Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Nghiên cứu đánh giá công tác quản lí tiến độ thi công công trình thủy điện lai châu của ban quản lí dự án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

TỐNG DANH NGUYÊN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN LAI CHÂU
CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

TỐNG DANH NGUYÊN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN LAI CHÂU
CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
MÃ SỐ: 60-58-03-02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS.TS Vũ Thanh Te



HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận văn: “Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý tiến độ thi công công trình
thủy điện Lai Châu của Ban Quản lý dự án” của học viên đã được giao theo Quyết
định số 451/QĐ-ĐHTL ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học
Thủy lợi.
Tôi cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo: GS.TS Vũ Thanh Te.
Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc, những kết
luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa từng
được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Tống Danh Nguyên

3

i



LỜI CÁM ƠN
Với sự trân trọng và tình cảm chân thành nhất, tác giả xin được bày tỏ sự kính trọng và
lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn GS.TS Vũ Thanh Te, người thầy và
người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ với đề tài: “Nghiên cứu đánh giá công tác quản
lý tiến độ thi công công trình thủy điện Lai Châu của Ban Quản lý dự án”
Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học thủy lợi, Khoa công trình,
Phòng Đào tạo đại học và sau đại học, các thầy cô giảng viên trường Đại học Thủy lợi
đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin được cảm ơn Ban Giám đốc, các phòng ban chuyên môn, các đồng nghiệp
tại Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La cung cấp tài liệu và tạo điều kiện giúp
đỡ tác giả trong quá trình hoàn thành luận văn.
Tác giả gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn giúp đỡ, động viên khích lệ và tạo điều
kiện cho tác giả có nhiều thời gian để nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tuy nhiên, dù có nhiều cố gắng nhưng do tác giả còn nhiều hạn chế về kiến thức, về
kinh nghiệm, về thời gian và về tài liệu nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong
luận văn. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được mọi sự giúp đỡ góp ý, chỉ bảo của các
thầy cô, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để tác giả nhận ra hạn chế của bản
thân, từ đó cố gắng hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu và công tác sau này.
Xin trân trọng cảm ơn!
.

4

i


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH......................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................vii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 ....... TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI
CÔNG TẠI DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN..................................4
1.1 Tổng quan về dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ...................4
1.1.1 Dự án và Quản lý dự án đầu tư xây dựng ...................................................4
1.1.2 Tiến trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình..................................9
1.2 Đặc điểm dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện....................................10
1.2.1 Đặc điểm quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện ................10
1.2.2 Phân tích hiệu quả đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện....13
1.3 Công tác quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình thủy điện tại Việt Nam
18
1.3.1 Đặc điểm môi trường thi công xây dựng ở Việt Nam ..............................18
1.3.2 Những kết quả đạt được trongquản lý thi công xây dựng ở Việt Nam .....19
1.3.3 Thực trạng quản lý tiến độ thi công một số công trình thủy điện
tại Việt Nam .........................................................................................................20
CHƯƠNG 2 .......CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH..........................................................................25
2.1 Những vấn đề chung về quản lý tiến độ thi công công trình ...........................25
2.1.1 Quy định về quản lý tiến độ thi công công trình.......................................25
2.1.2 Yêu cầu về quản lý tiến độ thi công công trình ........................................26
2.2 Cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý tiến độ thi công công trình..................28
2.2.1 Cơ sở khoa học về quản lý tiến độ thi công ..............................................28
2.2.2 Cơ sở pháp lý trong công tác quản lý tiến độ thi công công trình ...........35
2.3 Nội dung công tác quản lý tiến độ thi công công trình....................................36
2.3.1 Quản lý tiến độ thi công đảm bảo về yếu tố chất lượng ..........................36
2.3.2 Quản lý tiến độ thi công đảm bảo về thời gian được phê duyệt ...............42
2.3.3 Quản lý tiến độ thi công đảm bảo về chi phí đầu tư xây dựng hợp lý ......42

2.3.4 Quản lý tiến độ thi công đảm bảo an toàn lao động..................................43
2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tiến độ thi công ...................48
2.4.1 Phân tích bản chất của công tác Quản lý tiến độ thi công ........................48
2.4.2 Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lý tiến độ thi công ........50

3

3


2.4.3 Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lý tiến độ thi công .... 54
CHƯƠNG 3 ....THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG
TRÌNH THỦY ĐIỆN LAI CHÂU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG CÔNG
TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN ............. 58
3.1 Giới thiệu về Dự án và Ban quản lý Dự án thủy điện Lai Châu......................58
3.1.1 Giới thiệu về Ban quản lý Dự án thủy điện Lai Châu .............................. 58
3.1.2 Giới thiệu về Dự án xây dựng công trình thủy điện Lai Châu ................. 60
3.2 Thực trạng về quản lý tiến độ thi công công trình thủy điện Lai Châu...........63
3.2.1 Kế hoạch tiến độ được duyệt .................................................................... 63
3.2.2 Thực trạng quản lý tiến độ xây dựng thủy điện Lai Châu ........................ 67
3.3 Đánh giá hiệu quả trong công tác quản lý tiến độ thi công góp phần nâng cao
hiệu quả đầu tư dự án ................................................................................................ 75
3.3.1 Đánh giá về yếu tố chất lượng công trình đã được nghiệm thu................ 75
3.3.2 Đánh giá về chi phí đầu tư xây dựng công trình....................................... 81
3.3.3 Đánh giá về biện pháp đảm bảo an toàn lao động .................................... 84
3.4 Bài học kinh nghiệm giúp tăng cường công tác quản lý tiến độ thi công các
công trình thủy điện ở Việt Nam...............................................................................86
3.4.1 Chú trọng công tác tư vấn thiết kế ............................................................ 86
3.4.2 Quản lý tiến độ thi công trong từng giai đoạn quản lý dự án gắn liền với
quản lý chất lượng công trình................................................................................ 87

3.4.3 Lập kế hoạch tiến độ bám sát thực tế, chú trọng công tác đánh giá, điều
chỉnh tiến độ thi công công trình........................................................................... 88
3.4.4Nâng cao hiệu quả quản lý tiến độ chế tạo và vận chuyển thiết bị thủy công
.............................................................................................................................. 88
3.4.5 Chủ động thu xếp nguồn vốn đầu tư dự án ............................................... 91
3.4.6 Nâng cao năng lực quản trị, phát triển xây dựng Ban quản lý dự án theo mô
hình Ban quản lý dự án chuyên nghiệp ................................................................. 93
3.4.7 Xây dựng phong trào thi đua liên kết phù hợp giữa các đơn vị tham gia
quản lý và thi công xây dựng công trình ............................................................... 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 99

4

4


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2-1 Các bước lập tiến độ thi công.........................................................................33
Hình 3-1 Sơ dồ tổ chức Ban quản lý dự án Nhà máy thủy điện Sơn La .......................59

5

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1-1 Tiến độ thi công một số công trình thủy điện tại Việt Nam..........................21
Bảng 3-1 Tổng tiến độ thi công thủy điện Lai Châu.....................................................65
Bảng 3-2 So sánh các mốc tiến độ thiết kế và tiến độ thực tế của Dự án thủy điện Lai

Châu............................................................................................................................... 69
Bảng 3-3 Bảng tính đơn giá tổng hợp của các khối lượng công tác chính ...................82
Bảng 3-4 Bảng tính chi phí giảm do thay đổi thiết kế hạng mục hố móng vai trái đập 83
Bảng 3-5 Bảng tính lợi ích phát điện sớm các tổ máy thủy điện Lai Châu ..................84

6

6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Phòng KTAT: Phòng Kỹ thuật an toàn
Phòng KH: Phòng Kế hoạch
Phòng TCKT: Phòng Tài chính kế toán
Phòng KTDT: Phòng Kinh tế dự toán
Phòng VTTB: Phòng Vật tư thiết bị
Phòng BT-GPMB: Phòng Bồi thường Giải phóng mặt bằng
Phòng TCHC: Phòng Tổ chức hành chính

7

7



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công trình thủy điện Lai Châu là công trình thủy điện lớn thứ 3 được xây dựng trên
sông Đà, gắn liền với thủy điện Sơn La và thủy điện Hòa Bình. Đây là một trong
những công trình trọng điểm quốc gia được Đảng và Nhà nước quyết định, Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt với tổng mức đầu tư khoảng 35.700 tỷ đồng giao cho Tập đoàn
Điện lực Việt Nam (mà đại điện là Ban Quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La) làm
chủ đầu tư.
Việc hoàn thành công trình Thủy điện Lai Châu vào năm 2016 sớm hơn so với tiến độ
được phê duyệt 01 năm có ý nghĩa rất quan trọng, kịp thời cung cấp sản lượng điện lớn
để bù đắp phần thiếu hụt do các hồ thủy điện miền Trung, Tây Nguyên thiếu nước do
hạn hán. Theo tính toán thực tế việc hoàn thành sớm 1 năm này sẽ giúp cung cấp thêm
khoảng 4,7 tỷ kWh cho hệ thống điện quốc gia. Sản lượng này nhân với giá thành điện
cùng với nhiều chi phí tiết kiệm khác do rút ngắn thời gian thi công sẽ mang lại giá trị
làm lợi cho đất nước khoảng 7.000 tỷ đồng /năm.
Một trong những nguyên nhân quan trọng đưa công trình hoàn thành vượt tiến độ là
Ban quản lý Dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La đã thực hiện tốt công tác quản lý vốn
đầu tư và quan trọng nhất là quản lý tiến độ thi công công trình, một trong những lý do
quyết định thành công của Dự án.
Với mong muốn đóng góp cho khoa học quản lý tiến độ thi công, đồng thời giúp Ban
quản lý Dự án nhà máy Thủy điện Sơn La hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý tiến độ
các dự án đầu tư của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tác giả đã lựa chọn vấn đề:
“Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý tiến độ thi công công trình thủy điện Lai
Châu của Ban quản lý dự án” làm đề tài luận văn tốt nghiệp khóa học của mình.

1

1


2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Dựa trên cơ sở khoa học đánh giá thực trạng công tác quản lý tiến độ thi công tại dự án
xây dựng công trình thủy điện Lai Châu của Ban quản lý dự án, từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm giúp hoàn thiện công tác quản lý tiến độ thi công các dự án thủy điện.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý luận về quản lý tiến độ thi công
và ảnh hưởng của tiến độ đến hiệu quả đầu tư của dự án xây dựng công trình.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu công tác quản lý tiến độ thi công công trình thủy điện Lai Châu của
Ban quản lý dự án, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm góp phần đóng góp vào
công tác quản lý tiến độ thi công các công trình thủy điện.
4. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý tiến độ dự án
xây dựng công trình thủy điện Lai Châu do Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn
La quản lý.
- Phạm vi về thời gian: Từ lúc khởi công đến lúc khánh thành nhà máy.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý tiến độ thi công công trình thủy
điện Lai Châu của Ban quản lý dự án.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, luận văn dựa trên các phương pháp sau:

2

2


- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập các tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề
tài, các số liệu phục vụ tính toán...
- Phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích kinh tế.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến một số chuyên gia có kinh nghiệm
chuyên môn đang công tác tại Trường Đại học Thủy lợi, Công ty cổ phần Tư vấn xây
dựng điện 1 và tại Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La.

5. Kết quả dự kiến đạt được
- Trình bày một cách có hệ thống cơ sở lý luận về quản lý tiến độ thi công và ảnh
hưởng đến hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình nói chung hay các dự
án đầu tư xây dựng công trình thủy điện nói riêng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tiến độ thi công dự án xây dựng công trình
thủy điện Lai Châu tại Ban quản lý dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La trong thời gian
vừa qua, từ đó đánh giá những kết quả đạt được; những mặt tồn tại hạn chế, nguyên
nhân để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm rút ra trong vấn đề quản lý tiến độ thi
công của Ban quản lý dự án góp phần đầu tư dự án một cách hiệu quả nhất.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về quản lý dự án và quản lý tiến độ thi công tại các dự án xây
dựng công trình thủy điện
Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý trong công tác quản lý tiến độ thi công công
trình
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý tiến độ thi công công trình thủy điện Lai Châu
và bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý tiến độ thi công các công trình thủy
điện

3

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ
TIẾN ĐỘ THI CÔNG TẠI DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY
ĐIỆN
1.1 Tổng quan về dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

1.1.1 Dự án và Quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.1.1.1 Dự án đầu tư xây dựng
* Khái niệm Dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư là tập hợp của các hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu nhất định
trong phạm vi giới hạn về thời gian và nguồn lực.
Dự án đầu tư là tổng thể các giải pháp nhằm sử dụng các nguồn tài nguyên hữu hạn
sẵn có để tạo ra những lợi ích thiết thực cho nhà đầu tư và cho xã hội
Dự án đầu tư xây dựng là đầu tư và xây dựng mới, hoặc cải tạo, sửa chữa, nâng cấp
các dự án đã đầu tư xây dựng; là đầu tư để mua sắm tài sản kể cả thiết bị, máy móc
không cần lắp đặt và sản phẩm công nghệ khoa học mới…
Theo Luật Xây dựng 2014 đã định nghĩa về dự án đầu tư xây dựng như sau:
“Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để
tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng
nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong
thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được
thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên
cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng”.
Như vậy ,các đặc trưng chủ yếu của dự án đầu tư là:
- Xác định được mục tiêu, mục đích cụ thể.
- Xác định được hình thức tổ chức để thực hiện.
- Xác định được nguồn tài chính để tiến hành hoạt động đầu tư.
4

4


- Xác định được khoảng thời gian để thực hiện mục tiêu dự án.
* Yêu cầu đối với Dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng không phân biệt các loại nguồn vốn sử dụng phải đáp ứng các
yêu cầu sau [1]:

- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển
ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có
dự án đầu tư xây dựng.
- Có phương án công nghệ và phương án thiết kế xây dựng phù hợp.
- Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công
trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã
hội của dự án.
- Tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.
* Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình
Các dự án đầu tư xây dựng công trình được phân loại chủ yếu theo các tiêu chí cơ bản
sau:
- Phân loại theo quy mô tính chất.
- Phân loại theo nguồn vốn đầu tư và chủ thể quản lý.
1.1.1.2 Khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng
* Khái niệm
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý dự án [2]:
Theo TS. Nguy n Văn Đáng: “Quản lý dự án là việc điều phối và tổ chức các bên khác
nhau tham gia vào dự án, nhằm hoàn thành dự án đó theo những hạn chế được áp đặt
bởi: chất lượng, thời gian, chi phí”.

5

5


Theo TS. Trịnh Quốc Thắng: “Quản lý dự án là điều khiển một kế hoạch đã đạt được
hoạch định trước và những phát sinh xảy ra, trong một hệ thống bị ràng buộc bởi các
yêu cầu về pháp luật, về tổ chức, về con người, về tài nguyên nhằm đạt được các mục
tiêu đã định ra về chất lượng, thời gian, giá thành, an toàn lao động và môi trường”.

Trên cơ sở các định nghĩa nêu trên có thể hiểu khái niệm về quản lý dự án như sau:
Quản lý dự án là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, điều khiển và kiểm soát các
hoạt động dự án nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong phạm vi giới hạn về thời gian
và nguồn lực.
- Quá trình hoạch định: Là chức năng quan trọng nhất của hoạt động quản lý dự án
bao gồm:
+ Xác định mục tiêu dự án (mục tiêu về kinh tế-xã hội, kỹ thuật-công nghệ, v.v..)
+ Xác định phương thức tiếp cận để đạt được mục tiêu dự án (cách thức, bước đi, tận
dụng cơ hội, tránh rủi ro, có giải pháp phù hợp)
- Quá trình tổ chức thực hiện: Là chức năng bố trí nhân - tài - vật lực để thực hiện dự
án, cụ thể:
+ Sử dụng hợp lý (tối ưu) các nguồn lực
+ Tạo động lực cho các thành viên thông qua môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ
tương ứng với trách nhiệm
- Quá trình điều khiển: Là chức năng thể hiện sự lãnh đạo của nhà quản trị dự án, cụ
thể:
+ Khả năng bao quát toàn diện và sâu sát các khâu, các quá trình và các bộ phận thực
hiện dự án
+ Sự nhạy cảm đối với các tình huống tích cực và tiêu cực qua đó có được các biện
pháp xử lý tình huống thấu đáo
- Quá trình kiểm soát: Là chức năng đo lường các hoạt động và kết quả của các hoạt
động thực hiện dự án dựa trên ba tiêu chí:
+ Chất lượng (tiêu chuẩn kỹ, mỹ thuật, v.v..)
+ Chi phí (tài chính, kinh tế, v.v..)
+ Thời gian (tiến độ từng hoạt động và tổng thời gian dự án)

6

6



Như vậy có thể hiểu Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, điều
phối thời gian, nguồn lực và kiểm soát quá trình thực hiện của dự án nhằm đảm bảo
cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được
các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương
pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.
Muốn quản lý tốt phải có tổ chức tốt, để quản lý dự án xây dựng, tổ chức quản lý cần
nhiều bộ phận hợp thành với nhiều khối kiến thức: đó là ngoài các kiến thức chung,
còn cần các lý thuyết chung về quản lý, các kiến thức về chuyên môn như: quy hoạch,
kiến trúc, kết cấu, công nghệ, xây dựng, tổ chức xây dựng, kinh tế xây dựng và các
kiến thức h trợ như là: pháp luật, tổ chức nhân sự, tin học, môi trường v.v…
* Điều kiện năng lực của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của
Luật xây dựng 2014, cụ thể như sau [1]:
- Có quyết định thành lập của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với Ban quản lý dự
án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực hoặc
của chủ đầu tư đối với Ban quản lý dự án do mình thành lập;
- Có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc quản lý dự án
theo quy mô, loại dự án;
- Có cơ cấu tổ chức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản lý dự án; có trụ sở, văn phòng
làm việc ổn định;
- Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án, cá nhân trực tiếp tham gia
quản lý dự án phải có chuyên môn phù hợp, được đào tạo, kinh nghiệm công tác và
chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô, loại dự án.
* Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đảm bảo 4 nguyên tắc chủ yếu
sau:

7


7


- Tuân thủ quy hoạch, kiến trúc, bảo vệ môi trường, phù hợp tới điều kiện tự nhiên,
đặc điểm văn hóa, xã hội.
- Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng.
- Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài sản.
- Bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả kinh tế, đồng bộ trong từng công trình, trong dự án.
Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế – xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh, an toàn xã hội và
an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật.
* Mục tiêu của quản lý dự án đầu tư xây dựng
Các mục tiêu cơ bản của quản lý dự án xây dựng là hoàn thành công trình đảm bảo
chất lượng kỹ thuật, trong phạm vi ngân sách được duyệt và thời hạn cho phép. Các
chủ thể cơ bản của một dự án xây dựng là chủ đầu tư/chủ công trình, nhà thầu xây
dựng công trình và Nhà nước.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, sự chú ý đến vai trò của các chủ thể tham
gia vào một dự án xây dựng tăng lên và các yêu cầu, mục tiêu đối với một dự án xây
dựng cũng tăng lên. Các mục tiêu của dự án không chỉ gói gọn trong 3 tiêu chí cơ bản
về chất lượng, thời gian và chi phí mà các chủ thể tham gia vào dự án xây dựng công
trình còn phải đạt được các mục tiêu khác về an ninh, an toàn lao động; về vệ sinh và
bảo vệ môi trường.
Như vậy để đạt được các mục tiêu đề ra dự án đầu tư xây dựng công trình phải bảo
đảm các yêu cầu chủ yếu sau đây:
- Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy
hoạch xây dựng.
- Có phương án thiết kế và phương án công nghệ phù hợp
- An toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, an toàn, phòng
chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.


8

8


- Bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội của Dự án.
1.1.2 Tiến trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình là có một quá trình bao gồm nhiều
công việc. Chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án trực tiếp hoặc gián tiếp được giao vốn
để thực hiện Dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khâu kết thúc xây dựng đưa vào khai
thác sử dụng với mục đích cuối cùng là tạo ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu đề ra,
sử dụng có hiệu quả. Quá trình quản lý dự án đầu tư gồm các giai đoạn: Chủ trương, ý
tưởng đầu tư, Chuẩn bị đầu tư; kết thúc đầu tư; kết thúc xây dựng đưa công trình vào
quản lý khai thác sử dụng. Theo quy định của pháp luật hiện hành, đây là trình tự thủ
tục để triển khai một dự án đầu tư xây dựng. Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt (là
sự đồng ý về chủ trương và ý tưởng đầu tư), trình tự thực hiện dự án đầu tư được thực
hiện theo các bước trong từng giai đoạn như sau:
1.1.2.1 Giai đoạn chuẩn bị dự án
Giai đoạn chuẩn bị dự án là giai đoạn mà chi phí có tỉ trọng không lớn so với tổng mức
đầu tư của cả dự án hay công trình, nhưng là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan
trọng, nó quyết định đến nội dung, mục đích, yêu cầu của quá trình đầu tư và xây dựng
Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo
cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu
khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư
xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án
1.1.2.2 Giai đoạn thực hiện dự án
Giai đoạn thực hiện dự án là giai đoạn mà chi phí có tỷ trọng rất lớn so với tổng mức
vốn đầu tư của dự án, là giai đoạn quyết định việc thực hiện nội dung, mục đích của dự
án đầu tư. Quản lý tốt giai đoạn này sẽ góp phần tiết kiệm được chi phí, chống lãng phí
và thất thoát trong xây dựng đồng thời quyết định đến chất lượng, hiệu quả của cả dự

án hoặc công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất
(nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng;

9

9


lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với
công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký
kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm
ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành;
bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực hiện các
công việc cần thiết khác; thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt
bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có).
1.1.2.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng công trình
Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các
công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng.
Tùy thuộc điều kiện cụ thể và yêu cầu kỹ thuật của dự án, người quyết định đầu tư
quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng mục
công việc quy định tại các giai đoạn trong quá trình quản lý dự án nêu trên.
1.2

Đặc điểm dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện

1.2.1 Đặc điểm quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện
1.2.1.1 Đặc điểm thi công xây dựng công trình thủy điện
Xây dựng công trình thuỷ điện là một quá trình gồm nhiều khâu với các công tác khác
nhau. Có những khâu khối lượng lớn khống chế cả quá trình xây dựng như công tác

đất đá, công tác bê tông và công tác bê tông cốt thép, công tác khoan phụt xi măng,
công tác chế tạo lắp đặt thiết bị.v.v…Có những công trình đòi hỏi kỹ thuật cao như đổ
bê tông dưới nước, đóng cọc, phụt vữa, thi công lắp ghép cốp pha tấm lớn v.v…
Phạm vi xây dựng công trình thủy điện thường rất rộng, có nhiều hạng mục công trình
cần tiến hành xây dựng cùng một lúc nhưng diện tích xây dựng công trình đơn vị hẹp
phải sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị và mật độ nhân lực cao.
Công trình thủy điện thường thi công với thời gian kéo dài qua nhiều năm, khối lượng
công việc lớn. Bên cạnh đó việc xây dựng trên các lòng sông, suối, kênh rạch, hoặc bãi
bồi nên móng nhiều khi sâu dưới mặt đất tự nhiên của lòng sông, suối, nhất là dưới
mực nước ngầm làm cho quá trình thi công công trình thủy điện bị ảnh hưởng bất lợi

10

10


của dòng nước mặt, nước ngầm và nước mưa. Trong quá trình thi công các công trình
thủy điện một mặt phải đảm bảo cho hố móng được khô ráo, một mặt phải đảm bảo
các yêu cầu dùng nước ở hạ lưu tới mức cao nhất v.v…
Các công trình thủy điện thường được xây dựng trong những địa hình, địa chất, khí
hậu thủy văn v.v…trên m i địa điểm xây dựng hoàn toàn khác nhau với các thông số
thiết kế như lưu lượng, cột nước, công suất nhà máy thủy điện, dung tích hồ chứa.
Điều đó sẽ dẫn đến sự khác biệt về kết cấu giữa các công trình. Mặt khác ngay trong
một công trình kết cấu của nó cũng đa dạng, kích thước khác nhau và phức tạp như kết
cấu của nhà máy thủy điện, công trình tràn xả lũ v.v…
Các công trình thủy điện có nhiều dạng công tác với khối lượng rất lớn muốn thi công
đúng thời hạn quy định thì phải tiến hành thi công với cường độ cao, mức độ cơ giới
hóa lớn và sử dụng nhiều máy móc, thiết bị thi công hiện đại, có năng suất cao. Đồng
thời phải tiến tới công nghiệp hóa và tự động hóa trong sản xuất và thi công với mức
độ cần thiết có thể, nhất là đối với những công việc nặng nhọc, khó khăn, nguy hiểm.

Các công trình thủy lợi, thủy điện thường được xây dựng ở những nơi xa xôi, hẻo lánh,
xa các thị trấn, thành phố và các trung tâm công nghiệp. Do đó khi xây dựng các công
trình thủy điện thường hình thành khu dân cư và khu công nghiệp mới. Tùy theo quy
mô công trình, thường phải xây dựng hàng loạt các cơ sở sản xuất, các xí nghiệp phụ
trợ đủ lớn về nhiều mặt để phục vụ cho quá trình thi công và phải sử dụng một số
lượng lao động rất lớn (trực tiếp và gián tiếp) để xây dựng công trình.
1.2.1.2 Nguyên tắc quản lý đầu tư xây dựng dự án thủy điện
Nguyên tắc quản lý đầu tư xây dựng dự án thủy điện phải đảm bảo [3]:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, tài nguyên nước, bảo vệ
môi trường và các quy định có liên quan khác; tuân thủ quy hoạch thủy điện và phù
hợp quy hoạch phát triển điện lực được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Trường hợp dự án thuộc quy hoạch thủy điện nhưng chưa có trong quy hoạch phát
triển điện lực hoặc chưa phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực thì cơ quan có thẩm

11

11


quyền cho phép đầu tư phải lấy ý kiến của Bộ Công Thương về sự phù hợp của dự án
với quy hoạch phát triển điện lực trước khi xem xét cho phép đầu tư.
- Mọi thay đổi về tư cách pháp nhân của chủ đầu tư, quy mô, nhiệm vụ, tiến độ của dự
án thủy điện trong quá trình đầu tư xây dựng phải được các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền liên quan cho phép bằng văn bản trước khi triển khai thực hiện.
1.2.1.3 Kế hoạch quản lý đầu tư xây dựng dự án thủy điện
Quy định về kế hoạch quản lý đầu tư xây dựng dự án thủy điện bao gồm các nội dung
[3]:
- Kế hoạch thực hiện đầu tư xây dựng các dự án thủy điện (gồm tiến độ khởi công xây
dựng, vận hành phát điện và hoàn thành công trình) là cơ sở cho phép triển khai thực
hiện các dự án.

- Kế hoạch thực hiện đầu tư xây dựng các dự án thủy điện phải đảm bảo phù hợp với:
+ Quy hoạch phát triển điện lực được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, phụ tải và công trình lưới điện có liên quan
trong khu vực.
1.2.1.4 Các yêu cầu đối với Chủ đầu tư dự án thủy điện
Chủ đầu tư các dự án thủy điện cần phải đảm bảo các yêu cầu sau [3]:
- Là doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của Luật
Doanh nghiệp và có ngành nghề kinh doanh đầu tư xây dựng dự án thủy điện.
- Có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án: Nhà đầu tư phải đảm bảo vốn chủ sở
hữu đạt tối thiểu 30% Tổng mức đầu tư dự án và được các tổ chức tín dụng, tổ chức tài
chính, ngân hàng cam kết bằng văn bản cho vay phần vốn đầu tư còn lại, đồng thời
chủ đầu tư phải có kế hoạch bố trí các nguồn vốn đầu tư dự án, đảm bảo phù hợp với
tiến độ thực hiện dự án.
- Nhà đầu tư hiện không là Chủ đầu tư một dự án khác đang chậm triển khai hoặc
chậm tiến độ quá 12 tháng so với quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, trừ trường hợp
được tạm ngừng hoặc giãn tiến độ thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu
tư. Nhà đầu tư phải cung cấp bản sao các hồ sơ liên quan đến việc thực hiện các dự án
12

12


mà mình làm Chủ đầu tư cho cơ quan có thẩm quyền cho phép đầu tư xem xét và phải
chịu trách nhiệm về sự chính xác các thông tin này.
1.2.2 Phân tích hiệu quả đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện
1.2.2.1 Vai trò các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện tại Việt nam
Nguồn tài nguyên thủy điện nước ta rất dồi dào và phong phú, phân bố khắp cả nước
với hơn 2000 sông, suối lớn, nhỏ các loại. Việt Nam là một trong số 14 quốc gia giàu
nguồn tài nguyên thủy điện trên thế giới. Ngày nay, thủy điện đã trở thành một trong
những nguồn điện quan trọng trong hệ thống điện Việt Nam.

Công trình thủy điện là loại công trình sử dụng nguồn tài nguyên nước để phát điện,
nhưng không tiêu thụ nguồn nước. Tuy nhiên phần lớn các công trình thủy điện loại
vừa và lớn thường là công trình lợi dụng tổng hợp để phục vụ cho nhiều mục đích
khác nhau như: phát điện, cắt lũ, bổ sung và cung cấp nước cho hạ du, cải thiện khả
năng vận tải thủy kết hợp du lịch và nuôi trổng hải sản v.v…Ngoài các lợi ích to lớn
mà công trình thủy điện mang lại cho các ngành và địa phương, nó cũng làm thay đổi
khá lớn về chế độ dòng chảy, môi trường sinh thái, môi trường xã hội vùng có công
trình và phụ cận (như ngập đất trong vùng hồ chứa, di dân và tái định cư, ảnh hưởng
văn hóa vùng lòng hồ v.v…)
Trong suốt chiều dài lịch sử đất nước, các công trình thủy điện đã hoàn thành xuất sắc
sứ mệnh của mình. Theo báo cáo của Tập đoàn điện lực Việt Nam, cho đến nay, Tập
đoàn đang đầu tư, quản lý, vận hành khoảng 37 công trình thủy điện, chủ yếu là các
thủy điện vừa (từ 160 MW) và lớn (2.400 MW) với tổng công suất nguồn chiếm trên
16.000 MW khoảng 38% của cả hệ thống điện.
Ở miền Bắc, với sự giúp đỡ của Liên Xô, nhà máy Thủy điện Thác Bà 108 MW (trên
sông Chảy, nhánh phải sông Lô) đã được xây dựng và hoàn thành năm 1972. Cùng với
các nhà máy điện khác, thủy điện Thác Bà đã chiếm 70% sản lượng điện của hệ thống
điện miền Bắc, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xây
dựng CNXH của miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà.

13

13


Sau khi thống nhất đất nước, ngành điện lại tiếp tục thực hiện sứ mệnh của mình là
đầu tư xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình 1.920 MW trên Sông Đà và Nhà máy
Thủy điện Trị An 400 MW trên sông Đồng Nai.
Đối với công trình Thủy điện Hòa Bình được coi là công trình thế kỷ được xây dựng
với sự giúp đỡ của Liên Xô đã cho thấy hiệu quả mọi mặt về trị thủy và kinh tế. Không

chỉ giữ vai trò là nguồn điện chủ lực của quốc gia, thủy điện còn chống lũ và cung cấp
nguồn nước tưới cho vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ góp phần đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia và hằng năm đóng góp hàng nghìn tỷ đồng tiền thuế, phí để phát
triển kinh tế - xã hội các tỉnh địa phương Tây Bắc.
Ở phía Nam, thủy điện Trị An khi hoàn thành cũng đã kịp thời giải quyết tình trạng
thiếu điện triền miên ở vùng kinh tế năng động của cả nước với sản lượng hàng năm
khoảng 2 tỷ kWh; đóng góp cho địa phương hàng trăm tỷ đồng. Bên cạnh đó, hồ thủy
điện đã điều tiết cấp nước, giữ mức nước chống ngập mặn ở hạ du sông Đồng Nai,
trong đó có thành phố Hồ Chí Minh.
Từ 1990 cho đến nay, nhất là sau Đại hội VI của Đảng, ngành điện đã vươn lên làm
chủ toàn diện các dự án thủy điện từ khâu nghiên cứu, khảo sát thăm dò, tư vấn, thiết
kế kỹ thuật, thiết kế thi công, giám sát thiết kế, giám sát thi công cho đến nghiệm thu,
đưa công trình vào vận hành.
Giai đoạn này, phải kể đến việc thi công xây dựng song song 3 công trình thủy điện
lớn ở khu vực miền Trung Tây Nguyên là Yaly (720 MW) trên sông Sê San, Thủy
điện Hàm Thuận (300 MW) và Đa Mi (172 MW) trên sông La Ngà. Tiếp đến là các
công trình thủy điện Sông Tranh, A Vương, sông Bung. Từ năm 2000 đến nay, là công
trình thủy điện Sơn La, Lai Châu là hai công trình lớn đều do người Việt Nam tự thiết
kế, thi công và đã vượt tiến độ xây dựng từ 1-3 năm so với Nghị quyết của Quốc hội
đề ra.
Nhờ sự phát triển của các công trình thủy điện, sản lượng điện từ thuỷ điện chiếm một
tỉ trọng áp đảo trong tổng cơ cấu nguồn điện, đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh
tế nhiều năm qua. Năm 2014, sản lượng thuỷ điện đạt trên 62,5 tỉ kWh, chiếm 44,4%.

14

14


Trong tổng sản lượng thuỷ điện, sản lượng điện của hệ thống Sông Đà chiếm 27,8%,

sông Đồng Nai chiếm 15,9%, sông Sê San chiếm 14,1%.
Ở các tỉnh thuộc Tây Bắc, miền Trung - Tây Nguyên, sản xuất điện từ thủy điện (phần
lớn của EVN) đã đóng góp trên 40% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh và mang lại
nguồn thu cho ngân sách địa phương hàng nghìn tỷ đồng m i năm. Đơn cử như thủy
điện Hòa Bình đã nộp ngân sách đạt 900 - 1.200 tỷ đồng/năm, xấp xỉ 50% tổng thu
ngân sách của tỉnh Hòa Bình; thủy điện Sơn La, Huội Quảng đóng góp cho ngân sách
địa phương trên 1.000 tỷ đồng chiếm 1/3 ngân sách của tỉnh; thủy điện Lai Châu, chỉ
tính riêng năm 2016, đã đóng góp đạt 474,352 tỷ đồng, nộp quỹ dịch vụ môi trường
rừng 184,75 tỷ đồng. Tương tự, các công trình thủy điện khác ở khu vực miền Trung
cũng đóng góp hàng trăm tỷ đồng đến gần 1.000 tỷ cho ngân sách địa phương.
Bên cạnh đó, các công trình thủy điện đã làm tốt công tác vận hành liên hồ chứa, góp
phần cắt, giảm lũ cho vùng hạ du mùa mưa bão; cung cấp nước tưới, sinh hoạt cho
người dân vùng hạ lưu. Chỉ riêng 3 hồ thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang và Thác Bà
đã cấp hàng tỷ m3 nước phục vụ tưới cho hơn 600.000 ha đất nông nghiệp của đồng
bằng Bắc bộ và Trung du miền núi phía Bắc. Các hồ thủy điện của khu vực miền
Trung – Tây Nguyên như Đa Nhim, Ialy, sông Tranh, sông Bung, Đồng Nai v.v.. cũng
điều tiết hàng tỷ m3 nước cho sản xuất lúa, hoa màu, cây công nghiệp cà phê, cacao
v.v.., gần đây là việc chống hạn, đẩy mặn cho khu vực hạ lưu.
Nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn điện cho phát triển đất nước, dù tỷ trọng thủy điện
nói chung và của EVN nói riêng trong cơ cấu nguồn ngày càng giảm nhưng sản lượng
điện từ thủy điện luôn ổn định và tiếp tục giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối với
nền kinh tế - xã hội trong tương lai [4]:
1.2.2.2 Phân tích hiệu quả đầu tư dự án xây dựng công trình thủy điện
Có thể khẳng định rằng, khi được quản lý vận hành khai thác tốt những công trình
thủy điện đã làm tốt sứ mệnh của mình vừa khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài
nguyên nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; chống lũ, chống hạn
mặn và tưới tiêu nông nghiệp cũng như sinh hoạt của nhân dân; đóng góp nguồn ngân

15


15


×