranh chấp vƣợt quá 400.000.000 đồng
36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài
sản có tranh chấp vƣợt quá 800.000.000 đồng
72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài
sản có tranh chấp vƣợt quá 2.000.000.000 đồng
112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị
tài sản có tranh chấp vƣợt quá 4.000.000.000
đồng.

(Danh mục mức án phí, lệ phí TA ban hành kèm theo pháp lệnh số
10/2009/UBTVQH ngày 27/02/2009)


Trang 13


2.2.2.

Thụ lý đơn

Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án TAND quận
Phú Nhuận phân công một thẩm phán giải quyết vụ án (Điều 172, BLTTDS)
Thông báo thụ lý vụ án
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, TAND quận Phú
Nhuận phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho VKS cùng cấp về việc TAND
quận Phú Nhuận đã thụ lý vụ án. (Khoản 1, Điều 174, BLTTDS)
Yêu cầu phản tố của bị đơn
Theo quy định tại (Điều 175, BLTTDS):
Bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, ngƣời có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Bị đơn có quyền đƣa ra yêu cầu phản tố trƣớc khi TAND quận Phú Nhuận ra
quyết định đƣa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
2.2.3.

Hòa giải và chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử
Đối với những vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 BLTTDS, thời hạn là
bốn tháng kể từ ngày thụ lý vụ án;
Đối với những vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 BLTTDS, thời hạn là
hai tháng kể từ ngày thụ lý vụ án;

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án
TAND quận Phú Nhuận có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhƣng
không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trƣờng hợp quy định tại điểm a và một
tháng đối với vụ án thuộc trƣờng hợp quy định tại điểm b nêu trên.

Trang 14


Hòa giải trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, TAND quận Phú Nhuận tiến
hành hòa giải để các đƣơng sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ
những vụ án không đƣợc hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải đƣợc quy định tại
Điều 181 và Điều 182 BLTTDS. Việc hòa giải tiến hành theo nguyên tắc tôn trọng
sự tự nguyện và không đƣợc trái với pháp luật. (Điều 180, BLTTDS)
Khi các đƣơng sự thỏa thuận đƣợc với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ
án dân sự thì TAND quận Phú Nhuận lập Biên bản hòa giải thành. Biên bản này
đƣợc gởi ngay cho các đƣơng sự tham gia hòa giải. (Khoản 2, Điều 186, BLTTDS)
Nếu đƣơng sự không thoả thuận đƣợc với nhau thì TAND quận Phú Nhuận lập
biên bản hòa giải không thành và đƣa vụ án ra xét xử.
Tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án
Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc TA quyết định tạm ngừng giải
quyết vụ án dân sự trong một thời gian nhất định khi có những căn cứ do pháp luật
quy định và khi những căn cứ của việc tạm đình chỉ không còn TA sẽ tiếp tục giải
quyết vụ án dân sự đó.
Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trƣờng hợp quy định tại (Điều
189, BLTTDS)
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc TA quyết định ngừng hẳn việc giải
quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định.
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trƣờng hợp quy định tại (Khoản 1,
Điều 192, BLTTDS)

Quyết định đƣa vụ án ra xét xử
Sau khi điều tra, hoà giải không thành TAND quận Phú Nhuận quyết định đƣa
vụ án ra xét xử. Phiên tòa đƣợc tiến hành với sự có mặt của các đƣơng sự, ngƣời đại
diện, ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự, ngƣời làm chứng, ngƣời giám định,
ngƣời phiên địch. Nếu VKS khởi tố, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung thì
đại diện VKS, đại diện tổ chức xã hội phải có mặt tại phiên tòa.
Trang 15


2.2.4.

Xét xử sơ thẩm

2.2.4.1. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa
Trƣớc khi khai mạc phiên tòa, Thƣ ký TAND quận Phú Nhuận phải tiến hành
các công việc sau
1. Phổ biến nội quy phiên tòa;
2. Kiểm tra, xác định sự có mặt, vắng mặt của những ngƣời tham gia phiên tòa
theo giấy triệu tập, giấy báo của TAND quận Phú Nhuận, nếu có ngƣời vắng
mặt thì cần phải làm rõ lý do;
3. Ổn định trật tự trong phòng xử án;
4. Yêu cầu mọi ngƣời trong phong xử án đứng dậy khi HĐXX vào phòng xử án
(Điều 212, BLTTDS)
2.2.4.2. Khai mạc phiên Tòa
Khai mạc phiên Tòa là một thủ tục tố tụng bắt buộc phải thực hiện trƣớc khi
HĐXX tiến hành xét xử. Phiên tòa đƣợc khai mạc theo quy định tại (Điều 213,
BLTTDS)
Chủ tọa phiên tòa đọc quyết định đƣa vụ án ra xét xử, kiểm tra căn cƣớc của
những ngƣời đƣợc triệu tập đến phiên tòa đã có mặt và giải thích quyền và nghĩa vụ
của họ tại phiên toà; Giới thiệu các thành viên của HĐXX, KSV, thƣ ký phiên toà,

ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch. Ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch cam đoan
làm tròn nhiệm vụ, ngƣời làm chứng cam đoan không khai gian dối.
HĐXX giải quyết các yêu cầu thay đổi các thành viên của HĐXX, KSV, thƣ
ký phiên tòa, ngƣời giá định, ngƣời phiên dịch, yêu cầu triệu tập thêm ngƣời làm
chứng hoặc cung cấp thêm chứng cứ mới.
2.2.4.3. Thủ tục hỏi
Hỏi đƣơng sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu (Điều 217, BLTTDS)
Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu (Điều 218, BLTTDS)
Thay đổi vị trí tố tụng (Điều 219, BLTTDS)

Trang 16


Công nhận sự thỏa thuận của đƣơng sự trong trƣờng hợp các đƣơng sự thỏa
thuận đƣợc với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện,
không trái pháp luật, đạo đức xã hội (Điều 220, BLTTDS)
Trƣờng hợp đƣơng sự vẫn giữ nguyên yêu cầu của mình và không tự thỏa
thuận đƣợc thì HĐXX bắt đầu xét xử vụ án bằng việc nghe lời trình bày của các
đƣơng sự theo trình tự: Ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn 
Ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn  Ngƣời bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Trƣờng hợp nguyên
đơn, bị đơn, ngƣời có nghĩa vụ liên quan không có ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho mình thì họ tự trình bày. (Điều 221, BLTTDS)
Thứ tự hỏi tại tòa
Chủ tọa phiên tòa  Hội thẩm nhân dân  Ngƣời bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đƣơng sự  đƣơng sự  KSV (nếu có)  những ngƣời tham gia tố tụng
khác. (Điều 222, BLTTDS)
Xem xét vật chứng. (Điều 229, BLTTDS)
2.2.4.4. Tranh luận tại phiên tòa
Theo quy định tại (Điều 234, BLTTDS), kết thúc việc xét hỏi, các đƣơng sự,

ngƣời đại diện của đƣơng sự, ngƣời bảo vệ quyền lợi của đƣơng sự, ngƣời đại diện
tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung trình bày ý kiến của mình về đánh giá
chứng cứ (Điều 233, BLTTDS) và đề xuất hƣớng giải quyết vụ án. Sau đó KSV
trình bày ý kiến về hƣớng giải quyết.
2.2.5.

Nghị án và tuyên án

HĐXX nghị án tại phòng riêng. Các thành viên của HĐXX thảo luận và quyết
định giải quyết vụ án theo đa số (Khoản 1, 2, Điều 236, BLTTDS)
Khi tuyên án chủ tọa phiên tòa đứng đọc nguyên văn bản án hoặc quyết định,
sau đó chủ tọa phiên tòa cần giải thích thêm cho các đƣơng sự quyền kháng cáo của
họ. (Điều 239, BLTTDS)

Trang 17


×