Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Đề xuất giải pháp thi công đảm bảo tiến độ các công trình đập đất trên địa bản tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 107 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết quả
nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.

Tác giả luận văn

Vũ Văn Hiển

1

i


LỜI CẢM ƠN
Đề tài: “Đề xuất giải pháp thi công đảm bảo tiến độ các công trình đập đất trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng” được hoàn thành tại trường Đại học Thuỷ lợi - Hà Nội. Trong suốt
quá trình nghiên cứu, ngoài sự phấn đấu nỗ lực của bản thân, tác giả đã nhận được sự
chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo, của bạn bè và đồng nghiệp.
Có được kết quả này, lời đầu tiên tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến
Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Trọng Tư người trực tiếp hướng dẫn, dành nhiều thời
gian, tâm huyết hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dậy trong thời gian học cao
học tại Trường Đại học Thuỷ lợi, các thầy cô giáo trong Khoa Công trình thuộc
Trường Đại học Thuỷ lợi nơi tôi làm luận văn đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt kiến
thức để tôi có thể hoàn thành được luận văn này.
Những lời sau cùng tác giả xin dành cho gia đình, cùng các đồng nghiệp trong phòng,
cơ quan đã chia sẻ khó khăn và tạo điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành được luận
văn tốt nghiệp này.
Vì thời gian thực hiện Luận văn có hạn nên không thể tránh được những sai sót, Tôi


xin trân trọng và mong được tiếp thu các ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô, bạn bè và
đồng nghiệp.

2

i


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................V
DANH MỤC HÌNH VẼ .............................................................................................. VI
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
......................3
1.1 Tổng quan về biện pháp thi công xây dựng công trình .............................................3
1.1.1 Tiến độ thực hiện thi công xây dựng công trình trong thời gian qua ...................3
1.1.2 Thành tựu đạt được trong những năm gần đây về công trình xây dựng trong
nước. ..............................................................................................................................5
1.2 Tổng quan về biện pháp thi công công trình đập đất ................................................9
1.2.1 Yêu cầu về vật liệu đắp đập..................................................................................9
1.2.2 Phân đợt, phân đoạn thi công đập đất.................................................................11
1.2.3 Thi công đắp và hoàn thiện đập..........................................................................12
1.3 Tình hình tổ chức thi công các công trình đập đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
trong
những
năm
..............................................................................................16

gần


1.3.1
Điều
kiện
tự
Đồng......................................................................16

của

nhiên

đây
tỉnh

Lâm

1.3.2
Tình hình tổ chức thi công công trình đập đất trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng............18
1.3.3 Thành tựu đạt được trong lĩnh vực xây dựng thủy lợi tại tỉnh Lâm Đồng .........20
Kết luận chương 1 .........................................................................................................21
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG
TRÌNH
ĐẬP ĐẤT

...................................................................................................................22

2.1. Cơ sở pháp lý trong biện pháp tổ chức thi công xây dựng công trình. ..................22
2.1.1. Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc hội khóa 13 nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. ..........................................................................22
2.1.2. Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng

và bảo trì công trình xây dựng.......................................................................................22
2.1.3. Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình...................................................................................................23
3

3


2.1.4. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng hiện hành .................................................25
2.2. Đặc điểm của các công trình thủy lợi (CTTL) .......................................................27
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến thi công xây dựng công trình đập đất trên địa bàn

4

4


các tỉnh Tây Nguyên .....................................................................................................28
2.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, thời tiết........................................................28
2.3.2. Nhân tố kỹ thuật ..................................................................................................31
2.3.3. Nhân tố quản lý tổ chức thi công ........................................................................33
2.3.4. Nhân tố ảnh hưởng khác ...............................................................................................................35
2.3.5. Phương pháp hạn chế các tác động đến quá trình thi công xây dựng công trình
đập đất trên các tỉnh Tây Nguyên.
.........................................................................................................36

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH ĐẬP ĐẤT ĐẢM
BẢO TIẾN ĐỘ THI CÔNG TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG
..............................................................38
3.1. Giới thiệu về Công trình thủy lợi Đa Sị tỉnh Lâm Đồng........................................38

3.1.1. Các hạng mục công trình chính và thông số kỹ thuật ......................................................39
3.1.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................................................44
3.2. Đặc điểm và tình hình thi công công trình đập đất tại tỉnh Lâm Đồng..................45
3.2.1. Đặc điểm thi công ............................................................................................................................45
3.2.2. Tình hình thi công công trình đập đất tại tỉnh Lâm Đồng ..............................................48
3.3. Giải pháp đảm bảo tiến độ thi công công trình đập đất thuộc dự án hồ Đa Sị tỉnh
Lâm Đồng ...................................................................................................................49
3.3.1. Lựa chọn biện pháp thi công hợp lý...................................................................49
3.3.2. Đề xuất phương án dẫn dòng trong thi công .......................................................53
3.3.3. Đề xuất quản lý tiến độ .......................................................................................60
3.3.4. Xây dựng tiến độ thi công công trình hợp lý ......................................................62
Kết luận chương 3 .........................................................................................................74
KẾT LUẬN ...................................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................76

5

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2 1: Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về thủy lợi hiện hành .........................................25
Bảng 3.1. Các thông số cơ bản của hồ...........................................................................39
Bảng 3.2. Các thông số cơ bản đập đất .........................................................................40
Bảng 3.3: Dòng chảy lũ thi công hồ Đa Sị ....................................................................55
Bảng 3.4: Tổng hợp các khối lượng chính của các phương án .....................................59
Bảng 3.5. Tốc độ đắp với chiều cao mỗi khối đắp bằng 1,5m ......................................62
Bảng 3.6: Thời gian thi công công việc.........................................................................68

6


6


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1. 1: Công trình Hồ Thủy điện Ka La (Di Linh) ....................................................6
Hình 1. 2: Xây dựng đê báo kết hợp cống ngăn triều, ngăn lũ chống ngập cho Thành
phố Hồ Chí Minh.............................................................................................................8
Hình 1. 3: Sơ đồ khối của quy trình đắp đập đất...........................................................12
Hình 3. 1: Bình đồ lòng hồ Đa Sị ..................................................................................38
Hình 3.2 Đắp lên đều toàn mặt cắt ................................................................................50
Hình 3.3 Đắp lên đều theo mặt cắt chống lũ .................................................................50
Hình 3.4. Phân đợt đắp đập ...........................................................................................64
Hình 3.5. Trắc ngang đại diện tuyến đập ......................................................................64
Hình 3. 6: Kế hoạch thi công công trình theo sơ đồ ngang...........................................69
Hình 3. 7: Biểu đồ phân bổ vốn đầu tư xây dựng công trình ........................................70
Hình 3.8: Hình thức đưa vốn đầu tư vào công trình tăng dần theo thời gian................70
Hình 3.9. Biểu đồ tích lũy vốn đầu tư xây dựng công trình..........................................71

7

7


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành xây dựng là một trong những ngành kinh tế lớn nhất của nền kinh tế quốc dân,
nó chiếm vị trí chủ chốt ở khâu cuối cùng trong quá trình sáng tạo nên cơ sở vật chất
kỹ thuật và tài sản cố định. Ngành xây dựng chiếm một nguồn kinh phí khá lớn của
ngân sách quốc gia và xã hội, thường chiếm khoảng 10-20% GDP. Nó đóng góp cho

nền kinh tế quốc dân một khối lượng sản phẩm rất lớn, ngoài ra còn giữ vai trò quan
trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để sản phẩm tạo ra trong
quá trình xây dựng đạt hiệu quả cao về kinh tế cũng như chất lượng thì biện pháp tổ
chức thi công đóng góp một phần hết sức quan trọng.
Hiện nay, biện pháp tổ chức thi công đang ngày càng được chú trọng và mang tính
chuyên nghiệp hơn, nó tỷ lệ thuận với quy mô, chất lượng công trình và năng lực cũng
như tham vọng của các đơn vị liên quan. Kinh nghiệm cho thấy công trình có yêu cầu
cao về chất lượng, tiến độ thi công, hiệu quả kinh tế … thì đòi hỏi cần có một biện
pháp thi công hợp lý.
Trên tinh thần đó tác giả xin đặt vấn đề: “Đề xuất giải pháp thi công đảm bảo tiến
độ các công trình đập đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” để làm đề tài nghiên cứu
của mình. Bởi lẽ, thực trạng thi công các công trình đập đất trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng đang gặp rất nhiều khó khăn bởi nhiều yếu tố bên ngoài tác động.
2. Mục đích của đề tài
Luận văn nghiên cứu về giải pháp thi công công trình đập đất từ đó đề xuất các giải
pháp thi công đảm bảo tiến độ đối với các công trình đập đất trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
a. Cách tiếp cận

1

1


Dựa trên cơ sở hệ thống lý luận cơ bản về xây dựng công trình thủy lợi và quản lý tiến
độ thi công, từ đó đưa ra các giải pháp thi công để xem xét, nghiên cứu giải quyết vấn
đề.

2


2


b. Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết các vấn đề của đề tài, Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu
sau: Phương pháp điều tra khảo sát, Phương pháp thống kế, Phương pháp phân tích so
sánh và Phương pháp phân tích tổng hợp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là biện pháp thi công công trình đập đất.
b. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Trong đề tài này, luận văn đi sâu nghiên cứu biện pháp thi công
công trình đập đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nhằm đảm bảo tiến độ thi công.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a.

ngh a hoa h c

Đề tài hệ thống hóa lý luận cơ bản về lĩnh vực thi công xây dựng công trình, trên cơ sở
đó chỉ ra một số biện pháp thi công nhằm chọn được biện pháp thi công hợp lý, đảm
báo tiến độ dự án đề ra.
b.

ngh a th c ti n

Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong việc thi công các công trình
đập đất trên cả nước nói chung và các công trình đập đất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
nói riêng.
6. Kết quả đạt được

+ Tổng quan về thi công xây dựng công trình.
+ Cơ sở khoa học, lý luận trong tổ chức thi công công trình đập đất.
+ Đã đưa ra được giải pháp thi công công trình đập đất nhằm đảm bảo tiến độ thi công
công trình đập đất Đa Sỵ tại tỉnh Lâm Đồng.

3

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH
1.1 Tổng quan về biện pháp thi công xây dựng công trình
1.1.1 Tiến độ th c hiện thi công xây d ng công trình trong thời gian qua
Trong những thập kỷ qua đặc biệt sau ngày thống nhất đất nước được sự quan tâm của
Đảng và Chính phủ đã đầu tư xây dựng được hệ thống công trình thuỷ lợi đồ sộ: 1967
hồ chứa, 10.000 trạm bơm, 8.000 km đê sông đê biển phục vụ phát triển các ngành
kinh tế, phát triển nông nghiệp, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, đào tạo gần trăm nghìn
cán bộ làm công tác thuỷ lợi từ Trung ương đến địa phương ... do vậy góp phần quan
trọng đưa Việt nam từ chỗ thiếu lương thực trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ
hai trên thế giới. Bộ mặt nông thôn mới không ngừng đổi thay, an ninh lương thực, an
toàn trước thiên tai, ổn định xã hội, sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường được cải
thiện. Tuy nhiên, do tốc độ nhanh của quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá đã
khiến cho nhiều hệ thống công trình thuỷ lợi không đáp ứng kịp kể cả về quy mô lẫn
sự lạc hậu của nó. Trước một thách thức mới của nhân loại là cuộc chiến chống biến
đổi khí hậu mà Việt Nam là một trong 5 nước được đánh giá là ảnh hưởng nặng nề
nhất, đòi hỏi cái nhìn toàn diện, một giải pháp tổng thể kể cả trước mắt và lâu dài. Báo
cáo đề cập đến hiện trạng hệ thống công trình thuỷ lợi, những thách thức và đề xuất
các giải pháp phát triển thuỷ lợi Việt Nam trong điều kiện mới


[1]

.

Nền kinh tế nước ta vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho
đầu tư xây dựng các cơ sở hà tầng pháp triển. Nhà nước ban hành nhiều cơ chế chính
sách tạo tiền đề cho việc tăng cường công tác quản lý tổ chức lại bộ máy, giải phóng
năng lực sản xuất và mở rộng các hình thức huy động vốn. Chính phủ tiếp tục ưu tiên
đầu tư xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng nhằm làm tăng năng lực và chất lượng dịnh vụ
vận tải. Ngoài việc tập trung tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho xây dựng thủy lợi từ các
nguồn đặc biệt, vay tín dụng ưu đãi, phát hành trái phiếu chính phủ, chính phủ đặc biệt
quan tâm chỉ đạo, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc lớn như trả nợ khối
lượng hoàn thành, ứng trước vốn kế hoạch, tháo gỡ khó khăn về tài chính cho các

4

4


doanh nghiệp.. giao trách nhiệm đến cho các địa phương trong công tác bảo vệ hành
lang đê, an toàn chống lũ, giải phóng mặt bằng... Quốc hội, Chính phủ đã có các nghị

5

5


quyết về chống đầu tư dàn trải, chống thất thoát, nợ đọng trong xây dựng thủy lợi. Tuy
vậy thời gian qua ngành xây dựng thủy lợi cũng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù nhà nước
tăng cường vốn đầu tư nhưng các dự án trong nước vẫn thiếu vốn nghiêm trọng. Nhiều

dự án dở dang phải tạm đình hoãn, các dự án quan trọng, cấp bách không có vốn để
triển khai.
Ngành xây dựng công trình thủy lợi đã có nhiều giải pháp quyết liệt trong công tác
quản lý chất lượng, tiến độ công trình. Năm 2013, được chọn là Năm kỷ cương, chất
lượng, tiến độ và an toàn. Năm 2014, sẽ tiếp tục xiết chặt trách nhiệm các chủ thể tham
gia dự án (chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và nhà thầu
xây lắp); đưa các chủ thể này đi vào hoạt động nề nếp, kỷ cương, và trách nhiệm hơn
nữa để bảo đảm tuyệt đối chất lượng, tiến độ các công trình xây dựng thủy lợi.
Công tác quản lý hiện trường đã tăng cường các đoàn kiểm tra, kiểm định chất lượng
các công trình, xử lý nghiêm khắc đối với các công trình có dấu hiệu yếu kém về chất
lượng, tiến độ. Đã xây dựng 75 hệ thống thủy lợi lớn, 1967 hồ chứa dung tích trên 0.2
3

triệu m , hơn 5.000 cống tưới, tiêu lớn, trên 10.000 trạm bơm lớn và vừa có tổng công
suất bơm 24,8x106m3/h, hàng vạn công trình thủy lợi vừa và nhỏ.
Đã xây dựng 5.700 km đê sông, 3.000 km đê biển, 23.000 km bờ bao và hàng ngàn
cống dưới đê, hàng trăm km kè và nhiều hồ chứa lớn tham gia chống lũ cho hạ du, các
hồ chưa lớn thuộc hệ thống sông Hồng có khả năng cắt lũ 7 tỷ m3, nâng mức chống lũ
cho hệ thống đê với con lũ 500 năm xuất hiện một lần. Tổng năng lực của các hệ thống
đã bảo đảm tưới trực tiếp 3,45 triệu ha, tạo nguồn cho 1,13 triệu ha, tiêu 1,4 triệu ha,
ngăn mặn 0,87 triệu ha và cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha; cấp và tạo nguồn cấp nước 56 tỷ m3/năm cho sinh hoạt, công nghiệp, du lịch, dịch vụ...; Cấp nước sinh hoạt nông
thôn đạt 70-75% tổng số dân …Thông qua công tác kiểm tra, kiểm định, phát hiện
những sai phạm của các chủ thể, xử lý nghiêm túc, công bố công khai trước dư luận,
mang đến những phản ứng tích cực cho xã hội. Các tổ chức và cá nhân tham gia dự án
cũng đã chủ động khắc phục các sai sót và ý thức trách nhiệm hơn, giám nhìn thẳng
vào sự thật, không tránh né.
Trong công tác quản lý tiến độ công trình: Đã có chuyển biến cả về nhận thức và hành
6

6



động của các cơ quan tham gia dự án đầu tư xây dựng. Hiện nay, tình trạng công trình
bị chậm tiến độ đã giảm rõ rệt; nhiều dự án, công trình đã hoàn thành vượt tiến độ với
chất lượng cao, phát huy được hiệu quả khi đưa vào sử dụng.
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Do đó, một trong những mục tiêu
hàng đầu của Việt Nam là tập trung xây dựng công trình thủy lợi hiện đại nhằm đáp
ứng quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì thế, ở Việt Nam nguồn vốn đầu tư
xây dựng công trình thủy lợi chiếm tỷ trọng khá lớn và đóng vai trò quan trọng trong
nguồn vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách Nhà nước.
Mặc dù ưu tiên đầu tư, nhưng theo số liệu của Tổng cục thủy lợi đưa ra cho thấy, ở
nước ta chỉ có 1% các công trình xây dựng công trình thủy lợi đúng tiến độ, chủ yếu
tập trung vào các công trình trọng điểm quốc gia. Còn lại hầu hết các dự án đều chậm
tiến độ, cá biệt có công trình chậm trễ kéo dài nhiều năm.
Tiến độ thi công công trình bị chậm trễ do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên
nhân khách quan như: ảnh hưởng điều kiện thời tiết, vướng mắc trong giải phóng mặt
bằng và đền bù giải tỏa, xử lý kỹ thuật, phát sinh bổ sung, điều chỉnh thiết kế, nguồn
vốn cho công trình bị cắt giảm so với kế hoạch đã bố trí... Bên cạnh đó, có nguyên
nhân chủ quan từ phía nhà thầu như: không đáp ứng năng lực nên không tập trung đầy
đủ vật tư, nhân lực, máy móc thiết bị để thi công; có trường hợp cố tình kéo dài thời
gian thi công để chờ bổ sung chênh lệch chi phí nhân công, vật liệu, tổ chức thi công
không khoa học... và cũng có trường hợp do năng lực quản lý điều hành của Chủ đầu
tư, đơn vị điều hành dự án còn hạn chế

[1]

.

Việc kéo dài thời gian thi công xây dựng công trình gây chậm trễ đưa công trình vào

khai thác sử dụng dẫn đến giảm hiệu quả đầu tư, bên cạnh đó còn làm tăng tổng mức
đầu tư do phải bổ sung chi phí phát sinh và ảnh hưởng đến tiến độ quyết toán dự án
hoàn thành.
1.1.2 Thành t u đạt được trong những năm gần đây về công trình xây d ng trong
nước.
Nhìn vào công trình thủy lợi Việt Nam hiện nay, phần nào cho thấy vị trí quan trọng
7

7


và sự lớn mạnh của ngành thủy lợi trong nỗ lực suốt nửa thế kỷ qua để khẳng định vị
trí của một nền kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước. Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế thì hiện nay ngành thủy lợi là 1 ngành
có khả năng dẫn dắt nền kinh tế và đem lại nguồn thu nhập quốc dân rất lớn.

Hình 1. 1: Công trình Hồ Thủy điện Ka La (Di Linh)
Mạng lưới đô thị quốc gia hiện đã được sắp xếp lại, mở rộng và phát triển hơn 720 đô
thị trên cả nước, cùng 150 khu công nghiệp và khu kinh tế, đã góp phần quan trọng tạo
động lực phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở cả 2 khu vực đô thị
và nông thôn.
Một số thành tựu về xây dựng các công trình thủy lợi trong các năm qua ở các địa
phương được kể đến như:
Thành phố Hà Nội: Bộ Nông nghiệp đã hoàn thiện quy hoạch tiêu thoát nước cho hệ
thống sông Nhuệ trong đó có Thành phố Hà Nội và đã được Chính phủ phê duyệt theo

6

6



Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 01/7/2009, trong đó có đề xuất hệ thống CTTL nhằm
giảm úng ngập cho thành phố cụ thể:

7

7


3

- Xây mới cống, trạm bơm Liên Mạc làm nhiệm vụ tưới tiêu kết hợp (170m /s) và tiếp
nước cải thiện môi trường sông Tô Lịch.
3

- Xây dựng mới các trạm bơm: Nam Thăng Long (9m /s); Trạm bơm Yên Sở II
3

3

3

(45m /s), Yên Sở III (55m /s); trạm bơm Đông Mỹ (35m /s).
3

3

- Xây dựng mới các trạm bơm: Yên Nghĩa (120m /s); Trạm bơm Yên Thái (54m /s)
3


kết hợp trạm bơm Đào Nguyên (15m /s).
Thành phố Hồ Chí Minh: Bộ Nông nghiệp đã hoàn thiện quy hoạch chống ngập úng
cho Thành phố và đã được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1547/QĐ-TTg
ngày 28/10/2008.
Bộ Nông nghiệp và PTNT với tư cách là Trưởng ban Chỉ đạo đang chỉ đạo các đơn vị
tư vấn của Bộ, thành phố Hồ Chí Minh và Long An sớm hoàn thiện báo cáo đầu tư xây
dựng các cống ngăn triều lớn trong vùng (xem Hình 2).
Thành phố Cần Thơ: Bộ Nông nghiệp và PTNT đang chỉ đạo đơn vị tư vấn lập Quy
hoạch thuỷ lợi chống ngập úng thành phố Cần Thơ làm cơ sở để đầu tư xây dựng công
trình chống ngập úng cho thành phố. Ngoài ra quy hoạch thuỷ lợi cho các tỉnh thành
phố khác sẽ được triển khai sớm theo chỉ đạo của Chính phủ.
Đối với đồng bằng sông Hồng: Hoàn thành xây dựng các hồ chứa trên thượng nguồn để
cùng tham gia cắt lũ cùng với việc nâng cấp hệ thống đê sông đảm bảo an toàn cho hạ
du (theo chương trình nâng cấp đê sông vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
Tiếp tục tiến hành nâng cấp và hoàn thiện hệ thống đê biển, đê cửa sông và các cống
dưới đê, kết hợp bổ sung diện tích rừng ngập mặn ven biển. Xây dựng các đập ngăn
sông để chống nước biển dâng và xâm nhập mặn sâu vào đất liền. Đầu tư nâng cấp, hiện
đại hóa hệ thống công trình thủy lợi bao gồm: các trạm bơm tưới, tiêu, các cống, …
Duyên hải miền Trung: Ngoài những biện pháp công trình ở trên trong vùng này cần
tập trung sắp xếp phân bố lại quy hoạch dân cư, phát triển kinh tế xã hội xa những
vùng có nguy cơ rủi ro thiên tai. Xây dựng các công trình tránh trú an toàn khi có thiên

8

8


tai xảy ra như các tuyến đường vượt lũ, nhà tránh trú bão, …Thành lập các Trung tâm
phòng tránh thiên tai ở các địa phương để chỉ huy trực tiếp trước, trong và sau khi có


9

9


thiên tai. Xây dựng các hệ thống cảnh báo, bản đồ dự báo rủi ro: ngập lụt, hạn hán, các
kịch bản nước biển dâng, xâm nhập mặn, … đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng
trong việc phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
Đồng bằng sông Cửu Long: Vùng này được đánh giá là chịu ảnh hưởng lớn nhất do biến
đổi khí hậu từ hai phía thượng nguồn và từ phía biển. Đối với thượng nguồn tiếp tục
tham gia tích cực trong Ủy hội sông Mê Công cùng cam kết sử dụng hợp lý tài nguyên
nước và bảo vệ môi trường. Xây dựng hệ thống đê biển kết hợp với các cống ngăn mặn
tại các cửa sông lớn. Trước mặt quy hoạch xây dựng các cống trên sông Cái Lớn – Cái
Bé nhằm ngăn mặn, giữ ngọt cho vùng BĐCM; xây dựng các cống ngăn mặn: Giao
Hòa, Bến Tre tại tỉnh Bến Tre bảo đảm cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và phát triển
nông nghiệp; bờ bao khép kín tại một số vùng (Đồng Tháp, An Giang) kết hợp với các
cống điều tiết để lấy nước thau chua rửa phèn, lấy phù sa vào chủ động.

Hình 1. 2: Xây dựng đê báo kết hợp cống ngăn triều, ngăn lũ chống ngập cho
Thành phố Hồ Chí Minh

10

10


Nhìn lại phát triển thủy lợi trong nhiều năm qua kể từ khâu quy hoạch, xây dựng đến
quản lý vận hành còn có nhiều hạn chế, chẳng hạn như hệ thống tiêu của Đại công
trình Bắc Hưng Hải khi có mưa lớn trong nội đồng cũng phải tính đến chuyện bơm
tiêu ra các sông lớn do quá trình đô thị hóa đã nâng hệ số tiêu lên nhiều lần; mặn đã

xâm nhập sâu vào trong sông khiến việc lấy nước rất khó khăn; các công trình đầu tư
dang dở, không khép kín ở ĐBSCL đã không phát huy được tác dụng; mưa lũ lớn kết
hợp với triều cường khiến cho việc tiêu thoát và thời gian ngập kéo dài, mức độ trầm
trọng đặc biệt trong các thành phố lớn và các thành phố ven biển ĐBSCL. Vùng duyên
hải miền Trung và miền núi phía Bắc luôn phải đối mặt với rủi ro khi có thiên tai xảy
ra mà chưa có giải pháp thật căn cơ. Hệ thống quản lý vận hành chậm đổi mới, cùng
với hệ thống công trình lạc hậu, chưa quan tâm đến công tác sử dụng đội ngũ kỹ sư
thủy lợi ở một số địa phương, ngoài ra còn nhiều yếu tố khác đã kìm hãm sự phát triển
của thủy lợi. Trước những thách thức mới trong điều kiện công nghiệp và đô thị hóa,
biến đổi khí hậu đòi hỏi chúng ta phải nhìn lại từ khâu chiến lược, quy hoạch, … quản
lý vận hành cho tất cả các hệ thống công trình thủy nông, lưu vực. Các giải pháp được
đề xuất ở đây đều xem xét cả trước mắt và không mâu thuẫn với lâu dài. Hệ thống đê
biển Nam Trung bộ đến đồng bằng sông Cửu Long đã được Chính phủ phê duyệt là
một minh chứng rõ nhất về giải pháp trước mắt và lâu dài. Tuy nhiên, tính lồng ghép,
phối hợp giữa các Bộ và giữa các địa phương còn nhiều hạn chế, dẫn đến nhiều công
trình không được kết hợp (thủy lợi, giao thông, quốc phòng, Công Thương …), làm đi
làm lại nhiều lần, kém hiệu quả, chưa tuân thủ theo các văn bản pháp luật. Trước
những yêu cầu và thách thức mới đó, đòi hỏi người làm công tác quản lý thủy lợi phải
đổi mới để phát triển không ngừng, áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ của
thế giới vào thực tiễn Việt Nam. Kết hợp, lồng ghép chặt chẽ với các ngành khác đảm
bảo lợi dụng tổng hợp mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra không thể có được những giải
pháp hữu hiệu nếu không có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, các tổ chức nước ngoài
[2]

và sự tham gia của tất cả người dân .
1.2 Tổng quan về biện pháp thi công công trình đập đất
1.2.1 Yêu cầu về vật liệu đắp đập

9


9


Vật liệu đắp đập cần phải thỏa mãn các yêu cầu làm việc của các bộ phận trong thân

10

10


đập, cụ thể là:
- Vật liệu đắp đập đất đầm nén phải là đất có các chỉ tiêu cơ lý lực học tương đối giống
nhau, vật liệu làm bộ phận lọc tiêu thoát nước phải thỏa mãn cá yêu cầu ổn định thấm
trong nền đập, thân đập, hai vai đập vùng bờ tiếp giáp và mang các công trình đặt
trong đập để không gây ra thấm vượt quá lưu lượng và vận tốc cho phép, gây xói
ngầm, bóc cuốn trôi vật liệu uy hiếp tính bền vững và tuổi thọ công trình.
- Các vật liệu dùng trong đập đất đầm nén nhiều khối, ngoài việc phải đảm bảo các yêu
cầu chung về tính bền vững và tính chịu lực còn phải thỏa mãn các yêu cầu khác của
từng bộ phận trong thân đập, chủ yếu các bộ phận sau:
+ Bộ phận chống thấm: vật liệu phải thỏa mãn yêu cầu chống thấm tốt và đảm bảo tính
bền vững lâu dài;
+ Bộ phận chuyển tiếp: Ngoài các yêu cầu chung, vật liệu ở các bộ phận này cần có
cấp phối hạt phù hợp để không cho vật liệu của hai khối di chuyển vào các kẽ rỗng của
nhau trong quá trình làm việc;
+ Bộ phận gia tải: Phải đảm bảo đập ổn định không bị trượt, sạt trong quá trình làm
việc dưới tác dụng của các loại lực và trọng lượng bản thân;
+ Bộ phận lọc tiêu thoát nước: Phải đảm bảo lọc tiêu thoát nước thấm qua thân đập và
nền đập, hạ thấp được đường bão hòa không cho thoát ra trên mái đập.
- Về trữ lượng đất đắp đập cần phải tính toán và có kế hoạch khai thác sao cho phù
hợp với tiến độ và năng lực của nhà thầu. Bởi lẽ:

+ Khi khai thác, vận chuyển vật liệu về quá nhiều mà tốc độ đắp đập thấp sẽ làm cho
khối vật liệu ùn ứ trên mặt đập dẫn đến khối đắp bị bị kém chất lượng, không đạt đủ
độ chặt thiết kế do trong quá trình san rải không đều, độ ẩm của đất không kiểm soát
được (phụ thuộc vào thời tiết).
+ Khi khai thác vật liệu không đủ để đắp sẽ làm quá trình thi công chậm lại, đồng
nghĩa với tiến độ thi công bị kéo dài.

11

11


1.2.2 Phân đợt, phân đoạn thi công đập đất.
- Đập đất thường có khối lượng đào đắp lớn, phải thi công trong nhiều năm, mùa mưa
có thời đoạn phải ngừng thi công, do đó khi thi công cần nghiên cứu phân đợt thi công
và biện pháp xử lý nhằm tránh mọi hư hỏng và sự cố tại các mặt nối tiếp hoặc các khe
thi công.
- Việc phân đợt, phân đoạn thi công cần căn cứ tình hình cụ thể của công trình như:
loại hình đập, điều kiện địa chất nền đập, năng lực tổ chức thi công của nhà thầu, các
bộ phận chống thấm và tiêu thoát nước, v.v... để xác định. Nói chung, cần tuân thủ các
nguyên tắc sau:
+ Không được tạo ra các khe thi công đắp đất trên mặt bằng liên thông từ thượng lưu
xuống hạ lưu đập;
+ Khi bảo vệ mái đập thượng lưu cần thi công phù hợp với yêu cầu ngăn lũ và tích
nước hồ;
+ Khi thi công khối gia tải tăng ổn định nền và chân khay hạ lưu thì cần coi nó như
một bộ phận của mặt cắt đập chính thức để tiến hành thiết kế. Đỉnh của khối gia tải
này phải nằm trên điểm ra của đường bão hòa mặt cắt đập thi công đợt 1.
- Khi thi công chặn dòng cần chú ý các vấn đề sau:
+ Cần kiểm tra ổn định của đoạn đập đất thi công trong giai đoạn này, do phải thi công

nhanh để vượt lũ, trong thân và nền đập có khả năng xuất hiện áp lực kẽ rỗng lớn, nhất
là đối với đập đất đồng chất và đập có lõi dày và với đất có độ ẩm cao;
+ Đoạn đập này thi công có mái dốc hướng ngang nhỏ hơn để đảm bảo tiếp giáp tốt
giữa các khối tránh phát sinh nứt theo chiều ngang đập, nếu mái dốc lớn phải có biện
pháp đầm nén đạt độ chặt cao hơn so với thiết kế.
- Công tác dọn sạch hố móng đập cần thực hiện phù hợp với tiến độ thi công. Các bộ
phận chống thấm nền đập (sân phủ, tường chống thấm) phải hoàn thành toàn bộ phần
nằm dưới mực nước tích tương ứng.

11

11


- Tiến độ đắp đập cần phù hợp với tính chất từng loại vật liệu trong thân đập và tính

12

12


chất nền đập để đảm bảo đập không bị phá hoại trong quá trình thi công do:
+ Nền bị lún đột ngột đối với nền mềm yếu;
+ Khối đất đắp loại sét, á sét bị nứt nẻ, nhất là ở đoạn đập giáp vai đập;
+ Áp lực kẽ rỗng trong đập tăng làm giảm ứng suất hiệu quả, nhất là đất có hệ số thấm
nhỏ và hệ số nén lún lớn;
+ Khi thiết kế tổ chức thi công cần khống chế tốc độ lên đập đối với từng đập cụ thể.
1.2.3 Thi công đắp và hoàn thiện đập

13


13


×