Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Hình tượng nhân vật meggie trong tiểu thuyết tiếng chim hót trong bụi mận gai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.25 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**************

PHẠM THỊ THU TRANG

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT MEGGIE
TRONG TIỂU THUYẾT

TIẾNGCHIMHÓTTRONGBỤIMẬN
GAI (COLLEEN MCCULLOUGH)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

HÀ NỘI – 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**************

PHẠM THỊ THU TRANG

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT MEGGIE
TRONG TIỂU THUYẾT

TIẾNGCHIMHÓTTRONGBỤIMẬN
GAI (COLLEEN MCCULLOUGH)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài
Người hướng dẫn khoa học



ThS. ĐỖ THỊ THẠCH

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài: Hình tượng nhân vật Meggie
trong tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai (Colleen McCullough), tôi
đã nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong khoa Ngữ văn,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Với tất cả lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
và sâu sắc nhất của mình tới Thạc sĩ Đỗ Thị Thạch, người đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Văn học nước ngoài, khoa
Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi nhất
hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và các
bạn trong nhóm khóa luận đã luôn tạo điều kiện, động viên, nhiệt tình giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2019
Người thực hiện

Phạm Thị Thu Trang


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong khóa luận là kết

quả nghiên cứu của bản thân, dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Đỗ Thị Thạch.
Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên cứu nào.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2019
Người thực hiện

Phạm Thị Thu Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát .................................................. 5
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
7. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
Chương 1. MEGGIE - CON CHIM HÓT TRONG BỤI MẬN GAI ......... 6
1.1. Khái niệm hình tượng nghệ thuật............................................................... 6
1.2. Đặc điểm hình tượng nhân vật Meggie...................................................... 7
1.2.1. Meggie - bông hồng tuyệt sắc ................................................................. 7
1.2.2. Meggie - con người cương quyết và mạnh mẽ ....................................... 8
1.2.3. Meggie - một trái tim giàu lòng yêu thương ......................................... 10
1.2.4. Meggie chung thủy trong tình yêu ........................................................ 12
1.2.5. Meggie - con người bi kịch ................................................................... 15
1.3. Meggie - con chim trong truyền thuyết.................................................... 26
1.3.1. Truyền thuyết về con chim của dân tộc Celtic...................................... 26
1.3.2. Hình ảnh biểu tượng “tiếng chim hót trong bụi mận gai” .................... 26

Tiểu kết........................................................................................................... 27
Chương 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
MEGGIE TRONG TIẾNG CHIM HÓT TRONG BỤI MẬN GAI
(COLLEEN MCCULLOUGH) ................................................................... 29
2.1. Meggie qua nghệ thuật kể, tả .................................................................. 29
2.1.1. Meggie qua nghệ thuật kể ..................................................................... 29
2.1.2. Meggie qua nghệ thuật tả ...................................................................... 33
2.2. Meggie được khắc họa qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm......... 37
2.2.1. Meggie qua ngôn ngữ đối thoại ............................................................ 37
2.2.2. Meggie qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm............................................... 40
2.3. Meggie được hiện lên trong những không gian nghệ thuật độc đáo ....... 43


2.3.1. Meggie với đảo Matlock ....................................................................... 44
2.3.2. Meggie với Drogheda............................................................................ 45
2.4. Meggie được xây dựng qua những mối quan hệ đa chiều ....................... 47
Tiểu kết........................................................................................................... 50
KẾT LUẬN .................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chắc hẳn bạn đọc yêu mến văn học, đặc biệt là văn học nước ngoài sẽ
không thể bỏ qua văn học Úc với những dấu ấn riêng đặc sắc. Một trong
những tên tuổi đã góp phần đưa văn học Úc đến với bạn đọc trên khắp thế giới
chính là Colleen McCullough. Colleen McCullough (01/06/1937 - 29/01/2015)
sinh tại Wellington ở tây trung bộ của New South Wales, là một nhà văn
người Úc nổi tiếng thế giới. Các tác phẩm Tiếng chim hót trong bụi mận gai,
Người đến từ thành Rome, Cuộc chạy trốn của Morgan,… của nữ văn sĩ rất

gần gũi với công chúng yêu sách. Tiếng chim hót trong bụi mận gai (The
Thorn Birds) có thể được xem là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Colleen
McCullough. Ngay khi vừa
được xuất bản vào năm 1977, tác phẩm đã làm say mê biết bao độc giả trên
khắp thế giới, được giới phê bình đánh giá cao, được dịch ra nhiều thứ tiếng
và được xếp ngang hàng với tác phẩm văn học kinh điển Cuốn theo chiều gió
(Margaret Mitchell). Selwa Anthony, người đại diện văn học và cũng là một
trong những người bạn thân nhất của McCullough nói: “Tôi nghĩ Tiếng chim
hót trong bụi mận gai cũng hay như Cuốn theo chiều gió, nhưng bối cảnh là
đất nước chúng tôi. Đó là một tác phẩm trên cả tuyệt vời, và khiến người ta
không ngừng mở đến trang cuối cùng” - (Báo Lao động) [9]. Năm 2003, tiểu
thuyết được đánh giá đứng thứ sáu mươi tư trong cuộc khảo sát The Big
Read của BBC. Suốt nhiều năm liền, Tiếng chim hót trong bụi mận gai là tác
phẩm ăn khách nhất ở phương Tây, nó thực sự là một tác phẩm đặc sắc, có
giá trị trong văn học phương Tây hiện nay. Một điều đặc sắc nữa là tác giả
của nó - Colleen McCullough không phải là nhà văn chuyên nghiệp, trước đó
hầu như không ai biết tiếng. Khi tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai
đem lại vinh dự cho tác giả thì bà vẫn chỉ là một nhân viên y tế bình thường.
Tiếng chim hót trong bụi mận gai là cuốn sách kinh điển về mối tình
lớn lao trong sáng của Meggie và cha Ralph de Bricassart. Một tình yêu làm
day dứt không thôi tâm trí của người đọc bởi dù đẹp nhưng đó là một tình yêu
không thể có được và bị ngăn cấm mãi mãi. Để làm nên thành công của kiệt
tác này là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố, trong đó hình tượng nhân vật đóng
vai trò quan trọng và được sự quan tâm của nhiều người. Trong tác phẩm quy
1


mô lớn này, với rất nhiều nhân vật, Meggie có thể coi là nhân vật trung tâm
của tác phẩm, cô chính là biểu tượng của cá tính mạnh mẽ và thách thức,
không cam chịu số phận và đã tìm cách cướp lấy hạnh phúc của mình từ tay

Chúa Trời. Đây có thể coi là một nhân vật đem lại thành công cho tác phẩm
nhưng theo những gì chúng tôi tìm hiểu được thì chưa có đề tài nào nghiên cứu
chuyên sâu về nhân vật này. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Hình tượng
nhân vật Meggie trong tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai (Colleen
McCullough)” với hi vọng khám phá được phần nào những đặc sắc và tài
năng của tác giả trong việc làm nên giá trị nghệ thuật, thành công cho tác
phẩm.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai (Colleen McCullough)
xuất bản cùng một lúc ở New York, San Francisco, London và Sydney vào
mùa xuân 1977. Ít lâu sau nó được dịch ra bảy thứ tiếng, được bạn đọc yêu
thích và giới phê bình không ngớt lời khen ngợi. Tiếng chim hót trong bụi
mận gai được thai nghén trong ngót bốn năm, rồi đầu mùa hè 1975, Colleen
McCullough bắt tay vào viết liền một mạch trong vòng mười tháng. Suốt thời
gian ấy, bà vẫn túi bụi với công việc ở bệnh viện, chỉ viết tác phẩm vào ban
đêm và chủ nhật. Trước đó, năm 1974 Colleen McCullough viết cuốn tiểu
thuyết đầu tiên có tên là Tim - kể về mối tình giữa một phụ nữ trung niên và
một người đàn ông kém tuổi - nhưng không có tiếng vang gì, Tiếng chim hót
trong bụi mận gai đã đem lại vinh dự cho bà.
Ở trang web của báo Lao Động:
suot-doi-ve-tinh-yeu-295282.bld, bài báo với tựa đề: “Colleen
McCullough - Tiếng hót mãnh liệt suốt đời về tình yêu” có viết: “Thiên tình
sử giữa Meggie và vị cha xứ điển trai Ralph trong Tiếng chim hót trong bụi
mận gai đã đem đến những thành công và vinh quang lớn nhất cho
McCullough” [9]. Cuốn sách bán chạy toàn cầu, suốt nhiều năm liền, nó
giữ vị trí là tác phẩm ăn khách nhất ở phương Tây. Tiếng chim hót trong
bụi mận gai là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Colleen McCullough, đã
được bán ra hơn ba mươi triệu bản toàn cầu, đưa nữ văn sĩ thành một trong



những tác giả đầu tiên của Úc thành công trên văn đàn thế giới. Sức ảnh
hưởng của tác phẩm còn là đề


tài cho điện ảnh, tác phẩm là một trong những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất
thế kỷ XX và đã được dựng thành loạt phim truyền hình ngắn tập được xem
nhiều nhất mọi thời đại. Bộ phim gồm sáu tập với nhan đề The Thorn Birds
sản xuất năm 1983. Bộ phim thành công, xuất sắc đoạt ba giải Emmy, giành
giải Quả cầu vàng năm 1983. Năm 1988, phim đã được chiếu rạp ở Việt Nam
(dùng băng video) với nhan đề Những con chim ẩn mình chờ chết.
Do trình độ ngoại ngữ còn hạn chế nên chúng tôi chỉ có thể tiếp cận vấn
đề qua các tài liệu nghiên cứu bằng tiếng Việt. Qua nghiên cứu, có thể điểm
qua các công trình nghiên cứu như sau:
Ở một số trang web như: với tiêu đề: “Tiếng
chim hót trong bụi mận gai - “Cuốn sách xấu xa” tuyệt vời nhất” chủ yếu nói
về tình yêu - một tình yêu trái cấm bất tử - của hai nhân vật chính Meggie và
cha Ralph: “Tình yêu trái cấm bất tử. Vì Meggie, cha Ralph, một tổng giám
mục, đã rơi vào địa ngục như thiên thần sa ngã Lucifer. Đó là một tình yêu
trái cấm. Ralph lịch lãm và đầy xa cách còn Meggie xinh đẹp và kiêu kỳ,
nhưng họ thấy gần nhau ngay lần gặp đầu tiên. Họ thấy mình như là của
nhau, như một định mệnh.”, “Giữa họ là một tình yêu đích thực, đầy đam mê,
nhưng trước cả khi bắt đầu, mỗi người đều biết là không thể.” [10].
với tiêu đề: “Colleen McCullough tiếng hót ngợi ca tình yêu đến cuối đời”, có nhắc đến tình yêu của hai nhân
vật chính: Trong khi đang viết dở truyện Tiếng chim hót trong bụi mận gai,
tác giả nhận ra bản chất câu chuyện tình của hai nhân vật. “Mối tình của cha
xứ Ralph và cô gái Meggie chắc chắn sẽ có tàn cục ngay từ trước khi khởi
điểm, bởi chính bản tính của hai nhân vật này. Tôi biết có những người như
thế. Họ thích tạo ra thảm kịch để rồi cảm thấy mình là người hùng trong
chính thảm kịch của bản thân” [11].
Ngoài ra, chúng tôi còn bắt gặp những bài viết, những lời bình luận về

Tiếng chim hót trong bụi mận gai và nhân vật Meggie nói riêng trên các trang
web khác nhau, tuy nhiên đó chỉ là những bài viết giới thiệu sơ qua, hay
những lời giới thiệu, lời bình về cuốn sách chứ chưa đi sâu vào phân tích về
hình tượng nhân vật để làm nổi rõ con người Meggie, như ở trang:


với tiêu đề: “Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai - Bản tình ca táo
bạo về một nỗi đau tuyệt vời”, có đoạn: “Nhân vật trung tâm trong tác phẩm
chính là Meggie - người phụ nữ cố gắng vượt lên số phận, vượt mặt Chúa trời
để giành lấy tình yêu, giành lấy hạnh phúc. Chuyện tình của cô với cha Ralph
được ví như bài ca của chú chim hót hay nhất thế gian, cả hai đều phải đánh
đổi cả cuộc đời để có được điều mình muốn... Giản dị và gần gũi, Tiếng Chim
Hót Trong Bụi Mận Gai đưa người đọc đến từng cung bậc cảm xúc khác
nhau.” [8].
Trong những cuốn Giáo trình về văn học phương Tây, Văn học phương
Tây, hay Lịch sử văn học phương Tây chúng tôi hoàn toàn không thấy đề cập
đến tác phẩm này.
Hơn bốn mươi năm trôi qua, mà sức lan tỏa của Tiếng chim hót trong
bụi mận gai vẫn còn nguyên giá trị, nó vẫn khơi gợi cảm xúc và thúc đẩy
người ta tìm tòi, nghiên cứu cả trong giới nghiên cứu lẫn độc giả. Trong
những tài liệu mà chúng tôi tìm được, chúng tôi nhận thấy các tài liệu mới chỉ
dừng lại ở mức độ giới thiệu về cuốn sách, về nhân vật Meggie, nhân vật cha
Ralph hay câu chuyện tình yêu của Meggie và cha Ralph, còn nghiên cứu một
cách chuyên sâu và hệ thống về nhân vật Meggie thì chưa. Chính vì vậy,
chúng tôi nghĩ nên có một đề tài nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa về nhân vật
Meggie để thấy rõ hơn về đặc điểm cũng như nghệ thuật xây dựng hình tượng
nhân vật này. Một nhân vật mà chắc hẳn đã in sâu vào tâm trí, làm rung động
biết bao trái tim cũng như lấy đi không ít nước mắt, sự cảm thông cũng như
trăn trở, day dứt của độc giả.
3. Mục đích nghiên cứu

Đề tài nhằm mục đích khám phá hình tượng nhân vật Meggie trong
Tiếng chim hót trong bụi mận gai của Colleen McCullough qua hai nội
dung chính là: đặc điểm hình tượng nhân vật Meggie và nghệ thuật xây
dựng hình tượng nhân vật Meggie. Để từ đó ta thấy được tài năng của tác
giả cũng như những đóng góp của bà cho nền văn học Úc nói riêng và văn
học thế giới nói chung.


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi sẽ tìm hiểu về hình tượng nhân vật Meggie
trong tác phẩm Tiếng chim hót trong bụi mận gai, chỉ ra đặc điểm hình tượng
nhân vật và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Meggie của tác giả
Colleen McCullough.
5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
a. Đối tượng nghiên cứu
Hình tượng nhân vật Meggie trong Tiếng chim hót trong bụi mận gai
(Colleen McCullough).
b. Phạm vi khảo sát
Colleen McCullough (2012), Tiếng chim hót trong bụi mận gai, Phạm
Mạnh Hùng dịch, Nxb Văn học.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã thực hiện các phương pháp như:
- Phương pháp khảo sát tác phẩm.
- Phương pháp phân tích, so sánh.
- Phương pháp tổng hợp.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung khóa luận gồm hai chương:
Chương 1: Meggie - Con chim hót trong bụi mận gai
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Meggie trong
Tiếng chim hót trong bụi mận gai (Colleen McCullough)



NỘI DUNG
Chương 1. MEGGIE - CON CHIM HÓT TRONG BỤI MẬN GAI
1.1. Khái niệm hình tượng nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Hình tượng nghệ thuật chính là các
khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong
những tác phẩm nghệ thuật. Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng
của hình tượng nghệ thuật. Bằng chất liệu cụ thể, nó làm cho người ta có thể
nắm nghía, thưởng ngoạn, tưởng tượng. Đó có thể là một đồ vật, một phong
cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận. Hình tượng có thể tồn
tại qua chất liệu vật chất nhưng giá trị của nó là ở phương diện tinh thần.
Nhưng nói tới hình tượng nghệ thuật người ta thường nghĩ tới hình tượng con
người, bao gồm cả hình tượng một tập thể người (như hình tượng nhân dân
hoặc hình tượng Tổ quốc) với những chi tiết biểu hiện cảm tính phong phú.”
[2-tr.147].
Hình tượng nghệ thuật tái hiện lại đời sống, nhưng không phải sao chép
y nguyên những hiện tượng có thật, mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông
qua trí tưởng tượng và tài năng của nghệ sĩ, sao cho các hình tượng truyền lại
được ấn tượng sâu sắc cho người đọc, từng làm cho nghệ sĩ day dứt, khiến
người khác phải trăn trở. Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những
nét cụ thể, cá biệt không lặp lại, lại vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ
được bản chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm
của nghệ sĩ. Hình tượng nghệ thuật không phải phản ánh những đặc điểm bản
thân nó tự có, mà thể hiện toàn bộ quan niệm và cảm thụ sống động của tác
giả đối với thực tại. Người đọc không chỉ thưởng thức “bức tranh” hiện thực,
mà còn thưởng thức cả nét vẽ, sắc màu, cả nụ cười, sự suy tư ẩn trong bức
tranh ấy. Hình tượng nghệ thuật thể hiện tập trung các giá trị nhân học và
thẩm mĩ của nghệ thuật.
Ta có thể bắt gặp các hình tượng nghệ thuật như: hình tượng nhân vật

Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, ta ấn tượng với cái mặt lằn
dọc lằn ngang đầy những sẹo của hắn, với tiếng chửi tuyệt vọng, vì những
cuộc rạch mặt ăn vạ,… Hay hình tượng người nông dân trong các sáng tác
của Nam Cao, Ngô Tất Tố,…


1.2. Đặc điểm hình tượng nhân vật Meggie
1.2.1. Meggie - bông hồng tuyệt sắc
Trong các nhân vật nữ của cuốn tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi
mận gai, Meggie được tác giả Colleen McCullough ưu ái hơn cả, Meggie có
một ngoại hình xinh đẹp mà khiến bất cứ ai đọc xong cũng khó lòng quên
được. Meggie xinh đẹp ngay từ khi còn nhỏ, cô bé được gia đình Teresa - bạn
cùng trường tu viện với Meggie - vô cùng yêu quý, cả nhà Terasa đều hân
hoan về “ngọn lửa vàng lấp lánh ấy” [3-tr.42] và họ tuyên bố rằng Meggie
“đích thực là một thiên thần bé bỏng” [3-tr.42]. Tóc Meggie xoăn tự nhiên
và mái tóc là thứ mà cô được mẹ chăm chút nhiều nhất, mặc dù sáng sáng
tranh thủ thời gian để cuốn tóc búp cho Meggie rất vất vả và tốn thời gian
nhưng mẹ cô - Fee - vẫn khăng khăng một mực “Meggie phải cuốn tóc búp”
[3-tr.47] trong khi các cô bé khác đến trường với tóc tết bím và chỉ cuốn tóc
búp trong những dịp long trọng. Dù chẳng cần kiểu tóc cuốn búp thì tóc của
Meggie cũng đã đẹp nhất trường nhưng vì mẹ của Meggie thuộc tầng lớp quý
tộc nên đây trở thành thói quen và như một “nghi thức” của tầng lớp quý tộc.
Meggie năm mười sáu tuổi đã là một thiếu nữ xinh đẹp, đầy quyến rũ.
Trong ngày sinh nhật lần thứ bảy mươi hai của bà Mary Carson, vẻ đẹp của
Meggie thực sự đã tỏa sáng, cô thật lộng lẫy trong chiếc váy màu “tro của hoa
hồng”, chiếc váy mà chắc hẳn mọi thiếu nữ trên đời này đều ao ước được mặc
một lần: “Bà thợ may ở Gillanbone để hết tâm hồn vào bộ váy của Meggie.
Chiếc áo không tay, chỗ xẻ có đường viền để hở vai và cổ,… Hơi chiết lưng
một chút, bộ áo váy bằng vải crepe georgette mỏng mau sợi được giữ ở ngang
hông bằng cái đai lưng cũng bằng thứ vải ấy. Bộ áo không bóng, màu xám

nhạt có ánh hồng dịu dàng - trong những năm ấy, màu đó được gọi là “tro
của hoa hồng”. Bà thợ may hợp sức với Meggie thêu khắp bộ áo những nụ
hoa hồng nhỏ xíu.” [3-tr.164 - 165]. Bộ váy được Meggie yêu quý, mặc lại
nhiều lần và màu của bộ váy, màu “tro của hoa hồng” cũng như được sinh ra
để dành riêng cho cô, trở thành màu sắc mà ngay khi nhắc đến ta lại nhớ đến
Meggie, nhớ đến bộ váy áo tuyệt đẹp của cô. Nếu như trong Cuốn theo chiều
gió, tác giả Maraget Mitchell xây dựng thành công nhân vật Scarlett với “vòng
eo bốn mươi hai phân rưỡi, vòng eo thon mảnh nhất của địa hạt xứ
Georgia” [4-tr.7]


cùng chiếc đầm nhung màu xanh rêu từ vải may rèm cửa cũ “Scarlett buồn bã
nhìn xuống sàn nhà. Nàng thấy tấm thảm nhung xanh rêu của Ellen, tấm thảm
cũ nát và bẩn thỉu vì bị quá nhiều binh sĩ giẫm lên, cảnh tượng đó càng làm
nàng thất vọng hơn vì Tara cũng đang rách rưới như nàng.” [5-tr.31] - chiếc
đầm gây được dấu ấn mạnh mẽ vì được xem là biểu tượng cho ý chí sống còn
mãnh liệt của Scarlett và hình ảnh cô nhanh trí nhờ bà vú Mammy may cho
mình bộ trang phục từ chiếc rèm cửa cũ trong phòng khách chính là dấu hiệu
cho nỗ lực vượt lên số phận, một cách bản lĩnh - thật độc đáo và riêng biệt mà
ta không thể nhầm lẫn với bất kì nhân vật nào khác thì ở đây, trong Tiếng
chim hót trong bụi mận gai, Colleen McCullough cũng đã thành công với việc
sáng tạo ra một màu sắc gắn liền với nhân vật Meggie, một màu độc đáo mà
chỉ riêng Tiếng chim hót trong bụi mận gai, chỉ riêng Meggie mới có. Qua
khảo sát, chúng tôi tìm được màu tro của hoa hồng được tác giả lặp lại đến
mười bảy lần, nó trở thành màu sắc đại diện cho nhân vật Meggie, nó khiến
bất cứ ai sau khi đọc xong tác phẩm mà bỗng nghe ở đâu đó nhắc đến màu “tro
của hoa hồng” thì ta lại bất giác mỉm cười mà biết ngay rằng: họ đang nhắc
đến Tiếng chim hót trong bụi mận gai, họ đang nhắc đến Meggie. Meggie
“đẹp trội hơn hẳn so với tất cả những người có mặt” [3-tr.168]. Đến năm năm
mươi ba tuổi, Meggie “Vẫn như trước, chị đẹp lạ thường, cặp mắt xám bạc

vẫn sáng trong, nhưng vẻ đẹp và cái nhìn toát ra sự nghiêm khắc, còn mái tóc
trước kia rực như lửa đã bợt màu” [3-tr.615].
Như vậy, qua những miêu tả về ngoại hình của Meggie, ta cảm nhận
được Meggie đúng quả là một “bông hồng tuyệt sắc”, từ đó Colleen
McCullough đã cho ta thấy phần nào về hình tượng nhân vật Meggie.
1.2.2. Meggie - con người cương quyết và mạnh mẽ
Sự cương quyết và mạnh mẽ của Meggie được thể hiện ở việc Meggie
làm chủ tình yêu của mình và dám đấu tranh với cả Chúa Trời để giành lấy
hạnh phúc.
Meggie luôn làm chủ trong tình yêu của mình, cô là người chủ động
trong tình yêu, biết được bản thân mình yêu ai và muốn gì, sẵn sàng thổ lộ
tình yêu ấy một cách thành thật, không giấu giếm. Meggie năm mười tám tuổi


đã là một thiếu nữ xinh đẹp và biết yêu, dù gặp cha Ralph năm cô mới chỉ
chín tuổi, cô kém cha Ralph những mười tám tuổi, nhưng lòng tốt và sự quan
tâm đặc biệt của cha đối với cô đã khiến tình cảm của cô từ tình cảm của một
cô bé đối với cha xứ trở thành tình yêu của cô thiếu nữ đối với một người đàn
ông. Meggie luôn tìm cách để cha và cô có thể sống với nhau mà không còn
ràng buộc nào dù là ràng buộc của tôn giáo, cô nói: “Nhưng cha có thể bỏ
không làm linh mục nữa” [3-tr.224], “trong ý nghĩ cô giải thoát Ralph khỏi
chức sắc thầy tu” [3-tr.222], ta có thể thấy khát khao yêu và được yêu trong
cô thật mãnh liệt. Cha Ralph và Meggie hôn nhau hai lần nhưng đều là nàng
chủ động “tuy ông hôn nàng hai lần, nhưng cả hai lần nàng đều đi bước
trước.” [3-tr.345].
Meggie là một cô gái dũng cảm, hết mình trong tình yêu, luôn mạnh mẽ
để chiến đấu với tất cả “ở nàng có cái lõi thép, có khả năng chịu đựng nhiều
điều… Mà không chỉ là cái lõi thép, không, thì ra Meggie cứng hơn thép”
[3-tr.394], trong Meggie còn ẩn chứa cả sự nổi loạn, phải chăng vì đã chịu
quá nhiều đau khổ nên cô không còn tin vào Chúa, cô dám “thách thức” và

giành lấy Ralph từ Chúa Trời. Meggie yêu Ralph bằng cả linh hồn vậy mà chỉ
vì nhà thờ, vì lời khấn nguyện mà cô không thể có được tình yêu của
cha:“Chính vì lời khấn nguyện không lấy vợ ấy mà em phải rời xa Ralph” [3tr.361] và cha Ralph cũng thật tàn nhẫn khi không từ bỏ cái chức sắc hão
huyền để đáp lại tình yêu của cô. Chúa mà cô hằng tin kính lại chính là “kẻ
thù” cướp đi tình yêu của cô, trong cô chỉ còn toàn hận thù và tâm lí nổi loạn,
phản kháng, cô chẳng còn tin nhà thờ, chẳng còn tin vào Chúa nữa “Ngài
không còn làm tôi sợ như trước nữa đâu… Nếu như tôi phạm vào tất thảy mọi
điều răn của Ngài thì cũng chẳng có gì tệ hại hơn.” [3-tr.371]. Thật khác với
mẹ của cô, bà Fiona gan góc chịu đựng mọi tai họa nhưng cam chịu số phận
thì Meggie đã sẵn sàng đối đầu với số phận, giành quyền làm chủ cuộc đời
mình từ đức tin tôn giáo mà hầu hết các cô gái ở tuổi đấy không ai dám làm.
Meggie đã tìm cách cướp lấy hạnh phúc của mình từ tay Chúa Trời, cô coi nhà
thờ và Chúa như “một kẻ tình địch”: “Em đã lấy của Ralph cái mà nhà thờ
không có được, cái đó sẽ lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác… em sẽ
còn chiến thắng Chúa Trời…” [3-tr.394]. Cô cương quyết không từ bỏ tình
yêu của mình với cha Ralph dù biết đó là một tình yêu không bao giờ có
được và bị ngăn cấm mãi mãi.


1.2.3. Meggie - một trái tim giàu lòng yêu thương
Meggie xinh đẹp, mạnh mẽ, cương quyết, dám đấu tranh trong tình yêu
còn có một trái tim giàu lòng yêu thương.
1.2.3.1. Đối với các anh trai
Trong tất cả các anh trai của mình (Frank, Bob, Jack, Hughie, Stuart) thì
Meggie thân và quý Frank hơn cả. Khi năm anh em nhà Cleary bị sơ Agatha
phạt vì đi học muộn thì cô bé bốn tuổi Meggie đã dũng cảm nhận lỗi, không để
các anh của mình phải liên lụy vì lỗi của mình, cô rất can đảm: “Ôi, xin bà
tha thứ, đây là tại con cả thôi!” [3-tr.34], Meggie kêu lên đau xót khi sơ
Agatha bắt phạt tất cả các anh cùng nó: “Nhưng đấy là tại con cả kia mà!” [3tr.34]. Với tình yêu thương dành cho Frank, khi Frank nói muốn đi nhập ngũ,
Meggie đã rất lo lắng, bồn chồn, sợ sẽ phải xa người anh yêu quý, cô bé tha

thiết muốn anh ở lại với mình “Anh đừng đi, anh Frank ơi.” [3-tr.59], và khi
Frank bị bắt lại về nhà mặc cho anh tủi hổ thì cô bé vẫn mừng rỡ, vươn hết
tầm tay ôm lấy anh “Ôi anh Frank, em sung sướng quá vì anh đã trở về!” [3tr.62].
1.2.3.2. Đối với các em trai
Meggie chín tuổi đã biết giúp mẹ công việc nội trợ và yêu thương đứa
em của mình với tất cả tình thương mà cô có. Bé Harold - tên gọi thân mật là
Hal - từ lúc sinh ra đã yếu ớt, không nhận được sự quan tâm của mẹ chính vì
vậy mà Meggie bé bỏng không còn lựa chọn nào khác, “nó lấp đầy chỗ trống
trong đời đứa em và trở thành mẹ của thằng bé. Đấy không phải là sự hi sinh,
nó yêu em thắm thiết” [3-tr.130], Meggie phải thật sự yêu thương Hal lắm bởi
vậy mà đáp lại tình yêu thương ấy “Thằng bé luôn luôn gọi tên chị, nó học
nói tên chị trước khi nói tên mọi người khác, đòi chị bế.” [3-tr.130]. Bé Hal
quấn quýt, không chịu rời Meggie một chút, dù được những người giúp việc
trong nhà cưng nịnh đến đâu thì Meggie vẫn là người duy nhất mà nó cần
“Meggie - đấy là trung tâm điểm yêu thương trong thế giới nhỏ bé của nó, nó
chẳng thiết gì ai nữa - chỉ cần Meggie thôi!” [3-tr.131]. Hạnh phúc biết bao
khi ta chăm sóc cho hạt giống nảy mầm, trưởng thành rồi ta thu được quả
ngọt, Meggie với Hal cũng giống như vậy, Meggie trao đi yêu thương và nhận
lại được yêu thương, đây quả là sự kì diệu biết bao của tạo hóa, sự đền đáp
xứng đáng với công lao mà con người bỏ ra.


Hai đứa em sinh đôi là Patsy và Jims cũng nhận được sự yêu thương,
chăm sóc từ chị gái Meggie: “Nó chải mái tóc xoăn màu hung cho Patsy, còn
Jims đứng bên cạnh,… Hai cặp mắt xanh ngời sáng tha thiết nhìn chị. Meggie
thực sự là một bà mẹ bé bỏng.” [3-tr.134]. Với một cô bé ở độ tuổi của
Meggie thì việc bận bịu với con nít không phải là niềm thích thú, mà chỉ là
nhiệm vụ, sẽ chỉ vội vã làm cho xong việc nhưng ở đây Meggie đã thực sự
chăm sóc các em của mình với một trái tim nồng nhiệt, tràn ngập tình thương.
Mùa đông hạn hán thứ hai rét dữ dội, thời tiết khắc nghiệt ấy đã khiến

cho bé Hal vốn đã yếu ớt bắt đầu khàn tiếng và ho, bệnh tình của bé mỗi lúc
một nặng hơn và không qua khỏi. Khi Hal chết, Meggie hơn ai hết là người
đau đớn nhất: “Nỗi đau thương nặng nề mới xảy đến này Meggie sẽ phải
mang theo đến chót đời và phải vượt thắng nó mà sống.” [3-tr.141]. Vậy là
người em mà Meggie hết lòng yêu thương, chăm sóc đã chết, nó khiến
Meggie đau đớn xiết bao, một trái tim với tình yêu thương lúc nào cũng cháy
rực giờ như trùng xuống một nhịp và nỗi đau ấy khắc vào tim cô bé một vết
thương đến tận cuối đời, để mỗi lần nó nhói lên là lại nhắc cô nhớ về Hal yêu
quý.
Khi thấy mẹ hờ hững với hai đứa em trai sinh đôi, Meggie “cô có cảm
giác bị xúc phạm khi thấy Fee ngày càng hờ hững với Jims và Patsy. Khi ta
có con, cô nghĩ, nhất định, nhất định ta sẽ yêu tất cả chúng nó như nhau!”
[3-tr.213]. Ta thấy đây là minh chứng rõ ràng cho trái tim nhân hậu, giàu lòng
yêu thương của Meggie, bởi chỉ có trái tim luôn sẵn sàng yêu thương mới
thấy bất bình thay cho những đứa trẻ đáng lẽ phải được yêu thương.
1.2.3.3. Đối với các con của mình
Meggie cũng như bao người phụ nữ khác, cô cần và mong muốn một
điều hết sức bình thường: có chồng, có con, nhà riêng và một người nào đó để
yêu. Cô đã rất hi vọng có những đứa con của riêng mình, đã mong chờ biết
bao ngày mà đứa con đầu lòng ra đời và đặt tên cho nó là Justine, “có lẽ đấy
là đứa con hằng mong đợi… Em phải dùng bao nhiêu mưu mẹo mới có được
nó.” [3-tr.355]. Nhưng Justine ra đời khi mà cha của nó - Luke - không hề
mong có nó, chính vì vậy mà Meggie đã thật sự không dành nhiều tình yêu
cho nó bằng đứa con trai Dane - con trai của cô với cha Ralph. Bởi người cô
yêu thật sự là Ralph nên bao nhiêu tình cảm cô dồn hết cả vào Dane.


Khi được trở về Drogheda, Meggie đã dần lấy lại được tình cảm yêu
thương dành cho đứa con gái Justine: “Trước kia Meggie hờ hững với con
gái, còn giờ đây nàng say mê muốn trút lên nó tình cảm trìu mến của người

mẹ, muốn ôm, hôn, cười với nó.” [3-tr.405]. Như vậy ta thấy được trái tim
giàu tình yêu thương của Meggie không bao giờ mất đi cả, nó chỉ bị tạm thời
che lấp đi vì chính cô cũng phải trải qua quãng thời gian đau khổ.
Khi Dane ra đời, Meggie yêu Dane bằng tất cả tình yêu mà cô dành cho
Ralph dồn lại. Cô sẵn sàng làm tất cả để có thể bảo vệ và giữ Dane bên mình:
“Em muốn bằng mọi cách bảo vệ, giữ gìn đứa bé này, bằng bất cứ giá nào.”,
“Em sẵn lòng nằm với quỷ, miễn là điều đó giúp cho đứa bé được sống”
[3-tr.395], Meggie sẵn lòng nằm chung giường với Luke để có thể có một cái
tên hợp pháp cho con của cô và Ralph, để không một ai phát hiện bí mật ấy dù
ngay cả là Luke. Có thể nói Meggie yêu Ralph bằng một “tình yêu cuồng dại”
và giờ đây tình yêu ấy chuyển sang cho Dane. Đi xa nhà Meggie cũng dặn dò
Justine trông nom Dane thật cẩn thận: “Dane là em con, nó còn nhỏ, con phải
luôn luôn để mắt đến nó, chớ để có chuyện gì không hay xảy ra cho nó.” [3tr.424]. Meggie luôn lo lắng cho Dane và dường như cô sẵn sàng dùng cả cuộc
đời còn lại để bảo vệ con trai mình: “Chính con sẽ đóng yên cương cho nó,
đóng chặt vào Drogheda… Ở Drogheda thì nó an toàn, ở đây chẳng có gì đe
dọa nó.” [3-tr.462 - 463], “Con sẽ chỉ mất Dane trong một trường hợp duy
nhất, mẹ ạ, ấy là nếu mẹ lộ ra. Nhưng con sẽ giết mẹ trước, mẹ nên biết như
vậy.” [3-tr.463]. Cô lo lắng và bao bọc các con từng chút một “Meggie khiếp
sợ bệnh bại liệt trẻ em, bệnh kiết lị và các bệnh nhiễm trùng - ngộ nhỡ như
sét đánh giữa trời quang, các con nàng sẽ mắc một bệnh gì loại đó - vì thế
nàng cho chúng tiêm chủng đủ mọi thứ. Dane và Justine sống cuộc sống tốt
đẹp, lành mạnh, tha hồ luyện tập cơ bắp và đầy đủ món ăn cho trí tuệ.” [3tr.467], các con của Meggie được hưởng tất cả những điều kiện tốt nhất mà cô
có.
Như vậy, với bản năng làm mẹ, dù có thế nào chăng nữa Meggie cũng
luôn yêu thương những đứa con của mình bằng cả trái tim.
1.2.4. Meggie chung thủy trong tình yêu


Tình yêu của Meggie và cha Ralph dù có nhiều trắc trở thì ta vẫn có thể
chắc chắn rằng Meggie vẫn luôn chung thủy trong tình yêu duy nhất ấy của đời

cô.


1.2.4.1.Cuộc hôn nhân với Luke O’Neill
Tại sao có thể nói Meggie đã kết hôn với một người đàn ông khác mà
vẫn chung thủy được? Thì ở đây ta xét về phương diện tâm hồn và tình cảm
bên trong. Sở dĩ Meggie kết hôn với Luke vì chính Ralph đã từ chối tình yêu
của cô để đến với chức Hồng y mà cha hằng mong đợi, chính cha đã nhường
Meggie cho Luke. Còn Meggie tội nghiệp thì đâu phải là một bà thánh, cô là
một phụ nữ bình thường “ông cho rằng em là bà thánh chắc? Hay là một nữ
tu sĩ chăng? Chẳng có gì giống như vậy! Em là một phụ nữ bình thường
nhất” [3-tr.355], cô đã phải đau đớn mà nói: “chính ông đẩy em đến với
Luke” [3-tr.355]. Thật vậy, một phụ nữ bình thường có một mong ước bình
thường: có chồng, có con, nhà riêng và một người nào đó để yêu, hơn nữa,
“nàng đang độ trẻ trung,… mặt đối mặt với ảnh gương của mình trong bộ áo
màu tro hoa hồng, nàng thèm khát một tình cảm xốn xang, rạo rực, nó như
làn gió nóng bao trùm lấy nàng.” [3-tr.276], vậy thì ta mong chờ gì ở Meggie
khi mà Ralph đã làm cho những mong đợi tình yêu của cô tắt ngấm, cô cũng
vẫn phải tiếp tục sống và không thể để tuổi xuân đẹp đẽ nhất chôn vùi trong
nỗi niềm đau đớn của tình yêu không vọng tưởng, cô đã tự nhủ: “Quên Ralph
đi là hơn, dù sao ông ta cũng không thể trở thành chồng nàng.” [3-tr.290].
Ấy vậy nhưng Meggie lấy Luke cũng lại chỉ vì ở Luke có cái gì đấy
giống Ralph “em lấy chồng vì em tưởng đâu anh ấy hơi giống ông” [3-tr.355].
Đối với Meggie, Luke chỉ như một bản sao của cha Ralph không hơn
không kém “Phải chăng anh rất giống cha Ralph… nhưng Meggie không
muốn thừa nhận rằng ở anh chỉ có cái đó lôi cuốn nàng.” [3-tr.283], “Nàng
không yêu Luke và sẽ chẳng bao giờ yêu anh. Luke chỉ là sự thay thế” [3tr.333]. Vậy ta lại phải tự đặt ra câu hỏi: liệu nếu Luke không có ngoại hình
giống Ralph thì Meggie có chấp nhận lấy anh không? Câu trả lời ngay tắp
lự là: không, bởi tình yêu của cô đối với Ralph quá nhiều và quá lớn, không
gì có thể làm cho tình yêu ấy tắt, nó vẫn mãi cháy âm ỉ trong tim của

Meggie. Meggie không yêu và có lẽ là chưa bao giờ yêu Luke “Em không
yêu anh ấy, chưa bao giờ em yêu anh ấy như đáng phải yêu khi lấy chồng”
[3-tr.361], cuộc hôn nhân với Luke, thực chất Luke chỉ là sự thay thế tạm
thời cho Ralph. Mẹ của Meggie đã thật tinh ý khi nhận ra việc cô lấy
chồng cũng chỉ là để khiến


Ralph phải hối hận và đi tìm cô, Fiona còn biết được một khi Meggie có được
Ralph thì Luke đối với cô chẳng có nghĩa lí gì: “Một khi con đã có được
Ralph de Bricassart thì con chẳng ở lại với Luke làm gì.” [3-tr.460]. Như vậy,
dù có kết hôn và chung đụng về mặt thể xác với Luke đi chăng nữa thì tình
cảm và tâm hồn Meggie luôn luôn trao cho Ralph, cô vẫn luôn chung thủy
trong tình yêu duy nhất ấy, lí trí cô không lúc nào ngơi nghỉ và chỉ hướng đến
Ralph mà thôi.
1.2.4.2.Tình yêu của Meggie đối với cha Ralph
Meggie yêu Ralph bằng một “tình yêu cuồng dại” không thể phủ nhận,
cô yêu từ lúc cô còn là một cô bé và còn yêu Ralph đến cuối đời.
Meggie gặp cha Ralph lần đầu tiên khi cô đặt chân đến Drogheda, lúc
ấy Meggie mới chỉ là cô bé chín tuổi, còn cha Ralph de Bricassart hai mươi
tám tuổi, dường như khoảng cách tuổi tác chưa bao giờ là lý do để ngăn cách
tình yêu của Meggie đối với cha Ralph. Cô bé Meggie nhỏ tuổi yêu kính cha
Ralph như một vị thần, người luôn bảo vệ, quan tâm và chăm sóc cô nhiều
hơn mức mà cha dành cho những đứa trẻ khác. Ralph đã nhận ra sự khó khăn
của Meggie khi cô là đứa con gái duy nhất nhưng lại không nhận được sự
quan tâm từ mẹ, cha nhận ra điều đó mà ngay cả những người trong gia đình
cô không một ai nhận thấy: “Con sống chật vật lắm phải không, Meggie bé
bỏng của ta?” [3-tr.118]. Với tất cả những gì mà cha Ralph dành cho Meggie
khiến cho cô cảm nhận được tình yêu với Ralph, phải, nó rõ ràng là tình yêu
chứ không phải bất cứ tình cảm nào khác: “Trong thâm tâm, cô không bao giờ
coi tình cảm của mình đối với cha là sự si mê của cô bé nhỏ tuổi, mà cô gọi

nó một cách đơn giản là tình yêu, như người ta viết trong sách.” [3-tr.221],
một Meggie với những rạo rực yêu đương: “cô mơ ước lộn xộn giữa lúc thức
tỉnh hẳn hoi: thật hạnh phúc nếu được sống chung dưới một mái nhà với cha
và ngủ cạnh cha như ba với mẹ. Ý nghĩ được chung đụng với cha khiến cô
hồi hộp, thậm chí ngồi trên yên ngựa cô cảm thấy không thoải mái và
Meggie tưởng tượng ra vô số cái hôn – cô không thể tưởng tượng ra cái gì
khác.” [3-tr.222]. Cô thiếu nữ Meggie đã không kìm được mà bất giác hỏi
Ralph rằng: “Thưa cha Ralph, nếu cha không phải là linh mục thì cha có lấy
con không?” [3-tr.195]. Meggie yêu Ralph từ lúc còn là một cô bé: “Vâng,
em yêu, yêu từ lúc em còn


là con bé nhóc kia” [3-tr.361]. Bông hồng phơn phớt màu tro sống sót sau
đám cháy dữ dội mà Meggie hái tặng cha Ralph làm kỉ niệm được Ralph cất
giữ cẩn thận trong cuốn kinh thánh quý giá của mình để nhắc ông luôn nhớ về
người con gái mà ông yêu “Tôi sẽ mong nhớ nàng cho đến hơi thở cuối
cùng” [3-tr.412], “Bông hồng ấy hiện tôi vẫn giữ bên mình, trong cuốn kinh
lễ của tôi. Mỗi lần thấy một bông hồng màu sắc như thế, tôi lại nghĩ đến em.
Tôi yêu em, Meggie. Em là bông hồng của tôi” [3-tr.356]. Bông hồng màu tro
may mắn sống sót ấy như là biểu tượng cho tình yêu của Meggie đối với
Ralph vậy, dù có sóng gió thế nào, dù mọi vật xung quanh có bị tàn phá ra sao
thì tình yêu ấy vẫn sống, vẫn nở hoa, vẫn mặc kệ những ngăn cấm mà tiếp tục
đến lúc nào họ không còn sống để mà yêu được nữa mới thôi. Đối với Meggie,
Ralph tựa như Chúa trời, ông là khởi đầu và kết thúc của tất cả. Tình yêu của
Meggie chung thủy, mãnh liệt đến mức khiến ai cũng phải ngưỡng mộ: “Em
đã yêu Ralph mười năm trời, và hẳn là nếu em sống đến trăm tuổi thì em vẫn
cứ yêu ông ấy.” [3-tr.394]. Và tận đến lúc Ralph chết, ông cũng là chết trong
vòng tay Meggie, năm Meggie năm mươi ba tuổi và Ralph bảy mươi mốt thì
Meggie vẫn yêu ông “Tôi yêu ông, Ralph” [3-tr.619]. Ralph không còn sống
để mà yêu

được nữa và sẽ chỉ còn lại Meggie sống trong tình yêu ấy, chung thủy với nó
đến tận lúc hết đời.
Meggie từ lúc là một cô bé đến lúc về già, lúc nào cũng yêu Ralph bằng
một tình yêu rực cháy, dù cô không bao giờ có được Ralph cho mình, cô vẫn
chung thủy không hề thay đổi. Con người ta có thể yêu và chia tay với nhiều
mối tình nếu tình yêu ấy không làm ta hạnh phúc nhưng Meggie thì khác, tình
yêu của cả cuộc đời cô bắt đầu là Ralph và kết thúc vẫn mãi là Ralph.
1.2.5. Meggie - con người bi kịch
1.2.5.1. Meggie - con người bi kịch trong hôn nhân
Meggie gặp Luke năm cô hai mươi hai và Luke ba mươi tuổi, cuộc hôn
nhân của cô và Luke ngay từ đầu đã là một quyết định vội vàng và sai lầm:
“Họ lấy nhau vì những động cơ sai lạc: Luke bị cám dỗ vì tiền của nàng, còn
nàng muốn chạy trốn Ralph de Bricassart đồng thời thử gìn giữ Ralph cho
mình.” [3-tr.344]. Về phần Luke, anh ta là một thợ xén lông cừu, một người
làm giỏi, là một người ham làm giàu, muốn mình được trở thành ông chủ, một


nhân vật tai mắt, chủ đất và chủ chăn nuôi cừu. Và Drogheda chính là nơi anh
đã thực hiện kế hoạch làm giàu của mình, anh ta đã tìm hiểu về Meggie và
biết cô không phải là người thừa kế toàn bộ điền trang nhưng anh ta vẫn biết
cô có thể giúp mình làm giàu: “có thể hy vọng rằng cô sẽ đem về món của hồi
môn nho nhỏ độ một trăm ngàn acre ở một nơi nào gần Kynuma hay
Winton.” [3-tr.286]. Meggie đáng thương và tội nghiệp dĩ nhiên ở trong tầm
ngắm, trở thành “ả gà mái” có thể đẻ cho Luke quả trứng vàng. Mỗi người
mang trong mình những động cơ khác nhau và họ đến với nhau, đến với cuộc
hôn nhân không có tình yêu. Luke thật là bỉ ổi khi đi thẳng ngay vào điều
quan trọng nhất với anh ta: “Anh cho rằng khi người ta lấy vợ, tất cả tài sản
của vợ phải chuyển sang cho chồng.” [3-tr.297], Meggie thì dễ dàng đồng ý
ngay, cô chưa bao giờ có ý định giữ tiền riêng bởi vì “Ở Úc, tất cả phụ nữ,
trừ những người học thức nhất và giàu kinh nghiệm nhất, đều được giáo dục

rằng họ gần như là nô lệ của chồng” [3-tr.298] và Meggie thì hoàn toàn
không thể nghĩ khác được. Thật là một suy nghĩ lạc hậu và thiếu công bằng,
chính nó đã làm khổ biết bao người phụ nữ, họ không được là chính mình,
luôn luôn bị hạ thấp và phụ thuộc vào chồng, Meggie đáng thương chính là
đại diện của một trong vô số những người phụ nữ đó. Luke tỏ rõ mình là một
người chồng vô tâm và tham lam“anh không mảy may quan tâm đến việc
Meggie sống thế nào, nàng mong muốn gì ở cuộc đời” [3-tr.283]. Điều dẫn
Meggie đến bi kịch chính từ ham muốn làm giàu của Luke và thói sĩ diện hão
của hắn, dù có đủ tiền để mua một trang trại và cho Meggie sống một cuộc
sống không vất vả, hắn vẫn khư khư những lý thuyết viển vông đáng nguyền
rủa và cho đấy là “sự tự hào”: “Tiền của ta do ta kiếm ra, chúng ta không vay
mượn ai hết! Cả đời anh chưa hề vay ai lấy một xu và sẽ không bao giờ vay
nợ.” [3-tr.340]. Chính vì vậy mà Luke lao vào công việc chặt mía nặng nhọc
nhưng đem lại cho hắn nhiều tiền còn Meggie thì phải đi làm người giúp việc
cho vợ chồng Mueller ở Himmelhoch.
Meggie đã trải qua chuỗi ngày dài đau khổ suốt ba năm rưỡi ở
Himmelhoch. Người vợ trẻ Meggie đã thực sự rơi vào bi kịch, Luke đã để cho
hai vợ chồng “sống mỗi người mỗi nơi” [3-tr.311], anh ta đi biệt tăm, chẳng
để lại cho Meggie chút tiền nào, anh ta tỏ rõ là một kẻ keo kiệt đến mức
không


chấp nhận được, anh ta lấy nốt một trăm bảng trong túi xách Meggie và để vào
nhà băng, “anh lấy hết sạch! Em chẳng còn lấy một penny!” [3-tr.312] và tiền
công mà cô đi làm giúp việc vất vả cũng “sẽ gửi thẳng vào tài khoản của anh
ở nhà băng” [3-tr.312], từ một cô gái được sống tự do, thoái mái, được yêu
chiều thì giờ đây dù có tiền Meggie cũng không được sống nhàn hạ, bị chôn
chân ở một nơi xa lạ không người quen biết và lúc nào cũng phải phụ thuộc
vào chồng. Một cuộc sống chẳng khác tù đày là bao. Đã có lúc cô nghĩ rằng:
“Giá như không bao giờ nhìn thấy anh nữa thì thật là hạnh phúc.” [3-tr.315].

Meggie kiêu hãnh, tự do ngày nào giờ đây phải chờ đợi chồng từng ngày như
những phụ nữ phương Đông xưa chờ chồng nơi chiến trận, sự chờ đợi không
thành làm tắt dần sự náo nức của cô, nó là nỗi đau âm ỉ mãi: “Chỉ cần tưởng
tượng rằng anh hoàn toàn không nghĩ đến nàng, trong khi đó ngày lại ngày,
tuần lại tuần, nàng luôn luôn chờ mong anh trong ý nghĩ, chỉ tưởng tượng đến
điều đó là lòng nàng đã tràn ngập nỗi tức giận, thất vọng, tủi hổ xót xa và
đau buồn.” [3-tr.321]. Hình ảnh này của Meggie không khỏi khiến ta cảm
thấy đau xót và liên tưởng đến hình ảnh người phụ nữ chờ chồng trong
Chinh phụ ngâm của
Đặng Trần Côn:
“Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.”
Cũng đã có những lúc Meggie lờ mờ nhận ra Luke sẽ không chỉ dừng
lại khi đủ tiền mua nhà mà với lòng tham của hắn, hắn sẽ còn bắt cô đợi cho
đến già, cô nghĩ một cách tuyệt vọng: “có lẽ tình trạng này quả thực là suốt
đời, dù sao cũng là cho đến khi Luke quá già không chặt mía được nữa.” [3tr.326]. Một người phụ nữ trẻ mà phải để tuổi xuân trôi qua mòn mỏi trong
chờ đợi thì thử hỏi liệu ai trong chúng ta có thể nhẫn nhịn và chịu đựng được,
ấy vậy mà trong một năm rưỡi trời sống nơi đất khách quê người Meggie
“chỉ gặp anh có sáu lần” [3-tr.326]. Luke thật là một kẻ vô tâm và độc ác,
giết chết cả tâm hồn của một người vốn hoạt bát, vui tươi.
Thế nhưng tội lỗi biết bao khi những quy củ lạc hậu mà Meggie được
giáo dục lại không cho cô rời bỏ Luke, những quy củ ấy như những sợi dây
vô hình quấn chặt lấy cô, trói cô vào bi kịch không dễ dàng thoát ra: “Khốn


×