Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Khoá luận tốt nghiệp yếu tố huyền ảo trong “36 truyện đặc sắc” của gabirel garcia marquez

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.88 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

HỒ QUỲNH TRANG

YẾU TỐ HUYỀN ẢO
TRONG 36 TRUYỆN ĐẶC SẮC
CỦA GABRIEL GARCIA MARQUEZ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

HÀ NỘI, 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

HỒ QUỲNH TRANG

YẾU TỐ HUYỀN ẢO
TRONG 36 TRUYỆN ĐẶC SẮC
CỦA GABRIEL GARCIA MARQUEZ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

Người hướng dẫn khoa học

TS. LƯƠNG THỊ HỒNG GẤM


HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo của khoa Ngữ văn, trường
Đại học Sư phạn Hà Nội 2 đã rất nhiệt tình trong quá trình giảng dạy giúp em có những
kiến thức quý giá phục vụ vụ trực tiếp cho quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin chân thành cảm ơn TS. Lương Thị Hồng Gấm, người đã tận tình
giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận, từ việc định hướng, lựa chọn đề tài đến
việc xây dựng đề cương và triển khai khóa luận. Cô đã có những góp ý cụ thể và luôn
luôn động viên em để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Đề tài của em sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong
nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô cùng các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2019
Sinh Viên

Hồ Quỳnh Trang


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong khóa luận tốt nghiệp “Yếu tố
huyền ảo trong 36 truyện đặc sắc của Gabriel Garcia Marqez” là kết quả nghiên cứu
của bản thân tôi dưới sự dướng dẫn của TS. Lương Thị Hồng Gấm.
Các số liệu và tài liệu được sử dụng trong khóa luận là trung thực và có xuất xứ
rõ ràng.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019

Sinh Viên

Hồ Quỳnh Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
NỘI DUNG ...................................................................................................................... 5
Chương 1. NHÂN VẬT HUYỀN ẢO TRONG 36 TRUYỆN ĐẶC SẮC CỦA
G.G.MARQUEZ .............................................................................................................. 5
1.1. Khái niệm “huyền ảo” trong văn học ..................................................................... 5
1.2. Các kiểu nhân vật huyền ảo trong 36 truyện đặc sắc của G.G.Marquez ............ 8
1.2.1. Nhân vật có đặc điểm ngoại hình khác thường .................................................. 9
1.2.2. Nhân vật có khả năng phi thường ..................................................................... 12
1.2.3. Nhân vật có đời sống, số phận huyền ảo ........................................................... 16
1.2.4. Nhân vật hồn ma ................................................................................................. 22
1.2.5. Nhân vật xác chết ................................................................................................ 28
1.3. Phương thức xây dựng nhân vật huyền ảo trong 36 truyện đặc sắc
của G.G.Marquez ...………………………………………………………………….32
Chương 2. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN HUYỀN ẢO TRONG 36 TRUYỆN
ĐẶC SẮC CỦA G.G.MARQUEZ ................................................................................ 36
2.1. Không gian huyền ảo trong 36 truyện đặc sắc của G.G.Marquez ..................... 36
2.1.1. Không gian biển linh thiêng. ............................................................................... 36
2.1.2. Không gian mộng ảo – chìm đắm giữa mơ và thực ........................................... 39
2.1.3. Không gian thiên nhiên kì bí ............................................................................... 41
2.2. Thời gian huyền ảo trong 36 truyện đặc sắc của G.G.Marquez ......................... 47
2.2.1. Thời gian ban đêm - thời điểm xuất hiện cái huyền ảo...................................... 48
2.2.2. Thời gian bất định và siêu thực ........................................................................... 51
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 58



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là khuynh hướng văn học mang đậm bản sắc văn
hóa Mỹ Latinh, được xem là một trong những trường phái chủ yếu trong văn học hiện
đại phương Tây. Trong đó, cái huyền ảo là nhân tố chủ chốt đưa chủ nghĩa hiện thực
phát triển lên tầm cao mới, trở thành chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, nơi mà những yếu
tố hiện thực và yếu tố huyền ảo tồn tại hài hòa trong cùng một thế giới, thế giới của cái
thực nhưng lại mang tính siêu thực. Các nhà văn tiêu biểu của khuynh hướng văn học
này phải kế đến Franz Kafka (1883-1924), Jorge Luis Borges (1899-1986), Miguel
Asturas (1899-1974), Gunter Grass (1927-..), Gabirel Garcia Marquez (1928-2014),..
Gabirel Garcia Marquez là một cái tên gắn liền với chủ nghĩa hiện thực huyền
ảo. Mục đích của trào lưu văn học này là phản ánh thực trạng của xã hội thông qua các
hình tượng huyền ảo, siêu nhiên để độc giả suy nghĩ và rút ra ý nghĩa của tác phẩm.
Ông đã sử dụng thành công cái huyền ảo trong những sáng tác của mình để phản ánh
hiện thực xã hội Mỹ Latinh đương thời. Chủ đề ông hay đề cập đến là nỗi cô đơn mênh
mang của con người, ngoài ra còn hay viết về vấn đề chiến tranh, đam mê tiền bạc,
danh lợi, độc tài, tính ích kỉ,.. vì thế những tác phẩm của ông được coi trọng vì mang
tính nhân văn và tính nghệ thuật cao. Mraquez nổi tiếng với nhiều tác phẩm như Tình
yêu thời thổ tả (1985), Mùa thu của vị trưởng lão (1975), Tướng quân giữa mê hồn
trận (1989),.. Năm 1982 Marquez được trao giải Nobel Văn học, chạm đến đỉnh cao
của sự nghiệp với tiểu thuyết để đời Trăm năm cô đơn (1967).
Những tác phẩm của ông đóng vai trò nhất định trong việc truyền bá, định
hướng và phát triển chủ nghĩa hiện thực huyền ảo tại Việt Nam. Yếu tố huyền ảo mang
hơi thở của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo đi vào các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp
(trong Giọt máu, Kiế m sắ c, Phẩm tiế t), Bảo Ninh (trong Nỗi buồn chiến tranh),
Nguyễn Minh Châu (trong Phiên chợ Giát),... cùng một số sáng tác khác đã cho thấy
sự tiếp nhận, vân dụng chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong nền văn học nước nhà.
Yếu tố huyền ảo của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là nhân tố quan trọng đối với

việc truyền tải thành công ý nghĩa tác phẩm trong cả hai mảng truyện ngắn và tiểu
thuyết của Marquez. Tuy nhiên, dù ít được chú ý khai thác hơn mảng tiểu thuyết,
truyện ngắn của Marquez vẫn mang nét đặc sắc và có giá trị nghệ thuật tương đương

1


với tiểu thuyết của ông. Chính vì lẽ đó, khi nghiên cứu đề tài Yếu tố huyền ảo trong
“36 truyện đặc sắc” của Gabirel Garcia Marquez, chúng tôi hy vọng mang đến cho
độc giả một cái nhìn mới mẻ và đa chiều khi tìm hiểu về đại văn hào thế giới Marquez.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
G.G.Marquez là nhà văn vĩ đại của của nền văn học Mỹ Latinh nói chung và
chủ nghĩa hiện thực huyền ảo nói riêng. Cựu tổng thống Hoa Kì Bill Clinton đã từng
tuyên bố: “Tôi tin rằng, Marquez là nhà văn vĩ đại nhất kể từ sau William Faulkner”
[7,239] còn giáo sư Geraid Martin khi trả lời câu hỏi về vị trí của Marqurz trong văn
học Mỹ Latinh ông đã nói: “Carlos Fuentes và Vargas Llosa đều là các nhà văn vĩ đại,
nhưng theo tôi, Garcia Marquez vẫn là đỉnh của ngọn sóng đã bùng lên trong nền văn
học Mỹ Latinh” [7,239]. Nguyên nhân của sự vĩ đại đó nằm ở chỗ Marquez đã sử dụng
yếu tố huyền ảo như một công cụ đặc biệt để phản ánh hiện thực xã hội như chiến
tranh, nạn độc tài, nỗi cô đơn, đề cao tiền bạc và danh lợi quá mức,..
Ở Việt Nam, dấu ấn chủ nghĩa hiện thực huyền ảo nói chung và yếu tố huyền ảo
nói riêng trong sáng tác của Marquez không còn là vấn đề xa lạ trong giới nghiên cứu
văn học. Có rất nhiều các ấn phẩm, công trình nghiên cứu, bài báo về vấn đề này:
Trong cuốn Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo & Gabirel Garcia Marquez (2009),
Lê Huy Bắc phân tích lịch sử của cái huyền ảo qua ba giai đoạn như sau: “đỉnh cao của
văn học huyễn ảo ở giai đoạn một tập trung ở thần thoại; giai đoạn hai tập trung ở văn
học kì ảo; giai đoạn ba tập trung ở văn học hiện thực huyền ảo” [7, 20].
Sau đó phân tích nó qua các thời kì để phát triển thành cái huyền ảo đặc trưng
của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo: “Hành trình của cái huyền ảo qua các chặng đường
phát triển của nó sẽ là đi từ tin tưởng tuyệt đối đến bối rối, kinh sợ rồi vừa hoài nghi

vừa tin tưởng và vừa chẳng còn chút tin nào. Thế giới tưởng tượng bay bổng diệu kì
của tư duy thần thoại và cả thế giới nửa tin nửa ngờ đầy ma quỷ khiếp đảm của kỉ
nguyên cận hiện đại đều bị phá sản trước sự bóc mẽ hoàn toàn của kỉ nguyên hiện đại,
hậu hiện đại khi sự hoài nghi được tôn nên thành chủ nghĩa (chủ nghĩa hoài nghi). Khi
niềm tin vào trí tưởng tượng và vào lí trí bị phá sản hoàn toàn. Con người bơ vơ trên
cõi thế ấy đang tự viết nên những điều huyễn ảo về chính bản thân mình, những điều
họ luôn cho là xác thực, chẳng có gì là huyễn ảo cả” [7, 20-21].

2


Ông cũng đưa ra khái niệm chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và một số đặc điểm
của nó. Lê Huy Bắc khẳng định: “Garcia Marquez là một trong những bậc thầy của văn
học huyền ảo” [7,138]. Tiếp đó bàn luận về dấu ấn chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong
Tự sự điểm nhìn trong “Cụ già với đôi cánh khổng lồ” [7,135], Những cô gái điếm
buồn của Marquez [7,154] và qua tiểu thuyết Trăm năm cô đơn [7,166].
Những công trình của Phan Tuấn Anh tập trung nghiên cứu về nỗi cô đơn và
một số hình tượng tiêu biểu của Marquez trong mảng tiểu thuyết. Trong cuốn Gabriel
García Márquez và nỗi cô đơn huyền thoại (2015) bàn luận về một số đặc điểm văn
hóa Mỹ Latinh- một trong những nhân tố quan trọng tác động đến tác phẩm của
Marquez sau đó đi sâu bàn luận về bút pháp huyền ảo và cảm quan đạ trị đến kết cấu
mê lộ của Marquez trong các tác phẩm của ông. Bài viết Hình tượng Macondo trong
“Trăm năm cô đơn” - từ góc nhìn văn hóa Mỹ latinh (2010) nghiên cứu về không gian
nghệ thuật đặc sắc Macondo thông qua lịch sử và văn hóa Mỹ Latinh. Theo quan điểm
của Phan Tuấn Anh, ông cho rằng chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một phần của chủ
nghĩa hậu hiện đại rồi đi sâu phân tích các sáng tác của Marquez theo góc nhìn này,
ông cũng đưa ra tám đặc điểm của cái huyền ảo của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo nói
riêng và chủ nghĩa hậu hiện đại nói riêng trong Hình tượng hậu hiện đại trong tiểu
thuyết G.G.Marquez (2017).
Nguyễn Thành Trung cũng đã phân tích cái kì ảo trong mảng truyện ngắn của

Marquez trong luận văn thạc sĩ Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Gabriel Garcia
Marquez (2010), và dấu ấn chủ nghĩa hiễn thực huyền ảo cùng cái yếu tố huyền ảo của
đại thi hào Marquez còn được nghiên cứu trong Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn Mỹ
Latinh (khảo sát qua hai tác giả Jorge Luis Borges và Gabriel Garcia Marquez)
(2011) của Lê Ngọc Phương, Đặc điểm thi pháp tiểu thuyết G.Marquez (2017) của
Nguyễn Thị Hảo,…và nhiều các công trình khác.
Qua những công trình nghiên cứu trên, chúng tôi thấy rằng, phần lớn các công
trình chỉ tập trung nghiên cứu dấu ấn của chủ nghĩa hậu hiện đại và cái huyền ảo trong
mảng tiểu thuyết và trong các truyện ngắn nói chung. Chưa có một công trình nào tập
trung nghiên cứu yếu tố huyền ảo của Marquez trong một tập truyện ngắn nhất định.
Chính vì thế chúng tôi lựa chọn đề tài Yếu tố huyền ảo trong “36 truyện đặc sắc” của
Gabirel Garcia Marquez với hi vọng đi sâu hơn vào sự huyền ảo trong tuyển tập 36

3


truyện đặc sắc đã chọn để khám phá thêm những khía cạnh độc đáo trong sự nghiệp
sáng tác của nhà văn hiện thực huyền ảo Marquez.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà chúng tôi tập trung nghiên cứu trong đề tài khóa luận này là yếu
tố huyền ảo trong tập 36 truyện đặc sắc của tác giả Gabirel Garcia Marquez.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tuyển tập 36 truyện đặc sắc của Gabirel Garcia Marquez, cụ thể là qua 22
truyện ngắn mang yếu tố huyền ảo trong tập truyện.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Qua đề tài, chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu một số phương diện mang yếu tố
huyền ảo trong 36 truyện đặc sắc của Gabirel Garcia Marquez để làm sáng tỏ giá trị
nghệ thuật của yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của ông
5. Phương pháp nghiên cứu

Nhằm chỉ ra yếu tố huyền ảo và giá trị nghệ thuật của chúng tôi lựa chọn và kết
hợp các phương pháp, thao tác nghiên cứu khoa học như:
- Phương pháp phân loại − thống kê
- Phương pháp phân tích − tổng hợp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp mô tả
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của đề tài gồm có 2
chương:
Chương 1: Nhân vật huyền ảo trong 36 truyện đặc sắc của G.G.Marquez
Chương 2: Không gian và thời gian huyền ảo trong 36 truyện đặc sắc của
G.G.Marquez

4


NỘI DUNG
Chương 1
NHÂN VẬT HUYỀN ẢO TRONG 36 TRUYỆN ĐẶC SẮC CỦA G.G.MARQUEZ
1.1. Khái niệm “huyền ảo” trong văn học
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (magic realism) là trào lưu văn học được hình
thành và phát triển từ những năm 40 - 50 của thế kỉ XX. Được xem như một sản phẩm
nghệ thuật đặc trưng của khu vực Mỹ Latinh, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo có sự gắn
bó mật thiết với các dấu mốc lịch sử, đặc sắc văn hóa Mỹ Latinh và những huyền thoại
cổ xưa về con người trên vùng đất này.
Trên thực tế, chưa có một khái niệm thống nhất nào về chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo, để thuận tiện cho việc tiếp cận vấn đề và đảm bảo tính khách quan tôi xin
trích nhận định của một nhà nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực huyền ảo tại Việt Nam.
Theo Lê Huy Bắc trong cuốn Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo & Gabriel Garcia
Marquez: “Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là khuynh hướng văn học sử dụng các yếu tố

siêu nhiên, huyền ảo, hoang đường… làm cho hiện thực khác lạ, hấp dẫn người đọc,
song đằng sau vẻ li kì đó, tác phẩm vẫn đảm bảo một thực trạng cơ bản của thời đại.
Các vấn đề xã hội được họ quan tâm thường là nạn độc tài, nỗi cô đơn, thói tự mãn
cách li, tính tò mò, niềm đam mê tiền bạc và danh lợi quá mức, tính ích kỉ của con
người,… Những vấn đề này thường không bao giờ được họ đề cập trực tiếp mà thông
qua các hình tượng ẩn dụ siêu phàm tới mức đôi khi cực kì quái đản để độc giả suy
ngẫm và tự rút ra ý nghĩa” [7,32].
Huyền ảo (magic) là một phần của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (magic
realism), trong đó các yếu tố thần kì, kì lạ nửa hư nửa thực được các nhà văn chủ nghĩa
hiện thực huyền ảo lồng ghép vào trong các tác phẩm của mình mà không cần phải
chứng minh nó là thật. Con người đối mặt với những hiện tượng thời tiết khác thường,
gặp gỡ những con người mang đặc điểm siêu nhiên, quái dị không thể xác định là thần,
ma hay chỉ là con người bình thường bằng thái độ nửa kinh sợ nửa hoài nghi. Các yếu
tố huyền ảo không có tác dụng đem lại niềm hi vọng cho con người, cũng không mang
lại sự sợ hãi, ngược lại nó bị giải thiêng, thăm dò, hạ bệ. Thực chất, nó chỉ nhằm mục
đích mang lại cảm xúc và suy ngẫm của độc giả.

5


Trong chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, các yếu tố thực và ảo tồn tại hòa bình,
song hành với nhau như một điều hiển nhiên tạo nên một thế giới hỗn độn, không thể lí
giải theo logic thông thường. Cái huyền ảo đóng vai trò quan trọng trong việc tái hiện
thế giới đó, khi mà các chân lí tưởng như bất biến bị sụp đổ, con người hoài nghi về
các giá trị tốt đẹp, cô độc và hoang mang trong những mảnh vỡ của cuộc sống. Nhà
văn tìm đến cái huyền ảo như một sự giải thoát cho nỗi cô đơn, sử dụng chúng như
công cụ nghệ thuật để phản ánh những vấn đề diễn ra trong cuộc sống thực.
Trong văn chương cổ đại, yếu tố huyền ảo là sản phẩm sáng tạo của con người
nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, động đất...bằng việc gắn những
hiện tượng đó với một vị thần, lấy họ làm chỗ dựa để làm dịu bớt nỗi sợ hãi với niềm

tin thần linh sẽ cứu con người khỏi bất hạnh. Sang đến văn học cận đại (thế kỉ XIV),
cái huyền ảo (Magic) lúc này là cái kì ảo (fantastic) không đóng vai trò làm chỗ dựa
của niềm tin mà hướng đến sự thăm dò tâm lí và tư duy, sức mạnh lí trí của con người.
Cái kì ảo còn đại diện cho một thế giới thực khác đang tồn tại cùng với con người,
nhưng chưa đầy các yếu tố mà họ không thể nắm bắt, lí giải hay cắt nghĩa. Đến thời
hiện đại và hậu hiện đại, cái huyền ảo là một sản phẩm của sự hoài nghi, nó thể hiện
nỗi cơ đơn của con người trong xã hội rối ren, miêu tả cái đang diễn ra trong thế giới
thực.
Huyền ảo là nhân tố đặc thù, tạo nên sức hấp dẫn cho các tác phẩm của chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo. Qua các thời đại, con người luôn bị thu hút mạnh mẽ bởi
những điều thần bí, siêu nhiên. Nhưng giá trị thực sự của nó mằm ở chỗ được các nhà
văn sử dụng như phương hình thức tái hiện đời sống thực. Một hình thức mới lạ, mang
tính nghệ thuật khi lấy thế giới phi thực tế để để phản ánh thế giới thực tế. Mọi chi tiết,
tình tiết ảo diệu đều không được nhà văn lí giải, mà người đọc phải đào sâu suy nghĩ để
tìm ra ý nghĩa của nó, nhờ vậy mà tác phẩm có nhiều tầng ý nghĩa khác nhau, tùy từng
đối tượng người đọc. Tuy vậy, mọi cái ảo đều có bắt nguồn từ đời sống thực, thể hiện
nỗi cô đơn của con người trước thế giới đầy hoài nghi và sự hỗn độn.Trong hầu hết các
tác phẩm, cái huyền ảo đều mang những điểm cơ bản như sau:
1. Yếu tố huyền ảo xuất hiện hiển nhiên như một phần phải có trong cuộc sống.
Thế giới được tái hiện trong tác phẩm là nơi mà cái hiện thực và cái kì ảo cùng tồn tại
bình đẳng bên nhau. Con người đón nhận cái huyền ảo với tâm lí bình thản, đối xử với
nó bình thường, không tôn thờ cũng không sợ hãi. Mọi sự huyền ảo đều bắt nguồn từ

6


những hiện thực, nó là một dạng thức khác của hiện thực và được nhà văn thuật lại nó
bằng giọng điệu bình thản. Ví dụ điển hình cho đặc điểm này là truyện ngắn Cụ già với
đôi cánh khổng lồ của Marquez. Cụ già có cánh mang trong mình hình dáng siêu nhiên
nhưng không làm cho con người hoảng sợ, Pelayo và Elisenda đối xử với ông không

giống như cách đối xử với một vị thánh, thậm chí là như một con vật khi họ nhốt ông
vào chuồng của lũ gà. Họ biến ông thành công cụ làm giàu, khi không còn giá trị kiếm
tiền, đôi vợ chồng thấy ông chướng mắt và sự biến mất của ông lão làm cho họ cảm
thấy chút bỏ được gánh nặng. Tất cả các chi tiết trên được Marquez thuật lại bằng cách
kể bình thản đặc trưng trong các tác phẩm của ông.
2. Ngôi thứ ba trần thuật thường được sử dụng, mang tính khách quan, nêu vấn
đề, sự việc nhưng không diễn giải, bình luận về vấn đề, sự việc đang diễn ra hay đi sâu
vào tâm lí nhân vật. Người kể chuyện chỉ có vai trò thông báo, điểm nhìn của người kể
cũng bị hạn chế chứ không mang tính toàn tri.
3. Các yếu tố huyền ảo thường được phân bố rải rác trên toàn tác phẩm chứ
không tập trung vào phần cuối như lối viết của văn học kì ảo. Nhà văn không cố tập
trung đi sâu vào cái huyền ảo, mục đích mà họ không phải cái huyền ảo mà hướng đến
sự phản ứng của con người trước cái huyền ảo và sự cô đơn.
4. Dù yếu tố huyền ảo là công cụ nghệ thuật để truyền tải ý nghĩa tác phẩm thì
đề tài của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo luôn phong phú và hướng đến cái thực trong
cuộc sống. Đề tài lịch sử, đô thị, độc tài, thổ dân... là các đề tài được hướng tới thường
xuyên nhất.
5. Cái huyền ảo mang trong mình màu sắc kinh thánh, các huyền thoại và ngụ
ngôn. Đôi khi mang đậm chất thơ lãng mạn. Trong Biển của thời đã mất của Marquez,
cả ngôi làng được bao trùm bởi mùi hoa hồng bắt nguồn từ biển, người ta nghe những
đĩa hát cũ, ngôi làng trở lên nhộn nhịp bởi những vị khách ghé thăm, những người xa
quê trở về. Mùi hoa hồng mang đến hơi thở mới cho ngôi làng, lãng mạn và kì diệu
như một sự chúc lành của thiên chúa.
G.G.Marquez là biểu tượng vĩ đại của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh.
Dù không phải người phát kiến ra trào lưu này nhưng Marquez đã đưa chủ nghĩa hiện
thực huyền ảo lan rộng ra toàn thế giới cùng với tên tuổi của mình. Kế thừa yếu tố
huyền ảo từ những người thầy đi trước, đồng thời sáng tạo, sử dụng cái huyền ảo lồng

7



vào bức tranh lịch sử, văn hóa Mỹ Latinh ông gặt hái được nhiều thành công trên con
đường sáng tác của mình. Năm 1982, Marquez được trao giải Nobel văn học, đạt đến
đỉnh cao sự nghiệp với tiểu thuyết Trăm năm cô đơn. Phải nói rằng, yếu tố huyền ảo đã
giúp ông thành công trong việc phản ánh hiện thực, mang lại chiều sâu cho tác phẩm.
Trong các tác phẩm của mình, Marquez hay chọn chủ đề về bạo lực, chính trị, độc tài...
và nhiều hơn cả, ông là nhà văn viết về nỗi cô đơn của con người, nỗi cô đơn của Mỹ
Latinh. Dù được biết đến nhiều hơn ở mảng tiểu thuyết, nhưng truyện ngắn của ông
cũng được đánh giá cao vì giá trị nghệ thuật và nhân văn của nó.
1.2. Các kiểu nhân vật huyền ảo trong 36 truyện đặc sắc của G.G.Marquez
Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên, thường
được xây dựng từ những nguyên mẫu của cuộc sống thực hay một điểm nhìn nào đó
mà tác giả muốn hướng đến trong tác phẩm. Vì thế, nó đóng vai trò quan trọng việc
truyền tải quan niệm nghệ thuật, lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn đối với con người và
cuộc sống hiện thực.
Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển thuật ngữ văn
học (1999) nhân vật văn học là: “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn
học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể
không có tên như “thằng bán tơ”, “một mụ nào” trong Truyện Kiều. Trong truyện cổ
tích, ngụ ngôn, đồng thoại, thần được đưa ra để nói chuyện con người. Khái niệm nhân
vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào
mà chỉ một hiện tượng nào đó trong tác phẩm” [11,202].
Nhân vật được coi là linh hồn của tác phẩm văn học, dẫn dắt người đọc đi sâu
vào thế giới mà nhà văn kiến tạo, từ đó tìm ra được ý nghĩa và thông điệp nhà văn thể
hiện trong tác phẩm của mình. Trong một tác phẩm, có thể xuất hiện một hay nhiều
nhân vật, mỗi nhân vật đều có đặc điểm riêng, giữ một vai trò nhất định tùy vào mục
đích của tác giả. Nhân vật được xây dựng theo nhiều cách, thông qua việc miêu tả
ngoại hình, diễn biến nội tâm, ngôn ngữ, hành động hoặc kết hợp giữa các cách xây
dựng với nhau, tạo nên sự phong phú trong việc phân loại nhân vật văn học. Nhân vật
cũng được phân loại theo nhiều góc độ khác nhau như góc độ nội dung tư tưởng, chức

năng và vị trí của nhân vật trong tác phẩm, góc độ thể loại hoặc góc độ chất lượng

8


miêu tả,.. Điều này làm nên thế giới nhân vật đa dạng, muôn màu muôn vẻ của văn
học.
Thế giới nhân vật được Marquez xây dựng trong các truyện ngắn hiện thực
huyền ảo cũng đa sắc màu như vậy. Trong bầu không khí tồn tại cùng lúc những yếu tố
thực và không thực, các nhân vật mang đặc tính huyền ảo đóng vai trò không thể thiếu
trong việc mô tả và tái hiện bầu không khí đó. Nhân vật huyền ảo được Marquez khắc
họa theo nhiều cách khác nhau, được phân loại theo nhiều kiểu: nhân vật có đặc điểm
ngoại hình khác thường, nhân vật có khả năng phi thường, nhân vật có đời sống và số
phận huyền ảo, nhân vật hồn ma và cuối cùng là nhân vật xác chết. Dù mang những
đặc điểm huyền diệu, siêu nhiên thì nhân vật với đặc tính huyền ảo vẫn có ý nghĩa
hướng về cái thực tại đang diễn ra trong đời sống con người.
1.2.1. Nhân vật có đặc điểm ngoại hình khác thường
Trong các truyện ngắn mang yếu tố huyền ảo của tập truyện, Marquez xây dựng
một số nhân vật có đặc điểm ngoại hình dị thường. Những nhân vật đó mang trên mình
dấu vết giống thần thánh, khi lại có đặc điểm giống ma quỷ làm cho con người không
thể xác định họ là ai, con người, thần linh hay ma quỷ. Ngoại hình mang tính huyền ảo
cũng là một dấu hiệu của sự cô đơn mà Marquez luôn muốn hướng đến trong cả sự
nghiệp văn học của mình. Những truyện ngắn xuất hiện dạng nhân vật này gồm Cụ già
với đôi cánh khổng lồ, Chuyện buồn không thể tin được của Erendia ngây thơ và người
bà bất lương và Người chết trôi đẹp nhất trần gian.
Cụ già với đôi cánh khổng lồ kể về ông lão có cánh bị lạc đến ngôi nhà của hai
vợ chồng Pelayo. Hai người nhốt ông cùng với lũ gà, thu tiền vé của những người đến
chiêm ngưỡng đôi cánh của ông, còn dân chúng đến xem và đối xử với ông như một
con vật trong sở thú khi ném cho ông đủ thứ thức ăn, ném cả đá và dí than nóng vào
người ông. Sau khi hết giá trị kiếm tiền, ông bị Pelayo và Elisenda xua đổi và trở thành

cái gai trong mắt họ. Với đôi vợ chồng, sự ra đi của ông là sự giải thoát khỏi bế tắc và
gánh nặng.
Có thể hiểu nguyên nhân của những cư xử tồi tệ trên là do ông sở hữu đôi cánh
thần thánh nhưng không có bất kì năng lực siêu nhiên nào thuyết phục và đáp ứng được
những nhu cầu của con người. Cách xuất hiện của ông cũng không giống thần thánh
mà giống một kẻ gặp nạn, quần áo rách rưới như kẻ buôn đồng nát, thậm chí đôi cánh-

9


biểu tượng của cái siêu nhiên còn được miêu tả “như cánh gà, bê bết bụi trụi gần hết
lông” [16,139] và vị thần già không thể tự cứu mình ra khỏi bãi đất bùn. Nhưng nếu
nhìn trên góc độ khác, ông lão chính là một vị thần đến với gia đình Pelayo và
Elisenda. Kể từ khi ông xuất hiện, đứa bé của họ thức giấc, khỏi bệnh và đòi ăn, đem
sự sung túc đến cho gia đình này và ra đi khi mọi thứ đã hoàn tất. Nhưng dưới con mắt
phàm nhân, khi họ nhìn điều thần thánh bằng tư duy con người thì thần thánh lại được
đối xử như con vật. Điều này thể hiện sự suy thoái trong đời sống tâm linh, sự lên ngôi
của vật chất. Thế giới không còn chỗ cho thần thánh, không có cơ hội để những điều kì
diệu được phép xảy ra, tất cả chỉ còn lại một thế giới khô khan của vật chất, nguyên
nhân dẫn đến sự hoài nghi, những đổ vỡ và nỗi cô đơn bất tận của con người
Ông cụ mang đôi cánh thiên thần cũng là hình ảnh của sự cô đơn. Từ đầu đến
cuối chuyện, ông “không tham dự vào chính sự kiện do mình gây ra” [16,142], vị thần
già nằm thoải mái trong cái ổ của mình, không để tâm đến đám người phiền phức hay
sự xua đuổi của chủ nhà. Sống trong một cộng đồng đông đúc, là tâm điểm được bàn
tán, quan tâm, kì vọng nhưng ông lão lạc lõng trong chính cộng đồng ấy. Bình thản
trước mọi thứ được coi là hành động chống lại cái cô đơn. Ông cụ không phản kháng,
nhẫn nhịn, tự vượt qua cơn ốm, phục hồi rồi bay đi trong yên lặng, đó là cuộc hành
trình đơn độc chỉ mình ông.
Ta còn thấy sự cô đơn qua ngoại hình của Estebal trong Người chết trôi đep
nhất trần gian. Xác chết Estebal to lớn choán gần hết một căn nhà, “không lấy một

chiếc giường đủ rộng để anh nằm vừa, cũng chẳng có chiếc bàn nào đủ chắc chắn đủ
sức chịu nổi sức nặng của anh”[16,214]. Anh không mặc vừa quần áo của những người
đàn ông cao lớn nhất trong làng và họ bắt đầu khóc thương cho số phận cô độc của
Estebal. Chắc hẳn, Estebal đã sống bất hạnh với thân thể ngoại cỡ của mình, khi mà
anh người ta bắt anh phải đi cửa bên và bị đập đầu vào bậc cửa, khi chân đã mỏi nhừ
những không dám ngồi lên chiếc ghế đẩu của bà hàng xóm vì lo sợ làm hỏng chiếc
ghế. Anh nhận được sự yêu mến giả tạo từ mọi người, điều đó lặp lại hằng ngày dù anh
là người nhiệt tình và hiền lành nhất. Estebal đã trải qua một cuộc đời đầy bất hạnh,
nhưng cái bất hạnh ấy vẫn bám theo ngay cả khi anh đã là một xác chết. Một xác chết
đơn độc lênh đênh trên đại dương bao la làm bọn trẻ nhầm tưởng là một con tàu chiến.
Cái xác Estebal trở thành đồ chơi yêu thích của lũ trẻ khi chúng nghịch xác chết cả

10


buổi chiều cho đến khi người lớn phát hiện ra chúng. Anh cũng không có một bộ đồ tử
tế để chết trong kiêu hãnh vì thế anh trở thành người cô đơn nhất thế gian.
Nhân vật người bà trong Chuyện buồn không thể tin được của Erendia ngây thơ
và người bà bất lương được miêu tả “trần truồng và khổng lồ như một con cá voi”
[16,148]. Bà già với thân hình kì dị, béo ục ịch là hình ảnh đại diện cho kẻ độc tài trong
xã hội Mỹ Latinh được Marquez đưa vào tác phẩm. Với Marquez, ông quan niệm
quyền lực mang đến sự cô đơn cho con người, người càng nhiều quyền lực thì càng
khó tin tưởng. Họ cô lập mình với thế giới bên ngoài, khép kín cảm xúc để bảo vệ
quyền lực và đó là sự cô đơn tồi tệ. Việc đánh bại và thoát khỏi vòng cương tỏa bóc lột
của kẻ độc tài là điều vô cùng khó, giống như thân hình đồ sộ của người bà bất lương
không hề bị ảnh hưởng khi tiêu thụ “hết một lượng bả chuột bằng cả lượng để diệt cả
một thế hệ chuột” [16,205]. Khi Uylysse cầm con dao bầu đâm mụ để giải thoát cho
Erendia, máu của mụ già phụt ra thật mạnh phun khắp mặt anh “đó là một thứ máu đặc
sánh, óng ánh một màu xanh giống như thứ máu trong lông ống còn tơ” [16,210], “máu
xanh đầm đìa khắp người mụ, từ tứ chi cho đến cái đầu trọc tếu của mụ. Tiếng thở khò

khè của họ vang khắp nhà” [16,210]. Những chi tiết ấy cùng sức mạnh khủng khiếp
khiến ta cảm nhận Uylysse không phải đang chiến đấu với con người, mà là một con
quái vật. Dòng máu xanh ma quỷ là sự biến chất trong tâm hồn của người bà bất lương.
Sự biến chất ấy đã có trước khi mụ biến cháu gái của mình thành người hầu và bóc lột
cô bé ngay cả trong lúc ngủ, nhưng nó được đà phát triển mạnh hơn khi căn nhà bị
thiêu rụi. Mụ kiếm tiền trên thân thể Erendia từ các làng mạc qua hoang địa rồi đến
vùng biển, nhiều đến mức có những ngày Erendia òa khóc vì mệt mỏi. Dù mang lại cho
mụ tiền bạc, tùy tùng và cuộc sống vương giả nhưng Erendia sẽ không bao giờ được
giải thoát cho đến ngày bà của mình chết. Một điều đặc biệt đó là không gian của
truyện liên tục được mở rộng: từ ngôi làng hẻo lánh, nơi chỉ có những túp lều tranh của
người Anh-điêng tới những làng đông dân hơn trong hoang mạc, từ thành phố náo
nhiệt vùng biên giới tới thành phố tráng lệ ven biển Caribe. Tính chất mở rộng của
không gian được Marquez đặt trong sự tương quan, tỷ lệ thuận với bản chất độc ác, mất
nhân tính của bà ta. Quyền lực và vật chất biến mụ trở thành loài vật lúc nào không
hay, sống trong cô độc và kết thúc cuộc đời đau đớn một cách bất ngờ.
Hầu hết trong các trường hợp, dạng nhân vật ngoại hình khác thường của
Marquez đều hướng đến nỗi cô đơn. Cả ông cụ mang đôi cánh khổng lồ, người chết

11


trôi Estebal và người bà bất lương đều đơn độc trong cuộc sống của mình, nhưng sự cô
đơn đó khác nhau. Với ông cụ có đôi cánh và Estebal, nỗi cô đơn của họ đến từ bên
ngoài, không được xã hội chấp nhận và việc cố gắng hòa đồng là điều không thể. Tuy
nhiên, các nhân vật này vẫn kiến cường chống lại sự cô đơn, đợi đến một ngày được
dang cánh bay đi đến một thế giới thuộc về mình hoặc tìm được một nơi được toàn thể
dân làng chào đón, chăm sóc, đồng cảm và khóc thương mình. Khác với hai nhân vật
trên, sự cô đơn với người bà bất lương đến từ bên trong, từ chính lòng tham vô đáy của
mụ, tự tách mình khỏi thế giới loài người và sống cuộc sống không bằng một con
người. Như vậy, cái cô đơn luôn tồn tại trong thế giới, bắt nguồn từ nhiều yếu tố, do

hoàn cảnh, do xã hội hoặc do chính bản tính bên trong mỗi người, đó là hiện thực cuộc
sống được Marquez gửi gắm thông qua những nhân vật dạng nhân vật mang tính huyền
ảo thông qua đặc điểm ngoại hình khác thường này.
1.2.2. Nhân vật có khả năng phi thường
Bên cạnh kiểu nhân vật có đặc tính huyền ảo về ngoại hình thì nhân vật có khả
năng siêu nhiên cũng xuất hiện nhiều trong các truyện ngắn hiện thực huyền ảo của
Marquez. Trong tập 36 truyện đặc sắc nhân vật với khả năng huyền ảo xuất hiện trong
Blacaman, người hiền bán phép tiên, Tôi dược thuê để nằm mộng và Chuyện buồn
không thể tin được của Erendia ngây thơ và người bà bất lương.
Theo lời kể của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Blacaman, người hiền bán
phép tiên thì cả anh ta và Blacaman đều có những khả năng phi thường. Khi hai người
gặp nhau, Blacaman đã mất đi năng lực và sống bằng nghề lừa đảo. Không ai hiểu lí do
vì sao phép thuật của hắn ta biến mất nhưng trong thời thịnh đạt nhất của mình hắn làm
được rất nhiều điều phi thường. Blacaman nổi tiếng với tài ướp xác các phó vương "đã
tạo cho thây ma của các vị này một bộ mặt tươi tỉnh và oai vệ" [16,224], toát lên thần
thái uy nghi trong nhiều năm đến nỗi dân chúng không dám chôn cất những xác ướp
đó. Hắn còn làm rất nhiều nghề như đoán mộng, trồng răng bằng thuật thôi miên tại các
chợ phiên. Blacaman bắt đầu có uy tín từ khi làm ra bộ cờ đam đánh mãi không hết ván
làm cho vị giáo sĩ phát điên và gây ra hai vụ tự tử khét tiếng thời đó. Có thể hiểu rằng,
phép thuật của Blacaman biến mất khi chúng gây tổn hại đến sự sống con người. Hoặc
sâu xa hơn, khi Blacaman đứng trên đỉnh cao của vinh quang hắn trở lên kiêu căng và
sử dụng phép thuật vào những việc xấu xa nhằm kiếm nhiều tiền hơn cho mình. Lòng
tham vô đáy và tâm địa độc ác là lí do thứ phép tiên đó không bao giờ trở lại với

12


Blacaman dù hắn có cố chế tạo ra nhiều thứ thú vị. Bản tính ham vật chất thể hiện qua
quán hàng bán những thứ bất lương với đủ mọi thứ thuốc lừa đảo trên đời để mê muội
những kẻ nhẹ dã cả tin. Thuốc chống độc, thuốc chống ngoại tình và nhiều loại thuốc

khác chỉ thịnh hàng một thời gian và chật vật lắm hắn mới kiếm đủ miếng cơm qua
ngày. Tất cả sự uất ức ấy hắn đều trút hết lên nhân vật “tôi” với đủ giờ tra tấn tàn bạo
"Y lột hết quần áo của tôi, đặt tôi nằm trên bãi dây thép gai mà lăn đi lăn lại như một
khúc gỗ, kéo lê tôi sền sệt trên đá sỏi miền trơ trọi rồi ngâm tôi vào nước đái của chính
mình" [16,228]. Blacaman là kẻ bệnh hoạn khi nghiện tra tấn kẻ khác để làm thú vui an
ủi cho bản thân, hắn nhốt người hiền đức xuống xà lim, "lấy kìm rút móng tay tôi, lấy
đá mài răng tôi" [16,228] và chính trong những ngày tháng này, người hiền đức nhận ra
được năng lực của mình và Blacaman phải chịu những tháng ngày đen tối nhất cuộc
đời hắn. Hắn không biết đến bao giờ cuộc đời mình kết thúc mãi mãi, khi trải qua mọi
đau đớn để chết đi hắn lại được tôi làm cho sống lại và bắt đầu hành trình đi đến cái
chết của mình, khóc than đời đời trong cái lăng cô đơn của hắn.
Với nhân vật “tôi” - người hiền đức, phép thuật của anh ta chưa được phát hiện
ở đầu câu chuyện. Blacaman nhìn ra được năng lực từ anh ta và việc hắn mua lại nhân
vật này cốt để cứu cánh khi các trò lừa đảo của mình không còn tác dụng. Điều đó đã
xảy ra thật, hắn nhét anh vào chiếc quan tài giả, lấy xích trói tay chân xích anh lại là
bắt anh bói toán để kiếm tiền. Nhưng người hiền đức lúc này vẫn chưa sử dụng được
năng lực của mình và điều này làm cho Blacaman tàn bạo với anh hơn. Anh ta phát
hiện ra phép thuật của mình trong một lần vô tình làm một con thỏ sống lại từ đó đi
lang bạt khắp thế gian để chữa đủ thứ bệnh với mức giá quy định sẵn. Anh chữa "cho
những người mắc chứng sốt rét với giá 2 pêxô, để chữa lành mắt cho người bị mù loà
với giá 4 pêxô" "chữa lành cho những người ra mồ hôi trộm với giá 18 pêxô, trả lại tay
chân cho người què cụt vì bị tai nạn hoặc vì đánh bóng với giá 22 pêxô, cho những
người què cụt vì tai nạn chiến tranh, vì động đất, vì sự đổ bộ của bọn lính thuỷ đánh bộ,
vì bất cứ tai nạn xã hội nào khác với giá 25 pêxô" [16,229]. Dù thu phí khi sử dụng
phép thuật để chữa bệnh nhưng anh ta lại có những quy tắc giá tiền của riêng mình và
không đi qua giới hạn. Chi tiết chứng minh “tôi” là người hiền đức nằm ở chỗ anh ta
chữa bệnh cho kẻ tâm thần qua cách hiểu biết những khúc mắc của họ, chữa bệnh cho
trẻ em sẽ lấy giá rẻ một nửa, chữa bệnh cho người nghèo thì không lấy tiền. Dù từ chối
nghe theo các nhà thông thái để trở thành một vị thánh khi đã chết để nhận mình chỉ là


13


một nghệ sĩ muốn lang bạt khắp nơi thì này đến kết thúc truyện vẫn là người hiền đức
rao bán những phép tiên cho những kẻ bệnh cần chữa lành.
Có thể thấy, khả năng phép thuật của các nhân vật trong Blacaman, người hiền
bán phép tiên chỉ tồn tại khi nhân vật sử dụng phép thuật khi có mục đích tốt đẹp. Mặc
dù bán phép thuật để sinh sống nhưng Blacaman cũng có một thời đỉnh cao trước khi
hắn trở lên tham lam và lạm dụng phép thuật. Nhân vật tôi cũng vậy, anh không thể sử
dụng năng lực chữa bệnh khi bất đắc dĩ cùng Blacaman bán những thứ lừa gạt bất
lương, bị hắn lợi dụng và áp chế. Sau khi được tự do, anh đi khắp nơi chữa đủ thứ bệnh
cho dân chúng. Anh cũng bước lên thời kì đỉnh cao của mình trước con mắt yêu mến
của người đời. Nhưng anh lại báo thù Blacaman, khiến Blacaman chết đi sống lại nhiều
lần trong đau đớn và khóc than trong nấm mồ của mình, đó là hành động của sự tiêu
cực. Blacaman đã làm mất phép thuật vì những tiêu cực trong con người mình, liệu một
ngày người hiền đức có lại giống nhưng kẻ ác Blacaman, sa ngã trước cuộc sống, để
cái tiêu cực lấn át hết năng lực phi thường của anh ta.
Ở một nơi khác trong thế giới hiện thực huyền ảo, trong truyện ngắn Tôi được
thuê đẻ nằm mộng cũng có một nhân vật rao bán năng lực phi thường của mình. Một
người phụ nữ sinh ra tại Columbia với cái tên tiếng Đức Phrau Phrida, không xinh đẹp,
dễ gần và có khả năng nằm mộng. Cuộc sống xa nhà chật vật tại Áo khiến bà buộc phải
dùng khả năng đoán mộng để kiếm tiền. Đó là con đường ngắn nhất để có được cuộc
sống như bà mong muốn- sống trong một căn phòng tử tế với ba bữa cơm hằng ngày.
Nhờ vậy, Phrau Phrida có những tháng ngày yên bình, no đủ trong khi hàng ngàn
người sống trong cảnh túng quẫn, lao đao của chiến tranh. Phrau Phrida trở lên quyền
lực trong chính ngôi nhà bà được thuê, mỗi sáng bà sẽ nói cho các thành viên trong gia
đình biết nên làm những gì trong cả ngày hôm đó. Cuộc sống ổn định khiến bà hào
phóng giúp đỡ những sinh viên nghèo túng trong một quán ăn bình dẫn mỗi khi bà xuất
hiện. Phrau Phrida luôn được đón chào nồng nhiệt bởi sự hào phóng và vui tính của
mình. Có thể trong những lần đó, Phrau Phrida sẽ ngẫu nhiên giúp một ai đó nhờ khả

năng của mình và không tính phí. Người kể chuyện là nhân vật “tôi” trong tác phẩm
khi xuất hiện trong giấc mơ của Phrau Phrida cũng nhận được bà cảnh báo “cậu phải đi
ngay và không được trở lại Viên trong vòng năm năm tới” [16,428]. Anh hết sức sung
sướng khi thoát khỏi tai nạn khủng khiếp của đời mình mà không bao giờ anh biết rõ
nó là cái gì khi kịp lên chuyến tàu hỏa cuối ngày về Roma. Theo lời kể của “tôi”, mười

14


ba năm sau gặp lại Phrau Phrida và biết rằng “dù bà không nói ra, trong câu chuyện của
bà cho thấy rõ ràng rằng từ mộng đến mộng bà đã làm chủ được cả gia tài của những
ông chủ của thành Viên không lỡ từ chối điều gì” [16,430] và anh ta hoài nghi đó chỉ là
một thủ đoạn kiếm sống của Phrau Phrida. Đó là cuộc gặp gỡ cuối cùng trước khi
Phrau Phrida chết trong chiếc ô tô bẹp rúm găm vào bức tường khách sạn do sức mạnh
của cơn sóng lớn. Ta có thể liên hệ cuộc đời và năng lực siêu nhiên của Phrau Phrida
với các nhân vật trong Blacaman, người hiền bán phép tiên. Khả năng huyền diệu giúp
Phrau Phrida đạt được cuộc sống quyền lực vương giả giống như Blacaman và người
hiền đức. Nhưng khi sử dụng khả năng ấy để có được một phần tài sản của người chủ
đầu tiên rồi nhiều hơn là cả gia tài của những ông chủ của thành phố đã thuê bà nằm
mộng thì tất yếu Phrau Phrida sẽ bị chừng phạt. Nếu hình phạt của Blacaman là chết đi
sống lại nhiều lần trong lăng mộ cô độc thì hình phạt của Phrau Phrida là cái chết đau
đớn bất ngờ mà bà không hề được báo trước trong giấc mộng của mình.
Người bà bất lương trong Chuyện buồn không thể tin được của Erendia ngây
thơ và người bà bất lương cũng mang trong mình năng lực được báo mộng trước tương
lai. Điều này được khẳng định lần đầu qua lời nói của Erendia với Uylysse “- Cái gì bà
em cũng biết hết. Luôn luôn bà em được báo mộng trước” [16,186] khi hai người lên
kế hoạch bỏ trốn. Lần thứ hai cô bé khẳng định điều này khi Uylysse có ý định giết bà
của cô “- Hãy cẩn thận kẻo bà già vừa được báo mộng. Bà ấy mơ thấy một con công
nằm trên chiếc võng trắng” [16,209- 210]. Khác với Phrau Phrida, giấc mơ của người
bà bất lương khiến cho người xung quanh mụ phải lo sợ và dè chừng. Những giấc mơ

đó không được sử dụng vào những việc tốt đẹp mà ngược lại, chúng làm cho mụ ta
càng siết chặt sự bóc lột cùng cảnh giác cao độ. Dù biết rất nhiều thứ qua những giấc
mơ, nhưng bà của Erendia không đoán được kết thúc cuộc đời mình giấc mơ thấy một
con công nằm trên chiếc võng trắng để rồi chết ngỡ ngàng trong tay Uylysse.
Dạng nhân vật mang sức mạnh phi thường của Marquez cho ta nhiều cái nhìn
mới mẻ về cuộc sống. Điều kì diệu trong cuộc sống là có thật, nhưng nó không suất
phát từ những thứ thần thánh cao siêu mà bắt nguồn từ sự lương thiện của con người.
Cả Blacaman, người hiền đức, Phrau Phrida và người bà bất lương đều là con người có
tấm lòng đẹp hoặc đã từng có tấm lòng đẹp, được trao tặng những năng lực huyền diệu
để giúp đỡ cho những người xung quanh mình. Qua các nhân vật, ta cũng nhìn thấy
một thức tế của xã hội không chỉ riêng Mỹ Latinh mà toàn thể nhân loại, con người dễ

15


sa ngã trên chính những vinh quang họ tạo nên. Khi đạt được những tầm cao nhất định
về quyền lực, địa vị, vật chất, họ dễ đánh mất sự lương thiện, tốt đẹp của mình thay vào
đó là sự lừa lọc, bóc lột, tàn bạo và những con người như vậy sẽ phải trả giá cho những
tội ác mình đã gây ra.
1.2.3. Nhân vật có đời sống, số phận huyền ảo
Đây là kiểu nhân vật xuất hiện nhiều và rải rác trong các truyện ngắn chủ nghĩa
hiện thực huyền ảo của Marquez. Trong tập 36 truyện đặc sắc, có sáu truyện ngắn xuất
hiện kiểu nhân vật là con người nhưng có các yếu tố cuộc sống, số phận huyền ảo
không thể lí giải . Đó là Đôi mắt chó xanh; Nabo, người da đen khiến các thiên thần
phải đợi; Tôi đến để gọi điện thoại; dấu máu em trên tuyết; Quà tết; Blacaman, người
hiền bán phép tiên. Kiểu nhân vật thường không mang những bài học đạo đức nhất
định mà chỉ hướng đến sự suy ngẫm và tính đa nguyên của cuộc sống.
Trong Đôi mắt chó xanh, sự huyền ảo xảy đến trong giấc mơ của cặp nhân vật
trong truyện. Hai người xa lạ không biết bất kì thông tin nào về đối phương lại thường
xuyên gặp nhau qua những giấc mơ. Giữa hai người tồn tại một thứ thấu hiểu kì lạ, đến

nỗi chàng trai vẫn nhìn thấy cô gái và những hành động của cô khi anh đang quay mặt
vào tường. Anh ấn tượng bởi đôi mắt màu tro của cô từ ngày đầu gặp mặt, họ lấy dòng
chữ đôi mắt chó xanh để làm tín hiệu nhận ra nhau trong cuộc sống thực. Nhưng cuộc
sống có nhiều thứ trớ trêu không thể lí giải để họ mãi mãi không tìm được nhau. Dù
luôn dặn lòng phải nhớ những giấc mơ, nhưng chàng trai vẫn luôn quên mọi thứ sau
khi tỉnh dậy. Ngược lại với anh, cô quên hết những kí ức của cuộc sống thực khi gặp
anh trong mơ. Dường như anh và cô đều là những kẻ cô đơn trong cuộc sống của mình,
họ tìm đến giấc mơ để gặp được người bạn đồng cảm, xoa dịu đi cái cô độc của bản
thân. Nhưng sự thấu hiểu đó dẫn họ đến bất hạnh vì bất lực khi không thể tìm ra đối
phương. Cô đã đi trên đường và nói to, đã viết dòng chữ “đôi mắt chó xanh” ở khắp
mọi nơi chỉ mong chàng trai nhìn thấy và nhận ra mình. Trên các cửa kính mờ bụi ở
khách sạn, ở nhà ga hay ở các nhà lầu cô đều dùng ngón tay trỏ của mình để viết “đôi
mắt chó xanh”. Điên cuồng đến độ khi cảm nhận anh đang ở gần đây, cô vào tiệm
thuốc phiện hỏi ông chủ quán về anh, không nhận được câu trả lời như mong muốn cô
bất lực chỉ biết viết “đôi mắt chó xanh” lên sàn gạch, rồi lại cầm giẻ vừa lau vừa nhắc
đi nhắc lại “đôi mắt chó xanh”, nhắc nhiều đến nỗi người tò mò đến xem cô chật kín cả
cửa hàng và kết luận “Nàng điên rồi” [16,42]. Có lẽ cô đã phát điên trong chính nỗi cô

16


đơn của mình, cô đơn đến độ phải thú nhận với chàng trai “Em tưởng mình mình đến
chết cóng mất. Cái thành phố này như là một thành phố băng ấy” [16,41] và anh cũng
thú nhận “Lạnh lùng đã khiến mình nhận ra nỗi cô đơn” [16,40]. Cái cô đơn làm cô
cảm thấy bản thân không còn chút hơi ấm hay cảm giác của của một con người. Thân
thể cô thật giống những thứ vô tri khi “da bụng lỗ mỗ mọt đục cứ như thể người em
được làm bằng gỗ” [16,41] hay đôi lúc cô cứ tưởng mình là sắt. Nỗi cô đơn đó chỉ có
mình chàng trai thấu hiểu, và cô trân trọng anh và căn phòng đến nỗi cô sợ có người
vào mê phòng này và lục các thứ của cô, đảo lộn sự yên ủi của cô trong giấc mộng về
anh. Có ít chi tiết để nhận ra sự cô đơn của chàng trai hơn cô, nhưng những người

giống nhau luôn hiểu nhau và anh luôn muốn được ôm lấy cô nhưng họ chỉ có thể nhìn
nhau. Cứ vậy hằng đêm họ vẫn an ủi nhau bằng “nụ cười buồn- đó là một nụ cười đầu
hàng cái không thể có, cái không thể đạt được” [16,46] cho đến khi cuộc hội ngộ kết
thúc bằng những thứ tiếng lúc gần sáng.
Nabo, người da đen khiến các thiên thần phải đợi kể về số phận huyền ảo của
người thanh niên chăn ngựa Nabo. Trong suốt mười lăm năm, cuộc sống của Nabo rơi
vào mông lung và bế tắc. “Kể từ cái ngày Y chải đuôi ngựa và bị mất trí cả cuộc đời,
cứ để lại phía sau mình nào nỗi bất hạnh, sự đổ vỡ, tình trạng lộn xộn như một con bò
mộng bị bịt mắt ở trong một căn phòng đầy những nến” [16,75]. “Y không biết mình
đang sống trong giờ nào” [16,65], Nabo nhớ một chút về bé gái bị câm, miệng hay nhỏ
nước dãi mà anh thường hay mở đĩa hát cho cô nghe. Y cũng nhớ đến lần đi xin việc,
khi y nói mình biết hát và người ta thuê y chăm sóc lũ ngựa. Nhớ cả về đoạn kí ức về
người da đen chơi kèm Saxifona mà y hay đến xem tại quảng trường mỗi thứ bảy. Nhớ
cả chiếc bàn chải lông ngựa nhưng những kí ức đó mông lung, phân mảnh và Nabo
không thể sắp xếp nó ăn khớp với nhau. Trong mười lăm năm sống nửa tỉnh nửa mê,
luôn có một người đàn ông da đen đến nói chuyện với Nabo và mời y đến dàn đồng ca.
Nabo là người thích hát, nhưng kí ức chưa tìm lại được khiến y từ chối. Cuối cùng,
Nabo quyết đứng dậy hành động trước khi đến dàn đồng ca. Y dùng vai đẩy tung cánh
cửa, quyết đi tìm chuồng ngữ cùng chiếc chải bàn chải lông ngựa, dung sức mạnh phi
thường đập vỡ kính mà lấy mảnh vỡ kính cào sàn chuồng ngữa. Lần hành động đó đã
cho y nhớ lại những kí ức đã mất trong cuộc đời của mình. Việc Nabo có thể tồn tại
được trong mười lăm năm bệnh tật và đau khổ khiến cho mọi người ngạc nhiên về y.
Đó là cả một quá trình chiến đấu không bỏ cuộc của Nabo chỉ để tìm ra bản thân mình

17


trước khi chết. Người da đen thường xuất hiện nói chuyện với Nabo có những đặc điểm
gống như một thiên thần, mời gọi Nabo đến dàn đồng ca - nơi có âm nhạc và niềm vui
sướng là thiên đàng. Người đàn ông đó đại diện cho cái chết, nhưng Nabo đã thành

công từ chối ông ta trước khi tìm thấy kí ức của mình. Cuối cùng, khi nhớ lại tất cả, y
có thể đến với dàn đồng ca bằng sự thanh thản.
Maria, cô gái khoảng mười bảy tuổi người Mêhicô trong Tôi đến chỉ để gọi điện
thoại cũng là một nhân vật mang số phận huyền ảo. Cần gọi điện cho chồng khi xe bị
hỏng giữa hoang mạc, Maria đi nhờ trên chiếc ôtô nhếch nhác đến nơi người đàn bà
hứa hẹn là có chỗ gọi gọi điện thoại. Nơi người đàn bà đưa cô đến là trại thương điên,
thay vì được gọi điện người ta bắt cô vào giường nằm, tiêm thuốc, có bác sĩ điều trị
nhưng tất cả đều không tin cô là người bình thường. Cuộc sống giam hãm trong trại
điên được tả giống như địa ngục, không còn cách nào khác Maria đồng ý ngủ cùng mụ
già gác đêm- con quỷ cái gác địa ngục để được gọi điện thoại. Không chịu được sự ghê
tởm của mụ khiến cuộc trao đổi không thành công, nhưng cuối cùng Maria cũng tìm
cách lén gọi điện thoại cho chồng đến đón mình về. Hạnh phúc khi gặp được Saturno
với ý nghĩ anh ta sẽ đưa mình ra khỏi chại điên, Maria một lần nữa phải tuyệt vọng.
Saturno tin rằng cô bị điên và an ủi cô bằng những lời giả dối và sau lần đấy, dù cố
gắng cỡ nào anh ta cũng không bao giờ gặp được Maria nữa. Người phụ nữa hứa với
Saturno sẽ tiếp tế cho Maria kể rằng “lần cuối cùng cô ta gặp Maria thì thấy Maria rất
minh mẫn, người đẫy đà hơn và vui vẻ với không khí bình thản nơi trại điên” [16,455].
Không gì có thể lí giải được vì nguyên ngân dẫn đến nỗi bất hạnh kì lạ của Maria. Khi
mọi đấu tranh thất bại, Maria phải thích nghi với cuộc sống nơi trại điên với thái độ
tích cức hoặc cô đã phát điên thật vì sự cầm tù cùng những đổ vỡ niềm tin vào tình
yêu.
Một nhân vật mang số phận huyền ảo nữa là Nena Daconte, cô gái chết vì gai
hoa hồng trong Dấu máu em trên tuyết. Nena Daconte và Bidi Sanchez sau thời gian
yêu đương nồng cháy đã cưới nhau trong sự ngỡ ngàng của gia đình anh và sự thất
vọng của gia đình cô và họ đến Pháp để hưởng tuần trăng mặt. Nena Daconte bị gai
hoa hồng đâm vào ngón tay từ bó hoa của đoàn ngoại giáo Pháp tặng cô, nhưng họ
không để ý đến vết thưng mà chỉ trầm trồ khen ngợi chiếc nhẫn kim cương trên tay cô,
sau đó toàn sự chú ý dồn vào chiếc xe mới của Bidi Sanchez. Mới đầu nó chỉ là một
nốt gai châm, vì sự nhỏ bé của nó Nena Daconte không phát hiện ra máu chảy suốt dọc


18


đường và Bidi Sanchez quá phấn khích vì chiếc xe mới đã điên cuồng lái xe trong suốt
11 tiếng đồng hồ. Nena Daconte mút máu trên ngón tay mình, sau đó lấy khăn quấn
vào ngón tay. Máu vẫn chảy trên đường họ đi, ướt đẫm chiếc khăn buộc, Nena Daconte
vẫn thản nhiên đùa “Nếu ai đó muốn gặp chúng mình thì thật dễ” “họ chỉ việc đi theo
dấu máu em trên tuyết” [16,538]. Chuyện trở lên nghiêm trọng hơn khi “áo xống mà cô
mặc, chiếc áo khoác và ghế ngồi cứ dần dần ướt từng tí một không hề ngưng nghỉ”
[16,539] và Bidi Sanchez sốt sắng tìm hiệu thuốc khi nhận ra sự mệt mỏi của vợ.
Không tìm được hiệu thuốc, Bidi Sanchez đi thẳng đến Pari và đưa vợ vào một bệnh
viện. Nena Daconte nhập viện và đó là lần cuối cùng Bidi Sanchez gặp vợ mình. Bidi
Sanchez không bao giờ nghĩ vợ mình sẽ chết, đây là lần đầu anh xuất ngoại và “cảm
thấy rất đỗi hoang mang đến mức không thể hiểu nổi làm sao mình có thể sống mà
không có sự che chở của Nena Daconte” [16,543]. Trong mười ba ngày không được
gặp Nena Daconte, Bidi Sanchez sống chật vật trong sự cô đơn, anh có nhiều thời gian
suy tư về tình yêu, gia đình, học được nhiều kinh nhiệm nhỏ nhặt tại nước Pháp. Không
gì có thể giải thích nổi sự trớ trêu xảy ra trong cuộc đời anh, trong khi anh cố gắng tìm
mọi cách để gặp Nena Daconte thì gia đình Nena Daconte cũng liên lạc với cảnh sát
Pari để tìm ra Bidi Sanchez. “Một lời nhắn gọi khẩn cấp kèm theo tiểu sử của anh đã
được truyền đi trên song phát thanh và truyền hình ngay từ đêm thứ sáu cho đến tận
ngày chủ nhật và thế là Bidi Sanchez liền trở thành người được tìm kiếm nhiều nhất
nước pháp trong bốn mươi giờ”, “Bức ảnh của anh vốn được tìm thấy trong túi xách
của Nena Daconte được chưng ra ở khắp mọi nơi”, “Ba chiếc xe Bentley cùng một
kiểu dáng đã bị đưa về đồn kiểm tra nhưng không có một chiếc nào của anh” [16,551].
Đó là sự trớ trêu kì lạ, khi cả hai bên đều cố gắng tìm được nhau nhưng tất cả mọi hành
động đều trở lên vô nghĩa, “vào lúc hai giờ chiều ngày chủ nhật đám tang được cử hành
ở nơi chỉ cách hai trăm mét căn phòng khác sạn nơi Bidi Sanchez đang chết lặng trong
nỗi cô đơn về tình yêu của Nena Daconte” [16,551] và quan chức ngoại tiếp Bidi
Sanchez tại đại sứ quán thú nhận rằng “ông đã nhận bức bưu điện của ngài ngoại

trưởng một giờ sau khi Bidi Sanchez ra khỏi văn phòng của ông và ông ta đã lặn lội dò
la tìm kiếm anh” [16,551-552]. Cuộc sống luôn chứa những bất ngờ mà con người
không bao giờ có thể giải thích nổi, không ai nghĩ rằng Nena Daconte lại chết vì một
vết đâm nhỏ từ gai hoa hồng, cũng không hiểu nổi khi hình ảnh Bidi Sanchez tràn ngập
khắp mọi nơi thì người ta không thể tìm thấy anh dù anh ở rất gần những người muốn

19


tìm mình. Tất cả những bất hạnh kì lạ này chỉ có thế giải thích bằng sự đa nguyên của
cuộc sống, mang lại những suy ngẫm miên man về số phận vô thường của con người.
Toàn bộ học trò năm thứ tư của trường Thánh Jtulia đã kết thúc số phận trong sự
huyền ảo của ánh sáng trong truyện ngắn Quà tết. Mọi thứ bắt đầu từ khi hai anh em
Toto và Hoen muốn bố mẹ mua tặng chiếc thuyền có mái chèo với thước ngắm và la
bàn khi chúng dành được vòng nguyệt quế ở năm thứ ba trường tiểu học. Vào đêm thứ
tư khi bố mẹ đi vắng, bọn trẻ bắt đầu cuộc mạo hiểm của mình, chúng đập vỡ bóng
điện ở ngọn đèn trong phòng khách “một dòng ánh sáng vàng và và mát như nước từ
bóng đèn vỡ bắt đầu chảy ra và chúng cứ để cho nó dâng cao bốn gang tay” [16,523].
Đó là thứ ánh sáng thần diệu có đặc tính giống nước, người ta chỉ cần tháo nút là nó
chảy ra ngay. Từ đó, mỗi đêm thứ tư hàng tuần, bọn trẻ lấy chiếc thuyền trong kho ra
để nó bơi trong ánh sáng, chúng học cách điều khiển thước ngắm và la bàn cho đến khi
người lớn trở về và thấy chúng đang ngủ. Như vậy vẫn chưa đủ với lũ trẻ, Toto và
Hoen vốn đứng bét lớp trong hai năm học trước đã cố gắng đạt giải bông lan vàng và
xin bố mẹ mua cho mặt lạ, chân hơi, bình ôxy và súng hơi. Có đồ lặn, hai đứa trẻ lại
tiếp tục cuộc phưu lưu của mình, chúng “cho ánh sáng chảy vào phòng sâu tới hai sải,
rồi như những chú cá sấu hiền lành, chúng bơi lặn ở bên dưới những giường, tủ, bàn,
ghế và nhặt nhanh từ dưới ánh sáng những thứ bị mất trong bóng tối nhiều năm”
[16,525]. Muốn chia sẻ cho bạn bè về những cuộc phiêu lưu trong ánh sáng của mình,
Toto và Hoen xin với bố mẹ mở bữa tiệc tại nhà tối thứ tư khi được cấp bằng loại ưu.
Nhưng những đứa bé đã mở quá nhiều ánh sáng đến nỗi toàn bộ chúng chết cứng trong

ánh sáng khi thợ chữa cháy đến nơi. Ánh sáng thu hút dân chúng đổ ra đại lộ Castêdana
“ngắm nhìn một các thác ánh sáng đổ xuống từ một ngôi nhà cổ ẩn giữa những cây to.
Từ các ban công ánh sáng tràn rồi đổ thành dòng xuống theo các bức tường mặt tiền
ngôi nhà, làm ngập chìm cả đại lộ trong một dòng chảy màu vàng làm hừng sáng cả
thành phố cho đến tận vùng ngoại ô Goadarama” [16,525]. Khi cứu hộ vào đến căn
phòng thì ánh sáng đã ngập tới trần nhà và thấy các vật dụng nổi bồng bềng. Họ còn
thấy Toto và Hoen ngồi trên chiếc thuyền cố gắng vật lộn để ngắt dòng anh sáng “Ngồi
phía mũi thuyền, Toto đeo mặt lạ ghì chặt lấy mái chèo, đang cố sức tìm ngọn đèn pha
theo bến cảng cho đến lúc dưỡng khí trong bình cho phép. Ở phía cuối thuyền với
thước ngắm, Hoen vẫn đang cố tìm ngôi sao polar” [16,526]. Còn những người bạn của
chúng “ba mươi sáu bạn cùng lớp của chúng đang nổi đây đó khắp căn hộ và được vĩnh

20


×