Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

D CNG ON TAP MON QUY HOCH PHAT TRIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.27 KB, 5 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TÂP MÔN
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI
VÀ THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG
CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Khái niệm hệ thống giao thông vận tải (GTVT) và các thành phần của hệ thống giao thông
vận tải.
2. Hãy phân biệt và so sánh giữa mục tiêu của quy hoạch phát triển, quy hoạch xây dựng, và
quy hoạch giao thông vận tải.
3. Quy hoạch xây dựng là gì? Tóm tắt các nội dung cơ bản trong quy hoạch xây dựng. Mối
liên hệ giữa quy hoạch xây dựng và quy hoạch GTVT.
4. Nêu vai trò và chức năng của quy hoạch phát triển GTVT? Trình bày mục tiêu cần đạt
được của quy hoạch phát triển GTVT?
5. Trình bày trình tự và nội dung xây dựng quy hoạch phát triển GTVT.
6. Trình bày nội dung quy hoạch phát triển giao thông vận tải đô thị.
7. Trình bày các nội dung điều tra, khảo sát hệ thống GTVT phục vụ lập quy hoạch phát
triển GTVT.
8. Nội dung và phương pháp khảo sát hoạt động giao thông phục vụ công tác đánh giá hiện
trạng và dự báo nhu cầu giao thông.
9. Nhiệm vụ và các phương pháp khảo sát cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ lập quy hoạch
GTVT.
10. Trình bày chức năng cơ bản của dự báo trong quy hoạch GTVT và các nội dung dự báo
tương ứng với các khâu trong tiến trình Quy hoạch GTVT.
11. Nêu mục đích và ý nghĩa của điều tra kinh tế trong quy hoạch phát triển GTVT. Phân biệt
giữa điều tra tổng hợp và điểu tra riêng lẻ?
12. Trình bày nội dung của điều tra kinh tế tổng hợp phục vụ quy hoạch GTVT.
13. Nội dung của phương pháp điều tra kinh tế riêng lẻ phục vụ quy hoạch GTVT. Phương
pháp xác định phạm vi điều tra trong điều tra kinh tế riêng lẻ.
14. Nội dung của khảo sát giao thông phục vụ công tác đánh giá hiện trạng và dự báo nhu cầu
giao thông.
15. Vẽ sơ đồ trình tự bốn bước trong dự báo nhu cầu giao thông. Bốn bước này trả lời cho các
câu hỏi nào? Diễn giải nội dung của mỗi bước.


16. Trình bày các phương pháp dự báo nhu cầu phát sinh lượng vận chuyển hàng hóa, hành
khách của vận tải liên vùng.
17. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vận chuyển hành khách trong đô thị.
18. Nêu phương pháp mô hình đàn hồi trong dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành
khách? Cho ví dụ bằng số để minh họa.
19. Phương pháp đánh giá kết quả quy hoạch. Các phương án quy hoạch được đánh giá so
sánh và lựa chọn theo các tiêu chí nào?


20. Trình bày phương pháp phân tích SWOT? Ứng dụng phương pháp này trong lập quy
hoạch GTVT?
21. Tóm tắt các bài toán thiết kế mạng lưới đường tối ưu lý thuyết? Nêu hạn chế của các bài
toán thiết kế này?

MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP
1. Phân tích các nhược điểm của phương pháp tối
ưu hóa mạng lưới đường lý thuyết. Cho ba
điểm A, B, C có quan hệ vận tải như hình vẽ.
AB là đường chính, CD là đường nối. Tìm vị
trí D (góc α) theo điều kiện tổng thời chi phí
vận chuyển là nhỏ nhất, nếu biết NA= 4500 xe/
ngày đêm; NB= 8000 xe/ngày đêm; Sn = 1200
đ/T.km; Sch= 1000 đ/T.km.

2. Phân tích các nhược điểm của phương pháp tối
ưu hóa mạng lưới đường lý thuyết. Cho ba
điểm A, B, C có quan hệ vận tải như hình vẽ.
AB là đường chính, CD là đường nối. Tìm vị
trí D (góc α) theo điều kiện tổng thời gian vận
chuyển là nhỏ nhất, nếu biết NA=3000 xe/ ngày

đêm; NB= 5000 xe/ ngày đêm; Vn = 40 km/h;
Vch= 60 km/h.

c
Na

vn,sn

NB

α
vch,sch

d

a

b

c
Na

vn,sn

NB

α
a

d


vch,sch

3. Một khu dân cư dành cho người về hưu có tổng số vị trí việc làm là 120. Tất cả 1600
hộ gia đình trong khu dân cư đều bao gồm 2 thành viên đã nghỉ hưu (không làm việc)
với thu nhập là 20000$. Giả sử rằng cường độ (suất) hành trình phục vụ mục đích mua
sắm và hành trình phục vụ mục đích giải trí/ xã hội đạt giá trị lớn nhất ở cùng một giờ
trong ngày. Biết rằng mô hình phát sinh hành trình có dạng:
P1 = 0,12 + 0,09X1 + 0,011X2 – 0,15X3
P2 = 0,04 + 0,018X1 + 0,009X2 + 0,16X4
Trong đó:
P1: là số lượng hành trình sử dụng xe cơ giới cho mục đích mua sắm trong giờ cao
điểm của một hộ gia đình
P2: là số lượng hành trình sử dụng xe cơ giới cho mục đích giải trí/ xã hội trong giờ
cao điểm của một hộ gia đình
X1: là tổng số số thành viên trong hộ gia đình

b


X2: là thu nhập hàng năm của hộ gia đình tính bằng ngàn đô la
X3: là số vị trí việc làm trong khu dân cư nơi hộ gia đình ở, tính bằng trăm vị trí
việc làm
X4: là số thành viên không làm việc trong hộ gia đình
Yêu cầu:
a. Dự báo tổng số hành trình phát sinh trong giờ cao điểm phát sinh từ khu dân cư nói
trên.
b. Xác định số lượng vị trí việc làm trong khu dân cư cần thiết phải tăng lên để giảm tổng
số hành trình được dự báo trong giờ cao điểm cho mục đích mua sắm xuống giá trị 200
hành trình/ giờ.

4. Biết tổng số hành trình phát sinh Pi và tổng số hành trình hấp thu Aj của các ô giao
thông trong Bảng 1. Hệ số trở kháng giữa ô giao thông i và j (Fij) tính theo công thức:
Fij = tij0.5 trong đó tij là thời gian hành trình (phút) giữa ô giao thông i và ô giao thông j
lấy theo Bảng 2. Hệ số kể đến đặc điểm kinh tế xã hội trong mô hình phân bổ hành
trình giữa các ô giao thông Kij = 1.
Bảng 1: Tổng số hành trình phát sinh Pi và tổng số hành trình hấp thu Aj
Ô giao thông
1
2
400
600
700
300

Pi
Aj

Bảng 2: Thời gian hành trình (phút) giữa các ô giao thông
D (đến)

1

2

1

10

25


2

30

15

O (đi)

Yêu cầu: Xác định ma trận quan hệ hành trình giữa các ô giao thông theo mô hình trọng
lực (gravity model).
5. Các chuyến đi từ một khu đô thị nhỏ có thể thực hiện bằng các phương thức: (1) lái xe
(LX); (2) đi chung xe (DC); và (3) sử dụng xe buýt (B). Hàm mức độ thoả dụng (tiện
ích) cho mỗi phương thức như sau:
ULX = 2.2 – 0.2 (Chi phíLX) – 0.03 (Thời gianLX)


UDC = 0.8 – 0.2 (Chi phíDC) – 0.03 (Thời gianDC)
UB = - 0.2 (Chi phíB) – 0.01 (Thời gianB)
Chi phí sử dụng ô tô: 5$; Thời gian đi bằng ô tô: 25 phút; Mỗi ô tô đi chung có 2 người,
chi phí chia đều cho mỗi người đi chung xe. Giá vé xe buýt: 1,5$; Thời gian đi bằng xe
buýt 30 phút. Biết khu đô thị có 2000 chuyến đi được thực hiện trong một ngày.
Yêu cầu:
a. Xác định số lượng chuyến đi trong một ngày từ khu đô thị nói trên thực hiện bằng mỗi
loại phương thức.
b. Nếu giá xăng tăng làm chi phí đi xe ô tô tăng gấp đôi thì có bao nhiêu người trong một
ngày sẽ chuyển sang đi xe buýt. Giả sử giá xăng tăng không làm ảnh hưởng đến giá vé xe
buýt.
c. Nếu giá xe buýt giảm xuống còn 1,0$ thì sẽ có bao nhiêu người sử dụng xe buýt trong
một ngày giả sử các yếu tố khác không thay đổi.
6. Hai tuyến đường phục vụ một hành lang vận tải (giữa hai điểm) có tổng lưu lượng xe

trong giờ cao điểm cố định là 6000 xe/giờ. Hàm đặc trưng vận hành cho mỗi tuyến
đường như sau:
t1 = 4 + 5(x1/c1);
t2 = 3 + 7(x2/c2)
Trong đó t1, t2 là thời gian hành trình của tuyến đường 1 và 2 tính bằng phút; x1, x2 là lưu
lượng xe trên tuyến đường 1 và 2 tính bằng nghìn xe/ giờ; c1, c2 là năng lực thông hành
của tuyến đường 1 và 2 tính bằng nghìn xe/ giờ;
Ban đầu, năng lực thông hành của tuyến đường 1 và 2 lần lượt là 4400 và 5200 xe/giờ. Do
có công trường xây dựng, năng lực thông hành của tuyến 2 giảm xuống còn: 2200 xe/giờ.
Hỏi tổng thời gian hành trình (tính bằng xe.phút) của tất cả các xe sẽ thay đổi như thế nào
khi có công trường xây dựng? Giả sử trạng thái cân bằng sử dụng xảy ra cả trước và sau
khi có công trường xây dựng.
7. Một nghiên cứu về nhu cầu đi lại ở thành phố X thiết lập mô hình toán học giữa số
hành khách đi xe buýt (Q; hành khách/ ngày), thời gian đi lại bằng xe buýt (T; giờ),
giá vé (C; đồng), chi phí đi lại bằng xe máy (A; đồng/ ngày), thu nhập bình quân (I;
triệu đồng/tháng):
Q = T-0.25 C-0.3A0.2I-0.30
Các biến số T, C, A, I trong mô hình trên được xem là độc lập.


a/ Ở thời điểm hiện tại, hàng ngày có 200.000 hành khách đi xe buýt với giá vé là 7.000
đồng. Lượng hành khách sẽ thay đổi thế nào nếu giá vé tăng lên 10.000 đồng? Doanh thu
của đơn vị kinh doanh xe buýt (tổng số tiền vé thu được trong 1 ngày) trong trường hợp
giá vé tăng lên 10.000 đồng bằng bao nhiêu?
b/ Biết chi phí đi lại bằng xe máy là 15.000 đồng/ ngày. Nếu giá xăng tăng và tiền gửi xe
tăng khiến chi phí đi lại bằng xe máy tăng thành 20.000 đồng/ ngày thì sẽ ảnh hưởng thế
nào đến lượng hành khách đi xe buýt?
8. Một nghiên cứu về nhu cầu đi lại ở thành phố X thiết lập mô hình toán học giữa số
hành khách đi xe buýt (Q; hành khách/ ngày), thời gian đi lại bằng xe buýt (T; giờ),
giá vé (C; đồng), chi phí đi lại bằng xe máy (A; đồng/ ngày), thu nhập bình quân (I;

triệu đồng/tháng):
Q = T-0.25 C-0.3A0.2I-0.30
Các biến số T, C, A, I trong mô hình trên được xem là độc lập.
a/ Ở thời điểm hiện tại, hàng ngày có 200.000 hành khách đi xe buýt với giá vé là 7.000
đồng. Lượng hành khách sẽ thay đổi thế nào nếu giá vé tăng lên 10.000 đồng? Doanh thu
của đơn vị kinh doanh xe buýt (tổng số tiền vé thu được trong 1 ngày) trong trường hợp
giá vé tăng lên 10.000 đồng bằng bao nhiêu?
b/ Thu nhập bình quân hành khách là 5 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập phải tăng bao nhiêu % để
người sử dụng xe máy chấp nhận mức chi phí đi lại bằng xe máy là 20.000 đồng/tháng? Biết chi phí đi
lại bằng xe máy hiện tại là 15.000 đồng/tháng và các yếu tố khác ảnh hưởng đến lượng hành khách đi
xe buýt là không đổi.



×