Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC LIÊN HỆ ĐẾN NGÀNH XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.51 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

NGÔ THỊ THẢO
MSHV: …………… (SIZE 14)

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT
CHẤT VÀ Ý THỨC LIÊN HỆ ĐẾN NGÀNH
XÂY DỰNG
Tiểu luận Triết học
Chương trình cao học và nghiên cứu sinh
không chuyên ngành Triết học

TP. HỒ CHÍ MINH – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT
CHẤT VÀ Ý THỨC LIÊN HỆ ĐẾN NGÀNH
XÂY DỰNG
Tiểu luận Triết học
Chương trình cao học và nghiên cứu sinh
không chuyên ngành Triết học
NGÔ THỊ THẢO
MSHV: ……………………..

TP. HỒ CHÍ MINH – 2018



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................................1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý
THỨC..................................................................................................................................................2
1.1.Vật chất.................................................................................................................................2
1.1.1. Định nghĩa vật chất......................................................................................................2
1.2. Ý thức..................................................................................................................................4
1.2.1. Kết cấu của ý thức........................................................................................................4
1.2.2. Nguồn gốc của ý thức...................................................................................................4
1.2.3. Bản chất của ý thức....................................................................................................5
1.3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.................................................................................6
CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC ĐẾN QUÁ TRÌNH
HÌNH THÀNH MỐI QUAN HỆ CỦA TRIẾT HỌC VỚI NGÀNH XÂY DỰNG...................8
2.1. Nguồn gốc và cơ sở ngành..................................................................................................8
2.2.

Đặc thù cơ bản của ngành..............................................................................................8

2.3.

Mối liên hệ giữa triết học và ngành khoa học Xây dựng..............................................9

CHƯƠNG III : QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH XÂY DỰNG HIỆN NAY
.............................................................................................................................................................11
3.1.

Quá trình phát triển.......................................................................................................11

3.1.1.


Lịch sử phát triển.....................................................................................................11

3.1.2.

Các giai đoạn phát triển..........................................................................................11

3.2.

Nhân tố của ngành........................................................................................................12

3.2.1

Xã hội:.....................................................................................................................12

3.2.2. Chính trị:....................................................................................................................13
3.2.3.

Kinh tế:....................................................................................................................13

3.2.4.

Khoa học kỹ thuật và công nghệ:............................................................................14

3.3.

Những thành tựu và thách thức đối với ngành xây dựng tại Việt Nam.....................14

3.3.1.

Thành tựu................................................................................................................14


3.3.2.

Thách thức...............................................................................................................15

KẾT LUẬN.......................................................................................................................................17

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................19


LỜI NÓI ĐẦU
Trong quan hệ với các khoa học cụ thể, mối quan hệ giữa triết học MácLênin và các khoa học là mối quan hệ biện chứng, cụ thể là: các khoa học cụ thể là
điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của triết học. Triết học nói chung, MácLênin nói riêng cung cấp những công cụ phương pháp luận phổ biến, định hướng
sự phát triển của các khoa học cụ thể. Mối quan hệ này càng đặc biệt quan trọng
trong kỷ nguyên cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Ngày nay khi đời sống kinh tế của chúng ta ngày càng phát triển thì cuộc
sống sinh hoạt của con người ngày càng được coi trọng hơn. Việc thưởng thức
cuộc sống không chỉ dừng lại ở việc đủ nữa mà bây giờ nhu cầu của con người sẽ
nâng lên một tầm cao hom sự đầy đủ là tỉnh thẩm mĩ, mọi thứ phải đẹp, phải sang
trọng. Chính vì vậy mà vai trò của ngành Xây dựng ngày càng trở lên quan trọng
hơn. Nhu cầu về xây dựng ngày càng lớn mà ngành Xây dựng là ngành có tính thời
đại; mỗi năm, mỗi tháng lại có các công trình mới và nhu cầu của con người cũng
được cập nhật liên tục theo sự phát triển đó mà theo Chủ nghĩa Mác – Lênin đã
khẳng định mối quan hệ giữ triết học và khoa học tự nhiên nói chung ngành xây
dựng nói riêng là một tất yếu khách quan.Triết học và ngành xây dựng là những
hình thái đặc biệt của nhận thức khoa học, giữa chúng có sự gắn bó chặt chẽ, hữu
cơ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình vận động và phát triển. Mỗi
bước phát triển quan trọng của khoa học tự nhiên đều kéo theo sự phát triển mới
của chủ nghĩa duy vật, ngược lại, mỗi một hình thức phát triển mới của triết học lại
có vai trò hết sức quan trọng trong việc định hướng, chỉ đạo, mở đường cho sự

phát triển của ngành xây dựng .
Khi quy mô và yêu cầu của thị trường thay đổi, nhà đầu tư luôn hướng tới
việc tìm kiếm, lựa chọn cơ cấu đầu tư danh mục theo các ngành nghề trọng điểm,
các doanh nghiệp đầu ngành, có lịch sử phát triển ổn định và có sức cạnh tranh
cao. Ngành xây dựng luôn có sự phát triển nhanh và ổn định, thu hút rất nhiều sự
quan tâm và chiến lược dài hạn của các nhà đầu tư. Đổ có thể nắm bắt quá trình và
hiển vọng phát triển của ngành xây dựng, chứng ta cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng cho
sự lựa chọn của mình.
Với ý nghĩa đó em đã chọn đề tài " Mối quan hệ biện chứng của vật chất và ý thức
liên hệ đến ngành Xây dựng ".

1


CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT
CHẤT VÀ Ý THỨC

1.1.Vật chất
1.1.1. Định nghĩa vật chất
Vật chất là phạm trù triết học phức tạp và có nhiều quan niệm khác nhau về nó.
Nhưng theo Lênin định nghĩa :" Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực
tại khách quan đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta
chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác".
Lênin chỉ rõ rằng, để định nghĩa vật chất không thể theo cách thông thường vì
khái niệm vật chất là khái niệm rộng nhất. Để định nghĩa vật chất Lênin đã đối lập
vật chất với ý thức ,hiểu vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con
người trong cảm giác ,vật chất tồn tại độc lập với cảm giác, ý thức, còn cảm giác, ý
thức phụ thuộc vào vật chất, phản ánh khách quan.
Khi định nghĩa vật chất là phạm trù triết học, Lênin một mặt muốn chỉ rõ vật
chất là khái niệm rộng nhất ,muốn phân biệt tư cách là phạm tù triết học,là kết quả

của sự khái quát và trừu tượng với những dạng vật chất cụ thể,với những" hạt nhân
cảm tính".Vật chất với tư cách là một phạm trù triết học không có những đặc tính
cụ thể có thể cảm thụ được. Định nghĩa vật chất như vậy khắc phục được những
quan niệm siêu hình của chủ nghĩa duy vật đồng nhất vật chất với hình thức biểu
hiện cụ thể của nó. [2, tr.61]
Lênin cho rằng vật chất vốn tự nó có, không thể tiêu diệt được, nó tồn tại bên
ngoài và không lệ thuộc vào cảm giác, ý thức con người, vật chất là một thực tại
khách quan. Khác với quan niệm ý niêm tuyệt đối của CNDTKQ ,"thượng đế"của
tôn giáo …Vật chất không phải là lực lượng siêu tự nhiên tồn tại lơ lửng ở đâu đó,
trái lại phạm trù vật chất là kết quả của sự khái quát sự vật ,hiện tượng cụ thể ,và
do đó các các đối tượng vật chất có thật ,hiện thực đó có khả năng tác động vào
giác quan để gây ra cảm giác, và nhờ đó mà ta có thể biết được ,hiểu được và nắm
bắt sự vật này. Định nghĩa của Lênin đã khẳng định được câu trả lời về hai mặt của
vấn đề cơ bản của triết học .
Hơn thế nữa Lênin còn khẳng định cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn
tại không lệ thuộc vào cảm giác.Khẳng định như vậy một mặt muốn nhấn mạnh
tính thứ nhất của vật chất ,vai trò quyết định của nó với vật chất ,và mặt khác
khẳng định khả năng nhận thức thế giới khách quan của con người .Nó không chỉ
phân biệt CNDV với CNDT, với thuyết không thể biết mà còn phân biệt CNDV
với nhị nguyên luận. [2, tr.63]
Như vậy ,chúng ta thấy rằng định nghĩa vật chất của Lênin là hoàn toàn triệt để,
nó giúp chúng ta xác định được nhân tố vật chất trong đời sống xã hội ,cóý nghĩa
2


trực tiếp định hướng cho nghiên cứu khoa học tự nhiên giúp ngày càng đi sâu vào
vào các dạng các dạng cụ thể của vật chất trong giới vi mô .Nó giúp chúng ta có
thái độ khách quan trong suy nghĩ và hành động.
1.1.2. Các đặc tính của vật chất
Vận động là phương thức tồn tại của vật chất và là thuộc tính cố hữu của vật

chất .
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng ,vận động là sự biến đổi nói
chung chứ không phải là sự chuyển dịch trong không gian .Ăngghen cho rằng vận
động là một phương thức tồn tại vật chất ,là thuộc tính cố hữu của vật chất,gồm tất
cả mọi sự thay đổi trong moi quá trình diễn ra trong vũ trụ. Vận động có 5 hình
thức vận động chính là Cơ – Hoá – Lý – Sinh - Xã hội.Các hình thức vận động này
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau ,một hình thức vận động này thực hiện là tác
động qua lại với những hình thức vận động khác ,trong đó vận động cao bao gồm
vận thấp nhưng không thể coi hình thưc vận cao là tổng số đơn giản các hình thức
vận động thấp.
Thế giới khách quan bao giờ cũng tồn tại không ngừng không thể có vật chất
không vận động ,tức vật chất tồn tại .Vật chất thông qua vận động mà biểu hiện sự
tồn tại của mình .Ăngghen nhận định rằng các hình thức và các dạng khác nhau của
vật chất ,chỉ có thể nhận thức được thông qua vận động mới có thể thấy được thuộc
tính của nó. Trong thế giới vật chất từ các hạt cơ bản trong vi mô trong hệ thống
hành tinh khổng lồ.
Bất cứ một dạng vật chất nào cũng là một thể thống nhất có kết cấu xác định
gồm những bộ phận nhân tố khác nhau ,cùng tồn tại ảnh hưởng và tác động lẫn
nhau gây ra nhiều biến đổi .Nguồn gốc vận động do những nguyên nhân bên
trong ,vận động vật chất là tự thân vận động.
Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất ,không thể có vận động bên ngoài
vật chất. Nó không do ai sáng tạo ra và không thể tiêu diệt được do đó nó dược bảo
toàn cả số lượng lẫn chất lượng.Khoa học đã chứng minh rằng nếu một hình thức
vận động nào dó của sự vật mất đi thì tất yếu nó nảy sinh một hình thức vận động
khác thay thế .Các hình thức vận động chuyển hoá lẫn nhau còn vận động của vật
chất thì vĩnh viễn tồn tại.
Mặc dù vận động luôn ở trong quá trình không ngừng ,nhưng điều đó không
loại trừ mà còn bao hàm cả hiện tượng đứng im tương đối ,không có nó thì không
có sự phân hoá thế giới vật chất thành các sự vật ,hiện tượng phong phú và đa
dạng. Ăngghen khẳng định rằng khả năng đứng im tượng đối của các vật thể ,khả

năng cân bằng tạm thời là những điều kiện chủ yếu của sự phân hoá vật chất. Nếu
vận động là biến đổi của các sự vật hiện tượng thì đứng im là sự ổn định ,là sự bảo
toàn tính quy định sự vật hiện tượng .Đứng im chỉ một trạng thái vận động ,vận
động trong thăng bằng ,trong sựổn định tương đối .Trạng thái đứng im còn được
biểu hiện như là một quá trình vận động trong phạm vi sự vật ổn định ,chưa biến
đổi ,chỉ là tạm thời vì nó chỉ xẩy ra trong một thời gian nhất định .Vận động riêng
biệt có xu hương phá hoại sự cân bằng còn vận động toàn thể lại phá hoại sự cân
bằng riêng biệt làm cho các sự vật luôn biến đổi, chuyển hoá nhau .
3


1.2. Ý thức
1.2.1. Kết cấu của ý thức
Cũng như vật chất có rất nhiều quan niệm vềý thưc theo các trường phái khác
nhau. Theo quan điểm của CNDVBC khẳng định rằng ý thức là đặc tính và là sản
phẩm của vật chất ,là sự phản ánh khách quan vào bộ óc con người thông qua lao
động và ngôn ngữ .Mác nhấn mạnh rằng tinh thần ý thức là chẳng qua chỉ là cái vật
chất được di chuyển vào bộ óc con người và được cải biến trong đó .Ý thức là một
hiện tượng tâm lý xã hội có kết cấu phức tạp gồm ý thức tri thức ,tình cảm ,ý chí
trong đó tri thức là quan trọng nhất ,là phương thức tồn tại của ý thức,vì sự hình
thành và phát triển của ý thức có liên quan mật thiết với quá trình con người nhận
thức và cải biến giới tự nhiên.Tri thức càng được tích luỹ con người càng đi sâu
vào bản chất của sự vật và cải tạo sự vật có hiệu quả hơn ,tính năng động của ý
thức nhờđó mà tăng hơn .Việc nhấn mạnh tri thức là yếu tố cơ bản quan trọng có ý
nghĩa chống quan điểm đơn giản coi ý thức là tình cảm ,niềm tin…Quan điểm đó
chính là bệnh chủ quan duy ý chí của niềm tin mù quáng.Tuy nhiên việc nhấn
mạnh yếu tố tri thức cũng không đồng nghĩa với việc phủ nhận coi nhẹ yếu tố vai
trò tình cảm ý chí. [2, tr.71]
Tự ý thức cũng là một yếu tố quan trọng mà CNDT coi nó là một thực thể độc
lập có sẵn trong cá nhân ,biểu hiện xu hướng về bản thân mình ,tự khẳng định cái

tôi riêng biệt tách rời xã hội .Trái lại CNDVBC tự ý thức là ý thức hướng về nhận
thức bản thân mình thông qua quan hệ với thế giới bên ngoài .Khi phản ánh thế
giới khách quan con người tự phân biệt mình ,đối lập mình với thế giới đó là sự
nhận thức mình như là một thực thể vận động ,có cảm giác ,tư duy có các hành vi
đạo đức và vị trí xã hội .Mặt khác sự giao tiếp xã hội và hoạt động thực tiễn xã hội
đòi hỏi con người nhận rõ bản thân mình và tự điều chỉnh theo các quy tắc tiêu
chuẩn mà xã hội đề ra .Ngoài ra văn hoá cũng đóng vai trò cái gương soi giúp cho
con người tựý thức bản thân .
1.2.2. Nguồn gốc của ý thức
• Nguồn gốc tự nhiên
Ý thức ra đời là kết quả của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên cho tới khi
xuất hiện con người và bộ óc .Khoa học chứng minh rằng thế giới vật chất nói
chung và trái đất nói riêng đã từng tồn tại rất lâu trước khi xuất hiện con người
,rằng hoạt động ý thức của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh
bộ não người .Không thể tách rời ý thức ra khỏi bộ não vìý thức là chức năng bộ
não ,bộ não là khí quản của ý thức .Sựphụ thuộc ý thức vào hoạt động bộ não thể
hiện khi bộ não bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ bị rối loạn .Tuy nhiên không
thể quy một cách đơn giản ý thức về quá trình sinh lý bởi vìóc chỉ là cơ quan phản
ánh .Sự xuất hiện của ý thức gắn liền sự phát triển đặc tính phản ánh ,nó phát triển
cùng với sự phát triển của tự nhiên .Sự xuất hiện của xã hộ loài người đưa lại hình
thức cao nhất của sự phản ánh ,đó là sự phản ánh ý thức luôn gắn liền với việc làm
cho tự nhiên thích nghi với nhu cầu phát triển của xã hội.
• Nguồn gốc xã hội
4


Sự ra đời của ý thức gắn liền hình thành với sự phát triển của bộ óc con người
dưới ảnh hưởng của lao động và giao tiếp QHXH.
Lao động của con người là nguồn gốc vật chất có tính xã hội nhằm cải tạo tự
nhiên ,thoả mãn nhu cầu và phục vụ mục đích bản thân con người.Nhờ nó mà con

người và xã hội loài người mới hình thành và phát triển.Lao động là phương thức
tồn tại cơ bản đầu tiên của con người ,đồng thời ngay từđầu đã liên kết con người
với nhau trong mối quan hệ khách quan, tất yếu; mối quan hệ này đến lượt nó nảy
sinh nhu cầu trao đổi kinh nghiệm và tổ chức lao động ,nhu cầu"cần phải nói với
nhau một cái gì". Và kết quả là ngôn ngữ ra đời.Ngôn ngữđược coi là cái vỏ vật
chất của tư duy,với sự xuất hiện của ngôn ngữ ,tư tưởng con người có khả năng
biểu hiện thành hiện thực trực tiếp ,trở thành tín hiệu vật chất tác động tới giác
quan của con người và gây ra cảm giác .Nhờ có nó mà con người có thể giao tiếp
,trao đổi,truyền đạt kinh nghiệm cho nhau ,thông qua đó màý thức cá nhân trở
thành ý thức xã hội ,và ngược lại. Chính nhờ trừu tượng hoá và khái quát hoá tức là
quá trình hình thành thực hiện ý thức ,chính nhờ nó mà con người có thểđi sâu vào
bản chất của sự vật ,hiện tượng đồng thời tổng kết hoạt động của mình trong toàn
bộ quá trình phát triển lịch sử.
1.2.3. Bản chất của ý thức
Từ việc xem xét nguồn gốc của ý thức ,có thể thấy rõ ý thức có bản tính phản
ánh, sáng tạo và bản tính xã hội. Bản tính phản ánh thể hiện về thế giới thông tin
bên ngoài, là biểu thị nội dung được từ vật gây tác động vàđược truyền đi trong quá
trình phản ánh. Bản tính của nó quy đinh mặt khách quan của ý thức, tức là phải
lấy kháh quan làm tiền đề, bị nó quy định nội dung phản ánh là thế giới khách
quan. [2, tr.73]
Ý thức ngay từ đầu đã gắn liền với lao động ,trong hoạt động sáng tạo cải biến
và thống trị tự nhiên của con người vàđã trở thành mặt không thể thiếu của hoạt
động đó. Tính sáng tạo của ý thức thể hiện ở chỗ nó không chụp lại một cách
thụđộng nguyên xi mà gắn liền với cải biến ,quá trình thu nhập thông tin gắn liền
với quá trình xử lý thông tin .Tính sáng tạo của ý thức còn thể hiện ở khả năng gián
tiếp khái quát thế giới khách quan ở quá trình chủ động, tác động vào thế giới đó.
Phản ánh và sáng tạo liên quan chặt chẽ với nhau ,không thể tách rời,không có
phản ánh thì không có sáng tạo vì phản ánh làđiểm xuất phát là cơ sở của sáng tạo.
Đó là MQHBC giữa thu nhận xử lý thông tin,là sự thống nhất mặt khách quan chủ
quan của ý thức.

Ý thức chỉđược nảy sinh trong lao động ,hoạt động cải tạo thế giới của con
người.Hoạt động đó không thể là hoạt động đơn lẻ mà là hoạt động xã hội. ý thức
trước hết là thức của con người về xã hội và hoàn cảnh và những gìđang diễn ra ở
thế giới khách quan về mối liên hệ giữa người và người trong quan hệ xã hội.Do
đóý thức xã hội hình thành và bị chi phối bởi tồn tại xã hội và các quy luật của tồn
tại xã hội đó …ý thức của mỗi cá nhân mang trong lòng nóý thức xã hội ,Bản tính
xã hội của ý thức cũng thống nhất với bản tính phản ánh trong sáng tạo.Sự thống
nhất đó thể hiện ở tính năng động chủ quan của ý thức ,ở qaun hệ giữa nhân tố vật
chất và nhân tốý thức trong hoạt động cải tạo thế giới quan của con người.
5


1.3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Lênin đã chỉ ra rằng, sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối
trong phạm vi hạn chế:trong trường hợp này chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức
luận cơ bản là thừa nhận cái gì là cái có trước ,cái gì là cái có sau. [2, tr.77] Ngoài
giới hạn đó thì không còn nghi ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó chỉ là tương đối. Như
vậy để phân ranh giới giữa CNDV và CNDT ,để xác định bản tính và sự thống nhất
của thế giới cần có sựđối lập tuyệt đối giữa vật chất vàý thức trong khi trả lời cái
nào có trước cái nào quyết định. Không như vậy sẽ lẫn lộn 2 đường lối cơ bản
trong triết học ,lẫn giữa vật chất vàý thức và cuối cùng sẽ xa rời quan điểm duy
vật .Song sự đối lập giữa vật chất vàý thức chỉ là sự tương đối như là những nhân
tố ,những mặt không thể thiếu được trong hoạt động của con người ,đặc biệt là hoạt
động thực tiễn con người ,ý thức có thức có thể cải biến được tự nhiên ,thâm nhập
vào sự vật, không có khả năng tự biến thành hiện thực, nhưng thông qua hoạt động
thực tiễn của con người,ý thức có thể cải tiến được ,thâm nhập vào sự vật ,hiện
thực hoá những mục đích mà nóđề ra cho hoạt động của mình. Điều này bắt nguồn
từ chính ngay bản tính phản ánh,sáng tạo và xã hội của ý thức và chính nhờ bản
tính đó mà chỉ có con người cóý thức mới có khả năng cải biến và thống trị tự
nhiên ,bắt nó phục vụ con người. Như vậy tính tương đối trong sự đối lập giữa vật

chất và ý thức thể hiện ở tính độc lập tương đôí,tính năng động của ý thức. Mặt
khác đời sống con người là sự thống nhất không thể tách rời giữa đời sống vật chất
vàđời sống tinh thần trong đó những nhu cầu tinh thần ngày càng phong phú vàđa
dạng và những nhu cầu vật chất cũng bị tinh thần hoá. Khẳng định tính tương đối
của sự đối lập giữa vật chất vàý thức không có nghĩa là khẳng định cả hai yếu tố có
vai trò như nhau trong đời sống và hoạt động của con người. Trái lại, Triết học
Mác-Lênin khẳng định rằng,trong hoạt động của con người những nhân tố vật chất
vàý thức có tác động qua lại ,song sự tác động đó diễn ra trên cơ sở tính thứ nhất
của nhân tố vật chất so với tính thứ hai cuả ý thức.
Trong hoạt động của con người, những nhu cầu vật chất xét đến cùng bao giờ
cũng giữ vai trò quyết định ,chi phối và quy định mục đích hoạt động của con
người vì nhân tố vật chất quy định khả năng các nhân tố tinh thần có thể tham gia
vào hoạt động của con người, tạo điều kiện cho nhân tố tinh thần hoặc nhân tố tinh
thần khác biến thành hiện thực và qua đó quy định mục đích chủ trương biện pháp
mà con người đề ra cho hoạt động của mình bằng cách chọn lọc, sữa chữa bổ bổ
sung cụ thể hoá mục đích chủ trương biện pháp đó . Hoạt động nhận thức của con
người bao giờ cũng hướng đến mục tiêu cải biến tự nhiên nhằm thoả mãn nhu cầu
sống. Hơn nữa,cuộc sống tinh thần của con người xét đến cùng bị chi phối và phụ
thuộc vào việc thoả mãn nhu cầu vật chất và vào những điều kiện vật chất hiện có
khẳng định vai trò cơ sở ,quyết định trực tiếp nhân tố vật chất, triết học Mác-Lênin
đồng thời cũng không coi nhẹ vai trò của nhân tố tinh thần,tính năng động chủ
quan. Nhân tốý thức có tác động trở lại quan trọng đối với nhân tố vật chất. Hơn
nữa ,trong hoạt động của mình ,con người không thể tạo ra các đối tượng vật
chất,cũng không thể thay đổi được những quy luật vận động của nó. Do đó,trong
quá trình hoạt động của mình con người phải tuân theo quy luật khách quan và chỉ
có thể đề ra những mục đích,chủ trương trong phạm vi vật chất cho phép .
6


CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MỐI QUAN HỆ CỦA TRIẾT
HỌC VỚI NGÀNH XÂY DỰNG

2.1. Nguồn gốc và cơ sở ngành
Khoa học tự nhiên, cũng giống như triết học, sự ra đời và phát triển cảu nó
được dựa trên cơ sở phát triển và đời sống vật chất-kinh tế xã hội và ngay từ đầu
khoa học tự nhiên cũng đã phải có sự liên hệ chặt chẽ hữu cơ với triết học, nó được
xây dựng trên cơ sở nhận thức luận duy vật. chính triết học cung cấp,trang bị cho
khoa học tự nhiên thế giới quan, phương pháp luận để nghiên cứu khoa học, khám
phá thế giới hiện thực. Với tư cách là thế giới quan, phương pháp luận chung nhất,
triết học đã đi trước khoa học tự nhiên trên nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực và bằng
những tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, triết học đã không ngừng vạch đường đi cho
khoa học tiến lên và giúp cho khoa học tự nhiên có phương pháp, công cụ nhận
thức để giải quyết, khắc phục những khó khăn, chứng ngại trên con đường phát
triển của mình
Khoa học tự nhiên nói chung và ngành khoa học xây dựng nói riêng là một
ngành nghiên cứu tạo ra những sản phẩm đặc trưng cho mỗi giai đoạn lịch sử phát
triển nhất định. Ngành xây dựng tạo ra những sản phẩm có tính riêng biệt, đặc thù.
Mỗi sản phẩm củangành xây dựng là mang trong đó một nét riêng, thể hiện đặc
trưng của mộtvùng miền, khu vực, nền văn hóa, dân tộc, quốc gia và vị trí địa lý tự
nhiên.
Mặc dù ngành khoa học xây dựng là công việc của các nhà nghiên cứu khoa
học xây dựng, nhưng ngành khoa học xây dựng thì không thể được tạo ra thuần túy
từ các thành tựu của ngành khoa học xây dựng. Ngành khoa học xây dựng là một
công trình sáng tạo khoa học vượt ra ngoài khuôn khổ của bản thân ngành khoa
học xây dựng, nó đòi hỏi dựa trên tính gợi mở của ý tưởng và phong thái tư duy
triết học nói riêng, của những giá trị phải gắn liền với những nhu cầu và khả năng
hoạt động thực tiễn của xã hội đó. Đối với các ngành khoa học xây dựng tư duy
triết học góp phần làm sáng tỏ những khả năng và triển vọng phát triển của các
ngành khoa học xây dựng, tạo tiền đề để xây dựng những lý thuyết chuyên sâu,

vạch ra những mối quan hệ để xây dựng những ngành khoa học bổ trợ cho nhau...
nó củng cố mối quan hệ giữa các nhà khoa học xây dựng hiện đại và các nhà triết
học duy vật biện chứng... Còn đối với thực tiễn và văn hóa, nó trang bị cho con
người những công cụ tinh thần để hoạch định các chiến lược lâu dài ứng xử với thế
giới xung quanh, tạo nên bức tranh sinh động và văn hóa ổn định đến tư duy ngành
khoa học xây dựng của xã hội.
2.2. Đặc thù cơ bản của ngành
7


Lao động trong xây dựng cơ bản là lao động có nghề nghiệp làm theo định mức
nhân công: được tổ chức theo khoa học. Sản phẩm xây dựng ở mỗi nhóm nghề đều
có mục đích sử dụng rất khác nhau đòi hỏi phải hình thành những kiến thức và kỹ
năng ở từng chuyên ngành.
Công cụ trong sản xuất: công cụ phụ trợ, công cụ chính, công cụ chuyên chở.
Công cụ lại đa dạng từ công cụ cầm tay thô sơ hoặc hiện đại đến những máy móc
đồ sộ, cần cẩu có sức nâng đến hàng nghìn tấn, cao hàng chục mét, công nghệ xây
dựng phát hiển theo hướng cơ giới hóa để nâng cao chất lượng công trình và hiệu
quả kinh tế.
Sản phẩm xây dựng là những công trình xây dựng, vật kiến trúc... có quy mô
lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây lắp lâu
dài... Do đó, việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây dựng phải lập dự toán
(dự toán thiết kế, dự toán thi công). Quá trình sản xuất xây dựng phải so sánh với
dự toán, lấy dự toán làm thuớc đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm
cho công trình xây dựng.
Sản phẩm xây dựng từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn
giao đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về
kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn,
mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn
ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường như nắng, mưa, lũ

lụt...Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ sao cho bảo đảm
chất lượng công trình đứng như thiết kế, dự toán. Những đặc điểm trên đã ảnh
hưởng rất lớn đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các
doanh nghiệp xây dựng. Công tác kế toán vừa phải đáp ứng yêu cầu chung về chức
năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản xuất vừa phải đảm bảo phù họp
với đặc thù của loại hình doanh nghiệp xây dựng.
2.3. Mối liên hệ giữa triết học và ngành khoa học Xây dựng
Triết học phát triển tất yếu phải dựa vào các thành tựu khoa học thì mới có thể
đạt đến triết học khoa học. khác với các ngành khoa học xây dựng phải trực tiếp
tiến hành các nghiên cứu về đối tượng để thu thập các dữ liệu và khái quát thành
các kết luận của mình. Triết học phải sử dụng các thành tựu, kết quả của khoa học
đó để khái quát các quan niệm và kết luận triết học. Các tri thức khoa học cụ thể là
chất liệu không thể thay thế để xây dựng nên các tòa lâu đài triết học. Vì thể, tính
chất, nội dung,mức độ đúng đắn của các hệ thống triết học phụ thuộc vào thành tựu
khoa học.
Sự phát triển của khoa học xây dựng đòi hỏi phải được khái quát, tổng kết lý
luận về triết học. Đó là nhu cầu nội tại, cần thiết cho sự phát triển của khoa học xây
dựng và của bản thân triết học. Điều đó tất yếu dấn tới việc phải có các kết luận lý
luận chung hơn, nhưng khái quát triết học định hướng cho sự phát triển tiếp theo
của ngành khoa học.
Mối quan hệ giữa triết học với các khoa học chuyên biệt là nói đến các nhà
khoa học tự nhiên nói chung và sự phát triển ngành khoa học xây dựng nói riêng,
trải qua quá trình lịch sử lâu dài. Vào thời cổ đại, do trình độ nhận thức còn đang ở
điểm xuất phát, tri thức khoa học tư nhiên nói chung và ngành khoa học xây dựng
8


nói riêng còn ở tình trạng sơ khai, nên triết học hầu như là dạng thức lý luận duy
nhất, bao trùm, giải quyết tất cả các vấn đề về tự nhiên, xã hội và tư duy, mà lúc ấy
thực ra cũng chỉ là những phác thảo sơ lược, chưa thấy cụ thể, chưa hoàn thiện.

Trong mối quan hệ giữa triết học duy vật với khoa học tự nhiên, ngành khoa
học xây dựng, một mặt cụ thể đem đến cho triết học chất liệu sống, căn cứ vào đó
các nhà triết học nêu lên và luận chứng các quan điểm của mình phù hợp (dù
không bao giờ có tính tuyệt đối) với những biến đổi của lịch sử, và góp phần cùng
những lĩnh vực tri thức khác dự báo, gợi mở những vấn đề của tương lai. Mặt khác,
triết học mà tiêu biểu là chủ nghĩa duy vật biện chứng, đóng vai trò lớn đối với các
nhà khoa học, vai trò đó có thể tìm thấy ở cơ sở thế giới quan và phương pháp luận
của triết học. Như Ph. Ăngghen đã viết: “Những nhà khoa học tự nhiên tưởng rằng
họ thoát khỏi triết học bằng cách không để ý đến nó hoặc phỉ báng nó… Những ai
phỉ báng triết học nhiều nhất lại chính là những kẻ nô lệ của những tàn tích thông
tục hoá, tồi tệ nhất của những học thuyết triết học tồi tệ nhất. Dù những nhà khoa
học tự nhiên có làm gì đi nữa thì họ cũng vẫn bị triết học chi phối. Vấn đề là ở chỗ
họ muốn bị chi phối bởi một thứ triết học tồi tệ hợp mốt, hay họ muốn được hướng
dẫn bởi một hình thức tư duy lý luận dựa trên sự hiểu biết về lịch sử tư tưởng và
những thành tựu của nó”. [4, tr.692]
Nhìn lại tiến trình lịch sử phát triển của triết học duy vật và khoa học tự nhiên
nói chung, khoa học xây dựng nói riêng, chúng ta thấy rằng, hai lĩnh vực tri thức
này luôn có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Mối liên hệ giữa triết học nói
chung, triết học duy vật biện chứng nói riêng với khoa học xây dựng là một tất yếu
có tính quy luật và ngày càng phát triển. Chủ nghĩa duy vật biện chứng luôn đặt
cho mình nhiệm vụ phải khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học xây
dựng để làm sâu sắc thêm, phong phú thêm những nguyên lý, những quy luật của
mình. Và mỗi bước ngoặt của khoa học xây dựng là một bước phát triển của xã
hội, trước sự đổ vỡ của những nguyên lý cũ và sự ra đời của những phát minh mới
thì đại đa số các nhà khoa học đều đứng về phía chủ nghĩa duy vật. Khoa học tư
nhiên, khoa học xây dựng hiện đại ngày càng chứng tỏ mối liên hệ mật thiết giữa
nó với triết học duy vật biện chứng, chứ không phải với chủ nghĩa duy tâm và chủ
nghĩa duy vật siêu hình. Tuy vậy, vẫn có một số ít những nhà khoa học, do không
nắm vững phép biện chứng, còn chịu ảnh hưởng của các trào lưu triết học sai lầm,
nên thường giải thích những thành tựu mới nhất của khoa học trên lập trường của

chủ nghĩa duy tâm và đưa khoa học đi lệch sang phía chủ nghĩa duy tâm. Đây
chính là lực cản của sự phát triển khoa học. Ngành khoa học xây dựng luôn gắn
liền, là biến thể chi tiết của khoa học tự nhiên, nó vận động không ngừng theo quy
luận tồn tại và phát triển của xã hội.

9


CHƯƠNG III : QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH XÂY
DỰNG HIỆN NAY

3.1. Quá trình phát triển
3.1.1. Lịch sử phát triển
Lịch sử phát triển của ngành xây dựng trên thế giới là một quá trình lao động
lâu dài và kiên nhẫn của nhân loại. Hàng ngàn năm qua con người đã lao động từ
chỗ theo bản năng, theo kinh nghiệm đến nghiên cứu và phát minh để hoàn thiện
các công cụ lao động, vật liệu xây dựng, kết cấu công trình và các phương pháp thi
công xây dựng.
Có thể nói về lịch sử xây dựng trên thế giới cùng với sự phát triển lịch sử xã
hội loài người. Bắt đầu từ thời kỳ nguyên thủy, con người sống chủ yếu bằng săn
bắt thú và hái lượm, thì nhà ở là những hang động, chỉ đến khi việc kiếm ăn khó
khăn, con người buộc phải dời khỏi hang động đi kiếm ăn xa, lúc đó họ mới phải
làm nhà để tránh mưa nắng và thú dữ.
Những công trình gọi là nhà của người nguyên thủy đầu tiên cũng chỉ là mô
phỏng lại hình dáng của các hang động, được làm bằng cành cây và lá xếp lại.
Hàng ngàn năm qua loài người dần dần phát triển thành một xã hội có giai cấp, các
chủ nô và các lãnh chúa đã có nhiều nô lệ, và để bảo vệ quyền lợi của mình, họ bắt
đầu xây thành lũy hay pháo đài, chủ yếu bằng đất đá. Điều này làm hình thành các
cụm dân cư và về sau phát triển thành những khu đô thị. Tiếp theo đó là sự xuất
hiện những nền văn minh cổ đại, ở những quốc gia hưng thịnh đã xây dựng được

nhiều công trình to lớn bằng gạch đá, phục vụ yêu cầu của vua chúa, đồng thời thể
hiện sức mạnh uy quyền thống trị hay tôn giáo, tín ngưỡng.
Nhìn chung cùng với sự phát triển của xã hội, ngành Xây dựng cũng ngày càng
phát triển mạnh mẽ về tốc độ, quy mô, trình độ kỹ thuật trong lĩnh vực khảo sát,
thiết kế thi cổng sản xuất vật tư thiết bị và tổ chức quản lý xây dựng. Các công
trình kiến trúc vĩ đại đã và đang tồn tại qua các chế độ xã hội cổ đại, Trung đại,
Cận đại và Đương đại ỏ khắp châu lục là những minh chứng cho tính cổ điển và sự
phát triển không ngừng của ngành Xây dựng.
3.1.2. Các giai đoạn phát triển
Thời kỳ kiến trúc cổ đại đã để lại những công trình kim tự tháp, lăng mộ, đền
đài, thành quách như: quần thể Kim Tự Tháp Cairô (Cổ Ai Cập), Đền Páctênỏng và
quần thể kiến trúc trên đồi Acropoon – Aten (Cổ Ai Cập). Quảng trường Rôma, đấu
trường Côlizê – Rôm (Italia), Vạn lý trường thành (Trung Quốc).
Thời kỳ kiến trúc Cận đại và Trung đại để lại những cổng trình kiến trúc xuất
sác thế giới. Kiên trúc nhà thờ Rôma, Gôtich của thiên chúa giáo, chùa chiền. đền
10


đài, thành luỹ kinh đô và cung điện của vua chúa phong kiến ở Châu Âu và Châu
Á như: Nhà thờ XanhPíc – Rôm (Ý), nhà thờ Đức Bà-Paris (Pháp), cung điện VécXây (Pháp), đền Angco Thom-Ăngco Vát (Cămpuchia), đền Tazơmaha – NiuĐêli
(Ấn Độ), Cố cung Bắc Kinh (Trung Quốc).
Thời kỳ kiến trúc Đương đại những công trình kiến trúc được xếp hạng cao có:
Tháp EpPhen-Paris (Pháp), đơn vị nhà ở lớn MacXây (Pháp), ga hàng không của
hãng TWA NiuOóc (Mỹ), nhà hát Opera-Xítnây (Úc), Nhà Quốc hội Brazin
(Brasinlia), Trụ sở Liên hợp quốc-NiuOóc (Mỹ), quần thể kiến trúc thể thao
Olimpic (Nhật bản)
Trong thâp kỷ 90 các nhà nghiên cứu và bình luận kiến ưũc thế giới đà chọn
lọc 10 công trình kiến trúc xuất sác của Thế kỷ XX. Tiêu chí đô bình chọn và xếp
hạng các công trình này dựa trên ảnh hưởng vẻ kinh tế, tác động và lợi ích đối với
đời sống con người, ảnh hưởng của nó đến các công trình trong tương lai, Sự đổi

mới công nghệ và ứng dụng công nghê mới trong thi công.
Xu thế đất nước mở cửa, các tập đoàn kinh tế vào nước ta đầu tư nhiều, đa
dạng các ngành nghề, lúc này ngành xây dựng tham gia nhiều vào quá trình xây
dựng. Trong khi đó, khoa học xây dựng lạc hậu, kỹ thuật thi công xây dựng nước ta
còn yếu kém, buộc chúng ta phải tư thân vận động để đáp ứng yêu cầu của các nhà
đầu tư. Đó là sự thay đổi tất yếu theo xu thế phát triển của xã hội. Quá trình này là
quá trình phát triển mang tính khách quan, tuân theo quy luật của phép biện chứng
duy vật diễn ra một cách tự phát, vì nó tự thân vận động, tự thân phát triển.
3.2. Nhân tố của ngành
3.2.1 Xã hội:
Nguồn nhân lực của ngành xây dựng là một vấn đề hiện nay vì hiện đang thiếu
lao động ngành, tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đang xảy ra.
Thuận lợi: đối với nguồn nhân lực cho ngành xây dựng là một ngành đang
được đánh giá là hấp dẫn, có thể sử dụng và thu hút nhiều nhân lực từ trình độ phổ
thông đến kỹ sư, thạc sĩ
Khó khăn:
Một là, đa số lực lượng lao động trong ngành xây dựng đến từ nông thôn, nên
nhiều lao động chưa qua đào tạo bài bản, thậm chí chưa qua đào tạo, sức khỏe
không đồng đều, ý thức chấp hành kỷ luật công nghệ chưa cao, thiếu chu đáo cẩn
thận, dễ dàng bằng với kết quả đạt được và cũng dễ bị sa ngã vào những tiêu cực,
tệ nạn xã hội vốn đồng hành với nhiều công trường.
Hai là, chế độ tiền lương chưa hợp lý. Tuy tiền lương đã áp dụng cơ chế thị
trường nhưng nếu so sánh thu nhập bình quân hàng tháng của lao động trong khu
vực nhà nước của công nhân xây dựng với các ngành nghề khai thác mỏ và điện thì
tiền lương của công nhân xây dựng chỉ bằng 2/3 hoặc 1/2, nên chưa có sức hút
mạnh đối với người lao động, nhất là cán bộ kỹ thuật giỏi, công nhân có tay nghề
cao.
Ba là, công tác đào tạo nguồn nhân lực ban đầu cũng như đào tạo liên tục
không theo kịp yêu cầu của thị trường và các tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng.
Các hoạt động đào tạo và dạy nghề hiện nay chưa phối họp và gắn bó mật thiết với

11


doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, chưa hội nhập nhiều với
quốc tế, chưa liên kết các cơ sở thành mạng lưới đào tạo và dạy nghề xây dựng có
gắn với thị trường xây dựng.
Nhu cầu nhà ở ngày càng cao kèm theo sự phát triển của xã hội, đòi hỏi nhiều
hơn nữa những công trình đồ sộ với kết cấu vững chắc và ngày càng hoàn thiện.
Ngành xây dựng cần phải tìm tòi cái mới, áp dụng khoa học công nghệ, các sáng
chế khoa học để chất lượng công trình ngày càng phát triển và hoàn hảo.
3.2.2. Chính trị:
Chúng ta sắp bước vào năm thứ mười của thế kỷ XXI, nhưng chế độ chính
sách xây dựng trong những năm gần đây vẫn còn nhiều biến động, đơn cử một
trong những quy định hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng đó là “Quản lý dự án đầu
tư xây dựng công trình” luật xây dựng ban hành ngày 26/11/2013 thì ngày
07/02/2005 Chính phủ ban hành Nghị định 16/2005/NĐ-CP về “Quản lý dự án đầu
tu xây dựng công trình”, Nghị định này huớng dẫn thi hành Luật xây dựng về lập,
thực hiện dự án đầu tu xây dựng công trình; hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân lập dự án đàu tư xây dựng công trình, khảo
sát, thiết kế, thi công xây dựng và giám sát xây dựng công trình. Nghị định
16/2005 thi hành được 1 năm 7 tháng 22 ngày thì lại ban hành Nghị định
112/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ xung một số điều của Nghị định 16/2005. Và rồi 5
ngày, 4 năm sau, ngày 12/2/2009 Nghị định 12/2009/NĐ-CP ( Nghị định này
hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây
dựng công trình; thực hiện dự án đầu tư xây dựng công hình; điều kiện năng lực
của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng) lại thay thế Nghị định 16/2005 và
112/2006.
3.2.3. Kinh tế:
Trên thế giới ngành xây dựng luôn được coi là ngành kinh tế quan trọng, là bộ
phận không thể thiếu của ngành kinh tế quốc dân. Ở nhiều nước trên thế giới,trong

bản xếp loại các ngành tạo nguồn thu chủ yếu và sử dụng nhiều lao động của nền
kinh tế, ta luôn thấy có tên ngành Xây dựng.
Ở Việt Nam cũng vậy khi tổng kết bức tranh kinh tế toàn cảnh người ta thường
chú ý tới 3 chỉ số: việc sử dụng đất đai, sử dụng lao động và sản lượng. Những số
liệu thống kê chính thức trong nhiều năm đã cho phép chúng ta hình dung ra các
nét cơ bản nhất của ngành Công nghiệp xây dựng. Ngoài trừ giai đoạn khủng
hoảng kinh tế thì ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của
cả nước.
Trong ngành xây dựng Việt nam,bộ phận xây dựng dân dụng được đánh giá là
bộ phận rất quan trọng, thường liên quan đến các khoản tín dụng dài hạn nên trên
thực tế nó thúc đẩy các khoản tín dụng dài hạn, thúc đẩy thị trường tín dụng. Như
vậy, trong mối quan hệ nội tại ở nền kinh tế, ngành xây dựng đang ngày càng mở
rộng vị thế của mình so với các ngành khác trên cơ sở ngày càng phát triển tỷ trọng
đóng góp của ngành vào cuộc thu nhập quốc dân, tạo thêm nhiều công ăn việc làm
cho người lao động.

12


Không còn bao lâu nữa, tiến trình Hội nhập thị trường thế giới bao la đầy sóng
gió của chúng ta sẽ bước vào giai đoạn thử lựa đặc biệt. Việc mở cửa thị trường
xây dựng, cắt giảm bảo hộ…. chắc chắn đang gõ cửa rất gần.
3.2.4. Khoa học kỹ thuật và công nghệ:
Đã có những tiến bộ đáng kể. Từ một viện thí nghiệm vật liệu xây dựng lúc ban
đầu, đến nay trực thuộc Bộ đã có các viện nghiên cứu về khoa học công nghệ xây
dựng, vật liệu xây dựng, kiến trúc, quy hoạch đô thị, nông thôn, môi trường, khoa
học quản lý kinh tế xây dựng…. Các tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật, khoa
học quản lý cũng được hình thành ở các địa phương và các doanh nghiệp. Hàng
vạn sáng kiến, hàng ngàn đề tài nghiên cứu được công nhận và phát huy hiệu
quả….

Đội ngũ những người làm công tác khoa học, công nghệ đã phát triển và
trưởng thành, có khả năng giải quyết nhiều vấn đề phức tạp trong xây dựng các
công trình công nghiệp, dân dụng quy mô lớn như xử lý nền móng, casto, xử lý
chống lún, chống dội, xây dựng và lắp ráp nhà máy lớn như Xi Măng Hà Tiên, Xi
măng Bút Sơn…… làm chủ được nhiều công nghệ hiện đại trong công nghệ sản
xuất vật liệu xây dựng như kĩ thuật sản xuất xi măng theo phương pháp khô, kĩ
thuật sản xuất sứ vệ sinh, gạch lát ceramic, kính xây dựng, công nghệ thông tin
trong điều hành sản xuất, điều hành quản lý……
Nhà 1 - 3 tầng tường gạch đã được thay thế bằng nhà cao tầng, phổ biến 17 30 tầng, kết cấu chịu lực bê tông cốt thép. Để làm được việc này công nghệ sản
xuất các loại thép cường độ cao, các loại bê tông chịu lực cao mác 400 - 500, thậm
chí 600 - 700 đã được hình thành, chế tạo tại các dây chuyền hoặc sản xuất hiện đại
hoặc tại các trạm trộn bê tông cơ giới, tự động hoá cao. Các chi tiết kết cấu thép
khẩu độ lớn 100 - 150m đã được sản xuất trên dây chuyền phay cắt tự động với độ
chính xác cao nên có thể đảm bảo lắp dựng nhanh, sử dụng an toàn. Các phần mềm
tính toán nhà cao tầng và công trình công cộng khẩu độ lớn cũng được cập nhật,
ứng dụng. Các công nghệ xây dựng công trình có chiều cao lớn, quy mô rộng, các
công nghệ đo đạc hiện đại để khống chế độ nghiêng hay các sai lệch cũng được
phát triển, bảo đảm công trình xây dựng đạt chất lượng và độ chính xác cao.
3.3. Những thành tựu và thách thức đối với ngành xây dựng tại Việt Nam
3.3.1. Thành tựu
Những thành tựu của ngành xây dựng việt nam trong những năm qua:
Quản lý hiệu quả lĩnh vực đầu tư xây dựng: được toàn ngành nhìn nhận là
nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt nên đã nỗ lực triển khai thực hiện và đạt được một
số kết quả nhất định. Số lượng giấy phép xây dựng và diện tích sàn xây dựng xây
dựng tăng liên tục qua các thời kỳ. thông qua công tác này, nguồn vốn đầu tư phát
triển dựa vào xã hội ngày càng nhiều, phục vụ đời sống nhân dân và nhu cầu sản
xuất kinh doanh, góp phần chỉnh chang đô thị và thay đổi diện mạo cho thành phố.
Trên lĩnh vực phát triển nhà ở: giai đoạn trước đổi mơi nhà nước giữ vai trò
chủ yếu trong xây dựng và cung cấp nhà ở. Năm 1975 toàn thành phố chỉ có gần 1
triệu căn nhà với diện tích khoảng 53 triệu m2 , diện tích bình quân đầu người

khoảng 6m2/người. đến nay toàn thành phố có khoảng 119,34 triệu m2 sàn nhà ở
13


( tăng 55,6% so với năm 1975). Đạt được kết quả này là nhờ triểu khai hiệu quả
các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài
nhà nước tham gia, đa dạng hóa các loại hình nhà ở……..
Công tác di dời, tái định cư các hộ dân sống trên và ven kênh rạch. Hoàn chỉnh
cở sở hạn tầng kĩ thuật đô thị, cải tạo môi trường, cảnh quan, không gian kiến trúc,
cải thiện tình hình an ninh trật tự, nâng cấp điều kiện sống cho người dân nghèo đô
thị.
Công tác quản lý nhà: quản lý là yếu tố cơ bản, phát triển là yếu tố quyết định,
quản lý để hỗ trợ đắc lực cho công tác phát triển và ngược lại phát triển xong phải
có giải pháp quản lý hiệu quả và ngành xây dựng đã triển khai thực hiện khá tốt
công tác này trong thời gian qua. Cụ thể, việc xác lập quyền sở hữu nhà và quyền
sử dụng đất cho tổ chức, các nhân được thực hiện thống nhất ở các cấp chính
quyền, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo nhân dân là được công nhận và
được bảo hộ quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất hợp pháp. Tạo điều kiện thuận
lợi cho các giao dịch về nhà – đất, thúc đẩy thị trưởng bất động sản phát triển, tăng
nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Tóm lại, những năm qua đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, ngành xây
dựng đã có bước phát triển nhanh chóng, đang từng bước hoàn thiện hệ thống cơ
chế, chính sách trong lĩnh vực xây dựng, trong quản lý và phát triển đô thị, tạo
dựng hành lang pháp lý theo hướng thuận lợi cho hoạt động xây dựng. Việc ra đời
Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản... vừa tạo sự phân định
ngày càng rõ hơn chức năng quản lý nhà nước và hoạt động xây dựng của các
doanh nghiệp, vừa góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
xây dựng và sản phẩm xây dựng, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế quốc dân và các
yêu cầu của ngành xây dựng trong hội nhập kinh tế quốc tế. Trước những đòi hỏi
của thực tiễn, ngành xây dựng đã và đang triển khai chiến lược phát triển nguồn

nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu
quả hoạt động của các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp... Những cố gắng đó đang
góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tích cực. Hàng ngàn,
hàng vạn công trình dân dụng, công nghiệp, kỹ thuật, đô thị hiện đại không ngừng
mọc lên làm cho diện mạo đất nước ngày càng thêm đổi mới. Chúng ta tin tưởng
khả năng và triển vọng phát triển của ngành xây dựng nói chung và các công ty
xây dựng nói riêng trên thị trường chứng khoán nước nhà, tìm hiểu sâu rộng về
ngành và có những kế hoạch đầu tư đứng đắn để không chỉ mang lại nguồn lợi cho
bản thân mà còn mang lại tương lai phát hiển cho đất nước.
3.3.2. Thách thức
Một số khó khăn cơ bản trong các mối quan hệ tương quan hiện nay của ngành
Xây dưng:
Thứ 1: nguồn nhân lực của chúng ta có thể là đầy đủ nhưng hầu hết là những
lao động phổ thông chưa được đào tạo về xây dựng, chưa có trình độ chuyên môn
nên hàng năm tai nạn nghề nghiệp trong lĩnh vực xây dựng chiếm tỷ trọng rất lớn
cũng như năng suất lao động chưa cao
Thứ 2: cơ sở vật chất, kỹ thuật nguyên liệu của ngành mới chỉ ở mức sơ khai
nên còn thô sơ, lạc hậu do chưa đáp ứng nhu cầu ở mức cao của khách hàng. Khi
14


việt nam ra nhập WTO thì ngày càng có những doanh nghiệp nước ngoài đầu tư
vào Việt Nam , họ có cở sở vật chất hiện đại, nguồn nhân lực được đào tạo chuyên
sâu có kỹ năng tay nghề nên đã khiến các tập đoạn xây dựng của chúng ta phải
cạnh tranh gay gắt.
Để tiếp tục hội nhập và rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, từng doanh nghiệp
ngành xây dựng phải nắm bắt và nhận thức rõ những ảnh hưởng, cơ hội và thách
thức do sự biến động của nên kinh tế thế giới mang lại, để từ đó xây dựng, điều
chỉnh chiến lược, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của đơn vị mình cho phù
hợp với tình hình mới.

Thứ 1: tiếp tục rà soát các quy định của pháp luât có liên quan đến hoạt động
xây dựng để loại bỏ các quy định chồng chéo, bất cập, không đồng bộ, hoàn thiện
hệ thống pháp luật và các quy định về thủ tục hành chính của ngành xây dựng,
nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi tham gia hoạt động.
Thứ 2: nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm ngành xây dựng trong thời
kỳ hội nhập. đẩy mạnh nghiên cứu khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ xây
dựng mới nhằm nâng cao chất lượng xây dựng và rút ngắn thời gian xây dựng công
trình. Tập trung chỉ đạo phát triển lực lượng xây đựng đáp ứng yêu cầu của tình
hình mới. Xây dựng, phát triển, hình thành tập đoàn kinh tế đủ mạnh để có sức
cạnh tranh trong quá trình hồi nhập. tiếp tục đẩy mạnh, sắp xếp, đổi mới và phát
triển doanh nghiệp nhà nước
Cuối cùng là nâng cao năng lực và chất lượng công tác quy hoạch, quản lý quy
hoạch xây dựng kiến trúc. Xây dựng và phát triển phải dựa vào cơ sở của quy
hoạch, bao gồm cả quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết và quy hoạch chuyên
ngành.

15


KẾT LUẬN
Từ những thành tựu trên đã chứng minh được tính chất biện chứng của các quá
trình diễn ra trong tự nhiên. Chính sự phát triển của các ngành khoa học, những
thành tựu mới nhất của nó đã khiến cho phương pháp tư duy siêu hình cần phải
được thay thế. Theo Ph. Ăngghen, sự phát triển của các ngành khoa học tự nhiên,
những thành tựu mới nhất của nó từ thế kỷ XVI trở đi cho thấy tính tất yếu của tư
duy biện chứng và chứng tỏ rằng, trong tự nhiên không có những phạm trù và
những quan hệ bất biến. Cũng chính từ việc khẳng định về tính tất yếu của tư duy
biện chứng như đã nêu trên nó giúp chúng ta đi tới khẳng định: phép biện chứng
chính là cơ sở phương pháp luận đối với khoa học tự nhiên, giúp các nhà khoa học
khắc phục những hạn chế trong khi tiếp cận với các vấn đề lý luận chung. Điều này

đã được Ph.Ăngghen luận giải: “Phép biện chứng là một hình thức tư duy quan
trọng nhất đối với khoa học tự nhiên hiện đại, bởi vì chỉ có nó mới có thể đem lại
sự tương đồng và do đó đem lại phương pháp giải thích những quá trình phát triển
diễn ra trong giới tự nhiên, giải thích những mối liên hệ phổ biến, những bước quá
độ từ một lĩnh vực nghiên cứu này sang một lĩnh vực nghiên cứu khác”.
Thực tiễn hiện nay đã chứng minh rằng, ngành xây dưng quan tâm tới các vấn
đề triết học trong khoa học mà họ nghiên cứu, mà đối với các nhà triết học, trước
sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng, cũng cần phải am hiểu về ngành, bởi
vì, trong sự phát triển của ngành xây dựng nhiều vấn đề triết học đã được đặt ra và
yêu cầu cần phải giải quyết. Sự phát triển của xây dựng và công nghệ hiện đại, sự
tăng cường vai trò của nó đối với sự phát triển của đời sống xã hội đang làm cho
quan hệ giữa triết học và ngành xây dựng, cũng như quan hệ giữa các nhà khoa
học, nghiên cứu và triết học ngày một xích lại gần nhau hơn, gắn bó chặt chẽ với
nhau hơn. Triết học sẽ trở nên nghèo nàn nếu không thấy, không có, không khái
quát được những thành tựu mới nhất của ngành xây dựng, của thực tiễn đời sống
xã hội. Nếu triết học tách rời thực tiễn phát triển của xây dựng, thực tiễn đời sống
xã hội, thì thế giới quan triết học cũng sẽ không còn là thế giới quan triết học khoa
học theo đúng nghĩa của nó. Như vậy nhiệm vụ của những người làm công tác triết
học phải ra sức học tập, tìm hiểu và theo kịp sự phát triển của ngành xây dựng,
cũng như các nhà khoa học nghiên cứu về ngành xây dựng phải ra sức học tập tìm
hiểu, cố gắng vận dụng một cách sáng tạo những nguyên lý cơ bản của triết học
Mác xít trong nghiên cứu khoa học xây dựng. Sự liên kết, gắn bó chặt chẽ không
tách rời giữa triết học và ngành xây dựng chắc chắn sẽ thúc đẩy triết học và ngành
xây dựng cùng phát triển lên một giai đoạn mới cao hơn trong tương lai. Mối quan
hệ giữa triết học và ngành xây dựng là tất yếu khách quan , là vốn có, là tự thân, là
không tách rời luôn cần có nhau để cùng nhau phát triển. Đây là mối quan hệ biện
chứng hữu cơ, song trùng trong suốt dòng chảy của sự nhận thức, khám phá và cải
tạo giới tự nhiên của con người để vươn tới sự phát triển và hoàn thiện của chính
con người.
16



Chính vì vậy, để đẩy mạnh phát triển khoa học cụ thể cũng như bản thân triết
học, sự hợp tác chặt chẽ giữa những người nghiên cứu lý luận triết học và các nhà
khoa học khác là hết sức cần thiết. Điều đó đã được chứng minh bởi lịch sử phát
triển của khoa học và bản thân triết học.
Vì vậy mà việc nghiên cứu quan hệ biện chứng giữa vật chất vàý thức. Để nhìn
nhận được mối tương quan của Triết học với ngành Xây dựng mang một ý nghĩa
vô cùng to lớn có ý nghĩa thực tiễn cao. Từ đó có được phương pháp để tiếp thu tri
thức thời đại, rồi vận dụng thật tốt những tri thức đó vào thực tế góp phần xây
dựng một xã hội ngày càng phồn vinh, tươi đẹp.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo, Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin,
NXB Chính Trị Quốc Gia, Tái bản 2014
2. Nhiều tác giả, Giáo trình Triết học Mác - Lênin , NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà
Nội, 2005.
3. Phạm Văn Chung, Giáo Trình Lịch Sử Triết Học - Sự Hình Thành Và Phát Triển
Triết Học Mác Giai Đoạn C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, , NXB Chính Trị
Quốc Gia, Hà Nội , 2014
4. C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, tập. 20, Nxb Chính trị Quốc gia NXB Chính Trị
Quốc Gia, Hà Nội, 2004

18




×