Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Đặc điểm địa lí tự nhiên và vấn đề sử dụng hợp lí đất đồi núi tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.23 KB, 106 trang )

1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt
không gì có thể thay thế được, là môi trường sống, là địa bàn phân bố các
khu dân cư, là nơi xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, an ninh quốc
phòng. Đất đai có giới hạn về không gian nhưng vô hạn về thời gian sử
dụng. Để phát huy tiềm năng sẵn có, hướng tới sử dụng hợp lí tài nguyên đất
đai và bảo vệ môi trường, đồng thời thực hiện được các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội (KT - XH) cần thiết phải nghiên cứu hiện trạng và biến động
sử dụng đất đai.
Nghiên cứu điều kiện tự nhiên là cơ sở cho việc đề xuất những biện
pháp khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nói chung và việc sử
dụng hợp lí đất đai nói riêng. Hơn nữa, đất là một trong những hợp phần của
tự nhiên, nó phản ánh những đặc điểm chung của nham thạch, địa hình, khí
hậu, thủy văn, sinh vật và con người. Giữa chúng có quan hệ qua lại chặt chẽ
và khi một thành phần nào đó bị thay đổi thì các thành phần còn lại cũng bị
biến đổi theo. Do đó, vấn đề sử dụng hợp lí đất một khu vực liên quan chặt
chẽ đến các đặc điểm địa lí tự nhiên của khu vực đó. Sự nghiên cứu đặc
điểm địa lí tự nhiên của khu vực là căn cứ cho vấn đề quy hoạch và sử dụng
hợp lí lãnh thổ theo hướng phát triển bền vững.
Tỉnh Quảng Nam là một tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ. Quảng
Nam có diện tích che phủ thuộc loại lớn nhất cả nước, nhưng đang có sự
chuyển đổi đất rừng sang nhiều mục đích khác rất phức tạp, gây ra mất rừng
ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái và mục tiêu an sinh xã hội của tỉnh.
Với một tỉnh có sự phân hóa tự nhiên đa dạng từ vùng núi xuống đồng bằng
hạ lưu sông như tỉnh Quảng Nam, thì việc sử dụng đất đai vùng đồi núi
không chỉ làm thay đổi cảnh quan tự nhiên vùng đồi núi mà còn tác động
đến các quá trình tự nhiên diễn ra ở vùng đồi núi liên kết với vùng đồng


bằng.

2


Chính vì vậy, việc nghiên cứu: “Đặc điểm địa lí tự nhiên và vấn đề
sử dụng hợp lí đất đồi núi tỉnh Quảng Nam” là một vấn đề cấp thiết, có ý
nghĩa lớn trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và môi trường
theo hướng phát triển bền vững.
2. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở phân tích đặc điểm địa lí tự nhiên, ảnh hưởng của các yếu
tố tự nhiên đến sử dụng đất và biến động sử dụng đất đồi núi của tỉnh Quảng
Nam, từ đó xác định các vấn đề tồn tại và đề xuất về hướng giải quyết các
mâu thuẫn trong vấn đề sử dụng đất của tỉnh Quảng Nam.
3. Nhiệm vụ giải quyết
Để thực hiện những mục tiêu trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ
cụ thể sau:
- Xác lập cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sử dụng hợp lí đất đồi
núi tỉnh Quảng Nam.
- Phân tích đặc điểm các hợp phần tự nhiên, sự phân hóa lãnh thổ tự
nhiên liên quan đến sử dụng đất tỉnh Quảng Nam.
- Biến động sử dụng đất đồi núi tỉnh Quảng Nam năm 2005 - 2010
- Xác định các mâu thuẫn trong mục đích sử dụng đất và đề xuất
hướng sử dụng đất đai khu vực đồi núi tỉnh Quảng Nam. Chú ý tới các khu
vực hồ thủy điện, các khu vực chuyển đổi từ đất rừng sang đất dành cho
nông nghiệp, thủy sản...
4. Giới hạn đề tài
- Giới hạn về không gian nghiên cứu:
+ Nghiên cứu đặc điểm địa lí tự nhiên chỉ giới hạn ở phần đất liền của
tỉnh Quảng Nam.

+ Về biến động sử dụng đất chỉ giới hạn ở diện tích đất đồi núi trên
địa bàn 9 huyện miền núi: Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang, Phước Sơn,
Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức và Nông Sơn.
- Giới hạn về nội dung:
+ Giới hạn ở vấn đề sử dụng hợp lí đất đồi núi tỉnh Quảng Nam
3


+ Chỉ thể hiện sự chuyển đổi về diện tích sử dụng đất đồi núi cho các
mục đích sử dụng đất (đất rừng cho: lâm nghiệp, đất nông nghiệp, hồ chứa
thủy điện, khu khai thác khoáng sản), không đi sâu chuyển đổi cơ cấu cây
trồng.
+ Chỉ thể hiện biến đổi sử dụng đất đồi núi tỉnh Quảng Nam ở 2 thời
điểm năm 2005 – 2010.
+ Không đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của sử dụng đất đến biến đổi
môi trường.
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài
5.1. Các công trình nghiên cứu về địa lí địa phương, địa lí tự nhiên
tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam là một tỉnh thuộc khu vực Trung Trung Bộ của Việt Nam,
nằm trong vùng chuyển tiếp giữa khu vực Trường Sơn ở phía Bắc và địa
khối Kon Tum ở phía Nam. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và phân bố rất
phức tạp. Sự phân bố địa hình với cấu trúc sơn văn phức tạp đã tạo nên đặc
điểm tự nhiên riêng biệt của Quảng Nam.
Tài liệu viết về Quảng Nam còn chưa nhiều. Vài năm trở lại đây, do
nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội và sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước nên có
nhiều công trình nghiên cứu về tỉnh Quảng Nam hơn.
Dưới đây là một số công trình nghiên cứu về địa lí địa phương, địa lí
tự nhiên tỉnh Quảng Nam phục vụ cho những mục đích nhất định ở mức độ
khác nhau, liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến đề tài nghiên cứu mà tác giả

thu thập, xử lí, kế thừa, chọn lọc trong khi thực hiện đề tài.
Trong giáo trình Địa lí tự nhiên Việt Nam (tập 2: phần khu vực) của
nhóm tác giả: Đặng Duy Lợi, Nguyễn Thị Kim Chương, Đặng Văn Hương,
Nguyễn Thục Nhu (năm 2005), Quảng Nam thuộc vùng Nam Trung Bộ nên
lịch sử địa chất của tỉnh gắn liền với lịch sử phát triển địa chất của vùng.
Lịch sử địa chất của vùng là lịch sử của địa khối kết tinh cổ Kon Tum và đới
uốn nếp Hecxini Nam Trung Bộ.
Trong Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên
nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam của nhóm tác giả: Phạm Hoàng
Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh, năm 1997, Quảng Nam
nằm trong vùng cảnh quan Duyên hải Nam Trung Bộ, được hình thành chủ
yếu trên địa hình núi thấp. Lịch sử hình thành khu vực tỉnh Quảng Nam gắn
liền với lịch sử hình thành vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

4


Theo Địa Lí Các Tỉnh Và Thành Phố Việt Nam (tập 4: Các Tỉnh Và
Thành Phố Duyên Hải Nam Trung Bộ Và Tây Nguyên) của tác giả Lê Thông.
Khu vực Quảng Nam đã được nêu khái quát đặc điểm về vị trí địa lí, điều
kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nói chung và đặc điểm đất đai Quảng
Nam nói riêng.
Trong tác phẩm Quảng Nam thế và lực mới trong thế kỉ XXI của nhà
NXB chính trị Quốc Gia (năm 2004) đã nêu một cách khái quát vị trí địa lí,
đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh, những cơ hội và thách thức phát triển KT XH tỉnh trong giai đoạn mới.
Một số công trình khoa học nghiên cứu điều kiện tự nhiên của tỉnh, cụ
thể:
Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài nhánh: Môi trường nông thôn tỉnh
Quảng Nam của đề tài "Nghiên cứu các vấn đề môi trường nông thôn Việt
Nam theo các vùng sinh thái đặc trưng, dự báo xu thế diễn biến, đề xuất các

chính sách và giải pháp kiểm soát thích hợp” của Bộ Khoa học và Công
nghệ. Báo cáo đã khái quát tình hình KT - XH tỉnh Quảng Nam, nguyên
nhân giải pháp.
Dự án: “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự
nhiên, môi trường và phát triển kinh tế – xã hội ở Trung Trung Bộ Việt Nam
(địa bàn tỉnh Quảng Nam)” của Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, Viện
Địa lí. Dự án bao gồm nhiều chuyên đề với mục tiêu nghiên cứu khác nhau.
Song, đự án đã khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Quảng Nam,
phân tích đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến thành phần tự nhiên
cũng như hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh, giải pháp thích ứng với biến đổi
khí hậu.
Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu cấp khu vực thấp hơn trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam như:
Đặc điểm thạch học, khoáng vật, thạch địa hóa các thành tạo magma
xâm nhập vùng A Hội – Phước Hảo (Tây Bắc Khâm Đức) tỉnh Quảng Nam
của tác giả Huỳnh Trung, Bùi Thế Vinh, Đinh Quốc Tuấn.
Tài nguyên nước mặt vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam trong
bối cảnh biến đổi khí hậu của tác giả Lê Văn Hoàng, Lê Văn Thăng, Hồ Đắc

5


Thái Hoàng, đăng trên tạp chí khoa học công nghệ – kinh tế sinh thái số 40,
tháng 10 năm 2011.
Nghiên cứu, xác định nguyên nhân gây lũ lụt đồng bằng hạ lưu sông
Thu Bồn thuộc tỉnh Quảng Nam của tác giả Nguyễn Đức Thành (năm 2011).
Luận văn thạc sĩ khoa học Trường Đại học khoa học Tự nhiên. Khoa môi
trường.
Phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam của tác giả Nguyễn Thị
Thanh Mai (năm 2010). Luận văn thạc sĩ trường khoa học xã hội và nhân

văn.
Phân vùng nguy cơ lũ lụt tại lưu vực sông Vu Gia, tỉnh Quảng Nam
bằng ứng dụng công nghệ GIS và thuật toán AHP của nhóm tác giả Lê
Hoàng Tú, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Duy Liêm, Nguyễn Kim Lợi (năm
2013), đăng trên tạp chí Khoa học Đại học Quốc Gia Hà Nội, chuyên ngành
Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 29, Số 3 64‐72.
Cơ sở địa lí cho phát triển nông – lâm nghiệp các huyện ven biển tỉnh
Quảng Nam của tác giả Bùi Thị Thu (năm 2013). Luận án tiến sĩ. Trường
Đại học Quốc Gia Hà Nội – Trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội.
Thiên tai trượt lở sạt đất ở Quảng Nam, Quảng Ngãi và một số
phương pháp dự báo của tác giả Ngô Cảnh Tùng – Viện Thủy Công – Viện
Khoa học Thủy lợi Việt Nam, đăng trên tạp chí Địa Kĩ Thuật – Số 3/2010.
5.2. Các công trình về nghiên cứu về sử dụng đất tỉnh Quảng Nam
Các công trình nghiên cứu về sử dụng đất tỉnh Quảng Nam chưa
nhiều. Trong dự án: “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện
tự nhiên, môi trường và phát triển kinh tế – xã hội ở Trung Trung Bộ Việt
Nam (địa bàn tỉnh Quảng Nam)”, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam,
Viện Địa lí đã dành chuyên đề số 16: Xác định các giải pháp thích ứng (chia
sẻ tổn thất, giảm sạt lở đất, điều chỉnh quy hoạch, sử dụng đất) ở các khu
vực nghiên cứu cụ thể của tỉnh Quảng Nam và vùng Trung Trung Bộ do
nhóm tác giả Nguyễn Đình Kì và nnk (năm 2011). Trong chuyên đề này tác
gải đã khái quát đặc điểm tự nhiên (địa hình, thủy văn), hiện trạng sử dụng
đất năm 2010, đề xuất kế hoạch sử dụng đất năm 2015 và quy hoạch sử
dụng đất năm 2020. Đề xuất giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu ở địa
phương.
Tóm lại, điều kiện tự nhiên và một số vấn đề liên quan đến sử dụng
đất tỉnh Quảng Nam nhìn chung đã được một số tác giả trình bày trong một
số công trình nghiên cứu. Tùy từng công trình nghiên cứu mà vấn đề trên
6



được xem xét, khai thác ở mức độ khái quát hay cụ thể. Song có thể khẳng
định rằng nghiên cứu đặc điểm địa lí tự nhiên và vấn đề biến động sử dụng
đất đồi núi tỉnh Quảng Nam thì chưa đề tài nào đặt vấn đề nghiên cứu.
6. Phương pháp luận và phương pháp
6.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện dựa trên các quan điểm cụ thể sau:
6.1.1. Quan điểm hệ thống
Đây là quan điểm bao trùm nhất, chung nhất, phổ biến và cơ bản nhất
để xác định phương pháp tư duy và tiếp cận mọi vấn đề. Các hệ thống đều
có cấu trúc để thực hiện chức năng, đó là cấu trúc đứng, cấu trúc ngang và
cấu trúc động lực. Vì thế, tiếp cận hệ thống là tiếp cận cấu trúc để hiểu và
điều chỉnh chức năng.
Trong tự nhiên, mọi sự vật hiện tượng không phải ở trạng thái tĩnh tại,
cô lập mà là một hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh. Chúng có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, khi một thành phần nào đó bị biến đổi thì các thành phần
khác, thậm chí là cả hệ thống đó cũng bị thay đổi. Một trong các nhân tố có
khả năng làm hệ thống tự nhiên bị thay đổi mạnh nhất, nhanh nhất chính là
con người. Con người với các hoạt động sản xuất ngày càng đa dạng của
mình đã tác động ngày càng lớn vào tự nhiên trong đó có các hệ sinh thái.
Khi vận dụng quan điểm hệ thống vào đề tài đòi hỏi phải xem xét khu
vực đồi núi tỉnh Quảng Nam như là một hệ thống với nhiều hợp phần, bộ
phận khác nhau. Trong hệ thống đó có sự tác động qua lại, phản ứng dây
truyền giữa các hợp phần tự nhiên làm cho hệ thống ở trong trạng thái cân
bằng động. Chính mối liên hệ thống nhất nội hệ thống (mối quan hệ cấu trúc
đứng) đó đã tạo ra đặc điểm địa lí chung về địa lí tự nhiên của vùng đồi núi
và của tỉnh Quảng Nam. Đồng thời, chúng ta phải xem xét mối quan hệ
ngoại hệ thống (cấu trúc ngang của hệ thống) thể hiện mối quan hệ giữa
vùng đồi núi và vùng đồng bằng trong tỉnh Quảng Nam, ảnh hưởng của sử
dụng đất vùng đồi núi đến vùng đồng bằng. Khi nghiên cứu đặc điểm địa lí

của tỉnh Quảng Nam cần đặt Quảng Nam trong khu vực Nam Trung Bộ để

7


xem xét ảnh hưởng của các vùng xung quanh đối với sự hình thành đặc điểm
chung và sự phân hóa địa lí tự nhiên của tỉnh Quảng Nam. Hơn nữa, nghiên
cứu sự biến đổi chức năng, hoạt động của hệ thống theo thời gian (cấu trúc
động lực) chính là sự biến đổi hoạt động theo chu kì, nhịp điệu của cảnh
quan, đó là thuộc tính cấu trúc của hệ thống, còn những biến đổi loại hình sử
dụng đất tại Quảng Nam có thể làm thay đổi cấu trúc của hệ thống tự nhiên
Quảng Nam theo hướng tốt (tiến hóa) hoặc bất lợi (thoái hóa). Qua đó,
chúng ta có những điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của tỉnh một cách hợp
lí.
Cụ thể đề tài phải nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm các hợp phần: địa
chất – địa mạo, địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật liên quan
đến sử dụng và bảo vệ đất đồi núi. Đặc biệt nghiên cứu sự biến động sử
dụng đất theo thời gian làm cơ sở thực tiễn đối với vấn đề sử dụng hợp lí đất
đồi núi tỉnh Quảng Nam. Mối quan hệ tác động qua lại giữa các hợp phần đó
tạo nên cấu trúc hệ thống lãnh thổ tỉnh Quảng Nam.
6.1.2. Quan điểm tổng hợp
Đây là quan điểm truyền thống khi nghiên cứu địa lí, được thể hiện cả
trong nội dung và phương pháp nghiên cứu. Quan điểm này xem tự nhiên là
một hệ thống, thống nhất và hoàn chỉnh, trong đó các thành phần có quan hệ
hữu cơ với nhau. Sự tác động của con người vào một thành phần tự nhiên
nào đó có thể gây ra những biến động lớn trong hoạt động của toàn tổng thể
và ảnh hưởng tới các hệ thống lớn hơn.
Khi nghiên cứu các thành phần tự nhiên phải đặt chúng trong mối
quan hệ với các thành phần khác của địa tổng thể. Từ những nghiên cứu rời
rạc của các thành phần, từng bộ phận của khu vực nghiên cứu chúng ta phải

tổng hợp lại, nhìn nhận và đánh giá chúng trong toàn bộ địa tổng thể trên
lãnh thổ. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể xem xét và đưa ra các đề xuất
điều chỉnh cho phù hợp với toàn bộ hệ thống. Tuy nhiên quan điểm này
không nhất thiết phải nghiên cứu tất cả các thành phần, mà chúng ta có thể
lựa chọn các nhân tố đóng vai trò chủ đạo, là những nhân tố có vai trò quyết
định đến những thuộc tính cơ bản của tổng thể. Khi nghiên cứu chúng ta cần
8


phải chú ý tới vai trò của nhân tố trội. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm các
thành phần tự nhiên và mối quan hệ giữa chúng, cần tìm ra nhân tố chủ đạo,
chi phối đặc điểm chung tự nhiên lãnh thổ khu vực nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu đã vận dụng quan điểm này vào các vấn đề:
Trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm và mối quan hệ giữa các hợp
phần tự nhiên, tìm ra nhân tố chủ đạo, chi phối đặc điểm chung của tự nhiên
lãnh thổ tỉnh Quảng Nam. Qua đó, xác định đặc điểm chung của địa lí tự
nhiên tỉnh Quảng Nam.
Trong các hợp phần của tổng thể tư nhiên, đất được coi là sản phẩm
của sự tác động tương hỗ của các thành phần tự nhiên và con người theo thời
gian. Như vậy, theo quan điểm này chúng ta cần nghiên cứu đất như là sản
phẩm tổng hợp của các nhân tố tự nhiên và con người. Do các thành phần tự
nhiên là một hệ thống có mối quan hệ mật thiết qua lại với nhau do đó,
chúng ta cần nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc sử dụng đất đến các thành
phần khác của tự nhiên.
6.1.3. Quan điểm lãnh thổ
Khi nghiên cứu bất cứ một đối tượng, hiện tượng tự nhiên hay kinh tế
xã hội đều phải gắn với một lãnh thổ cụ thể nào đó. Đối tượng đó nằm trong
mối quan hệ tác động không gian và phân hóa, phụ thuộc vào các thành phần
khác nằm trong lãnh thổ đó. Những đặc điểm đó sẽ tác động đến sự phát
sinh, phát triển và biến động của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội của

lãnh thổ đó. Các đối tượng nghiên cứu không tách rời với lãnh thổ mà có
mối liên hệ với các lãnh thổ xung quanh cả trên phương diện tự nhiên và KT
- XH. Khi nghiên cứu địa lí phải gắn với lãnh thổ, đặt lãnh thổ nghiên cứu
trong một không gian lớn hơn để xem xét đối tượng một cách khoa học và
chính xác. Sự thay đổi của một thành phần tự nhiên nào đó trong lãnh thổ
này cũng có liên quan đến các lãnh thổ khác.
Quán triệt quan điểm lãnh thổ trong nghiên cứu đề tài đòi hỏi phải xác
định cụ thể phạm vi nghiên cứu. phải đặt phạm vi nghiên cứu tỉnh Quảng
Nam trong không gian vùng, miền lớn hơn để thấy được mặt thuận lợi cũng
như mặt khó khăn của địa phương về mặt tự nhiên, KT - XH đối với việc sử
9


dụng đất. Từ đó đề xuất những kiến nghị nhất định góp phần sử dụng hợp lí
tài nguyên đất. Qua đó, thúc đẩy KT - XH của khu vực nghiên cứu.
6.1.4.
Quan điểm lịch sử - phát sinh
Mỗi một tổng thể tự nhiên có quá trình phát sinh phát triển và biến đổi
không ngừng. Nghiên cứu đặc điểm địa lí tự nhiên một khu vực cần phải dựa
trên quan điểm này vì các thành phần tự nhiên của cảnh quan được hình
thành dưới tác động lâu dài của quá trình nội lực và ngoại lực. Bên cạnh đó,
sự tác động của con người đối với tự nhiên ngày càng lớn, làm chúng bị biến
đổi mạnh. Hơn nữa, theo quan này, khi nghiên cứu và đánh giá đất đai cần
xem xét diễn biến các quá trình đã xảy ra trong quá khứ có tầm quan trọng
đặc biệt. Đất là một thể thống nhất và tổng hòa các mối quan hệ tương tác
giữa con người và tự nhiên. Sự tác động tổng hợp đó sẽ quyết định các quá
trình hình thành các loại đất chính. Mỗi vùng địa lí tự nhiên sẽ có quá trình
hình thành đất khác nhau trên cơ sở của sự tác động tương hỗ giữa các nhân
tố hình thành đất. Hiên trạng sử dụng đất và mô hình sản xuất ở hiện tại và
trong quá khứ là tấm gương phản ánh lịch sử hình thành đất, trên cơ sở đánh

giá hiện trạng sử dụng đất đưa ra đề xuất sử dụng hợp lí tài nguyên đất đai
tại khu vực nghiên cứu.
6.1.5.
Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm này có ý nghĩa to lớn trong nghiên cứu địa lí tự nhiên phục
vụ cho khai thác và sử dụng hợp lí lãnh thổ.
“phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các yêu cầu
hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu
của thế hệ tương lai”. Mục tiêu cuối cùng của phát triển bền vững là thỏa
mãn yêu cầu căn bản của con người, cải thiện cuộc sống, bảo tồn và quản lí
hữu hiệu hệ sinh thái, đảm bảo tương lai ổn định. Mục tiêu đó có tính đa
diện, thống nhất, toàn bộ. Muốn phát triển bền vững phải lồng ghép được 3
thành tố quan trọng của sự phát triển với nhau: phát triển kinh tế, ổn định xã
hội và bảo vệ môi trường.
Vận dụng quan điểm này trong nghiên cứu đề tài đặc biệt chú ý đến
vấn đề sử dụng hợp lí đất đai. Thông qua xác lập các yêu cầu và đưa ra một
10


số đề xuất trong việc quản lí đất lâm – nông nghiệp có khả năng cho hiệu
quả về KT - XH và góp phần bảo vệ môi trường.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa.
Đây là phương pháp truyền thống, rất quan trọng đối với tất cả các
ngành nghiên cứu thiên nhiên, nhất là đối với địa lí tự nhiên tổng hợp.
Thông qua đó giúp cho tác giả có cái nhìn thực tế hơn và giúp phát hiện
những nội dung nghiên cứu, bổ sung cùng với nguồn tài liệu thu thập được.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đi thực tế địa bàn nghiên cứu, tìm
hiểu, chụp ảnh các yếu tố tự nhiên ở một số địa điểm.
6.2.2. Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu

Quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã thu thập, kế thừa có chọn lọc
các tài liệu, số liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu.
- Các tư liệu và bản đồ (Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng
Nam năm 2005 và năm 2010)
- Các tư liệu, số liệu thống kê liên quan đến đặc điểm địa lí tự nhiên,
vấn đề biến động sử dụng đất.
Trên cơ sở tư liệu thu thập được, đề tài phân tích, xử lí số liệu bằng
các phương pháp truyền thống của địa lí và phương pháp tính toán, thống kê
và hệ thông tin địa lí.
6.2.3. Phương pháp bản đồ
Đây là phương pháp thông dụng, cần thiết không thể thiếu được trong
nghiên cứu các đối tượng địa lí, đặc biệt là các đối tượng địa lí tự nhiên.
Nghiên cứu bản đồ, thành lập bản đồ là việc bắt đầu, cũng là việc kết thúc
của quá trình nghiên cứu địa lí, thể hiện mọi kết quả nghiên cứu của các
công trình. Bản đồ cho phép chúng ta xác định rõ ràng, cụ thể phạm vi
nghiên cứu. Thể hiện mối quan hệ giữa đối tượng nghiên cứu với các đối
tượng khác trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu tỉnh Quảng Nam. Các bản đồ
hành chính, bản đồ địa hình, độ dốc, bản đồ đất, bản đồ cảnh quan và bản đồ
hiện trạng sử dụng đất... được tác giả sử dụng nhằm giải quyết nhiệm vụ đề
tài, tăng thêm sức thuyết phục cho những luận điểm tác giả đưa ra.
11


Ngoài ra, trong luận văn của mình tác giả còn sử dụng các biểu đồ thể
hiện cho cơ cấu sử dụng đất của tỉnh và khu vực đồi núi tỉnh Quảng Nam.
6.2.4. Phương pháp phân tích tiếp cận hệ thống, đánh giá tổng hợp
Phương pháp này được áp dụng khi phân tích cấu trúc cảnh quan, mối
quan hệ giữa các hợp phần tự nhiên trong cấu trúc đứng và cấu trúc ngang
của các đơn vị cảnh quan trên lãnh thổ nhằm xác định tính ổn định và tính
biến động của chúng. Đánh giá tổng hợp giá trị kinh tế của tài nguyên thiên

nhiên và điều kiện tự nhiên của tổng thể lãnh thổ cho mục tiêu KT - XH, mô
hình hoá các hoạt động giữa tự nhiên với KT - XH, phục vụ việc dự báo cho
sự biến đổi của môi trường, điều chỉnh các tác động của con người, xây
dựng cơ sở cho việc quản lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.
6.2.5.
Phương pháp hệ thông tin địa lí
Hệ thông tin địa lí (Geographic Information System – GIS) với sự hỗ
trợ đắc lực của các phần mềm máy tính, nhất là phần mềm MapInfo, Arc
GIS, phần mềm xử lí ảnh. Phương pháp này thực hiện có hiệu quả việc thu
thập, cập nhật, phân tích và tổng hợp các thông tin về đối tượng trên các lớp
thông tin nhằm tìm ra những đặc điểm, tính chất chung của đối tượng để tạo
ra lớp thông tin mới, trình bày dữ liệu dưới dạng các bản đồ phục vụ việc
đánh giá cảnh quan.
Trong luận văn của mình, tác giả đã sử dụng phần mềm MapInfo, Arc
GIS để biên tập các bản đồ: hành chính, địa hình (độ cao, độ dốc), chồng xếp
các bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và 2010... Phân tích ảnh hưởng
đặc điểm địa lí tự nhiên của tỉnh đối với vấn đề sử dụng đất và biến động
hiện trạng sử dụng đất đồi núi tỉnh Quảng Nam (trong năm 2005 và 2010).
Qua đó, xác lập yêu cầu sử dụng hợp lí đất đồi núi tỉnh Quảng Nam.
7. Những đóng góp của đề tài
- Phân tích đặc điểm các hợp phần tự nhiên tỉnh Quảng Nam, sự
phân hóa cảnh quan tự nhiên tỉnh Quảng Nam và ảnh hưởng của nó đến vấn
đề sử dụng đất đồi núi.

12


- Thể hiện sự biến động sử dụng đất đồi núi tỉnh Quảng Nam và đề
xuất hướng sử dụng hợp lí đất đồi núi.
8. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3
chương.
Chương 1: Cơ sở khoa học về nghiên cứu sử dụng hợp lí đất đồi núi
tỉnh Quảng Nam
Chương 2: Đặc điểm địa lí tự nhiên và vấn đề sử dụng đất tỉnh Quảng
Nam
Chương 3: Biến động sử dụng đất đồi núi và đề xuất hướng sử dụng
hợp lí đất đồi núi tỉnh Quảng Nam

13


Sơ đồ Cấu trúc nội dung nghiên cứu
Mục đích & nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan :

- Các công trình nghiên cứu về địa lí địa phương – ĐLTN và SD đất tỉnh Quảng Nam
- Cơ sở khoa học về SD hợp lí đất đồi núi tỉnh Quảng Nam.
- CSDL về tự nhiên, KT - XH, HTSD đất đồi núi tỉnh Quảng Nam
- Phương pháp nghiên cứu

Cấu trúc nội dung nghiên cứu

Cơ sở khoa học về sử dụng hợp lí

Đăc điểm ĐLTN & vấn đề SD

đất đồi núi tỉnh Quảng Nam

đất đồi núi tỉnh Quảng Nam


* Cơ sở lí luận
- Một số khái niệm về nghiên cứu
ĐLTN một khu vực
- Đặc điểm ĐLTN với sự hình thành
đất và SD đất
Cấu trúc đứng

Các quan điểm(các
nghiên
hợp cứu
phần tự
Hệ thống
nhiên) Các nhân tố
hình thành đất 

Tổng SD
hợpđất đồi núi

Cấu trúc ngang

Lãnh Phân
thổ hóa cảnh
quan sinh
tự nhiên 
Lịch sử phát
QHSD đất đồi núi
Cấu trúc nhịp
điệu mùa  SD
đất đồi núi


Quan điểm
Sinh thái &
PTBV

Sử dụng hợp lí
và bảo vệ đất đồi
núi

* Cơ sở thực tiễn
- KT - XH liên quan đến SD đất
- Hiện trạng rừng & SD đất đồi núi
- Tình trạng suy thoái đất

Biến động SD đất đồi
núi và đề xuất hướng
SD hợp lí đất đồi núi
tỉnh Quảng Nam

* Vị trí địa lí và ý nghĩa đối

* Biến động sử dụng

với:

đất đồi núi tỉnh
Quảng Nam
(năm 2005 – năm
2010)


- Sự hình thành đặc điểm chung
tự nhiên
- Sự phát triển KT - XH

*Đặc điểm các thành phần
tự nhiên ảnh hưởng đến sự
hình thành đất và SD đất
đồi núi tỉnh Quảng Nam
- Địa chất, kiến tạo
- Địa hình (đặc điểm chung, độ
cao, độ dốc, sự phân hóa địa
hình)
- Khí hậu (đặc điểm chung, các
yếu tố khí hậu: to, lượng mưa,
tương quan nhiệt ẩm, phân mùa)
- Thủy văn (đặc điểm chung,
mạng lưới sông ngòi, lượng
nước, thủy chế)
- Sinh vật (thực vật, động vật)
- Thổ nhưỡng: các loại đất,
nhóm đất theo đá mẹ (diện tích,
đặc điểm phân bố)
* Sự phân hóa lãnh thổ tự

nhiên với vấn đề SD đất đồi
núi tỉnh Quảng Nam

14

* Nguyên nhân và hệ

quả của biến động sử
dụng đất đồi núi tỉnh
Quảng Nam. Nam

* Xác định yêu cầu về
sử dụng hợp lí đất đồi
núi tỉnh Quảng Nam

* Đề xuất hướng sử
dụng hợp lí đất đồi
núi tỉnh Quảng Nam


Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu
Bản đồ
hành
chính

Địa chất –
kiến tạo

Địa chất –
nham
thạch

Bản đồ
địa hình

Số liệu
khí hậu


Số liệu
thủy văn

Đặc điểm
chung địa
hình

Đặc điểm
chung khí
hậu

Đặc điểm
thủy văn &
mạng lưới
thủy văn

Phân cấp
Độ cao,
Độ dốc

Phân tích
các yếu tố
Khí hâu

Phân tích
các yếu tố
Thủy văn

Sự phân

hóa địa
hình

Phân hóa
đặc điểm tự
nhiên, nhịp
điệu mùa

Tư liệu
sinh vật

Bản đồ
thổ
nhưỡng

Bản đồ
phân hóa
cảnh quan

Bản đồ
HTSD Đất
đồi núi 2005

Bản đồ
HTSD Đất
đồi núi 2010

Nhóm đất
theo Đá mẹ
Hệ thực

vật, động
vật

Phân tích ảnh
hưởng đến sự
hình thành đất &
SD đất đồi núi

Đặc điểm
các loại
đất, nhóm
đất

Sự phân
hóa tự
nhiên

Biến động
Đất đồi núi
2005 - 2010

Nguyên
nhân,
hệ quả
Yêu cầu
sử dụng
đất đồi núi

15


Biện pháp quản
lí, SD & bảo vệ
đất đồi núi

Thông tin
KT - XH ,
SD Đất


NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ ĐẤT
TỈNH QUẢNG NAM
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1.Một số khái niệm cơ bản về nghiên cứu địa lí tự nhiên
- Thể tổng hợp địa lí tự nhiên (địa tổng thể)
Theo N.I.Mikhailov: “Thể tổng hợp địa lí tự nhiên là một bộ phận
của môi trường địa lí, là một lãnh thổ đồng nhất và phát sinh trong những
nét chung, trên đó do ảnh hưởng của các quá trình tự nhiên vốn có của nó
mà hình thành một cấu trúc cá thể nhưng hoàn toàn có quy luật của các
thành phần cấu tạo nên thể tổng hợp – cấu tạo địa chất, địa hình, nước
trên mặt và nước ngầm, thổ nhưỡng và các sinh quần. Mỗi một thể tổng
hợp trong số đó được phân biệt với các thể tổng hợp bên cạnh bởi những
ranh giới địa lí”(1955)
Bên cạnh định nghĩa của N.I.Mikhailov còn có các định nghĩa khác
về thể tổng hợp địa lí tự nhiên như: Ixatrenko (1965), V.I Prokaev (1967),
V.X Preobrajenxki (1966)... Tuy chưa có sự thống nhất hoàn toàn về định
nghĩa song tất cả các định nghĩa đều phản ánh rằng các thể tổng hợp địa lí
tự nhiên thuộc về các đơn vị lãnh thổ khu vực (cá thể). Nhưng thể tổng
hợp địa lí tự nhiên là một khái niệm chung đối với mọi đơn vị cá thể cũng
như kiểu loại. Thể tổng hợp địa lí tự nhiên là một hệ thống có động lực có

giới hạn trong không gian và có sự thống nhất biện chứng của các thành
phần cấu tạo nên nó. Mỗi một thể tổng hợp địa lí tự nhiên là một bộ phận
của lớp vỏ địa lí và có liên hệ chặt chẽ với nó. [12]
Tổng hợp thể tự nhiên không phải là một tập hợp đơn giản, mà là
một phức hợp các yếu tố tạo nên một thực thể vật chất phức tạp có tính
toàn vẹn và thống nhất. Nó được coi là một hệ thống không gian và thời
gian của các hợp phần địa lí có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong sự phân
bố và phát triển như một thể thống nhất. [11]
Đồng nghĩa với thuật ngữ tổng thể tự nhiên, người ta thường sử
dụng "tổng thể địa lí" hay "địa tổng thể", tuy nhiên, thuật ngữ "địa tổng
thể” rộng hơn, nó không những sử dụng cho các đối tượng địa lí tự nhiên,
mà cả các đối tượng địa lí KT - XH.
- Cảnh quan
Khái niệm cảnh quan được sử dụng lần đầu tiên vào đầu thế kỷ
XIX. Cảnh quan có nghĩa là phong cảnh (tiếng Đức – Landschaft). Khái
niệm cảnh quan được X.V. Kalexnik đưa ra năm 1959 như sau: “Cảnh
quan địa lí là một bộ phận của bề mặt đất, về mặt định tính, khác hẳn với
các bộ phận khác, được bao bọc bởi những ranh giới tự nhiên và là một
sự tập hợp các đối tượng, các hiện tượng tác động lẫn nhau một cách có
quy luật và thống nhất trong bản thân nó, được biểu hiện một cách điển
hình trên một không gian rộng lớn và có quan hệ không tách rời về mọi
mặt với lớp vỏ địa lí”. [4]
16


Mặc dù đã hình thành khoa học về cảnh quan nhưng thuật ngữ
cảnh quan, tùy theo từng công trình nghiên cứu cụ thể vẫn được xem xét
theo 3 quan điểm sau:
+ Quan điểm xem cảnh quan là những cá thể địa lí không lặp lại trong
không gian và là đơn vị cơ bản của phân vùng địa lí tự nhiên, có nội dung

xác định và chỉ tiêu rõ ràng. Cảnh quan thể hiện sự tương hỗ của các hợp
phần tự nhiên và các yếu tố thành tạo trên một lãnh thổ nhất định [80, tr.11].
Quan niệm này được thể hiện trong các nghiên cứu của L.X. Berg,
A.A.Grigoriev (1957), X.V. Kalexnik (1947-1959), A.G. Ixatsenko (1965,
1989), N.A.Xonlxev (1949), Vũ Tự Lập.
+ Quan điểm cảnh quan là một khái niệm chung, có thể dùng cho
mọi đơn vị phân loại và phân vùng ở bất kì cấp lãnh thổ nào. Như vậy,
khái niệm cảnh quan tương đương với thuật ngữ thể tổng hợp địa lí tự
nhiên hay cảnh quan tự nhiên. Các tác giả nghiên cứu theo quan điểm này
gồm có F.N Milkov, D.L Armand, P.X. Kuzonhexov, V.P. Prokaev.
+ Quan điểm cảnh quan là đơn vị mang tính kiểu loại. Theo hướng
nghiên cứu này có các tác giả B.B. Polunov, K.K. Markov, A.I. Pereman
và N.A. Gvoxdexki. Cảnh quan là sự phối hợp, thống nhất biện chứng
của các hợp phần tự nhiên như một tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên tương
đối đồng nhất, được xem xét không phụ thuộc vào phạm vi lãnh thổ. Các
đặc tính chung và riêng được thể hiện rõ ràng. Quan điểm này cho rằng
cảnh quan là một đơn vị phân loại trong hệ thống phân chia các thể tổng
hợp lãnh thổ tự nhiên. Mỗi cấp phân vị được coi là một đơn vị cảnh quan
và được phân chia dựa vào hệ thống chỉ tiêu đặc trưng theo trật tự logic
từ trên xuống dưới. Những đơn vị cảnh quan cấp thấp được coi là những
đơn vị cơ sở và phải thể hiện rõ và tập trung nhất các biểu hiện phân hóa
mang tính địa đới và phi địa đới, ảnh hưởng của các hoạt động của con
người và biểu hiện sự phân dị của lãnh thổ. Quan điểm này đã được vận
dụng nhiều trong các nghiên cứu cảnh quan của các tác giả trong và ngoài
nước.
Về bản chất, cảnh quan là một tổng thể tự nhiên phức tạp, vừa có
tính đồng nhất, vừa có tính bất đồng nhất. Chính điều đó đòi hỏi các nhà
địa lí khi nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phải xuất phát từ quan điểm
tổng hợp và quan điểm hệ thống.
- Cấu trúc cảnh quan

Một trong những đặc điểm thể hiện tính đa dạng cảnh quan lãnh
thổ là sự đa dạng trong cấu trúc cảnh quan. Theo Kalexnik (1978): "Cấu
trúc cảnh quan là tính tổ chức của các bộ phận cấu thành trong không
gian và tính điều chỉnh trạng thái theo thời gian (được xem như là cấu
trúc không gian và thời gian của địa hệ)”. Như vậy, nghiên cứu cấu trúc
cảnh quan bao gồm cả việc nghiên cứu cấu trúc không gian (cấu trúc
thẳng đứng, cấu trúc ngang) và cấu trúc động lực của cảnh quan.

17


Cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan là mối liên hệ, quan hệ tác động
tương hỗ giữa các thành phần cấu tạo của cảnh quan, phụ thuộc vào hướng
thay đổi của các thành phần cấu tạo trong quá trình phát triển cũng như vào
tuổi và lịch sử phát triển của thể tổng hợp. Cấu trúc thẳng đứng gồm các
thành phần cấu tạo nên cảnh quan là: Đá mẹ, địa hình cùng với lớp vỏ
phong hoá và thổ nhưỡng, khí hậu, thuỷ văn, sinh vật và mối quan hệ
tương hỗ giữa chúng với nhau. Các hợp phần này không phải là những
thành phần rời rạc mà giữa chúng có mối quan hệ tương hỗ tạo nên tính
thống nhất trong cảnh quan. Cấu trúc đứng thường phức tạp và kém đồng
nhất ở các đơn vị lớn và đồng nhất hơn ở các đơn vị nhỏ. Đơn vị cảnh
quan tồn tại càng lâu thì cấu trúc của các thành phần cấu tạo sẽ càng đầy
đủ và độ dày theo chiều thẳng đứng sẽ càng lớn. Độ dày của cấu trúc
đứng trong các cảnh quan có khác nhau do: hình thành trong đới tích tụ
hay rửa trôi, do sườn thoải hay dốc, do điều kiện khí hậu nóng và ẩm hay
khô và lạnh…
Vì vậy, khi nghiên cứu đặc điểm địa lí tự nhiên khu vực Quảng
Nam cần phải xem xét đồng thời tất cả các hợp phần thành tạo cảnh quan
trong mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng. Phân tích đặc điểm địa lí
tự nhiên đó tới việc thành tạo đất của tỉnh và yêu cầu sử dụng hợp lí đất

đồi núi tỉnh Quảng Nam. Qua đó, đề xuất hướng sử dụng hợp lí tài
nguyên đất đồi núi tỉnh Quảng Nam.
Cấu trúc ngang của cảnh quan được xác định bởi số cấp phân vị và
số lượng cá thể của mỗi cấp. Chính số lượng này phản ánh mức độ phức
tạp, tính đa dạng, tính không đồng nhất của cảnh quan. Mỗi cấp phân vị
có một cấu trúc ngang riêng, đồng thời mỗi một cá thể cùng một cấp phân
vị cũng có đặc điểm cấu trúc riêng. Nghiên cứu cấu trúc ngang là nghiên
cứu sự phân hoá phức tạp theo không gian lãnh thổ của các đơn vị cảnh
quan theo hệ thống phân vị từ cao xuống thấp và mối quan hệ giữa các
đơn vị cảnh quan trong các cấp phân loại. trong quá trình nghiên cứu cấu
trúc ngang của cảnh quan thì địa chất, địa hình đóng vai trò chủ chốt. Tại
khu vực tỉnh Quảng Nam, phân tích cấu trúc ngang có ý nghĩa lớn trong
việc quy hoạch sử dụng hợp lí đất đai của tỉnh đặc biệt là đất đồi núi.
Trong phân tích cấu trúc cảnh quan cấu trúc thẳng đứng và cấu trúc
ngang của cảnh quan có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, không thể tách
rời, nếu cấu trúc thẳng đứng càng không đồng nhất (thành phần cấu tạo
càng phức tạp) thì cấu trúc ngang càng đa dạng do tính phân hoá lớn và
càng phải có các biện pháp cụ thể trong sử dụng lãnh thổ.
- Cấu trúc động lực
Bất cứ một cảnh quan nào cũng được tổ chức theo không gian và
thời gian, trong mối liên hệ bên trong giữa các bộ phận cấu thành. Bản
chất của cảnh quan được thể hiện ở cách thức liên hợp của các bộ phận
cấu thành cảnh quan, đó là sự hoạt động của cảnh quan theo thời gian dựa

18


trên cơ sở hoạt động động lực, các quá trình trao đổi vật chất năng lượng
diễn ra trong cảnh quan.
Cấu trúc thời gian của cảnh quan được thể hiện thông qua tính nhịp

điệu, đây là đặc điểm cơ bản của tất cả các quá trình địa lí tự nhiên. Tính
nhịp điệu là một mặt không thể tách rời với sự phát triển đi lên của cảnh
quan.
Các loại nhịp điệu của cảnh quan là: nhịp điệu ngày, nhịp điệu mùa
và nhịp điệu nhiều năm. Trong đó, nhịp điệu ngày và mùa được nghiên
cứu nhiều hơn, đặc biệt là nhịp điệu mùa. Đây là một trong các chỉ tiêu
chủ yếu để phân loại cảnh quan, vì mỗi thành phần của cảnh quan có độ
nhạy cảm với tính nhịp điệu khác nhau nên mức độ biểu hiện cũng khác
nhau có thể nhanh, chậm, mạnh hoặc yếu… Cũng như vòng tuần hoàn vật
chất và năng lượng, sự lặp lại của các hiện tượng, các quá trình không
phải là khép kín mà theo hình xoáy trôn ốc phát triển của vỏ cảnh quan.
1.1.2. Nghiên cứu đặc điểm địa lí tự nhiên một khu vực dựa trên
phân tích cấu trúc cảnh quan
Đặc điểm địa lí tự nhiên của một khu vực hình thành bởi các yếu tố:
địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, nước, sinh vật và mối liên hệ tác động qua
lại giữa chúng trong thời gian. Khi nghiên cứu đặc điểm tự nhiên của một
khu vực chúng ta không chỉ nghiên cứu rời rạc từng nhân tố mà cần có sự
tổng hợp. Chính vì vậy, nghiên cứu đặc điểm tự nhiên một khu vực chính là
nghiên cứu cấu trúc của cảnh quan (cấu trúc đứng, cấu trúc ngang và cấu
trúc động lực).
- Mối quan hệ giữa các hợp phần cảnh quan (cấu trúc đứng cảnh
quan) quy định đặc điểm chung địa lí tự nhiên của khu vực, thể hiện tính
thống nhất của cảnh quan.
Nghiên cứu đặc điểm địa lí tự nhiên là nghiên cứu cấu trúc đứng của
cảnh quan vì khi nghiên cứu đặc điểm tự nhiên của một khu vực chính là
nghiên cứu các nhân tố thành tạo cảnh quan: địa hình, khí hậu, thủy văn, đất,
sinh vật và các mối liên hệ giữa chúng. Khi nghiên cứu các nhân tố này
chúng ta không chỉ nghiên cứu từng nhân tố đơn lẻ mà cần phải biết xem xét
chúng trong một hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh. Trong hệ thống đó
chúng vai trò ra sao, có sự liên hệ, tác động qua lại với nhau như thế nào

trong quá trình hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên của khu vực đó. Chính
mối liên hệ tác động qua lại rất phức tạp đó đã hình thành nên những đặc
điểm riêng biệt của từng khu vực. Vì thế, xác định cấu trúc thẳng đứng của
cảnh quan khu vực nào đó chính là xác định sự tham gia của các thành
phần tự nhiên vào quá trình phát sinh và phát triển của các cảnh quan. Khi
nghiên cứu đặc điểm tự nhiên một khu vực phải tổng hợp, xem xét, đánh giá
các nhân tố xem nhân tố nào là nhân tố trội, chủ yếu hình thành nên đặc
điểm riêng biệt của khu vực nghiên cứu.
19


Trong tự nhiên, địa hình với đặc tính bảo thủ của mình có vai trò
chủ đạo trong sự hình thành cảnh quan. Tuy nhiên trong quá trình phát
triển của cảnh quan, vai trò chủ đạo luôn luôn thuộc về những thành phần
cấu tạo năng động, tiến bộ. Mặc dù vậy, sự tác động tương hỗ giữa các
thành phần cấu tạo địa lí rất đa dạng và phức tạp. Vì thế, việc phân ra các
thành phần cấu tạo chủ đạo hay phụ thuộc chỉ có tính chất tương đối, chỉ
có ý nghĩa trong một thời điểm chứ không phải cả lịch sử phát triển của
cảnh quan.
- Sự phân hóa cảnh quan (cấu trúc ngang cảnh quan): phân vùng
và phân loại cảnh quan, thể hiện tính đa dạng về địa lí tự nhiên của khu
vực.
Cấu trúc ngang bao gồm các địa tổng thể đồng cấp hay khác cấp
tạo nên một đơn vị địa lí nhất định cùng mối quan hệ phức tạp giữa các
địa tổng thể đó với nhau. Theo tác giả Vũ Tự Lập, Khu vực tỉnh Quảng
Nam thuộc xứ Đông Dương, thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam bộ, Khu
Công Tum Nam Ngãi (B1). Bao gồm 10 kiểu cảnh quan khác nhau.
Như vậy, cấu trúc ngang nói lên tính không đồng nhất của địa tổng
thể. Địa tổng thể càng lớn, càng thuộc cấp phân vị cao càng có cấu trúc
ngang phức tạp.

Nội dung của nghiên cứu cấu trúc ngang:
+ Tìm hiểu số lượng cấp dưới đang xét, số lượng cá thể mỗi cấp, đặc
trưng của từng cá thể hay từng kiểu loại về mặt hình thái, diện tích, cấu trúc,
động lực.
+ Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cá thể hay các kiểu loại, đánh giá
vai trò của chúng trong việc hình thành địa tổng thể.
- Cấu trúc động lực: nhịp điệu theo thời gian của cảnh quan.
Khi nghiên cứu đặc điểm địa lí tự nhiên của khu vực không chỉ là
nghiên cứu cấu trúc đứng, cấu trúc ngang, mà còn phải quan tâm nghiên
cứu sự hình thành, phát sinh, phát triển của lãnh thổ đó theo thời gian.
Nghiên cứu điều kiện địa lí tự nhiên theo cấu trúc động lực chính là
nghiên cứu sự thay đổi đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu theo thời
gian: nhịp điệu mùa, nhịp điệu năm... Trong đó, nhịp điệu mùa đóng vai
trò quan trọng nhất.
Các quá trình địa lí tự nhiên trong cảnh quan đều có tính chất nhịp điệu.
Tính nhịp điệu là một mặt không thể tách rời với sự phát triển đi lên của cảnh
quan. Muốn tìm hiểu cấu trúc cảnh quan thì nghiên cứu nhịp điệu mùa có
tầm quan trọng đặc biệt. Nó là một trong các chỉ tiêu chủ yếu để phân loại
cảnh quan (mỗi đới cảnh quan đều đặc trưng bởi một chế độ mùa riêng
cho mình). Tính nhịp điệu mùa không phải là sự lặp lại đơn giản của một
hiện tượng. Bởi mỗi một vòng chu kì, nhịp điệu, không phải là vòng khép

20


kín mà theo hình xoáy trôn ốc của sự phát triển. Mỗi một chu kì tiếp theo
đều bắt đầu trên cơ sở có một biến đổi ít nhiều của chu kì trước.
Những biến đổi về chế độ nhiệt ẩm theo mùa là cơ sở động lực của
các quá trình thiên nhiên theo mùa. Do đó, nghiên cứu động lực cảnh quan
theo mùa cần bắt đầu từ chế độ nhiệt ẩm. Nhiệt độ bao gồm bức xạ và

nhiệt bình lưu xâm nhập vào. Sự tổn thất nhiệt do bốc hơi từ mặt đất, thực
vật và tuyết do hô hấp; quang hợp; trao đổi nhiệt nhiễu động với lớp
không khí sát mặt đất. Độ ẩm trong cảnh quan được cung cấp bởi mưa, sự
ngưng tụ trong đất, dòng chảy, băng, tuyết tan. Về chế độ ẩm phải nghiên
cứu cán cân nước nhằm đánh giá về số lượng động lực của sự xâm nhập
và tiêu ẩm, lượng trữ ẩm trong cảnh quan.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cấu trúc động lực là tìm hiểu động lực
phát triển cảnh quan. Động lực phát triển cảnh quan phụ thuộc các yếu tố
của tự nhiên (năng lượng bức xạ mặt trời, chế độ nhiệt, cơ chế hoạt động
của gió mùa,...) và hoạt động khai thác lãnh thổ của con người. Nhịp điệu
và xu thế biến đổi của nó phụ thuộc sự luân phiên tác động của chế độ
mùa vào lãnh thổ. Tác động này làm biến đổi cảnh quan qua sự gia tăng
các quá trình tích tụ và trao đổi vật chất - năng lượng trong nó, cả những
tác động kìm hãm hay thúc đẩy các quá trình tự nhiên. Tuy nhiên, yếu tố
động lực có tính chất quyết định nhất đến biến đổi cảnh quan là các hoạt
động khai thác lãnh thổ của con người. Tác động của con người nếu theo
hướng tích cực (trồng và bảo vệ rừng, xây hồ chứa,...) tạo ra cân bằng tự
nhiên, tăng sinh khối cảnh quan, cải thiện tốt môi trường khu vực. Nếu là
những tác động tiêu cực (phá rừng, làm thoái hoá đất, hoạt động kinh tế
quá mức,...) làm biến đổi, suy thoái cảnh quan theo chiều hướng xấu.
Cơ sở lí luận trên được vận dụng vào nghiên cứu đặc điểm địa lí tự
nhiên tỉnh Quảng Nam. Trên cơ sở phân tích đặc điểm các nhân tố tự
nhiên của khu vực và mối liên hệ giữa chúng, xác định nhân tố trội trong
quá trình hình thành đất của khu vực tỉnh. Sự phân hóa của cảnh quan
kết hợp với tính nhịp điệu mùa, diễn thể sinh thái đã đặt ra các yêu cầu
về sử dụng hợp lí đất đồi núi của tỉnh. Qua đó, việc phân tích cấu trúc
cảnh quan còn là cơ sở để đưa ra các đề xuất sử dụng hợp lí đất đồi núi
của tỉnh Quảng Nam.
1.2. Cơ sở lí luận về sử dụng hợp lí đất đai
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1.1 Đất, đất đai
a. Đất

21


Thổ nhưỡng hay gọi là đất, là một thành phần của lớp vỏ địa lí,
phân bố ở bề mặt các lục địa. Đây là nơi tiếp xúc, thâm nhập và tác động
qua lại của tất cả các thành phần tự nhiên, vì thế đất có thành phần vật
chất, cấu trúc phức tạp và đa dạng nhất trong lớp vỏ địa lí.
Cuối thế kỉ XIX, lần đầu tiên khái niệm về đất trên cơ sở phát sinh
học mới được đề xuất bởi nhà thổ nhưỡng học người Nga V.V.Docusaev
(1846 – 1903): “Đất là một vật thể tự nhiên hoàn toàn độc lập, là sản
phẩm của hoạt động tổng hợp của đá mẹ, khí hậu, sinh vật, tuổi và địa
hình địa phương”.
Sau này, nhiều nhà thổ nhưỡng đã nêu ra các định nghĩa khác nhau
về đất, trong đó có định nghĩa về đất của V.R.Viliam (1863 – 1930) cho ta
nhận thức đầy đủ hơn về đất: “Đất là lớp tơi xốp ở bề mặt lục địa, có khả
năng cho thu hoạch thực vật. Độ phì là một tính chất hết sức quan trọng
của đất, là đặc trưng cơ bản của đất”. [4]
Theo Food And Agriculture Organization (FAO): “Đất (soil) là
một vật thể tự nhiên đặc biệt hình thành do tác động tổng hợp của các
yếu tố sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình, thời gian và tác động của con
người”. [8]
b. Đất đai
Theo FAO: “Đất đai (land) là một vùng đất xác định về mặt địa lí,
là một thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kì có
thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như
là: không khí, đất, điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật cư trú, những
hoạt động trước đây của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính

này ảnh hưởng có ý nghĩa tới việc sử dụng vùng đất đó của con người
hiện tại và trong tương lai. Nói cách khác, đất đai là một vùng đất có ranh
giới, vị trí cụ thể và các thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên, kinh
tế và xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thủy
văn, động vật, thực vật và hoạt động sản xuất của con người.
1.2.1.2.Sử dụng đất
a. Sử dụng đất hợp lí
Sử dụng lâu bền đất đai bao gồm các quy trình công nghệ, các
chính sách, các hoạt động nhằm đảm bảo cả ba mặt phát triển bền vững:
về kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường. Cụ thể để sử dụng lâu bền đất
cần:
- Duy trì và nâng cao sự phục vụ sản xuất (tính sản xuất)
- Giảm mức độ nguy cơ cho sản xuất (tính ổn định)
- Bảo vệ tiềm năng của các nguồn lợi tự nhiên (tính bảo vệ)
22


- Có thể đứng vững được nền kinh tế (tính kinh tế)
- Có thể chấp nhận được về mặt xã hội (tính chấp nhận được)
b. Khả năng đất đai
Khả năng đất đai là tiềm năng của đất đai cho các loại hình sử dụng
hay các hoạt động quản lí cụ thể. Nó không nhất thiết phải là loại sử dụng
tốt nhất hay có lợi ích nhất. Việc phân loại đất đai chủ yếu dựa vào các
yếu tố tự nhiên thể hiện các hạn chế (những đặc điểm của đất đai gây trở
ngại cho việc sử dụng đất).
Các hạn chế bao gồm:
- Hạn chế lâu dài: là những hạn chế khó khắc phục bằng các biện
pháp cải tạo thông thường (độ dốc, độ dày từng đất, thành phần cơ giới
đất…).
- Hạn chế tạm thời: có thể cải tạo bằng các biện pháp chăm sóc,

quản lí (hàm lượng dinh dưỡng, khả năng điều tiết nước…).
Việc phân loại khả năng đất đai chủ yếu dựa vào hạn chế lâu dài và
các chỉ tiêu xác định giới hạn khả năng đất đai là khác nhau ở các quốc
gia.
c. Chất lượng đất đai
Chất lượng đất đai là thuộc tính của đất có ảnh hưởng tới tính bền
vững của đất đai đối với một kiểu sử dụng cụ thể. [8]
Chất lượng đất đai là tổ hợp thuộc tính của đất đai mà các thuộc
tính đó tác động theo các cách khác nhau ảnh hưởng đến sự thích hợp của
đất đai với loại sử dụng nhất định.
d. Suy thoái đất
Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá được hình thành trong
thời gian hàng triệu năm. Suy thoái đất là sự suy giảm chất lượng đát theo
thời gian do tác động riêng hoặc đồng thời của các nhân tố tự nhiên và
của con người. Ở miền đồi núi nước ta nói chung và đất đồi núi tỉnh
Quảng Nam nói riêng, sử dụng đất đai không hợp lí là tác nhân chủ yếu
làm suy thoái tài nguyên đất. Trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió
mùa, các hiện tượng suy thoái đất thường xuyên xảy ra ở nước ta và tỉnh
Quảng Nam là: xói mòn đất, trượt lở, lũ, lũ quét, lũ ống.
e. Loại hình sử dụng đất
Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất
của một vùng đất với những phương thức quản lí sản xuất trong các điều
kiện kinh tế – xã hội và kĩ thuật xác định. Những loại hình này có thể
hiểu theo nghĩa rộng là các loại hình quản lí sử dụng đất, các loại hình sử
dụng đất chính hoặc có thể được mô tả chi tiết hơn với khái niệm các kiểu
sử dụng đất tùy theo cấp độ quy hoạch sử dụng đất. Trong quy hoạch tổng
thể sử dụng đất lãnh thổ, các loại hình quản lí sử dụng đất được xác định
như: đất lâm nghiệp gồm có: loại hình rừng phòng hộ, rừng đặc dụng,
rừng sản xuất; đất nông lâm kết hợp; đất nông nghiệp sản xuất. Trong quy
23



hoạch sử dụng đất cụ thể hơn, các loại hình sử dụng đất chính là sự phân
nhánh chính của sử dụng đất như nông nghiệp nhờ mưa, nông nghiệp
thủy lợi, đồng cỏ chăn thả gia súc… Kiểu sử dụng đất là một loại sử dụng
đất đai, được mô tả chi tiết theo các thuộc tính nhất định để đánh giá các
yêu cầu sử dụng đất và để lập kế hoạch đầu tư cần thiết. trong sản xuất
nông lâm nghiệp, kiểu sử dụng đất được hiểu khái quát là những hình
thức sử dụng đất đai để sản xuất một hay một nhóm cây trồng, vật nuôi
trong chu kì một hay nhiều năm.
g. Quy hoạch sử dụng đất đai
Là tổng hợp các kết quả đánh giá đất đai theo yêu cầu sử dụng hay
các kết quả phân loại khả năng sử dụng đất đai với các nghiên cứu về tình
hình kinh tế xã hội, thị trường để đề xuất các phương hướng sử dụng đất
đai hợp lí.
1.2.2.Đất là một hợp phần liên quan đến các hợp phần trong
tổng thể lãnh thổ tự nhiên - các nhân tố hình thành đất
Đất là một thực thể tự nhiên được hình thành do tác động qua lại
của các nhân tố bên ngoài khác nhau, là sản phẩm tác động tương hỗ
khăng khít, chặt chẽ giữa các thành phần vô cơ với thành phần hữu cơ
thông qua hai quá trình đại tuần hoàn địa chất và tiểu tuần hoàn sinh vật.
V.V. Đôcusaev cho rằng: "thổ nhưỡng là lớp vỏ ngoài hoặc lớp bề mặt
nham thạch, biến hoá một cách tự nhiên dưới tác động tương hỗ của các
nhân tố: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và tuổi khu vực". Năm nhân tố
này không tác động riêng rẽ trong quá trình hình thành thổ nhưỡng mà
kết hợp với nhau một cách chặt chẽ.

Nhân
tố
đá mẹ

Nhân
tố
thời
gian

Nhân
tố
địa
hình

Đất được
hình
thành và
phát triển
Nhân
tố
sinh
vật

Nhân
tố
khí
hậu

Hình 1.1: Đất được hình thành và phát triển do tác động
của các yếu tố hình thành đất
24


1.2.2.1. Đá mẹ

Các loại đá nằm trong thiên nhiên chịu tác dụng lí học, hoá học và
sinh học dần dần bị phá huỷ thành một sản phẩm được gọi là mẫu chất.
Trong mẫu chất mới chỉ có các nguyên tố hoá học chứa trong đá mẹ sinh
ra nó, còn thiếu một số thành phần quan trọng như chất hữu cơ, đạm,
nước... vì thế thực vật thượng đẳng chưa sống được. Trải qua một thời
gian dài nhờ tác dụng của sinh vật tích luỹ được chất hữu cơ và đạm, thực
vật thượng đẳng sống được, có nghĩa là đã hình thành thổ nhưỡng. Như
vậy có thể nói nguồn gốc ban đầu của đất là từ đá mẹ.
Ví dụ ở nước ta có đất nâu đỏ trên đá bazan, đất nâu đỏ trên đá vôi,
đất vàng đỏ trên phiến thạch sét hoặc đá biến chất như phiến thạch mica,
Gơnai... [3]
Đá mẹ là cơ sở vật chất ban đầu và cũng là cơ sở vật chất chủ yếu
trong sự hình thành đất. Đá mẹ là nền móng và bộ khung của một công
trình tự nhiên phức tạp hình thành nên đất. Thành phần và đặc tính lí hoá
học của thổ nhưỡng phụ thuộc rất nhiều vào thành phần và tính chất lí
hoá học của đá mẹ hay có thể nói: đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô
cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, thành phần hoá học, cơ
giới của đất, ảnh hưởng tới tính chất của đất. Các loại đá mẹ khác nhau có
thành phần khoáng vật và hoá học khác nhau, do vậy trên các loại đá mẹ
khác nhau hình thành nên các loại đất khác nhau. Chính vì vậy, mỗi khi
xét đặc tính của một loại đá nào, cần phải xem xét cả những đặc điểm địa
chất của vùng đó.
Ví dụ:
– Đất hình thành trên đá mẹ là granít có độ dầy tầng đất từ mỏng
đến trung bình, thành phần cơ giới nhẹ, tỉ lệ sạn, cát cao và nghèo các
chất dinh dưỡng.
– Đất hình thành trên đá mẹ là bazan có tầng đất đất rất dầy, thành
phần cơ giới nặng và chứa nhiều các chất dinh dưỡng.
– Đất hình thành trên đá diệp thạch, đá vôi… sẽ chứa nhiều sét. Đất
hình thành từ những sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ có tính chất

chua như granit, riôlit thì đất cũng mang tính chua…
Trong việc nghiên cứu, phân loại đất vùng đồi núi Việt Nam chúng
ta thường dựa vào cơ sở đầu tiên là đá mẹ.
Màu sắc của đất cũng được quyết định bởi đá mẹ. Đất phát triển
trên các sản phẩm phong hóa của các đá thạch anh sẽ có màu xám tro; đất
phát triển trên các đá sa thạch thường có màu vàng nhạt; đất phát triển
trên đá vôi sẽ có màu nâu, đen, đỏ hoặc vàng…
Những thành phần và tính chất của đất chịu ảnh hưởng của đá mẹ
được biểu hiện rõ nhất ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất, về
sau chúng có thể bị biến đổi do các quá trình hóa học và sinh học xảy ra
trong đất.
25


×