BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
TĂNG CƯỜNG MINH BẠCH THÔNG TIN TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
Ngành: Kinh doanh
NGUYỄN THỊ HẢI VÂN
Hà Nội - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
TĂNG CƯỜNG MINH BẠCH THÔNG TIN TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 62.34.01.02 (Mã số mới: 9340101)
NGUYỄN THỊ HẢI VÂN
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Lê Thị Thu Thủy
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ MINH BẠCH THÔNG TIN
TẠI
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ............................................................................ 15
1.1. Lý luận chung về minh bạch thông tin doanh nghiệp ...............................15
1.1.1. Khái niệm .................................................................................................15
1.1.1.1. Thông tin ............................................................................................15
1.1.1.2. Thông tin doanh nghiệp .....................................................................16
1.1.1.3. Minh bạch thông tin ...........................................................................16
1.1.2. Phân loại thông tin doanh nghiệp .............................................................19
1.1.2.1. Theo nội dung của thông tin ..............................................................19
1.2.2.2 Theo tính chất bắt buộc của thông tin .................................................20
1.1.3. Vai trò của minh bạch thông tin trong nền kinh tế ...................................21
1.1.3.1. Đối với doanh nghiệp .........................................................................21
1.1.3.2. Đối với các bên liên quan của doanh nghiệp .....................................22
1.1.3.3. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước và nền kinh tế quốc dân .......23
1.2. Một số lý thuyết liên quan đến minh bạch thông tin .................................23
1.2.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng..............................................................23
1.2.2. Lý thuyết đại diện .....................................................................................26
1.2.3. Lý thuyết thông tin hữu ích ......................................................................30
1.3. Lý luận chung về doanh nghiệp nhà nước và minh bạch thông tin tại
doanh nghiệp nhà nước .......................................................................................31
1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước ...........................................................31
1.3.2. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước ..........................................................35
1.3.3. Mô hình quản lý vốn tại DNNN ...............................................................36
1.3.4. Đặc điểm của minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước ...............37
1.3.5 Nội dung của minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước .................40
1.3.5.1. Minh bạch thông tin bắt buộc ............................................................40
1.3.5.2. Minh bạch thông tin tự nguyện ..........................................................41
1.3.6. Các tiêu chí đánh giá minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước ...46
1.3.6.1. Tính thích hợp ....................................................................................46
1.3.6.2. Tính tin cậy ........................................................................................46
1.3.6.3. Tính kịp thời.......................................................................................47
1.3.6.4. Khả năng tiếp cận dễ dàng và rộng rãi...............................................47
1.3.6.5. Trách nhiệm của bên công bố thông tin .............................................48
1.3.7. Các nhân tố tác động đến minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước
............................................................................................................................48
1.3.7.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp nhà nước .................................48
1.3.7.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp nhà nước..................................52
1.4. Kinh nghiệm minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước ở một số
quốc gia .................................................................................................................58
1.4.1. Đặc điểm doanh nghiệp nhà nước ở Hàn Quốc và Malaysia ...................58
1.4.1.1. Đặc điểm doanh nghiệp nhà nước ở Hàn Quốc .................................58
1.4.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhà nước ở Malaysia ...................................58
1.4.2. Kinh nghiệm về minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước của Hàn
Quốc và Malaysia ...............................................................................................59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 67
CHƯƠNG 2.............................................................................................................. 68
THỰC TRẠNG MINH BẠCH THÔNG TIN TẠI DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC Ở VIỆT NAM ............................................................................................. 68
2.1. Khái quát về doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam ....................................68
2.1.1. Vị trí, vai trò của DNNN tại Việt Nam ....................................................68
2.1.2. Quá trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước ..............................................68
2.1.3. Số lượng doanh nghiệp nhà nước .............................................................69
2.1.4. Số lượng người lao động làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước .........72
2.1.5. Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn tại các DNNN ............72
2.1.6. Mô hình tổ chức doanh nghiệp nhà nước .................................................73
2.1.7. Mô hình quản lý doanh nghiệp nhà nước .................................................75
2.1.8 Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam
............................................................................................................................77
2.1.8.1 Kết quả hoạt động kinh doanh chung .................................................77
2.1.8.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của DNNN do Nhà nước sở hữu 100%
vốn ...................................................................................................................79
2.1.8.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của DNNN cổ phần hóa niêm yết .....80
2.1.9. Đánh giá chung về doanh nghiệp nhà nước Việt Nam.............................81
2.2. Thực trạng quy định pháp luật về minh bạch thông tin tại DNNN .........82
2.2.1. Quy định đối với DNNN do Nhà nước sở hữu 100% vốn .......................82
2.2.1.1. Nghị định số 81/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2015 về công bố
thông tin doanh nghiệp nhà nước ....................................................................82
2.2.1.2 Các quy định khác có liên quan ..........................................................85
2.2.2. Quy định đối với doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước từ 50% trở lên
và dưới 100%......................................................................................................86
2.2.2.1 Luật Doanh nghiệp 2014 .....................................................................86
2.2.2.2. Luật Chứng khoán năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Chứng khoán năm 2010 ...................................................................86
2.2.2.3. Thông tư số 155/2015/TT-BTC (Thông tư 155) hướng dẫn công bố
thông tin trên thị trường chứng khoán ............................................................86
2.2.2.4. Thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 của Bộ Tài chính quy
định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng ..........................87
2.2.2.5. Các quy định về xử phạt vi phạm quy định công bố thông tin ..........88
2.2.3. Đánh giá về quy định pháp luật liên quan đến minh bạch thông tin tại
doanh nghiệp nhà nước ......................................................................................91
2.3. Thực trạng minh bạch thông tin tại Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
...............................................................................................................................91
2.3.1. Minh bạch thông tin bắt buộc ...................................................................91
2.3.1.1. Đối với DNNN không niêm yết .........................................................92
2.3.1.2. Đối với DNNN niêm yết trên thị trường chứng khoán ....................101
2.3.2. Minh bạch thông tin tự nguyện ..............................................................103
2.3.2.1. Đối với DNNN không niêm yết .......................................................103
2.3.2.2. Đối với DNNN niêm yết trên TTCK ...............................................104
2.4. Phân tích các nhân tố tài chính ảnh hưởng đến minh bạch thông tin tại
DNNN ..................................................................................................................105
2.4.1. Xây dựng mô hình ..................................................................................105
2.4.2. Mô tả thống kê và tương quan ................................................................108
2.4.3. Kết quả hồi quy ......................................................................................110
2.5. Đánh giá về tình hình minh bạch thông tin tại DNNN ............................112
2.5.1. Kết quả đạt được ....................................................................................112
2.5.2. Hạn chế ...................................................................................................113
2.5.3. Một số nguyên nhân của hạn chế ...........................................................115
2.5.3.1. Nguyên nhân từ DNNN ...................................................................115
2.5.3.2. Nguyên nhân bên ngoài DNNN .......................................................117
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 119
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG MINH BẠCH THÔNG TIN TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM ....................................... 120
3.1. Định hướng thực hiện minh bạch thông tin của DNNN ở Việt Nam thời
gian tới ................................................................................................................120
3.2. Các giải pháp tăng cường minh bạch thông tin đối với DNNN Việt Nam
.............................................................................................................................125
3.2.1. Tăng cường hiệu quả kinh doanh của các DNNN..................................126
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống quản trị công ty .....................................................127
3.2.3. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhà quản lý DNNN đối với minh
bạch thông tin ...................................................................................................129
3.2.4. Xây dựng Bộ quy tắc ứng xử và đạo đức trong Doanh nghiệp Nhà nước
..........................................................................................................................130
3.2.5. Phát triển hệ thống thông tin trong doanh nghiệp ..................................131
3.2.6 Chú trọng đến minh bạch thông tin phát triển bền vững của DNNN......134
3.3. Kiến nghị đối với cơ quan đại diện sở hữu ...............................................135
3.3.1. Xây dựng và triển khai báo cáo tích hợp của DNNN theo thông lệ quốc tế
..........................................................................................................................135
3.3.2. Xây dựng một bộ công cụ giám sát hoạt động DNNN theo thông lệ tốt
trên thế giới.......................................................................................................136
3.3.3. Xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin để vận hành chức năng
đại diện chủ sở hữu của cơ quan đại diện chủ sở hữu ......................................137
3.3.4. Áp dụng bộ quy tắc về quản trị công ty dành cho DNNN .....................138
3.4. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước và các bên liên quan khác
.............................................................................................................................139
3.4.1. Đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa, giảm sở hữu Nhà nước, xóa bỏ ưu đãi
cho DNNN ........................................................................................................139
3.4.2. Đổi mới mô hình quản lý DNNN ...........................................................140
3.4.3. Cải thiện khung pháp luật đối với công bố thông tin DNNN ...............141
3.4.3.1. Thống nhất các quy định về công bố thông tin DNNN ...................141
3.4.3.2. Cụ thể hóa các quy định về xử phạt vi phạm công bố thông tin......142
3.4.4. Các kiến nghị khác .................................................................................143
3.4.4.1. Làm rõ cơ chế giám sát đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu .........143
3.4.4.2. Tiến tới áp dụng các chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế cho
DNNN ...........................................................................................................143
3.4.4.3. Nâng cao khả năng truy trách nhiệm giải trình của nhà nước từ phía
người dân ......................................................................................................144
3.4.4.4. Tăng cường vai trò của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập.....145
3.4.4.5. Tăng cường vai trò của các cơ quan truyền thông, cơ quan nghiên
cứu, người dân trong việc giám sát minh bạch thông tin tại DNNN ............145
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 146
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................
PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................................
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Diễn giải bằng tiếng Diễn giải bằng tiếng
Anh
i.
CLD
Centre
Việt
for
Law
and Trung tâm Pháp luật và
Democracy
Dân chủ
ii.
CPH
Cổ phần hóa
iii.
CQĐDCSH
Cơ quan đại diện chủ sở
hữu
iv.
CSH
Chủ sở hữu
v.
DN
Doanh nghiệp
vi.
DNNN
Doanh nghiệp nhà nước
vii.
ERP
viii.
GDP
Enterprise Resource
Hệ thống hoạch định
Planning
nguồn lực doanh nghiệp
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc
nội
ix.
HĐQT
x.
IAS
Hội đồng quản trị
International Accounting Chuẩn mực kế toán
Standard
xi.
xii.
xiii.
IFC
IFRS
KPI
xiv.
MBTT
xv.
MIS
International
OECD
Finace Công ty tài chính quốc
Corporation
tế
International Financial
Chuẩn mực báo cáo tài
Report Standards
chính quốc tế
Key Performance
Chỉ số hiệu quả hoạt
Indicator
động
Minh bạch thông tin
Management Information Hệ thống thông tin quản
System
xvi.
quốc tế
Organization
lý
for Tổ chức Hợp tác và
Economic
Cooperation Phát triển Kinh tế
and Development
xvii.
ROA
Return on Asset
Tỷ suất lợi nhuận trên
tổng tài sản
xviii.
ROE
Return on Equity
Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu
xix.
RTI
Right
to
Rating
xx.
TTCK
xxi.
WB
Information Phương pháp đánh giá
quyền tiếp cận thông tin
Thị trường chứng khoán
World Bank
Ngân hàng thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các tổ chức công tại Hàn Quốc ................................................................58
Bảng 1.2: Những thông tin được công khai bởi các DNNN ở Hàn Quốc ................60
Bảng 1.3: Các tiêu chí vi phạm và điểm phạt liên quan............................................64
Bảng 1.4 Hệ quả tích lũy điểm phạt ..........................................................................65
Bảng 2.1. Tổng hợp số lượng DNNN tại Việt Nam .................................................70
Bảng 2.2 Số lượng DNNN niêm yết giai đoạn 2010-2018 .......................................71
Bảng 2.3: Số lượng lao động trung bình làm việc tại các doanh nghiệp ..................72
Bảng 2.4: Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các DN ................73
Bảng 2.5: Doanh thu của DNNN từ 2010-2017........................................................78
Bảng 2.6. Tỷ suất lợi nhuận của các DNNN và các loại hình DN khác (%) ............79
Bảng 2.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của DNNN sở hữu 100% vốn Nhà nước
giai đoạn 2014-2016 ..................................................................................................79
Bảng 2.8 Kết quả hoạt động kinh doanh của DNNN cổ phần hóa niêm yết ............81
Bảng 2.9. Một số quy định về mức phạt tiền liên quan đến vi phạm về minh bạch
thông tin của doanh nghiệp niêm yết theo Nghị định 108/2013/NĐ-CP và Nghị định
145/2016/NĐ-CP.......................................................................................................88
Bảng 2.10. Tình hình công bố thông tin của DNNN năm 2016-2017 ......................93
Bảng 2.11 Danh sách các cơ quan chủ sở hữu thực hiện công bố thông tin năm
2017 ...........................................................................................................................97
Bảng 2.12. Bảng khảo sát minh bạch thông tin bắt buộc của DNNN....................100
Bảng 2.13. Kết quả khảo sát minh bạch thông tin bắt buộc tại DNNN không niêm
yết ............................................................................................................................101
Bảng 2.14. Tình hình đạt chuẩn công bố thông tin của DNNN năm 2016-2018....102
Bảng 2.15: Các nội dung minh bạch thông tin tự nguyện của DNNN không niêm
yết ............................................................................................................................103
Bảng 2.16: Kết quả khảo sát minh bạch thông tin tự nguyện của DNNN niêm yết
.................................................................................................................................104
Bảng 2.17: Các giả thiết của mô hình .....................................................................107
Bảng 2.18. Mô tả thống kê đối với Nhóm 1............................................................108
Bảng 2.19. Mô tả thống kê đối với Nhóm 2............................................................109
Bảng 2.20. Hệ số tương quan của các biến thuộc nhóm 1 ......................................109
Bảng 2.21. Hệ số tương quan của các biến thuộc nhóm 2 ......................................110
Bảng 2.22 Kết quả hồi quy đối với 2 nhóm DNNN................................................111
Bảng 3.1. Số lượng DNNN thoái vốn giai đoạn 2017-2020 ...................................123
Bảng 3.2: Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN Hàn Quốc
.................................................................................................................................137
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Các bên quản lý NN đối với DNNN .........................................................38
Hình 1.2. Cơ chế báo cáo truyền thông của DNNN..................................................40
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một vấn đề cơ bản trong quản trị doanh nghiệp là sự phát sinh hiện tượng bất
cân xứng thông tin trong quan hệ đại diện giữa người chủ sở hữu và người quản lý
doanh nghiệp. Người chủ sở hữu - bên ủy thác - giao vốn đầu tư của mình cho
người quản lý - bên đại diện - điều hành các công việc kinh doanh hàng ngày trong
doanh nghiệp. Người quản lý sẽ được trả mức thù lao tương ứng với mức lợi nhuận
mà doanh nghiệp mang lại cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, bên đại diện thường có lợi
thế thông tin hơn so với bên ủy thác và có xu hướng khai thác lợi thế thông tin này
để thu lợi cho cá nhân mình thay vì cho chủ đầu tư. Với các công ty cổ phần đại
chúng thì đây lại là vấn đề thường trực vì quyền sở hữu và quyền điều hành được
tách ra khỏi nhau. Vì lẽ đó, các công ty đại chúng thường yêu cầu phải minh bạch
thông tin để bảo vệ chủ đầu tư nói riêng và các bên có quyền lợi liên quan đến
doanh nghiệp nói chung.
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) xét theo nghĩa rộng nhất cũng là loại hình
doanh nghiệp cổ phần đại chúng với sở hữu là toàn bộ người dân. Tuy nhiên, quyền
sở hữu của nhân dân được ủy thác cho Chính phủ thực thi. Chính phủ sau đó lại ủy
thác cho các cán bộ quản lý điều hành doanh nghiệp nhà nước. Trên thị trường vốn,
các chủ đầu tư nếu không đồng ý với hướng phát triển của doanh nghiệp thì sẽ bán
cổ phiếu đang nắm giữ để chuyển sang các kênh đầu tư khác. Với doanh nghiệp nhà
nước, người dân không thể thực hiện được quyền này. Quyết định tiếp tục duy trì
hay phát triển một doanh nghiệp nhà nước hoàn toàn nằm trong tay các cơ quan
chức năng của Nhà nước. Người dân chỉ có thể thực hiện quyền này thông qua việc
tạo áp lực chính trị đối với các cơ quan chức năng liên quan của Nhà nước.
Tại Việt Nam, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước là một trong ba trụ cột tái
cấu trúc nền kinh tế, còn công khai, minh bạch thông tin lại là một trong những trụ
cột của quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước. Việc tăng cường công khai,
minh bạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan quản lý nhà nước cũng như
toàn xã hội giám sát hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, tránh các gian lận,
sử dụng không hiệu quả, thất thoát, lãng phí các nguồn lực quốc gia; từ đó tạo sức
2
ép để các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả hơn đồng thời, tạo cơ sở dữ liệu ban
đầu để các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng các chính sách điều hành kịp thời,
hiệu quả.
Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn còn một khoảng cách khá xa từ chủ trương của
Đảng, chính sách của Nhà nước đến khâu thực hiện ở các bộ, ngành, địa phương, và
do đó, nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định về
công khai hoá, minh bạch hoá thông tin đã được ban hành. Tình trạng DNNN không
công bố thông tin, chậm công bố thông tin, công bố không đầy đủ khá phổ biến.
Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về tình hình công bố thông tin của
DNNN năm 2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến hết năm 2017 mới chỉ
có 265/622 DN gửi báo cáo đến Bộ này. Thậm chí, có đơn vị 2 năm nay từ khi có
quyết định của Chính phủ vẫn chưa có báo cáo gửi về Bộ KH&ĐT (cơ quan đầu
mối chịu trách nhiệm tập hợp, báo cáo Chính phủ).
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các DNNN, đẩy
mạnh quá trình tái cơ cấu các DN này hướng tới hiệu quả hoạt động tốt hơn, phát triển
bền vững hơn, xứng đáng là thành phần kinh tế trụ cột của nền kinh tế? Câu trả lời một
phần nằm ở việc tăng cường minh bạch thông tin đối với DNNN. Trong khi đó, tại Việt
Nam, các nghiên cứu về minh bạch thông tin tại DNNN lại khá hạn chế. Xuất phát từ
thực trạng đó, tác giả lựa chọn đề tài “Tăng cường minh bạch thông tin tại doanh
nghiệp nhà nước ở Việt Nam” để thực hiện luận án của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
2.1.1. Các hướng dẫn về minh bạch thông tin tại DNNN của các tổ chức quốc tế
Năm 2010, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD ban hành tài liệu
“Accountability and Transparency: A guide for state ownership”. Đây là một nghiên
cứu hướng dẫn chi tiết về trách nhiệm giải trình và tính minh bạch thông tin tại
doanh nghiệp nhà nước – một trong 5 nguyên tắc cơ bản để đánh giá quản trị doanh
nghiệp của OECD. Xuất phát từ những vấn đề, xu hướng mới nổi lên trong quyền
sở hữu nhà nước, bối cảnh đặc thù của từng nước trong quá trình thực hiện hướng
dẫn của OECD trong quản trị doanh nghiệp nhà nước và nhất là vai trò quan trọng
3
của minh bạch và công khai thông tin, OECD đã thực hiện những nghiên cứu cụ thể
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện Hướng dẫn của OECD về quản trị
doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhà nước, trong đó tập trung vào đảm bảo tính
minh bạch và trách nhiệm giải trình cao – cơ sở cho quản trị doanh nghiệp lành mạnh.
Trên cơ sở nghiên cứu những nhân tố tác động, gây ảnh hưởng đến quá trình công bố
và minh bạch thông tin, tài liệu đưa những khuyến nghị để tăng cường minh bạch và
trách nhiệm giải trình với năm nhóm cụ thể là xác định các mục tiêu, đánh giá việc
thực hiện, kiểm tra việc thực hiện, báo cáo việc thực hiện và đảm bảo sự minh bạch và
công khai thông tin đầy đủ trong phạm vi công ty. Theo đó, các doanh nghiệp nhà nước
phải xây dựng các chính sách đầy đủ về công bố và minh bạch thông tin, tổ chức thực
hiện chính sách này trong hoạt động và khuyến khích những thực tiễn tốt, đảm bảo sự
đối xử bình đẳng giữa các cổ đông, phát triển khuôn khổ phù hợp để ứng phó với các
giao dịch liên quan đến các bên, đảm bảo công khai thích hợp mối quan hệ cổ đông.
Năm 2014, nghiên cứu “Transparency and Accountability Frameworks for
Latin American State-Owned Enterprises”, được thực hiện bởi Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế (OECD) và Ngân hàng phát triển châu Mỹ Latinh (CAF), tập
trung đánh giá việc thực hiện trách nhiệm giải trình và tính minh bạch thông tin của các
doanh nghiệp nhà nước tại 9 quốc gia Mỹ Latinh, gồm: Argentina, Brazil, Chilê,
Colombia, Costa Rica, Ecuador, Mexico, Paraguay và Peru. Nghiên cứu nêu bật một
số xu hướng và thực tiễn đang nổi lên ở các nước Mỹ Latinh được đề cập ở trên
trong quá trình công khai và minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước so với
các khuyến cáo và tiêu chuẩn do OECD đưa ra. Trong đó có phân tích và so sánh
các đặc điểm chính khuôn khổ của OECD cung cấp và minh bạch thông tin của các
nước này nhằm đáp ứng trách nhiệm giải trình và minh bạch doanh nghiệp nhà
nước. Tuy nhiên, nghiên cứu không chỉ cung cấp, đánh giá các cơ chế quản trị
chung, khái quát về minh bạch và công khai thông tin doanh nghiệp nhà nước ở 9
nước Mỹ Latinh này mà còn đưa các nghiên cứu điển hình về trách nhiệm giải trình
và minh bạch thông tin của hai trong số các doanh nghiệp nhà nước quan trọng nhất
của khu vực là Pemex của Mexico và Cơ quan Quản lý Kênh đào Panama.
Nghiên cứu “Transparency in the Corporate Governance of State-owned
Enterprises in Latin America” của tác giả Michael Penfold, Andrés Oneto và
4
Guillermo Rodríguez Guzmán, công bố bởi Ngân hàng Phát triển châu Mỹ Latinh
(năm 2015) tiến hành khảo sát, phân tích hoạt động, các đặc điểm quản trị công ty
của 105 doanh nghiệp nhà nước tại 13 quốc gia châu Mỹ Latinh thông qua website
chính thức của các công ty này; từ đó đề xuất xây dựng Chỉ số Minh bạch Thông tin
Quản trị doanh nghiệp gồm 5 tiêu chí đánh giá: Khung pháp luật điều chỉnh; Vai trò
của chủ sở hữu nhà nước; Đối xử công bằng với cổ đông thiểu số; Minh bạch thông
tin công bố; Hội đồng quản trị. Nghiên cứu xác định cụ thể những lĩnh vực cần tập
trung cải cách, nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp nhà nước. Trên thực tế,
nghiên cứu cũng chỉ rõ việc thiết lập một chỉ số minh bạch thông tin quản trị doanh
nghiệp nhà nước này có thể không hoàn hảo vì nó không bao gồm toàn bộ các động
lực quản lý trong các công ty có giá trị phân tích lớn vì tính minh bạch và công bố
thông tin công cộng là những bằng chứng tốt về mức độ mà các công ty tuân thủ các
quy tắc quản trị doanh nghiệp tốt; đồng thời, nó cũng được phân tích như là dấu
hiệu thực sự của việc sẵn sàng thực hiện những cải cách nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý doanh nghiệp. Do những khó khăn trong tìm hiểu chi tiết các động lực nội
bộ liên quan đến hoạt động của Hội đồng quản trị và các cuộc họp cổ đông, Chỉ số
minh bạch thông tin quản trị doanh nghiệp được xem như là một cơ chế hợp lý để xác
định một số xu hướng trong quản trị doanh nghiệp của doanh nghiệp nhà nước.
2.1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về minh bạch thông tin tại DNNN
2.1.2.1. Nghiên cứu về mức độ minh bạch thông tin tại DNNN
Nhóm tác giả Kochetygova và cộng sự thuộc Standard & Poor’s (2005) công
bố nghiên cứu “Transparency And Disclosure By Russian State-Owned
Enterprises” đánh giá mức độ công bố và minh bạch thông tin của các doanh nghiệp
nhà nước tại Nga. Đối tượng nghiên cứu gồm: 11 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất
hoạt động trong nhiều lĩnh vực, sở hữu nhà nước trên 50%, trong đó có 5 doanh
nghiệp có cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán Nga hoặc quốc tế (11 doanh
nghiệp chiếm 18% GDP năm 2003 của Nga); 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất
niêm yết trên sàn chứng khoán Nga (chiếm 15% GDP năm 2003 của Nga); 10
doanh nghiệp nhà nước cùng quy mô và cùng ngành ở các nước phát triển khác.
Nhóm tác giả đã xây dựng bảng khảo sát gồm 105 câu, liên quan tới 3 nội dung lớn:
cấu trúc sở hữu và quyền của cổ đông; thông tin tài chính và thông tin hoạt động;
5
hội đồng quản trị, cấu trúc và quy trình quản lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức
độ trung bình trong công bố và minh bạch thông tin của các doanh nghiệp nhà nước
tại Nga (khoảng 47%) thấp hơn so với mức 52% mà các doanh nghiệp tư nhân niêm
yết tại Nga đạt được và mức 63% mà các doanh nghiệp nhà nước cùng quy mô và
cùng ngành tại các nước Tây Âu và Bắc Mỹ.
Năm 2014, nghiên cứu “Hungarian state-owned enterprises: Their
transparency, integrity and compliance with disclosure requirements” do Tổ chức
Minh bạch quốc tế tại Hungary thực bao gồm: (i) Khảo sát hoạt động công bố và
minh bạch thông tin trên trang tin điện tử của 66 doanh nghiệp nhà nước Hungary
(bảng hỏi gồm 64 tiêu chí về cách công bố thông tin, mức độ minh bạch và tôn
trọng pháp luật), trong đó lựa chọn 07 doanh nghiệp nhà nước để thực hiện phỏng
vấn lãnh đạo cấp cao về việc phổ biến tính minh bạch, các giải pháp tổ chức và
quản lý để thúc đẩy tính liêm chính cũng như thực trạng triển khai các hoạt động
này tại doanh nghiệp của họ; (ii) Nghiên cứu so sánh với hoạt động công bố và
minh bạch thông tin trên website của các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp
niêm yết đại chúng, cũng như những quy định pháp luật về công bố và minh bạch
thông tin tại các nước đi đầu trong lĩnh vực này ở phương Tây như Bỉ, Pháp, Anh,
Đức, Canada và các nước trong khu vực như Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia; (iii)
Trên cơ sở phân tích kết quả khảo sát các doanh nghiệp trong nước, quan điểm và
thái độ của lãnh đạo cấp cao một số doanh nghiệp nhà nước hàng đầu và thực tiễn,
kinh nghiệm quốc tế về công bố, minh bạch thông tin, nghiên cứu dựa vào các chỉ
số tuân thủ luật (TTI), chỉ số thông tin cứng (KII), chỉ số biểu thị nền kinh tế (EII),
chỉ số kết nối thông tin (AII) để xếp hạng và phân loại các doanh nghiệp nhà nước
được khảo sát; từ đó đưa ra cho doanh nghiệp nhà nước những khuyến nghị về thúc
đẩy minh bạch và liêm chính, mức độ và chi tiết của các thông tin công bố.
2.1.2.2. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin tại DNNN
Các nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch thông
tin tại DNNN được chia thành các nhóm nghiên cứu chính là các nhân tố vĩ mô và
nhân tố vi mô
- Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến minh bạch thông tin tại DNNN
Ball (2001) đã nghiên cứu hạ tầng cho việc công bố thông tin là hàm số của
6
các yếu tố như hạ tầng kinh tế, pháp luật và chính trị. Bushman và cộng sự (2004)
cũng đã khảo sát mức độ minh bạch thông tin doanh nghiệp tại 45 quốc gia trên thế
giới và kết luận, việc minh bạch thông tin doanh nghiệp phụ thuộc vào thể chế pháp
luật và kinh tế chính trị của các quốc gia. Khanna và cộng sự (2004) đã nghiên cứu
tình hình minh bạch thông tin DN phụ thuộc vào sự tương tác với thị trường Mỹ của
nhóm 794 doanh nghiệp từ 24 quốc gia Châu Á Thái bình dương và Châu Âu. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, có mối liên hệ thuận chiều giữa kết quả minh bạch thông
tin với các biệ pháp tương tác giữa các thị trường khác nhau ( bao gồm việc niêm
yết trên thị trường Mỹ, dòng tiền đầu tư, xuất khẩu cũng như các DN có hoạt động
tại thị trường Mỹ).
Đối với tình hình minh bạch thông tin của các thị trường mới nổi, Salter
(1998) cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa minh bạch thông tin tài chính và mức độ
phát triển của thị trường vốn và mức mức độ phức tạp của nền kinh tế. Nghiên cứu
cho thấy, có mối quan hệ thuận chiều giữa việc minh bạch thông tin và mức độ phát
triển của các quy định pháp luật và khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.
Archambault và Archambault (2003) cũng xây dựng một mô hình dự báo mức độ
ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, hệ thống kinh tế, chính trị đến việc minh bạch thông
tin doanh nghiệp. Kết quả thực nghiệm cho thấy, các yếu tố văn hóa, hệ thống quốc
gia, hệ thống của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc minh bạch thông tin của
doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, quyết định minh bạch các thông
tin tài chính của doanh nghiệp là khá phức tạp và bị ảnh hưởng bởi cả yếu tố vi mô
và vĩ mô.
Ferguson và Lam (2002) đã nghiên cứu ảnh hưởng của thị trường vốn quốc
tế tới mức độ công bố thông tin tự nguyện (chiến lược, thông tin tài chính, thông tin
phi tài chính) trên báo cáo hàng năm của các doanh nghiệp trước đây do nhà nước
sở hữu 100% vốn và hiện đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Hong Kong.
Mẫu nghiên cứu gồm 142 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong
giai đoạn 1995 – 1996. Nhóm tác giả lựa chọn ngẫu nhiên các doanh nghiệp với tỷ
lệ 30% trong mỗi ngành, ngoại trừ ngân hàng và các định chế tài chính. Mẫu nghiên
cứu được chia làm 2 loại: doanh nghiệp H-share (doanh nghiệp nhà nước sau cải
cách; hoạt động tại Trung Quốc trong các lĩnh vực như công nghiệp nặng, cơ sở hạ
tầng…; được lựa chọn bởi Ủy ban Kế hoạch nhà nước để niêm yết trên sàn chứng
7
khoán Hong Kong; có vai trò quan trọng về kinh tế, quản lý, công nghệ…); doanh
nghiệp Red Chip (được thành lập và hoạt động tại Hong Kong, là các công ty con
của các tập đoàn nhà nước tại Trung Quốc, chịu sự quản lý kiểm soát của các cơ
quan quản lý nhà nước Trung Quốc). Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) Nhóm Hshare công bố thông tin tự nguyện nhiều hơn nhóm Red Chip và các doanh nghiệp
khác trên sàn chứng khoán Hong Kong; (ii) Nhóm Red Chip công bố thông tin tự
nguyện ít hơn nhóm H-share nhưng vẫn nhiều hơn so với các doanh nghiệp khác
trên sàn; (iii) Lý thuyết chi phí – lợi ích đóng vai trò quan trọng đối với quyết định
công bố thông tin của doanh nghiệp. Ở cấp độ vĩ mô, việc các cơ quan quản lý nhà
nước lựa chọn các doanh nghiệp để niêm yết trên sàn chứng khoán và đưa ra các
chính sách khuyến khích công bố thông tin nhằm xây dựng hình ảnh doanh nghiệp
thực hành quản trị công ty tốt, thể hiện cam kết sâu sắc với cộng đồng quốc tế về
tính trách nhiệm minh bạch thông tin; từ đó tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư
quốc tế, mở rộng cơ hội cho các doanh nghiệp khác; (iv) Nhân tố đòn bẩy có ảnh
hưởng đáng kể và tích cực đến điểm công bố thông tin tự nguyện của doanh nghiệp;
(v) Công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp trước đây thuộc sở hữu nhà
nước 100% khá nhạy cảm với yêu cầu thực tiễn từ các nhà đầu tư và thị trường,
không hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm sở hữu nhà nước.
- Các nhân tố vi mô ảnh hưởng đến minh bạch thông tin tại DNNN
Các nhân tố vi mô bao gồm đặc điểm tài chính của DN và đặc điểm quản trị
công ty của DN. Về đặc điểm tài chính của DN, các nghiên cứu của Bushman và
cộng sự (2003), Khanna và cộng sự (2004), Archambault và Archambault (2003),
Yan và cộng sự (2019) đều chỉ ra các nhân tố này đều có ảnh hưởng đến mức độ
minh bạch thông tin của doanh nghiệp. Các yếu tố liên quan đến đặc điểm tài chính
bao gồm quy mô doanh nghiệp, đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt
động, tài sản đảm bảo… đều có tác động tích cực đến việc minh bạch thông tin của
doanh nghiệp.
Về đặc điểm quản trị công ty, một số nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ
giữa quản trị công ty và việc minh bạch thông tin. Theo Beeke và cộng sự (2012),
nghiên cứu sử dụng mẫu là các doanh nghiệp Canada trong giai đoạn 2002-2007 và
đi đến kết luận là tình hình quản trị công ty có tác động quan trọng đến việc công bố
8
thông tin: mức độ thường xuyên, thời gian công bố và thái độ của thị trường (các
nhà phân tích) trên thị trường. Cũng theo Healy và Palepu (2011); Shleifer và
Vishny (1997), quản trị công ty tốt khuyến khích các nhà quản lý công bố thông tin
tối ưu thông qua 2 cơ chế: các ràng buộc tài chính và vai trò của Hội đồng quản trị.
Các ràng buộc tài chính như các khế ước, hợp đồng tín dụng yêu cầu DN phải công
bố thông tin cho chủ sợ trong khi HĐQT kiểm soát ban điều hành trong việc công
bố thông tin. Việc minh bạch thông tin cũng phục thuộc vào việc sở hữu của DN, ví
dụ việc sở hữu bởi các nhà đầu tư bên ngoài thì việc minh bạch thông tin được thực
hiện tốt hơn so với các công ty sở hữu gia đình (Ajinkya và cộng sự (2005);
Karamanou và Vafeas (2005); Ali và cộng sự (2007).
2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Minh bạch thông tin doanh nghiệp nói chung tại Việt Nam cũng được khá
nhiều học giả nghiên cứu. Tuy nhiên, những nghiên cứu về minh bạch thông tin
tạidoanh nghiệp nhà nước chưa có nhiều.
Năm 2013, Ngân hàng Thế giới đã thực hiện nghiên cứu “Tính minh bạch
của doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam – Thực trạng và ý tưởng cải cách” do
Gregory Smith và Lê Duy Bình chủ biên. Nghiên cứu này là một nội dung về Phân
tích và Tư vấn thuộc Chương trình tín dụng Quản lý Kinh tế và Năng lực Cạnh
tranh EMCC nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam tăng cường công khai thông tin tài
chính và phi tài chính của các doanh nghiệp nhà nước. Nghiên cứu nhận định chính
sách này đưa ra các thông tin tổng quan về các yêu cầu công khai thông tin của các
doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam và đã được thảo luận tại các cuộc hội thảo
khác nhau tại Việt Nam với sự tham gia của các đại biểu từ Quốc hội, bộ ngành của
Việt Nam, DNNN, các đối tác phát triển.
Nghiên cứu đánh giá:
(1) Thực trạng công khai thông tin của các DNNN tại Việt Nam thông qua
khảo sát tình trạng thông tin trên web của các doanh nghiệp nhà nước vào tháng
3/2013, gồm cả dữ liệu tài chính và phi tài chính;
(2) Những nghĩa vụ về công khai thông tin đối với doanh nghiệp nhà nước
tại Việt Nam hiện nay;
9
(3) Tác động của quy định pháp luật hiện hành về công khai thông tin doanh
nghiệp nhà nước;
(4) Những lợi ích của việc công khai thông tin về các doanh nghiệp nhà nước
đem lại.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thực tế công khai thông tin có sự khác nhau
giữa các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam nhưng nhìn chung chưa đảm bảo về
chất lượng, độ chính xác và kịp thời về dữ liệu, khiến cho khả năng giám sát hiệu
quả hoạt động của Chính phủ thực sự bị hạn chế nghiêm trọng. Những quy định
hiện hành cũng chưa tạo được một khung pháp quy hiệu quả về công khai thông tin
và cần tiếp tục hoàn thiện. Mặc dù hiện có một số lượng đáng kể các doanh nghiệp
nhà nước đang tạo ra thông tin cho các mục đích nội bộ, nhưng chất lượng thông tin
vẫn cần được cải thiện. Chuẩn mực công khai thông tin cho công chúng hiện còn ở
mức thấp so với các quốc gia tương đương.
Đồng thời, qua tham khảo những thông lệ quốc tế về công khai thông tin của
các doanh nghiệp nhà nước, nghiên cứu khẳng định cải cách về công khai thông tin
tại Việt Nam không chỉ cần phải phù hợp với bối cảnh kinh tế, thể chế và pháp lý
của quốc gia mà còn cần học hỏi từ các thông lệ quốc tế, kinh nghiệm của các quốc
gia khác. Trên những cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất những bước đi đáng tin cậy
nhằm cải thiện việc công khai thông tin của doanh nghiệp nhà nước, góp phần cải
thiện hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể, gồm 6 bước sau: i) Thực hiện tiến
trình tăng cường công khai bằng cách thí điểm tại một số DNNN, bắt đầu từ các
Tập đoàn kinh tế, sau đó mở rộng ra các Tổng công ty, và cuối cùng thực hiện tại
các DNNN còn lại do nhà nước sở hữu 100%; ii) Tập trung vào việc công khai ra
công chúng chứ không chỉ công khai trong nội bộ; iii) Công khai thông tin có chất
lượng về các doanh nghiệp nhà nước tại một nơi tập trung (cổng thông tin), trong đó
có một cơ quan trung ương phụ trách việc điều phối tiến trình này; iv) Đơn giản hóa
các yêu cầu thông tin và xây dựng một khuôn khổ pháp lý rõ ràng hơn cũng như một
hệ thống công khai thông tin chuẩn hóa; v) Tạo động lực cho các doanh nghiệp nhà
nước tuân thủ theo khuôn khổ pháp lý và pháp quy nêu trên bằng cách tương thưởng
cho những doanh nghiệp tuân thủ và xử phạt những doanh nghiệp không tuân thủ.
Năm 2017, “Báo cáo đánh giá thực tiễn công bố thông tin của Doanh nghiệp:
10
Đánh giá 30 Doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam” (TRAC Việt Nam 2017) do Tổ
chức Hướng tới Minh bạch (TT) – cơ quan đầu mối quốc gia của Tổ chức Minh
Bạch quốc tế (TI) hoàn thiện trong khuôn khổ dự án “Đánh giá thực tiễn công bố
thông tin của Doanh nghiệp” (TRAC) do Ban thư kí Tổ chức Minh bạch Quốc tế
(TI-S) quản lý với nguồn tài trợ của Sáng kiến Liêm chính Siemens. Báo cáo này
đánh giá thực tiễn công bố thông tin của 30 doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam
được lựa chọn theo danh sách VNR50012 năm 2015, bao gồm 10 công ty niêm yết,
10 doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài và 10 doanh nghiệp nhà nước. Các
hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên ba khía cạnh:
(i) công khai thông tin về các yếu tố chính trong chương trình phòng, chống tham
nhũng của doanh nghiệp; (ii) công khai thông tin về cấu trúc và tỷ lệ sở hữu của
doanh nghiệp; (iii) công bố các thông tin tài chính quan trọng theo cơ chế báo cáo
quốc gia. Trong đó, các doanh nghiệp có hoạt động ở nước ngoài được đánh giá trên
cả ba khía cạnh, còn các doanh nghiệp chỉ hoạt động tại Việt Nam sẽ không được
đánh giá về khía cạnh cơ chế báo cáo theo từng quốc gia. Điểm đánh giá từ 0% đến
100%, và điểm số tỷ lệ thuận với mức độ minh bạch của doanh nghiệp. Báo cáo kết
luận việc công khai thông tin của các doanh nghiệp còn hạn chế, trong đó khía cạnh
minh bạch trong cấu trúc và tỷ lệ sở hữu của doanh nghiệp là 32%, cao hơn kết quả
trung bình của hai khía cạnh còn lại với số doanh nghiệp đạt điểm tích cực trong
khía cạnh này cũng cao nhất: 18 trong tổng số 30 doanh nghiệp được đánh giá,
trong đó tất cả đều là công ty niêm yết và doanh nghiệp nhà nước. Lý do cơ bản là
các doanh nghiệp này có nghĩa vụ phải công khai thông tin cơ bản về các công ty
con và công ty liên kết theo các quy định của pháp luật. Vì vậy, quy định của pháp
luật có vai trò tích cực với việc công khai thông tin của doanh nghiệp. Đáng chú ý,
có một vài doanh nghiệp Việt Nam đạt điểm khá tốt trong đánh giá. Điều đó cho
thấy những doanh nghiệp này hoàn toàn có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế
về tính minh bạch. Tuy vậy, nghiên cứu trên không có sự so sánh về mức độ minh
bạch thông tin giữa các DNNN và DN thuộc loại hình khác.
2.3. Khoảng trống nghiên cứu của luận án
Các nghiên cứu về minh bạch thông tin của doanh nghiệp trên thế giới và tại
Việt Nam là khá phổ biến. Tuy vậy, các nghiên cứu về minh bạch thông tin của doanh
11
nghiệp nhà nước lại khá hạn chế. Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên
như DNNN vẫn được coi là một chủ thể kinh tế đặc biệt trong nền kinh tế và được
nhận nhiều đặc quyền từ Nhà nước so với các chủ thể kinh tế khác. Tuy vậy, cùng với
sự phát triển của nền kinh tế thị trường, Nhà nước được coi là một chủ sở hữu của
doanh nghiệp thì việc minh bạch và công bố thông tin của loại hình doanh nghiệp này
càng nên được coi trọng. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về minh bạch thông tin tại
doanh nghiệp nhà nước mới chủ yếu nằm trong một số báo cáo của các tổ chức quốc tế,
báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư chứ chưa có một nghiên cứu nào hoàn chỉnh và đầy
đủ đánh giá về mức độ minh bạch thông tin của các DNNN cũng như đề xuất các giải
pháp có căn cứ để tăng cường mức độ minh bạch thông tin của các doanh nghiệp này.
Do vậy, luận án là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu toàn
diện về vấn đề này.
3. Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án trên cơ sở tổng hợp lý luận về minh bạch thông tin tại DNNN, đánh giá
thực trạng minh bạch thông tin tại các DNNN ở Việt Nam nhằm đề xuất các giải pháp
tăng cường minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
Để đạt được các mục tiêu trên, có 3 câu hỏi nghiên cứu được đề ra như sau:
1) Thực trạng thực hiện minh bạch thông tin tại các doanh nghiệp nhà nước ở
Việt Nam trong thời gian qua như thế nào? Có sự khác biệt về minh bạch
thông tin giữa DNNN chưa niêm yết và DNNN niêm yết trên thị trường
chứng khoán hay không?
2) Các nhân tố nào tác động đến minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước
ở Việt Nam và mức độ tác động?
3) Làm thế nào để tăng cường minh bạch thông tin tại DNNN ở Việt Nam trong
thời gian tới?
Để trả lời câu hỏi nghiên cứu và đạt mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án thực
hiện những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về minh bạch thông tin tại DNNN.
- Nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế, các thông lệ tốt, các tiêu chí đánh giá
về công bố và minh bạch thông tin tại DNNN.
12
- Phân tích, đánh giá thực trạng minh bạch thông tin tại DNNN ở Việt Nam
thông qua bộ chỉ số đánh giá mức độ minh bạch thông tin của DNNN.
- Phân tích thực trạng các nhân tố tác động đến minh bạch thông tin tại
DNNN ở Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị đối với DNNN, cơ quan quản lý nhà
nước và cơ quan đại diện sở hữu nhằm tăng cường minh bạch thông tin tại doanh
nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về
minh bạch thông tin tại DNNN ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án nghiên cứu và đánh giá thực trạng minh bạch thông tin
tại các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (doanh nghiệp trong đó Nhà nước nắm
giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên). Do hạn chế về khả năng tiếp cận hệ thống quản trị
thông tin của DNNN, luận án chỉ đi sâu phân tích tình hình minh bạch thông tin trên
cơ sở tiếp cận các thông tin được công bố mà không đi sâu vào hệ thống quản trị
của doanh nghiệp. Khi đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc minh bạch thông
tin tại DNNN ở Việt Nam, luận án tập trung phân tích các nhân tố tài chính của
doanh nghiệp tác động đến việc minh bạch thông tin của các doanh nghiệp trên.
Về không gian: Luận án không đi sâu vào việc minh bạch thông tin của 1
DNNN cụ thể mà chỉ đánh giá tổng thể tình hình minh bạch thông tin tại các DNNN
trên cơ sở khảo sát các thông tin do DNNN công bố ra bên ngoài qua các kênh
thông tin như website của doanh nghiệp, cổng thông tin DNNN của Bộ Kế hoạch và
đầu tư, cổng thông tin của các cơ quan đại diện vốn chủ sở hữu Nhà nước và các
phương tiện truyền thông khác.
Đối với kinh nghiệm minh bạch thông tin tại DNNN ở một số quốc gia, luận
án lựa chọn 2 nước lân cận Việt Nam có những tiến bộ trong việc thực hiện minh
bạch thông tin tại DNNN là Hàn Quốc và Malaysia và những bài học rút ra có khả
năng áp dụng cho Việt Nam.
13
Về thời gian:
- Về kết quả hoạt động của DNNN, luận án sử dụng số liệu từ năm 2010.
- Đối với việc khảo sát minh bạch thông tin, tác giả chủ yếu khảo sát trong 3
năm gần đây là 2016, 2017 và 2018 để đưa ra những đánh giá cập nhật nhất về tình
hình minh bạch thông tin tại DNNN ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu gồm hai bước chính: Nghiên cứu tổng thể bằng
phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu kiểm định bằng phương pháp
nghiên cứu định lượng.
5.1. Nghiên cứu tổng thể bằng phương pháp định tính
- Luận án lược khảo các văn bản pháp luật, các hướng dẫn thực hành về
minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói
riêng trên thế giới và ở Việt Nam.
- Luận án thu thập các dữ liệu thứ cấp từ các tạp chí chuyên ngành, báo cáo,
các kết quả nghiên cứu đã được công bố trong và ngoài nước về minh bạch thông
tin tại doanh nghiệp nhà nước trên thế giới và ở Việt Nam.
-Luận án thực hiện lấy ý kiến một số cán bộ quản lý trong DNNN, các cán
bộ quản lý Nhà nước về việc thực hiện công bố thông tin doanh nghiệp để phân tích
các nguyên nhân của các hạn chế trong việc thực hiện minh bạch thông tin.
5.2. Nghiên cứu kiểm định bằng phương pháp định lượng
- Tác giả sử dụng phương pháp chỉ số để chấm điểm việc minh bạch thông
tin của DNNN, bao gồm cả thông tin bắt buộc và thông tin tự nguyện.
- Luận án thu thập số liệu thứ cấp về thông tin tài chính của các doanh
nghiệp nhà nước để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tài chính đến việc
minh bạch thông tin tại DNNN thông qua việc chạy mô hình hồi quy đa biến với
phần mềm Stata.
6. Những đóng góp mới của luận án
Bên cạnh việc kế thừa các nghiên cứu trước đây, Luận án đã có những đóng
góp mới như sau: