Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

21 6 đề CƯƠNG LUẬN văn (anh chi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.36 KB, 12 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-

NGUYỄN NGỌC CHI

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN LỤC NAM, TỈNH
BẮC GIANG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tuân

THÁI NGUYÊN - 2019


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trong giai đoạn hiện nay có những
bước tiến nhảy vọt trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông
tin. Điều đó đang hướng nhân loại bước vào nền văn minh trí tuệ với hai đặc trưng
cơ bản là "xã hội thông tin" và "kinh tế tri thức". Với xã hội thông tin và kinh tế tri
thức, thế mạnh tương đối về nguồn lao động giản đơn hoặc tay nghề thấp đã mất ý
nghĩa, lợi thế thuộc về những quốc gia có lực lượng lao động được đào tạo đáp ứng
được sự đòi hỏi của khoa học và công nghệ; sản phẩm được tạo ra ngày càng phản
ánh sự kết tinh từ "chất xám", từ trí tuệ chứ không phải chủ yếu từ cơ bắp.
Trước xu thế phát triển của thời đại, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi


mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, đó là: học để biết, học để
làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Xuất phát từ yêu cầu
của xã hội hiện nay, việc hình thành và phát triển kĩ năng sống trở thành một yêu
cầu quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người hiện đại.
Điều 2 Luật giáo dục 2005, “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt
Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp,
trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi
dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Như vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là
rất cần thiết, phù hợp với mục tiêu giáo dục.
Mỗi người khi sinh ra đều không có khả năng làm được mọi thứ một cách
ngẫu nhiên. Đó là kết quả của quá trình tiếp thu, thích nghi với các tri thức, kinh
nghiệm xã hội lâu dài. Trẻ em khi sinh ra không thể tự nhiên có được kĩ năng
sống như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng trình bày ý kiến, kĩ
năng tự chăm sóc bản thân... Càng có những kĩ năng này sớm bao nhiêu thì trẻ càng
có nền tảng vững chắc để phát triển toàn diện.
Mặt khác, khi trẻ lớn dần, nhu cầu hòa nhập xã hội, tiếp xúc với thế giới bên
ngoài càng cao. Thông tin ngoại cảnh không chỉ có những cái tốt đẹp mà còn bao


gồm cả những cái xấu, cái không tốt. Vì vậy, việc dạy và rèn luyện kĩ năng sống cho
học sinh là vô cùng cần thiết. Rèn kĩ năng sống cho học sinh giúp cho học sinh
thích ứng được với môi trường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực
trong cuộc sống như vấn đề sức khoẻ, môi trường, tệ nạn xã hội,...để các em có thể
tự tin, chủ động không bị quá phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ
mình, tự đem lại lợi ích chính đáng, điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn
luyện, học tập phấn đấu vươn lên.
Tiểu học là cấp học đầu tiên, là nền tảng của giáo dục phổ thông, giáo dục tiểu
học có tầm quan trọng trong việc hình thành nên nhân cách của mỗi người. Giáo
dục kĩ năng sống ngay từ cấp học này sẽ giúp học sinh hình thành những cơ sở ban

đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức và nhân cách. Bắt đầu từ năm
học 2010 - 2011, Bộ GD&ĐT đã đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống lồng ghép vào
một số môn học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở bậc tiểu học. Đây là một
chủ trương cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh tiểu học ở nhiều trường vẫn còn nhiều bất cập; công tác quản lí, tổ chức
triển khai hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở rất nhiều trường còn mang tính hình
thức, đối phó với cơ quan quản lí cấp trên; năng lực tổ chức, quản lý của CBQL
chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra; cơ chế tổ chức, quản lý còn nhiều khiếm
khuyết và chưa có các chính sách khuyến khích việc tổ chức hoạt động giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh… Những điều đã nêu dẫn tới kết quả hoạt động giáo dục kĩ
năng sống chưa cao.
Nhận thấy vai trò quan trọng của giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, trong
những năm qua, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo các trường Tiểu học
chú trọng, quan tâm lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh vào từng tiết học
và các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Công tác giáo dục kĩ năng sống đã có
nhiều chuyển biến. Các nhà trường đã quan tâm tố chức nhiều hơn các hoạt động
ngoại khóa; tổ chức cho học sinh chơi nhiều trò chơi dân gian đang có nguy cơ bị
mai một dần. Giờ ra chơi, sân trường đã nhộn nhịp hơn với các trò chơi đá cầu, chơi
chuyền, chơi ô ăn quan, nhảy dây, … Học sinh được quan tâm và tạo điều kiện tốt


nhất để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Đi đôi với việc tăng cường tổ chức
các hoạt động vui chơi cho học sinh, các nhà trường tiểu học trong huyện còn
hướng các em tham gia các hoạt động xã hội, tìm hiểu thêm về quê hương, đất
nước, con người, tham gia giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn. Học sinh được tự trải nghiệm, rút ra được bài học cho bản thân, trang bị cho
mình những kĩ năng cần thiết để ứng dụng vào cuộc sống. Đa số các em học sinh
đều rất hứng thú với các hoạt động nhà trường tổ chức. Tuy nhiên, thực tế cho thấy
tại một số trường Tiểu học, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chưa được nhận
thức một cách nhất quán, mục tiêu của giáo dục KNS chưa được cán bộ, GV các

trường nhận thức một cách đầy đủ; các nội dung giáo dục ít được đổi mới; hình thức
và phương pháp tổ chức còn nghèo nàn, đặc biệt các hạn chế được thể hiện rõ trong
việc quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở các trường điều này đã ảnh hưởng
đến chất lượng hoạt động giáo dục KNS nói riêng và giáo dục toàn diện nói chung
cho HS Tiểu học nói chung.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, tác giả chọn vấn đề: “Quản lý hoạt
động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc
Giang trong bối cảnh hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng
sống cho HS tiểu học ở hujyeenj Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, đề xuất biện pháp quản
lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc
Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu
học trong bối cảnh hiện nay.


4. Giả thuyết khoa học
Trong những năm qua hoạt động giáo dục dục kĩ năng sống cho học sinh ở các
trường Tiểu học huyện Lục Nam đã đạt được những thành công nhất định như: Các
trường đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, tổ chức các trò chơi dân gian và thu
hút được nhiều học sinh tham gia qua đó hình thành các kĩ năng cần thiết cho bản
thân. Tuy nhiên, nhìn trên tổng thể thì hoạt động giáo dục kĩ năng sống chưa đáp
ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển của giáo dục hiện nay. Do đó, nếu đề xuất
và thực hiện đồng bộ các biện pháp dựa trên mục tiêu của quản lý và quá trình quản
lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS tiểu học thì hoạt động giáo dục kĩ năng

sống cho học sinh ở các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang sẽ có chất
lượng và hiệu quả cao hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục kĩ năng sống và thực trạng
quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS ở các trường tiểu học.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục kĩ năng sống và
thực trạng quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS ở các trường tiểu học
huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh hiện nay.
- Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các
trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh hiện nay.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp quản
lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học
trong bối cảnh hiện nay.
- Chủ thể thực hiện các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh tiểu học là Hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh
Bắc Giang.


6.2. Về khách thể khảo sát
Khảo sát cán bộ, giáo viên tại các trường Tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh
Bắc Giang.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu
- Tiếp cận mục tiêu: Luận văn sử dụng phương pháp tiếp cận mục tiêu để phân
tích làm rõ mục tiêu của quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống, mục tiêu giáo dục
kĩ năng sống; phân tích thực trạng thực hiện các nội dung quản lý trên cơ sở đó xây
dựng nội dung và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống phù hợp.

- Tiếp cận chức năng: Luận văn sử dụng phương pháp tiếp cận chức năng để
phân tích các chức năng quản lý hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục
kĩ năng sống, từ đó xác định được nội dung của quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh ở trường tiểu học, phân tích thực trạng thực hiện các nội dung
quản lý, đồng thời đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống
hợp lý.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các đề tài, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà
nước, nhiệm vụ năm học về vấn đề quản lý giáo dục, hoạt động giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh tiểu học.
- Tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu lý luận, các
công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài… nhằm xác định nội hàm của các
khái niệm cơ bản, xây dựng những nguyên tắc, xác định đường lối và phương tiện
nghiên cứu, hình thành giả thuyết khoa học, xây dựng khung lý luận của đề tài
nghiên cứu.
- Sử dụng mạng Internet trong tra cứu, tìm tài liệu...
7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra


+ Điều tra bằng bảng hỏi: Dùng phiếu hỏi để điều tra thực trạng quản lý và tổ
chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học của huyện
Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
+ Phỏng vấn nhóm và phỏng vấn sâu cá nhân: Phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá
nhân để thu thập thêm những thông tin về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh tiểu học ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
- Phương pháp quan sát: Tiến hành dự các buổi học (chính khóa, ngoại khóa)
có liên quan đến hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học ở các
trường Tiểu học huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang nhằm trực tiếp tìm hiểu thông tin

về đối tượng nghiên cứu.
7.2.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích về định lượng và định
tính của kết quả nghiên cứu. Sử dụng bảng tính Excel để xử lý, tính toán số liệu thu
được của đề tài.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị. Luận văn được trình bày trong 3
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh tiểu học trong bối cảnh hiện nay.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
tiểu học ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh hiện nay.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
tiểu học ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh hiện nay.


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1. Kĩ năng sống
1.2.2. Hoạt động giáo dục
1.2.3. Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
1.2.4. Quản lý
1.2.5. Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
1.3. Bối cảnh hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với việc giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh tiểu học
1.3.1. Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học

trong bối cảnh hiện nay

1.3.1.1. Bối cảnh hiện nay và những vấn đề đặt ra cho giáo dục ở bậc
Tiểu học
1.3.1.2. Vai trò của giáo dục KNS đối với HS Tiểu học
1.3.2. Những kỹ năng cần có đối với học sinh tiểu học trong bối cảnh hiện nay
1.4. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học trong bối cảnh hiện nay
1.4.1. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học
1.4.2. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học
1.4.3. Hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh tiểu học
1.4.4. Lực lượng và đối tượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học
1.4.5. Điều kiện phục vụ cho việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học
1.4.5.1. Bộ máy quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống


1.4.5.2. Các nguồn lực phục vụ cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở trường
tiểu học
1.4.5.3. Môi trường để thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
1.5. Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của trường tiểu
học trong bối cảnh hiện nay
1.5.1. Mục tiêu quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học
1.5.2. Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học
1.5.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học
1.5.4. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học
1.5.5 Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh tiểu học
1.6. Các yếu tố tác động đến quản lí giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở
trường tiểu học trong bối cảnh hiện nay
1.6.1. Các yếu tố khách quan

1.6.1.1. Các yếu tố khách quan bên ngoài
1.6.1.2. Các yếu tố khách quan bên trong
1.6.2. Các yếu tố chủ quan
1.6.2.1. Nhận thức của đội ngũ CB-GV, CMHS, các LLXH về việc giáo dục kĩ
năng sống cho HS
1.6.2.2. Cơ chế quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng sống
1.6.2.3. Hiệu quả của công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục kĩ
năng sống
Kết luận chương 1


Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở HUYỆN LỤC NAM TỈNH BẮC
GIANG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục ở huyện Lục Nam,
tỉnh Bắc Giang
2.1.1. Vài nét về điều kiện kinh tế, chính trị xã hội của huyện Lục Nam, tỉnh
Bắc Giang
2.1.2. Một số thành tựu của giáo dục huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường tiểu học
huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh hiện nay
2.2.1. Thực hiện mục tiêu, hoạt động giáo dục kỹ năng sống
2.2.2. Thực hiện nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng sống
2.2.3. Thực hiện các hình thức và phương pháp giáo dục kỹ năng sống
2.2.4. Các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng sống
2.2.5. Kết quả giáo dục kỹ năng sống
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của
trường tiểu học trong bối cảnh hiện nay

2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
2.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh
2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh
2.3.5. Thực trạng quản lý các nguồn lực phục vụ giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng sống


2.5. Đánh giá chung về giáo dục kỹ năng sống và quản lý giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh tiểu học ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
2.5.1. Ưu điểm và hạn chế
2.5.1.1. Ưu điểm
2.5.1.2. Hạn chế
2.5.2. Nguyên nhân của những yếu kém
Kết luận chương 2

Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Ở HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC
GIANG
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Đảm bảo tính thống nhất giữa dạy học và giáo dục
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp
3.1.3. Thực hiện sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
3.4. Kết quả thăm dò ý kiến chuyên gia về tính cấp thiết và tính khả thi
của các biện pháp
Kết luận chương 3

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



×