Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Chuyên đề 1 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG BÀI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.69 KB, 3 trang )

Một số vấn đề cơ bản về phương pháp
chuẩn bị bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh

Chủ đề thảo luận:

Thứ nhất: Đối tượng giảng bài.
Dạy bài gì? trong chương trình nào? đối tượng học viên là ai? Trình độ
nhận thức của học viên như thế nào? thời gian thực hiện là buổi sáng hay buổi
chiều?... Tên bài, đối tượng học viên, trình độ nhận thức của học viên, (thông
thường, việc xác định đối tượng được những người biên soạn chương trình xác
định khi viết).
Đây là những thông tin rất quan trọng mà người dạy cần phải nắm vững để
chuẩn bị bài giảng. Bởi vì, mỗi bài giảng, tuỳ từng đối tượng học viên, nắm bắt
được nhu cầu của người học, giảng viên sẽ xác định mục tiêu lựa chọn những
phương pháp, lựa chọn phương tiện giảng dạy cho có hiệu quả nhất.
Thứ hai: Chuẩn bị tư liệu, tài liệu:
- Nếu như chỉ căn cứ vào giáo trình thôi thì chưa đủ mà giảng viên cần tìm
kiến thức mở rộng, những tư liệu, những ví dụ thực tế để minh họa. Thực tiễn
cuộc sống cũng như các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước luôn được bổ sung và phát triển. Nhất là đối với đối tượng học viên là những
người có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, nên giảng viên cần phải mở rộng thêm kiến thức
ngoài giáo trình, tránh tình trạng học viên phản ánh giảng viên giảng y như trong giáo
trình, không có liên hệ với tình hình thực tiễn.
Do đó, việc cập nhật kiến thức như: những Nghị quyết mới của Ban Chấp
hành Trung ương, Bộ Chính trị, những bài viết có liên quan trên tạp chí lý luận,
tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta là rất cần thiết để chuẩn bị bài giảng.
Nếu kiến thức được chuẩn bị trong bài giảng phong phú bao nhiêu thì bài giảng lại
càng có sức thuyết phục bấy nhiêu.
Thí dụ: khi giảng bài Tư tưởng Hồ Chí Minh cần chuẩn bị một số tư liệu về
Triết học trong khoa học tự nhiên; Khi giảng bài Ý thức xã hội cần tìm hiểu thêm
một số tập quán, thói quen của một số địa phương để làm rõ được cơ sở của ý thức


xã hội nằm trong tồn tại xã hội….
- Để có nguồn tư liệu phong phú, người giảng viên cần cập nhật những
thông tin hằng ngày qua nhiều kênh khác nhau như: báo; các bài viết trên tạp chí
chuyên ngành; đài phát thanh; đài truyền hình; Internet...Ngoài ra cần thu thập


thêm những thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
những số liệu thông qua các cuộc điều tra, nghiên cứu mới được công bố. Nếu
giảng viên biết khai thác những nguồn tư liệu, tài liệu đó một cách hợp lý để đưa
vào bài giảng, chắc chắn bài giảng sẽ sâu hơn, sinh động hơn.
Thứ ba: Xây dựng giáo án. Giáo án phải thể hiện được ba phần: Phần đặt
vấn đề; Phần nội dung bài giảng và phần kết luận.
- Ở phần đặt vấn đề nên tùy theo đặc điểm nội dung của bài song cần dẫn
dắt người nghe vào sự tiếp nhận thông tin bằng sự hào hứng, tâm lý chủ động, tích
cực . Có thể có nhiều cách như: Đặt vấn đề thật ấn tượng - đặt 1 câu hỏi mở; đưa 1
vấn đề đang được mọi người quan tâm có gắn với nội dung bài giảng. Hoặc có thể
dẫn dắt bằng hình ảnh (nếu giảng bằng phương tiện dạy học hiện đại).
Phần nội dung bài giảng cần căn cứ vào tài liệu học tập, giáo trình để nêu rõ nội
dung gồm mấy phần lớn, trong phần lớn có bao nhiêu phần nhỏ, phần nhỏ gồm
những chi tiết nào. Trong các mục để nhấn mạnh các ý quan trọng cần trình bày, có
thể quy định bằng các ký hiệu riêng: dấu -, +, * nhưng phải thống nhất, chặt chẽ.
- Phần kết luận cần nêu kết tóm tắt nội dung bài giảng, nhắc nhở điểm cần
lưu ý. Đây là công đoạn đòi hỏi giảng viên phải thực hiện nhằm tạo dấu ấn ghi nhớ
sâu của người học. Muốn để lại “dư âm” sau bài giảng, giáo viên có thể: hệ thống
bài 1 cách ngắn gọn nhất hoặc hỏi 1 câu hỏi để học viên hình dung lại bài học, neo
chốt kiến thức.Cuối cùng giảng viên phải nêu câu hỏi, hoặc vấn đề chuẩn bị thảo
luận, thời gian không nên dài ( tối đa 10 phút)
- Khi chuẩn bị đề cương bài giảng, nhất là giảng viên mới (chưa có nhiều
kinh nghiệm) người giảng cần phân bố thời gian cho từng vấn đề, phân bố càng chi
tiết về thời gian và thực hiện nghiêm túc quỹ thời gian đã phân bổ sẽ khắc phục

được tình trạng “cháy giáo án”, hoặc tránh được tình trạng “đầu voi đuôi chuột”,
mất cân đối trong việc thực hiện bài giảng...
- Việc chuẩn bị bài giảng không nên quan niệm chỉ soạn giáo án một lần là
xong sẽ dẫn đến tình trạng gọi là “giáo án chết”. Bởi vì, thực tiễn luôn vận động, phát
triển, mỗi lớp học, người học có yêu cầu khác nhau, nên không thể coi chỉ soạn giáo
án một lần mà phải thường xuyên bổ sung những tư liệu mới, những sự kiện mới
trong giáo án để bài giảng sinh động và gắn với hơi thở của cuộc sống. Đặc điểm của
công tác giáo dục lý luận chính trị, lại càng không cho phép chỉ soạn giáo án một lần
là xong. Đó là vấn đề người giảng viên cần hết sức lưu ý. Người giảng viên nên tập
cho mình một thói quen, giống như sự phản xạ nghề nghiệp, đó là khi bắt gặp bất kỳ
một thông tin nào có liên quan đến bài giảng thì ghi chép ngay để sau đó ghi chú vào


bài giảng.Khi soạn giảng nên chỉ soạn trên một mặt giấy, mặt còn lại để giành cho
phần bổ sung, cập nhật kiến thức cho bài giảng.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp giảng dạy để giảng viên có thể sử dụng
kết hợp với phương pháp thuyết trình để thực hiện bài giảng, nhưng việc sử dụng
các phương pháp cũng cần lưu ý một số vấn đề như là: tuỳ từng nội dung để lựa
chọn các phương pháp cho phù hợp; không nên sử dụng quá nhiều phương pháp
trong một buổi học; sử dụng các phương pháp cũng phải đúng quy trình. Bên cạnh
đó, việc lựa chọn các phương tiện dạy học cũng như vậy, không nên quá lạm dụng
các phương tiện mà chỉ dùng chúng để hỗ trợ bài giảng. Do đó, ngay từ khâu soạn
giáo án, chuẩn bị bài giảng, giảng viên cần phải lựa chọn sao cho phù hợp với nội
dung, với đối tượng học viên.



×