Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

TẬP GIÁO ÁN MẪU LỚP 5 SOẠN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC TỪ TUẦN 8 ĐẾN TUẦN 10.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.92 KB, 126 trang )

TÀI LIỆU GIÁO DỤC HỌC
----------------™&™---------------

TẬP GIÁO ÁN MẪU LỚP 5
SOẠN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC
TỪ TUẦN 8 ĐẾN TUẦN 10.

Giáo viên tiểu học


LỜI GIỚI THIỆU
Trong giai đoạn xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn lực
con người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành
công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò
và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và nhà nước luôn quan
tâm và chú trọng đến giáo dục. Với chủ đề của năm học là “Tiếp tục đổi
mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục dạy học theo hướng trải
nghiệm sáng tạo cho học sinh” đối với giáo dục phổ thông. Mà trong hệ
thống giáo dục quốc dân, thì bậc Tiểu học có ý nghĩa vô cùng quan trọng
là hình thành nhân cách con người nhằm giúp học sinh hình thành những
cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản. Để đạt được mục tiêu trên
đòi hỏi người dạy học phải có kiến thức sâu và sự hiểu biết nhất định về
nội dung chương trình sách giáo khoa, có khả năng hiểu được về tâm
sinh lí của trẻ, về nhu cầu và khả năng của trẻ. Việc đổi mới phương
pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở
vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý. Ngoài ra,
phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh
nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải


tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân.
Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là
chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền
giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính
chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới
PPDH nói chung và đổi mới PPDH ở Tiểu học nói riêng là phát huy tính
tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng
tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng tất yếu trong cải
cách PPDH ở mỗi nhà trường.


Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học,
cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và
đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu
trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã
hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về
đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần
có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo
định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng này.
Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học,
nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm
HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải

thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một
chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng,
hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm,
đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa
quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những
tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung
các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết
các vấn đề phức hợp.
Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình
thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi
chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh
hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt


các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực
hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo
được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức(tự
chiếm lĩnh kiến thức)với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.
Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ
chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể
mà có những hình thức tổ chức thích hợp như: học cá nhân, học nhóm;
học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối
với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành,
vận dụng KT vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học.
Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã
qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần
thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận
dụng CNTT trong dạy học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng
lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:

Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp
học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu
những tri thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo
học sinh tiến hành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận
dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình
huống thực tiễn...
Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa
và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy
luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh
cách tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương
tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.
Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học
trở thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự
hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết
các nhiệm vụ học tập chung.


Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong
suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập(đánh giá lớp
học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của
học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng
dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân
và nêu cách sửa chữa các sai sót(tạo điều kiện để học sinh tự bộc lộ, tự
thể hiện, tự đánh giá).
Để có tài liệu giảng dạy kịp thời và sát với chương trình học, tôi đã
nghiên cứu biên soạn: “Tập giáo án mẫu lớp 5 theo hướng phát triển
năng lực học sinh tiểu học từ tuần 8 đến tuần 10” nhằm giúp giáo viên
có tài liệu giảng dạy nâng cao chất lượng giáo dục.
Trân trọng giới thiệu với thầy giáo và cô giáo cùng quý vị bạn đọc
tham khảo và phát triển tài liệu:


TẬP GIÁO ÁN MẪU LỚP 5
SOẠN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC
TỪ TUẦN 8 ĐẾN TUẦN 10.
Trân trọng cảm ơn!


TẬP GIÁO ÁN MẪU LỚP 5
SOẠN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC HỌC SINH TIỂU HỌC
TỪ TUẦN 8 ĐẾN TUẦN 10.

TUẦN 8
Thứ hai, ngày ..... tháng .... năm 20….
Buổi sáng
Chào cờ
Tập trung toàn trường
Toán
Số thập phân bằng nhau
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức - Kĩ năng: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập
phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải phần thập phân của số thập
phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
1.2. Năng lực: Học sinh có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân.
1.3. Phẩm chất: Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ, trình bày ý kiến cá
nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
GV: Phấn màu - Bảng phụ - Câu hỏi tình huống
HS: Bài soạn: số thập phân bằng nhau - Vở bài tập - bảng con - SGK

3. Các hoạt động dạy học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Phát hiện đặc điểm của Hoạt động cá nhân
số thập phân khi viêt thêm chữ số 0
vào bên phải phần TP hoặc bỏ chữ số 0


(nếu có) ở tận cùng bên phải của số
thập phân đó.
- GV nêu ví dụ:
- Nếu thêm chữ số 0 vào bên phải của
số thập phân thì có nhận xét gì về hai
số thập phân?

9dm = m ; 90cm = m;
9dm = 0,9m ; 90cm = 0,90m
0,9m = 0,90m
- HS nêu kết luận
- Yêu cầu HS lần lượt điền dấu > , < , 0,9 = 0,900 = 0,9000
= và điền vào chỗ ... chữ số 0.
8,75 = 8,750 = 8,7500 = 8,75000
12 = 12,0 = 12,000
- Dựa vào ví dụ sau, HS tạo số thập
- HS nêu lại kết luận (1)
phân bằng với số thập phân đã cho.
0,9000 = 0,900 = 0,90= 0,9
8,750000 = 8,7500= 8,750=0,75
12,500 = 12,50 = 12,5
- Yêu cầu HS nêu kết luận 2

- HS nêu lại kết luận
Hoạt động 2. HS làm được các bài tập Hoạt động lớp
về số thập phân bằng nhau.
Bài 1:
- GV lưu ý một số trường hợp HS dễ
nhầm lẫn. Ví dụ: 35,020 = 35,02
(không thể bỏ số 0 ở hàng phần
- HS làm và chữa bài.
mười).. GV có thể yêu cầu HS viết
- Khi bỏ các chữ số 0 ở tận cùng
dạng gọn nhất. VD: 64,9000 = 64,9
bên phải phần thập phân thì giá trị
của số thập phân đó không đổi.
Bài 2
Bài 3
- GV gợi ý để HS tự làm bài.
- GV cho HS trình bày bài miệng.

- 1 HS đọc bài 2.
- HS làm và chữa bài.

- HS làm bài vào vở.
Vậy bạn Lan và bạn Mỹ viết
đúng còn bạn Hùng viết sai.
- GV cho HS trình bày bài miệng.
- HS giải thích cách viết
Hoạt động 3. Ôn lại kiến thức vừa học Hoạt động cá nhân


- Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức vừa

học.
- Yêu cầu HS viết bảng con các số tự
nhiên bằng nhau.
- GV nhận xét.

- 3 HS nêu lại
- HS thi đua cá nhân.

Đạo đức
Nhớ ơn tổ tiên (tiết2)
1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức - Kĩ năng: HS ý thức được con người ai cũng có tổ tiên
và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên. Nêu được những việc cần phải làm
phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
1.2. Năng lực: Biết chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm.
1.3. Phẩm chất: Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
2. Đồ dùng dạy học.
GV: Các tranh ảnh, bài báo về ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Các câu ca
dao, tục ngữ, thơ...
HS: VBT, các tranh ảnh sưu tầm.
3. Các hoạt động dạy học.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. HS biết và thành kính
Hoạt động nhóm
hướng về cội nguồn của dân tộc ta.
- Các em có biết ngày 10/3 (âm lịch) là
- Ngày giỗ Tổ Hùng Vương.



ngày gì không?
- Em biết gì về ngày giỗ Tổ Hùng
Vương?

- GV nhận xét, tuyên dương.
- Em nghĩ gì khi nghe, đọc các thông
tin trên?

- Việc nhân dân ta tiến hành giỗ Tổ
Hùng Vương vào ngày 10/3 hàng năm
thể hiện điều gì?
 GV kết luận.
Hoạt động 2. HS nêu lên được 1 số
truyền thống tốt đẹp của gia đình,
dòng ho ïmình và từ đó, có ý thức giữ
gìn và phát huy truyền thống đó.
1. Mời các em lên giới thiệu về truyền
thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
mình.
2. Chúc mừng và hỏi thêm.
- Em có tự hào về các truyền thống đó
không? Vì sao?
- Em cần làm gì để xứng đáng với các
truyền thống tốt đẹp đó?
- GV nhận xét, bổ sung
Hoạt động 3. Ôn lại các kiến thức vừa
học
- Tìm ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc
thơ về chủ đề biết ơn tổ tiên.
- GV nhận xét - tuyên dương


- Nhóm nhận giấy bìa, dán tranh
ảnh thu thập được, thông tin về
ngày giỗ Tổ Hùng Vương  Đại
diện nhóm lên giới thiệu.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Hàng năm, nhân dân ta đều tiến
hành giỗ Tổ Hùng Vương vào
ngày 10/3 (âm lịch) ở đền Hùng
Vương.
- Lòng biết ơn của nhân dân ta đối
với các vua Hùng.

Hoạt động lớp

- 5 HS giới thiệu.

- HS trả lời.

Hoạt động lớp
- Thi đua 2 dãy, dãy nào tìm nhiều
hơn  thắng


Buổi chiều
Tập đọc
Kì diệu rừng xanh
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức - Kĩ năng: Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng
mộ trước vẻ đẹp của rừng. Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng ; tình

cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
1.2. Năng lực: Học sinh có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân, làm
việc trong nhóm, lớp.
1.3. Phẩm chất: Học sinh có kĩ năng cảm nhận và yêu mến vẻ đẹp thiên
nhiên.
2. Đồ dùng dạy học:
GV: Bức tranh vẽ rừng khộp, ảnh sưu tầm về các con vật.
HS: tranh tả vẻ đẹp của cây nấm rừng – tranh muông thú, vượn bạc má,
chồn sóc, ….
3. Các hoạt động dạy học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS


Hoạt động 1. HS đọc đúng nội dung
văn bản.
- Mời 1 HS đọc toàn bài.
- Lưu ý HS đọc đúng các từ ngữ sau:
lúp xúp dưới bóng cây thưa, lâu đài
kiến trúc tân kì, ánh nắng lọt qua lá
trong xanh, rừng rào rào chuyển
động ...
- Bài văn được chia thành mấy đoạn?
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp. ( 2lượt )
- Yêu cầu HS đọc chú giải.
- Hướng dẫn luyện đọc từ khó.
- GV đọc toàn bài.
Hoạt động 2. HS hiểu nội dung văn
bản.


- Vì sao những cây nấm gợi lên những
liên tưởng như vậy?
 GV giới thiệu lại ảnh cây nấm.
- Những liên tưởng ấy làm cảnh vật
đẹp như thế nào?

- Sự có mặt của muông thú đã mang
lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?

- Vì sao rừng khộp được gọi là “giang
sơn vàng rợi”?

Hoạt động lớp
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc lại các từ khó
- HS đọc từ khó có trong câu văn

- Bài văn gồm 3 đoạn
- 3 HS đọc nối tiếp – Lớp nhận
xét.
- 1 HS đọc chú giải.
- HS luyện đọc từ khó.
- HS lắng nghe.
Hoạt động nhóm - lớp
- Ý đoạn 1: Vẻ đẹp kì bí lãng mạn
của vương quốc nấm.
- Vì hình dáng cây nấm đặc biệt.
- HS quan sát ảnh.
- Trở nên đẹp thêm, vẻ đẹp thêm
lãng mạn, thần bí của truyện cổ.

- Ý đoạn 2: Sự sống động đầy bất
ngờ của muông thú.
- Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện
của muông thú làm cho cảnh rừng
trở nên sống động, đầy bất ngờ,
những điều kì thú.
- Vì sự hòa quyện của rất nhiều
sắc vàng trong một không gian
rộng lớn: rừng khộp lá úa vàng
như cảnh mùa thu...


- GV treo tranh “Rừng khộp”
- HS quan sát tranh.
- Nêu cảm nghĩ khi đọc đoạn văn trên? - Giúp em thấy yêu mến hơn
những cánh rừng và mong muốn
tất cả mọi người hãy bảo vệ vẻ
- GV nhận xét – chốt ý.
đẹp tự nhiên của rừng.
Hoạt động 3. HS đọc diễn cảm nội
Hoạt động nhóm - cá nhân
dung văn bản.
- Yêu cầu HS thảo luận cách đọc.
- HS thảo luận – Trình bày cách
đọc.
- HS luyện đọc từng đoạn.
- Thi đua: “Ai nhanh hơn? Ai diễn cảm - HS đại diện 2 dãy đọc.
hơn?” (2 dãy)
- Em hãy nêu ý chính của bài ?
- Cảm nhận được vẻ đẹp kỳ thú

của rừng và tình cảm yêu mến,
ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ
đẹp của rừng.
- GV nhận xét, tuyên dương


Chính tả
Nghe-viết: Kì diệu rừng xanh
1. Mục tiêu.
1.1. Kiến thức - Kĩ năng: Nhớ- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng
hình thức văn xuôi bài: Kì diệu rừng xanh. Tìm được các tiếng chứa yê,
ya trong đoạn văn (BT2); tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền
vào chỗ trống (BT3).
1.2. Năng lực: Học sinh có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân.
1.3. Phẩm chất: HS có ý thức, tình cảm yêu quý vẻ đẹp của dòng kinh
quê hương. Từ đó học sinh có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.
2. Đồ dùng dạy học.
GV: Giấy ghi nội dung bài 3
HS: SGK, vở chính tả, bảng con, nháp
3. Các hoạt động dạy học.
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. HS nghe - viết đúng bài Hoạt động lớp
chính tả
- Yêu cầu HS nêu một số từ ngữ dễ
- HS lắng nghe.
viết sai trong đoạn văn: mải miết, gọn - HS viết bảng con
ghẽ, ...
- Yêu cầu HS viết bảng con.
- GV nhắc tư thế ngồi viết.

- GV đọc từng câu hoặc từng cụm từ
trong câu cho HS viết.
- GV đọc lại cho HS dò bài.
- HS viết bài
- GV nhận xét.
- Từng cặp HS đổi tập soát lỗi
Hoạt động 2. HS tìm được các tiếng
có chứa yê, ya và cách đánh dấu thanh
Bài 2:
Hoạt động nhóm – lớp
- Yêu cầu HS đọc bài 2.
- Yêu cầu HS gạch chân các tiếng có


chứa yê, ya .
- GV nhận xét.

Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc bài 3
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- GV nhận xét.
Bài 4:
- GV nhận xét
Hoạt động 3. Ôn lại các kiến thức
vừa học
- GV phát ngẫu nhiên cho mỗi nhóm
tiếng có các con chữ.
- GV nhận xét - Tuyên dương

- 1 HS đọc yêu cầu - Lớp đọc

thầm
- HS gạch chân các tiếng có chứa
yê, ya : khuya, truyền thuyết,
xuyên , yên
- HS sửa bài - Lớp nhận xét
- HS làm bài theo nhóm
- HS trình bày.
- Lớp nhận xét - 1 HS đọc bài thơ
- Lớp quan sát tranh ở SGK
Hoạt động nhóm đôi
- HS thảo luận sắp xếp thành tiếng
với dấu thanh đúng vào âm chính.
- Lớp nhận xét - bổ sung

Khoa học
Phòng bệnh viêm gan A
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức - Kĩ năng: HS có kĩ năng phòng tránh bệnh viêm gan A.
1.2. Năng lực: Trình bày rõ ràng, ngắn gọn, nói đúng nội dung cần trao
đổi.
1.3. Phẩm chất: Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ, trình bày ý kiến cá
nhân.
2. Đồ dùng dạy học:


- Tranh phóng to, thông tin số liệu.
3. Các hoạt động dạy học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1.Nêu được nguyên nhân
cách lây truyền bệnh viêm gan A.

Nhận được sự nguy hiểm của bệnh
viêm gan A.
- GV chia lớp làm 6 nhóm.
- GV phát câu hỏi thảo luận.
- Giáo viên yêu cầu đọc nội dung thảo
luận

Hoạt động của HS
Hoạt động nhóm - lớp

- Các nhóm làm việc: Nhóm
trưởng điều khiển các bạn quan
sát trang 32. Đọc lời thoại các
nhân vật kết hợp thông tin thu
thập được.
- Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan A - Bệnh do vi rút viêm gan A.
là gì?
- Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm - Sốt nhẹ, đau ở vùng bụng bên
gan A?
phải, chán ăn.
- Bệnh viêm gan A lây truyền qua
- Bệnh lây qua đường tiêu hóa.
đường nào?
- GV chốt ý.
Hoạt động 2. Nêu cách phòng bệnh
Hoạt động nhóm đôi - cá nhân
viêm gan A. Có ý thức thực hiện
phòng bệnh viêm gan A .
Bước 1:
- GV yêu cầu HS quan sát hình:

- HS quan sát và trình bày:
- Chỉ và nói về nội dung của từng hình - H 2: Uống nước đun sôi để
- Hãy giải thích tác dụng của việc làm nguội.
trong từng hình đối với việc phòng
- H 3: Ăn thức ăn đã nấu chín...
tránh bệnh viêm gan A
Bước 2:
- Lớp nhận xét
- Nêu các cách phòng bệnh viêm gan A - Nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng chứa
?
nhiều chất đạm, vitamin.
- Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu - Không ăn mỡ, không uống rượu.
ý điều gì ?...
- Giữ gìn vệ sinh, ….


- GV kết luận
Hoạt động 3. Ôn lại các kiến thức vừa Hoạt động lớp
học.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi giải - 1 HS đọc câu hỏi
ô chữ.
- HS trả lời
- GV điền từ và bảng phụ.

Thứ ba, ngày ..... tháng .... năm 20….
Buổi sáng
Toán
So sánh hai số thập phân
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức - Kĩ năng: HS có kĩ năng so sánh hai số thập phân. Sắp

xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
1.2. Năng lực: Học sinh có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân.
1.3. Phẩm chất: Thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động
giáo dục với bạn, thầy cô.
2. Đồ dùng dạy học:
- Phấn màu , bảng phụ.
- Vở nháp, SGK, bảng con.


3. Các hoạt động dạy học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động 1. HS nhận biềt và so sánh
2 số thập phân
- GV nêu ví dụ:
+ so sánh 8,1m và 7,9m
- GV đặt vấn đề: Để so sánh 8,1m và
7,9m ta làm thế nào?
- GV gợi ý HS : Đổi 8,1m ra dm? 7,9m
ra dm?
- Vì sao em biết : 8,1m > 7,9m
- GV chốt ý và ghi bảng
- Nếu ta không ghi đơn vị vào, chỉ ghi
8,1 và 7,9 thì các em sẽ so sánh như
thế nào?
- Tại sao em biết?
- 8,1 là số thập phân; 7,9 là số thập
phân.
- GV gợi ý HS tự nêu ra quy tắc so
sánh hai số thập phân.


Hoạt động của HS
Hoạt động cá nhân

- HS suy nghĩ trả lời
- HS đổi và nêu : 8,1m > 7,9m
- 8,1m = 81 dm ; 7,9m = 79 dm
Vì 81 dm > 70 dm nên 8,1m >
7,9m
8,1 > 7,9

- HS tự nêu ý kiến

- Khi so sánh hai số thập phân, ta
có thể so sánh …..thì số đó bé
hơn.
Hoạt động 2: So sánh 2 số thập phân Hoạt động nhóm
có phần nguyên bằng nhau, phần
thập phân khác nhau
- GV đưa ví dụ: So sánh 35,7m và
- HS thảo luận
35,698m.
- HS trình bày ý kiến
- GV gợi ý để HS so sánh:
- Do phần nguyên bằng nhau, các em
- Vì 700mm > 698mm
so sánh phần thập phân
nên m > m
Kết luận: 35,7m > 35,698m
- GV chốt ý.
Nếu 2 số thập phân có phần nguyên

- 5 HS nhắc lại


bằng nhau, ta so sánh phần thập phân,
lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần
trăm, hàng phần nghìn... đến cùng một
hàng nào đó mà số thập phân nào có
hàng tương ứng lớn hơn thì lớn hơn.
VD: 78,469 và 78,5
- HS nêu và trình bày miệng
120,8 và 120,76
78,469 < 78,5 (Vì phần nguyên
630,72 và 630,7
bằng nhau, ở hàng phần mười có 4
< 5).
- HS nêu tương tự các trường hợp
còn lại .
Hoạt động 3. HS làm được các bài tập Hoạt động lớp
Bài 1:
- HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS trả lời miệng.
- HS nêu. Lớp nhận xét.
Bài 2:
- GV tổ chức cho HS thi đua giải
- HS nêu cách xếp
nhanh nộp bài (10 em).
- GV xem bài làm của HS.
- HS làm vở
- Tặng hoa thưởng HS làm đúng
- HS sửa bài. Lớp nhận xét.

nhanh.
Bài 3:
- GV cho HS thi đua ghép các số vào
- HS làm nhóm.
giấy bìa đã chuẩn bị sẵn theo thứ tự từ - HS dán bảng lớp
lớn đến bé.
- GV tổ chức sửa
Hoạt động 4. Ôn lại các kiến thức vừa Hoạt động cá nhân
học
- Thi đua so sánh nhanh, xếp nhanh.
- HS thực hiện theo nhóm
Bài tập: Xếp theo thứ tự giảm dần
- Xếp theo thứ tự giảm dần:
12,468 ; 12,459 ; 12,49 ; 12,816 ;
- Lớp nhận xét.
12,85.
- GV nhận xét – tuyên dương.


Luyện từ và câu
Mở rộng vồn từ : Thiên nhiên
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức - Kĩ năng: HS trình bày được nghĩa từ “thiên nhiên”
(BT1); nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng thiên nhiên trong
một số thành ngữ, tục ngữ (BT2); tìm được từ ngữ tả không gian, tả sông
nước và đặt câu với một từ ngữ tìm được ở mỗi ý a, b, c của BT3, BT4.
- Rèn kĩ năng vận dụng từ ngữ về thiên nhiên để đặt câu đúng, hoàn chỉnh.
1.2. Năng lực: Có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên lớp, làm
việc trong nhóm.
1.3. Phẩm chất: Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ, trình bày ý kiến cá

nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ ghi bài tập 2 - Hình ảnh tả làn sóng nhẹ, đợt sóng mạnh - Từ
điển tiếng Việt.
HS: SGK, VBT.
3. Các hoạt động dạy học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. HS tìm hiểu nghĩa các từ Hoạt động nhóm – lớp
về thiên nhiên
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm - HS thảo luận theo nhóm đôi để
đôi (Phiếu học tập)
trả lời 2 câu hỏi trên.
1. Nhặt ra những từ ngữ chỉ thiên
- Trình bày kết quả thảo luận.
nhiên từ các từ ngữ sau: nhà máy, xe
- Những từ ngữ miêu tả thiên


cộ, cây cối, mưa, chim chóc, bầu trời,
thuyền bè, núi non, chùa chiền, nhà
cửa...
2. Theo nhóm em, “thiên nhiên” là gì?

nhiên: cây cối, mưa, chim chóc,
bầu trời, núi non.

- Thiên nhiên là tất cả những sự
vật, hiện tượng không do con
người tạo ra.

- GV chốt và ghi bảng.
- HS lặp lại.
Hoạt động 2. HS xác định được từ chỉ Hoạt động cá nhân
các sự vật, hiện tượng thiên nhiên
- GV tổ chức cho HS học tập cá nhân - HS gạch bút chì:
- yêu cầu HS: Đọc các thành ngữ, tục a) Lên thác xuống ghềnh
ngữ . Nêu yêu cầu của bài
b) Góp gió thành bão
c) Qua sông phải lụy đò
d) Khoai đất lạ, mạ đất quen
- GV nhận xét – chốt ý đúng.
- 1 em lên làm trên bảng phụ
- Lớp nhận xét.
Hoạt động 3. HS mở rộng được vốn
Hoạt động nhóm
từ về thiên nhiên.
- GV chia 4 nhóm ngẫu nhiên
- HS di chuyển về nhóm
- Phát phiếu giao việc cho mỗi nhóm
- Bầu nhóm trưởng, thư ký
- Tiến hành thảo luận
- Quy định thời gian thảo luận (5 phút) - Đại diện rình bày (kết hợp tranh
ảnh đã tìm được)
Nhóm 1:
- Tìm và đặt câu với những từ ngữ tả
- Bao la, mênh mông, bát ngát, vô
chiều rộng.
tận, bất tận, khôn cùng...
Nhóm 2:
- Tìm và đặt câu với những từ ngữ tả

- (xa) tít tắp, tít, tít mù khơi, muôn
chiều dài (xa).
trùng khơi, thăm thẳm,…
- (dài) dằng dặc, lê thê, lướt thướt,
dài thượt, ….
Nhóm 3:
- Tìm và đặt câu với những từ ngữ tả
- cao vút, cao chót vót, cao ngất,


chiều cao.
Nhóm 4:
- Tìm và đặt câu với những từ ngữ tả
chiều sâu.
Nhóm 5:
- Tìm và đặt câu với những từ ngữ
miêu tả tiếng sóng.
Nhóm 6:
- Tìm và đặt câu với những từ ngữ
miêu tả làn sóng nhẹ.
Nhóm 7:
- Tìm và đặt câu với những từ ngữ
miêu tả đợt sóng mạnh.
- GV theo dõi, nhận xét, đánh giá kết
quả làm việc của nhóm.

chất ngất, cao vời vợi...
- hun hút, thăm thẳm, sâu hoắm,
sâu hoăm hoắm ...
- ì ầm, ầm ầm, ầm ào, rì rào, ào

ào, ì cạp, càm cạp, lao xao, thì
thầm ...
- lăn tăn, dập dềnh, lững lờ, trườn
lên, bò lên ...

- cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt, cuộn
trào, điên cuồng, ….
- Từng nhóm dán kết quả tìm từ
lên bảng và nối tiếp đặt câu.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
Hoạt động 4. Ôn lại các kiến thức vừa Hoạt động lớp
học.
- Tổ chức cho 2 dãy thi tìm những
- Thi theo cá nhân
thành ngữ, tục ngữ khác mượn các sự  1 em dãy A 
vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về
 1 em dãy B ...
những vấn đề của đời sống, xã hội.
- Dãy nào không tìm được thì thua
cuộc.
- GV theo dõi, đánh giá kết quả thi đua
và giáo dục HS bảo vệ thiên nhiên.

Buổi chiều


Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức - Kĩ năng: Lập được dàn ý bài văn tả một cảnh đẹp ở địa

phương đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Rèn kĩ năng lập dàn ý bài văn miêu tả cảnh đẹp và dựa vào dàn ý (thân
bài), viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.
1.2. Năng lực: Học sinh có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân.
1.3. Phẩm chất: HS có ý thức bảo vệ cảnh đẹp ở địa phương.
2. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ to, bút dạ
- Bảng phụ tóm tắt những gợi ý giúp HS lập dàn ý.
- Một số tranh ảnh minh họa cảnh đẹp của đất nước.
3. Các hoạt động dạy học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Lập dàn ý miêu tả một
- Hoạt động lớp
cảnh đẹp của địa phương.
- Dàn ý gồm mấy phần?
- 3 phần (Mở bài - Thân bài - Kết
bài )
- Dựa trên những kết quả quan sát, lập
dàn ý cho bài văn với đủ 3 phần.
- GV có thể yêu cầu HS tham khảo
bài.
+ Vịnh Hạ Long / 81,82: xây dựng dàn
ý theo đặc điểm của cảnh.
+ Tây nguyên / 82,83: xây dựng dàn ý
theo từng phần, từng bộ phận của
cảnh.
- HS lập dàn ý trên nháp.
- GV nhận xét, bổ sung
- HS trình bày kết quả - Lớp nhận

xét
Hoạt động 2: Dựa theo dàn ý đã lập,
Hoạt động lớp


viết một đoạn văn miêu tả cảnh thiên
nhiên ở địa phương
- Nên chọn 1 đoạn trong thân bài để
chuyển thành đoạn văn.

- Lớp đọc thầm, đọc lại dàn ý, xác
định phần sẽ được chuyển thành
đoạn văn.
- HS viết đoạn văn
- Một vài HS đọc đoạn văn

- Phần thân bài có thể gồm nhiều đoạn
hoặc một bộ phận của cảnh.
- Trong mỗi đoạn thường có 1 câu văn
nêu ý bao trùm toàn đoạn. Các câu
trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc
điểm của cảnh và thể hiện được cảm
- Lớp nhận xét
xúc của người viết.
- GV nhận xét đánh giá.
Hoạt động 3. Ôn lại các kiến thức vừa Hoạt động lớp
học
- Bình chọn đoạn văn giàu hình
ảnh, cảm xúc chân thực .
- GV đánh giá

- Lớp nhận xét, phân tích

Lịch sử
Xô viết Nghệ - Tĩnh
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức - Kĩ năng: Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12 – 9 – 1930
ở Nghệ An:
- Ngày 12-9-1930 hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam
Đàn với cờ đỏ búa liềm và các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố
Vinh. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng cho máy bay ném bom
đoàn biểu tình.


Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ – Tĩnh.
Trình bày được một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã.
1.2. Năng lực: Học sinh có khả năng tự thực hiện nhiệm vụ cá nhân.
1.3. Phẩm chất: Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ, trình bày ý kiến cá
nhân. HS có ý thức đấu tranh chống kẻ thù xâm lược nước ta. Kĩ năng
xây dựng cuộc sống mới tươi đẹp.
2. Đồ dùng dạy học:
- Hình ảnh phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh trong SGK/16
- Bản đồ Nghệ An - Hà Tĩnh hoặc bản đồ Việt Nam
3. Các hoạt động dạy học:
Hỗ trợ của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Tìm hiểu cuộc biểu tình Hoạt động cá nhân
ngày 12 / 9 / 1930.
- GV tổ chức cho HS đọc SGK đoạn
- HS đọc SGK + chú ý nhớ các số
“Ngày 12-9-1930, ... hàng trăm người liệu ngày tháng xảy ra cuộc biểu

bị thương”
tình (khoảng 3 - 4 em).
- GV tổ chức thi đua : “Ai mà tài
thế?”
- Ngày 12 / 9 / 1930 hàng vạn
- Hãy trình này lại cuộc biểu tình ngày nông dân ….đoàn biểu tình .
12-9-1930 ở Nghệ An
- Từ đó 12 / 9 là ngày kỉ niệm Xô
Viết Nghệ Tĩnh.
- GV nhận xét - tuyên dương
- GV chốt ý - giới thiệu hình ảnh
phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
 Ghi bảng: ngày 12/9 là ngày kỉ niệm - HS đọc lại (2 - 3 em)
Xô Viết Nghệ Tĩnh.
- GV nhắc lại những sự kiện tiếp theo
trong năm 1930.
 GV chốt ý.
Hoạt động 2. HS nắm được những
Hoạt động nhóm - lớp
điểm mới ở các thôn xã khi nhân dân
giành được chính quyền .
- GV tiến hành chia lớp thành 6 nhóm. - HS họp thành 6 nhóm


- GV đính sẵn nội dung thảo luận dưới - 4 nhóm trưởng lên nhận câu hỏi
các tên nhóm: Hưng Nguyên, Nghệ
và chọn tên nhóm + nhận phiếu
An, Hà Tĩnh, Vinh.
học tập.
Các nhóm thảo luận  nhóm

trưởng trình bày kết quả lên bảng
lớp.
1. Trong thời kì 1930 - 1931, ở các
1. Trong thời kì 1930 – 1931, ở
thôn xã của Nghệ Tĩnh đã diễn ra điều các thôn xã của Nghệ Tĩnh không
gì mới?
hề xảy ra ……thứ thuế vô lí .
2. Sau khi nắm chính quyền, đời sống 2. Nhân dân ở các thôn xã vui
tinh thần của nhân dân diễn ra như thế mừng …làm chủ thôn xóm.
nào?
3. Bọn phong kiến và đế quốc có thái 3. Bọn đế quốc, phong kiến dùng
độ như thế nào?
mọi thủ đoạn dã man để đàn áp.
4. Hãy nêu kết quả của phong trào Xô 4. Đến giữa năm 1931, phong trào
Viết Nghệ Tĩnh?
bị dập tắt.
- GV nhận xét từng nhóm.
- Lớp nhận xét – bổ sung.
 GV kết luận.
Hoạt động 3: Ý nghĩa của phong
Hoạt động cá nhân
trào Xô viết Nghệ – Tĩnh.
- Phong trào Xô viết Nghệ- Tĩnh có ý - Ý nghĩa: Chứng tỏ tinh thần
nghĩa gì ?
dũng cảm, khả năng cách mạng
của nhân dân lao động. Cổ vũ tinh
- GV nhận xét - chốt ý.
thần yêu nước của nhân dân ta.
- Em hãy nêu ý nghĩa của phong trào
- 3 HS nêu .

Xô viết Nghệ Tĩnh.
- HS lắng nghe.
- Chuẩn bị:Cách mạng mùa Thu.
- Nhận xét tiết học.


×