Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tăng cường minh bạch thông tin tại các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-----------------------

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
TĂNG CƯỜNG MINH BẠCH THÔNG TIN TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 62.34.01.02 (Mã số mới: 9340101)

NGUYỄN THỊ HẢI VÂN

Hà Nội - 2019


Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Ngoại thương

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Lê Thị Thu Thủy

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường
họp tại ..............................
Vào hồi

giờ


ngày

tháng

năm

Có thể tham khảo luận án tại Thư viện Quốc gia và thư viện trường
Đại học Ngoại thương


DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Thị Hải Vân (2018), Tăng cường minh bạch thông tin
doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ 2
(691) tháng 10/2018, trang 42 – 45.
2. Nguyễn Thị Hải Vân (2018), Nâng cao vai trò của Nhà nước đảm
bảo minh bạch thông tin doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam,
Tạp chí Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương số 527 (10/2018),
trang 62 – 64.



1

MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ MINH BẠCH THÔNG TIN TẠI DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC ......................................................................................................... 4

1.1. Lý luận chung về minh bạch thông tin doanh nghiệp ................................................ 4
1.2. Một số lý thuyết liên quan đến minh bạch thông tin ................................................. 5
1.3. Lý luận chung về doanh nghiệp nhà nước và minh bạch thông tin tại doanh nghiệp 6
1.4. Kinh nghiệm minh bạch thông tin tại doanh nghiệp Nhà nước ở một số quốc gia .. 9
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MINH BẠCH THÔNG TIN .............................................. 10
TẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VN ..................................................................... 10
2.1. Khái quát về doanh nghiệp nhà nước ở VN............................................................. 10
2.2. Thực trạng quy định pháp luật về minh bạch thông tin tại DNNN ......................... 14
2.3. Thực trạng minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước ở VN ......................... 15
2.4. Phân tích các nhân tố tài chính ảnh hưởng đến minh bạch thông tin tại DNNN..... 17
2.5. Đánh giá về tình hình minh bạch thơng tin tại DNNN .......................................... 199
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG MINH BẠCH THÔNG TIN TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VN ............................................................................. 20
3.1. Định hướng thực hiện minh bạch thông tin của DNNN ở VN thời gian tới ........... 20
3.2. Các giải pháp tăng cường minh bạch thông tin đối với DNNN .............................. 20
3.3. Kiến nghị đối với cơ quan đại diện sở hữu .............................................................. 22
3.4. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước và các bên liên quan khác................ 22
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 24


2

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một vấn đề cơ bản trong quản trị doanh nghiệp là sự phát sinh hiện tượng bất đối xứng
thông tin trong quan hệ đại diện giữa người chủ sở hữu và người quản lý doanh nghiệp. Người
chủ sở hữu - bên ủy thác - giao vốn đầu tư của mình cho người quản lý - bên đại diện - điều hành
các công việc kinh doanh hàng ngày trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên đại diện thường có lợi
thế thơng tin hơn so với bên ủy thác và có xu hướng khai thác lợi thế thơng tin này để thu lợi cho
cá nhân mình thay vì cho chủ đầu tư.

Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) xét theo nghĩa rộng nhất cũng là loại hình doanh nghiệp
cổ phần đại chúng với sở hữu là toàn bộ người dân. Tuy nhiên, quyền sở hữu của nhân dân được
ủy thác cho Chính phủ thực thi. Do vậy, việc tăng cường công khai, minh bạch sẽ tạo điều kiện
thuận lợi để các cơ quan quản lý nhà nước cũng như toàn xã hội giám sát hoạt động của các
doanh nghiệp nhà nước, tránh các gian lận, sử dụng không hiệu quả, thất thốt, lãng phí các
nguồn lực quốc gia; từ đó tạo sức ép để các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả hơn đồng thời,
tạo cơ sở dữ liệu ban đầu để các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng các chính sách điều hành kịp
thời, hiệu quả.
Mặc dù vậy, cho đến nay, nhiều doanh nghiệp nhà nước tại VN vẫn chưa tuân thủ nghiêm
túc các quy định về cơng khai hố, minh bạch hố thơng tin đã được ban hành. Tình trạng DNNN
khơng cơng bố thơng tin, chậm công bố thông tin, công bố không đầy đủ khá phổ biến. Vấn đề đặt
ra là làm thế nào để thúc đẩy q trình cổ phần hóa các DNNN, đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu các
DN này hướng tới hiệu quả hoạt động tốt hơn, phát triển bền vững hơn, xứng đáng là thành phần kinh
tế trụ cột của nền kinh tế? Câu trả lời một phần nằm ở việc tăng cường minh bạch thông tin đối với
DNNN. Trong khi đó, tại VN, các nghiên cứu về minh bạch thông tin tại DNNN lại khá hạn chế.
Xuất phát từ thực trạng đó, tác giả lựa chọn đề tài “Tăng cường minh bạch thông tin tại doanh
nghiệp nhà nước ở VN” để thực hiện luận án của mình.
2. Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án trên cơ sở tổng hợp lý luận về minh bạch thông tin tại DNNN, đánh giá thực trạng
minh bạch thông tin tại các DNNN ở VN nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường minh bạch thông tin
tại doanh nghiệp nhà nước ở VN.
Để đạt được các mục tiêu trên, có 3 câu hỏi nghiên cứu được đề ra như sau:
1) Thực trạng thực hiện minh bạch thông tin tại các doanh nghiệp nhà nước ở VN trong thời
gian qua như thế nào? Có sự khác biệt về minh bạch thông tin giữa DNNN chưa niêm yết
và DNNN niêm yết trên thị trường chứng khốn hay khơng?
2) Các nhân tố nào tác động đến minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước ở VN và
mức độ tác động?
3) Làm thế nào để tăng cường minh bạch thông tin tại DNNN ở VN trong thời gian tới?
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về minh bạch thông

tin tại DNNN ở VN.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án nghiên cứu và đánh giá thực trạng minh bạch thông tin tại các doanh
nghiệp nhà nước ở VN (doanh nghiệp trong đó Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên). Do
hạn chế về khả năng tiếp cận hệ thống quản trị thông tin của DNNN, luận án chỉ đi sâu phân tích tình
hình minh bạch thông tin trên cơ sở tiếp cận các thông tin được công bố. Khi đánh giá các nhân tố
ảnh hưởng đến việc minh bạch thông tin tại DNNN ở VN, luận án tập trung phân tích các nhân tố tài
chính của doanh nghiệp tác động đến việc minh bạch thông tin của các doanh nghiệp trên.
Về không gian: Luận án không đi sâu vào việc minh bạch thông tin của 1 DNNN cụ thể
mà chỉ đánh giá tổng thể tình hình minh bạch thơng tin tại các DNNN trên cơ sở khảo sát các


3
thơng tin do DNNN cơng bố ra bên ngồi qua các kênh thông tin như website của doanh nghiệp,
cổng thông tin DNNN của Bộ Kế hoạch và đầu tư, cổng thông tin của các cơ quan đại diện vốn
chủ sở hữu Nhà nước và các phương tiện truyền thông khác.
Đối với kinh nghiệm minh bạch thông tin tại DNNN ở một số quốc gia, luận án lựa chọn 2
nước lân cận VN có những tiến bộ trong việc thực hiện minh bạch thông tin tại DNNN là Hàn
Quốc và Malaysia và những bài học rút ra có khả năng áp dụng cho VN.
Về thời gian:
- Về kết quả hoạt động của DNNN, luận án sử dụng số liệu từ năm 2010.
- Đối với việc khảo sát minh bạch thông tin, tác giả chủ yếu khảo sát trong 3 năm gần đây
là 2016, 2017 và 2018 để đưa ra những đánh giá cập nhật nhất về tình hình minh bạch thơng tin
tại DNNN ở VN.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu gồm hai bước chính: Nghiên cứu tổng thể bằng phương pháp
nghiên cứu định tính và nghiên cứu kiểm định bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.
- Nghiên cứu tổng thể bằng phương pháp định tính
Luận án lược khảo các văn bản pháp luật, các hướng dẫn thực hành về minh bạch thơng tin
tại doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhà nước nói riêng trên thế giới và ở VN, thu thập

các dữ liệu thứ cấp từ các tạp chí chuyên ngành, báo cáo, các kết quả nghiên cứu đã được cơng bố
trong và ngồi nước về minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước trên thế giới và ở VN.
- Nghiên cứu kiểm định bằng phương pháp định lượng
Luận án thu thập số liệu thứ cấp về thơng tin tài chính của các doanh nghiệp nhà nước để
đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tài chính đến việc minh bạch thơng tin tại DNNN
thơng qua việc chạy mơ hình hồi quy đa biến với phần mềm Stata.
6. Những đóng góp mới của luận án
Bên cạnh việc kế thừa các nghiên cứu trước đây, Luận án đã có những đóng góp mới như sau:
- Là một trong những cơng trình đầu tiên tổng hợp các vấn đề lý luận và thực tiễn về minh
bạch thông tin tại DNNN, bao gồm khái niệm, đặc điểm, nội dung, các tiêu chí đánh giá, các nhân
tố ảnh hưởng minh bạch thơng tin tại DNNN.
- Luận án phân tích và đánh giá thực trạng minh bạch thông tin tại DNNN ở VN trong thời
gian qua, từ đó, nêu rõ những bất cập và nguyên nhân.
- Luận án tiến hành phân tích định lượng các nhân tố tài chính ảnh hưởng đến việc minh bạch
thông tin tại các DNNN chưa niêm yết và có niêm yết trên thị trường và rút ra kết luận, các DNNN
có quy mơ lớn và kết quả hoạt động kinh doanh tốt có xu hướng minh bạch thông tin tốt hơn.
- Luận án đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường minh bạch thông tin tại DNNN ở
VN bao gồm giải pháp cho các DNNN và các kiến nghị đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn
Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước và các bên liên quan.


4

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ MINH BẠCH THÔNG TIN
TẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1.1. Lý luận chung về minh bạch thông tin doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Thông tin
Thông tin là một khái niệm trừu tượng và có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo Luật

tiếp cận thông tin số 104/2016/QH13 của VN, thông tin là tin, dữ liệu được chưa đựng trong văn
bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh ảnh, bản vẽ, băng
đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan Nhà nước tạo ra.
1.1.1.2. Thông tin doanh nghiệp
Với cách hiểu trên, thông tin doanh nghiệp được hiểu là tập hợp các số liệu, tin báo, các dữ
liệu phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp, có liên quan đến doanh nghiệp giúp cho đối
tượng tiếp nhận có thể sử dụng để ra quyết định nhằm đạt được mục đích mong muốn.
1.1.1.3. Minh bạch thông tin
Minh bạch thông tin trên thị trường được hiểu là việc các chủ thể kinh tế (người dân,
doanh nghiệp hoặc chính phủ) có thể cập nhật các thơng tin liên quan đến thị trường một cách
đầy đủ, tin cậy, kịp thời và có thể tiếp cận một cách dễ dàng (Vishwanath và Kaufmann, 1999).
Trong một báo cáo do WB công bố về sự minh bạch thông tin trong lĩnh vực tài chính, 2 tác giả
là Tara Vishwanath và Daniel Kaufman (1999) đã đưa ra khái niệm về sự minh bạch thông tin khi
cho rằng: “Minh bạch thông tin mô tả luồng thơng tin chính trị, xã hội và kinh tế được công bố
một cách tin cậy, kịp thời… Ngược lại, việc thiếu minh bạch thông tin là việc một người nào đó
cố tình khơng cho tiếp cận thơng tin hoặc làm sai lệch thông tin hoặc không đảm bảo rằng thơng
tin được cung cấp là thích hợp và chất lượng”.
Ở góc độ doanh nghiệp, Busman và cộng sự 2004 đưa ra khái niệm minh bạch thơng tin tài
chính là sự sẵn có của thơng tin cụ thể về doanh nghiệp cho các nhà đầu tư và cổ đông bên ngồi.
Từ những phân tích trên đây, tác giả cho rằng: “Minh bạch thông tin là việc công bố thông tin
một cách thích hợp, tin cậy, kịp thời theo một cách thức mà cơng chúng có thể tiếp cận”.
Xuất phát từ cách hiểu minh bạch thông tin ở trên, theo tác giả, tăng cường minh bạch
thông tin được hiểu là các biện pháp nhằm tăng tính thích hợp, tin cậy, kịp thời và khả năng tiếp
cận của thông tin được công bố của doanh nghiệp. Các biện pháp ở đây bao gồm các hoạt động
liên quan đến quản trị công ty, xây dựng hệ thống thông tin trong doanh nghiệp hay bất kỳ hoạt
động nào làm tăng tính thích hợp, tin cậy, kịp thời và khả năng tiếp cận của thông tin được công
bố của doanh nghiệp.
1.1.2. Phân loại thông tin doanh nghiệp
1.1.2.1. Theo nội dung của thông tin
i. Thông tin tài chính

Thơng tin tài chính là những thơng tin liên quan đến dịng tiền, kết quả kinh doanh và tình
hình tài chính của doanh nghiệp ở những thời kỳ xác định. Thơng tin tài chính có thể là thơng tin
trong q khứ hoặc thơng tin mang tính dự báo, thơng thường được biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ
(Nivra, 2008).
ii. Thơng tin phi tài chính
Thơng tin phi tài chính là những thơng tin mang tính chất dự kiến về chương trình quản lý,
những cơ hội, rủi ro, những nhân tố nhấn mạnh đến khả năng tạo ra giá trị trong dài hạn của
doanh nghiệp. Thơng tin phi tài chính bao gồm giao dịch với các bên liên quan, các mục tiêu phi
thương mại và các cam kết chính sách, cơ cấu sở hữu và cấu trúc quản trị, mức độ rủi ro (risk
exposure), quản trị rủi ro (WB, 2014)
1.2.2.2 Theo tính chất bắt buộc của thơng tin


5
i. Thông tin bắt buộc
Thông tin bắt buộc là những thông tin mà luật pháp yêu cầu phải công bố theo nội dung và
tiến độ. Nội dung thông tin công bố bắt buộc gồm thơng tin tài chính, thơng tin về Hội đồng quản
trị và Ban Giám đốc điều hành, giao dịch với các bên liên quan… được thể hiện trong báo cáo
thường niên, báo cáo giữa niên độ, bản báo bạch.
ii. Thông tin tự nguyện
Thông tin tự nguyện là những thông tin không bắt buộc công bố theo luật định mà doanh
nghiệp tự nguyện cơng bố vì lợi ích của uy tín, hình ảnh doanh nghiệp, quan hệ với nhà đầu tư, nhằm
bổ sung những thiếu hụt của thông tin bắt buộc để thỏa mãn nhu cầu người sử dụng. Nội dung thông
tin tự nguyện rất đa dạng.
1.1.3. Vai trị của minh bạch thơng tin trong nền kinh tế
1.1.3.1. Đối với doanh nghiệp
i. Minh bạch thông tin giúp tăng cơ hội tiếp cận các nguồn lực tài chính bên ngồi, từ đó
giảm chi phí sử dụng vốn và tăng giá trị tài sản cho doanh nghiệp
ii. Minh bạch thông tin góp phần tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
iii. Minh bạch thông tin sẽ giảm tác động từ các cuộc khủng hoảng tới doanh nghiệp

1.1.3.2. Đối với các bên liên quan của doanh nghiệp
Minh bạch thông tin sẽ giúp các cổ đông và nhà đầu tư hiểu rõ hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp, đánh giá trình độ quản lý của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc điều hành; Minh bạch
thông tin đồng thời cũng giúp các chủ nợ, nhà cung cấp, khách hàng và người lao động đánh giá vị trí
của mình, thích ứng với những thay đổi và định hình các mối quan hệ của họ với doanh nghiệp.
1.1.3.3. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước và nền kinh tế quốc dân
Minh bạch thông tin giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng quản lý,
giám sát thị trường một cách dễ dàng và hiệu quả hơn; kịp thời có giải pháp phù hợp để hạn chế
và ngăn chặn các hành vi sai lệch. Minh bạch thông tin góp đảm bảo sử dụng hữu hiệu các nguồn
lực quốc dân; từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Minh bạch thơng tin
góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đối với nền kinh
tế quốc gia.
1.2. Một số lý thuyết liên quan đến minh bạch thông tin
1.2.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Thông tin bất cân xứng là tình trạng các bên tham gia giao dịch có thơng tin với mức độ khác
nhau; một bên có nhiều thơng tin hơn, thơng tin chính xác hơn và được tiếp cận dễ dàng hoặc sớm
hơn so với bên cịn lại, từ đó sẽ trục lợi từ những thơng tin có được. Tình trạng thơng tin khơng đầy
đủ, khơng kịp thời, khơng chính xác, khơng tin cậy và không tạo điều kiện tiếp cận công bằng giữa
các chủ thể tham gia thị trường chính là biểu hiện của sự không minh bạch thông tin.
Bất cân xứng thông tin sẽ dẫn đến hai hệ quả phổ biến nhất, đó là sự lựa chọn bất lợi và rủi
ro đạo đức. Điều này sẽ làm bóp méo quyết định tham gia thị trường của các chủ thể kinh tế,
thậm chí có thể dẫn đến thất bại thị trường. Từ đó, Michael Spence (1973) đưa ra cách thức phát
tín hiệu Joseph Stiglitz (1975) giới thiệu cơ chế sàng lọc để giảm thông tin bất cân xứng này.
1.2.2. Lý thuyết đại diện
Theo nghiên cứu của Michael C. Jensen và William H. Meckling trong tác phẩm “Theory
of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure” (1976), lý thuyết người
chủ - người đại diện (sau đây gọi là lý thuyết đại diện) xác định mối quan hệ ủy nhiệm như là một
hợp đồng mà theo đó giữa một hay nhiều cá nhân (bên ủy nhiệm – principal) cam kết với cá nhân
khác (bên đại diện – agents) thay mặt họ thực hiện một số cơng việc nào đó bao gồm cả việc ủy
quyền ra quyết định kinh tế cho bên đại diện. Do vậy, có sự xung đột về mục tiêu và lợi ích giữa

chủ sở hữu và nhà quản lý, tình trạng thơng tin bất cân xứng giữa chủ sở hữu (ít thông tin hơn) và
nhà quản lý (nhiều thông tin hơn).


6

Lý thuyết đại diện thường được sử dụng để giải thích việc minh bạch thơng tin hay gia tăng
việc thuyết minh tự nguyện của người điều hành doanh nghiệp (Robert Bushman and Smith, 2001).
Hành vi của người đại diện (nhà quản lý) trong vấn đề gia tăng mức độ công bố thông tin hay minh
bạch thông tin khi xem xét và cân nhắc giữa lợi ích và chi phí cho việc công bố thông tin.
1.2.3. Lý thuyết thông tin hữu ích
Theo lý thuyết thông tin hữu ích, thông tin tài chính được thiết lập dựa trên các giả
thiết: ln tồn tại sự mất cân đối về mặt thông tin giữa người lập báo cáo tài chính và người sử
dụng thơng tin; nhu cầu của người sử dụng thông tin kế tốn là khơng được xác định trước và cần
được xác định thông qua các dẫn chứng thực tế; việc đáp ứng thông tin của người sử dụng được
thực hiện thông qua những bên có lợi ích liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp; tính
hữu ích của thơng tin cần được đánh giá trong mối tương quan lợi ích – chi phí. Minh bạch thông
tin, đặc biệt là thơng tin tài chính được xây dựng trên nền tảng tính hữu ích của thơng tin tài chính đối
với các đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp.
1.3. Lý luận chung về doanh nghiệp nhà nước và minh bạch thông tin tại doanh nghiệp
1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước
Trên thế giới, có nhiều cách hiểu về doanh nghiệp nhà nước. Theo Ngân hàng Thế giới,
DNNN là những chủ thể kinh tế do Nhà nước sở hữu hoặc kiểm soát tạo ra phần lớn thu nhập từ
việc cung cấp hàng hóa dịch vụ (WB, 1995). Theo OECD (2005) “doanh nghiệp nhà nước dùng
để chỉ các doanh nghiệp mà nhà nước có quyền kiểm sốt thơng qua sở hữu tồn bộ, đa số hay
thiểu số quan trọng”.
Tại VN, luật Doanh nghiệp 2005 quy định doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong
đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ (Điều 4, khoản 22). Luật Doanh nghiệp ban hành năm
2014 định nghĩa doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
(Điều 4, khoản 8). Tuy nhiên, nhiều quy định điều chỉnh doanh nghiệp nhà nước theo định nghĩa

trong Luật Doanh nghiệp 2014 vẫn được áp dụng cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới
100% vốn điều lệ, trong đó có quy định về công bố thông tin (doanh nghiệp do Nhà nước nắm
giữ dưới 100% vốn điều lệ thực hiện công bố thông tin theo Điều 108, 109 – Luật Doanh nghiệp
2014, áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước). Mặt khác, chủ trương giảm bớt số lượng DNNN
100% vốn sở hữu nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN, dẫn tới thực tế số lượng các doanh
nghiệp có sở hữu đa số của Nhà nước sẽ còn rất lớn. Đây là một đối tượng quan trọng cần nghiên
cứu nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh bền vững của các doanh nghiệp này cũng như của
phần vốn của nhân dân trong đó Nhà nước là đại diện sở hữu. Nhằm phù hợp với các chuẩn mực
quốc tế cũng như khái niệm của OECD, luận án cho rằng, doanh nghiệp nhà nước là doanh
nghiệp mà nhà nước thực thi quyền sở hữu hoặc kiểm sốt thơng qua sở hữu từ 50% số cổ
phần có quyền biểu quyết trở lên; hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu thương mại hoặc
mục tiêu chính sách cơng hoặc kết hợp cả hai.
1.3.2. Mơ hình quản lý vốn tại DNNN
Mơ hình quản lý vốn tại DNNN khá đa dạng ở các quốc gia khác nhau. Theo OECD
(2017), có các mơ hình chính để quản lý vốn tại DNNN như sau:
- Mơ hình phi tập trung: Vốn nhà nước được quản lý bởi các bộ chuyên ngành và các quy
định tương ứng với từng lĩnh vực. Các quốc gia duy trì mơ hình này là Malaysia, Pakistan.
- Mơ hình phi tập trung có cơ quan điều phối: Theo mơ hình này, đã có sự thống nhất
trong điều hành thơng qua việc Chính phủ thành lập một cơ quan quan lý tập trung nhằm xây
dựng và kiểm soát việc thực hiện quản trị công ty và minh bạch thơng tin.
- Mơ hình tập trung dưới hình thức cơng ty nắm giữ vốn Nhà nước: Quốc gia Bhutan và
Kazakhstan duy trì mơ hình này và cho phép thành lập các công ty Druk Holding and Investments
(Bhutan) và công ty SamrukKazyna (Kazakhstan) để quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.


7
- Mơ hình tập trung dưới một cơ quan quản lý Nhà nước hoặc Bộ: Điển hình như Hàn
Quốc và Thái Lan, các nước này thành lập một cơ quan chuyên biệt để thực hiện các quyền sở
hữu tại các DNNN.
1.3.3. Đặc điểm của minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước

Việc minh bạch thơng tin tại DNNN có điểm chung với các loại hình doanh nghiệp khác
trong nền kinh tế. Tuy vậy, xuất phát từ đặc điểm riêng của DNNN, việc minh bạch thơng tin tại
DNNN cũng có những đặc điểm riêng.
1.3.3.1. DNNN có đối tượng chủ sở hữu khá trừu tượng là Nhà nước, hay thực chất là của tồn
dân.
DNNN có thể chịu tác động của nhiều bên quản lý Nhà nước như hình sau:
Cơ quan
quản lý
chuyên mơn

Các cơ quan
chính phủ khác




DNNN

Sở hữu cổ phần tại DNNN
Sở hữu có thể phân tán ở
nhiều cơ quan CP khác nhau

Bộ Tài
Chính
Cung cấp vốn cho DNNN

Các cơ quan chịu trách
nhiệm về các hoạt động
của DNNN như văn hóa,
nhân viên…

Các cơ quan có giao dịch
với DNNN (khách
hàng,nhà cung cấp)

Các cơ quan
điều hành
Thực hiện việc giám sát,
quản lý DNNN

Hình 1.1. Các bên quản lý liên quan đến DNNN
Nguồn: OECD (2005)
Do vậy, trách nhiệm và động cơ liên quan công bố thông tin sẽ bị hạn chế hơn so với các
doanh nghiệp khác.
1.3.3.2. Vấn đề đại diện trong DNNN cũng phức hợp hơn so với DN tư nhân.
Chi phí đại diện liên quan đến việc minh bạch thông tin cũng cao hơn trong DNNN.
1.3.3.3. Quản trị những mục tiêu mâu thuẫn nhau
Việc quản trị những mục tiêu mâu thuẫn nhau (mục tiêu lợi nhuận và phi lợi nhuận) cũng
chính là một thách thức trong việc quản trị công ty của các DNNN, điều này khiến cho q trình
quản trị cơng ty DNNN và việc minh bạch thông tin cũng phức tạp hơn nhiều.
1.3.3.4. Tại nhiều quốc gia, các DNNN không thể thay đổi HĐQT bằng cách thâu tóm hoặc bỏ
phiếu ủy nhiệm (proxy contest) và hầu hết không phá sản.
Điều này làm giảm động cơ của các thành viên HĐQT và các nhà quản lý trong việc minh
bạch thông tin (vấn đề lợi ích và chi phí của việc công bố thông tin) và việc không phá sản cũng
tạo ra một “trở ngại mềm” (soft budget constraint) trong việc minh bạch thông tin.
1.3.4 Nội dung của minh bạch thông tin doanh nghiệp Nhà nước
1.3.4.1. Minh bạch thông tin bắt buộc
Thông tin bắt buộc là những thông tin mà pháp luật yêu cầu doanh nghiệp phải công bố.
Minh bạch thông tin bắt buộc của doanh nghiệp thường bao gồm:
- Công bố thông tin định kỳ của các doanh nghiệp
- Công bố thông tin bất thường

- Công bố thông tin theo yêu cầu


8

- Công bố thông tin liên quan đến quản trị công ty
1.3.4.2. Minh bạch thông tin tự nguyện
Việc tự nguyện công bố thông tin dựa trên lý thuyết kinh tế "hành vi hợp lý của người làm
kinh tế", khi nhà quản lý xem xét mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí của việc cơng bố, nếu việc
tự nguyện cơng bố có lợi ích lớn hơn chi phí thì họ sẽ thực hiện việc cơng bố, ngược lại thì sẽ
không tự nguyện công bố (Yu Tian, 2009).
Chuẩn mực Quản trị công ty của OECD (2015) khuyến nghị, doanh nghiệp nhà nước cần
công bố những thông tin sau:
i. Mục tiêu của doanh nghiệp và kết quả đạt được (đối với doanh nghiệp do nhà nước sở
hữu toàn bộ, nội dung này phải bao gồm mọi nhiệm vụ do cơ quan sở hữu nhà nước đã giao)
ii. Kết quả tài chính và hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm chi phí và vốn tài trợ cho
các mục tiêu chính sách cơng (nếu có)
iii. Các rủi ro trọng yếu có thể tiên liệu và quản trị rủi ro
iv. Mọi hỗ trợ tài chính, bao gồm cả bảo lãnh nhận được từ nhà nước; các cam kết được
thực hiện thay mặt doanh nghiệp, bao gồm các cam kết theo hợp đồng và nghĩa vụ phát sinh từ
các dự án hợp tác công – tư
v. Các vấn đề có liên quan đến người lao động và các bên liên quan khác
1.3.5. Các tiêu chí đánh giá minh bạch thông tin doanh nghiệp Nhà nước
1.3.5.1. Tính thích hợp
Theo Céline Michailesco (2010), tính thích hợp nghĩa là chủ thể công bố thông tin phải
luôn chú trọng tới nhu cầu của người sử dụng thông tin để cung cấp thơng tin thích hợp nhất. Hơn
nữa, thơng tin thích hợp là thơng tin có thể tạo nên sự khác biệt trong việc ra quyết định của
người sử dụng. Để làm được điều đó thì thơng tin phải có giá trị dự báo hoặc giá trị xác nhận
hoặc cả hai.
1.3.5.2. Tính tin cậy

Tính tin cậy được đảm bảo khi thơng tin cơng bố chất lượng, có thể kiểm chứng được;
tuân thủ các chuẩn mực kế toán cũng như các quy định pháp luật liên quan, các thơng tin tài
chính phải được kiểm toán bởi các tổ chức độc lập được cấp phép, có uy tín. Theo Céline
Michailesco (2010), tính tin cậy có thể đo lường thơng qua uy tín, thương hiệu, quy mô, thị phần và
số năm kinh nghiệm của cơng ty kiểm tốn độc lập.
1.3.5.3. Tính kịp thời
Đặc tính kịp thời có nghĩa thơng tin sẵn có phục vụ việc ra quyết định của người sử dụng
thông tin trước khi nó mất đi giá trị và khả năng ảnh hưởng đến những quyết định đó. Thơng tin càng
lỗi thời thì tính hữu ích càng thấp. Do vậy, thơng tin phải được cập nhật và công bố thường xuyên.
1.3.5.4. Có thể tiếp cận dễ dàng và rộng rãi
Khả năng tiếp cận là một tiêu chí quan trọng vì kể cả khi các thông tin được nộp cho cơ
quan quản lý đúng hạn thì tính hữu ích của thơng tin cũng bị hạn chế nếu chỉ có một số lượng hạn
chế đối tượng tiếp cận được thông tin này.
1.3.5.5. Trách nhiệm của bên công bố thông tin
Bên công bố thông tin có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về công bố thông
tin, tăng cường áp dụng các chuẩn mực quốc tế được khuyến nghị; chịu trách nhiệm giải trình về
thơng tin cơng bố. Bên cơng bố thơng tin cần có một bộ phận chun trách với đầy đủ nguồn nhân
lực, vật lực, tài chính nhằm đảm bảo một hệ thống công bố thông tin hiệu quả, minh bạch.
1.3.6. Các nhân tố tác động đến minh bạch thông tin doanh nghiệp Nhà nước
Để đảm bảo minh bạch thơng tin cần phải có sự kết hợp của một loạt các nhân tố, bao
gồm: môi trường luật pháp phù hợp; vai trò của Nhà nước; hoạt động của kiểm toán độc lập; năng
lực quản trị của doanh nghiệp Nhà nước.
1.3.6.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp Nhà nước
i. Môi trường luật pháp


9
Khuôn khổ pháp luật liên quan tới công bố và minh bạch thông tin bao gồm các văn bản
luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp; các chuẩn mực kế tốn, chuẩn mực kiểm tốn; bộ
quy tắc quản trị cơng ty nói chung và các quy định về nghĩa vụ cơng bố thơng tin của doanh

nghiệp nói riêng; các văn bản hướng dẫn thực hành quản trị công ty, công bố và minh bạch thơng
tin doanh nghiệp.
ii. Vai trị của Nhà nước
Nhà nước thiết lập khuôn khổ pháp luật, các quy định, chính sách về cơng bố và minh
bạch thơng tin tại doanh nghiệp. Đồng thời Nhà nước giám sát và thúc đẩy sự tuân thủ pháp luật,
các chuẩn mực, quy định về công bố và minh bạch thông tin; khuyến khích áp dụng các thơng lệ
tốt. Tn thủ các quy định về công bố và minh bạch thông tin doanh nghiệp trong phạm vi trách
nhiệm của mình.
iii. Kiểm tốn độc lập
1.3.6.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp Nhà nước
i. Năng lực quản trị của doanh nghiệp bao gồm: Quy mô, cơ cấu Hội đồng quản trị/Hội
đồng thành viên; Trách nhiệm của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị; Mơi trường kiểm sốt
nội bộ; Mức độ tập trung vốn chủ sở hữu.
ii. Các đặc điểm tài chính của doanh nghiệp Nhà nước bao gồm: Quy mơ doanh nghiệp;
Địn bẩy tài chính; Hiệu quả kinh doanh; Tài sản cầm cố; Hiệu quả sử dụng tài sản.
1.4. Kinh nghiệm minh bạch thông tin tại doanh nghiệp Nhà nước ở một số quốc gia
- Ban hành hệ thống quy định pháp luật và các hướng dẫn thực hành chi tiết, đầy đủ về
công khai, minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước
Tại Hàn Quốc, khuôn khổ pháp lý về công khai, minh bạch thơng tin của các DNNN được
hồn thiện vào năm 2007 sau khi Ban Chỉ đạo Liên bộ (CPIM) được thành lập. Khuôn khổ này
được thiết kế nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động DNNN. Toàn bộ các tổ chức công, bao gồm cả
các DNNN, phải công khai thông tin quản trị theo Luật Quản lý Tổ chức công. Các DNNN (cũng
như các tổ chức cơng khác) có nhiệm vụ phải công khai dữ liệu hoạt động theo 34 nội dung chuẩn
hóa về thơng tin tài chính và phi tài chính (ban đầu chỉ có 20 nội dung cần cơng khai).
Các GLC và GLICs của Malaysia có cấu trúc rất đa dạng, và phải tuân thủ các quy định về
công bố và minh bạch thông tin trong các văn bản sau: Quy định niêm yết (Listing Requirments);
Luật Công ty 125 (năm 1965) (Companies Act 1965) và Luật cơ quan pháp định 1980 hay Luật
240. Mỗi luật đều có các hướng dẫn về việc báo cáo và khơng có bất cứ một sự miễn trừ nào
trong việc báo cáo của DNNN tại Malaysia.
- Thiết lập hệ thống thông tin mở về các tổ chức công trên nền tảng internet, tạo điều kiện

cho các đối tượng tiếp cận thông tin dễ dàng và thuận lợi
Trong nỗ lực cải cách tổng thể DNNN và nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng
tiếp cận thông tin, một hệ thống thông tin mở trên nền tảng internet về các tổ chức công đã được
tạo lập năm 2005 (với tên gọi tắt là ALIO; tham khảo www.alio.go.kr). Hệ thống này cung cấp
thông tin về tồn bộ các tổ chức cơng tại Hàn Quốc, bao gồm cả các DNNN.
- Cơ chế xử phạt khi DNNN không tuân thủ pháp luật về công khai, minh bạch thông tin.
Theo Luật Quản lý Tổ chức công, các DNNN phải cơng khai thơng tin chuẩn hóa trên
trang web ALIO và có chế tài xử phạt nếu thơng tin khơng được cơng khai. Từ năm 2009, Chính
phủ Hàn Quốc u cầu Bộ Tài chính và Chiến lược có trách nhiệm kiểm tra và thẩm định tính
chính xác của thơng tin do DNNN cơng bố, và có thẩm quyền phạt nếu cơng khai khơng trung
thực.
- Nâng cao vai trị, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về công khai thông tin
doanh nghiệp nhà nước
Đối với công chúng, mặc dù chính phủ Malaysia khơng đưa ra báo cáo tổng hợp hàng năm
về hoạt động và kết quả hoạt động của tất cả các DNNN. Tuy nhiên, Bộ Tài chính có trách nhiệm
đưa ra báo cáo hàng năm về tình hình tài chính của một số DNNN (GLCs) có vai trò quan trọng


10

về mặt kinh tế. Nội dung thông tin công bố gồm các khoản thanh tốn tổng hợp, chi phí hoạt
động, các khoản phát triển (đầu tư) và bảng cân đối tổng hợp…
Ủy ban doanh nghiệp Malaysia (Companies Commission of Malaysia - CCM) trực thuộc
Bộ Thương mại nội địa, Hợp tác xã và Tiêu dùng Malaysia, là cơ quan thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp. Ủy ban Công ty Malaysia cung cấp các dịch vụ về thành
lập và đăng ký doanh nghiệp cũng như công khai thông tin của các công ty và doanh nghiệp. Một
trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của CCM là tăng cường và thúc đẩy việc cung cấp
thông tin doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu, qua đó
bất kỳ thông tin về doanh nghiệp được Ủy ban Công ty tiếp nhận đều có thể được phân tích và
cung cấp cho cơng chúng;

Ngồi ra, cơng chúng đầu tư có thể tiếp cận thông tin về DNNN thông qua trang web của
Chương trình Chuyển đổi GLCs hoặc Quỹ đầu tư Chính phủ Khazanah National. Hàng năm, Quỹ
đầu tư Chính phủ Khazanah Nasional của Malaysia đều công bố danh mục đầu tư, chiến lược đầu
tư, thơng tin về hiệu quả tài chính của danh mục đầu tư, sáng kiến trách nhiệm xã hội…
- Áp dụng mơ hình cơ quan chun trách làm đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp nhà
nước
Hàn Quốc đã thiết lập ra Ủy ban Liên bộ và Quản lý Tổ chức công để phối hợp tốt hơn về
sở hữu DNNN. Chức năng sở hữu DNNN kể từ năm 2007 được giám sát bởi một Ban Chỉ đạo
Liên bộ (CPIM) (thay thế cho các cơ quan giám sát tương tự).
Tại Malaysa, Khazanah là tổ chức đầu tư vốn nhà nước của Malaysia có cơ cấu gồm cơng
ty mẹ (Khazanah Nasional Berhad), các công ty con và các công ty có cổ phần, vốn góp của cơng
ty mẹ. Mơ hình này cũng hỗ trợ việc minh bạch thông tin được thực hiện hiệu quả hơn tại các
DNNN.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG MINH BẠCH THÔNG TIN
TẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VN
2.1. Khái quát về doanh nghiệp nhà nước ở VN
2.1.1. Vị trí, vai trò của DNNN tại VN
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tại VN ra đời cùng với sự phát triển của thành phần kinh
tế Nhà nước, đến nay cũng gần 50 năm. Cho đến nay, DNNN vẫn giữ một vai trò quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Đại hội XI vẫn khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước.
2.1.2. Quá trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước
Theo Trần Du Lịch, q trình đổi mới DNNN có thể chia làm 4 giai đoạn:
(1) Giai đoạn 1991-1993: chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất kinh doanh của khu vực kinh
tế quốc doanh; khắc phục hiện tượng thành lập xí nghiệp quốc doanh tràn lan ở các ngành và các
địa phương trong giai đoạn 1986-1990.
(2) Giai đoạn 1994-1997: tổ chức lực lượng doanh nghiệp nhà nước thành các Tổng cơng
ty nhà nước giữ vai trị chủ lực của lực lượng DNNN; đồng thời sắp xếp lại, đa dạng hóa sở hữu
các DNNN có quy mơ nhỏ; xóa bỏ dần chế độ chủ quản cấp trên của doanh nghiệp nhà nước.
(3) Giai đoạn 1998-2001:Tiếp tục củng cố và sắp xếp lại DNNN theo tinh thần Nghị quyết

TW 3 (khóa VIII), nổi bật của thời kỳ này là thực hiện mạnh mẽ q trình cỗ phần hóa DNNN
(4) Giai đoạn từ năm 2001 đến nay: tổ chức mơ hình tổng cơng ty đầu tư tài chính nhà
nước, tiếp tục CPH DNNN và nổi bật là chủ trương tổ chức thí điểm các Tập đoàn kinh tế nhà
nước (từ năm 2005 đến 2010).
2.1.3. Số lượng doanh nghiệp nhà nước
Với khái niệm về DNNN ở chương 1 của luận án, theo tác giả, DNNN ở VN có thể được
phân loại thành các nhóm chính như sau:


11
* DNNN 100% vốn của Nhà nước (bao gồm các tập đồn kinh tế, tổng cơng ty, cơng ty
TNHH MTV) hay cịn gọi là DN có Nhà nước là chủ sở hữu
* DNNN có vốn góp của Nhà nước từ 50% trở lên và dưới 100%, gồm 2 loại:
- DN có vốn Nhà nước được niêm yết chính thức trên TTCK (cơng ty cổ phần niêm yết)
- DN có vốn Nhà nước chưa niêm yết (công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ
phần chưa niêm yết)
Cũng cùng với cách hiểu trên, Tổng cục Thống kê đã đưa ra con số tổng hợp về số lượng
DNNN tại VN hiện nay như sau:
Bảng 2.1. Tổng hợp số lượng DNNN tại VN
Đơn vị: Doanh nghiệp
2010
2014
2015
2016
2017
Số lượng
- DNNN, gồm

3281


3048

2835

2662

2486

+ DNNN 100% vốn NN

1801

1470

1315

1276

1204

+ DNNN hơn 50% vốn NN

1502

1578

1520

1386


1282

268831

388232

427710 488395

541753

48007

49222

220824

339010

7248

11046

279360

402326

1,2%

0,8%


- DN ngoài Nhà nước, trong đó
+ Tư nhân
+ Khác
-DN có vốn đầu tư nước ngoài
Tổng
Tỷ trọng DNNN/Tổng số DN

47741

48409

45495

379969 439986

496258

11940

14002

16178

442485 505059

560417

0,6%

0,5%


0,4%

Nguồn: Tổng cục Thống kê 2018
Trong Báo cáo của Chính phủ (2017), tính đến cuối năm 2016 cịn 583 DNNN do Nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (gồm 7 tập đoàn kinh tế, 67 tổng công ty Nhà nước, 17 công ty
TNHH MTV hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ- công ty con, 492 doanh nghiệp độc lập thuộc
các Bộ ngành, địa phương); 273 doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước (gồm 34 tập
đồn, tổng cơng ty, công ty mẹ con cổ phần, 239 công ty cổ phần độc lập).
Số lượng các doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước có sự biến động do các
nguyên nhân: (1) một số DNNN không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện
cổ phần hố, chính thức chuyển thành cơng ty cổ phần trong năm 2015; (2) một số doanh nghiệp
cổ phần thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước về Tổng Công ty
Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); (3) Nhà nước đã hoàn thành thối tồn bộ vốn nhà
nước tại một số doanh nghiệp cổ phần theo phương án thoái vốn nhà nước đã được phê duyệt.
Đối với các DNNN cổ phần hóa niêm yết trên thị trường chứng khốn VN có tỷ lệ sở hữu
vốn Nhà nước từ 50% trở lên, tác giả thống kê số liệu trong năm 2017 như sau:
Bảng 2.2 Số lượng DNNN niêm yết giai đoạn 2010-2018
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017 2018
Tổng số
69
89
125

131
133
158
168
180
157
DNNN trên
78
sàn HOSE
26
47
54
55
57
76
75
80
DNNN trên
79
HNX
43
42
71
76
76
82
93
100
Nguồn: Stockplus
Như vậy, theo thời gian, số lượng DNNN niêm yết ngày càng tăng. Số lượng DNNN niêm

yết năm 2017 gấp gần 3 lần số lượng DN năm 2010.


12

2.1.4. Số lượng người lao động làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước
Đến nay, DNNN vẫn là khối DN tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động nhất.
Bảng 2.3: Số lượng lao động trung bình làm việc tại các doanh nghiệp Nhà nước
Đơn vị: nghìn người
2016
2017
2010
2014
2015
483
DNNN
516
504
484
483
583
DNNN 100% vốn Nhà nước
734
694
651
585
390
DNNN hơn 50% vốn Nhà nước
258
265

284
388
18
DN ngoài Nhà nước
22
18
18
16
+ Tư nhân

13

9,8

9,8

9,8

8,6

+ Khác

24

19,7

19

18


16,9

2972

312

316

297

279

34,8

30

-DN có vốn đầu tư nước ngồi
Tổng

29
27,7
25,9
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2018
2.1.5. Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn tại các DNNN
Mặc dù số lượng DNNN không nhiều so với các DN ngoài Nhà nước, tuy vậy, giá trị tài
sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn tại các DNNN cũng tương đương, thậm chí năm 2015 cịn
cao hơn. Giá trị đầu tư năm 2016 của DNNN có sự giảm nhẹ, nhưng tính riêng đối với DNNN có
hơn 50% vốn Nhà nước thì giá trị đầu tư lại tăng khoảng 20%.
Bảng 2.4: Giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các DN
Đơn vị: nghìn tỷ đồng

2016
2017
2010
2014
2015
- DNNN, gồm:

1758,9

3358,6

4599,7

4366,6

4566,5

+ DNNN 100% vốn Nhà nước
+ DNNN hơn 50% vốn Nhà nước

1140,9
618,0

2429,5
929,1

3171,4
1426,3

2597,8


2589,2

1768,8

1977,3

- DN ngoài Nhà nước, trong đó:

2129,7

3455,8

3862

+ Tư nhân

126,1

95,6

124,2

5856,5
86,5

6891,6
236,9

+ Khác


2003,6

3360,2

5770,0 6654,7
3737,8
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2018

2.1.6. Mơ hình tổ chức doanh nghiệp nhà nước
Tại VN, DNNN được quản lý theo Luật Doanh nghiệp (2014).
i. DNNN 100% vốn Nhà nước
Theo Luật Doanh nghiệp 2014, DNNN 100% vốn Nhà nước hoạt động dưới loại hình
Cơng ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai
mơ hình sau đây:
1) Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
2) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
ii. DNNN có sở hữu vốn Nhà nước từ 50% đến dưới 100%
DNNN có sở hữu vốn Nhà nước từ 50% đến dưới 100% thì tùy theo loại hình DN mà có
mơ hình quản trị cơng ty tương ứng, gồm cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và
công ty cổ phần.
iii. Tập đoàn Kinh tế


13
Cơ cấu tổ chức của các Tập đoàn kinh tế bao gồm: công ty mẹ (cấp 1), công ty con (cấp 2)
và các chi nhánh và doanh nghiệp trực thuộc là các cấp tiếp theo. Cơ cấu quản lý của Tập đoàn
Kinh tế là Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên – Tổng Giám đốc – Ban Kiểm soát hoặc Hội
đồng quản trị/Hội đồng thành viên – Tổng Giám đốc – Các Kiểm sốt viên.
2.1.7. Mơ hình quản lý doanh nghiệp nhà nước

Thông thường chức năng và nhiệm vụ chủ sở hữu trong các DNNN được thực hiện bởi
Thủ tướng, các bộ ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (UBNDCT). Căn cứ vào thẩm quyền của
mình, họ sẽ chỉ định các đại diện phần vốn Nhà nước, những người có quyền đề cử thành viên
Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành công ty; đồng thời cũng trực tiếp tham gia phê duyệt
chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, ngân sách, các dự án đầu tư quy mơ lớn, cho vay và
đầu tư/thối vốn, bổ nhiệm nhân sự. Mối quan hệ giữa các DNNN và các cấp chính phủ được
chia thành hai cấp: cấp trung ương (Thủ tướng và các bộ) và cấp tỉnh (UBNDCT). Thủ tướng trực
tiếp đại diện cho quyền sở hữu Nhà nước tại cơng ty mẹ của các Tập đồn kinh tế, các Tổng công
ty Nhà nước, các DNNN quy mô lớn và quan trọng, do Thủ tướng thành lập.
Một trong những sự thay đổi lớn của mơ hình quản lý vốn Nhà nước là Chính phủ vừa ban
hành Nghị quyết 09/2018/NQ-CP thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Ủy
ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng đại
diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà
nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định
của pháp luật.
2.1.8. Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước VN
2.1.8.1 Kết quả hoạt động kinh doanh chung
i. Về doanh thu
Doanh thu của các DNNN vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể so với tổng doanh thu của các
doanh nghiệp thuộc mọi loại hình khác.
Bảng 2.5: Doanh thu của DNNN từ 2010-2016
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
2010
2014
2015
2016
2017
Năm
- DNNN gồm
+ DNNN 100% vốn Nhà nước

+ DNNN hơn 50% vốn Nhà nước
- DN ngồi Nhà nước, trong đó:
+ Tư nhân
+ Khác
-DN có vốn đầu tư nước ngồi
Tổng

2.033,50

2.960,80

2.722,20

2865,5

3126,3

1.517,6

1785,4

1660

1811,3

2036,9

515,9

1175,4


1056,2

1054,2

1089,4

4048,2

7039,5

8075,1

9762,1 11737,1

391,4

532,7

516,2

3776,8

6506,8

7558,9

9220,4 11263,6

136


3515,7

4151,9

4808,8

7487,7

13516

541,7

473,5
5800,9

14949,2 17436,4 20664,3
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2018
ii. Về lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của các DNNN theo thống kê cũng đạt mức 5-6% trên
doanh thu, đỉnh điểm là năm 2016 đạt 6,3% (DNNN 100% vốn Nhà nước) và 6,9% (DNNN từ
50% vốn NN trở lên) cao hơn tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc khối ngoài Nhà
nước, nhưng thấp hơn các DN liên doanh với nước ngoài (bảng 2.6)
2.1.8.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của DNNN do Nhà nước sở hữu 100% vốn
Xét riêng các DNNN do Nhà nước sở hữu 100% vốn, trong 03 năm 2014-2016, tình hình
tổng tài sản, doanh thu và lợi nhuận cũng có sự sụt giảm do việc thu hẹp số lượng các DNNN.
Tuy vậy, điều đáng lo ngại là tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giám từ mức 15,2% năm 2014, giảm


14


xuống còn 10% trong năm 2016. Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh của các DNNN do Nhà
nước 100% vốn chủ sở hữu cũng còn nhiều vấn đề.
2.1.8.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của DNNN cổ phần hóa niêm yết
Đối với các cơng ty cổ phần hóa niêm yết trên TTCK VN có tỷ trọng vốn Nhà nước từ
50% trở lên, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu đạt mức 10%, đều cao hơn so với các DNNN
do Nhà nước sở hữu 100% vốn đã nêu ở trên.
2.1.9. Đánh giá chung về doanh nghiệp nhà nước VN
Cho đến nay, DNNN VN vẫn là một công cụ quan trọng để bảo đảm thực hiện hiệu quả
các chính sách ổn định vĩ mơ, kiềm chế lạm phát, đối phó với biến động thị trường và tạo nguồn
thu cho ngân sách Nhà nước. Các DNNN có vốn góp Nhà nước cũng đóng vai trị chủ yếu trong
việc thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích, một số DNNN trong các lĩnh vực
dịch vụ viễn thông, đầu tư kết cấu hạ tầng vẫn phát huy được thế mạnh trong nền kinh tế thị
trường. Các DNNN cũng là nơi tạo công ăn việc làm đáng kể cho người lao động và mang lại
doanh thu lớn cho nền kinh tế. Tuy vậy, DNNN cũng còn nhiều hạn chế như: Hiệu quả sản xuất
kinh doanh và đóng góp của một số DNNN còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực của Nhà nước
đầu tư, thua lỗ, thất thốt lớn cịn xảy ra; Cơ chế quản trị DNNN chậm đổi mới, kém hiệu quả, chưa
phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế; Việc tách chức năng quản lý Nhà nước và chức
năng của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DNNN thực hiện chậm; Nhiều DNNN
chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo doanh nghiệp với cơ quan đại diện chủ sở hữu và cơ quan
tài chính theo quy định; Cơ chế xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi xảy ra sai phạm cũng
như xử lý các vi phạm về giám sát đánh giá hiệu quả hoạt động đối với DNNN chưa thực hiện
đầy đủ, nghiêm túc.
2.2. Thực trạng quy định pháp luật về minh bạch thông tin tại DNNN
Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh công bố và minh bạch thông tin tại DNNN có thể
phân thành hai nhóm sau:
2.2.1. Quy định đối với DNNN do Nhà nước sở hữu 100% vốn
Ngoài Luật Doanh nghiệp năm 2014, DNNN do Nhà nước sở hữu 100% vốn cần tuân thủ
những quy định về công bố, minh bạch thông tin trong các văn bản pháp luật sau: Nghị định số
81/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2015 về công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước quy
định về nội dung công bố thông tin bắt buộc, việc tổ chức thực hiện công bố thông tin, cổng

thông tin điện tử của DN và quy định về xử lý vi phạm công bố thông tin.
2.2.2. Quy định đối với doanh nghiệp niêm yết có vốn góp của Nhà nước từ 50% trở lên và
dưới 100%
Ngoài các quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014, DNNN niêm yết có vốn góp của Nhà
nước từ 50% và dưới 100% cịn phải tuân thủ các quy định pháp luật về chứng khoán như Luật
Chứng khoán năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán năm 2010,
Thông tư số 155/2015/TT-BTC (Thông tư 155) hướng dẫn công bố thơng tin trên thị trường
chứng khốn, Thơng tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản
trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng.
2.2.3. Đánh giá về quy định pháp luật liên quan đến minh bạch thông tin tại doanh nghiệp
nhà nước
Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến minh bạch thông tin tại DNNN hiện nay khá
đầy đủ. Các quy định pháp luật cũng được đánh giá là khá hoàn chỉnh và tiệm cận với các yêu
cầu về minh bạch thông tin của các tổ chức quốc tế. Tuy vậy, đối với các DNNN không niêm yết
và DNNN sở hữu 100% của Nhà nước, các chế tài xử phạt lại chung chung, chủ yếu dừng ở mức
cảnh cáo, khiển trách và xử phạt hành chính với mức xử phạt khá thấp. Mặt khác, về các phương
tiện công bố thông tin, các DNNN 100% sở hữu nhà nước chủ yếu công bố trên website và các cơ
quan quản lý liên quan bao gồm cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài
chính… dẫn đến việc cơng bố thông tin trùng lặp, chồng chéo, trong khi nghĩa vụ công bố thông


15
tin của các cơ quan này lại không rõ ràng. Trong khi đó, đối với các DNNN niêm yết, cách thức
công bố thông tin của doanh nghiệp cũng như của đơn vị chủ quản là các sở giao dịch chứng
khoán đều được quy định rõ ràng trong luật.
2.3. Thực trạng minh bạch thông tin tại doanh nghiệp nhà nước ở VN
2.3.1. Minh bạch thông tin bắt buộc
2.3.1.1. Đối với DNNN khơng niêm yết
i. Về tính thích hợp
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình cơng bố thơng tin của DNNN năm

2017, tính đến 31/12/2017, mới có 265/622 doanh nghiệp (chiếm 42,6% số doanh nghiệp) gửi
báo cáo đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện công bố thông tin trên Cổng thông tin doanh
nghiệp. Trong tổng số 9 loại báo cáo phải thực hiện cơng bố theo quy định của Nghị định số
81/2015/NĐ-CP thì hầu hết các doanh nghiệp trong số 265 doanh nghiệp đã công bố thông tin
chưa thực hiện công bố đầy đủ, trung bình mỗi doanh nghiệp chỉ cơng bố khoảng 5/9 loại báo
cáo. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), tính đến 31/12/2017, có 55/77 doanh nghiệp (chiếm
71,42%) là Tập đồn kinh tế, Tổng cơng ty nhà nước hoặc doanh nghiệp lớn thuộc các Bộ,
UBND các tỉnh, thành phố thuộc trung ương đã thực hiện công bố thông tin theo quy định tại
Nghị định 81/2015/NĐ-CP; tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ và đúng
thời hạn theo yêu cầu tại Nghị định này. Chỉ có 2/5 Tập đoàn kinh tế (VNPT, PVN) thực hiện
nghiêm túc, đầy đủ việc công bố thông tin theo quy định (đã công bố 9/9 báo cáo đến thời hạn
công bố).
Tác giả tiến hành khảo sát về việc minh bạch thông tin tại DNNN dựa trên các thông tin
được công bố rộng rãi trên các phương tiện Về tiêu chí khảo sát, cũng thông qua khảo sát sơ bộ,
các DNNN công bố rất hạn chế các thông tin tự nguyện. Do vậy, tác giả chỉ tiến hành khảo sát
đối với việc công bố thông tin bắt buộc theo Nghị định 81/2015/NĐ-CP. Các thơng tin trên được
liệt kê và tính điểm. Đối với các nội dung có thực hiện cơng bố thơng tin, DN sẽ được 1 điểm.
Nội dung không thực hiện sẽ được 0 điểm.
Bảng 2.12. Bảng khảo sát minh bạch thơng tin bắt buộc của DNNN
STT
Câu hỏi
1
Cơng ty có website khơng?
2
Website có mục riêng về Cơng bố thơng tin/Cơng khai thơng tin khơng?
3
Cơng ty có cơng bố chiến lược phát triển của doanh nghiệp ?
Cơng ty có cơng bố kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm (05)
4
năm

doanh
Cơngcủa
ty có
cơngnghiệp
bố kế ?hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm
5
của
doanh
Cơng
ty cónghiệp?
cơng bố báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất
6
kinh
hàng bố
năm?
Cơngdoanh
ty có cơng
báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất
7
kinh
doanh
03
năm
gần
tínhquả
đếnthực
nămhiện
báo các
cáo?nhiệm vụ cơng ích và trách
Cơng ty có cơng bố báo nhất

cáo kết
8
nhiệm
xãcóhội
khácbố? báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
Cơng ty
cơng
9
hàng
Cơngnăm?
ty có cơng bố báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức của doanh
10
nghiệp?
Cơng ty có cơng bố báo cáo tài chính sáu (06) tháng, báo cáo tài chính năm của
11
doanh
nghiệp?
12
Cơng ty
có cơng bố báo cáo chế độ tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp?
Nguồn: Nghị định 81/2015/NĐ-CP.
Kết quả khảo sát như sau:


16

Bảng 2.13. Kết quả khảo sát minh bạch thông tin bắt buộc tại DNNN không niêm yết
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018

DNNN
DNNN
DNNN
vốn NN
vốn NN
vốn NN
DNNN
DNNN
DNNN
Giá trị
từ 50%
từ 50%
từ 50%
Tổng
100%
Tổng 100%
Tổng 100%
trở lên
trở lên
trở lên
vốn NN
vốn NN
vốn NN
và dưới
và dưới
và dưới
100%
100%
100%
Trung bình

6,4
6,2
6,5
7,4
7,4
7,5
6,0
5,7
6,0
Cao nhất
9
9
9
10
10
10
11
11
11
Thấp nhất
2
2
3
3
3
3
2
2
2
Số quan sát

28
11
17
30
16
17
33
18
15
Nguồn: Tác giả tổng hợp
ii. Về tính kịp thời
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, khá nhiều DNNN chậm trễ trong việc công bố
thông tin. Ví dụ tổng Cơng ty đường sắt VN, về kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển
năm 2016, hạn công bố vào ngày 31/03/2016 nhưng đến ngày 21/12/2016 Tổng công ty Đường
sắt VN mới công bố, tức là muộn hơn gần 9 tháng so với quy định.
iii. Về tính tin cậy
Có rất ít căn cứ để đánh giá tính tin cậy của thơng tin cơng bố của DNNN. Báo cáo về tình
hình cơng bố thơng tin DNNN năm 2016 cho thấy kết quả chỉ có 6 Tập đồn kinh tế đã th kiểm
tốn độc lập để hồn thiện báo cáo tài chính năm 2015 theo quy định. Trong đó, có 3 Tập đồn
kinh tế th cơng ty kiểm toán quốc tế tại VN để thực hiện kiểm toán (VNPT thuê E&Y, EVN và
PVN thuê Delloite), 3 Tập đồn kinh tế th cơng ty kiểm tốn trong nước để thực hiện kiểm tốn
(VRG th Cơng ty TNHH MTV Kiểm toán và Thẩm định giá VN AVA, Vinachem thuê Cơng ty
TNHH Hãng Kiểm tốn AASC, TKV th Cơng ty TNHH PKF).
Mặt khác, các thông tin về xử phạt các DNNN vi phạm các quy định về công bố thông tin
liên quan đến tính tin cậy của thơng tin cũng hạn chế và hầu như khơng có. Do vậy, tác giả chưa
có đủ cơ sở để đánh giá về tính công khai, minh bạch và khách quan trong việc đánh giá hoạt
động sản xuất, kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận của các DNNN này.
iv. Về khả năng tiếp cận thông tin
Hiện nay, các kênh thông tin phổ biến để các nhà đầu tư có thể tiếp cận thơng tin DNNN là
kênh thông tin của cơ quan quản lý Nhà nước (Bộ Kế hoạch và đầu tư), các cơ quan quản lý sở

hữu DNNN, thông tin từ các trung gian thông tin tài chính, kênh thơng tin từ bản thân các
DNNN. Đối với kênh thông tin của các cơ quan quản lý Nhà nước, cụ thể là công thông tin điện tử
của Bộ Kế hoạch và đầu tư (www.business.gov.vn), chủ yếu là thơng tin định kỳ cịn các thơng tin
bất thường ít được cập nhật trên cổng thông tin này. Tính cập nhật của trang thông tin này cũng bị
hạn chế khi nhiều DN vẫn chưa có thơng tin được cơng bố. Đối với cổng thông tin của các cơ quan
đại diện chủ sở hữu Nhà nước, tính đến 31/12/2017, mới có 6/15 Bộ và cơ quan ngang Bộ (chỉ
tính các đơn vị có doanh nghiệp nhà nước), 8/63 tỉnh, thành phố thuộc trung ương và 6/6 Tập
đoàn kinh tế thuộc diện phải thực hiện cơng bố thơng tin có chun mục riêng về công bố thông
tin theo quy định này.
Đối với website của các DNNN: hầu hết các DN đều có mục Cơng bố thơng tin hoặc cơng
khai thơng tin trong đó cung cấp các thơng tin về các báo cáo tài chính năm, báo cáo quản trị
cơng ty, tình hình sản xuất kinh doanh hàng tháng. Tuy vậy, các thông tin theo yêu cầu pháp luật
cần minh bạch lại chưa đầy đủ hoặc không cập nhật.
v. Về trách nhiệm của bên công bố thông tin
Trên các website của DNNN, thông tin về người công bố thông tin hoặc ủy quyền công bố
thông tin cũng như cán bộ chuyên trách về cơng bố thơng tin rất khó tìm kiếm. Vì vậy, nếu nhà


17
đầu tư có thắc mắc, u cầu giải trình thì cũng rất khó khăn để tiếp cận người chuyên trách của
cơng ty. Các thơng tin về giải trình cũng chủ yếu tuân thủ theo các quy định pháp luật về việc giải
trình, cịn việc giải trình theo u cầu của nhà đầu tư cũng rất hiếm hoi.
2.3.1.2. Đối với DNNN niêm yết trên thị trường chứng khoán
Năm 2016, 2017 và 2018, Cổng thơng tin trực tuyến về tài chính và chứng khốn
Vietstock, phối hợp với Báo Tài chính và Cuộc sống, với sự bảo trợ của Hiệp hội các nhà quản trị
tài chính VN đã tiến hành cuộc khảo sát về mức độ tuân thủ các quy định công bố thông tin bắt
buộc theo Thông tư 155/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về cơng bố thơng tin trên thị trường
chứng khốn. Kết quả cho thấy, số lượng các DNNN đạt chuẩn công bố thông tin đã tăng lên.
2.3.2. Minh bạch thông tin tự nguyện
2.3.2.1. Đối với DNNN không niêm yết

Hầu hết DNNN được khảo sát đều không công bố các thông tin tự nguyện trên. Điều này
cho thấy, việc minh bạch thông tin tự nguyện của các DNNN chưa niêm yết thực hiện rất yếu về
số lượng và chất lượng.
2.3.2.2. Đối với DNNN niêm yết trên TTCK
Tác giả căn cứ vào nghiên cứu của Phạm Đức Hiếu và Đỗ Thị Hương Lan (2015), nghiên
cứu của Vũ (2012) cũng như Thông tư 155/2015/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị
trường chứng khốn, tác giả đã liệt kê 30 tiêu chí đánh giá thuộc 3 nhóm thơng tin tự nguyện
chính mà các công ty niêm yết công bố, bao gồm: Thông tin về Cơng ty và Chiến lược (10 tiêu
chí); Thơng tin tài chính và thị trường vốn (12 tiêu chí); Thơng tin dự báo (8 tiêu chí) (xem Phụ
lục 2). Mỗi tiêu chí có cơng bố thơng tin đạt 1 điểm Tác giả đã tiến hành khảo sát tình hình minh
bạch thông tin tự nguyện của 158 DNNN niêm yết trên sàn HOSE năm 2017 và 2018 dựa trên
các thông tin mà DN công bố, bao gồm báo cáo thường niên, website của doanh nghiệp.
Bảng 2.15: Kết quả khảo sát minh bạch thông tin tự nguyện của
DNNN niêm yết
Điểm
Tối thiểu Tối đa Trung Độ lệch chuẩn
bình
VDSC (Thơng tin doanh nghiệp và Chiến
0
9
2,1/10
2,2456
lược)
VDFC (Thơng tin Tài chính và Thị trường
0
11
4,2/12
1,8791
Vốn)
VDFL (Thơng tin dự báo)

0
7
2,1/8
1,4120
ViDI (Chỉ số công bố thông tin của VN)

2

22

8,4/30

3,6378

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Như vậy, tình hình minh bạch thông tin tự nguyện của các DNNN niêm yết năm 2017 và
2018 cũng khá yếu. Mức điểm trung bình là 8,4/30 điểm, tương ứng gần 30%, mức thấp nhất là 2
điểm và cao nhất là 22/30 điểm. Nếu xét theo từng nhóm thơng tin cơng bố thì nhóm thông tin về
doanh nghiệp và chiến lược DN là thực hiện kém nhất với độ lệch chuẩn cao nhất, thông tin về tài
chính là tốt nhất.
2.4. Phân tích các nhân tố tài chính ảnh hưởng đến minh bạch thơng tin tại DNNN
2.4.1. Xây dựng mơ hình
Giả thuyết nghiên cứu
Bảng 2.18: Các giả thiết của mơ hình
Dấu tác động
Dấu tác động theo
Biến giải thích
theo lý thuyết
giả thuyết
Quy mơ cơng ty (SIZE)

+
+
Hiệu quả kinh doanh (ROA, ROE)
+
+
Hiệu quả sử dụng tài sản (TURN)
+
+


18

Tài sản cố định hữu hình (TANG)
+/+
Địn bẩy tài chính (LEV)
Mơ hình được xây dựng dựa trên 5 đặc điểm về tài chính của một doanh nghiệp nhằm
kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin gồm: quy mô doanh nghiệp,
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng tài sản, tỷ trọng tài sản cố định và địn
bẩy tài chính, trong đó:
Mơ hình (1)
MBTTit = β0 + β1SIZE(X)it + β2 ROA(X)it + β1 TURNit + β4 TANGit + β5LEVit + εi
Mơ hình (2)
MBTTit = β0 + β1SIZE(X)it + β2 ROE(X)it + β1 TURNit + β4 TANGit + β5LEVit + εi
Trong đó:
MBTTit: là biến phụ thuộc, thể hiện mức độ minh bạch thông tin của DN i trong thời gian
t; Biến MBTT đối với các DNNN khơng niêm yết (Nhóm 1) được dựa trên tính điểm ở bảng 2.12
trên. Biến MBTT đối với các DNNN niêm yết trên thị trường chứng khốn (Nhóm 2) dựa trên kết
quả khảo sát của Vietstock trong 3 năm 2016, 2017 và 2018, nếu doanh nghiệp đạt chuẩn cơng bố
thơng tin thì có giá trị 1, doanh nghiệp khơng đạt chuẩn thì nhận giá trị 0 .
SIZEit = logarit tự nhiên tổng tài sản của DN i trong thời gian t-1;

ROAit: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của DN i trong thời gian t-1;
ROEit: tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của DN i trong thời gian t-1
TURNit: Vòng quay tổng tài sản DN i trong thời gian t-1;
TANGit: đây là chỉ số thể hiện tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản của DN i trong thời
gian t-1;
LEVit: đây là chỉ số thể hiện tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản, được tính theo cơng thức
Nợ/Tổng tài sản trong thời gian t-1.
Các số liệu tài chính của doanh nghiệp được thu thập từ báo cáo tài chính của các DNNN
chưa niêm yết và niêm yết năm 2016, 2017 và 2018. Đối với nhóm 1, sau loại một số quan sát
khơng có đủ số liệu tài chính, mẫu cịn lại 91 quan sát. Đối với nhóm 2, mẫu gồm 217 quan sát.
2.4.2. Mô tả thống kê và tương quan
Các DN thuộc nhóm 1 có mức trung bình điểm MBTT là 6,6/12 điểm, các DN có tổng tài
sản trung bình la 66400 tỷ đồng, ROA trung bình 3,8%, ROE trung bình 6,6%, hệ số tài sản cố
định (TANG) trung bình 32% tổng tài sản và hệ số nợ trung bình là 48%,vịng quay tài sản trung
bình là 0,91 vịng. các DN thuộc nhóm 2 có tổng tài sản trung bình là 4620 tỷ đồng, ROA trung
bình 8%, ROE trung bình 13,7%, hệ số tài sản cố định (TANG) trung bình 28,6%% tổng tài sản
và hệ số nợ trung bình là 46%,vịng quay tài sản trung bình là 1,2 vịng. Như vậy, trừ quy mô và
tỷ lệ tài sản cố định của DNNN thuộc nhóm 2 là bé hơn, khả năng sinh lời của DNNN nhóm 2
(gồm ROE, ROA) đều tốt hơn nhóm 1. Hệ số nợ của 2 nhóm là tương đương.
Xét về khíа сạnh tương quаn giữа сáс biến của 2 nhóm doanh nghiệp, các hệ số tương
quаn giữа сáс biến đều nhỏ hơn 0,5, nằm trоng giới hạn сhо рhéр về mứс độ tương quаn. Dо đó,
сó thể khẳng định rằng mơ hình khơng xảy rа hiện tượng đа сộng tuyến.
2.4.3. Kết quả hồi quy
Tác giả tiến hành chạy mơ hình OLS với biến phụ thuộc là MBTT và 4 biến độc lập và 1
biến kiểm soát cho 2 nhóm DNNN đã nêu ở trên. Kết quả thể hiện ở bảng 2.21.
Bảng 2.23. Kết quả hồi quy đối với 2 nhóm DNNN
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 1
Nhóm 2

Hệ số
PHệ số
PHệ số
PHệ số
PLnSize
0,228* value
0,055
0,0001 value
0.998
0,223* value
0,057
0,0015 value
0,957
TURN
0,321 0,451
0,0168 0.571
0,388 0,349
0,0202 0,496
TANG
1,473 0,181
-0,0994 0.493
1,469 0,174
-0,0763 0,602


19
LEV
-4,26E- 0,823
0,0274 0.878 2,34E-16 0,902
-0,1189 0,469

16
ROE
14,051*** 0,008 0,7867*** 0,005
ROA
7,322** 0,026 1,3471*** 0.002
Hệ số
-1,309 0,706
0,3062 0.681
-1,30404 0,703
0,4054 0,588
2
chặn
R
14%
16%
12%
15,5%
Số quan
91
217
91
217
sát
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata
Chú thích:* và **, *** là để chỉ các hệ số ước lượng (được in đậm) trong Bảng 2.23 là
các hệ số có ý nghĩa thống kê ở mức độ tương ứng lần lượt là 10%, 5% và 1%.
Qua kết quả hồi quy trên, đối với nhóm 1, mơ hình cho thấy, Prob (F-statistic) của mơ hình
1 là 0,0065, mơ hình 2 là 0,0076 cho biết mơ hình xây dựng phù hợp với R2 tương ứng là 14% và
12% thể hiện rằng, 14 % và 12% mức độ biến động của minh bạch thông tin tại DNNN trong giai
đoạn 2016-2018 được giải thích bởi các biến trong mơ hình (1) và (2). Kết quả cho thấy, biến quy

mơ và khả năng sinh lợi có ý nghĩa thống kê trong mơ hình và tỷ lệ thuận với việc minh bạch
thông tin của DN.
2.5. Đánh giá về tình hình minh bạch thơng tin tại DNNN
2.5.1. Kết quả đạt được
- Việc công bố công khai thông tin hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đã có sự cải
thiện theo thời gian, bước đầu đã tạo ra sự minh bạch trong xã hội, trở thành một công cụ hữu
hiệu để Nhà nước giám sát việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước tại các doanh nghiệp này,
tránh các gian lận, sử dụng khơng hiệu quả, thất thốt, lãng phí các nguồn lực.
- Các DNNN hầu hết đều có kênh thông tin riêng để phục vụ việc công bố thơng tin ra bên ngồi.
- Các nội dung thơng tin ngày càng đầy đủ hơn, kịp thời hơn.
- Việc minh bạch thông tin tại DNNN được đánh giá là làm tăng tính ổn định, tạo lịng tin
trong xã hội đối với doanh nghiệp nhà nước, bước đầu giúp các cơ quan nhà nước trong việc
quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
2.5.2. Hạn chế
- Việc minh bạch thơng tin bắt buộc của DNNN cịn thực hiện một cách hình thức
- Việc minh bạch thơng tin tự nguyện hầu như chưa được thực hiện nghiêm túc
- Vai trị cơng bố thơng tin của các cơ quan đại diện chủ sở hữu cịn mờ nhạt
- Trách nhiệm cơng bố thông tin chưa được chú trọng
2.5.3. Một số nguyên nhân của hạn chế
2.5.3.1. Nguyên nhân từ DNNN
Thứ nhất, hiệu quả hoạt động kém của các DNNN được coi là một trong những nguyên
nhân chính dẫn đến động lực minh bạch thông tin kém. Thứ hai, bản thân các DNNN chưa nhận
thức đầy đủ vai trị của cơng bố thơng tin, những lợi ích mang lại tác động trực tiếp đến hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp và khả năng thu hút các nhà đầu tư trên thị trường. Thứ ba, quản trị
công ty DNNN hầu hết đều chưa hiệu quả.
Thứ tư là vấn đề chi phí và lợi ích của minh bạch hóa thơng tin đối với các đối tượng cơng
bố thơng tin trên thị trường. Các lợi ích của minh bạch thông tin, như đề cập ở chương 1 là việc
tăng hiệu quả kinh doanh, khả năng huy động vốn, tăng giá cổ phiếu... trong điều kiện của VN
chưa rõ nét. Do đó, các DNNN chưa có động lực để thực hiện minh bạch thông tin trên TTCK.
2.5.3.2. Nguyên nhân bên ngoài DNNN

Thứ năm, các quy định pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm công bố thơng tin cịn chưa
đủ mức răn đe so với mức độ nghiêm trọng của việc không minh bạch thông tin.
Thứ sáu là quá trình xử phạt vi phạm minh bạch thông tin của các cơ quan quản lý Nhà
nước chưa chú trọng vào việc xem xét trách nhiệm của các bên liên quan để xử lý đúng người,
đúng việc.


20

Thứ bảy là quản lý nhà nước còn hạn chế và chồng chéo.
Thứ tám là hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thông tin phục vụ hoạt động công bố thông tin còn
yếu kém, làm tăng rủi ro cho nhà đầu tư.
Thứ chín là bản thân các cơ quan đại diện sở hữu vốn Nhà nước, phụ trách các DNNN cũng
thực hiện việc minh bạch thông tin không tốt. Điều này dẫn đến tâm lý chung là các DNNN sẽ
không tuân thủ các yêu cầu do Bộ chủ quản đặt ra, và phớt lờ các quy định về công bố thông tin.
Thứ mười là hoạt động kiểm toán độc lập và xếp hạng tín nhiệm chưa thực sự hiệu quả.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG MINH BẠCH THÔNG TIN
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VN
3.1. Định hướng thực hiện minh bạch thơng tin của DNNN ở VN thời gian tới
Có thể nói, vai trị của DNNN đối với nền kinh tế VN trong thời gian qua là không thể phủ
nhận. Trong tương lai, Đảng và Chính phủ ta vẫn xác định, DNNN tiếp tục là lực lượng nòng cốt
của kinh tế nhà nước, là lực lượng vật chất quan trọng, là công cụ hỗ trợ để Nhà nước điều tiết
nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mơ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Quan điểm thực hiện việc minh bạch thông tin tại DNNN
- Việc minh bạch thông tin tại DNNN đảm bảo nguyên tắc, doanh nghiệp nhà nước hoạt
động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu
trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy
định của pháp luật.

- Minh bạch thông tin là xu thế tất yếu của tất cả các nền kinh tế.
- Sức ép của sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 với dữ liệu lớn (big data),
internet vạn vật (internet of things), công nghệ học máy (machine learning), blockchain... khiến
cho minh bạch thông tin càng mạnh mẽ hơn.
- Minh bạch thông tin tại DNNN hướng tới các thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
3.2. Các giải pháp tăng cường minh bạch thông tin đối với DNNN
3.2.1. Tăng cường hiệu quả kinh doanh của các DNNN
Kết quả nghiên cứu ở Chương 2 đã cho thấy, các DNNN có quy mơ càng lớn, hiệu quả
kinh doanh càng cao thì càng chú trọng đến việc minh bạch thơng tin của doanh nghiệp mình. Do
vậy, việc tăng cường hiệu quả kinh doanh của các DN này sẽ là một trong những giải pháp quan
trọng để thực hiện tăng cường minh bạch thông tin.
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, các DNNN cần chú trọng đến các nội dung sau:
- Tái cấu trúc lại các lĩnh vực ngành nghề, đánh giá lại hiệu quả của từng dự án, tránh đầu
tư tràn lan, ngoài các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, khơng kiểm sốt được hiệu quả.
- Tái cấu trúc thị trường: DNNN cần đánh giá lại thị trường kinh doanh, dự báo biến động
của thị trường, đánh giá lại sản phẩm đang kinh doanh, chú trọng đến việc đổi mới chất lượng,
bao bì, triển khai các chiến lược kinh doanh, marketing một cách chuyên nghiệp.
- Tối ưu hóa các nguồn lực sử dụng trong doanh nghiệp, bao gồm máy móc, tài sản cố
định, năng lực của đội ngũ nhân viên, lực lượng lao động, rút ngắn các quy trình sản xuất, loại bỏ
các lãng phí trong doanh nghiệp.
- Tái cơ cấu vốn trong doanh nghiệp, trong đó giảm dần tỷ lệ nợ quá lớn tại các DNNN,
giải quyết các tồn đọng về tài chính thơng qua cơng ty mua bán nợ hoặc thị trường hóa các khoản
nợ để giải quyết những tồn đọng này.
- Cần thống kê đánh giá các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao thấp để qua đó Nhà
nước xem xét lại việc đầu tư. Theo đó, với các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp thì hạn chế
đầu tư. Nhưng những doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao 20-30% sẽ tăng cường đầu tư để sau
vài năm mới có những tập đồn kinh tế lớn.


21

-Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý doanh nghiệp đáp ứng
yêu cầu quản trị trong cơ chế thị trường.
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống quản trị cơng ty
Nhằm hồn thiện hệ thống quản trị công ty trong DNNN, cần chú trọng vào các nội dung
chính sau đây:
i. Vai trị của thành viên HĐQT độc lập và cơ chế ra quyết định của HĐQT
Để đảm bảo sự cân bằng và đảm bảo tính hữu hiệu trong hoạt động của hội đồng quản trị
(HĐQT), DNNN cần chú trọng đến sự tham gia của thành viên độc lập và cơ chế ra quyết định của
HĐQT. Thành viên độc lập, cơ chế và quy trình ra quyết định của HĐQT rất quan trọng bởi nó có
liên quan đến nhiều vấn đề quan trọng như: phê chuẩn kế hoạch chiến lược, phê chuẩn kế hoạch kinh
doanh và tài chính của DN, những quyết định liên quan đến việc tổ chức đại hội đồng cổ đông
thường niên, bầu chọn chủ tịch HĐQT, tăng vốn điều lệ, phát hành cổ phiếu, tái cơ cấu tổ chức...
ii. Đảm bảo quyền của cổ đông
Việc đảm bảo thực hiện thông qua cơ chế khuyến khích cổ đơng thực hiện các quyền của
họ, đặc biệt là quyền biểu quyết, hoặc liên kết thành nhóm để cùng nhau thực hiện các quyền của
mình, cổ đơng được quyền tự do tiếp cận với các thông tin khác về DN ngồi các thơng tin theo
quy định... phải được thực hiện đầy đủ, đúng đắn và kịp thời.
iii. Hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ
Một hệ thống kiểm sốt hiệu lực và kiểm tốn nội bộ có tính độc lập cao đảm bảo cho hiệu
quả quản trị cơng ty, từ đó minh bạch trong quản trị và trách nhiệm giải trình trở thành một trong
những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp.

3.2.3. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhà quản lý DNNN đối với minh bạch thơng tin
Quy trình tuyển dụng nhà quản lý đối với các DNNN cần chặt chẽ và đáp ứng các chuẩn
quốc tế hơn nữa, trong đó nhà quản lý giỏi khơng chỉ có năng lực chun mơn, kinh nghiệm,
mạng lưới quan hệ mà cịn có sự chính trực và tuân thủ pháp luật.
3.2.4. Xây dựng Bộ quy tắc ứng xử và đạo đức doanh nghiệp nhà nước
Việc ban hành và thực hiện các quy tắc ứng xử và đạo đức trong doanh nghiệp, trong đó
quy định nghĩa vụ minh bạch thơng tin của các cá nhân, trong đó có các nhà quản lý doanh
nghiệp, các thành viên HĐQT... đối với các bên liên quan của doanh nghiệp như cổ đơng, người

lao động, chủ nợ... sẽ góp phần tăng cường việc minh bạch hóa thơng tin trong doanh nghiệp.
3.2.5. Phát triển hệ thống thông tin trong doanh nghiệp
Trước hết, nâng cao chất lượng thông tin được thể hiện ở yếu tố đảm bảo tính chính xác của
các số liệu được trình bày ở các báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, nâng cao dung lượng thơng tin
được thể hiện ở yếu tố tăng cường các thơng tin được trình bày trong các bảng báo cáo tài chính.
Mặt khác, các doanh nghiệp cần chú trọng đến việc xây dựng chính sách công bố thông tin trong
doanh nghiệp và cơ chế xác định trách nhiệm cá nhân tham gia vào quá trình cơng bố thơng tin.
DNNN cũng cần có kế hoạch phát triển hạ tầng công nghệ thông tin nhằm chủ động tham gia tích
hợp vào cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý Nhà nước, đồng thời cung cấp những báo cáo tài chính
với ngơn ngữ định dạng tiên tiến.
3.2.6 Chú trọng đến minh bạch thông tin phát triển bền vững của DNNN
Để tăng cường minh bạch thông tự nguyện của DNNN, bản thân các DN cần nâng cao nhận
thức về các báo cáo phát triển bền vững, bản chất là cung cấp thông tin tự nguyện, bao gồm thông tin
về môi trường, xã hội và cộng đồng. Hiện nay, 3 tổ chức chính đưa ra các chuẩn mực, khung hướng
dẫn báo cáo phát triển bền vững mà theo tác giả là tồn diện nhất về các khía cạnh mơi trường, xã
hội, kinh tế; đó là: GRI (Tổ chức Sáng kiến Báo cáo toàn cầu, GRI - Global Report Innitiative),
SASB (Ủy ban chuẩn mực kế toán bền vững (Sustainability accounting standards board) và IIRC
(Hội đồng báo cáo tích hợp quốc tế - International integrated reporting council). Trong đó GRI là
chuẩn mực được biết đến và sử dụng rộng rãi nhất trong việc lập báo cáo phát triển bền vững. Đối với
các doanh nghiệp mới bắt đầu lập báo cáo phát triển bền vững, để đơn giản doanh nghiệp có thể tham


×