Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Đề cương ôn tập môn kinh tế phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.74 KB, 23 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I:
Câu 1: 4.0 điểm: MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:
- (0.5) Phát triển (BV) về kinh tế
- (0.5) Bảo vệ MT
Giữa PTKT với BVMT có tính thống nhất. Do đó, để nền KT phát triển ổn định và
bền vững cần kết hợp giữa PTKT với BVMT
- (1.5) Phát triển kinh tế tác động đến BVMT(tác động tích cực, tác động tiêu cực).
- (1.5) BVMT tác động đến phát triển kinh tế (tác động tích cực, tác động tiêu cực).
Câu 2: (3.0 điểm) Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với nâng cao chất
lượng cuộc sống
- (0.5) KN tăng trưởng, nội dung của chất lượng cuộc sống
- (1.0) Tác động của tăng trưởng với nâng cao chất lượng sống
o Tạo việc làm, tăng thu nhập → cơ sở để nâng cao chất lượng cuộc sống
o Tăng thu ngân sách, giải quyết các vấn đề XH

o Tác động tiêu cực: ô nhiễm môi trường sống, vấn đề bất bình đẳng
- (1.5) Tác động của nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng trưởng kinh tế
o Nâng cao chất lượng lao động → động lực tăng trưởng
o Chất lượng sống tăng → nhu cầu tăng cao→ động lực tăng trưởng

o Tuy nhiên nếu quá chú trọng các vấn đề về chất lượng sống có thể ảnh
hưởng đến tăng trưởng
Câu 3 (3 điểm): HDI là chỉ tiêu phản ánh khá đầy đủ trình độ phát triển của một quốc
gia:
1.0 – Khái niệm phát triển kinh tế, nội dung của phát triển
0.5 – Nêu một vài chỉ tiêu phản ánh phát triển kinh tế
1.5 – HDI là gì: khái niệm
Công thức – giải thích công thức – các giá trị
Giải thích vì sao chỉ tiêu HDI có thể phản ánh khá đầy đủ trình độ phát triển của một
quốc gia: vì phản ánh 3 phương diện: thu nhập (kinh tế) - phúc lợi xã hội (y tế - giáo


dục)
Chú ý: cập nhật số liệu theo bài giảng thầy đã cho ghi vì số liệu HDI thay đổi theo từng
năm
Câu 4 (3.0 đ) Sự biến đổi tổng câù có ảnh hưởng thế nào đến tăng trưởng kinh tế ?
Liên hệ đến thực trạng ở Việt Nam hiện nay.
0.5- Khái niệm Tổng cầu – TTKT – Phương trình tổng cầu (theo phương pháp chi tiêu):
GDP = C + I + G + (X – M)
1.0 - Sự biến đổi của tổng cầu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:
+ Trường hợp tổng cầu suy giảm
+ Trường hợp tổng cầu tăng
++ Khi nền kinh tế chưa đạt sản lượng tiềm năng
++ Khi nền kinh tế đạt sản lượng tiềm năng
0.5 - Khi nào chính sách kích cầu cần được thực hiện?
Chính sách kích cầu được thực hiện khi tổng cầu suy giảm, có nguy cơ ảnh hưởng sâu
rộng tới toàn bộ nền kinh tế.
1.0 - Ảnh hưởng của chính sách kích cầu đến tăng trưởng kinh tế:
+ Trường hợp chính sách kích cầu đúng đắn (chính sách đúng, đúng thời điểm, việc
thực thi nghiêm minh…) sẽ kích thích các ngành gia tăng sản xuất đáp ứng nhu cầu, khai
thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực… giúp nền kinh tế tăng trưởng.
+ Ngược lại, nếu chính sách kích cầu không đúng đắn sẽ dẫn đến tình trạng nền kinh
tế rơi vào khủng hoảng.
Câu 5: (3.0 điểm) Phát triển bền vững là gì ? Nội dung nào là quan trọng nhất, vì sao
Nội dung nào là quan trọng nhất trong PTBV:
1 – KN Phát triển bền vững (Kn, nội dung)
0.5 – Nội dung quan trọng nhất – với các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát
triển
1 – với các nước đang phát triển: nền kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu, trình độ thấp,
TNBQĐN thấp, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ nghèo đói cao nên cần ưu tiên phát triển kinh tế
→ nêu các tác động của phát triển kinh tế tới xã hội và môi trường.
0.5 – với các nước phát triển: là những quốc gia ổn định về kinh tế, TNBQ đầu người cao

→ ưu tiên cho các vấn đề về xã hội và môi trường (nêu các tác động của xã hội và môi
trường tới phát triển kinh tế)
Câu 6 (3.0 đ) Tại sao nói tăng trưởng kinht tế chỉ là điều kiện cần để phát triển kinh tế
( hoặc đi kèm với nội dung tăng trưởng chưa phải là điều kiện đủ để phát triển kinh
tế)
1.0 – KN: TTKT, PTKT – ND của PTKT (3)
1.0 – Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần:
1.0 – Tăng trưởng kinh tế chưa phải là điều kiện đủ
- Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để phát triển kinh tế.
Tiến bộ về kinh tế là cơ sở, điều kiện cơ bản để đạt được những tiến bộ về mặt xã hội. Sự
tích lũy về lượng của nền kinh tế là điều kiện để tạo ra sự nhảy vọt về chất của nền kinh
tế và cũng là điều kiện cơ bản giúp cho cải thiện cuộc sống của con người.
Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và dài hạn là cơ sở để nâng cao năng lực nội sinh của
nền kinh tế và mở ra cơ hội cho việc thu hút các nguồn lực vào hoạt động kinh tế. Qua
đó, tạo điều kiện cho mọi người tham gia các hoạt động kinh tế, tạo thu nhập và cải thiện
đời sống.
Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện để tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước. Nhờ đó, Nhà
nước có thể tăng đầu tư và chi tiêu công, vừa đảm bảo phát triển kinh tế, vừa thực hiện
được các mục tiêu xã hội.
Nếu không đạt được tăng trưởng kinh tế cao và liên tục trong nhiều năng thì sẽ khó có
điều kiện để nâng cao trình độ phát triển của đất nước và cải thiện mọi mặt của đời sống
kinh tế - xã hội của người dân.
- Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế không phải là điều kiện đủ để phát triển kinh tế.
Tăng trưởng chỉ mới biểu hiện sự gia tăng về lượng, tự nó chưa phản ánh sự biến đổi về
chất của nền kinh tế. Để phát triển kinh tế, ngoài việc tăng trưởng còn cần đạt được một
cơ cấu kinh tế hợp lý và một xã hội tiến bộ.
Tăng trưởng kinh tế có thể thực hiện bởi nhiều phương thức. Nếu tăng trưởng mà không
gắn với sự thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, không làm gia tăng,
thậm chí còn làm xói mòn năng lực nội sinh của nền kinh tế thì tăng trưởng kinh tế như
vậy sẽ không tạo ra phát triển kinh tế. Hoặc phương thức tăng trưởng chỉ đem đến lợi ích

kinh tế cho một bộ phận dân cư thì sẽ đào sâu bất công bằng xã hội. Những phương thức
như vậy chỉ mang lại kết quả trong ngắn hạn, không thúc đẩy phát triển kinh tế.
Ví dụ: phần này các em tự đưa ra qua liên hệ (chỉ cần nêu 1 ví dụ vào bất cứ nội dung
nào nói trên)
Câu 7 (3.0 đ) Tính hợp lý hài hào giữa 3 mặt của phát triền bền vững ? Lấy ví dụ ?
1.0 - Khái niệm Phát triển bền vững, nội dung của phát triển bền vững
1.5 – Tính hợp lý và hài hòa…(mối quan hệ biện chứng giữa 3 vấn đề, thứ tự ưu tiên và
sự ảnh hưởng của nó, hướng khắc phục)
0.5 – Có mối quan hệ mật thiết
1.0 – Hợp lý và hài hòa
0.5 – Ví dụ
- Khẳng định giữa 3 nội dung trên có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời (chỉ cần
nhắc đến 1 câu hoặc viết ngắn gọn 1 đoạn là được)
- Nêu mối quan hệ giữa 3 mặt trên: phần này đầy đủ thì phải nêu 3 cặp mối quan hệ giữa
từng nội dung tác động qua lại với nhau như kinh tế - xã hội, kinh tế - môi trường hay là
xã hội - môi trường nhưng như thế thì sẽ rất dài, bị lặp ý và khó nhớ đấy đủ.
Vì vậy, các em cố gắng nêu đủ 3 mối quan hệ nhưng có thể tóm lược lại một chút là cũng
được rồi. Trong đó, phải nhắc tới mqh giữa kinh tế - xã hội, kinh tế - môi trường nhưng
có thể chỉ nêu những điểm chính và tránh những ý bị lặp, nhất là phần ảnh hưởng tiêu
cực. Phần xã hội - môi trường có thể nêu qua cũng được.
- Và nhớ là phải nêu được ví dụ: không cần quá dài, hay số liệu nhưng chỉ cần nêu trúng
là được. Vì nội dung chính rất rộng nên lấy ví dụ rất dễ.
Câu 8 (3,5 đ): Phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Cho ví dụ minh họa
+ Các KN: Phát triển bền vững (Có thể bỏ qua), phát triển kinh tế, bảo vệ môi
trường 1,0 đ
+ Tác động của phát triển kinh tế đối với môi trường:1,5 đ
- Tích cực: Tạo nguồn lực cho bảo vệ môi trường, nâng cao yêu cầu đối với bảo vệ môi
trường (Dân càng giàu càng đòi hỏi môi trường trong sạch)
- Tiêu cực: Gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái.
+ Tác động của bảo vệ môi trường đối với phát triển kinh tế: 1,0 đ

- Tích cực: Chất lượng cuộc sống tốt, con người khỏe mạnh hơn, kinh tế phát triển tốt
hơn. Nguồn lực cho phát triển kinh tế như du lịch.
- Tiêu cực: Nếu quá coi trọng bảo vệ môi trường sẽ giảm khả năng thu hút đầu tư, giảm
nguồn lực cho phát triển kinh tế.
Câu 9: (3.5 điểm) Một quốc gia giàu có (TNBQ đầu người cao) vẫn có thể bị xếp vào
nhóm nước có trình độ phát triển thấp vì:
- (0.5) KN tăng trưởng KT, lợi ích của tăng trưởng KT
- (0.5) KN PTKT, nội dung của PTKT
- (0.5) Một quốc gia có TNBQ/người cao thể hiện nước đó có tăng trưởng KT cao
(thể hiện sự thay đổi về mặt lượng của nền kinh tế).
- (2.0)Để trở thành 1 quốc gia phát triển, có TNBQ/người cao là chưa đủ mà cần
phải có các điều kiện:
+ CCKT chuyển dịch theo hướng tiến bộ.
+ Có sự gia tăng của các yếu tố nội sinh: % tiết kiệm tăng, % vốn đầu tư nội địa
tăng, KH và CN phát triển…
Câu 10: (3.5 – 4 điểm) Phân tích mối quan hệ giữa phát triển bền vững về mặt kinh tế
với phát triển bền vững về mặt xã hội
- (0.5) KN phat triển, phát triển bền vững
- (0.5) nội dung của phát triển bền vững về kinh tế
- (0.5) Nội dung của phát triển bền vững về xã hội
- (2 - 2.5) Phân tích mối quan hệ :
+ (1.5) Tác động của phát triển bền vững về kinh tế với phát triển về xã hội ( tăng
ngân sách cho các vấn đề XH, cải thiện điều kiện sống…
+(1.0) Tác động của phát triển bền vững về xã hội với phát triển bền vững về KT (
duy trì tăng trưởng cao, dài hạn, duy trì tính ổn định về mặt XH )
Câu 11: (3.5 điểm) Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với nâng cao chất
lượng cuộc sống
- (0.5) KN tăng trưởng, nội dung của chất lượng cuộc sống
- (2.0) Tác động của tăng trưởng với nâng cao chất lượng sống
o Tạo việc làm, tăng thu nhập → cơ sở để nâng cao chất lượng cuộc sống

o Tăng thu ngân sách, giải quyết các vấn đề XH
o Động lực cho các cá nhân, cải thiện nhận thức cộng đồng về chất lượng
sống
o Tác động tiêu cực: ô nhiễm môi trường sống, vấn đề bất bình đẳng
- (1.0) Tác động của nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng trưởng kinh tế
o Nâng cao chất lượng lao động → động lực tăng trưởng
o Chất lượng sống tăng → nhu cầu tăng cao→ động lực tăng trưởng
o Tuy nhiên nếu quá chú trọng các vấn đề về chất lượng sống có thể ảnh
hưởng đến tăng trưởng
Câu 12: (3.5 điểm) Phân biệt tăng trưởng và phát triển, sự khác biệt thể hiện ở các chỉ
tiêu
- (0.5) KN tăng trưởng KT
- (0.5) KN PTKT, nội dung của PTKT
- (0.5) Sự khác biệt: tăng trưởng phản ánh sự thay đổi về lượng và chỉ là 1 nội dung
của phát triển, còn phát triển phản ánh sự thay đổi cả lượng và chất.
- (2.0) Nêu sự khác biệt trong hệ thống chỉ tiêu đánh giá :
+ Tăng trưởng kinh tế là các chỉ tiêu GDP, GNI, tốc độ tăng GDP…
+ Phát triển kinh tế: ngoài các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế còn có các chỉ tiêu khác
o Cơ cấu kinh tế, chỉ tiêu về năng lực nội sinh
o Các chỉ tiêu phát triển HDI, chỉ tiêu về XH, công bằng
Câu 13: (2 điểm) Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP)? Phương pháp luân tính
- (1.0) TFP là gì ?
o Nêu khái niệm hàm sản xuất Y= f (K,R,L,T) và các yếu tố thuộc tổng cung
đóng góp vào tăng trưởng kinh tế (sinh viên có thể chỉ cần nêu phương
pháp luận cũng có thể được điểm)
o TFP phản ánh sự đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp ngoài vốn
và lao động, TFP phản ánh sự đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng
trưởng
- (1.0) Phương pháp luận để tính
o Các yếu tố như vốn, lao động có thể lượng hóa nhưng các yếu tố khác

không thể lượng hóa cụ thể
o Sử dụng các mô hình kinh tế để tách biệt sự đóng góp của các yếu tố có thể
lượng hóa và ko thể lượng hóa . TFP cho biết sự đóng góp của các nhân tố
khác sau khi trừ đi sự đóng góp của các yếu tố có thể lượng hóa như vốn,
lao động
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II:
Câu 1 (3.5 - 4 điểm): Vì sao phải chuyển dịch CCKT theo hướng CNH - HĐH
0.5+ KN cơ cấu KT, chuyển dịch cơ cấu KT
0.5+ Xu hướng chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH-HĐH (vài nét đặc trưng)
2.5 – 3 + Tính tất yếu phải chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH:
1.0 – Về lí luận:
- Xu hướng biến động của cầu (Nghiên cứu của Engel)
- Khả năng thay thế lao động trong các ngành khác nhau (Nghiên cứu của
Fisher)
Chú ý: phần này cố gắng viết cô đọng, đủ ý, không cần trình bày dài vì điểm ít
1.5- 2 – Xuất phát từ thực tiễn:
0.5 Do thực trạng cơ cấu của các nước đang phát triển
- 0.5 Do tính ưu việt của cơ cấu kinh tế mới
- 0.5 Xuất phát từ yêu cầu hội nhập KTQT
Phần này các em cố gắng phân tích các nội dung trên, viết mỗi ý thành 1 đoạn
nhỏ ( 4 -6 dòng)

Câu 2 (3 đ) – (4đ) Những thuận lợi và khó khăn của VN khi hội nhập KTQT trong
quá trình CDCCKT ? Hướng giải quyết ?
- 0.5 - Khái niệm CCKT, CDCCKT
- 1.0 – 2.0- Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi hội nhập
o 0.5 - Thuận lợi
o 0.5 - Khó khăn
- 1.0 - Để vượt qua thách thức trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
cần:

o + Lựa chọn các ngành mà đất nước cũng như từng vùng địa phương có
lợi thế.
o + quy hoạch và đầu tư đồng bộ cho các ngành, các sản phẩm lựa chọn
để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
o + thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển các ngành lựa chọn
o + Tăng cường quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
(trong xuất khẩu và thị trường trong nước)
o + Đầu tư xây dựng và hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng nhất là hệ
thống giao thôn (cầu, đường, cảng ) hệ thống thông tin, đào tạo nhân
lực
Câu 3: (3.0 – 3.5 điểm) Vai trò của NN trong quá trình CDCCKT ở VN ? Liên hệ thực
tiễn ?
- 0.5 – KN: CCKT, Chuyển dịch CCKT
- 1.0 – Vai trò của nhà nước:
o Định hướng chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển
Ban hành chính sách và thực thi chính sách
- 1.5 – Nhà nước tác động đến CDCC kinh tế bằng các công cụ nào:
- Đầu tư trực tiếp vào các ngành nghề, lĩnh vực cần quan tâm
- Xây dựng các chính sách khuyến khích hoặc hạn chế sự phát triển các ngành,
các lĩnh vực
- Hỗ trợ gián tiếp thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo ra các điều kiện thuận lợi
cho phát triển
- Ban hành các chính sách vĩ mô hỗ trợ hay hạn chế trong phát triển ngành như
chính sách tài chính, kinh tế
- Các tác động của Nhà nước có ưu điểm là phát huy tác dụng nhanh, kết quả dễ
dự đoán, song hạn chế là dễ dẫn đến những sai lầm làm giảm hiệu quả của quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- 0.5 – Liên hệ thực tiễn
Câu 4 : (3 điểm) Thị trường “các yếu tố đầu vào” có ảnh hưởng như thế nào đến quá
trình CDKT? Trong trường hợp nào thì thị trường này có tác động tích cực đến quá

trình CD CCKT?
0.5 - KN CD CCKT
0.5 Thị trường “các yếu tố đầu vào” gồm:
1.0 - Thị trường “yếu tố đầu vào” tác động đến:
- Làm tăng lực lượng sản xuất dẫn đến giảm tỷ lệ những ngành có giá trị gia tăng thấp,
tăng tỷ lệ những ngành có giá trị gia tăng cao
- Tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu, làm tăng khả năng cạnh tranh cùa ngành từ đó
tác động đến quy mô sản xuất và cơ cấu sản phẩm.
1.0 - Thị trường “yếu tố đầu vào” tác động tích cực đến quá trình CD CCKT khi thị
trường này phát triển: cung cấp đầy đủ, kịp thời, với chất lượng tốt và giá cả hợp lý các
yếu tố đầu vào cho sản xuất.
Câu 5 (4 đ): cơ sở lựa chọn ngành ưu tiên phát triển trước ở VN
1.0 – KN CCKT, CD CCKT
1.5 Cơ sở lựa chọn ngành ưu tiên phát triển trước ở Việt Nam :
+ Hiệu quả kinh tế (có gắn với hiệu quả xã hội và BVMT)
+ Khai thác được lợi thế so sánh
+ Có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các ngành liên quan
+ Hướng tới XK, thay thế NK
0.5 Các ngành lựa chọn: dệt may, khai thác tài nguyên, …
1.0 Lý do lựa chọn: đây là những ngành có lợi thế và phù hợp với điều kiện về nguồn lực
của Việt Nam; Đồng thời đây cũng là những ngành có thị trường rộng lớn.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG III
Câu 1 (4.0d): Hiểu thế nào là khai thác và sử dụng TNTN theo quan điểm bền vững:
0.5 – KN phát triển bền vững, KN tài nguyên thiên nhiên.
0.5 – Hiểu khai thác và sử dụng TNTN theo quan điểm PTBV là…
(2.0) - Thế nào là khai thác và sử dụng tài nguyên theo quan điểm phát triển bền vững:
+ Quy hoạch khai thác sử dụng tài nguyên…
+ Khai thác phải đi đôi với bảo vệ môi trường, cân nhắc giữa các lợi ích khi khai
thác tài nguyên, tái tạo và thay thế các nguồn tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt
+ Sử dụng nguồn lợi từ tài nguyên hiệu quả

+ Khai thác phải gắn với công nghệ chế biến các loại TN, hạn chế XK các SP thô
+ Tăng cường vai trò nhà nước trong khai thác, sử dụng tài nguyên ( chính sách
thuế, các biện pháp kiểm tra giám sát…)
-
(1.0) – Liên hệ thực tế
Câu 2 (3.0 điểm)- Phân tích vai trò KHCN với PTKT? Cho ví dụ minh họa
(0.5) KN KHCN và Kn PTKT
(2.0) Vai trò của KHCN
- Tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực
- Tăng năng suất lao động
- Chuyển dich cơ cấu kinh tế
- Cải thiện chất lượng sống
- Mặt trái : khoa học công nghệ gây ô nhiễm, khai thác cạn kiệt tài nguyên
(0.5) Ví dụ minh họa cho từng nội dung về vai trò (tổng điểm VD là 1 đ)
Câu 3 (3 - 4 điểm): Vì sao phải tăng cường vai trò của NN trong sử dụng và khai thác
TNTN ở VN hiện nay:
0.5 – KN TNTN, phân loại TNTN
0.5 - Đánh giá khái quát về thực trạng khai thác và sử dụng TNTN hiện nay:
2.0 - Phải tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với khai thác và sử dụng TNTN
vì:
- Xuất phát từ vai trò của TNTN (nêu qua vai trò + phân tích, không cần quá dài
nhưng phải đủ ý)
- Xuất phát từ đặc điểm của TNTN (có giới hạn trong lúc nhu cầu về nhiều loại
TNTN rất lớn; có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của tất cả các ngành, các lĩnh vực
cũng như của từng cá nhân)
- Sử dụng tài nguyên có nhiều tranh chấp, xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật trong
khai thác và sử dụng TNTN
- Việc khai thác và sử dụng TNTN đòi hỏi vốn lớn và độ rủi ro cao.
1.0 – Giải pháp từ phía NN - SGT
Câu 4 (4đ) Nhân tố nào là nhân tố quyết định đến TTKT trong các yếu tố đầu vào:

0.5 – Tăng trưởng kinh tế là gì?
0.5 - Các yếu tố sản xuất ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế (TNTN, vốn, lao động,
KHCN) – (nhớ nêu qua về các nhân tố – ngắn gọn thôi)
0.5 – Trong các yếu tố sản xuất, KHCN là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến tăng trưởng
kinh tế
0.5 – K/n Khoa học – Công nghệ
2.0 - KHCN quyết định tăng trưởng vì (từ vai trò KHCN rút ra)
(chú ý: phải có cả mặt trái)
Câu 5 (2,5 đ): Quan hệ liên kết giữa các tổ chức KH-CN với các cơ sở SX-KD:
(câu này cũng cũ rồi)
+ K/n Khoa học – Công nghệ
Cơ sở SXKD ứng dụng là nơi đưa những công nghệ vào sản xuất trong thực tiễn
+ Lợi ích của liên kết:
Đối với các tổ chức KH-CN:
- có vốn cho hoạt động nghiên cứu,
- sản phẩm được ứng dụng ngay,
- nâng cao trình độ cho cán bộ khoa học
Đối với DN:
- Đáp ứng được nhu cầu của sản xuất kinh doanh với chi phí thấp
- nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Rút ngắn khoảng cách giữa nghiên cứu và ứng dụng
Câu 6 (3.5 điểm) Ảnh hưởng đến CD CCKT theo hướng CNH-HĐH
- (0.5) KN nguồn lao động
- (0.5) KN CD CCKT
- (1.0) Thực trạng nguồn lao động ở Việt Nam hiện nay: trong vở ghi nhé
+ Số lượng
+ Chất lượng
+ Cơ cấu
(1.5) Ảnh hưởng đến CD CCKT theo hướng CNH-HĐH:
- Ảnh hưởng tích cực: cơ cấu dân số trẻ, nhân công dồi dào, giá rẻ → phát triển các

ngành CN sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày …
- Ảnh hưởng tiêu cực:
+ Chất lượng lao động còn thấp → cản trở việc áp dụng những ngành sản xuất CN
cao, đòi hỏi trình độ cao như chế tạo máy, CN phần mềm
+ Cơ cấu lao động theo vùng còn bất hợp lý → ảnh hưởng tới việc khai thác tiềm
năng lợi thế của từng vùng
Câu 7: (3 điểm) Thực hiện liên kết theo mô hình “Doanh nghiệp – Nhà trường” có ý
nghĩa như thế nào đối với nâng cao chất lượng nguồn lao động ở Việt Nam?
(Câu này hơi cũ nhưng vẫn phải chú ý chút)
0.5 – Mô hình liên kết “Nhà trường – Doanh nghiệp”?
0.5 – Chất lượng nguồn lao động thể hiện ở trình độ, năng lực, kỹ năng, thể chất… của
người lao động.
Ý nghĩa đối với nâng cao chất lượng nguồn lao động:
0.5 - Gắn đào tạo với thực tiễn, cung cấp cho người học những kiến thức thực tế giúp
nâng cao trình độ.
0.5 - Đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp nên giúp người học luôn cố gắng học tập
nâng cao trình độ cho phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.
0.5 - Tránh được hiện tượng sau khi ra trường phải làm trái ngành dẫn đến không phát
huy được khả năng của người học.
0.5 – Thực tế Việt Nam hiện nay mô hình liên kết này còn chưa phát triển nên dẫn đến
hiện tượng chất lượng lao động thấp: sau khi ra trường không áp dụng được kiến thức
trong thực tế, thất nghiệp, cung ứng lao động theo ngành mất cân đối… Vì vậy việc phát
triển mô hình này là rất cần thiết.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG IV
Câu 1 (3,5 đ): Tăng cường vai trò của NN trong xóa đói giảm nghèo?
0.5 đ – KN nghèo đói
1.5 – Đánh giá khái quát tình hình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam (Kết quả, hạn chế,
nguyên nhân)
Vai trò Nhà nước trong xóa đói giảm nghèo
1.5 – Các chủ thể tham gia vào xóa đói nghèo gồm Nhà nước, doanh nghiệp, bản thân

người nghèo trong đó Nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất vì trong tất cả các giải pháp
xóa đói giảm nghèo đều cần đến bàn tay Nhà nước như hỗ trợ người nghèo, đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng, các chính sách …
Câu 2: (3.0 điểm) Vì sao ở Việt Nam những năm qua chênh lệch giàu nghèo có xu
hương gia tăng? Giải pháp giảm bớt chênh lệch giàu nghèo
- (0.5) Chênh lệch giàu nghèo: cách đánh giá ( hệ số chệnh lệch giàu nghèo, Gini)
- (0.5) Chệnh lệch giàu nghèo ở Việt Nam gia tăng thể hiện ở hệ số chênh lệch giàu
nghèo (hoặc Gini tăng lên)
1.0 Giải thich vì sao chênh lệch giàu nghèo gia tăng : đã nhắc trên lớp
- do quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế
- do quá trình phân phối nguồn lực không bình đẳng ( cổ phần hóa, cấp đất ),
- do sự chênh lệch về trình độ phát triển các vùng, các cá nhân trong XH,
- do tham nhũng, do các biện pháp tái phân phối thu nhập kém phát triển….)
(1.0) Giải pháp giảm chênh lệch ( giám sát quá trình phân bổ các nguồn lực, chống
tham nhũng, sử dụng thuế và các biện pháp tái phân phối lại thu nhập, giảm bớt
chênh lệch phát triển các vùng ).
Câu 3: (3 điểm) Tác động của tăng trưởng kinh tế tới xóa đói giảm nghèo
0.5 - Khái niệm tăng trưởng kinh tế, nghèo đói
1.0 - Tăng trưởng kinh tế tác động đến xóa đói giảm nghèo (tích cực, tiêu cực – nội dung
này tương tự như TTKT tác động tới CBXH)
1.0 – Nghèo, đói giảm tác động đến tăng trưởng kinh tế:
Người nghèo có thể tổ chức sản xuất → tạo ra SP → thúc đẩy TTKT
Vùng nghèo, địa phương nghèo có thể sản xuất hàng hóa → tạo ra TTKT
NN giảm được chi phí dành cho việc XĐGN → có điều kiện tập trung vào TTKT
Nghèo, đói giảm → chất lượng cuộc sống được nâng cao → người dân đóng góp
được nhiều hơn cho quá trình tăng trưởng của XH (cải thiện về sức khỏe → nâng cao
chất lượng người lao động, tăng NSLĐ)
Tiêu cực: hy sinh quá nhiều cho XĐGN sẽ ko còn nguồn lực để TTKT
0.5 - Các thông tin đánh giá mức độ nghèo đói của một quốc gia: Thu nhập BQ/người, tỉ
lệ nghèo, ngưỡng nghèo, khoảng cách nghèo…

Câu 4: Mối quan hệ giữa TTKT và CBXH
Khái niệm: TTKT – CBXH
TTKT tác động tới CBXH: (TTKT là điều kiện đủ để thực hiện CBXH – đã cho ghi trên
lớp)
TTKT tạo điều kiện mở rộng khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực vào
hoạt động kinh tế → mọi lực lượng xã hội, trong đó có người nghèo tham gia vào các
hoạt động kinh tế để tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
TTKT tạo điều kiện tăng thu ngân sách nhà nước → đầu tư công, chi tiêu công
như: xây dựng kêt cấu hạ tầng kinh tế xã hội, chi cho giáo dục – đào tạo, y tế, cho công
cuộc xóa đói giảm nghèo…
Tăng trưởng kinh tế chậm sẽ không có điều kiện về nguồn lực để thực hiện công
bằng xã hội.
Ngược lại, giảm nghèo, đói và bất công bằng xã hội là tiền đề thúc đẩy nền kinh tế tăng
trưởng, phát triển bền vững:
Tạo ra một xã hội ổn định và đoàn kết hơn, tạo điều kiện thu hút và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh
Làm cho mọi người có động lực tham gia tích cực vào các hoạt động kinh tế, dấn
đến hoạt động kinh tế có hiệu quả, nguồn lực con người được phát huy
Tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ: giáo dục – đào
tạo, y tế… để nâng cao trình độ, nâng cao thể chất, nâng cao hiệu quả hoạt động
Tạo điều kiện khai thác và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực kinh tế khác
Ngược lại, nếu bất bình đẳng cao sẽ tạo ra các tác động xấu, cản trở tăng trưởng
kinh tế
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG V
Câu 1: (4.0 điểm) Vì sao ở Việt Nam cần phải hỗ trợ cho NN, NT, nông dân….? Giải
pháp?
0.5 – KN sản xuất NN, KINH Tế hgd nd
Phải hỗ trợ cho NN, nông thôn, nông dân vì:
0.5 - Do đặc điểm của sản xuất NN nên sản xuất NN gặp phải rất nhiều rủi ro (do thiên
tai, do sự biến động của thị trường…) gây thiệt hại lớn. Trong khi ở VN, sản xuất NN có

vai trò rất quan trọng.
0.5 - Do bản thân người nông dân Việt Nam còn có rất nhiều hạn chế: trình độ thấp,
không hiểu biết về thị trường, thiếu vốn… nên sản xuất không đáp ứng được nhu cầu của
thị trường, nghèo đói.
0.5 Do khu vực nông thôn Việt Nam còn nghèo nàn, lạc hậu; kinh tế, cơ sở hạ tầng
kém phát triển…. nên các nông sản làm ra thường chất lượng không cao, chi phí sản xuất
lớn… khả năng cạnh tranh kém.
0.5 – Do hội nhập
Giải pháp:
0.5 - Nhà nước phải có những biện pháp hỗ trợ cho những vùng sản xuất lớn (Xây
dựng cơ sở chế biến, hỗ trợ về kỹ thuật, xây dựng hệ thống tưới tiêu, chợ đầu mối…),
vùng bị thiên tai, vùng khó khăn trong sản xuất nông nghiệp…
0.5 - Giúp người nông dân học tập nâng cao trình độ; vay vốn thuận lợi; thông tin về
thị trường, kỹ thuật sản xuất; chuyển đổi ngành nghề…
0.5 - Phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn, miền núi; tạo điều kiện phát triển
các ngành nghề truyền thống; phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn….
Câu 2: (4.0 điểm) Phát triển KT HGĐND:
0.5 – KT hộ gia đình nông dân
0.5 – Xu hướng phát triển dẫn đến hình thành các hộ sản xuất hàng hoá với quy mô
ngày càng lớn
- Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn là gì?
(Hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh với quy mô lớn, gắn với khai thác
lợi thế so sánh, gắn với CNCB, nhu cầu thị trường)
1.5 - Những khó khăn, hạn chế của kinh tế hộ
0.75 – Chủ quan (trình độ, khả năng đầu tư )
0.75 – Khách quan (đất đai manh mún, quy mô nhỏ hẹp, cơ chế, chính sách luật pháp
chưa thật sự giúp kinh tế hộ tháo gỡ khó khăn trong phát triển sản xuất hàng hoá)
1.5 - Giải pháp:
– Đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ người lao động đặc biệt là chủ hộ: Kỹ thuật,
quản lý, kdoanh

– Giúp kinh tế hộ giải quyết khó khăn về vốn, khoa học, thông tin, cơ sở hạ tầng…
- Tạo điều kiện cho kinh tế hộ tích tụ, tập trung ruộng đất, dồn điền đổi thửa )
– Xây dựng hệ thống thị trường (thị trường đầu ra, đầu vào…), giải quyết các tranh chấp
thương mại…
Câu 3 (3.5 điểm)- Đặc điểm “ đối tượng của sản xuất NN là những cơ thể sinh
vật….” ảnh hưởng thế nào đến phát triển NN bền vững ? Các vấn đề cần giải
quyết từ đặc điểm
- 0.5 Giải thích đặc điểm
- 0.5 . Hiểu thế nào là PTNN bền vững
- (1.5) Ảnh hưởng của đặc điểm ảnh hưởng đến phát triển NN bền vững
- - Đặc điểm sinh học của sản phẩm quyết định hoạt động SX → không thể bố trí
sản xuất sai quy luật → không bền vững
- - Điều kiện sản xuất phụ thuộc đk sống của SP → bố trí địa điểm SX
- - SP nông nghiệp có tác động đến tính đa dạng sinh học của tự nhiên → không thể
tùy tiện đưa vào sản xuất sản phẩm mới
- - SXNN sử dụng các chế phẩm hóa học,có ảnh hưởng đến sử dụng đất, nguồn
nước → ảnh hưởng đến pt bền vững …
- (1.0) Vấn đề cần giải quyết
- Phân vùng, quy hoạch SXNN, bố trí sản xuất phù hợp đặc điểm SP
- Xác định cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp, sản xuất NN theo quy trình sạch
- Nhập khẩu giống mới phải qua khảo nghiệm trước khi SX đại trà
- Hướng dẫn, đào tạo nông dân SXNN theo hướng bền vững
Câu 4: (3 điểm) Đặc điểm “sản xuất NN mang tính thời vụ rất lớn” ảnh hưởng như
thế nào đến phát triển ngành NN?
0.5 - Kn sản xuất NN. Sản xuất NN có những đặc điểm riêng biệt “tuyệt đối không thể
bỏ qua”, trong đó có đặc điểm “sản xuất NN mang tính thời vụ rất lớn”.
0.5 – Giải thích đặc điểm
Ảnh hưởng:
0.5 – Gây ra những khó khăn trong việc bố trí các nguồn lực đầu vào cho sản xuất NN
(vốn, phân bón…) ở từng thời điểm → có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất.

0.5 – Có thể dẫn đến hiện tượng thất nghiệp theo mùa vụ → ảnh hưởng đến thu nhập của
người dân, đến tích lũy cho tái sản xuất.
1.0 – Gây ra hiện tượng mất cân đối về cung – cầu trên thị trường nông sản gây thiệt hại
cho cả người sản xuất và người tiêu dùng.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG VI
Câu 1: (3.0 đ): Đặc điểm “quá trình sx CN …”
0.5 - KN SX CN
0.5 – Nêu đặc điểm “ quá trình sx CN ” . Giải thích
1.0 - ảnh hưởng của đặc điểm đến quá trình tổ chức sx
1.0 - Những vấn đề đặt ra
Câu 2 (3 điểm): Công nghiệp phụ trợ:
0.5 – Khái niệm công nghiệp phụ trợ
2.0 – Vai trò của công nghiệp phụ trợ
0.5 – Ví dụ minh họa
Câu 3: (3.0 điểm) Vì sao phải phát triển CNNT, thuận lợi, khó khăn, giải pháp
- (0.5) KN Công nghiệp Nông thôn
- (1.0) Giải thich vì sao phải phát triển CNNT ( sử dụng nguồn lực nhỏ ở nông
thôn, cải thiện thu nhập dân cư, cải thiện cơ sở hạ tầng….)
- (1.0) Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển CNNT
o Thuận lợi : về chính sách của Nhà nước, giá nhân công rẻ
o Khó khăn :về thị trường tiêu thụ sản phẩm, cơ sở hạ tầng, về nguồn lực
( vốn, lao động, mặt bằng ), về môi trường
- (0.5) Giải pháp:
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG VII
Câu 1 (3.0 đ): Sản phẩm XD có quy mô lớn và kết cấu phức tạp
(0.5) + SP quy mô lớn và kết cấu phức tạp: quy mô lớn về hình khối và giá trị, kết cấu
gồm nhiều bộ phận bị che khuất
(1.5) Ảnh hưởng:
- Quy mô lớn nên thời gian thi công dài → nguy cơ lạc hậu về công nghệ, đọng
vốn

- Nhiều đơn vị thi công tham gia → có sự trùng chéo
- Nhiều bộ phận SP bị che khuất → khó giám sát về chất lượng và chi phí nên có thể
gây giảm chất lượng công trình và thất thoát, lãng phí
(1.0) – Giải pháp
-cần phối hợp để tránh sự trùng chéo
- Cần giám sát chất lượng qua từng giai đoạn thi công
- Có chính sách tài chính phù hợp → giá xác định trước khi thi công, chế độ thanh
toán (thanh toán theo tiến độ thi công), chính sách tín dụng
Câu 2 (3 đ): Sản phẩm XD cố định, có quy mô lớn và kết cấu phức tạp
+ SP XD cố định, không thể di chuyển sau khi hoàn thành: 1,5
đ
- Vấn đề chọn địa điểm XD đặc biệt quan trọng, sai lầm phải trả giá đắt
- Lực lượng XD phải di chuyển, tốn kém và ảnh hưởng đến người lao động → sử
dụng nguồn lực tại chỗ, tìm cách ổn định đời sống người lao động.
- Điều kiện sản xuất phụ thuộc vào địa điểm thi công → khắc phục những khó khăn
do điều kiện thực tế gây ra (Địa điểm chật hẹp, ngầm dưới nước, ngoài biển…), tách
những phần có thể gia công riêng ở nơi khác.
+ SP quy mô lớn và kết cấu phức tạp: quy mô lớn về hình khối và giá trị, kết cấu
gồm nhiều bộ phận bị che khuất 1,5 đ
- Quy mô lớn nên thời gian thi công dài → nguy cơ lạc hậu về công nghệ, đọng vốn
- Nhiều đơn vị thi công tham gia → cần phối hợp để tránh sự trùng chéo
- Nhiều bộ phận SP bị che khuất → Cần giám sát chất lượng qua từng giai đoạn thi
công
- Có chính sách tài chính phù hợp → giá xác định trước khi thi công, chế độ thanh
toán (thanh toán theo tiến độ thi công), chính sách tín dụng
Câu 3:(3 điểm) Thất thoát, lãnh phí, chất lượng công trình thấp có ảnh hưởng thế nào
tới PTBV
1.25 - Khái niệm: PTBV, XDCB, thất thoát, lãng phí, chất lượng công trình
1.25 - Ảnh hưởng của thất thoát, lãng phí đến phát triển bền vững (
Ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế,

đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
đến tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, BVMT…)
0.5 - Lấy ví dụ minh họa
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG VIII
Câu 1: 3.0 điểm : Đặc điểm “…” ảnh hưởng thế nào đến phát triển kinh tế
- (0.5) KN DịCH Vụ, Các loại DịCH Vụ
- (0.5) Ví dụ:
- (1.0) Ảnh hưởng: khó lượng hóa, khó đánh giá chất lượng…
- (1.0) Giải pháp:
+ Tăng tính hiện hữu của sp
+ Nâng cao vai trò của việc đánh giá chất lượng DV từ phía xã hội.
Ví dụ
Câu 2: (3.0 điểm) Vì sao ở Việt Nam phải tăng cường đầu tư HDH các ngành dịch
vụ ? Nội dung cơ bản của HDH dịch vụ
- (0.5) KN dich vụ
- (1,5) Vì sao phải tăng cường đầu tư HDH
o Do sự yếu kém của dịch vụ
o Do yêu cầu của qt hội nhập kinh tế
o Do vai trò quan trọng của dv
- (1.0) Nội dung của HDH
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng:
Hướng dẫn sử dụng: phần đề cương trên chủ yếu là các ý cần phải có, phải trả lời trong
các câu hỏi, đa số nội dung đã được nêu trên lớp. Tuy nhiên khi làm bài cụ thể các em
cần phải phân tích và giải thích rõ hơn các ý thành các đoạn. Trong phần đề cương này
có những nội dung nào chưa rõ hoặc chưa hiểu các em có thể hỏi lại để thầy giải đáp.
Chú ý khi làm bài:
Toàn bài: cố gắng làm đủ 3 câu, phân phối thời gian hợp lý, tránh tập trung, sa đà vào 1
câu nào đó (học tủ). Cố gắng viết sạch, to, rõ ràng, giấy không thiếu, chủ yếu là ý phải
đủ.
Phần khái niệm: chỉ cần đúng và đủ, không cần dẫn dắt nhiều như trong giáo trình.

Nhiều nội dung có hơn 1 khái niệm thì chỉ cần nêu 1 là đủ.
Phần nội dung chính: trình bày rõ ràng, viết thành từng đoạn ngắn, nêu rõ ý trong từng
đoạn. Nếu chỉ nêu ý như đề cương trên thì chỉ được nửa số điểm thôi, nhưng nếu không
kịp giờ thì cố gắng nêu đủ các ý. Tùy từng câu hỏi mà trình bày các nội dung dài ngắn
khác nhau.
Ví dụ: nêu ví dụ cụ thể, đúng và trúng vấn đề nhưng không cần dẫn dắt, diễn giải quá
dài, tránh nêu chung chung.
Tùy câu hỏi mà có thể cho ví dụ đi kèm từng ý trong phần nội dung chính. Những câu
yêu cầu ví dụ riêng nên viết thành một phần riêng.
Nêu số liệu cần chú ý: số liệu chính xác (nguồn – năm), phân tích được số liệu để liên hệ
với vấn đề cần minh họa, đặc biệt không chế số liệu nếu như không nhớ rõ.
Đọc lại sau khi viết xong để xem mình viết cái gì @@!

×