Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Đồ án tốt nghiệp ĐH. Thiết kế và tính toán kho chứa sản phẩm LPG với dung tích 3800m3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (731.85 KB, 45 trang )

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa CNHÓA
Lời cảm ơn

Sau thời gian thực tập tại Công ty Xăng dầu khu vực III cùng với sự cố gắng của
bản thân và sự giúp đỡ của mọi người em đã hoàn thành xong báo cáo thực tập tốt
nghiệp của mình.
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô, chú, anh chị ở Công ty
Xăng dầu khu vực III đã tận tình giúp đỡ tạo mọi điều kiện tốt nhất để em tiến
hành nghiên cứu, thực tập tại công ty.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo
NguyễnMinh Việt , giáo viêntrực tiếp giao đề tài và hướng dẫn em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.Người đã luôn chu đáo, động viên, khích lệ và tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt thời gian thực hiện báo cáo.
Trong suốt quá trình nghiên cứu tại công ty, dưới sự hướng dẫn tận tình, chu đáo
của anh, chị cùng sự giúp đỡ của mọi người, em đã cố gắng nỗ lực hết sức mình để
hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian có hạn và
nguồn tài liệu còn hạn chế nên bản báo cáo của em không tránh khỏi thiếu sót. Rất
mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bản báo cáo của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2019
Sinh viên thực hiện

MỤC LỤ
SVTH : Nguyễn Hữu Bình

1



Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa CNHÓA

Lời cảm ơn......................................................................................................................................1
I: GIỚI THIỆU CƠ SỞ THỰC TẬP..................................................................................4
1.Lịch sử hình thành và phát triển công ty:.....................................................................4
2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty...............................................................................5
2.1.Chức năng...............................................................................................................................5
2.2 Nhiệm vụ.................................................................................................................................6
3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh..........................................................................................7
3.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh......................................................................................7
3.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.........................................................................8
II: NỘI DUNG THỰC TẬP...................................................................................................9
1.TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ KHO XĂNG DẦU..........................................................9
1.1.Nguyên tắc các bồn bể chứa:..........................................................................................9
1.1.1.Tổng quan về bể chứa và hệ thông bơm...............................................................9
1.1.2 Phân loại bể chứa xăng dầu:......................................................................................11
1.1.3.Một số bể chứa xăng dầu thường dùng................................................................11
1.1.4.Các thiết bị của bể chứa..............................................................................................13
1.2.Vấn đề hao hụt, nguyên nhân và biện pháp phòng chống:..............................15
1.2.1.Tính cấp bách của vấn đề phòng chống hao hụt xăng dầu:.........................15
1.2.2.Các dạng hao hụt và nguyên nhân gây ra các hao hụt đó:...........................16
2. VẬN CHUYỂN XĂNG DẦU........................................................................................22
2.1. Vận chuyển xăng dầu bằng đường ống ngầm......................................................22
2.2.Vận chuyển xăng dầu bằng đường thủy:.................................................................23
2.3.Vận chuyển xăng dầu bằng ô tô xitec:.....................................................................26
2.4 Quy trình xuất xăng dầu bằng đường sắt................................................................30
3. AN TOÀN CHÁY NỔ TRONG CÔNG TRÌNH XĂNG DẦU......................31
3.1 Đặc điểm nguy hiểm về cháy nổ trong công trình xăng dầu..........................31

3.2. Đặc điểm nguy hiểm cháy nổ xăng dầu:................................................................32
3.3. Nguyên tắc dập tắt đám cháy của cơ sở.................................................................33
3.4. Các hơi chất chữa cháy và phương tiện chữa cháy...........................................33
SVTH : Nguyễn Hữu Bình

2


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa CNHÓA
4 Các phương pháp phân tích chỉ tiêu và kiểm định chất lượng của sản phẩm xăng
dầu khu vực 3..............................................................................................................................35
4.1.Thành phần cất phân đoạn.............................................................................................35
4.2.Một số yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kiểm tra chất lượng xăng dầu.
............................................................................................................................................................39

TỔNG KẾT THỰC TẬP:......................................................................................................42
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN..................................................................44
1 Những kết quả đạt được......................................................................................................44
2.Những điều chưa đạt đươc................................................................................................44
3. Ý kiên của em........................................................................................................................44
KẾT LUẬN:................................................................................................................................45

SVTH : Nguyễn Hữu Bình

3


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa CNHÓA

I: GIỚI THIỆU CƠ SỞ THỰC TẬP
1.

Lịch sử hình thành và phát triển công ty:

a. Lịch sử hình thành
Công ty Xăng dầu Khu vực III tiền thân là Tổng kho xăng dầu mỡ Thượng Lý
Hải Phòng được thành lập ngày 29/7/1955 theo quyết định số 1566 UBQC/HP của
Chủ tịch uỷ ban quân chính thành phố Hải Phòng và được thành lập lại theo quyết
định số 349/TM/TCCB ngày 31/3/1993 của Bộ Thương Mại, đăng ký kinh doanh
số 108123 ngày 10/5/1993 do Trọng tài kinh tế Hải Phòng cấp. Công ty Xăng dầu
Khu vực III là một trong những đơn vị đầu tiên đặt nền móng cho việc hình thành
nên Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam nay là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.

Website:kv3.petrolimex.com.vn
Email:
Tel:(84) 0313-850-632
Fax: (84) 0313-850-333
Ngành nghề hoạt động chính của công ty là:
Công ty có chức năng tiếp nhận, bảo quản, cung ứng các loại xăng, dầu, gas, dầu
mỡ nhờn và các sản phẩm hóa dầu cho các ngành kinh tế, an ninh quốc phòng và
tiêu dùng.
SVTH : Nguyễn Hữu Bình

4


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa CNHÓA


b. sự phát triển công ty
Công ty xăng dầu KVIII Hải Phòng là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc
Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), có trụ sở tại số 1, phường Sở Dầu,
quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Công ty được thành lập ngày 29 tháng 7
năm 1955. Tiền thân của công ty là Sở Dầu Thượng Lý, Hải Phòng, kho dầu lớn
nhất miền Bắc dưới thời Pháp thuộc được các hãng dầu tư bản như Shell, Pháp á,
Caltex xây dựng và đưa vào hoạt động từ những năm đầu thế kỷ. Công cuộc khôi
phục và xây dựng cơ sở vật chất, kho tàng, hệ thống đường ống của kho chứa xăng
dầu Thượng Lý ngay từ những năm đầu đã được Đảng bộ, chính quyền thành phố
cùng Bộ chủ quản quan tâm nên chỉ trong một thời gian ngắn, các bể chứa xăng
dầu đã đi vào hoạt động, kịp thời tiếp nhận, dự trữ và đảm bảo cung cấp.
Ngày 19 - 1 - 1995, Bộ Thương mại ra Quyết định số 52 TM/TCCB hợp nhất công
ty dầu lửa và Tổng công ty xăng dầu thành Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, theo
đó, chi nhánh dầu lửa Hải Phòng được hợp nhất với công ty xăng dầu KVIII và
mang tên công ty xăng dầu KVIII.
Trong cơ chế mới, công ty không những tổ chức tốt hoạt động kinh doanh, đảm
bảo thoả mãn xăng dầu cho mọi nhu cầu của các ngành kinh tế, quốc phòng và đời
sống xã hội mà còn đẩy nhanh quá trình nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật,
đổi mới trang thiết bị, khẩn trương mở rộng và phát triển thị trường, tạo ra những
lợi thế và giữ vững uy tín của mình trên thị trường khu vực. Công ty luôn hoàn
thành suất sắc các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và nhiệm vụ chính trị ngành giao cho,
luôn giữ vai trò chủ đạo trong kinh doanh xăng dầu trên thị trường Hải Phòng và
các cùng lân cận, làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
2.

Chức năng và nhiệm vụ của công ty

2.1.


Chức năng

Đầu những năm 1990, cùng với các doanh nghiệp trong cả nước, công ty xăng dầu
khu vực 3 bước sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường . Từ một đơn vị
của công ty xăng dầu, công ty chuyển sang hình thức kinh doanh, hạch toán độc
lập trong mô hình hoạt động kinh doanh của PETROLIMEX. Công ty đã đăng kí
SVTH : Nguyễn Hữu Bình

5


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa CNHÓA
trở thành doanh nghiệp Nhà nước với chức năng kinh doanh, cung ứng xăng dầu
tại Hải Phòng và khu vực duyên hải.
Hiện nay, công ty vẫn là đơn vị kinh doanh và cung ứng xăng dầu chủ yếu tại
Hải Phòng và một số vùng lân cận. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là:
Xăng ô tô các loại, dầu diezel các loại, mazut đốt lò và hàng hải, nhiên liệu TC-1,
Jet-A1 và dầu hỏa. Ngoài ra, công ty còn làm đại lý bán dầu nhờn, mỡ máy và gas
cho công ty hóa dầu và công ty gas. Với lợi thế đóng tại thành phố Cảng, công ty là
một trong những đầu mối nhập khẩu xăng dầu chính ở miền Bắc và cung cấp xăng
dầu cho các công ty ở tuyến sau. Mặt khác, công ty còn nhận làm các dịch vụ khác
cho các công ty ở tuyến sau. Mặt khác, công ty còn nhận làm các dịch vụ khác cho
khách hàng như: kiểm tra, phân tích xăng dầu,gas , kiểm định dung tích xitec ô tô,
rửa xe máy, ô tô cho khách hàng.
2.2 Nhiệm vu
Công ty có một số nhiệm vụ như sau:
- Nắm bắt nhu cầu, xây dựng kế hoạch tiếp nhận tổ chức kinh doanh có hiệu quả
các mặt hàng xăng dầu
- Tổ chức hạch toán, quản lý và kinh doanh có lãi trên nguyên tắc bảo toàn và

phát triển vốn được giao.

- Lập quy hoạch tổng thể, kế hoạch đầu tư, xây dựng và từng bước đổi mới cơ sở
vật chất kĩ thuật, hiện đại hóa hệ thống trang thiết bị xuất nhập , phục vụ có hiệu
quả công tác kinh doanh và dự trữ xăng dầu cho quốc phòng.

- Bảo đảm an toàn trong sản xuất kinh doanh, an toàn về hàng hóa , con người,
bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong khu vực.
- Quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lao động thực hiện phân phối lợi nhuận cho
người lao động theo chế độ, chính sách.

SVTH : Nguyễn Hữu Bình

6


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa CNHÓA
- Chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân viên chức. Đào tạo,
bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hóa , khoa học kĩ thuật , chuyên môn nghiệp vụ
cho cán bộ công nhân viên
-Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà Nước
3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
3.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Hoạt động kinh doanh của công ty được chia làm 3 nhóm chính như sau:
+ Kinh doanh xăng dầu chính
+ Kinh doanh dầu nhờn, gas hóa lỏng và các thiết bị sử dụng khí
+ Sản xuất phụ, kinh doanh dịch vụ hàng giữ hộ, vận tải.
Mô hình kinh doanh của công ty hiện đang áo dụng với từng nhóm hàng kinh
doanh như sau:

 Đối với xăng dầu chính( gồm: xăng , diesel , nhiên liệu, dầu hỏa, mazut): Việc
các hãng xăng dầu nước ngoài do Tổng Công ty đảm nhiệm. Công ty nhận hàng
theo kế hoạch điều động của ngành( trừ công ty xăng dầu khu vực II Sài Gòn, khu
vực V Đà Nẵng, công ty xăng dầu B12 Quảng Ninh về Hải Phòng). Giá hàng nhập
kho và giá bán ra được quy định thống nhất trong ngành theo từng khu vực. Khi
bán hàng, công ty được hưởng phần trăm hoa hồng trên doanh số bán, với các mức
quy định cho từng năm.
-Đối với dầu nhờn và gas: Công ty làm tổng đại lý bán cho công ty dầu nhờn và
công ty gas, hưởng hoa hồng đại lý trên doanh số bán ra.
 Đối với các mặt hàng khác công ty tự khai thác: Công ty hưởng 100% chênh
lẹch giữa giá nhập kho ( hay giá mua) và giá bán.
Như vậy, hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu khu vực 3 thực chất và chủ
yếu là nhằm vào mục tiêu đẩy mạnh quá trình bán hàng để tăng sản lượng hàng
hóa tiêu thụ , tăng doanh thu để tăng phần chiết khấu định mức được hưởng, đồng
thời phải tìm mọi cách để giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
3.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

SVTH : Nguyễn Hữu Bình

7


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa CNHÓA
Để phù hợp với đặc điểm quản lý, hạch toán kinh doanh của Tổng công ty nhằm
khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng và thế mạnh của đơn vị, hiện nay bộ máy tổ
chức quản lý của công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến tham mưu gồm:
- 7 phòng ban nghiệp vụ :phòng kinh doanh xăng dầu, phòng kinh doanh gas,
phòng tổ chức cán bộ- lao động tiền lương, phòng kế toán tài vụ, phòng quản lý kĩ
thuật, phòng tin học và phòng hành chính quản trị.

- 5 đơn vị trực thuộc: Tổng kho xăng dầu Thượng Lý, xưởng cơ khí, đội xe, đội
cứu hỏa bảo vệ, kho vật tư.
- 23 cửa hàng bán buôn, bán lẻ.

Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

II: NỘI DUNG THỰC TẬP
1 TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ KHO XĂNG DẦU
1.1 Nguyên

tắc các bồn bể chứa:

SVTH : Nguyễn Hữu Bình

8


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
1.1.1.
Tổng quan về bể chứa và hệ thông bơm.

Khoa CNHÓA

Về hệ thống bể chứa của tổng công ty xăng dầu khu vực 3 gồm tổng cộng 4: Kho
I , Kho II, Kho III và kho An Lạc.Tổng diện tích đất của kho I,II,III do công ty
SDKV III đang quản lsi là 436.000 . Diiejn tích đất khu An Lạc là 13.700 .
Công ty đang quản lí 29 bể trụ đứng các loại từ 800 – 3000 với tổng sức chứa tối
đa là 46,665 . Hầu hết các bể đã được sử dụng trên 30 năm.

1.


Khu bể chứa kho 1

- Gồm 7 bể :
A1, A7 : chứa nhiên liệu KO
A2, A3, A4, A5: chứa nhiên liệu FO
Dung tích 14000
- Bơm: bơm bánh răng với áp suất lớn hơn kho 2, nhiệm vụ xuất ra khu vực ô tô.
( 7- 10 bar)
2.

Khu bể chứa kho 2

- Gồm 15 bể : 10 bể 1000 và 3 bể 3000 và 2 bể 5000
SVTH : Nguyễn Hữu Bình

9


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
B9, B11, B12, B13, B14, B15: chứa nhiên liệu JetA1

Khoa CNHÓA

B7, B8 : chứa nhiên liệu DO ( 0.01)
B10 : chứa nhiên liệu KO
- Bơm: Bơm ly tâm, hệ thống với 11 bơm:
Họng 1, 2: DO ( 0.05)
Họng 3, 4 : JetA1
Họng 5 : KO

Họng 6 : RON95
Họng 7, 8 : E5
Họng 11, 12 : JetA1
Họng 11 : Dự phòng
Các bơm được công nhân điều khiển bằng tay hệ thống PLC
3.
Khu bể chứa kho 3
Gồm 4 bể. C1- C4
Tổng dung tích 5.500 chứa FO
4.

Khu An Lạc

Gồm 5 bể. D1- D5
Dung tích 10.000 chứa DO
Tình trạng kĩ huật các bể chứa :
Các bể trụ đứng ở kho I , II, III đều được nâng cấp sửa chữa phần đáy, thành , mái và
các phụ kiện , tình trạng kĩ thuật khá tốt đảm bảo cho việc tồn chứa, bảo quản các
loại xăng dầu. Riêng khu bể kho An Lạc được xây dựng năm 1989 cần được nâng
cấp sửa chữa.
1.1.2 Phân loại bể chứa xăng dầu:
- Dựa vào chiều cao xây dựng người ta chia ra:
+ Bể ngầm: Bể chôn dưới đất.
+ Bể nửa ngầm nửa nổi: Một phần hai chiều cao bể nhô lên khỏi mặt đất.
+ Bể nổi: Làm trên mặt đất
- Dựa vào áp suất người ta chia ra:
+ Bể cao áp: Bể có áp suất chịu đựng trong bể P > 200mm cột nước.
SVTH : Nguyễn Hữu Bình

10



Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa CNHÓA
+ Bể có áp lực trung bình: áp suất chịu đựng trong bể P= 20 ÷ 200 mm cột nước
+ Bể thường áp: có áp suất trong bể P ~20mm cột nước
- Dựa vào vật liệu xây dựng có các loại bể:
+ Bể chứa kim loại(bể bằng thép)
+ Bể phi kim( bể không bằng thép)
- Dựa vào hình dạng kết cấu chia ra:
+ Bể hình trụ ( trụ đứng, nằm ngang)
+ Bể hình cầu
+ Bể hình giọt nước
1.1.3.Một số bể chứa xăng dầu thường dùng
 Bể chứa hình trụ nằm ngang: Người ta thường chế tạo loại 10m3 , 15m3 , 25m3 ,
75m3.
Cấu tạo của loại bể này: Thành bể bao gồm những tấm thép cps chiều dày từ
4÷5mm cuộn lại thành hình trụ có đường kính nhất định. Đầu bể cũng làm bằng
thép tấm dày 4 ÷ 5mm
Tùy theo kết cấu bể mà người ta có thể chia ra:
 Bể nằm ngang đầu bằng
 Bể nằm ngang đầu chỏm cầu

SVTH : Nguyễn Hữu Bình

11


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa CNHÓA

 Bể trụ đứng: Thường là những bể có thể tích lớn 400 – 10.000 m3 , bể thường có
cấu tạo 4 phần
 Móng bể
 Đáy bể
 Thân bể
 Mái bể

- Phần móng bể nó bao gồm các lớp: Lớp đất đầm tong lớp dày từ 15-20cm lớp
đất này dày 50- 60cm . Trên lớp đất này là lớp cát khô dày từ 20- 30cm để phân
dầu đều lực cũng như lúc ổn định móng. Sau đó là lớp nhựa đường trên lớp cát dày
10 – 15cm để chống thấm nước. Xung quanh móng người ta xây kè đá hoặc bê
tông có rãnh thoát nước mưa và nước sả từ bể ra.
- Phần đáy bể bao gồm các tấp thép hàn lại với nhau làm bằng tôn dày 4 - 6 mm.
Còn tôn đáy sát thành bể còn chịu lực cắt tập trung của thành bể nên người ta làm
tôn dày 10 –12 mm
- Phần thành bể bao gồm nhiều tấm thép ghép hàn với nhau chiều dày tấm théo
theo chu vi, chiều rộng tấm thép theo chiều cao của bể thường gọi là các tầng. Do
phải chịu áo lực thủy tĩnh lớn hưn theo độ sau và chịu lực từ trong của các tầng
trên nên thép tấm làm thành bể có chiều dày từ trong của các tầng phía trên nên
thép tấm là thành bể có chiều dày thay đổi và lớnn dần từ trên xuống dưới
SVTH : Nguyễn Hữu Bình

12


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Việc gá tôn thành bể có các cách gán sau

Khoa CNHÓA


 Gán kiểu ống chiu: tầng trên có đường kính nhỏ hơn tầng dưới
 Gán kiểu dao kết: Các tầng tôn gán xen kẽ nhau tầng này trong tầng kia ngoài
 Gán kiểu hỗn hợp: Phối hợp hai kiểu gán trên
- Phần mái bể : Có các dạng mái
 Bể mái nhọn
 Bể mái hình cầu
1.1.4.Các thiết bị của bể chứa
Các thiết bị trang bị tại bể chứa xăng dầu nhằm đảm bảo cho thao tác xuất nhập tại
bể được thuận tiện và đảm bảo an toàn trong việc chứa xăng dầu trong bể

 Cầu thang bể để phục vụ cho việc lên xuống trong quy trình thao tác tại bể của
người công nhân giao nhận

 Lỗ ánh sáng được đặt trên nắp bể trụ đứng có tác dụng để thông gió trước khi
lau chùi bể, sửa chữa và kiểm tra bên trong bể

 Lỗ người chui có tác dụng để đi vào trong bể khi tiến hành lau chùi, sửa chữa
bên trong bể , lỗ người chua được đặt ngay tại vành thân thứ nhất của bể trụ đứng

 Lỗ đo lường lấy mẫu có tác dụng thả các thiết bị đo, thiết bị lấy mẫu trong
trường hợp xác định độ cao mực nhiên liệu, lỗ đo lường lấy mẫu được lắp đặt trên
mái bể trụ đứng

 ống thông hơi chỉ dùng trên các bể trụ đứng dầu nhờn và mazui ống này có tác
dụng điều hòa không gian hơi nhiên liệu của bể với áp suất khi quyển

 Ống tiếp nhận cấp phát dùng để nối với đường ống công nghệ tiếp nhận cấp
phát, nhưng ống này được đặt ngay ở tầng thép thứ nhất của bể thép hình trụ đứng

 Van hô hấp và van an toàn

 Van hô hấp kiểu cơ khí dùng để điều hòa ấp suất dư và chân không trong bể
chứa
 Van hô hấp lắp kết hợp với vam ngăn tia lửa
Có tác dụng điều chỉnh bởi bể chứa trong giới hạn 20-200mm cột nước và ngăn
tia lửa từ bên ngoài vào trong bể chứa
SVTH : Nguyễn Hữu Bình

13


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa CNHÓA
 Van an toàn kiểu thủy lực có tác dụng điều hòa áp suất dư hoặc chân không
trong bể chứa khu van hô hấp không làm việc, dưới ấp suất dư từ 55-60mm cột
nước và chân không 35 – 40mm cột nước
 Hộp ngăn tia lửa được lắp trên bể chứa phí dưới van hô hấp loại không kết hợp
có tác dụng ngăn chặn sự phát sinh ngọn lửa hoặc tia lửa bên trong bể chứa
 Van bảo vệ có tác dụng hạn chế hao hụt mất mát nhiên liệu trong trường hợp
đường ống bị vỡ hoặc khi van hai chiều chính của bể chứa bị hỏng hóc, van bảo vệ
lắp ở đầu cuối ống tiếp nhận cấp phát quay vào phía trong bể chứa
 Bể điều khiển của van bảo vệ được lắp phía trên của ống tiếp nhận cấp phát có
tác dụng để mở van bảo vệ, giữ cho nó ở tư thế mở và đóng van bảo vệ lại
 Van xi phông có tác dụng định kì xả nước lắng lẫn trong bể
 Thiết bị đo mức nhiên liệu trong bể chứa: Với mục đích tiết kiệm thời gian đo
mức nhiên liệu trong bể chứa đồng thời đảm bảo kiểm tra dễ dàng được mức nhiên
liệu
 Thiết bị cứu hỏa phụ thuộc vào thể tích bể chứa người ta có thể lắp đặt trên bể
đến 6 bình bọt cứu hỏa hỗn hợp và các bình bọt cố ddihnj có tác dụng để đẩy bọt
hóa học và bọt khí cơ học vào bể khi trong bể có sự cố bị cháy
 Van cạnh bể

 Hệ thống tiếp địa để tránh hiện tượng sét đánh vào bể thường bố trí trên mỗi bể
3 – 6 cột thu lôi
 Hệ thống tưới mát dùng để làm mát bể khi trời nắng to để giảm hao hụt xăng
dầu do bay hơi
 Hệ thống thoát nước
1.2.

Vấn đề hao hụt, nguyên nhân và biện pháp phòng chống:

1.2.1.

Tính cấp bách của vấn đề phòng chống hao hut xăng dầu:

Hao hụt xăng dầu do vận chuyển hay do quá trình tồn chứa sẽ ảnh hưởng tiêu cực
tới hiệu quả sản xuất kinh doanh xăng dầu và vấn đề bảo vệ môi trường . Nếu
lượng hao hụt xăng dầu trong thực tế tăng lên sẽ giảm hiệu quả của sản xuất kinh
doanh kể từ khâu nguồn hàng cho đến khâu khách hàng tiêu dùng. Bởi vì hao hụt
SVTH : Nguyễn Hữu Bình

14


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa CNHÓA
làm giảm tổng lượng hàng hóa trong quá trình kinh doanh. Bên cạnh đó, sự hao hụt
xăng dầu sẽ kéo theo những tác động tiêu cực đến với môi trường. Ngoài ra, những
hao hụt mang tính chất sự cố kĩ thuật như do rò rỉ, do chảy khỏi đường ống vận
chuyển hoặc các bể chứa sẽ làm tăng khả năng hỏa hoạn gây nên những thiệt hại to
lớn cả về người và cửa.
Bởi vậy tính cấp bách và cẩn thận của vấn đề chống hao hụt xăng dầu xuất phát từ

những đòi hỏi thực tế cửa quá trình kinh doanh xăng dầu, cũng như những đòi hỏi
mang tính chất xã hội. Hay nói cách khác vấn đề chống hao hụt xăng dầu có mối
quan hệ chặt chẽ với những vấn đề kinh tế xã hội và vấn đề bảo đảm an toàn cho
quá trình kinh doanh xăng dầu nói chung.
1.2.2.
Các dạng hao hut và nguyên nhân gây ra các hao hut đó:
Từ nơi khai thác, chế biến đến tiêu dùng dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ, đều bị
hao hụt. Mức độ hao hụt nhiều hay ít phụ thuộc vào điều kiện vận chuyển, phương
tiện chứa và bảo quản, nhiệt độ và áp suát khí trời xung quanh.
Các nguyên nhân gây ra hao hụt thường là do bay hơi, rò rỉ, tràn vãi hoặc do lẫn
lộn các sản phẩm dầu mỏ với nhau.
Các dạng hao hụt chia thành các loại:
- Hao hụt về số lượng: Do rò rỉ, Tràn vãi do bơm chuyển,dính bán trong quá trình
vận chuyển.
- Hao hụt về cả số lượng và chất lượng: xảy ra do bay hơi, hiện tượng này hao hụt
không những về số lượng mà chất lượng cũng bị sụt kém.
- Hao hụt về chất lượng: Sản phẩm dầu bị kém, mất phẩm chất trong khi số lượng
vẫn còn nguyên
a. Hao hụt về số lượng:
Dạng hao hụt này phụ thuộc vào các yếu tố sau:
 Trạng thái kĩ thuật của máy móc, thiết bị trong kho dầu, hệ thống ống dẫn và
trạm bơm chuyển, phương tiện vận chuyển
 Mức độ thao tác chính xác của người công nhân trong quá trình làm việc
 Mức độ đính bám của các loại sản phẩm dầu mỏ trong phương tiện chứa đựng,
vận chuyển.
 Nguyên nhân:
SVTH : Nguyễn Hữu Bình

15



Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa CNHÓA
 Do việc bảo quản, sửa chữa các phương tiện vận chuyển, tồn chứa, bơm chuyển
không đúng thời gian quy định. Cụ thể như bể, ống dẫn han rỉ, bị thủng, các mặt
bít nối các ống dẫn không kín, do chảy qua khe hở trong các máy bơm, nắp cổ
xitec không kín.
 Do dính bám trong các phương tiện vận chuyển chứa đựng
 Do người công nhân thiếu tinh thần trách nhiệm gây tràn vãi trong quá trình
xuất nhập
 Biện pháp khắc phục:
 Tiến hành bảo dưỡng sửa chữa định kì các trang thiết bị trong kho dầu và kịp
thời khắc phục khi có sự cố xảy ra.
 Chú ý tới đệm lót kín trong các máy bơm, các mặt bít nối các ống, các thiết bị
lắp ráp trên bể chứa.
 Để tránh tràn vãi chỉ chứa 95% thể tích bể, đối với phương tiện vận chuyển như
ô tô xitec, phuy chứa đến 97% thể tích
 Không để sự cố xảy ra tại bể chứa, ống dẫn và phải nhanh chóng khắc phục dò
chảy khi chúng vừa mới xuất hiện
b. Hao hụt về số lượng và chất lượng:
Đó là những hao hụt do bay hơi xảy ra:
- “Thở lớn” tại các bể dạng nhập
- “Thở nhỏ” tại các bể tồn chứa tĩnh
- “Thở ngược” tại các bể dạng xuất
Trong xăng dầu nhẹ có một số lượng lớn hỗn hợp hữu cơ dễ bay hơi. Chỉ tiêu đánh
giá bay hơi của xăng dầu là áp suất hơi bão hòa. Áp suát hơi bão hòa càng cao thì
khả năng bay hơi càng lớn. Do vậy tổn thất do bay hơi chủ yếu là xăng nhiên liệu,
nhiên liệu diezel và dầu hỏa có áp suất hơi bão hòa lớn hơn nhiều nên tổn thất do
nguyên nhân này là thứ yếu. Lượng xăng thoát ra ngoài không khí được tính theo
công thức:

X: Khối lượng xăng có trong một kg không khí, kg

SVTH : Nguyễn Hữu Bình

16


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa CNHÓA
Khi tăng áp suất hơi bão hòa của xăng thêm một đơn vj psi thì lượng xăng bay hơi
tăng lên 15- 17%
Khi tăng hệ số bão hòa ȹ lượng xăng bay hơi tăng lên rất nhiều.
Điều đó chó thấy rằng những quy định xuất nhập xăng dầu cần được tuân thủ
nghiêm ngặt để tránh tiêu hao xăng do bay hơi. Việc xuất và nhập ngay xăng vào
bể chứa là với mục đích giảm hệ số hao mòn ȹ trong không khí mới vào bể khi
xuất.
Ngoài yếu tố trên còn có ảnh hưởng từ bên ngoài gây nên các yếu tố môi trường
như: bức xa nhiệt mặt trời, nhiệt độ, tốc độ gió… gây ra tổn thất bay hơi trong
khoảng trống chứu hơi trong bể, hầu như lúc nào cũng thông ra bên ngoài, đồng
thời các phần cất nhẹ nhất của sản phẩm dầu cũng bị thất thoát ra ngoài khí quyển.
Do đó lượng xăng thực tế giảm, lượng xăng dầu bị mất đi càng nhiều.
Sự thất thoát ở bể chứ gồm các nguyên nhân gây ra:
Tổn thất do “Thở nhỏ” : Nếu nhiệt độ môi trường thay đỏi thì dẫn đến sự thay đổi
nhiệt độ bên trong bể chứa sinh ra làm tổn thất bể chứa tĩnh. Ban ngày trời nắng
làm nhiệt độ tăng làm tăng thể tích hỗn hợp không khí- hơi xăng trong bể và nhiệt
độ lớp xăng dầu tại bề mặt thoáng gồm toàn phần tử, nhờ tăng nồng độ hơi xăng
dầu tăng áp suất ở khoảng không trong bể, khi áp suất tăng vượt trị số giới hạn của
van thở thì hỗn hợp không khí- xăng dầu thoát ra ngoài. Ngược lại ban đêm nhiệt
độ trong bể giảm xuống , thể tích trong bể co lại , một phần bị ngưng tụ làm áp
suất hơi trong bể giảm, khi áp suất giảm xuống quá mức chân không mà van thở

cho phé thì không khí bên ngoài tràn vào. Đó là quá trình thở ra, hút vào của tổn
thất " Thở nhỏ"”
Độ chứa đầy của bể cũng ảnh hưởng đến quá trình hao hụt xăng dầu.
Hao hụt “Thở nhỏ” của bể 8000 m3 ( tính cho một ngày)

SVTH : Nguyễn Hữu Bình

17


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa CNHÓA

Qua bảng trên ta thấy rằng độ chứa đầy của các bể là rất quan trọng trong việc hạn
chế tổn thất do hô hấp nhỏ.
Tổn thất do “ Thở nhỏ” : khi tiếp nhận hoặc cấp phát xăng dầu, sinh ra tổn thất
“Thở lớn” lượng xăng dầu nạp vào chiếm thể tích nén khí, thể tích hơi xăng dầu co
lại nếu áp suất hỗn hợp vượt quá áp suất giới hạn của van thở thì hỗn hợp xăng dầu
sẽ đi ra ngoài gây ra tổn thất, ấp suất giới hạn của van càng lớn thì sự thoát hơi hỗn
hợp chậm lại hơn. Tổn thất khi cấp phát xăng dầu thấp hơn. Khi cấp phát xăng dầu
thể tích chất lỏng giảm lượng không khí bên ngoài sẽ tràn vào sau khi cấp phát
xăng làm tăng nồng độ hỗn hợp trong bể, khi áp suất hỗn hợp hơi vượt qua áp suất
giới hạn của van thở, hỗn hợp khí chui ra ngoài gây tổn thất.
Để minh hoa sự phụ thuộc của áp suất hơi với độ bão hòa của xăng ta xét bảng số
liệu sau:

Qua các vấn đề trên ta thấy những ảnh hưởng, yếu tố gây nên tổn thất bay hơi là:
SVTH : Nguyễn Hữu Bình


18


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa CNHÓA
- Tính bay hơi của xăng dầu là yếu tố cơ bản, nó được đặc trưng bởi áp suất hơi
bão hòa.
- Nhiệt độ bên ngoài, nhiệt độ không gian bên trong trên mặt thoáng thay đổi gây
ra giãn nở thể tích tích từ đó sinh ra “ Thở nhỏ”
- Sự thay đổi thể tích trong bể chứa khi xuất nhập gây ra tổn thất “Thở lớn”
Ngoài ra còn có tổn thất do xảy ra hiện tượng “ thở ngược” như sau:
Trong quá trình xuất xăng dầu, khoảng trống chứa hơi trong bể tăng lên áp suất hơi
riêng phần của sản phẩm dầu mỏ giảm và áp suất chung trong bể cũng giảm,
không khí từ ngoài sẽ vào bể chứ. Kết cục là xăng dầu bay hơi để trung hòa lượng
không khí mới vào. Quá trình bay hơi đó xảy ra cho tới khi áp suất chung lớn hơn
áp suất khí trời. Van thở mở, hỗn hợp không khí- hơi xăng sẽ thoát ra ngoài và gây
hao hụt.
Biện pháp giảm hao hụt do “ Thở nhỏ”:
- Tồn chứa xăng dầu trong bể chứa theo đúng khả năng chứa đầy từ 95% đến
97% thể tích( để giảm khoảng trống chứa hơi)
- Dùng áp suất để giữ hơi xăng dầu( như van thở)
- Lấy mẫu và đo mức xăng dầu vào sáng sớm là lúc có cường độ bay hơi nhỏ nhất
- Giữ nhiệt độ trong bể chứa ổn định.
Biện pháp giảm hao hụt”Thở lớn”:
- Nhập xăng dầu vào bể chứa ở dưới mặt chất lỏng ( tức là từ dưới đáy lên)
- Việc bơm chuyển trong nội bộ kho phải hạn chế đến mức tối thiểu
- Rút ngắn thời gian nhập
Biện pháp giảm hao hụt “Thở ngược”:
- Tăng nhanh công suất bơm, xuất nhanh, xuất hết và nhập đầy ngay
c. Hao hụt về chất lượng:

Phần hao hụt này xảy ra do sự lẫn lộn các loại sản phẩm dầu mỏ với nhau trong
quá trình bơm chuyển, bảo quản, tồn chứa và vận chuyển.
Nguyên nhân:
- Do thiếu thận trọng và thực hiện không đúng các quy trình tiếp nhận , tồn chứa,
cấp phát.
- Do bảo quản bị lẫn nước, lẫn tạp chất cơ học.
- Do loại hàng bị biến động khi phương tiện đang chứa loại này chuyển sang chứa
loại khác.
- Do trong quá trình xúc rửa phương tieejnm bể chứa không sạch đúng quy định.
- Do bị lẫn lộn chủng loại, ký mã hiệu
SVTH : Nguyễn Hữu Bình

19


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa CNHÓA
Ví dụ: Xăng dầu Diezel có cặn cao, tạo tàn, muội trong động cơ gây mài mòn chi
tiết máy. Diezel lẫn xăng làm nhiệt độ bắt cháy của Diezel giảm xuống, gây nguy
hiểm đối với hiện tượng nó trong quá trình vận chuyển và bảo quản TC-1 lẫn xăng
tạo nút hơi khi bay trên tầng cao, áp suất thấp làm ngừng việc cung cấp nhiên liệu
vào động cơ...
d. Biện pháp bảo dưỡng bể và thở:
Việc bảo dưỡng bể và van thở là rất cần thiết đối với các bể tồn chứa xăng dầu.
Trên nóc có chứa van thở và lỗ lấy mẫu vì vậy nếu bể hở thì sẽ có sự thông gió gây
ra tổn thất. Thường xuyên giữ độ kín và bảo dưỡng bể nhằm hạn chế sự hao hụt
dầu bay hơi.
e. Các biện pháp kỹ thuật chuyên dùng để giảm bới hao hụt:
- Tồn chứa xăng dầu dưới áp suất cao, bể chứa có cấu trúc đặc biệt, chịu áp suất
cao cỡ 1000 ÷1200 mm cột nước. Nâng cao áp suất của bể lên 20mm cột nước thì

sẽ giảm tổn thất do hô hấp xuống 20 -30%
- Giảm bớt hoặc bỏ hẳn khoảng trống chứa hơi, sử dụng bề mặt phao, phao mồi
làm bằng chất dẻo, bi cầu rỗng.
- Tập trung hơi xăng dầu từ các bể chứa( nối thông khí hơi giữa các bể với nhau)
- Giảm biên độ dao động nhiệt của khoảng trống chwuas hơi. Sự thay đổi nhiệt độ
giữa ngày và đêm là nguyên nhân gây ra tổn thật do “ thở nhỏ”, do đó giảm chênh
lệch nhiệt độ là biện pháp có hiệu quả khắc phục “ Thở nhỏ”. Có thể làm lớp phản
xả nhiệt, sơn trát, làm bể trong hang, chôn bể ngầm dưới đất, tưới mát bằng nước.
Biện pháp làm mát bể chứa bằng cách phun tưới cho những bể nổi trên mặt đất về
mùa hè có thể giảm 60% tổn thất do “Thở nhỏ"
2. VẬN CHUYỂN XĂNG DẦU
2.1. Vận chuyển xăng dầu bằng đường ống ngầm
Việc vận chuyển xăng dầu bằng đường ống phải được thực hiện theo đúng quy
phạm khai thác kĩ thuật công trình đường ống chính dẫn xăng dầu do Tổng công ty
xăng dầu ban hành theo quyết định số 1634/SD-QLKT ngày 12/08/1963.

SVTH : Nguyễn Hữu Bình

20


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa CNHÓA
Các đơn vị tham gia vào công tác giao nhận xăng dầu bằng đường ống phải chuẩn
bị đầy đủ trang thiết bị kĩ thuật cần thiết phục vụ cho công việc xuất nhập- bơm
chuyển.
Phương thức giao nhận hàng đường ống thì một bên phải cử đại diện của mình đến
bên kia và phải thường xuyên thông báo cho bên kia biết số lượng, chủng loại, thời
gian tiến hành bơm để bên kia biết và chuẩn bị tốt điều kiện để giao nhận. Việc đó
tính trước và sau khi nhận phải được thực hiện chặt chẽ theo đúng quy định đề ra.

Nghiêm cấm việc tự động mở van ống không liên quan trong quá trình giao nhận
xăng dầu.
Các loại hao hụt xăng dầu trong khu bể của trạm bơm chuyển bao gồm:
- Bay hơi do “ Thở lớn” và “ Thở nhỏ”, “ Thở Ngược”, do hơi thoát ra do khe hở
của cửa mái và thành bể tại vùng khoảng trống chứa hơi trong bể chứa( các lỗ cửa
trên mái bị hở, các khe hở tại vị trí khác nhau trên mái…)
- Hao hụt do cọ rửa cặn dầu trong bể( súc rửa bể)
- Hao hụt khí xả nước lót
- Rò rỉ do bể và các thiết bị của bể bị hỏng
- Hao hụt tại các dàn đặt bơm trong trạm bơm chyển bao gồm:
 Rò rỉ bay hơi tại các phốt van chặn trong các máy bơm và các thiết bị ở các bãi
van công nghệ.
 Hao hụt trên tuyến ống bay hơi qua các khe hở trên thiết bị khóa chặn, rò rỉ qua
chắc phốt chặn của van, ống co giãn và phớt chặn của các thiết bị khác, dò chẻ qua
các khe hở và lỗ châm kim trên thành ống do ống bị rỉ và tràn vãi khi có sự cố.
2.2.

Vận chuyển xăng dầu bằng đường thủy:

SVTH : Nguyễn Hữu Bình

21


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội

Khoa CNHÓA

- Sau đây là thủ tục nhập hàng tại công ty xăng dầu KV III:
Bước1 hàng dự kiến nhập , các thông tin khác nếu cần .

Bước 2: Lập kế hoạch nhập hàng
A: Trưởng kho bố Bước 1: Nhận thông tin đơn hàng .Trưởng kho xăng dầu nhận
thông tin từ chí nhân sự, điều kiện bồn bể chuẩn bị nhập hàng .
- Kiểm tra kế hoạch xuất hàng ban giám đốc công ty gồm các thông tin liên quan :
loại hàng , số lượng trong ngày.
- Đo lại tất cả các bể trước nhập. B: Trước khi tàu cập cảng giao nhận thực hiện
việc an toàn cho giao tiếp tàu – bờ , yêu cầu tàu ra vào giao nhận hàng hóa đảm
bảo dây , neo và trang thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định.
Bước 3 : Triển khai nhập hàng.
- Kiểm tra niêm phong hàng hóa và đối chiếu niên phong với biên bản đầu mối.
- Kiểm tra và đo các két dầu máy , két chứa nước , két cách ly.- Lấy mẫu hàng tại
phương tiện, niêm phong hệ thống công nghệ không tham gia trong quá trình nhập
hàng của phương tiện.
- Đo và tính hàng hóa tại tàu
.Bước 4 : Hướng dẫn đại diện của tàu về công nghệ nhập hàng của kho .

SVTH : Nguyễn Hữu Bình

22


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa CNHÓA
- Thống nhất với đại diện giao hàng về quy trình điền đầy đường ống theocông
nghệ của kho.
- Kiểm tra nước tại bồn.
Bước 5 : Tiến hành đo bồn.
- Đóng tất cả các van xuất nhập tại các bồn (Niên phong nếu thấy cần thiết ).
- Chốt số công tơ các đồng hồ xuất xăng dầu gồm (đồng hồ xuất thủy và đồng hồ
xuất bộ ).

- Tiến hành đo bồn (yêu cầu đo ít nhất 02 lần/bể số đo không được chênh lệch quá
1mm . Nhiệt độ điện tử phải thả đúng chiều theo quy định và ngâm không ít hơn 5
phút ).
Bước 6 : Bơm hàng.
- Kiểm tra hệ thống đầu nối đường ống nhập từ tàu lên cảng chắc chắn chưa.
- Thông tuyến toàn bộ các van tuyến ống công nghệ nhập đảm bảo sẵn sàng để
nhập hàng.
- Thường xuyên kiểm tra các van nhập,đường ống xuất nhập, mức chứa bồn bể để
đảm bảo an toàn hàng hóa
- Kiểm tra và nhắc nhở hoạt động phòng cháy chữa cháy trong kho . yêu cầu
những người không có nhiệm vụ không được phép vào khu bồn bể.
Bước 7 : Kiểm tra phương tiện sau nhập.
- Giao nhận kiểm tra độ khô sạch của hầm hàng , tuyến ống công nghệ , bầu lọc ,
hầm cách ly , đo lại két dầu máy …
- Khi phát hiện còn hàng phải yêu cầu bơm hết lên bồn cho đến khô sạch .Trường
hợp vì lý do kỹ thuật tàu không thể bơm hết hàng. Phòng kho báo cáo ban lãnh đạo
công ty để tiến hành đo tính và lập biên bản lượng hàng còn lại trên phương tiện .
Bước 8 : Điền đầy đường ống , kiểm tra nước, đo bể .
- Sau khi bơm hàng xong phải để đủ thời gian cần thiết để ổn định bề mặtvà lắng
tách nước tại bồn (Xăng : 10 phút . dầu D.O 20 phút /mét chiều cao hàng hóa ).
- Tiến hành điền đầy đường ống theo công nghệ của kho .
- Đóng tất cả van công nghệ nhập xuất tại cảng đến khu bồn bể niêm phong nếu
thấy cần thiết .
SVTH : Nguyễn Hữu Bình

23


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa CNHÓA

- Chốt số công tơ các đồng hồ xuất xăng dầu gồm (đồng hồ xuất thủy và đồng hồ
xuất bộ ).
- Kiểm tra nước tại bồn.
- Tiến hành đo bồn (yêu cầu đo ít nhất 02 lần/bể số đo không được chênh lệch quá
1mm . Nhiệt độ điện tử phải thả đúng chiều theo quy định và ngân không ít hơn 5
phút ).
Bước 9 : Lập biên bản tính toán hàng hóa.

Vận chuyển xăng dầu bằng ô tô xitec:

Các ô tô xitec chuyên chở xăng dầu phải đảm bảo sạch khô theo đúng quy chế
quản lý phẩm chất. Đặc điểm các ô tô xitec làm nhiệm vụ giao nhận như một dụng
cụ đo lường phải đảm bảo theo đúng TCVN 4126-85
Sau khi nhận hàng xong, trước khi cho ra khỏi kho, ô tô phải được kiểm tra theo
trình tự sau
- Cho xe đậu ở vị trí cân bằng để xăng dầu tách nước theo quy định, kiểm tra mức
đóng , xác định khối lượng xăng dầu thực xuất.

SVTH : Nguyễn Hữu Bình

24


Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Khoa CNHÓA
- Kiểm tra lại mức dầu tại két dầu chạy máy, so sánh với mức trước khi vào kho
nhận hàng.
Khi tiếp nhận xăng dầu từ ô tô xitec nhập vào kho phải kiểm tra, đo tính chặt chẽ
lượng hàng thực nhận và quy về lít ở 15⁰C đối với giao nhậ nội bộ.
Giao nhận bằng ô tô xitec phải đảm bảo nhận đủ, trả đủ, bơm khô, vét sạch.

Nghiêm cấm mọi hình thức cải tạo sửa đổi lại xitec một cách tùy tiện.
Các dạng hao hụt khi vận chuyển xăng dầu bằng ô tô xitec:
 Hao hụt dầu trong quá trình vận chuyển bằng ô tô xitec do "“ Thở lớn"”
 Hao hụt trên dọc đường đi do nắp xitex không đóng chặt, không kín
 Hoa hụt do tràn vãi trong khi xuất nhập và dính trên xitec
-Quy trình xuất hang bằng đường bộ.
Bước 1: Công tác chuẩn bị.
- Phòng kho thông báo các mặt hàng xuất, bể xuất, số lượng giới hạn cho
giaonhận.
- Trường ca bố trí giao nhận tại các vị trí sản xuất.
- Giao nhận kiểm tra toàn bộ tuyến ống liên quan, đồng thời tiến hành thôngtuyến,
xả khí tuyến ống xuất trước bơm (nếu cần) để đảm bảo hệ thống xuấthoạt động tốt.
- Giao nhận kiểm tra các trang thiết bị tại giàn xuất hàng: các van chặn, lọctách
khí, lượng kế, thiết bị đo, đếm,...
- Giao nhận vận hành bơm kiểm tra điện nguồn cung cấp cho bơm, chế độ làmviệc
của bơm, kiểm tra dầu làm mát ổ trục,...
Bước 2: Lập thủ tục nhận hàng.
- Phòng kho tiếp nhận thông tin nhận hàng của khách hàng từ phòng kinh doanh
- Sau khi kiểm tra chính xác của các thông tin nhận hàng, cập nhật thông tin vào
“Sổ theo dõi Đề nghị xuất hàng”
Bước 3: Kiểm tra phương tiện trước khi nhận hàng.
- Nhân viên bảo vệ kiểm tra, ghi chép các nội dung như: Số phương tiện, họ tên,
loại hàng, số lượng vào “Sổ theo dõi”.
SVTH : Nguyễn Hữu Bình

25


×