TRƯỜNG ĐH GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HCM
Khoa KT Xây dựng
Bộ môn Kỹ Thuật Cơ Sở
GVC.Ts. NGUYỄN THÀNH ĐẠT
NỀN MÓNG
(Taøi lieäu löu haønh noäi boä)
1
NOÄI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ NỀN MÓNG
CHƯƠNG 2: MÓNG NÔNG
CHƯƠNG 3: MÓNG CỌC
CHƯƠNG 4: XỬ LÍ VÀ GIA CỐ ĐẤT NỀN
Tài liệu tham khảo:
- Địa kỹ thuật, TS, Nguyễn Thành Đạt, Ths. Phạm
Quốc Trí, Ths. Nguyễn Anh Tuấn;
- Nền Móng, PGS.TS Châu Ngọc Ẩn;
- Nền Móng, PGS.TS.Nguyễn Văn Quảng;
- Nền Móng công trình cầu đường , GS.TSKH . Bùi
Anh Định;
- Công trình trên nền đất yếu, Hoàng Văn Tân;
- Foundation Analysis and Design, Joseph E. Bowles;
- Tuyển tập Tiêu Chuẩn Xây Dựng TCVN -272-2005,
TCVN
9361:2012, TCVN 9362:2012, TCVN
10304:2014.
Năm 2015
2
3
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG THIẾT KẾ
NỀN MÓNG
1.1. Khái niệm và phân loại nền móng
1.1.1. Khái niệm
Móng là bộ phận cuối cùng của công trình, tiếp nhận
toàn bộ tải trọng do kết cấu bên trên truyền xuống. Thông
thường, móng được mở rộng ra xung quanh để làm giảm
áp lực xuống nền. Tuy nhiên trong một số trường hợp, khi
công trình xây dựng ở gần với các công trình có sẵn móng có thể chỉ bằng hoặc thậm chí còn thu hẹp hơn so
với phạm vi công trình bên trên.
Móng chính là phần kéo dài thêm của công trình và
nằm ngầm trong lòng đất. Móng có nhiệm vụ truyền tải
trọng từ công trình xuống nền đất.
Nền công trình là vùng đất đá nằm dưới đáy móng,
chịu tác dụng trực tiếp của tải trọng công trình truyền
xuống qua móng. Căn cứ vào đặc điểm của nền đất, tải
trọng công trình và sự phân bố ứng suất trong đất, giới
hạn của nền được xem xét ở độ sâu mà ứng suất do tải
trọng ngoài gây ra bằng 0,1 + 0,2 lần ứng suất do trọng
lượng bản thân của đất nền.
Nền của móng nông là phần đất nằm ngay sát đáy
móng trực tiếp gánh đở móng.
4
Nền của móng sâu (cọc) là khối đất nằm xung quanh
và bên dưới mũi cọc trực tiếp gánh đở tải do cọc truyền
xuống.
Mặt
nền
công trình
Đài cọc
Móng
Nền của
nông
móng
Hệ cọc
Nền của móng sâu
Hình 8.1 Móng nông
Hình 8.2 Móng sâu
1.1.2. Phân loại nền móng
1.1.2.1. Phân loại móng
Có thể phân loại móng theo nhiều các khác nhau:
5
- Theo vật liệu làm móng: móng gạch đá, móng bê
tông, móng bê tông cốt thép;
- Theo đặc điểm làm việc của móng: đối với móng
nông, có thể phân chia thành móng cứng, móng mềm; đối
với móng cọc, phân chia thành móng cọc đài cao, đài
thấp;
- Theo công nghệ thi công móng: móng lắp ghép,
móng bán lắp ghép, móng đổ bê tông tại chổ;
- Theo chiều sâu đặt móng: móng nông, móng sâu.
1.1.2.2. Phân loại nền:
Có thể phân loại nền như sau:
- Nền của móng nông;
- Nền của móng sâu (cọc):
- Nền tự nhiên: nền đất ở đáy móng có đủ khả năng
chịu tải trọng của công trình. Nền đất bao gồm các loại
nền đất và nền đá
- Nền nhân tạo: khi nền đất không đủ khả năng tiếp
thu tải trọng của công trình do vậy phải áp dụng các biện
pháp gia cường nhằm tăng sức chịu tải và làm giảm độ lún
của công trình.
Các biện pháp gia cường như sau:
- Đệm vật liệu rời (đệm đá, sỏi, cát, …)
Gia tải trước
- Giếng cát hay bấc thấm có gia tải
- Bơm hút chân không
- Cọc vật liệu rời: cọc cát, cọc đá
6
- Cọc đất + vôi hoặc xi măng
- Phun xịt xi măng (grouting)
- Điện thấm (hút nước)
- Vải địa kỹ thuật
- Lưới địa kỹ thuật
- Thanh địa kỹ thuật
1.2. Các phương pháp tính toán nền móng
* Tính toán nền theo trạng thái ứng suất cho phép
p≤
Pult 0,5γ b N γ + c N c + q N q
=
FS
FS
,
FS = 2 ÷ 3
* Tính toán nền theo trạng thái giới hạn về cường độ
(trạng thái giới hạn I)
- Đất nền không biến dạng, đất cứng, đá cứng, công trình
chịu tải ngang. Sự trượt ngang của móng hoặc sự phá vỡ
kết cấu nền đất làm phá hoại công trình.
p tt ≤
p gh
k
=
q ult
FS
kt =
luc chong truot
≥ k cp
luc gay truot
kl =
moment chong lat
≥ k cp
moment gay lat
pgh , qult : sức chịu tải cực hạn của nền đất
* Tính toán nền theo trạng thái giới hạn về biến dạng
(trạng thái giới hạn II):
- Điều kiện cần: ptc ≤ Rtc ≈ RII (đất nền còn làm việc
đàn hồi, chỉ mới xuất hiện biến dạng dẽo ngay mép móng)
7
- Điều kiện đủ sử dụng và ổn định của công trình;
khống chế độ lún và lún lệch của móng để không làm phá
hoại công trình.
S ≤ Sgh
[tan(i) = ∆S / L (B), tan(igh) = 0,2%]
i ≤ igh
θ ≤ θgh [tan(θ) = ∆S / ∆L (∆B), tan(θgh) = 0,2%]
1.3. Các dữ liệu để tính toán nền móng
Để có thể thiết kế nền móng cho một công trình,
người thiết kế phải có được những tài liệu sau đây: Tài
liệu về khu vực xây dựng; tài liệu về công trình được thiết
kế và khả năng về vật liệu xây dựng và thiết bị thi công.
1.3.1.Tài liệu về khu vực xây dựng
Người thiết kế cần phải biết được địa điểm, khu vực
xây dựng để xác định ảnh hưởng của thiên nhiên đối với
công trình và nền móng của nó, cũng từ đó xác định được
thuộc khu vực nào của tải trọng gió, tải trọng động đất...
Những tài liệu này thể hiện qua các báo cáo, bản đồ khảo
sát địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn, bao
gồm:
-Bản đồ đo đạc địa hình, bản đồ liên hệ vùng của khu
vực xây dựng, bản vẽ thiết kế san nền với các cao trình
đào đắp và đường đồng mức.
-Tài liệu về địa chất công trình, địa chất thủy văn:
cung cấp các số liệu về các đặc trưng cơ lý của đất, cao
trình mực nước ngầm cũng như tính chất của nước ngầm
8
(ăn mòn hay không) để có biện pháp nền móng hợp lý, địa
tầng, các hiện tượng địa chất của khu vực xây dựng (như
các-xtơ ở vùng đá vôi, cát chảy )
-Bản đồ quy hoạch khu vực xây dựng, quy hoạch
tổng mặt bằng công trình.
1.3.2.Tài liệu về công trình
-Bản vẽ kiến trúc của công trình: mặt băng, mặt đứng,
mặt cắt, chi tiết...; các tài liệu này sẽ biết được quy mô,
đặc điểm của công trình sẽ xây dựng như chiều cao tầng,
số tầng, loại nhà, loại tải trọng sử dụng.
-Hồ sơ thiết kế kết cấu (hoặc phác thảo, phương án)
phần bên trên: đặc điểm kết cấu khung hay tường chịu lực,
lắp ghép hay đổ tại chỗ ...
1.3.3.Khả năng cung ứng vật liệu xây dựng
-Tình hình cung ứng các vật liệu xây dựng của nơi
xây dựng công trình để thiết kế vật liệu làm móng cho phù
hợp.
1.3.4.Năng lực về máy móc, thiết bị thi công
-Khả năng đáp ứng về máy móc, thiết bị thi công của
các nhà thầu sẽ thi công công trình; tay nghề, trình độ thi
công để đề ra biện pháp thiết kế thi công, tổ chức thi công
hợp lý nhằm đảm bảo kỹ thuật và hạ giá thành công trình.
9
1.3.5. Các loại tải trọng tác dụng xuống móng
Tiêu chuẩn Việt Nam về tải trọng và tác động (TCVN
2737-1995) phân loại tải trọng thành 2 loại: tải trọng
thường xuyên, tải trọng tạm thời (chia thành 3 loại: dài
hạn, ngắn hạn và đặc biệt) tùy theo thời gian tác dụng của
chúng.
- Tải trọng thường xuyên (tĩnh tải): Bao gồm tải trọng
bản thân công trình (có được từ các kích thước hình học
của công trình, loại vật liệu sử dụng...); áp lực đất; áp lực
nước... Tải trọng thường xuyên tác dụng trong suốt quá
trình thi công và sử dụng công trình.
- Tải trọng tạm thời (hoạt tải) là tải trọng tác dụng
không thường xuyên trong quá trình thi công và sử dụng
công trình. Tùy theo thời gian tác dụng, tải trọng tạm thời
được chia thành:
-Tải trọng tạm thời tác dụng dài hạn: chúng tồn tại lâu
dài trong giai đoạn thi công và sử dụng công trình;
-Tải trọng tạm thời tác dụng ngắn hạn: chúng chỉ tồn
tại trong một thời gian nhất định khi thi công và sử dụng
công trình như tải trọng gió, sóng…;
-Tải trọng đặc biệt: là những tải trọng chỉ tồn tại
trong những trường hợp đặc biệt như do động đất; do cháy
nổ; hoặc tải trọng do vi phạm nghiêm trọng trong quá
trình công nghệ, do thiết bị trục trặc, hư hỏng tạm thời; tác
động của biến dạng nền gây ra do thay đồi cấu trúc, tác
động do biến dạng của mặt đất ở vùng có nứt đất, có ảnh
hưởng việc khai thác mỏ và hiện tượng các-xtơ.
10
1.3.6. Tổ hợp tải trọng
Đối với công trình xây dựng dân dụng và công
nghiệp, tải trọng được tổ hợp theo ba loại tổ hợp chính, tổ
hợp phụ và tổ hợp đặc biệt. Cụ thể như sau:
- Tổ hợp chính: toàn bộ tải trọng thường xuyên; toàn
bộ tải trọng tạm thời dài hạn và một trong những tải trọng
tạm thời ngắn hạn có ảnh hưởng nhiều nhất đến trạng thái
ứng suất biến dạng của tiết diện, cấu kiện hoặc toàn bộ kết
cấu.
- Tổ hợp phụ: toàn bộ tải trọng thường xuyên; toàn bộ
tải trọng tạm thời dài hạn; toàn bộ tải trọng tạm thời ngắn
hạn nhưng không ít hơn 02.
- Tổ hợp đặc biệt: toàn bộ các tải trọng thường xuyên;
toàn bộ tải trọng tạm thời dài hạn, tải trọng tạm thời ngắn
hạn có thể có hoặc không; một trong những tải trọng tải
trọng đặc biệt có ảnh hưởng nhiều nhất đến trạng thái ứng
suất của tiết diện, cấu kiện hoặc toàn bộ kết cấu.
-Tải trọng tiêu chuẩn là tải trọng có thể kiểm soát
được giá trị của nó trong điều kiện thi công và sử dụng
công trình bình thường.
-Tải trọng tính toán là tải trọng tiêu chuẩn nhân với
hệ số vượt tải n, n = 1,1 ÷ 1,4, trung bình lấy n = 1,15.
-Khi tính toán nền theo TTGH I (theo chỉ tiêu cường
độ) thì lấy tổ hợp phụ, tổ hợp đặc biệt và sử dụng các tải
trọng tính toán.
-Khi tính toán nền theo TTGH II (theo điều kiện sử
dụng ) thì lấy tổ hợp chính và sử dụng các tải trọng tiêu
11
chuẩn.
Lựa chọn tổ hợp tải trọng để tính toán và thiết kế
móng cọc: nguyên tắc chung là lựa chọn các cặp tổ hợp
nội lực nguy hiểm
1.4. Đề xuất và lựa chọn các giải pháp nền móng
1.4.1. Đề xuất và lựa chọn các giải pháp nền
Căn cứ vào tài liệu địa chất công trình có được và các
số liệu về công trình, loại công trình và quy mô công trình
người thiết kế cần xác định tải trọng tác dụng xuống
móng, áp lực nền, độ lún của công trình... từ đó quyết định
sử dụng nền tự nhiên hay phải dùng nền nhân tạo với các
biện pháp gia cố nhằm tăng sức chịu tải và làm giảm độ
lún của công trình.
Việc lựa chọn giải pháp nào để xử lý nền phải căn cứ
vào tình hình thực tế của đất nền và tải trọng tác dụng
xuống và các yếu tố khác như quy mô công trình, độ lún
cho phép, đồng thời cần xem xét những dự kiến về quy
hoạch, xây dựng những công trình khác ở lân cận nhằm
đánh giá tác động của chúng đến sự làm việc của công
trình sau này. Khả năng và điều kiện thi công cũng là một
nhân tố cần xem xét trong việc lựa chọn giải pháp xử lý
nền. Các phương pháp cải tạo, xử lý nền được đề cập
trong chương XI dưới đây.
1.4.2.Đề xuất và lựa chọn các giải pháp móng
Cũng như đối với những bộ phận khác của công trình,
12
khi thiết kế nền móng nhiệm vụ của người thiết kế là phải
đề xuất được phương án móng tốt nhất cả về kỹ thuật và
kinh tế. Thông thường với nhiệm vụ thiết kế đã cho, người
thiết kế có thể đề xuất nhiều phương án nền móng để so
sánh và lựa chọn. Tùy theo tính toán có thể đề xuất các
phương án móng nông, móng sâu trên nền tự nhiên hay
nền nhân tạo. Mỗi phương án đó lại có thể bao gồm những
phương án nhỏ như móng nông có thể là móng đơn, móng
băng hoặc móng bè. Móng cọc cũng có thể là cọc tre, cọc
tràm; cọc bê tông... từ đó lại đề xuất những biện pháp chi
tiết hơn cho phương án chọn.
Số lượng các phương án đề xuất phụ thuộc vào mức
độ phức tạp của công trình. Bằng kinh nghiệm cũng như
kết hợp với công cụ máy tính, người thiết kế có thể nhanh
chóng đề xuất ra những phương án hợp lý, khả thi để lựa
chọn.
Khi tính toán sơ bộ và lựa chọn phương án, sau khi
đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, thường dựa vào các
chỉ tiêu về kinh tế để quyết định. Tuy nhiên, khi quỹểĩ
định chính thức phương án nền móng thì không thể chỉ
dựa vào các chỉ tiêu kinh tế mà còn phải dựa trên các yếu
tố khác như điều kiện kỹ thuật, điều kiện thi công và yêu
cầu về tiến độ thi công cũng như khả năng cung ứng vật
liệu...
1.4.3.Lựa chọn chiều sâu đặt móng
Chiều sâu đặt móng là khoảng cách kể từ mặt đất quy
hoạch (có thể đắp thêm hoặc san ủi đi) cho đến đáy móng
13
(không kể lớp bê tông lót móng) được lựa chọn căn cứ vào
(điểm 4.5.1 TCVN 9362:2012):
Chức năng cũng như đặc điểm kết cấu của nhà và
công trình (có hay không có tầng hầm, đường ống ngầm,
móng của thiết bị, ...);
Trị số, đặc điểm của tải trọng và các tác động lên nền;
Chiều sâu đặt móng của nhà, công trình và thiết bị
bên cạnh;
Địa hình hiện tại và địa hình thiết kế của nơi xây
dựng công trình;
Điều kiện địa chất của nơi xây dựng (tính chất xây
dựng của đất, đặc điểm hình thành lớp của từng loại đất,
có các lớp nằm nghiêng dễ trượt, các hang lỗ do phong
hóa hoặc do hòa tan muối,...);
Điều kiện địa chất thủy văn (mực nước ngầm, tầng
nước mặt và khả năng thay đổi khi xây dựng và sử dụng
nhà và công trình, tính ăn mòn của nước ngầm,..
Sự xói mòn đất ở chân các công trình xây dựng ở các
lòng sông (mố cầu, trụ các đường ống,...).
Câu hỏi ôn tập chương 8
Câu hỏi 1: Phân loại móng?
Câu hỏi 2: Trình bày các phương pháp tính toán nền
móng?
Câu hỏi 3: Trình bày các dữ liệu cần thiết để tính toán
14
nền móng?
Bài tập:
1.1. Cho một nền đất sét dày 10 m, γ = 18 kN/m3, chịu
tải trọng phân bố đều khắp p = 100kN/m2 (không thay đổi
theo chiều sâu lớp đất) , mực nước ngầm tại mặt đất, bên
dưới lớp sét là lớp đất cứng không nén và không thoát
nước. Thí nghiệm 1 mẫu đất ở độ sâu z = 5m ta được Cc =
0,82 , Cs = 0,14, Pc = 100 kN/m2. Cv =1x10-7 m2/s. Hệ số
rỗng ứng với p = 40 kPa là 1,4.
a. Xác định hệ số cố kết trước OCR
b. Xác định độ lún ổn định của nền đất sét
c. Xác định độ lún của nền đất sét tại thời điểm 6 tháng
(không thoát nước)
d. Xác định S tại t = 6 tháng khi nền bên dưới thoát nước
pc
OCR
=
a.
p0 [2,5]
b. po + ∆p ≥ pc: Cố kết trước nhẹ
p o + ∆p
Cs h
pc
Cc h
+
S=
log
log
1 + eo
po 1 + eo
pc
[73cm]
Cv t
T
=
c. v H 2 => Uv(t) => St = Uv(t) . S [14%=>10,27cm, 28%
=> 20,6cm].
KQ: N=0,039, U=22%, St= 0,16 m
Cv t
T
=
v
d.
H 2 => Uv(t) => St = Uv(t) . S
15
KQ: N= 0,062, U=30 %, St= 0,21 m
1.2. Cho một móng nông dạng vuông cạnh b =1,1m,
chiều sâu chôn móng là Df = 1m. Tính sức chòu tải tiêu
chuẩn Rtc theo QPXD 45-70, khi nền được cấu tạo như
hình bên dưới. Mực nước ngầm trong khu vực xây dựng
nằm sâu hơn mặt đất 0,4m. ϕ=300 , c=0.
D1=0,4m γ = 18kN/m3
Df =1m
3
D2 =0,6m γsat = 20kN/m
b = 1,1m
Cát γsat = 20kN/m3
1.3. Có một móng nông dạng vuông cạnh b =1,1m,
chiều sâu chôn móng là Df = 1m. Tính sức chòu tải tiêu
chuẩn Rtc theo QPXD 45-70, khi nền được cấu tạo như
hình bên. Mực nước ngầm trong khu vực xây dựng nằm
sâu hơn đáy móng là 0,5m. Cho nền dưới đáy móng là cát
cho biết ϕ=300 , c=0.
Df=1m
γ1 = 18kN/m3
b = 1,1m
γ2 = 19kN/m3
ϕ2 = 300
d=0,5m
γsat2 = 21kN/m
3
16
Mực nước ngầm (MNN) nằm trong khoảng từ mặt
đáy móng xuống bên dưới đáy móng một độ sâu D k
=btg(450+ϕ/2) = kb= h, (d< h=D k ) sức chòu tải của đất
nền dưới đáy móng sẽ được tính như sau:
Rtc=m[Ab γ 2 + BDfγ1 + Dc]
Với Dfγ1 không xét lực đẩy nổi vì nằm trên mực nước
ngầm và γ cho thành phần ma sát bên dưới đáy móng
Ab γ , với γ = γ’2 + (d/kb)[γ2 - γ’2].
2
2
2
1.4. Có một móng nông dạng vuông dưới cột chòu tổng
tải trọng N=150kN với 01 góc nghiêng so với phương
thẳng đứng, chiều sâu chôn móng là Df = 1m. Tính bề
rộng của móng với hệ số an toàn FS = 3, khi nền đất là
cát có trọng lượng riêng tự nhiên là γ=18kN/m3, góc ma
sát ϕ = 300 , lực dính c=0. Nền đất trong khu vực xây
dựng không có mực nước ngầm.
a/ góc nghiêng bằng 00
b/ góc nghiêng bằng 200
1.5.Tính lún móng nông hình vuông cạnh 2m, chiều sâu
đặt móng là 1,5m, chòu tải đúng tâm Ntc=600 kN. Đất
nền cát chặt trung bình, có trọng lượng đơn vò thể tích γ=
18 kN/m3. Mực nước ngầm ở độ sâu –10m, kể từ mặt đất
tự nhiên.
17
Kết quả của thí nghiệm nén cố kết đất nền trong bảng
sau: (vẽ đường cong nén lún e-p)
Áp lực p, kPa
0
25
50
100
200
400
640
800
Hệ số rỗng, e
0,879
0,869
0,855
0,831
0,8
0,785
0,77
0,757
18
Chương 2
THIẾT KẾ MÓNG NÔNG TRÊN NỀN THIÊN NHIÊN
2.1. Định nghĩa móng nông
Phần đáy CT
N
Df
Mx
Hy
Mặt móng
N
Hy
Df
Mx
B
y
y
B
Đáy móng
Hông móng
z
Hình 2.1. Móng nông và các ngoại lực
móng nông
s
z
R
Hình 2.2. Sơ đồ
- Định nghĩa móng nông theo cơ học như sau:
+ Khi hệ cân bằng lực tác động không xét đến lực ma sát
giữa đất và mặt hông móng.
- Định nghĩa móng nông theo kích thước móng như sau:
+ Khi tỉ lệ chiều sâu chôn móng và bề rộng móng Df/b
≤ 0.5
- Định nghĩa móng nông theo khả năng thi công:
+ Khi đào hố móng có thể đào trần.
2.2. Phân loại móng nông
Có thể căn cứ vào hình dạng móng và đặc điểm làm
việc của móng để phân loại móng như sau:
19
Theo hình dạng móng có các loại sau: móng đơn,
móng kết hợp, móng băng, móng bè, móng hộp.
Theo đặc điểm làm việc cúa móng:
+ Móng cứng: là móng ít bị uốn khi chịu tác dụng
của tải trọng, móng được cấu tạo đủ chiều cao để áp lực
xuống đế móng và phản lực của nền cân bằng nhau, về vật
liệu, móng cứng được làm bằng gạch, đá, bê tông và bê
tông cốt thép.
+ Móng mềm: là loại móng bị uốn đáng kể dưới tác
dụng của tải trọng. Áp lực xuống đế móng và phản lực của
nền không cân bằng nhau, do vậy móng mềm được làm
bằng bê tông cốt thép.
2.2.1. Phân loại móng nông theo hình dạng
2.2.1.1. Móng đơn
Thường được làm dưới cột nhà, tháp nước, trụ điện,
mo trụ cầu nhỏ... Móng có thể dưới cột gỗ, cột gạch đá
hoặc bê tông cốt thép.
Tùy theo sơ đồ kết cấu bên trên truyền mômen và lực
dọc xuống móng có thề chia thành móng đơn chịu tải
trọng đúng tâm và móng đơn chịu tải trọng lệch tâm.
20
Hình 2.3. Móng đơn dưới cột
2.2.1.2. Móng kết hợp dưới hai cột
Móng kết hợp được cấu tạo dưới hai cột. Sử dụng
khi móng đơn dưới cột có kích thước lớn, các móng có thể
chồng lên nhau như các cột ở hàng lang hoặc những vị trí
có lưới cột gần nhau. Tùy theo đặc điểm của tải trọng và
khoảng cách giữa các cột, móng có thể chịu nén hoặc
đồng thời chịu uốn.
Hình 2.4. Móng phối hợp
2.2.1.3. Móng băng
21
Khi móng đơn dưới cột hoặc móng kết hợp có kích
thước lớn, có thể sử dụng phương án móng băng. Móng
băng thường được làm dưới tường nhà, dưới dãy cột (
thường là từ ba cột trở lên), dưới tường chắn. Khi móng
băng dưới dãy cột theo một phương không đảm bảo điều
kiện biến dạng hoặc chưa đủ sức chịu tải thì làm móng
băng theo hai phương, móng này còn gọi là móng băng
giao thoa.
Móng băng có ưu điểm là giảm bớt sự lún không
đều, tăng độ cứng của công trình đặt biệt là móng băng
giao thoa.
Móng băng có thể được xây bằng gạch đá, bê tông
hoặc bê tông cốt thép tùy theo kết quả tính toán.
Hình 2.5. Móng băng dạng bản
2.2.1.4. Móng bè
Là móng bê tông cốt thép đổ liền khối dưới toàn bộ
công trình hặc dưới đơn nguyên. Móng bè được dùng ở
những nơi nền đất yếu – khi chiều rộng của móng băng
giao thoa quá lớn, hoặc do cấu tạo tầng dưới cùng của
nhà; dưới các bể vệ sinh, các kho chứa…
Khi mực nước ngầm cao, để chống thấm cho tầng
hầm người ta làm móng bè với 2 chức năng: vừa làm
móng, vừa làm sàn tầng hầm.
Móng bè có thể làm theo dạng bản phẳng hoặc bản có
sườn, dạng sàn nấm, dạng hộp.
22
Hình 2.6. Móng bè dạng sàn nấm
Hình 2.7. Móng bè dạng hộp
a) Mặt bằng; b) Mặt cắt
Móng bè dạng hộp là móng được cấu tạo thành những
hộp rỗng tạo bởi các tấm sàn và vách ngăn nằm dưới toàn
bộ công trình, móng bè dạng hộp cũng có thể được sử
dụng kết hợp với chức năng làm tầng hầm. Loại móng này
có độ cứng rất lớn và có khả năng phân bố lại tải trọng (từ
giữa ra ngoài biên). Tuy nhiên loại móng này lại tốn kém
vật liệu và thi công cũng phức tạp.
2.2.2. Phân loại móng nông theo vật liệu
23
- Móng được chế tạo từ gạch;
- Móng được chế tạo đá hộc;
- Móng được chế tạo bê tông đá hộc;
- Móng được chế tạo bê tông cốt thép.
2.2.3. Phân loại móng nông theo tải trọng
- Móng chủ yếu chịu tải trọng đứng: nhà, máy sản
xuất, trụ cầu…. Độ lún của nền đất ảnh hưởng rất lớn đến
kết cấu công trình.
- Móng chủ yếu chịu tải trọng ngang: tường chắn, mố
cầu, đê, đập, … Nền công trình dễ bị phá hoại trượt do
chuyển vị ngang lớn.
2.2.4. Phân loại móng nông theo độ cứng
- Móng cứng có độ lún đồng đều trong toàn móng
- Móng mềm hoặc móng chịu uốn là móng có độ lún
không đồng đều (móng bị uốn cong):
+ Đối với móng dạng dầm
E 0 ( L / 2) 3
.
t=
Eb
h3
+Đối với móngdạng bản
t=
E0 L.B 2
.
Eb h 3
(9.1)
t- độ cứng của móng
t > 1 thì coi là dầm móng mềm
t ≤ 1 móng cứng
E0 : modul biến dạng của đất nền
Eb : modul đàn hồi của vật liệu làm móng
L; B: chiều dài và chiều rộng móng
h : chiều cao móng
24
2.3. Tính toán đơn chịu tải trọng đứng đúng tâm
Qúa trình thiết kế móng bao gồm các bước sau:
- Xác định tải trọng tác dụng xuống móng;
- Đánh giá điều kiện địa chất, thủy văn của khu vực
xây dựng công trình;
- Lựa chọn chiều sâu đặt móng;
- Xác định cường độ tính toán của đất nền;
- Xác định kích thước sơ bộ của đế móng và kiểm tra
điều kiện áp lực tại đáy móng;
- Kiểm tra áp lực tại đỉnh lớp đất yếu;
- Tính toán nền móng theo trạng thái giới hạn thứ
nhất;
- Tính toán nền móng theo trạng thái giới hạn thứ hai;
- Tính toán độ bền về cấu tạo móng.
Trong đó tính toán móng đơn chịu tải trong đúng tâm
bao gồm các bước sau:
Bước 1:
- Kiểm tra ứng suất của đất dưới đáy móng đủ nhỏ để
nền còn ứng xử như ‘vật liệu đàn hồi’.
25