Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Nghiên cứu giải pháp cấp nước an toàn thành phố tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

NGUYỄN THANH TÙNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC AN TOÀN
THÀNH PHỐ TÂY NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC AN TOÀN
THÀNH PHỐ TÂY NINH

Học viên cao học:

NGUYỄN THANH TÙNG

Lớp:



24CTN11 – CS2

Mã số học viên:

1681580210014

Chuyên ngành:

Kỹ thuật cơ sở hạ tầng

Mã số:

60580210

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS ĐOÀN THU HÀ

Bộ môn quản lý:

Cấp thoát nước

TP.HCM, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên: NGUYỄN THANH TÙNG
Ngày sinh: 11/11/1992
Cơ quan công tác: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng NN & PTNT Tây Ninh

Tác giả đề tài: Nghiên cứu giải pháp cấp nước an toàn thành phố Tây Ninh
Học viên lớp cao học: 24CTN11 – CS2
Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
Mã số: 60580210
Tôi xin cam đoan công trình này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân
học viên dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đoàn Thu Hà. Công trình này chưa
được công bố lần nào. Tất cả các nội dung tham khảo đều được trích dẫn nguồn đầy đủ
và đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung và lời cam đoan này.
Học viên thực hiện luận văn

NGUYỄN THANH TÙNG


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài “Nghiên cứu giải pháp
cấp nước an toàn thành phố Tây Ninh”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của
Cô PGS.TS Đoàn Thu Hà cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô ở Trường Đại
học Thủy Lợi, sự góp ý và tạo điều kiện của gia đình, đồng nghiệp và bạn bè.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu và các quý thầy cô
Trường Đại học Thủy Lợi, lãnh đạo và các nhân viên Công ty Cổ phần Tư vấn Xây
dựng NN & PTNT Tây Ninh, gia đình và bạn bè.
Do quá trình làm luận văn không nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót
nên tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các Thầy Cô, các chuyên gia, các
đồng nghiệp và tất cả những người quan tâm đến lĩnh vực này để luận văn có tính thực
tiễn cao hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống cấp nước theo hướng bền
vững.
Trân trọng cảm ơn!
TP.HCM, tháng 01 năm 2018

Tác giả luận văn

NGUYỄN THANH TÙNG


MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu đề tài .............................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................................3
4. Cách tiếp cận ...............................................................................................................3
5. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
7. Kết quả dự kiến đạt được.............................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN .........................................................................................5
1.1 Tổng quan về nghiên cứu cấp nước an toàn tại Viêt Nam và trên thế giới ..............5
1.1.1 Tổng quan về tình hình cấp nước an toàn tại Việt Nam.........................................5
1.1.1.1 Khái niệm về cấp nước an toàn tại Việt Nam......................................................5
1.1.1.2 Tình hình cấp nước an toàn tại các hệ thống cấp nước ở Việt Nam ...................5
1.1.1.3 Những nghiên cứu về cấp nước an toàn tại Việt Nam ........................................6
1.1.2 Tổng quan về cấp nước an toàn trên thế giới.........................................................8
1.1.2.1 Cấp nước an toàn trên thế giới ............................................................................8
1.1.2.2 Tình hình cấp nước an toàn tại các nước tiên tiến trên thế giới ........................11
1.1.2.3 Những nghiên cứu về cấp nước an toàn tại các nước trên thế giới ...................11
1.2 Khái quát về một số biện pháp cấp nước an toàn ....................................................12
1.2.1 Biện pháp đảm bảo và chủ động an toàn về nguồn nước ...................................12
1.2.2 Biện pháp đảm bảo an toàn về năng lượng..........................................................12
1.2.3 Biện pháp sử dụng tiết kiệm nước sinh hoạt và sản xuất ....................................13

1.2.4 Biện pháp giảm thất thoát và tổn thất .................................................................14
1.2.5 Biện pháp giảm hỏng hóc đường ống dẫn...........................................................14
1.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu: Thành phố Tây Ninh......................................15
1.3.1 Vị trí địa lý............................................................................................................15
1.3.2 Điều kiện tự nhiên.................................................................................................17
1.3.2.1 Địa hình .............................................................................................................17
1.3.2.1 Khí hậu ..............................................................................................................18
1.3.2.3 Thủy văn ............................................................................................................18
1.3.2.4 Địa chất..............................................................................................................18
1.3.3 Hiện trạng kinh tế - xã hội....................................................................................19
1.3.3.1 Hiện trang kinh tế ..............................................................................................19
1.3.3.2 Hiện trạng xã hội ...............................................................................................19
1.3.4 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật..................................................................................20
1.3.4.1 Hiện trạng giao thông ........................................................................................20


1.3.4.2 Hiện trạng hệ thống điện ...................................................................................21
1.3.4.3 Hiện trạng hệ thống cấp nước............................................................................21
1.3.4.4 Hiện trạng hệ thống thoát nước .........................................................................22
1.4 Hiện trạng cấp nước, cấp nước an toàn tại thành phố Tây Ninh .............................23
1.4.1 Khái quát về hệ thống cấp nước tại thành phố Tây Ninh.....................................23
1.4.1.1 Tổng thể bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Cấp Thoát Nước Tây Ninh .....23
1.4.1.2 Hiện trạng nhà máy xử lý nước Tây Ninh.........................................................23
1.4.1.3 Hiện trạng mạng lưới đường ống cấp nước thành phố Tây Ninh.....................25
1.4.2 Khái quát về vấn đề cấp nước an toàn tại thành phố Tây Ninh ...........................25
1.4.2.1 Kế hoạch cấp nước an toàn................................................................................25
1.4.2.2 Ban chỉ đạo cấp nước an toàn công ty Cổ phần Cấp thoát nước Tây Ninh ......26
CHƢƠNG 2: CỞ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỀ RA GIẢI PHÁP CẤP
NƢỚC AN TOÀN THÀNH PHỐ TÂY NINH .........................................................27
2.1 Cơ sở lý thuyết về cấp nước an toàn .......................................................................27

2.1.1 Nhu cầu sử dụng nước, chất lượng nước, các tiêu chí phân vùng cấp nước .......27
2.1.1.1 Nhu cầu sử dụng nước .......................................................................................27
2.1.1.2 Tiêu chuẩn chất lượng nguồn nước sau nhà máy xử lý.....................................28
2.1.1.3 Các tiêu chí và phân vùng cấp nước..................................................................30
2.1.2 Cấu tạo mạng lưới ................................................................................................32
2.1.3 Phân cấp đường ống.............................................................................................32
2.1.4 Việc khai thác và đấu nối trên mạng lưới ............................................................33
2.2 Nguyên nhân dẫn đến cấp nước không an toàn.......................................................33
2.2.1 Chất lượng thiết kế và thi công công trình...........................................................33
2.2.2 Suy giảm chất lượng nước nguồn .........................................................................34
2.2.3 Năng lương bơm không được đảm bảo ................................................................35
2.2.4 Tỷ lệ thất thoát nước cao ......................................................................................35
2.2.5 Đường ống hỏng hóc, xuống cấp..........................................................................35
2.2.6 Ý thức sử dụng tiết kiệm nước sạch của người dân chưa cao .............................36
2.3 Đánh già và phân tích tình hình cấp nước an toàn tại thành phố Tây Ninh ............36
2.3.1 Đánh giá chung về tình hình cấp nước mất an toàn tại thành phố Tây Ninh ......36
2.3.1.1 Đánh giá hiện trạng cấp nước mất an toàn tại nhà máy nước ...........................36
2.3.1.2 Đánh giá hiện trạng mất an toàn cấp nước trên toàn hệ thống ..........................37
2.3.2 Phân tích tình hình mất an toàn cấp nước tại thành phố Tây Ninh .....................38
2.3.2.1 Nhu cầu sử dụng nước .......................................................................................38
2.3.2.2 Tiêu chuẩn chất lượng nước nguồn sau xử lý ...................................................38
2.3.2.3 Các tiêu chí phân vùng cấp nước quan trọng tại thành phố Tây Ninh ..............40
2.3.2.4 Các khu vực sử dụng nước quan trọng ..............................................................40
2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến mất an toàn cấp nước tại thành phố Tây Ninh.................41


2.3.3.1 Chất lượng thiết kế và thi công công trình ........................................................41
2.3.3.2 Suy giảm chất lượng nước nguồn......................................................................41
2.3.3.3 Năng lượng bơm không được đảm bảo .............................................................42
2.3.3.4 Tỷ lệ thất thoát nước cao ...................................................................................42

2.3.3.5 Đường ống hỏng hóc, xuống cấp.......................................................................43
2.3.3.6 Ý thức tiết kiệm nước sạch của người dân chưa cao.........................................44
2.4 Lựa chọn mô hình mô phỏng thủy lực để đánh giá lưu lượng trên toàn hệ thống ..45
2.4.1 Một số mô hình thủy lực mạng lưới cấp nước......................................................45
2.4.1.1 Mô hình Loop ....................................................................................................45
2.4.1.2 Mô hình Epanet .................................................................................................46
2.4.1.3 Mô hình Watercad .............................................................................................46
2.4.2.4 Mô hình Watergem............................................................................................46
2.4.2 So sánh tính năng, giao diện và vấn đề chi phí bản quyền của các mô hình .......47
2.4.3 Lựa chọn mô hình phù hợp cho lĩnh vực nghiên cứu ...........................................49
2.4.4 Giới thiệu về mô hình thủy lực mạng lưới cấp nước Epanet................................50
2.4.4.1 Khả năng mô phỏng thủy lực của Epanet..........................................................50
2.4.4.2 Khả năng mô phỏng chất lượng nước của Epanet.............................................51
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẤP NƢỚC AN TOÀN TẠI THÀNH
PHỐ TÂY NINH..........................................................................................................53
3.1 Xây dựng bản đồ mức độ yêu cầu cấp nước an toàn...............................................53
3.2 Mô phỏng thủy lực và đánh giá lưu lượng, áp lực trên toàn mạng lưới..................57
3.3 Xây dựng bản đồ mức đảm bảo cấp nước an toàn ..................................................59
3.4 Các biện pháp bảo đảm cấp nước an toàn ...............................................................63
3.4.1 Các biện pháp giảm áp lực, lưu lượng tại một số vùng có áp lực và lưu lượng lớn
và những vùng dùng nước không quan trọng................................................................63
3.4.2 Các biện pháp tăng lưu lượng bơm và cột áp bơm trong những giờ dùng nước
quan trọng......................................................................................................................64
3.4.3 Đảm bảo an toàn nước nguồn và đảm bảo chất lượng nước cấp ........................65
3.4.3.1 Đảm bảo an toàn nước nguồn............................................................................65
3.4.3.2 Đảm bảo chất lượng nước cấp ...........................................................................66
3.4.4 Đánh giá các nguy cơ rủi ro xảy ra cho hệ thống................................................67
3.4.5 Các biện pháp tiết kiệm nước sạch và đề xuất,thực hiện các hoạt động thông tin,
giáo dục, truyền thông nhầm nâng cao ý thức trong việc tiết kiệm nước .....................72
3.4.5.1 Các biện pháp tiết kiệm nước sạch ...................................................................72

3.4.5.2 Các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông nhầm nâng cao ý thức trong
việc tiết kiệm nước ........................................................................................................75
3.5 Định hướng đào tạo nguồn nhân lực quản lý tối ưu hệ thống cấp nước .................76
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................77


1. Kết luận......................................................................................................................77
2. Kiến nghị ...................................................................................................................78


PHỤ LỤC
HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Vị trí địa lý tỉnh Tây Ninh trên bản đồ hành chính
Hình 1.2: Sơ đồ dây chuyền nhà máy nước Tây Ninh
Hình 1.3: Sơ đồ dây chuyền công nghệ nhà máy nước Tây Ninh
Hình 2.1: Hỏng hóc đường ống cấp nước trục đường 30 tháng 4
Hình 3.1: Bản đồ ranh giới hành chính khu vực nghiên cứu
Hình 3.2: Bản đồ hệ thống cấp nước thành phố Tây Ninh hiện hữu
Hình 3.3: Mô phỏng thủy lực epanet của hệ thống cấp nước thành phố Tây Ninh
Hình 3.4: Biểu đồ đánh giá mức đảm bảo an toàn cấp nước an toàn
Hình 3.5: Bản đồ phân chia 17 DMA theo mức độ đảm bảo cấp nước an toàn
Hình 3.6: Cấu hình DMA điển hình
Hình 3.7: Sơ đồ nguyên nhân và hệ quả của các nhóm rủi ro
BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Một số số liệu về tình hình cấp nước an toàn trên thế giới
Bảng 1.2: Các khu vực trong phạm vi nghiên cứu
Bảng 1.3: Thống kê đường ống phân phối nước sạch
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn nước sạch cho sinh hoạt theo TCVN 33:2006/BXD
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp tỷ lệ thất thoát trên mạng lưới tại thành phố Tây Ninh
Bảng 2.3: Tiêu chuẩn nước sạch cho sinh hoạt theo TCVN

33:2006/BXD Bảng 2.4: So sánh các phần mềm thủy lực mạng lưới cấp
nước
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp khách hàng và lưu lượng trên từng DMA
Bảng 3.2: Thủy lực mạng lưới cấp nước trong giờ dùng nước cao
điểm Bảng 3.3 : Tổng hợp các nút và đoạn ống trong phần mềm
Epanet
Bảng3.4:Bảng đánh giá mức đảm bảo an toàn cấp nước theo hiện trạng dùng nước
Bảng 3.5: Kết quả đánh giá lưu lượng sau khi giảm 1/3 van tại 4 DMA
Bảng 3.6: Kết quả đánh giá lưu lượng sau khi chạy thêm máy bơm dự phòng
Bảng 3.7: Tổng hợp các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục rủi ro


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BYT

: Bộ Y Tế

BĐKH – NBD

: Biến đổi khí hậu – nước biển dâng

CP

: Cổ phần

DMA

: Khu vực quản lý thất thoát nước

DMZ


: Vùng quản lý thất thoát nước

ĐT – KCN

: Đối tượng – khu công nghiệp

HTCN

: Hệ thống cấp nước

NDĐ

: Nước dưới đất

KHCNAT

: Kế hoạch cấp nước an toàn

KH

: Khách hàng

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TT-BXD

: Thông tư – Bộ Xây Dựng


TCXDVN

: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của con
người và tất cả các sinh vật trên trái đất. Nước là nguồn tài nguyên quý giá nhưng
3

không phải là bất tận. Theo ước tính thì trên trái đất chỉ có khoảng 34.975.258 km

nước ngọt và trong đó thì chỉ có 0,5% nước ngọt hiện diện trong sông, suối, ao, hồ mà
con người đã và đang sử dụng. Tuy nhiên, nếu ta trừ phần nước bị ô nhiễm ra thì chỉ
có khoảng 0,003% là nước ngọt sạch mà con người có thể sử dụng được và nếu tính ra
trung bình mỗi người chỉ được cung cấp 879.000 lít nước ngọt để sử dụng. Ngày nay,
với sự gia tăng dân số cũng như sự phát triển một cách nhanh chóng của khoa học kỹ
thuật dẫn đến nhu cầu về nước sạch càng ngày càng tăng theo đà phát triển của nền
công nghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người. Nguồn nước sạch
thì có hạn nhưng nhu cầu của con người thì ngày một tăng dẫn đến tình trạng mất an
toàn cấp nước ở nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Trong tình hình đó, việc cấp nước an toàn cho các đô thị là cần thiết, cấp nước an toàn
phải đảm bảo về chất lượng, lưu lượng và tính liên tục, để thỏa mãn nhu cầu dùng
nước của người dân, cũng như các hoạt động sản xuất thương mại và dịch vụ.
Hệ thống cấp nước đô thị có vai trò quan trọng đối với đời sống và các hoạt động phát
triển kinh tế - xã hội của đô thị. Mặc dù kết quả hoạt động của các công ty cấp nước
cấp nước Việt Nam được xem là khả quan, nhưng vẩn chưa phát huy hết công suất
thiết kế, tỷ lệ thất thoát , thất thu còn cao và chưa đảm bảo an toàn cấp nước. Vì vậy,

cần phải nổ lực để cải thiện hiệu suất hoạt động cũng như sử dụng nguồn lực một cách
có hiệu quả.
Vấn đề cung cấp nước sinh hoạt và kinh doanh sản xuất là vấn đề cần thiết. Thế nhưng
thực tế hiện nay tại thành phố Tây Ninh vào những giờ cao điểm thì một số khu vực
như: Trục đường Nguyễn Thái Học, CMT8 (Ba Cầy), Bời Lời - Núi Bà Đen, ....khu
vực huyện Hòa Thành giáp thành phố Tây Ninh vẩn sử dụng chung mạng lưới cấp
nước của thành phố như: Long Thành Trung 1, Đỗ Thị Tặng, Chợ Long Hoa cửa 3 và
1


cửa 6, Long Hải (số liệu đo vào những ngày 02-07/2/2016 Tết Bính Thân năm
2016),.....thiếu nước sinh hoạt hoặc có nhưng lưu lương ít, không đủ sử dụng cho nhu
cầu sinh hoạt và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thông tư số 08/2012/TT-BXD, Ngày 21/11/2012 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn
thực hiện cấp nước an toàn.
Điều 2: Thông tư 08/2012/TT-BXD giải thích thuật ngữ như sau:
- Cấp nước an toàn là việc cung cấp nước ổn định, duy trì đủ áp lực, liên tục, đủ lượng
nước, đảm bảo chất lượng nước theo quy chuẩn, quy định.
- Bảo đảm cấp nước an toàn là những hoạt động nhằm giảm thiểu, loại bỏ, phòng ngừa
các nguy cơ, rủi ro gây mất an toàn cấp nước từ nguồn nước qua các công đoạn thu
nước, xử lý, dự trữ và phân phối đến khách hàng sử dụng nước.
- Kế hoạch cấp nước an toàn là các nội dung cụ thể để triển khai thực hiện việc bảo
đảm cấp nước an toàn.
Điều 3: Thông tư 08/2012/TT-BXD, yêu cầu về bảo đảm cấp nước an toàn được quy
định như sau:
- Bảo đảm duy trì áp lực cấp nước, cung cấp ổn định, đủ lượng nước và bảo đảm chất
lượng nước cấp theo quy chuẩn, quy định.
- Có các giải pháp đối phó với các sự cố bất thường và các nguy cơ, rủi ro có thể xảy
ra trong toàn bộ quá trình sản xuất, cung cấp nước sạch từ nguồn đến khách hàng sử
dụng nước.

- Góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu các bệnh tật liên quan đến nước,
phòng ngừa dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội.
- Góp phần giảm tỉ lệ thất thoát, tiết kiệm tài nguyên nước và bảo vệ môi trường.
Vì vậy đề tài “ Nghiên cứu giải pháp cấp nước an toàn thành phố Tây Ninh” là cần
thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

2


2. Mục tiêu đề tài
- Đánh giá được hiện trạng của hệ thống cấp nước thành phố Tây Ninh.
- Nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến việc mất an toàn cấp nước.
- Đề xuất giải pháp bảo đảm cấp nước an toàn thành phố Tây Ninh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống cấp nước thành phố Tây Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu: thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.
4. Cách tiếp cận
- Tiếp cận kế thừa có chọn lọc, cập nhật và bổ sung;
- Tiếp cận thực tế: khảo sát, nghiên cứu, thu thập các số liệu;
- Tiếp cận hệ thống: tiếp cận, tìm hiểu, phân tích hệ thống từ tổng thể đến chi tiết, đầy
đủ và hệ thống.
5. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá tổng quan tình hình cấp nước tại thành phố Tây Ninh.
- Cơ sở khoa học và thực tiễn đề ra giải pháp cấp nước an toàn thành phố Tây Ninh.
- Đề xuất các giải pháp cấp nước an toàn thành phố Tây Ninh.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập;
- Phương pháp thống kê, phân tích;
- Phương pháp đánh giá;
- Phương pháp kế thừa;

- Phương pháp mô hình hóa;
3


- Tính toán, xử lý số liệu;
7. Kết quả dự kiến đạt đƣợc
- Đánh giá được hiện trạng thực hiện cấp nước an toàn tại thành phố Tây Ninh.
- Đưa ra nguyên nhân gây ra việc mất an toàn cấp nước.
- Đề xuất các giải pháp khác phục việc cấp nước không an toàn.
- Đề ra định hướng đào tạo nguồn nhân lực quản lý tối ưu hệ thống cấp nước.

4


PHẦN NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về nghiên cứu cấp nƣớc an toàn tại Viêt Nam và trên thế giới

Khái niệm về cấp nước an toàn:
- Cấp nước an toàn là việc cung cấp nước ổn định, duy trì đủ áp lực, liên tục, đủ lượng
nước, đảm bảo chất lượng nước theo quy chuẩn quy định.
- Cấp nước an toàn bao gồm cả việc xác định được các mối nguy hiểm có nguy cơ đe
dọa đến nguồn nước nhằm mục đích làm giảm thiểu đến mức thấp nhất những nguy cơ
có thể xảy ra để giúp cho việc kiểm soát chất lượng nước cấp một cách hiệu quả nhất
và nguồn nước cấp cho người dân được an toàn nhất.
1.1.1 Tổng quan về tình hình cấp nước an toàn tại Việt Nam
1.1.1.1 Khái niệm về cấp nước an toàn tại Việt Nam
Thông tư 08/2012/TT-BXD ngày 21/11/2012 của Bộ Xây Dựng khái niệm cấp nước
an toàn là: Cấp nước an toàn là việc cung cấp nước ổn định, duy trì đủ áp lực, liên tục,

đủ lượng nước, đảm bảo chất lượng nước theo quy chuẩn quy định. Bảo đảm cấp nước
an toàn là những hoạt động nhằm giảm thiểu, loại bỏ, phòng ngừa các nguy cơ, rủi ro
gây mất an toàn cấp nước từ nguồn nước qua các công đoạn thu nước, xử lý, dự trữ và
phân phối đến khách hàng sử dụng nước.
1.1.1.2 Tình hình cấp nước an toàn tại các hệ thống cấp nước ở Việt Nam
Công ty cổ phần Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2015, BWACO hoàn thành kế
hoạch sản xuất kinh doanh với tổng doanh thu đạt 447 tỷ đồng; sản lượng nước máy
thương phẩm đạt 50,3 triệu m3; nộp ngân sách nhà nước hơn 65 tỷ đồng. Năm
qua, BWACO đã thi công, cải tạo thêm nhiều tuyến ống nước, bảo đảm chất lượng
nước luôn ổn định và an toàn cấp nước, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho
người dân.

5


Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong chỉ đạo Tổng công ty Cấp nước Sài
Gòn cuối năm 2016 phải quyết tâm cung cấp đủ nước sạch và bảo đảm cấp nước an
toàn cho người dân TP HCM. Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) sẽ đầu tư
nâng công suất cấp nước sạch lên 2,42 triệu m3/ngày vào cuối năm 2016, đáp ứng đủ
nước sạch sinh hoạt cho người dân thành phố.
Tuy nhiên hiện nay tình hình cấp nước đô thị ở nước ta còn rất nhiều bất cập, dẫn đến
mất an toàn cấp nước cao như:
- Tỷ lệ cấp nước và chất lượng nước còn hạn chế: tính đến năm 2016, có 87,5% dân số
được sử dụng nước hợp vệ sinh; trong đó, 49% đạt QCVN 02:2009/BYT - Quỹ chuẩn
kỹ thuật quốc gia về nước sinh hoạt. Các địa phương có tỷ lệ 100% nước hợp vệ sinh
gồm: Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Công suất thiết kế của một số nơi chưa phù hợp với thực tế: Nhiều nơi thiếu nước,
nhưng cũng có đô thị thừa nước, không khai thác hết công suất, cá biệt tại một số thị
xã chỉ khai thác khoảng 15-20% công suất thiết kế.
- Tỷ lệ thất thoát thất thu nước còn cao: các công ty cấp nước địa phương đã có nhiều

cố gắng giảm tỷ lệ thất thoát thất thu nước đã được Bộ Xây dựng đề ra. Nhiều địa
phương như Hải Phòng, Huế, Đà Lạt, Vũng Tàu, Tiền Giang, đạt được kết quả tốt,
nhưng tại nhiều đô thị tỷ lệ thất thoát thất thu vẫn còn cao như Thái Nguyên, Hà Nội,
Nam Định, Hà Tĩnh, Vinh…
- Chất lượng nước: tại nhiều nhà máy chưa đạt tiêu chuẩn quy định, tình trạng nguồn
nước ngầm, nước mặt bị ô nhiễm nặng nề ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân.
1.1.1.3 Những nghiên cứu về cấp nước an toàn tại Việt Nam
Để đảm bảo chất lượng nước, Bộ Xây dựng đã đưa việc thực hiện cấp nước an toàn
vào quy định pháp luật và hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện tại các đô thị toàn
quốc. Với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sự phối hợp của các Bộ ngành
liên quan, việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn tại các địa phương đã đạt được
những thành công bước đầu. Đối với nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung có quy
mô lớn tại đô thị, các đơn vị cấp nước đã quản lý, giám sát chặt chẽ chất lượng nước
6


cấp và cơ bản đảm bảo yêu cầu quy định. Điển hình là Công ty Xây dựng và Công
nghiệp Thừa Thiên - Huế là đơn vị cấp nước tiên phong công bố thực hiện kế hoạch
cấp nước an toàn, đảm bảo uống nước tại vòi. Ngoài ra, Công ty áp dụng thí điểm
thành công công nghệ tiên tiến, hiện đại để nước đạt chất lượng cao đầu tiên tại Việt
Nam.
Kế hoạch cấp nước an toàn được ngành cấp nước TPHCM thực hiện với hàng loạt giải
pháp đồng bộ, tổng thể; từ việc kiểm tra chất lượng nước đầu vào trước khi sản xuất,
đến quá trình sản xuất, vận hành cung cấp nước tận vòi nhà dân. Các đơn vị trực thuộc
Sawaco đã triển khai kế hoạch cấp nước an toàn phù hợp đặc điểm, tình hình của đơn
vị mình và không ngừng gắn kết chương trình với các ứng dụng khoa học công nghệ
hiện đại. Đơn cử như việc xây dựng hệ thống SCADA để quan trắc, theo dõi áp lực,
chất lượng nước từ nguồn đến mạng để có thể chủ động trong kiểm soát áp lực, chất
lượng nước cung cấp cho khách hàng. Kết quả của việc ứng dụng SCADA trong quản
lý, vận hành Nhà máy Nước Thủ Đức cho thấy, người quản lý không chỉ nhận báo cáo

về sự cố, tình trạng vận hành thông qua email hoặc điện thoại mà có thể trực tiếp kết
nối với SCADA thông qua web server để kiểm tra trạng thái vận hành của nhà máy xử
lý nước; quy trình tự động hóa này đã khắc khục các sai sót mang yếu tố con người; tối
ưu nguồn nhân lực trong công tác vận hành; giảm chi phí quản lý và vận hành để đạt
được mục tiêu quan trọng nhất là tối ưu hóa sản xuất. Tại Công ty CP Cấp nước Phú
Hòa Tân, triển khai kế hoạch cấp nước an toàn, đơn vị đã xây dựng hàng trăm hầm xả
cặn (đơn vị quản lý khoảng 400km đường ống cấp 3 và cứ 1km đường ống thiết kế 1
hầm xả), ứng dụng các công nghệ súc xả tiên tiến, liên tục kiểm tra chất lượng nước
cấp [17].
Để đảm bảo cấp nước an toàn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long các cấp chính
quyền đả cải tạo và mở rộng mạng lưới đường ống phân phối chính, đường ống phân
phối cấp 2 và các điểm đầu nối cấp nước. Đồng thời, xây dựng khung thể chế áp dụng
cho việc triển khai dự án đầu tư và quản lý vận hành các công trình dự án sau đầu tư,
nghiên cứu đề xuất cơ chế tổ chức thực hiện dự án, nghiên cứu xây dựng một hệ thống
cấp nước đủ công suất, đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt
và sản xuất của các tỉnh, thành phía Tây Nam sông Hậu cho các giai đoạn phát triển
7


đến năm 2025 và 2030 phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy
hoạch chung xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long, đảm bảo an ninh về cấp nước,
an sinh xã hội và bảo vệ môi trường [18].
Kế hoạch cấp nước an toàn của Công ty cổ phần cấp nước Thanh Hóa: Rà soát các
biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục đang áp dụng. Các biện pháp kiểm
soát, phòng ngừa bổ sung, gồm: Tuyên truyền, giáo dục Luật Tài nguyên và Môi
trường; Kiểm tra, giám sát nguồn nước, hố thu nước; Lắp đạt thiết bị kiểm tra, báo
tự động đối với trạm bơm; Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra bất
thường đối với hệ thống mạng, hố van, đồng hồ đo và các biện pháp nghiệp vụ khác.
1.1.2 Tổng quan về cấp nước an toàn trên thế giới
1.1.2.1 Cấp nước an toàn trên thế giới

Khái niệm cấp nước an toàn trên thế giới: Cấp nước an toàn là việc cung cấp nước ổn
định, duy trì đủ áp lực, liên tục, đủ lượng nước, đảm bảo chất lượng nước theo quy
chuẩn, quy định.
Cấp nước an toàn bao gồm cả việc xác định được các mối nguy hiểm có nguy cơ đe
dọa đến nguồn nước nhằm mục đích làm giảm thiểu đến mức thấp nhất những nguy cơ
có thể xảy ra để giúp cho việc kiểm soát chất lượng nước cấp một cách hiệu quả nhất
và nguồn nước cấp cho người dân được an toàn nhất.
Cấp nước an toàn là nhiệm vụ đồng thời cũng là mục tiêu quan trọng của bất kỳ quốc
gia nào. Theo Tổ chức Y tế thế giới, cấp nước an toàn là một khái niệm về việc quản
lý rủi ro và đánh giá rủi ro xuyên suốt chu trình, từ việc thu dẫn nước đến tiêu thụ
nước, tức từ nguồn nước thô thu từ sông đến nhà máy xử lý nước, nơi chứa nước,
mạng lưới phân phối, van, cột lấy nước.
Song song đó việc bảo đảm cấp nước an toàn là những hoạt động nhằm giảm thiểu,
loại bỏ, phòng ngừa các nguy cơ, rủi ro gây mất an toàn cấp nước từ nguồn nước qua
các công đoạn thu nước, xử lý, dự trữ và phân phối đến khách hàng sử dụng nước.

8


Sau đây là một số thông số chính về tình hình cấp nước của mộ số nước trên thế giới
và Việt Nam hiện nay:
Bảng 1.1 Một số số liệu về tình hình cấp nước trên thế giới
(số liệu thống kê từ trang Wikipedia)
T
Đ
i T

C N ế
G
í iá T

Q
S
u
h h p
u
n n h
T
ấ u c
h ư ấ

T
t
t

c
a ớ t
ư
l c
(
( ( ( n( n ( c ( t ( (
1 2 C3 4 5 T 6 7 8 9
2
1 Nh 4 9 h
- ư
ư
g
8 0
a

a

T
R 3
8 9
2 M
1h
0
ấ 7
7


,
t 1
(

0T
7
h
R 3
3 C ấ 4 1ư
11
a t 3 0ờ
, 3n
0n
03
T
R 1
4 P ấ 6 9 h
1 2 1
ư
h t 5 9

, 6 1

á
, T
9
0
R 1
5 Đấ 4 >h
2 7 1
ư
ứ t 1 9
,
3

c
9T
4
8
R 1
h
6 H ấ 2 >
2 6 2
à t 8 9ư
,
6

L
6T
0
,

R 3
7N
9h
1 7 ấ 1
ư
h
7
, ,
t 4

T
ật
3 3
R 1
8 Si
1h
2 5 1
ấ 5
ư
n
0
,
1
t 3

ga
Đ0 K 3
7
ô
h

C
1
9 In h 3 t ô
02
2
h
n
d ư 0
, 0ị
g
o a
75
9
l
n
T
71
T 2
1 M
1h
03
7
ư 2
0 al

, 0- ,
ơ 6

a
0

33
4

9


K
h
C
ô
T
2
1
9n
02
1
h
r
0
1
1g
, 1- 0
ư
u
4
12
a
li
n
êK 8 7

g
(
C
h
1
0
1 P h

> 1
7
,
2 h ư
2n
6
5
3
il a
0
g
K
3
C
h
1
1 Ấh 2 9 ô
0 4 5
3 nư 6 2n
, 4
a
1

g
C
T
1 9
1
1 N h 81 r , 3 3
4 a ư 6( ư 0 1 8
ơK
m a
h
C
ô
0
1 N h
5n
> 3
,
5 i ư
4g
5
1
g a
0
l
9
i
i
Đ
T
ạ 1

1 B t 4 9ư
0 4 1
6 r t 3 8ơ
, 0 7
a i
n
8
K
C
7 9h
1 Ah
04
5
09 ô
7 i ư
, 0- ,
- ( n
Ca
05
8
3 2 gT
T
1A

0 - ư
8 rg

,
ơ
n

en
2 4
N
1
ô
,
C
n 9 6 0
1V h
3 <
g 6 g ,
9 iệ ư
0 2
( i 2
t a t
2 ờ 6
N
h 0
/
a đ
Ở các nước tiên tiến hay các nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Canada,
Anh, Hà Lan, Đức, Singapore, Nhật Bản....chất lượng nước nguồn và nước sử dụng rất
tốt. Chất lượng nước dịch vụ cao, nguồn nước cấp thường xuyên liên tục và ổn định
10


với đầy đủ áp lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước khá lớn từ thấp nhất là 128
lít/người/ngày (Hà Lan) tới cao nhất nhất 371 lít/người/ngày (Mỹ). Số người sử dụng
nước sạch ở các nước tiên tiến này đạt tới 96% đến 100%.
Ngược lại ở các nước đang phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia,

Indonesia....và cả Việt Nam chất lượng nguồn nước cấp chưa đảm bảo, chất lượng dịch
vụ chưa cao, nguồn nước cấp không thường xuyên liên tục và ổn định, áp lực nước
không đầy đủ, chỉ đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước từ 50 lít/người/ngày ở vùng nông
thôn đến 226 lít/người/ngày ở Malaysia. Số người sử dụng nước sạch từ 54% đến
100%, nhưng thực tế số người lắp đặt thủy kế vào các hộ gia đình còn ở mức thấp.
1.1.2.2 Tình hình cấp nước an toàn tại các nước tiên tiến trên thế giới
Ấn Độ là nước có dân số đông đứng thứ 2 trên thế giới, khoảng 1,2 tỉ người. Trong đó,
86% cư dân đang sinh sống ở các vùng nông thôn, nơi nguồn nước sạch đang ngày
càng trở nên khan hiếm và hệ thống cấp nước sạch trở nên khó khăn đến với người
dân. Việc cấp nước trở nên mất an toàn nghiêm trọng.
Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) báo cáo, hiện có 2,4 tỷ người
trên thế giới không được dùng nước sạch. Ngày 22 tháng 3 hàng năm đã được Liên
Hiệp Quốc chọn làm Ngày Nước Thế giới - ngày để con người nhìn lại tầm quan trọng
của tài nguyên quý giá bậc nhất trên Trái đất. Nước là tài nguyên chiếm 3/4 diện tích
Địa cầu nhưng chỉ có khoảng 2,5% trong tổng số đó là nước có thể sử dụng được. Các
căn bệnh liên quan đến nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, trong đó có bệnh tả, làm
nhiều người tử vong hơn cả số người chết vì HIV/AIDS và sốt rét. Nghiêm trọng hơn,
số trẻ em chết do thiếu nước sạch cao gấp năm lần số trẻ em chết vì căn bệnh AIDS.
1.1.2.3 Những nghiên cứu về cấp nước an toàn tại các nước trên thế giới
Trong tình hình ô nhiễm nguồn nước và mất an toàn cấp nước như hiện nay, thì việc
đề ra các biện pháp để giảm thiểu là quan trọng hàng đầu.
Giữ sạch nguồn nước, thúc đẩy người dân nhằm nâng cao ý thức cộng đồng để giữ
sạch nguồn nước bằng cách không được vứt rác bừa bãi, không thải trực tiếp vào
nguồn nước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; và nên sử dụng thuốc trừ sâu
11


theo đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi
trường hơn biệt là môi trường nước rất quan trọng đối với con người .
Tiết kiệm nước sạch: Nhằm giảm sự lãng phí khi sử dụng nước thì bạn nên kiểm tra và

bảo dưỡng cải tạo lại những đường ống dẫn nước hay những bể chứa nước nhằm
chống sự thất thoát của nước. Nên sử dụng những nguồn nước từ thiên nhiên như nước
mưa vào việc cọ rửa ,tưới cây tránh sử dụng nguồn nước kia rất lãng phí.
1.2 Khái quát về một số biện pháp cấp nƣớc an toàn
1.2.1 Biện pháp đảm bảo và chủ động an toàn về nguồn nước
Để đạt được mục tiêu bảo đảm an ninh nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế-xã hội,
các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương phải nhanh chóng hoàn thiện chính
sách, pháp luật, chiến lược về tài nguyên nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công
tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước và
phòng, chống có hiệu quả các tác hại do nước gây ra. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của xã hội về an ninh nguồn nước, trách
nhiệm bảo vệ và sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả…, thúc đẩy phát triển kinh
tế, bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn nước, góp phần phát triển bền vững.
Rà soát, tiếp tục tìm kiếm nguồn nước gắn với tạo nguồn hỗ trợ cấp nước sinh hoạt cho
nhân dân; chủ động thực hiện điều tra, quy hoạch tài nguyên, nghiên cứu giải pháp phù
hợp nhằm tăng cường quản lý, khai thác nguồn nước để phát triển kinh tế, xã hội hiệu
quả, bền vững.
1.2.2 Biện pháp đảm bảo an toàn về năng lượng
Chủ động ứng phó với các trường hợp xấu xảy ra ảnh hướng đến nguồn điện như:
- Mất điện
- Sự cố đường dây dẫn điện, chập điện
- Điện yếu vì quá tải....
Các biện pháp đảm bảo an toàn năng lượng bơm:
- Các trạm biến áp cấp điện cho trạm bơm đều phải được kiểm tra thường xuyên.

12


- Đầu tư các máy phát điện dự phòng đủ công suất ngay tại trạm bơm để chủ động
nguồn điện khi có sự cố bất khả kháng mất điện đột ngột hay kéo dài. Để chủ động

hơn trong việc đảm bảo cấp nước an toàn.
- Cán bộ, công nhân trạm bơm thường xuyên trực, kiểm tra khắc phục các sự cố nếu có
nhằm duy trì vận hành hệ thống trạm bơm theo yêu cầu.
- Đầu tư xây dựng hệ thống điện dự phòng lấy nguồn điện từ một trạm biến áp khác
để chủ động an toàn năng lượng bơm.
1.2.3 Biện pháp sử dụng tiết kiệm nước sinh hoạt và sản xuất
- Để ngăn ngừa sự lãng phí nước, một phương pháp khá hiệu quả đó là hãy thay thế
các thiết bị vệ sinh cũ, gây lãng phí nước bằng các thiết bị mới tiết kiệm nước hơn.
- Kiểm tra và khắc phục rò rỉ: Đây là cách tránh thất thoát nước mà chúng ta cần phải
làm gấp vì đường ống dẫn nước có thể bị rò rỉ và gây ra hao phí nước nghiêm trọng.
- Tận dụng nước tối đa khi có thể: Khi rửa bát, rửa rau hay cọ rửa đồ vật…. nên hứng
sẵn một chậu nước sạch. Nước rửa lần cuối có thể dùng lại vào việc khác như cọ rửa
hoặc lau nhà. Còn nước bẩn (không có xà phòng) có thể được dùng để tưới cây, tưới
đất cho ít bụi…Chỉ rửa trực tiếp dưới vòi nước khi thật cần thiết và điều chỉnh vòi vừa
đủ dùng.
- Các nhà máy xí nghiệp nên đầu tư hệ thống xử lý nước thải để tận dụng lại nguồn
nước, có thể áp dụng các biện pháp xử lý chi phí thấp, thân thiện với môi trường mà
vẩn mang lại hiệu quả tốt trong việc xử lý nước.
- Tận dụng nguồn nước mưa: Đây là phương pháp tận dụng nguồn nước tự nhiên một
cách hiệu quả, ít tốn kém. Nếu có điều kiện, ta nên xây bồn chứa hoặc dùng lu, thùng
phi để trữ nước mưa. Nước mưa sẽ được dùng để rửa xe, vệ sinh bồn cầu, trồng cây…
còn riêng nước máy chỉ dành cho việc ăn uống, tắm rửa. Ngoài ra, nước mưa còn được
các nước tiên tiến trên thế giới xử lý thành nước sạch để sinh hoạt và sản xuất công
nghiệp.

13


- Sử dụng đồng hồ đo lưu lượng nước để kiểm soát lượng nước sử dụng trong gia đình
mình để từ đó có những phương pháp tiết kiệm và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên

nước này.
1.2.4 Biện pháp giảm thất thoát và tổn thất
- Chống thất thoát nguyên nhân từ khâu quản lý.
- Chống thất thoát nước từ nguyên nhân kỹ thuật: Ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý mạng lưới tuyến ống và khách hàng sử dụng nước bằng các phần mềm chuyên
ngành: Autocad, mapinfo, Gis … Toàn bộ dữ liệu được số hóa thuận lợi cho công tác
quản lý, vận hành, truy xuất, thống kê ….
- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng công trình từ khâu thiết kế, giám sát, thi công xây
dựng để giảm thiểu các sự cố gây thất thoát thất thu nước trong quá trình hoạt động,
phát huy hiệu quả đầu tư.
- Thực hiện việc phân vùng tách mạng theo DMZ và DMA để quản lý và chống thất
thoát thất thu trên mạng lưới tuyến ống. Việc phân vùng tách mạng giúp xác định được
vùng thất thoát nước lớn để có thể tập trung tìm kiếm nguyên nhân gây thất thoát và
khắc phục sớm nhất.
- Khi phát hiện các điểm rò rỉ, xì, vỡ ống các đơn vị phải tập trung toàn bộ nhân lực,
vật lực khắc phục nhanh nhất để giảm thiểu tối đa lượng nước thất thoát và ổn định
cấp nước trở lại không để gián đoạn thời gian dài.
- Công tác chống thất thoát, thất thu nước sạch được thực hiện vào ban đêm để tăng
cao hiệu quả phát hiện bằng các thiết bị dò tìm rò rỉ (ban đêm ít tiếng ồn gây nhiễu
sóng thiết bị) và theo dõi, đánh giá lượng nước thất thoát thông qua đồng hồ kiểm soát
lưu lượng từng khu vực đã phân vùng được chuẩn xác hơn (do ban đêm ít khách hàng
sử dụng).
1.2.5 Biện pháp giảm hỏng hóc đường ống dẫn
Thiết kế giảm áp lực dòng chảy xuống dưới ngưỡng an toàn, phân đoạn giữa của hệ
thống đường ống.

14


Phòng ngừa tác hại của môi trường và đặc tính cấu tạo của hệ thống đường ống.

Trên thực tế, để phòng ngừa tác hại của các yếu tố tiềm ẩn gây sự thay đổi độ dài và
phương vị trục dọc cục bộ của đường ống, do không có khả năng cứng hóa đồng đều
toàn bộ nền đất của chúng; cho nên, tốt nhất là thiết kế đảm bảo cho các phân đoạn
đường ống đó, vừa có khả năng tự động thay đổi độ dài trục dọc theo yêu cầu thực tế,
vừa có khả năng mang tải cao tương xứng. Nghĩa là, hệ thống đường ống đó cần phải
được bổ sung các đoạn ống lồng trượt (thò thụt) ở các phân đoạn nằm trên nền đất có
khả năng lún sụt lớn và các chỗ chuyển tiếp giữa các phân đoạn trên nền đất có đặc
tinh lún sụt, hoặc trương nở khác biệt nhau; nhất là các phân đoạn ống nằm chuyển
tiếp giữa vùng nền đất có đặc tinh lún sụt với vùng nền đất có đặc tính trương nở.
1.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu: Thành phố Tây Ninh
1.3.1 Vị trí địa lý
Thành phố Tây Ninh nằm ở ở vị trí trung tâm tỉnh Tây Ninh có tọa độ địa lý từ
10604’31” - 106012’00”/ kinh độ Đông, từ 11017’21” - 11032’59”/ vĩ độ Bắc, cách
Thành phố Hồ Chí Minh 90 km theo quốc lộ 22, tỉnh lộ 782, cách biên giới Vương
quốc CamPuChia 25km về phía Tây và 40km về phía Tây Bắc. Đây là cửa ngõ quan
trọng của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ và kết nối với các
nước trong khu vực ASEAN qua các cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát.
Phía Đông thành phố giáp huyện Dương Minh Châu, phía Tây giáp huyện Châu
Thành, phía Nam giáp huyện Hòa Thành, phía Bắc giáp huyện Tân Biên và Tân Châu
là vùng cây công nghiệp, trong đó mía và cao su có sản lượng lớn. Tổng diện tích tự
2

nhiên của thành phố khoảng 140 km với 10 đơn vị hành chính trực thuộc thành phố
Tây Ninh bao gồm 7 phường và 3 xã ngoại thành.

15


×