Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài tập học kì môn Luật hình sự 1 Đại học Luật Hà Nội (9đ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.18 KB, 10 trang )

BÀI TẬP HỌC KỲ
Bài tập số 2:
A, B (cùng 17 tuổi) bàn nhau vào nhà C lấy tài sản. A đứng ngoài canh gác
cho B dùng kìm cộng lực phá khóa và vào nhà C lấy tài sản. Khi B dắt chiếc xe
máy của C ra khỏi cổng (chiếc xe trị giá 30 triệu đồng), thì bị T (hàng xóm nhà C)
bắt giữ. B lấy dao mang theo trong người đâm một nhát vào ngực T rồi bỏ chạy.
Anh T sau đó đã tử vong. Hành vi của B cấu thành tội trộm cắp tài sản theo khoản 2
Điều 173 BLHS và tội giết người theo khoản 2 Điều 123 BLHS.
Câu hỏi:
1. Trên cơ sở phân loại tội phạm tại khoản 1 Điều 9 BLHS hãy phân loại tội
phạm đối với tội trộm cắp tài sản và tội giết người mà B đã thực hiện trong
tình huống nêu trên. (1,5 điểm)
2. Với hành vi phạm tội nêu trên thì mức phạt tù cao nhất mà toà án có thể áp
dụng đối với B là bao nhiêu năm tù? (2 điểm)
3. Giả sử B mới 15 tuổi thì B có phải chịu TNHS về tội giết người và tội trộm
cắp tài sản trong tình huống nêu trên không? Tại sao? (2 điểm)
4. A có bị coi là đồng phạm với B về tội giết người trong tình huống nêu trên
không? Tại sao? (1,5 điểm)

0


GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
BẢNG TỪ VIẾT TẮT:
BLHS: Bộ luật hình sự
TNHS: Trách nhiệm hình sự
1. Câu 1.
Câu hỏi: Trên cơ sở phân loại tội phạm tại khoản 1 Điều 9 BLHS hãy phân
loại tội phạm đối với tội trộm cắp tài sản và tội giết người mà B đã thực hiện trong
tình huống nêu trên. (1,5 điểm)
Trả lời:


- Theo khoản 1 điều 9 BLHS thì tội trộm cắp tài sản mà B đã thực hiện là tội phạm
nghiêm trọng.
- Theo khoản 1 điều 9 BLHS thì tội giết người mà B đã thực hiện là tội phạm rất
nghiêm trọng.
Giải thích:
- Phân loại tội phạm đối với tội trộm cắp tài sản mà B đã thực hiện trong tình
huống nêu trên.
+ Theo khoản 1 điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 thì tội trộm cắp tài sản mà B đã
thực hiện trong tình huống trên (A, B (cùng 17 tuổi) bàn nhau vào nhà C lấy tài sản.
A đứng ngoài canh gác cho B dùng kìm cộng lực phá khóa và vào nhà C lấy tài sản.
B đã dắt chiếc xe máy 30 triệu của C ra) là tội phạm nghiêm trọng. Vì trong tội
trộm cắp tài sản này có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao
nhất của khung hình phạt theo khoản 2 điều 173 Bộ luật hình sự là 7 năm tù.
+ Điểm b khoản 1 điều 9 Bộ luật hình sự 2015:
“Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là
từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù”

1


- Phân loại tội phạm đối với tội giết người mà B đã thực hiện trong tình huống nêu
trên.
+ Theo khoản 1 điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 thì tội giết người mà B đã thực
hiện trong tình huống trên (B trộm chiếc xe 30 triệu của C nhưng đã bị T hang xóm
của C phát hiện, bắt giữ. B đã dung con dao mang theo người đâm 1 phát vào ngực
T làm cho T tử vong rồi bỏ chạy) là tội phạm rất nghiêm trọng. Vì đây là tội phạm
có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung
hình phạt theo khoản 2 điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 là 15 năm tù.
+ Điểm c khoản 1 điều 9 Bộ luật hình sự 2015:

“Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với
tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù”
2. Câu 2.
Câu hỏi: Với hành vi phạm tội nêu trên thì mức phạt tù cao nhất mà toà án có
thể áp dụng đối với B là bao nhiêu năm tù? (2 điểm)
Trả lời: Mức hình phạt tù cao nhất mà tòa áncó thể áp dụng đối với B là 16
năm 6 tháng.
Giải thích:
- Với tội trộm cắp mà B đã thực hiện.
+ Trong tình huống trên A, B bàn nhau vào nhà C lấy tài sản. A đứng ngoài canh
gác cho B dùng kìm cộng lực phá khóa và vào nhà C lấy tài sản. Bị T hang xóm của
C phát hiện và bắt giữ nên B đã dung dao đâm T để tẩu thoát. Nên hành vi phạm tội
của B là: Có tổ chức, hành hung để tẩu thoát. Nên theo khoản 2 điều 173 Bộ luật
hình sự thì hành vi phạm tội này bị phạt tù từ 02 đến 07 năm. Với tội này tòa án có
thể sử dụng mưc hình phạt cao nhất là 07 năm tù.
+ Nhưng do B mới 17 tuổi. Theo khoản 1 điều 101 bộ luật hình sự năm 2015: đối
với người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội nếu điều luật áp dụng khung
2


hình phạt với tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba
phần tư mức phạt tù mà điều luật này quy định.
Nên với tội trộm cắp mà B đã thực hiện thì mức hình phạt cao nhất mà tòa án có
thể áp dụng cho B là 05 năm 03 tháng ( ba phần tư của 07 năm tù)
- Với tội giết người mà B đã thực hiện.
+ Trong tình huống trên Khi B dắt chiếc xe máy của C ra khỏi cổng để thực hiện
hành vi trộm cắp tài sản(chiếc xe trị giá 30 triệu đồng), thì bị T (hàng xóm nhà C)
bắt giữ. B lấy dao mang theo trong người đâm một nhát vào ngực T rồi bỏ chạy.
Anh T sau đó đã tử vong. Vì hành vi phạm tội giết người của B không thuộc các

trường hợp của khoản 1 điều 123 nên tội của B sẽ được xử theo khoản 2 điều 123
Bộ luật hình sự năm 2015 với khung hình phạt là phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Với tội này tòa án có thể sử dụng mưc hình phạt cao nhất là 15 năm tù.
+ Nhưng do B mới 17 tuổi. Theo khoản 1 điều 101 bộ luật hình sự năm 2015: đối
với người đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội nếu điều luật áp dụng khung
hình phạt với tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba
phần tư mức phạt tù mà điều luật này quy định.
Nên với tội giết người mà B đã thực hiện thì mức hình phạt cao nhất mà tòa án
có thể áp dụng cho B là 11 năm 03 tháng ( ba phần tư của 15 năm tù)
- Mức phạt tù cao nhất mà toà án có thể áp dụng đối với B
+ Vì B trong lúc thực hiện hành vi phạm tội mới 17 tuổi và B đã phạm 2 tội là tội
trộm cắp tài sản và tội giết người. Nên theo khoản 1 điều 103 Bộ luật hình sự năm
2015 về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội: Nếu hình phạt chung
là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18
năm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội.
+ Với tội trộm cắp mà B đã thực hiện thì mức hình phạt cao nhất mà tòa án có thể
áp dụng cho B là 05 năm 03 tháng.
+ Với tội giết người mà B đã thực hiện thì mức hình phạt cao nhất mà tòa án có thể
áp dụng cho B là 11 năm 03 tháng.
3


Vậy nên tổng hình phạt của B sẽ là phạt tù 16 năm 6 tháng.
3. Câu 3.
Câu hỏi: Giả sử B mới 15 tuổi thì B có phải chịu TNHS về tội giết người và
tội trộm cắp tài sản trong tình huống nêu trên không? Tại sao? (2 điểm)
Trả lời: Giả sử B mới 15 tuổi thì B phải chịu TNHS về tội giết người nhưng
không phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản.
Giải thích:
- Với tội trộm cắp tài sản của B.

Theo phần 1 của bài tập này thì tội trộm cắp tài sản của B trong tình huống trên
là tội phạm nghiêm trọng.
Theo khoản 2 điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 thì người từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt
nghiêm trọng.
Nên B mới 15 tuổi thì B không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp
tài sản trong tình huống trên.
- Với tội giết người của B.
Theo phần 1 của bài tập này thì tội giết người của B trong tình huống trên là tội
phạm rất nghiêm trọng.
Theo khoản 2 điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 thì người từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt
nghiêm trọng.
Nên B mới 15 tuổi thì B vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người
trong tình huống trên.
4. Câu 4.
Câu hỏi: A có bị coi là đồng phạm với B về tội giết người trong tình huống
nêu trên không? Tại sao? (1,5 điểm)

4


Trả lời: A không bị coi là đồng phạm với B về tội giết người trong tình huống
trên.
Giải thích:
Điều 17 BLHS năm 2015 quy định về đồng phạm:
“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội
phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những
người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục,
người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội
phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của
người thực hành.”
Đồng phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mô tội phạm, được thể hiện
trong một vụ án có nhiều người tham gia. Tuy nhiên, không phải cứ có nhiều người
tham gia là đồng phạm, mà nhiều người tham gia đó phải cố ý cùng thực hiện một
tội phạm, nếu có nhiều người phạm tội nhưng không cùng thực hiện một tội phạm
thì không gọi là đồng phạm. Giữa những người phạm tội đó có sự bàn bạc, thống
nhất trước khi thực hiện tội phạm hoặc có sự tiếp nhận về mặt ý chí giữa những
người phạm tội.
Chế định đồng phạm quy định trong Bộ luật hình sự có hai loại mà theo khoa
học luật hình sự gọi là đồng phạm giản đơn và đồng phạm phức tạp (phạm tội có tổ
chức).
5


- Đồng phạm giản đơn là trường hợp tất cả những người cùng thực hiện một tội
phạm đều là người thực hành.
- Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những
người cùng thực hiện tội phạm (khoản 2 Điều 17 Bộ luật hình sự) là trường hợp
nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực
hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu và là một
hình thức đồng phạm, có sự phân công, sắp đặt vai trò của những người tham gia.
Trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển

của người cầm đầu.
Căn cứ để xác định vụ án đồng phạm:
Thứ nhất: căn cứ khách quan gồm căn cứ vào số lượng người tham gia trong vụ án,
căn cứ vào tính liên kết về hành vi cùng thực hiện một tội phạm, căn cứ vào hậu
quả do vụ án đồng phạm gây ra.
- Căn cứ và số lượng người trong vụ án: Điều 17 BLHS năm 2015 quy định trong
vụ án đồng phạm phải có từ hai người trở lên, những người này đều phải có đủ
năng lực trách nhiệm hình sự, đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định
của Bộ luật Hình sự.
- Căn cứ vào tính liên kết về hành vi: Những người trong vụ án đồng phạm phải
cùng nhau thực hiện một tội phạm. Hành vi của người đồng phạm này liên kết chặt
chẽ với hành vi của người đồng phạm kia. Hành vi của những người đồng phạm
phải hướng về một tội phạm, phải tạo điều kiện, hỗ trợ cho nhau để thực hiện một
tội phạm thuận lợi, nói cách khác hành vi của đồng phạm này là tiền đề cho hành vi
của đồng phạm kia. Hành vi của tất cả những người trong vụ án đồng phạm đều là
nguyên nhân dẫn đến hậu quả tác hại chung của tội phạm.
- Căn cứ vào hậu quả tác hại: Hậu quả tác hại do tội phạm gây ra trong vụ án đồng
phạm là hậu quả chung do toàn bộ những người đồng phạm gây ra. Hành vi của
mỗi người trong vụ án đều là nguyên nhân gây ra hậu quả chung ấy, mặc dù có
6


người trực tiếp, người gián tiếp gây ra hậu quả tác hại. Đây là đặc điểm về quan hệ
nhân quả trong vụ án đồng phạm.
Tất cả những người trong vụ án đồng phạm phải có hình thức lỗi cố ý cùng thực
hiện một tội phạm. Tất cả họ đều thấy rõ hành vi của toàn bộ những người trong vụ
án đều nguy hiểm cho xã hội. Mỗi người đồng phạm đều thấy trước hành vi của
mình và hành vi của người đồng phạm khác trong vụ án đồng phạm là nguy hiểm,
thấy trước hành vi của tất cả những người đồng phạm đều là nguyên nhân dẫn đến
hậu quả tác hại

Trong tình huống trên A chỉ bàn bạc mới B vào nhà C lấy tài sản và A đứng
ngoài canh gác. Còn hành vi lấy dao mang theo trong người đâm chết T rồi bỏ chạy
của B là nằm ngoài kế hoạch của A với B. Và A cũng không mong muốn hậu quả
này xảy ra. Nên A chỉ phải chịu tội về đồng phạm của tội trộm căp tài sản chứ
không phải đồng phạm về tội giết người.

7


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật hình sự năm 2015, đã sửa đổi bổ sung năm 2017.
2. TS. Nguyễn Đức Mai, GS.TS. Nguyễn Ngọc Anh, TS. Trần Văn Luyện, TS. Trần
Quang Tiệp, Th.s Nguyễn Mai Bộ, Th.s Nguyễn Văn Huấn, Bình luận khoa học bộ
luật hình sự, NXB. Chính trị quốc gia. 2010
3. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học bộ luật hình sự phần các tội phạm - tập II.
Nxb. TPHCM. 3/2003.
4.GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cấu thành tội phạm. Nxb. CAND. 2010
5. Bộ Tư pháp, Viện ngiên cứu khoa học pháp lý, TS. Uông Trung Lưu (chủ biên)
Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, tập I, Phần Chung,
Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001

8


MỤC LỤC
BÀI TẬP HỌC KỲ....................................................................................................0
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG...................................................................................1
1. Câu 1...................................................................................................................1
2. Câu 2...................................................................................................................2
3. Câu 3...................................................................................................................4

4. Câu 4...................................................................................................................4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………….

9



×