Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

ĐỀ tài QUYỀN sở hữu , kế THỪA TRONG tư PHÁP QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.37 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

BÀI TIỀU LUẬN
ĐỀ TÀI: QUYỀN SỞ HỮU – THỪA KẾ TRONG
TƯ PHÁP QUỐC TẾ

NHÓM 3
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Hằng


DANH SÁCH THÀNH VIÊN
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Đoàn Ngọc Vân Anh
Nguyễn Lê Dung
Nguyễn Thị Hoa
Phạm Quang Minh
Phạm Tấn Quý
Trần Thị Hòa Thanh
Nguyễn Thanh Tâm
Nguyễn Thị Thủy Tiên


Nguyễn Thị Mỹ Trâm


MỤC LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...............................................1
KHOA LUẬT..............................................................................................................................1
BÀI TIỀU LUẬN........................................................................................................................1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN....................................................................................................2
1.Đoàn Ngọc Vân Anh................................................................................................................2
MỤC LỤC...................................................................................................................................3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLDS
HĐTTTP
TPQT

Bộ luật Dân sự
Hiệp định tương trợ tư pháp
Tư pháp quốc tế


Phần 1: QUYỀN SỞ HŨU TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1. Khái quát chung về Quyền sở hữu
1.1.
Khái quát chung về sở hữu trong TPQT
Quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế là quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài.
Quyền sở hữu là tổng hợp các quyền năng của các chủ thể được pháp luật thừa
nhận trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản.
Khái niệm về quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài ( chủ thể, khách thể, căn cứ)

Trong khoa học tư pháp quốc tế, quyền sở hữu của các chủ thể được đề cập đến là
quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài.Theo pháp luật Việt Nam được quy định tại Điều
663 BLDS 2015 (Điều 758 BLDS 2005) thì yếu tố nước ngoài trong quan hệ sở hữu
được thể hiện ở những điểm sau:
- Chủ thể tham gia quan hệ sở hữu có ít nhất một bên tham gia là người nước
ngoài, pháp nhân nước ngoài, nhà nước nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài…
Ví dụ: Một người nước ngoài tham quan du lịch tại Việt Nam, mang theo tài sản cá
nhân. Việc công nhận quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của người nước
ngoài ở Việt Nam sẽ dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật. Quan hệ sở hữu của
người nước ngoài đối với tài sản tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam được gọi là quan hệ sở
hữu có yếu tố nước ngoài.
- Khách thể của quan hệ sở hữu là tài sản tồn tại ở nước ngoài.
- Sự kiện pháp lý làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ sở hữu xảy ra ngay ở
nước ngoài
1.2.
Phân tích tình huống, vụ việc giúp xác định các yếu tố trong khái niệm
Ví dụ: Một công ty xuất nhập khẩu A tại Việt Nam ký một hợp đồng mua bán ngoại
thương với một pháp nhân nước ngoài là Công ty B tại Uzbekistan về việc nhập khẩu
linh kiện máy móc về Việt Nam. Hợp đồng này được kí trên lãnh thổ nước ngoài và đã
phát sinh hiệu lực pháp lý, hàng hóa đang tồn tại trên lãnh thổ nước ta. Vậy trong
trường hợp này, quyền sở hữu của công ty Việt Nam sẽ được xác định như thế nào sẽ
dựa vào các quy phạm tư pháp quốc tế.
Phân tích:
- Chủ thể: công ty xuất nhập khẩu Việt Nam, pháp nhân nước ngoài.
- Khách thể: hàng hóa đang tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam
- Sự kiện pháp lý: hợp đồng được ký trên lãnh thổ nước ngoài và phát sinh hiệu
lực pháp lý tại Việt Nam
 Quan hệ sở hữu này cũng được gọi là quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài.
1.3.


Điểm mới về quyền sở hữu tài sản trong bộ luật dân sự 2015
P a g e 1 | 22


Điều 766 Bộ luật dân sự 2005 được tách thành một số điều khoản riêng trong Bộ
luật dân sự 2015. Cụ thể, Khoản 3 Điều 766 BLDS 2005 về phân loại tài sản. Khoản 2,
3 Điều 766 BLDS 2005 được quy định tại Điều 678 BLDS đối với tài sản đang trên
đường vận chuyển, các vấn đề liên quan đến quan hệ về quyền sở hữu tài sản sẽ được
giải quyết theo pháp luật của nước do các bên thỏa thuận hoặc luật nơi tài sản được
chuyển đến.
Bên cạnh đó Bộ luật dân sự 2015 đã lược bỏ quy định:
“Quyền sở hữu đối với máy bay dân dụng và tàu biển tại Việt Nam phải tuân theo
pháp luật Việt Nam”.
Bởi máy bay tuy là một loại tài sản đặc biệt nhưng việc quy định phân loại tài
sản là động sản, bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài
sản được ưu tiên áp dụng nhằm thống nhất, phù hợp với pháp luật quốc tế. Quy định
này không đặt ra trường hợp ngoại lệ, có tính phân biệt, tránh xung đột với pháp luật
nước ngoài dẫn đến việc không có căn cứ giải quyết.
Quy định về phân loại tài sản, quy định về quyền sở hữu và quyền khác đối với
tài sản theo quy định Bộ luật dân sự 2015 như sau:
Điều 677 Bộ luật dân sự 2015: Phân loại tài sản
"Việc phân loại tài sản là động sản, bất động sản được xác định theo pháp luật của
nước nơi có tài sản."
Điều 678 Bộ luật dân sự 2015: Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản
Các quyền đối với tài sản bao gồm:
- Quyền sở hữu: là quyền của chủ sở hữu, bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng,
và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.
- Quyền khác đối với tài sản: là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản
thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác, bao gồm:

+ Quyền đối với bất động sản liền kề
+ Quyền hưởng dụng
+ Quyền bề mặt
Như vậy bên cạnh có sự sắp xếp để làm rõ việc áp dụng pháp luật hệ thuộc luật
nước nơi có tài sản thì Bộ luật dân sự 2015 có bổ sung về quyền khác đối với tài sản
mà trước đây Bộ luật dân sự 2005 chưa có quy định điều chỉnh.
2. Giải quyết xung đột pháp luật về sở hữu
2.1.
Nguyên tắc chung giải quyết xung đột
Để giải quyết các xung đột pháp luật liên quan đến quyền sở hữu đối với tài sản
hiện nay trong tư pháp quốc tế, hầu như các quốc gia trên thế giới đều áp dụng nguyên
tắc “ Luật nơi có vật” ( Lex rei sitae). Nguyên tắc “ Luật nơi có vật” đã xuất hiện từ rất
lâu đời, trong học thuyết “ Trường phái chú thích mới ở Italia” ( Thế kỷ XIV), trong “
P a g e 2 | 22


Thuyết địa tính”, đặc biệt quy chế pháp lý “ Nơi có tài sản” có ưu thế hơn trong việc
áp dụng giải quyết các xung đột pháp luật về vật, đặc biệt là bất động sản.
Hiện nay trong hệ thống các nước Common law hoặc Civil law đều quy định áp dụng
“ Luật nơi có tài sản” để giải quyết. Như Điều 99 Đạo luật về Tư pháp quốc tế năm
1982 của Thụy Sĩ; Điều 13 Luật chung về luật áp dụng năm 2006 của Nhật Bản; Điều
36, Điều 37 Luật về luật áp dụng với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài năm 2010
của Trung Quốc; Điều 19 Đạo luật về Tư pháp quốc tế năm 2011 của Hàn Quốc; Điều
41 Đạo luật về Tư pháp quốc tế năm 2011 của Séc; Điều 69 Đạo luật về Tư pháp quốc
tế năm 2012 của Séc…
Ở Việt Nam được quy định rõ tại điều 677 Luật Dân Sự 2015 như sau:
Điều 677. Phân loại tài sản
“Việc phân loại tài sản là động sản, bất động sản được xác định theo pháp luật của
nước nơi có tài sản”.
2.2.

Giải quyết xung đột pháp luật về phạm vi, nội dung, điều kiện phát sinh,
chấm dứt và chuyển dịch quyền sở hữu.
Trong tư pháp quốc tế, một nguyên tắc chung được các quốc gia thừa nhận là
quyền sở hữu của đối với tài sản được phát sinh trên cơ sở luật nơi có vật, do đó khi tài
sản đó di chuyển sang nước khác thì quan hệ sở hữu đó vẫn được pháp luật của nước
nơi có tài sản được chuyển đến thừa nhận và bảo hộ. Tuy nhiên nội dung của quyền sở
hữu tài sản đó lại được xác định theo luật nơi có tài sản đó tức nước đang có tài sản đó.
Theo Điều 99 Khoản 1 Luật tư pháp quốc tế của Thụy Sỹ quy định đối với tài sản là
bất động sản “ Quyền của bất động sản phải tuân theo pháp luật của nơi bất động sản
tọa lạc”
Trong Luật Dân sự 2015 Việt Nam quy định:
Điều 678. Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản
“Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác đối
với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản, trừ trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều này”.
Ví dụ: Một người nước ngoài đi du lịch mang một tài sản hợp pháp của họ vào
Việt Nam thì quyền sở hữu tài sản đó của họ sẽ được pháp luật nước ngoài bảo hộ, tuy
nhiên nội dung quyền sở hữu thì do pháp luật Việt Nam quy định.
Ngoài ra, trong các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký với một số
nước cũng thống nhất áp dụng nguyên tắc “ Luật nơi có vật”.
Ví dụ: Hiệp định giữa Việt Nam và Bungari tại điều 30 quy định “ Quan hệ pháp lý
về bất động sản được xác định theo pháp luật và thuộc thẩm quyền giải quyết của bên
ký kết nơi có bất động sản đó”.
2.3.
Giải quyết xung đột pháp luật đối với định danh tài sản:
P a g e 3 | 22


Khi giải quyết xung đột pháp luật định danh tài sản trước hết cần phải xác định
được tài sản này là động sản hay bất động sản, từ đó mới áp dụng pháp luật để giải

quyết quan hệ sở hữu. Ở mỗi nước quy định khác nhau về động sản và bất động sản
cũng khác nhau dẫn đến quan hệ sở hữu về tài sản cũng sẽ khác nhau, tuy nhiên để
phân biệt động sản hay bất động sản hầu hết các nước đều áp dụng “luật nơi có tài
sản”
Ví dụ: Ví dụ: Di sản thừa kế của A sẽ được áp dụng luật nào (từ đó sẽ tìm ra được
quy phạm pháp luật cụ thể để áp dụng giải quyết) nếu khi định danh di sản thừa kế của
A là bất động sản thì sẽ áp dụng luật nơi có vật để giải quyết; nếu định danh di sản
thừa kế của A là động sản sẽ áp dụng luật nhân thân (luật quốc tịch hoặc luật nơi cư
trú) của người để lại di sản thừa kế đó để giải quyết.
2.4.
Giải quyết xung đột pháp luật đối với tài sản đang trên đường vận
chuyển, tài sản quá cảnh qua nhiều quốc gia.
Tài sản đang trên đường vận chuyển đi qua lãnh thổ của hai hay nhiều nước khi có
tranh chấp về quyền sở hữu thì tòa án có thẩm quyền thường giài thích và áp dụng một
trong các hệ thống pháp luật như sau:
- Luật của nước mà phương tiện vận tài đó treo quốc kỳ ( Lex Flagi)
- Luật của nước do các bên chọn ( Lex voluntatis)
- Luật của nước nơi gửi tài sản đi (Lex loci xpenditionis)
- Luật của nước nơi nhận tài sản ( Lex loci stinationis)
- Luật tòa án ( Lex fori)….
Ví dụ: Ở Việt Nam quy định xung đột pháp luật liên quan tàu bay tại Luật Hàng
Không dân dụng 2006
Điều 4. Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật
1. Pháp luật của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay được áp dụng đối với quan hệ xã
hội phát sinh trong tàu bay đang bay và áp dụng để xác định các quyền đối với tàu
bay.
2. Pháp luật của quốc gia nơi ký kết hợp đồng liên quan đến các quyền đối với tàu bay
được áp dụng để xác định hình thức của hợp đồng.
3. Pháp luật của quốc gia nơi thực hiện việc cứu hộ hoặc giữ gìn tàu bay được áp
dụng đối với việc trả tiền công cứu hộ hoặc giữ gìn tàu bay đó.

4. Pháp luật của quốc gia nơi xảy ra tai nạn do tàu bay va chạm hoặc gây cản trở
nhau, do tàu bay đang bay gây thiệt hại cho người thứ ba ở mặt đất được áp dụng đối
với việc bồi thường thiệt hại.
2.5.
Trường hợp giải quyết xung đột thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu và
rủi ro trong hợp đồng mua bán tài sản
Khi quan hệ giao thương giữa các nước ngày càng phát triển thì hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế diễn ra thương xuyên thì khi phát sinh tranh chấp trong các hợp đồng
P a g e 4 | 22


thương mại quốc tế thì vấn đề đặt ra là xác định thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu
và thời điểm chuyển dịch rủi ro là rất quan trọng. Thông thường thì khi tranh chấp sẽ
được điều chỉnh bởi điều ước quốc tế hoặc tập quán thương mại quốc tế hoặc luật quốc
gia theo thỏa thuận hai bên.
Công ước viên 1980 quy định chuyển rủi ro: Ðiều 67:
1. Khi hợp đồng mua bán quy định việc vận chuyển hàng hóa và người bán không bị
buộc phải giao hàng tại nơi xác định, rủi ro được chuyển sang người mua kể từ lúc
hàng được giao cho người chuyên chở thứ nhất để chuyển giao cho người mua chiếu
theo hợp đồng mua bán. ….
2. Tuy nhiên, rủi ro không được chuyển sang người mua nếu hàng hóa không được
đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng hoặc bằng cách ghi ký mã hiệu trên
hàng hóa, bằng các chứng từ chuyên chở, bằng một thông báo gửi cho người mua
hoặc bằng bất cứ phương pháp nào khác.
Incoterm cũng quy định về thời điểm chuyển rủi ro theo thỏa thuận: FOB, CIF…
Ví dụ: Hai bên thỏa thuận giao hàng theo term FOB có nghĩa là người bán chuyển giao
rủi ro khi hàng đưa lên boong tàu…
Đối với quy định của Luật Việt Nam thì được thời điểm chuyển dịch sở hữu và
rủi ro được quy định trong luật dân sự 2015 và luật thương mại 2005
Luật Dân sự 2015 Điều 441. Thời điểm chịu rủi ro

1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên
mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thoả
thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký
quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua
chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thoả thuận
khác
Luật thương mại 2005 quy định quyền sở hữu hàng hóa
Điều 62. Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa
Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác,
quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được
chuyển giao.
3. Các trường hợp ngoại lệ của quy tắc Lex reisitae
3.1
Tài sản là động sản đang trên đường vận chuyển
Đặc điểm tài sản đang trên đường vận chuyển là động sản di dời, vận chuyển nên
các quyền khác đối với tài sản ở đây được hiểu chỉ bao gồm quyền hưởng dụng.
Mặc dù về mặt nguyên tắc luật áp dụng đối với quyền sở hữu và quyền khác đối
với tài sản là luật nơi có tài sản, nhưng cũng có một số ngoại lệ liên quan đến luật áp
P a g e 5 | 22


dụng đối với quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản. Cụ thể, theo Khoản 2 Điều
678 BLDS 2015 thì tài sản đang trên đường vận chuyển thì hệ thuộc luật được ưu tiên
đầu tiên là luật theo sự thỏa thuận, nếu không có sự thỏa thuận này thì sẽ áp dụng luật
của nước nơi động sản được chuyển đến.
Do đặc điểm tài sản đang trên đường vận chuyển là động sản di dời, vận chuyển
nên các quyền khác đối với tài sản ở đây được hiểu chỉ bao gồm quyền hưởng dụng.
Ngoại lệ này được cho là cần thiết vì đối với tài sản đang trên đường vận chuyển thì
không thể xác định được tài sản đang ở đâu (ví dụ như khi tài sản đang đi qua vùng

biển cả, vùng không phận quốc tế), nếu có xác định được thì nơi có tài sản chỉ là nơi
ngẫu nhiên, nhất thời có sự tồn tại đó, hoàn toàn không phản ánh được mối liên hệ mật
thiết giữa tài sản và nơi tài sản đang đi qua đó.
Về hệ thuộc luật thỏa thuận: Có một điều chắc chắn rằng, mọi quan hệ pháp luật
đều xoay quanh các thể nhân, pháp nhân - những chủ thể ngang quyền và bình đẳng
với nhau. Nhưng không có nghĩa là trong mọi quan hệ pháp luật đó việc thương lượng,
thỏa thuận nói chung, việc thỏa thuận về luật áp dụng nói riêng giữa các bên đều được
ưu tiên.
3.2
Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tàu bay, tàu biển
Ngoài ngoại lệ liên quan đến tài sản đang trên đường vận chuyển, pháp luật Việt
Nam hiện hành còn quy định riêng về pháp luật áp dụng với quyền sở hữu và quyền
khác đối với tàu bay, tàu biển. Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định rõ ngoại lệ này
tại khoản 4 Điều 766. Nhưng quy định này đã được lược bỏ, không cần nhắc lại hay
dẫn chiếu thêm trong Bộ luật Dân sự năm 2015 vì đã điều chỉnh tại văn bản pháp luật
chuyên ngành.
Cụ thể, theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Hàng hải năm 2015 thì: “Trường hợp quan hệ
pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản trên tàu biển (...) các vụ việc xảy ra trên
tàu biển khi tàu đang ở vùng biển quốc tế thì áp dụng pháp luật của quốc gia mà tàu
biển mang cờ quốc tịch”; khoản 1 Điều 4 Luật Hàng không dân dụng năm 2006 (sửa
đổi năm 2014) quy định: “Pháp luật của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay được áp
dụng đối với quan hệ xã hội phát sinh trong tàu bay đang bay và áp dụng để xác định
các quyền đối với tàu bay”. Như vậy, đối với quyền sở hữu tài sản trên tàu biển sẽ theo
pháp luật của quốc gia mà tàu biển mang cờ quốc tịch, còn quyền sở hữu và quyền
khác đối với tàu bay cũng như quan hệ về quyền sở hữu phát sinh trong tàu bay sẽ theo
pháp luật của quốc gia nơi đăng ký tàu bay.
3.3 Tài sản thuộc sỡ hữu của nhà nước
Do quốc gia có chủ quyền bất khả xâm phạm nên quốc gia có quyền miễn trừ tư
pháp và do đó có quyền xác lập quan hệ sỡ hữu với tài sản thuộc quốc gia mình dù tài
sản ở bất kỳ đâu. Điều này cũng thể hiện sự bình đẳng về địa vị pháp lý giữa các quốc

P a g e 6 | 22


gia trên thế giới. Trong quan hệ này, tài sản sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước
nơi có tài sản làm chủ sỡ hữu, không phải pháp luật nước nơi tài sản đang tồn tại.
Ngoài ra, mối quan hệ này còn chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế mà quốc gia có
tài sản đó là thành viên.
Tuy nhiên, trường hợp tuy là tài sản quốc gia nhưng được giao cho các doanh
nghiệp nhà nước kinh doanh thì sẽ không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp. Vì vậy,
quy chế pháp lý trong trường hợp này được áp dụng giống với việc giải quyết các tài
sản thuộc sở hữu tư.
Tại Việt Nam, quy chế pháp lý của tài sản quốc gia sẽ do pháp luật Việt Nam quy
định ( luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12.
3.4 Tài sản vô hình
Tài sản vô hình – tài sản trí tuệ là tài sản có tính chất đặc thù, phi vật chất và không
dễ dàng xác định chúng. Đặc điểm cơ bản là mang tính chất lãnh thổ vì một nội dung
có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau trên nhiều quốc gia khác nhau.
Bởi vậy rất khó quyết định sẽ áp dụng pháp luật của quốc gia nào. Do đó, sỡ hữu trí
tuệ là lĩnh vực không có xung đột pháp luật và chịu sự điều chỉnh của quốc gia nó
nhận được sự bảo hộ cùng điều ước quốc tế liên quan ( Công ước Berne 1886 về bảo
hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật).
Quyền sở hữu trí tuệ cũng không phụ thược vào luật nhân thân hay luật nơi cư trú
mà phụ thuộc vào pháp luật nơi đăng ký bảo hộ.
3.5 Tài sản của pháp nhân nước ngoài trong trường hợp phá sản
Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài và
có tư cách pháp lý theo pháp luật nước đó. Vì vậy khi giải thể, phá sản cần phải tuân
thủ theo quy định của quốc gia đăng ký tư cách pháp nhân. Trong trường hợp này sẽ áp
dụng hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân để giải quyết các quan hệ tài sản với pháp
nhân bị giải thể. Tại Việt Nam, các trung tâm quản lý pháp nhân, nơi pháp nhân đăng
ký điều lệ và nơi pháp nhân tiến hành hoạt động kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm quản



P a g e 7 | 22


Phần 2: QUYỀN THỪA KẾ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1. Quyền thừa kế
1.1. Khái niệm Quyền thừa kế
Quyền thừa kế là một trong những chế định pháp lý quan trọng trong pháp luật dân
sự các nước, trong đó thừa kế có yếu tố nước ngoài là chế định quan trọng của Tư
pháp quốc tế. Quan hệ thừa kế có mối quan hệ mật thiết với quan hệ sở hữu và do quan
hệ sở hữu quyết định.
Pháp luật về thừa kế của mỗi quốc gia có sự khác nhau nhưng đa số được xây dựng
dựa trên hai nguyên tắc chính là: tự do di chúc và bảo vệ quyền lợi của cá nhân, gia
đình và xã hội.
Như Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 thì
“ Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản mình; để lại tài sản của mình cho
người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”
Về nguyên tắc tất cả các quan hệ trong lĩnh vực thừa kế phát sinh trong phạm vi
quốc gia nào thì do pháp luật quốc gia đó điều chỉnh. Khi các quan hệ về thừa kế vượt
qua khỏi phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật trong nước hay còn gọi là quan hệ
thừa kế có yếu tố nước ngoài, thì chúng thuộc phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc
tế.
Tại Việt Nam, căn cứ xác định quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài được quy định
tại Điều 663 Bộ luật dân sự 2015.
1.2. Quan hệ thừa kế do tư pháp quốc tế điều chỉnh
- Chủ thể quan hệ thừa kế gồm: người để lại di sản thừa kế; người hưởng di sản
thừa kế là người nước ngoài hoặc đang cư trú ở nước ngoài.
- Tài sản của quan hệ thừa kế là di sản nằm ở nước ngoài.
- Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đối, chấm dứt quan hệ thừa kế đó (chết, lập

di chúc,…) phát sinh ở nước ngoài.
1.3. Nội dung điều chỉnh của tư pháp quốc tế đối với quyền thừa kế
- Xung đột pháp luật trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài
- Xung đột pháp luật trong việc giải quyêt di sản không người thừa kế có yếu tố
nước ngoài.
Xung đột trong lĩnh vực thừa kế thường được giải quyết bằng pháp luật quốc gia và
điều ước quốc tế.
Ngoài vấn đề xung đột pháp luật, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài có thể phát
sinh vấn đề xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với các vụ việc thừa kế có
yếu tố nước ngoài, vấn đề công nhận và thi hành bản án dân sự của tòa án nước ngoài
giải quyết các vụ án về thừa kế. Pháp luật Việt Nam quy định thẩm quyền của tòa án
Việt Nam đối với các tranh chấp thừa kế tại Điều 469 và Điều 470 Bộ luật tố tụng dân
sự 2015.
P a g e 8 | 22


1.4. Ví dụ minh họa
Ông A có quốc tịch Hàn Quốc, có vợ và con gái có quốc tịch Việt Nam, đang
thường trú tại Việt Nam. Ông A chết trong tai nạn máy bay. Trong di chúc lập tại Hàn
Quốc, A để lại di sản thừa kế là một căn nhà ở Việt Nam, một số bất động sản tại Hàn
Quốc và Mỹ cùng nhiều khoản góp vốn trong các tập đoàn thương mại tại 15 quốc gia
khác nhau cho vợ và con gái. Xác định quan hệ thừa kế do tư pháp quốc tế điều
chỉnh?.
- Chủ thể quan hệ thừa kế: Ông A là người Hàn Quốc.
- Tài sản của quan hệ thừa kế: một số bất động sản ở Hàn Quốc và Mỹ cùng
nhiều khoản góp vốn trong các tập đoàn thương mại tại 15 quốc gia khác nhau.
- Sự kiện pháp lý phát sinh: ông A chết trong tai nạn máy bay.
2. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật của các nước
2.1. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật ở các nước
Thừa kế theo pháp luật được đặt ra trong trường hợp không có di chúc hoăc di chúc

không hợp pháp. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hằng thừa kế, điều kiện và
trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Như vậy, khác với thừa kế theo di chúc, thừa kế
theo pháp luật không có sự định đoạt của người để lại di sản mà chỉ có ý chí của nhà
nước, thông qua pháp luật để giải quyết vấn đề thừa kế.
Có hai quan điểm chính về thừa kế của các quốc gia:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng quan hệ thừa kế là quan hệ nhân thân giữa người
để lại di sản và người thừa kế. Do đó, các quy phạm pháp luật tập trung vào yếu
tố nhân thân của người để lại di sản và di sản được coi như là một khối tài sản.
Quan điểm thừa kế mang tính nhân thân được thể hiện trong tư pháp quốc tế
bằng việc áp dụng một hệ thống pháp luật duy nhất đối với quan hệ thừa kế.
Ví dụ: Luật Tư pháp quốc tế của Ba Lan năm 1965, pháp luật của Tây Ban Nha, Italia,
Nhật Bản,… quy định áp dụng một hệ thống pháp luật duy nhất điều chỉnh quan hệ
thừa kế.
- Quan điểm thứ hai, chủ yếu ở các nước Common Law thì thừa kế là một
phương thức chuyển giao tài sản. Theo đó, các quy phạm pháp luật tập trung
vào các hành vi lần lượt tác động đến mỗi tài sản, xảy ra trong suốt quá trình
chuyển giao tài sản đó. Trong tư pháp quốc tế, quan điểm thừa kế mang tính tài
sản được thể hiện bằng việc áp dụng nhiều hệ thống pháp luật đối với quan hệ
thừa kế (cơ chế chia nhỏ quan hệ thừa kế).
Ví dụ: Pháp luật của Anh, Pháp, Mỹ quy định đối với tài sản là bất động sản thì pháp
luật áp dụng là pháp luật của nước nơi có tài sản (Lex rei sitae), tài sản là động sản thì
pháp luật áp dụng là pháp luật của nước mà người để lại di sản có nơi cư trú cuối cùng
(Lex domicilli).
P a g e 9 | 22


Mỗi quan điểm trên có những hạn chế nhất định cho nên một số quốc gia như
Canada, Thụy Sỹ đã dung hòa hai quan điểm trên là cho phép áp dụng nhiều hệ thống
pháp luật nếu theo tiêu chí khách quan của quan hệ thừa kế, đồng thời áp dụng hệ
thống pháp luật thống nhất theo sự lựa chọn có hạn chế của người để lại di sản.

2.2. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc ở các nước
Di chúc là sự thể hiên ý chí cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác
sau khi chết. Do đó, thừa kế theo di chúc là việc chuyển di sản của người chết cho
người còn sống dừa trên ý chí của người lập di chúc.
Pháp luật mỗi quốc gia quy định khác nhau về điều kiện đẻ di chúc có hiệu lực như
về hình thức của di chúc, năng lực lập và hủy bỏ di chúc,…
Ví dụ, theo pháp luật tại Mỹ thì hình thức di chúc phổ biến là di chúc bằng văn
bản, ngoài ra còn có di chúc bằng lời nói hay di chúc điện tử; có chữ của người lập di
chúc; có ít nhất 02 người làm chứng.
Tại Pháp thì luật lại không thừa nhận tính hợp pháp của di chúc miệng mà hình
thức di chúc theo luật Pháp là di chúc viết tay, công chứng thư và di chúc bí mật (Điều
969 Bộ luật dân sự Pháp).
Chính sự quy định khác nhau trong pháp luật các nước đã làm phát sinh xung đột
pháp luật trong các quy định về thừa kế theo di chúc như về hình thức di chúc, năng
lực lập và hủy bỏ di chúc,… Để giải quyết vấn đề này pháp luật của các nước đã đưa
ra những giải pháp khác nhau như Luật của Anh, Pháp Mỹ thì năng lực lập, hình thức
di chúc đối với di sản thừa kế là bất động sản do Luật nơi có bất động sản (Lex rei
sitae) điều chỉnh.
3. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo các điều ước quốc tế
Nhằm điều chỉnh các quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài các quốc gia tiến hành
ký kết nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương.
Công ước Lahay 1892 là điều ước quốc tế đầu tiên có mục đích thống nhất hóa quy
tắc giải quyết xung đột về thừa kế. Theo Công ước, luật điều chỉnh các quan hệ thừa
kế có yếu tố nước ngoài là “Luật nhân thân” của người để lại di sản thừa kế.
Công ước Halay 1961 về giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến hình thức của
di chúc được ký kết.
Công ước Washington 1973 về pháp luật thống nhất về hình thức của di chúc có
yếu tố nước ngoài được ký kết theo đề xuất của UNIDROI.
Đối với các nước khu vực Châu Mỹ Latinh thì Công ước Bustamante được ký kết
năm 1982 tại La Habana có ý nghixaquan trọng. Công ước áp dụng một nguyên tắc

thống nhất đối với việc điều chỉnh tất cả các quan hệ về thừa kế như hỉnh thức của di
chúc; năng lực lập, hủy bỏ di chúc; vấn đề về hàng thừa kế, diện thừa kế,…. đều chịu
sự điều chỉnh của luật nhân thân.
P a g e 10 | 22


Ngoài các điều ước quốc tế đa phương, các nước trên thế giới cũng ký kết với nhau
các điều ước quốc tế song phương để thống nhất cách giải quyết các vấn đề xung đột
pháp luật về thừa kế. Như Hiệp định tương trợ tư pháp giữ Việt Nam – Đức, Việt Nam
– Ba Lan,….
4. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế tại Việt Nam
4.1. Giải quyết xung đột thừa kế theo hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam
và các nước
Các hiệp định tương trợ tư pháp được ký kết giữa Việt Nam và các nước thường sẽ
có một phần nội dung để điểu chỉnh quan hệ thừa kế giữa công dân các nước ký kết.
Nguyên tắc chung trong việc điều chỉnh quan hệ thừa kế trong các hiệp định này là
nguyên tắc bình đẳng giữa công dân các bên ký kết. Theo Điều 610 BLDS 2015 thì
nguyên tắc chung là nhà nước Việt Nam đảm bảo quyền thừa kế và bình đẳng về
quyền thừa kế mọi cá nhân (kể cả nước ngoài) đều có quyền thừa kế và để lại di sản
thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.
Các quy phạm thực chất thống nhất và quy phạm xung đột thống nhất được xây
dựng trong các hiệp định đã tạo ra cở sở pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề về
quyền thừa kế một các thuận lợi và nhanh chóng.
4.2. Theo pháp luật Việt Nam
Nội dung pháp luật về thừa kế của Việt Nam cũng đề cập tới hai hình thức thừa kế đó
là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
 Thừa kế theo pháp luật.
Theo quy định tại Điều 680 BLDS 2015:
- Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người thừa kế có
quốc tịch trước khi chết. Như vậy, theo quy định trên thì di sản thừa kế là động sản

pháp luật Việt Nam đã áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của người để lại di sản để giải
quyết.
- Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất
động sản đó.
 Thừa kế theo di chúc:
Khoản 1 Điều 681 BLDS 2015 quy định: “ Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc
hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc
tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc”. Còn về hình thức của di chúc
phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc ( khoản 2 Điều 681).
Về thừa kế của công dân Việt Nam đối với tài sản ở nước ngoài, pháp luật của
nước ta không có các quy định cấm mà trên thực tế nhà nước ta cho phép và bảo hộ
công dân Việt Nam hiện đang cư trú trong nước được nhận di sản thừa kế mà người
thân của họ để lại ở nước ngoài.
P a g e 11 | 22


Đối với những trường hợp nếu công dân Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài theo
pháp luật của nước ngoài thì các di chúc này được coi là hợp pháp nếu pháp luật nước
ngoài được áp dụng để lập di chúc không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trước ngày 1/7/1996, các văn bản pháp luật của Việt Nam mới chỉ quy định các
nguyên tắc chung trong việc điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, chưa có
quy định cụ thể, đặc biệt là các quy phạm xung đột giúp xác định pháp luật áp dụng
trong lĩnh vực này.
Sau đó, Bộ luật dân sự 1995 đã dành phần thứ 4 và một số điều khoản ở các phần
khác để điều chỉnh quan hệ thừa kế. Tuy nhiên, BLDS 1995 lại chưa có một quy phạm
xung đột nào về thừa kế. Cho nên khi BLDS 2005 có hiệu lực thì chúng ta mới có cơ
sở pháp lý cụ thể cho việc xác định luật áp dụng nhằm điều chỉnh các quan hệ thừa kế
có yếu tố nước ngoài. Hiện nay, BLDS 2015 đã sửa đổi, bổ sung các quy phạm pháp
luật điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài.

5. Giải quyết di sản không có người thừa kế trong tư pháp quốc tế
Trong thực tiễn, khi áp dụng pháp luật củ một nước do quy phạm xng đột dẫn
chiếu đến để điều chỉnh quan hệ thừa kế thì có thể xảy ra trường hợp tài sản của một
công dân sau khi chết không có người thừa hưởng và công dân đó không để lại di chúc
định đoạt tài sản. Di sản đó được gọi là di sản không có người thừa kế. Theo pháp luật
của một số quốc gia thì di sản không có người thừa kế sẽ thuộc về nhà nước. Tuy
nhiên, mỗi quốc gia khác nhau thì vấn đề này cũng được quy định khác nhau như các
nước Tây Ban Nha, Thụy sỹ, Nga,… quy định nhà nước hưởng di sản không có người
thừa kế với tư các là người thừa kế (Jure here ditarie). Các nước Anh, Mỹ, Pháp thì
quy định nhà nước hưởng di sản không người thừa kế như là tài sản vô chủ trên cơ sở
thực thi quyền chiếm hữu các tài sản vô chủ đó.
Chính sự khác nhau trong pháp luật giữa các nước đã dẫn đến sự khác nhau trong
việc định đoạt số phận di sản không người thừa kế. Cho nên
- Đối với những nước quy định nhà nước hưởng di sản không người thừa kế với
tư cách là người thừa kế:
+ Nếu quốc gia đó xây dựng hệ thống quy phạm xung đột trên cơ sở “Luật quốc
tịch” thì di sản sẽ được chuyển giao cho nhà nước mà người để lại di sản thừa
kế mang quốc tịch.
+ Nếu quốc gia đó xây dựng hệ thống quy phạm xung đột trên cơ sở “Luật nơi
cư trú” thì di sản sẽ được chuyển giao cho nhà nước mà nơi người để lại di sản
thừa kế cư trú cuối cùng vào thời điểm người đó chết.
- Đối với những nước quy định nhà nước hưởng di sản không người thừa kế trên
cơ sở quyền chiếm hữu:
P a g e 12 | 22


Trong các hiệp định tương trợ ký kết giữ Việt Nam và các nước thì vấn đề “di sản
không người thừa kế” được thống nhất giải quyết theo nguyên tắc:
+ Nếu di sản là động sản thì được giao lại cho nước ký kết mà người để lại di
sản là công dân trước khi chết.

+ Nếu di sản là bất động sản thì thuộc về nước ký kết nơi có bất động sản đó.
+ Việc phân biết tài sản là động sản hay bất động sản được xác định theo pháp
luật nơi có di sản.
Theo pháp luật Việt Nam, Bộ luật dân sự 2015 đã quy định về việc giải quyết di
sản không có người thừa kế tại Điều 680:
+ Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa
kế có quốc tịch ngay trước khi chết.
+ Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp
luật của nước nơi có bất động sản đó.

P a g e 13 | 22


Phần 3: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Câu hỏi
1. Theo pháp luật Việt Nam, hình thức của di chúc trong các quan hệ thừa kế có
yếu tố nước ngoài chỉ được xác định theo pháp luật của nước nơi lập dichúc.
Nhận định Sai:
Vì theo Khoản 2, Điều 681
2. Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập.
Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật
của một trong các nước sau đây:
a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm
người lập di chúc chết;
b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời
điểm người lập di chúc chết;
c) Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.
2. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vấn đề thừa kế nếu người chết
là công dân Việt Nam vào thời điểm chết.
Nhận định Sai:

Tùy thuộc vào các Điều ước quốc tế được ký kết giữa Việ Nam và các nước khác. Như
theo Đ 43 HĐTTTP Việt Nam – Hungary, Đ 42 HĐTTTP Việt Nam – Nga thì Toà án
Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vấn đề thừa kế động sản mà người để lại thừa
kế là công dân Việt Nam vào thời điểm chết và thẩm quyền giải quyết các vấn đề thừa
kế bất động sản nếu bất động sản đó ở Việt Nam.
Điều 42: Thẩm quyền giải quyết các vấn đề về thừa kế (HĐTTTP VN – Hungary)
1. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc thừa kế động sản là cơ quan của ký kết mà
người để lại thừa kế là công dân khi chết, trừ trường hợp nói ở khoản 4 điều này.
2. Đối với việc thừa kế bất động sản cơ quan có thẩm quyền giải quyết là cơ quan của
ký kết nơi có bất động sản.
3. Các quy định nói ở khoản 1 và khoản 2 được áp dụng tương ứng đối với các tranh
chấp về vấn đề thừa kế..
3. Trong trường hợp công dân của nước ký kết này sau khi chết để lại toàn bộ động
sản trên lãnh thổ nước ký kết kia, thì, thể theo yêu cầu của một người thừa kế theo di
chúc hoặc theo pháp luật cơ quan của nước ký kết đó sẽ tiến hành thủ tục về thừa kế,
nếu được sự đồng ý của tất cả những người thừa kế theo di chúc mà người ta biết nơi
thường trú hoặc tạm trú của họ.
P a g e 14 | 22


Điều 42: Thẩm quyền giải quyết các vấn đề về thừa kế (HĐTTTP VN – Nga)
1. Việc giải quyết các vấn đề về thừa kế động sản thuộc thẩm quyền của Bên ký kết mà
người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm chết.
2. Việc giải quyết các vấn đề về thừa kế bất động sản thuộc thẩm quyền của Bên ký kết
nơi có bất động sản đó.
3. Nếu tất cả động sản là di sản của công dân của Bên ký kết này ở trên lãnh thổ của
Bên ký kết kia, thì, theo đề nghị của một người thừa kế và được sự đồng ý của tất cả
những người thừa kế đã biết khác, cơ quan của Bên ký kết đó sẽ tiến hành các thủ tục
giải quyết việc thừa kế.
3. Luật nơi có tài sản là hệ thuộc pháp luật duy nhất được áp dụng để giải quyết

xung đột pháp luật về sở hữu.
Nhận định Sai:
Hầu hết các quốc gia đều áp dụng nguyên tắc “ Luật nơi có vật” ( Lex rei sitae) để giải
quyết xung đột. Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ như trường hợp tài sản là động sản đang
trên đường vận chuyển thì có thể áp dụng luật của nước nơi có động sản chuyển đến
(K2 Đ 678 BLDS 2015).
Bài 1
Công ty A của Việt Nam ký hợp đồng mua bán hàng nông sản của Việt Nam với
công ty B ở Hàn Quốc. Hợp đồng được thỏa thuận và ký kết tại Hàn Quốc. Trên hàng
nông sản có dán tem nhãn hiệu của một hợp tác xã tại Việt Nam. Khi đang đi qua vùng
biển Đông thì gặp bão dẫn đến một phần số hàng nông sản bị hư hỏng. Tàu mang quốc
tịch Singapore, chủ tàu là người Thụy Sỹ.
1. Xác định đây có phải là quan hệ sở huuwc có yếu tố nước ngoài không?
- Chủ thể: công ty A của Việt Nam, Công ty B của Hàn Quốc
- Khách thể: hàng hóa nông sản của Việt Nam
- Sự kiện pháp lý: hợp đồng được ký trên lãnh thổ Hàn Quốc và phát sinh hiệu
lực pháp lý tại Việt Nam.
2. Giải quyết xung đột pháp luật trong tình huống trên.
- Định danh tài sản: trong tình huống trên là hàng nông sản của Việt Nam, được xác
lập trên lãnh thổ Việt Nam cho nên theo Điều 667 BLDS 2015 về phân loại tài sản thì
đây là động sản được pháp luật Việt Nam công nhận quyền sở hữu đối với số nông sản
đó.
Khi hàng nông sản của Việt Nam được chuyển qua Hàn Quốc theo hợp đồng các
bên đã ký kết thì Luật nơi có tài sản được áp dụng.
P a g e 15 | 22


-

Đối với việc định danh tài sản là tàu thủy sẽ do quốc gia có tàu sản , cụ thể là

tàu mang quốc tịch Singapore nên sẽ được xác định là động sản hay bất động
sản theo Luật của Singapore.
- Đối với tem nhãn hiệu của hợp tác xã Việt Nam có trên số hàng nông sản sẽ
được pháp luật Việt Nam bảo hộ vì quyền sở hữu trí tuệ mang tính lãnh thổ.
- Khi hàng hóa đang ở trên biển: Theo Khoản 2 Điều 678 BLDS 2015 thì đây là
động sản đang trên đường vận chuyển. Theo Điều 22 Luật Tư pháp quốc tế Hàn
Quốc thì có thể áp dụng hệ thuộc Luật nơi có tài sản chuyển đến để xác định
quyền sở hữu đối với tài sản.
3. Giải quyết tranh chấp khi phát sinh sự cố
Theo Khoản 1 Điều 441 BLDS 2015 thì bên Việt Nam sẽ chịu rủi ro đối với tài sản
được giao cho bên mua. Điều 62 Luật Thương mại 2005 thì quyền sở hữu được
chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao. Do đó
Công ty A sẽ chịu trách nhiệm.
Bài 2
A có quốc tịch Việt Nam, đi học và làm nghiên cứu tại Nga. Tại đây, A kết hôn
với B quốc tịch Nga. Sau khi hoàn thành việc học nghiên cứu sinh, A và B cùng về cư
trú tại Việt Nam. A và B có 2 con chung Việt Nam. Khi A chết, di sản gồm: tiền gửi tại
ngân hàng Việt Nam, 1 căn nhà của A tại Việt Nam có trước khi kết hôn, 1 căn nhà
chung của 2 vợ chồng tại Nga.
1. Xác định năng lực lập di chúc và hình thức của di chúc?
Theo K1 Đ 41 HĐTTTP Việt Nam – Nga thì được xác định theo pháp luật của Bên ký
kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm lập hoặc huỷ bỏ di chúc. Do đó,
năng lực lập di chúc của A được xác định theo pháp luật Việt Nam tại Đ 625 BLDS
2015.
Theo K2 Đ41 HĐTTTP Việt Nam – Nga: hình thức di chúc được xác định theo pháp
luật của Bên ký kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm lập di chúc.
Vậy, di chúc của A sẽ lập theo hình thức quy định tại Đ 627 BLDS 2015.
Điều 41: Di chúc
1. Năng lực lập hoặc huỷ bỏ di chúc, cũng như hậu quả pháp lý của những nhược
điểm về thể hiện ý chí của người lập di chúc, được xác định theo pháp luật của Bên ký

kết mà người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm lập hoặc huỷ bỏ di chúc.
2. Hình thức lập hoặc huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của Bên ký kết mà
người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm lập hoặc huỷ bỏ di chúc. Tuy nhiên,

P a g e 16 | 22


việc tuân theo pháp luật của Bên ký kết nơi lập hoặc huỷ bỏ di chúc cũng được coi là
hợp thức.
2. Xác định pháp luật được áp dụng nhằm giải quyết số di sản trên và nêu cơ sở pháp
lý của việc xác định pháp luật áp dụng.
- Tài sản là động sản thì áp dụng pháp luật của Việt Nam để chia di sản. K1 Đ39
HĐTTTP Việt Nam – Nga.
- Tài sản là bất động sản thì áp dụng pháp luật của nơi có bất động sản để chia di sản.
Cụ thể, căn nhà ở Việt Nam sẽ chia theo pháp luật Việt Nam. Căn nhà ở Nga sẽ chia
theo pháp luật Nga. K2 Đ39 HĐTTTP Việt Nam – Nga.
Điều 39: Pháp luật áp dụng
1. Quan hệ pháp luật về thừa kế động sản do pháp luật của Bên ký kết mà người để lại
thừa kế là công dân vào thời điểm chết điều chỉnh.
2. Quan hệ pháp luật về thừa kế bất động sản do pháp luật của Bên ký kết nơi có bất
động sản đó điều chỉnh.
3. Việc phân biệt di sản là động sản hay bất động sản được xác định theo pháp luật
của Bên ký kết nơi có di sản đó.
3. Giả sử có tranh chấp phát sinh và vụ việc được khởi kiện tại Tòa án Việt Nam. Xác
định thẩm quyền của TA VN đối với việc giải quyết di sản thừa kế trên?
Căn cứ K1, K2 Đ 42 HĐTTTP Việt Nam – Nga thì Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền
giải quyết phần di sản là động sản cụ thể là khoản tiền mặt gửi tại ngân hàng Việt Nam
và phần bất động sản là cản nhà tại Việt Nam.
Điều 42: Thẩm quyền giải quyết các vấn đề về thừa kế
1. Việc giải quyết các vấn đề về thừa kế động sản thuộc thẩm quyền của Bên ký kết mà

người để lại thừa kế là công dân vào thời điểm chết.
2. Việc giải quyết các vấn đề về thừa kế bất động sản thuộc thẩm quyền của Bên ký kết
nơi có bất động sản đó.
3. Nếu tất cả động sản là di sản của công dân của Bên ký kết này ở trên lãnh thổ của
Bên ký kết kia, thì, theo đề nghị của một người thừa kế và được sự đồng ý của tất cả
những người thừa kế đã biết khác, cơ quan của Bên ký kết đó sẽ tiến hành các thủ tục
giải quyết việc thừa kế.

P a g e 17 | 22


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Tư pháp quốc tế - TS. Lê Thị Nam Giang
Bộ Luật dân sự 2005, Bộ Luật dân sự 2015
Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11
Nguồn Internet :
/> />
P a g e 18 | 22



×