Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Cong nghe thicong k0 cầu đúc hẫng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.37 KB, 23 trang )

Dự án xây dựng cầu Việt Trì – Ba Vì
XL.06

Công nghệ thi công K0 –

MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CẦU VIỆT TRÌ-BA VÌ........................................................................3
I.1 Giới thiệu chung.........................................................................................................................3
I.2 Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật..................................................................................................3
I.2.1 Quy mô xây dựng.............................................................................................................3
I.2.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật..........................................................................................................4
I.3 Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng cầu..................................................................................4
I.3.1 Điều kiện địa hình............................................................................................................4
I.3.2 Điều kiện thủy văn...........................................................................................................4
I.3.3 Điều kiện khí tượng..........................................................................................................5
I.3.4 Điều kiện địa chất.............................................................................................................5
I.4 Bố trí chung K0..........................................................................................................................6
II. THIẾT BỊ VÀ NHÂN LỰC.............................................................................................................7
II.1 Khái quát chung.........................................................................................................................7
II.2 Thiết bị và nhân lực....................................................................................................................7
III. VẬT LIỆU THI CÔNG...................................................................................................................8
III.1 Bê tông.......................................................................................................................................8
III.2 Xi măng......................................................................................................................................8
III.3 Cốt thép......................................................................................................................................9
III.4 Cáp dự ứng lực.........................................................................................................................10
III.5 Neo...........................................................................................................................................10
III.6 Ống ghen..................................................................................................................................10
III.7 Vữa bơm ống ghen...................................................................................................................11
III.8 Cốt liệu hạt mịn........................................................................................................................11
III.9 Cốt liệu hạt thô.........................................................................................................................11
III.10 Nước....................................................................................................................................12


III.11 Phụ gia.................................................................................................................................13
IV. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG LẬP CÔNG NGHỆ............................................................................13
V. QUY TRÌNH THI CÔNG..............................................................................................................14
V.1 Công tác chuẩn bị.....................................................................................................................14
V.2 Phân đợt đổ bê tông K0............................................................................................................14
V.3 Bố trí chung khối đà giáo thi công K0.....................................................................................15
Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính

Trang 1


Dự án xây dựng cầu Việt Trì – Ba Vì
XL.06

Công nghệ thi công K0 –

V.4 Phương pháp lắp đặt ván khuôn, đổ bê tông đợt 1 và đợt 2.....................................................15
V.5 Phương pháp lắp đặt ván khuôn, đổ bê tông đợt 3...................................................................17
V.6 Phương pháp căng cáp dự ứng lực...........................................................................................18
VI. KIỂM SOÁT AN TOÀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG..............................................................22

Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính

Trang 2


Dự án xây dựng cầu Việt Trì – Ba Vì
XL.06

I.


Công nghệ thi công K0 –

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CẦU VIỆT TRÌ-BA VÌ

I.1 Giới thiệu chung
Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng cầu Việt Trì – Ba Vì nối quốc lộ 32 với quốc lộ 32C, theo
hình thức hợp đồng BOT
Chủ đầu tư: Công ty TNHH BOT Phú Hà
Đơn vị tư vấn giám sát: Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải -CTCP
Đơn vị thi công: Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính
Tuyến đi qua địa phận xã Thái Hòa, Phú Đông, Vạn Thắng, Phú Cường, huyện Ba Vì, thành
phố Hà Nội, sau đó giao với đê Hữu Hồng tại lý trình Km10+800 và vượt sông Hồng tại vị trí cách
ngã ba sông Hồng với sông Lô khoảng 2,5 Km về phía thượng lưu sông Hồng, tuyến đi xiên góc với
lòng sông ~10, cuối cùng tuyến giao với quốc lộ 32C tại điểm cuối tuyến.
Điểm đầu (phía Hà Nội ): Kết nối với quốc lộ 32 với lý trình Km59+500 thuộc địa phận xã Phú
Sơn, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
Điểm cuối (phía Phú Thọ ): Giao với quốc lộ 32C tại lý trình Km3+100 (gần khu vực Công ty
Cổ phần hóa chất Việt Trì ) thuộc địa phận phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Sơ đồ kết cấu nhịp: [(39,1+18x40+39,1)+(75+4x120+75)+(39,1+39,1)+2x20]m.
Kết cấu phần trên nhịp chính: Dầm liên tục bằng BTCTDƯL được thi công bằng phương pháp
đúc hẫng cân bằng.
Kết cấu phần trên nhịp dẫn: Gồm các nhịp dầm giản đơn super-T bằng BTCTDƯL và các nhịp
dầm bản BTCT DƯL, bản mặt cầu bằng BTCT.
Kết cấu phần dưới: Mố và Trụ cầu chính bằng BTCT thường, Trụ nhip dẫn bằng BTCTDƯL
đổ tại chỗ, móng cọc khoan nhồi đường kính D1500mm và D1200mm.
Bề rộng mặt cầu B = 12m
Gói thầu XL.06 bao gồm các hạng mục công việc như sau:
Gói thầu XL.06 của Dự án đầu tư xây dựng cầu Việt Trì – Ba Vì nối quốc lộ 32 với quốc lộ
32C, theo hình thức hợp đồng BOT, thuộc địa phận phường Thọ Sơn, phường Thọ Sơn, thành phố

Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
QUè C Lé 32c
LcÇu=498600mm
§ êng cong låi R=7500m

3%
4x120000=480000

75000

200

2x39100=78200

100

20000

6
8.4
77 36
8+ 9.2
Km +2

6
8.4
65 96
8+ 0.1
Km +3


15101

50

20000

6161

5000
50

15000

+26.823
+21.349

EJ

EJ

500
350

+13.00

+3.00

+3.00

+3.00


+13.00

+4.00

+13.00

3 CKN-D=1,2m
L=18m

L=25m

-5.00
15 CKN-D=1,5m
L=32,5m

15 CKN-D=1,5m
L=38,5m

12 CKN-D=1,5m
L=38,5m

6 CKN-D=1,2m
L=37m

5 CKN-D=1,2m

4 CKN-D=1,2m

-12.00


Hình 1 – Bố trí chung gói thầu XL.06 - cầu Việt Trì – Ba Vì
I.2 Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật
I.2.1

Quy mô xây dựng.

- Công trình cầu: nhịp cầu chính dạng dầm hộp liên tục bằng BTCTDUL thi công theo phương pháp
đúc hẫng cân bằng, nhịp cầu dẫn dạng dầm Super T, bản mặt cầu bằng BTCT, bề rộng cầu Bcầu=12m

Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính

Trang 3


Dự án xây dựng cầu Việt Trì – Ba Vì
XL.06

Công nghệ thi công K0 –

(bao gồm 2 làn xe cơ giới Bcg=2x3,5=7m, hai làn xe hỗn hợp Bhh=2x2=4m, gờ lan can 2 bên
Bglc=2x0,5=1m)
- Đường dẫn 2 đầu cầu và các cầu trên tuyến
+ Đường dẫn: đường cấp III đồng bằng, tốc độ thiết kế Vtk=80Km/h, Bnền=12m (bao gồm 2 làn xe
cơ giới Bcg=2x3,5=7m, hai làn xe hỗn hợp Bhh=2x2=4m, lề đất 2 bên Bld=2x0,5=1m)
+ Cầu vượt kênh: nhịp cầu dạng dầm bản rỗng BTCTDUL dài 18m, bản mặt cầu bằng bê tông cốt
thép, bề rộng cầu Bcầu=12m (bao gồm 2 làn xe cơ giới Bcg=2x3,5=7m, hai làn xe hỗn hợp
Bhh=2x2=4m, gờ lan can 2 bên Bglc=2x0,5=1m)
I.2.2


Tiêu chuẩn kỹ thuật.

Cầu Việt Trì – Ba Vì được xây dựng là cầu vĩnh cữu với quy mô dự án như sau:
Cầu thiết kế vĩnh cửu bằng BTCT và BTCTDUL (tuổi thọ 100 năm)
Tải trọng thiết kế: Hoạt tải HL 93, người đi 3x10-3 Mpa.
Tần suất thiết kế: 1% đối với cầu lớn, cầu trung, 4% đối với cầu nhỏ, cống và tuyến
Cấp động đất cấp VII thang MSK64 theo khu vực.
Thông thuyền: B >40m, H7m (Khổ thông thuyền cầu ứng sông cấp III)
Tải trọng va tàu: tương ứng với sông cấp III
Tĩnh không vượt: đường bộ H>4,75m; đường liên thôn, nội đồng H≥3÷3.5 m
Phần đường dẫn: tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng Tốc độ thiết kế Vtk=80Km/h, tần suất
thiết kế đường P=4%, kết cấu mặt đường bê tông nhựa cấp cao A1, Eyc>160 MPa
I.3 Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng cầu
I.3.1

Điều kiện địa hình.

Khu vực xây dựng dự án thuộc địa phận huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội và thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ. Địa hình khu vực này là miền núi, trung du bị chia cắt, những vùng đất bằng phẳng
nằm rải rác và chủ yếu ven các con sông, địa hình có thể được chia thành một số vùng chủ yếu.Tiểu
vùng núi cao gồm huyện Ba Vì và phái tây và phái Nam của Phú Thọ .Tiểu vùng gò ,đồi thấp bị chia
cắt nhiều xen kẽ lầ đồng ruộng và giải đồng bằng xen sông Hồng, sông Đà, sông Lô
Địa hình khu vực dự kiến xây dựng cầu bị chia cắt bởi các dòng chính ,bãi sông và đê ngăn lũ.
Hiện tại dòng chính chảy lệch về phía bờ Việt Trì, bãi ở giữa sông, một dòng phụ chảy về phái Ba
Vì .Trên sông nhiều thuyền bè qua lại và có nhiều tàu thuyền cập bến hai bên bờ , hai bên bờ sông
nhiều bãi khai thác vật liệu cát ,sỏi ,than ..vv, vị trí xây dựng cầu Viêt Trì – Ba vì các ngã ba sông Đà
– Hồng về phía thượng lưu khoảng 9.5 km và cách phía hạ lưu ngã ba sông Lô –Hồng khoảng 2.5
km
Tại vị trí Cầu Việt Trì hiện tại lòng sông tương đối thẳng, phía thượng lưu lòng sông cong, cách
vị trí cầu hiện tại khoảng 500m về phía thượng lưu là ngã ba sông Lô - Phó Đáy, xuống hạ lưu lòng

sông mở rộng và cong đến ngã ba sông Lô – Hồng.
I.3.2

Điều kiện thủy văn.

Sông Hồng là sông lớn nhất miền Bắc, do ba sông Đà, Thao và Lô hợp thành. Sông chính là
sông Thao bắt nguồn từ dãy núi Ngụy Sơn cao trên 2000m, thuộc tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, từ
nguồn đến cửa sông (Cửa Ba Lạt) dài 1126km, ở phần trong nước dài 556km. Chiều dài trong phạm
Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính

Trang 4


Dự án xây dựng cầu Việt Trì – Ba Vì
XL.06

Công nghệ thi công K0 –

vi miền đồng bằng chưa được 200km. Từ Sơn Tây trở xuống, lũ sông Hồng dõ lũ ba sông hợp lại,
trong đó sông Đà chiếm 41-61%, sông Lô chiếm 20-34%, sông Thao chiếm 15-22%. Từ Việt Trì đến
Thượng Cát không phân nhánh, trước kia có sông Đáy tiêu nước một phần nhưng sau này cửa thoát
nước vào sông Đáy bị chặn lại. Như vậy, lượng nước chỉ chảy qua dòng chính sông Hồng, trước kia
thời Pháp thuộc lụt lội xảy ra thường xuyên, nhưng thời gian gần đây nhờ có hệ thống đê bao nên đã
hạn chế được rất nhiều. Các sông Đáy, sông Cà Lồ chỉ đóng vai trò phân lũ, nhất là sông Đáy chỉ làm
nhiệm vụ phân lũ khi cần thiết.
Lòng sông được phủ bằng lớp cát phù sa mỏng, hoạt động của dòng chảy lien tục thay đổi sau
mỗi mùa lũ với các hình thế khác nhau. Phạm vi dòng chảy chỉnh hiện tại đang nằm thiên lệch về
phía Việt Trì, cao độ đáy sông ở điểm sâu nhất khoảng -0,5m, dòng chảy phụ nằm phía Ba Vì, cao độ
tại điểm sâu khoảng +2,8m, khoảng giữa lòng chính và lạch phụ có bãi cát rộng, cao độ dao động
khoảng +6,0 đến +9,0m, bờ sông những năm trước có hiện tượng xói lở bờ nhưng từ khi có kè bảo

vệ thì ổn định. Theo kết quả điều tra hàng năm, dòng chảy chính phía Việt Trì thường di chuyển trên
phạm vi khoảng 600m so với vị trí hiện tại. Khi thiết kế cần bố trí nhịp chính hợp lý để đảm bảo yêu
cầu thông thuyền, có giải pháp móng thích hợp nhằm giảm xói lòng sông và tác động không có lợi
đến độ ổn định công trình.
Qua công tác khảo sát thủy văn tại khu vực dự án, mực nước lũ lớn xảy ra như sau:
Hmax1971=18,47m; Mực nước thấp nhất điều tra được Hmin=5,0m.
Cao độ mực nước thi công dự kiến là H = +10,0m.
Lưu lượng thiết kế: Qmax=28018 m3/s.
Vận tốc dòng chảy chủ: Vmaxtb=2,25 m/s.
Khẩu độ thoát nước cân thiết: L0~ 1400m.
Mực nước thông thuyền: H5%thông thuyền= +13,50m.
I.3.3

Điều kiện khí tượng.

Lượng mưa

I.3.4

Đây là vùng có lượng mưa rất lớn.
Lượng mưa trung bình hàng năm:

5043mm.

Nhiệt độ trung bình năm:

26.5 C.

Điều kiện địa chất.


Căn cứ theo tập “Hồ sơ khảo sát địa chất công trình”
Trên cơ sở kết quả khảo sát địa chất, các lớp đất được phân chia theo thứ tự từ trên xuống như
sau:
Lớp số 1: Đất trồng, đất san lấp, đất đắp, đất phủ, bùn sét pha màu xám đen.
Lớp số 2: Sét ít dẻo màu xám nâu, xám vàng, nâu đỏ trạng thái dẻo cứng (CL,CH).
Lớp số 3: Sét ít dẻo màu xám nâu, xám xanh, xám đen, xám vàng, trạng thái dẻo mềm
(CL,CH).
Lớp số 4: Sét ít dẻo màu xám đen, xám xanh, lẫn hữu cơ trạng thái dẻo chảy (CL,CH).
Lớp số 5: Sét ít dẻo màu xám vàng, xám nâu trạng thái nửa cứng (CL).
Lớp số 6: Cát cấp phối kém lẫn bụi màu xám nâu, xám tro, xám đen kết cấu rời (SM,SP –SM).
Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính

Trang 5


Dự án xây dựng cầu Việt Trì – Ba Vì
XL.06

Công nghệ thi công K0 –

Lớp số 7: Sét ít dẻo đôi chỗ lẫn sạn màu xám nâu, xám vàng, nâu đỏ trạng thái dẻo cứng (CL).
Lớp số 8: Cát cấp phối kém lẫn bụi màu xám nâu, xám tro, xám đen kết cấu rời (SM,SP –SM).
Lớp số 9: Sét ít dẻo lẫn dăm sạn, đôi chỗ xen kẹp cát pha màu xám vàng, nâu hồng, trạng thái
nửa cứng (CL).
Phụ lớp 9a: Sét ít dẻo lẫn dăm sạn, đôi chỗ xen kẹp cát pha màu xám vàng, nâu hồng, trạng
thái dẻo mềm (CL).
Lớp số 10: Cát cấp phối kém lẫn sạn, sỏi màu xám nâu, xám tro, xám đen kết cấu chặt vừa
(SM,SP –SM).
Lớp số 11: Sét ít dẻo lẫn sạn màu xám nâu, nâu vàng, xám trắng, trạng thái nửa cứng (CL).
Lớp số 11a: Sét ít dẻo lẫn sạn màu xám nâu, nâu vàng, xám trắng, trạng thái dẻo mềm (CL).

Lớp số 12: Đá cát bột sét kết, màu xám xanh, xám trắng phong hóa thành sỏi sạn lẫn cát sét cấp
phối kém, màu xám nâu, xám trắng kết cấu rất chặt (GP, GP – GM)
Lớp số 13: Đá cuội sỏi sạn, cát, bột kết màu xám xanh.
Phụ lớp 13a: Đá cuội sỏi sạn, cát, bột kết màu xám xanh, dập vỡ nứt nẻ mạnh (RQD <50%).
Phụ lớp 13b: Đá cuội sỏi sạn, cát, bột kết màu xám xanh, dập vỡ ít nứt nẻ (RQD >50%).
Lớp số 14: Đá granit màu xám xanh, xám ghi đốm trắng.
Phụ lớp 14a: Đá granit màu xám xanh, xám ghi đốm trắng phong hóa nhẹ nứt nẻ mạnh (RQD =
0 - 25%).
Phụ lớp 14b: Đá granit màu xám xanh, xám ghi đốm trắng phong hóa nhẹ nứt nẻ vừa (RQD =
25 - 50%).
Phụ lớp 14c: Đá granit màu xám xanh, xám ghi đốm trắng phong hóa nhẹ ít nứt nẻ (RQD
>50%).
I.4 Bố trí chung K0
mÆt c ¾t a -a
mÆt c ¾t s1

250

250

500

1350

1350

1350

950


6235

5155

1000

300

830

1000

2400

1921

4400

950

862

4575

862

C

B


6800

300

1000
2400

C

S1

1000

496

300

2000

6800

5153

6233

S2

496

1000 400 1000 400 1000


2100

830

2100

200 496

THÐp D32
tha n h n eo ®Ø
n h tr ô

13000

mÆt c ¾t b-b
4500

1350
200

1350

300

3150
600

600


200

3150

5850

1350

1350

1000

A
2288
327

4000

200

2000

1300
961
1000
4500

1000

6800


1350

500
961
327 1000

1300

1350

500

1350
5850
2288

A

11700
1350
300

2000

1350

2000

1350


4500

950

200
4400

950

4500

13000

Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính

Trang 6

200

1300

300

1300

600

1350
250


600

300

1350

500
600

1350
200

1350
200

250

1350

300

250

496 200

1350

600


1300

5553

11700

1300

250

600

300

200

1350

500

3800

200

1350

600

1350


4400
200

200

2100
200

2100

250

4400

mÆt c ¾t s2

11700
500

600

13000

600

D
S2

D


B

S1


Dự án xây dựng cầu Việt Trì – Ba Vì
XL.06

Công nghệ thi công K0 –

Hình 2 – Bố trí chung khối K0
II. THIẾT BỊ VÀ NHÂN LỰC
II.1 Khái quát chung
Để có thể tiến hành lắp xe đúc thi công các đốt dầm phân đoạn, Nhà thầu tiến hành thi công khối
K0 trên hệ đà giáo thép hình mở rộng trụ. Hệ đà giáo được neo chống vào thân và bệ trụ.
Đà giáo để thi công khối K0 cấu tạo từ hệ ống vách, thép hình và được lắp đặt sau khi thi công thân
trụ. Cấu tạo của hệ đà giáo có thiết kế riêng.
II.2 Thiết bị và nhân lực
Danh mục thiết bị và nhân lực phục vụ thi công thân 01 khối đỉnh trụ như sau:
Bảng 1.1: Danh mục thiết bị thi công
TT

Tên thiết bị

Mô tả

Số lượng

01


Xe mix

3 cái

02

Máy bơm bê tông

3 cái

03

Cần cẩu phục vụ

Loại 50T bánh xích

04

Trạm trộn bê tông

60m3/h

2 trạm

06

Xà lan 1000T

1000T


1 cái

08

Đầu kéo

400CV

1 cái

09

Máy thủy bình

1 cái

10

Máy toàn đạc điện tử

1 cái

11

Trạm biến áp

630KVA

2 cái


12

Máy phát điện Diesel

250KVA

2 cái

13

Máy bơm nước

16-30 m3/h

2 cái

14

Máy bơm vữa

3-4 m3/h

2 cái

15

Máy cắt thép

Lớn nhất 40 mm


2 cái

16

Máy uốn thép

Lớn nhất 40 mm

2 cái

17

Máy hàn

18

Máy nén khí

7 kg/cm2

1 cái

19

Kích thông tâm

60 Tấn

2 cái


20

Kích rỗng thông tâm

500 Tấn

2 cái

21

Đầm dùi

Công suất 2.2Kw

10 cái

22

Hệ đà giáo thi công

Toàn bộ

Ghi chú

Dự phòng 1 máy

1 cái

6 cái


Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính

Dự phòng 2 cái

1 bộ
Trang 7


Dự án xây dựng cầu Việt Trì – Ba Vì
XL.06

TT
23

Tên thiết bị

Công nghệ thi công K0 –

Mô tả

Số lượng

Xe đúc thi công

Ghi chú

1 bộ

Bảng 1.2: Nhân lực phục vụ thi công
TT

Mô tả
1 Công nhân xây dựng cầu chuyên nghiệp

Số lượng
30

2

Cán bộ chỉ huy

01

3

Cán bộ kỹ thuật

02

4

Đốc công

01

5

Cán bộ khảo sát

02


6

Công nhân vận hành máy các loại

04

Ghi chú

III. VẬT LIỆU THI CÔNG
III.1 Bê tông
Cường độ thiết kế bê tông khối K0: fc =45 Mpa
Cấp phối bê tông và các vật liệu sử dụng cho bê tông được thiết kế và đệ trình Tư Vấn giám sát
chấp thuận.
III.2 Xi măng
Xi măng dùng để thi công khối K0 là xi măng Porland loại PC40 . Xi măng PC40 Bỉm S ơn dùng
cho bê tông khối K0 có các yêu cầu sau:
Phương pháp thí
nghiệm

Yêu cầu
1. Cường độ nén, N/mm2 (Mpa), không nhỏ hơn:
- Sau 3 ngày tuổi ±45 phút
- Sau 28 ngày tuổi ±8 giờ
2. Thời gian ninh kết, phút:
- Thời gian bắt đầu, không nhỏ hơn
- Thời gian kết thúc, không lớn hơn
3. Độ mịn:
- Còn lại trên sàng 0.09mm, % không vượt quá
- Bề mặt được xác định theo phương pháp Blaine cm2/g,
không nhỏ hơn


27
50

TCVN 6016:1995

45
375

TCVN 6017:1995

10

TCVN 4030:2003

2800

4. Ổn định khối lượng (mm), được xác định bằng phương pháp
Le Chatelier

10

TCVN 6017:1995

5. Hàm lượng SO3 (%), không quá
6. Hàm lượng MgO (%), không quá

3.5
5


TCVN 141:2008
TCVN 141:2008

3

TCVN 141:2008

7. Hàm lượng hao hụt khi nung (MKN) (%), sẽ không vượt quá
Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính

Trang 8


Dự án xây dựng cầu Việt Trì – Ba Vì
XL.06

Công nghệ thi công K0 –

8. Hàm lượng cặn lắng không hòa tan (CKT) (%), không vượt
quá

1.5

TCVN 141:2008

9. Hàm lượng kiềm quy đổi (Na2Oqd) (%), không vượt quá

0.6

TCVN 141:2008


Mỗi lô xi măng đem dùng cho công trình, Nhà thầu sẽ xuất trình bản sao hoá đơn kèm theo chứng
nhận kiểm tra lô hàng do cơ quan chức năng về tiêu chuẩn đo lường chất lượng cung cấp cho nhà sản
xuất với nội dung:






Tên cơ sở sản xuất.
Tên gọi, ký hiệu mác và ký hiệu xi măng theo tiêu chuẩn này.
Loại và hàm lượng phụ gia (nếu có).
Khối lượng xi măng xuất xưởng và và số hiệu lô.
Ngày, tháng, năm sản xuất.

Lấy mẫu thí nghiệm phù hợp với yêu cầu của dự án.
Xi măng dưới dạng bao bì phải còn nguyên nhãn, mác trên bao và được bảo quản tại công trường
trong điều kiện không làm thay đổi chất lượng.
Xi măng tồn trữ sau 3 tháng kể từ ngày sản xuất, chỉ được sử dụng sau khi đã tiến hành thí nghiệm
lại cường độ xi măng đảm bảo chất lượng.
Không sử dụng xi măng có thời gian tồn trữ quá 12 tháng kể từ khi sản xuất.
III.3 Cốt thép
Thép các loại đều dùng thép sản xuất trong hoặc ngoài nước của các nhà máy được cấp chứng chỉ
sản xuất theo quy mô công nghiệp.
Thép bản cho các chi tiết chôn sẵn, lan can thép dùng loại được chỉ rõ trong Tiêu chuẩn kỹ thuật
của dự án hoặc các loại khác có tính chất tương đương được Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư chấp
thuận.
Cốt thép thường bao gồm:
Loại thép


Mác thép

Giới hạn chảy nhỏ
nhất (MPa)

Giới hạn bền nhỏ
nhất (Mpa)

Độ dãn dài tương
đối (%)

Thép tròn trơn

CB300-T

300

440

16

Thép có gờ

CB400-V

400

570


14

Thép sử dụng phải phù hợp với yêu cầu của TCVN1651:2008 hoặc tương đương và phải có chứng
chỉ kỹ thuật của nhà sản xuất kèm theo từng lô hàng nhập về công trường bao gồm:





Nước sản xuất.
Nhà máy sản xuất.
Tiêu chuẩn dùng để sản xuất mác thép.
Bảng chỉ tiêu cơ lý được thí nghiệm cho từng lô thép sản xuất ra.

Các thí nghiệm kéo, uốn của cốt phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 15630.
Với mỗi loại đường kính, mỗi loại mác thép một lô thép được quy định là ≤ 50T.

Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính

Trang 9


Dự án xây dựng cầu Việt Trì – Ba Vì
XL.06

Công nghệ thi công K0 –

Mỗi lô thép khi chở đến công trường nếu có đủ các chứng chỉ sẽ lấy 9 thanh làm mẫu thí nghiệm: 3
mẫu kéo, 3 mẫu uốn, 3 mẫu thí nghiệm hàn (hàn theo phương pháp thực tế tại công trường). Kết quả
thí nghiệm được TVGS chấp thuận mới được phép đưa vào thi công.

Tất cả cốt thép bảo được bảo quản tránh hư hỏng bề mặt hoặc hư hỏng mang tính cơ học, tránh gỉ
hoặc các nguyên nhân khác kể từ khi nhập hàng tới khi lắp đặt cốt thép. Cốt thép lưu kho tại công
trường phải được đặt trên sàn gỗ, không được đặt trực tiếp trên mặt đất, cốt thép phải được che kín.
Phải đánh dấu và xếp kho sao cho tiện khi cần kiểm nghiệm.
Công tác gia công và nối cốt thép phải tuân thủ các yêu cầu của Chỉ dẫn kỹ thuật và các tiêu chuẩn
TCVN hiện hành.
III.4 Cáp dự ứng lực
Tao cáp cường độ cao sử dụng tao xoắn 7 sợi, đường kính danh định 15,2mm với độ chùng thấp
phù hợp với tiêu chuẩn ASTM A416-98 Grade 270 hoặc tương đương.
~> Loại cáp DUL được sử dụng?
-

Giới hạn bền: 1860 MPa

-

Giới hạn chảy: 1670 MPa.

-

Mô đun đàn hồi E=195000 MPa.

-

Thép có độ chùng thấp: P1000 h ≤ 2,5% tương ứng với lực kéo 70% giới hạn bền.

Các phụ kiện đi kèm theo như neo, ống ghen phải đồng bộ với chủng loại và kích cỡ bó cáp DƯL.
Thanh thép có cường độ cao theo tiêu chuẩn ASTM A722 hoặc tương đương.
Thí nghiệm hệ thống dự ứng lực sẽ phải tuân theo đúng các yêu cầu tiêu chuẩn ASTM đối với các
loại thiết bị dự kiến sử dụng hoặc theo hướng dẫn của TVGS.

Chứng chỉ thí nghiệm của Nhà sản xuất về cường độ kéo đứt sẽ được cung cấp trong mỗi lần bàn
giao một cuộn hoặc gói.
III.5 Neo
Nhà thầu sẽ phải trình Tư vấn giám sát phê duyệt tất cả các loại neo sẽ được sử dụng cho dự án
tương ứng với thiết kế và phải có thí nghiệm, chứng chỉ của Nhà sản xuất/cung ứng kèm theo.
~> Loại neo được sử dụng ?
Tất cả các thiết bị neo phải có khả năng giữ chặt thép dự ứng lực khi chịu tải trọng không nhỏ hơn
95% cường độ kéo đảm bảo tối đa của thép dự ứng lực.
Tất cả các phần thép lộ ra bên ngoài phải được bảo vệ chống ăn mòn. Không để neo dính bụi bẩn,
vữa, bị rỉ sét, hoặc các vật liệu không thích hợp khác. Các bộ phận hoặc toàn bộ neo bị hư hỏng sẽ
không được sử dụng.
III.6 Ống ghen
Hệ thống ống gen dạng có gân xoắn phải tương thích/đồng bộ với kiểu, loại cáp dự ứng lực. Hệ
thống ống gen phải kín khí, kín nước và phải có độ cứng theo yêu cầu của thiết kế, được gia công từ
các tấm thép mạ hoặc các vật liệu phù hợp. Đường kính ống gen phải lớn hơn đường kính danh định
của bó cáp, ít nhất 6mm, diện tích cắt ngang phải gấp ít nhất 2.5 lần so với diện tích bó cáp.
Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính

Trang 10


Dự án xây dựng cầu Việt Trì – Ba Vì
XL.06

Công nghệ thi công K0 –

Độ dày tối thiểu của ống gen theo tiêu chuẩn AASHTO LRFD Bridge Construction Specifications,
cụ thể như sau: chiều dày tối thiểu 0.45mm với ống đường kính bằng hoặc nhỏ hơn 67mm; chiều dày
tối thiểu 0.6mm với ống đường kính lớn hơn 67mm; khi các cốt thép bằng thép thanh được lắp đặt
trước với các ống đó chiều dày của ống không nhỏ hơn 0.25mm.

Các ống gen sẽ gắn các ống thông khí và thoát vữa tại các điểm thấp nhất và cao nhất theo chấp
thuận của TVGS.
III.7 Vữa bơm ống ghen
Vữa được dùng để bơm lấp đầy các ống gen phải tuân thủ các quy định sau:
Bao gồm xi măng Portland, nước và phụ gia trương nở đã được TVGS chấp nhận và phải được sử
dụng theo đúng các chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Tỷ lệ nước trên xi măng càng thấp càng tốt phù hợp với độ linh động cần thiết và trong mọi trường
hợp lượng nước/xi măng không được vượt quá 0.40.
Lượng tách nước không được vượt quá 2% sau 3 giờ hoặc tối đa là 4% khi đo ở nhiệt độ 30oC
trong một cốc thuỷ tinh có nắp với đường kính xấp xỉ 100mm với chiều cao vữa khoảng 100mm và
vữa sẽ hấp thụ lại nước trong suốt 24 giờ sau khi trộn.
Không dùng phụ gia chứa Clorua hoặc Nitrat hoặc các chất điện phân tương tự khác.
Cường độ nén tối thiểu của mẫu thí nghiệm phải tuân thủ các chỉ dẫn trên bản vẽ và trong mọi
trường hợp không nhỏ hơn 40MPa ở thời điểm 28 ngày.
III.8 Cốt liệu hạt mịn
Dùng cát tự nhiên có độ bền, độ cứng và rắn chắc cao. Cát sạch, không có các chất ngoại lai, hạt
sét, các chất hữu cơ và các chất có hại khác theo tiêu chuẩn TCVN 7570:2006. Khối lượng kết hợp
giữa chất hoà tan clorat và sulphat tối đa trong cốt liệu hạt mịn sẽ không được phép vượt quá 1000
phần triệu.
Cát lấy từ các nguồn cát Sông Lô và các nguồn cung cấp khác đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật của dự
án.
Cát dùng cho bê tông phải đảm bảo các yêu cầu trong bảng sau:
Cỡ sàng (mm)
2.5
1.25
0.63
0.315
0.14

Tỉ lệ % lọt sàng theo trọng lượng

80 - 100
55 - 85
30 - 65
10 - 35
0 - 10

Hàm lượng các tạp chất tuân thủ theo Tiêu chuẩn kỹ thuật, cụ thể như sau:
Loại
- Cốt liệu mịn hơn mắt sàng 0.075mm
+ Bê tông chịu mài mòn
+ Tất cả các loại bê tông khác

Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính

% tối đa theo trọng lượng
3.0 (1)
5.0 (1)

Trang 11


Dự án xây dựng cầu Việt Trì – Ba Vì
XL.06

Công nghệ thi công K0 –

- Vật liệu thô lớn hơn mắt sàng 0.300mm nổi trên chất
lỏng có tỷ trọng riêng là 1.95

0.5 (2)


III.9 Cốt liệu hạt thô
Sử dụng loại đá nghiền đồng nhất, sạch, không có vật liệu ngoại lai, đất, chất hữu cơ, kali và các
chất có hại khác, hàm lượng bụi sét không quá 1% phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 7570:2006.
Nguồn cung cấp cốt liệu hạt thô phải được TVGS và chủ Đầu Tư chấp thuận trước khi chuyển vật
liệu đến công trường.
Nguồn đá được sử dụng cho thi công bê tông khối đỉnh trụ là đá Phú Mãn III
Các đống cốt liệu hạt thô phải được đánh đống theo những luống ngang không quá cao để tránh
bị phân tầng. Nếu cốt liệu hạt thô bị phân tầng thì phải xáo trộn lại cho phù hợp với yêu cầu.
Với mỗi lô đá dăm phải kèm giấy chứng nhận của nơi sản xuất với các nội dung sau:





Tên cơ sở sản xuất.
Tên đá, sỏi.
Số thứ tự của lô, thời gian sản xuất.
Kết quả các chỉ tiêu chất lượng đã kiểm tra.

Hàm lượng sét, bùn, bụi trong đá dăm xác định bằng cách không rửa không được quá trị số ghi
trong bảng; trong đó cục sét không quá 0.25%. Không cho phép có màng sét bao phủ các hạt đá dăm
và những tạp chất khác như gỗ mục, lá cây, rác rưởi…lẫn vào.
Phần trăm độ hao mòn của thành phần cốt liệu không vượt quá 50 như qui định trong AASHTO
T96.
Nhà thầu sẽ tiến hành các thí nghiệm để xác định tiêu chuẩn vật liệu trình TVGS chấp thuận trước
khi tiến hành sản suất bê tông.
Nguồn cung cấp cốt liệu hạt thô phải được sự phê chuẩn của Tư vấn trước khi chuyển vật liệu đến
công trường.
Kích cỡ cốt liệu hạt thô tuân theo bảng sau:

Kích thước sàng
(mm)
100
70
40
20
10
5

Tỉ lệ phần trăm theo trọng lượng (TCVN 7570:2006)
Khối lượng sót tích lũy trên sàn, ứng với kích thước hạt (mm)
5-10
5-20
5-40
10-40
0
0
0
0-10
0-10
0
1-10
40-70
40-70
0-10
40-70

90-100
90-100
90-100

90-100


Giới hạn các chất có hại tuân theo bảng sau:
Loại
Sét cục
Các hạt mềm
Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính

Tối đa
1.0
5.0
Trang 12


Dự án xây dựng cầu Việt Trì – Ba Vì
XL.06

Công nghệ thi công K0 –

Vật liệu mịn hơn mắt sàng 0.075mm
Vật liệu nổi trên chất lỏng có dung trọng riêng là 1.95

1.0 (1)
1.0 (2)

III.10 Nước
Nước phục vụ thi công được khai thác và thử nghiệm mẫu theo chỉ dẫn kỹ thuật được TVGS chấp
thuận và phải phù hợp với TCXDVN 302:2004 nước dùng cho bê tông và vữa.
Nước sử dụng cho bê tông phải đảm bảo các yêu cầu sau:

 Nước trộn bê tông phải tương đối sạch và có độ pH ≥ 4
 Hàm lượng Cloxit trong nước không vượt quá 300mg Cl/lit đối với bê tông cốt thép.
 Không được dùng nước có hàm lượng sun phát (SO4) lớn hơn 1% trọng lượng của nó.
Nước dùng để tẩy rửa cốt liệu và bảo dưỡng bê tông cũng phải tuân thủ các yêu cầu trên.
III.11Phụ gia
Để cải thiện tính công tác của bê tông nhà thầu dùng các loại phụ gia siêu dẻo và chậm ninh kết
nhằm tạo ra hỗn hợp bê tông có các tính năng phù hợp với yêu cầu của công tác thi công bê tông.
Việc sử dụng phụ gia phải tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, phụ gia không được chứa các chất ăn
mòn cốt thép, không ảnh hưởng đến tuổi thọ của bê tông.
Sử dụng phụ gia của các hãng đã được Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát phê duyệt.
Các kết quả nén của bê tông khối K0 với các loại phụ gia được tư vấn Giám sát và chủ Đầu Tư
chấp thuận trộn trong phòng thí nghiệm và trộn ngoài trạm cho kết quả đạt các yêu cầu của Dự Án.
IV. TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG LẬP CÔNG NGHỆ
Thiết kế kỹ thuật được phê duyệt.
Chỉ dẫn kỹ thuật của dự án.
Tiêu chuẩn 22TCN 266-2000: Quy trình thi công và nghiệm thu cầu cống.
Tiêu chuẩn TCVN 4453-1995: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công
và nghiệm thu.
Tham khảo TCXDVN 305-2004: Bê tông khối lớn – Quy phạm thi công và nghiệm thu.
Các quy định hiện hành khác của Nhà nước về thi công công trình xây dựng.

Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính

Trang 13


Dự án xây dựng cầu Việt Trì – Ba Vì
XL.06

Công nghệ thi công K0 –


V. QUY TRÌNH THI CÔNG
V.1 Công tác chuẩn bị
a.

Thu thập tài liệu chuẩn bị thiết kế tổ chức thi công
Khi thiết kế tổ chức thi công khối K0 cần phải điều tra và thu thập các số liệu sau:
 Bản vẽ thi công kết cấu phần trên của cầu Việt Trì- Ba Vì
 Tài liệu điều tra về địa chất, thuỷ văn, nước ngầm.
 Tài liệu về bình đồ, địa hình nơi thi công, các công trình hạ tầng tại chỗ như đường giao
thông, điện, nguồn nước phục vụ thi công.
 Nguồn vật liệu cung cấp cho công trình.
 Các ảnh hưởng có thể tác động tới môi trường và công trình lân cận.
 Năng lực, thiết bị hiện có của Nhà thầu
 Các yêu cầu về kỹ thuật thi công của dự án.

b.

Thiết kế tổ chức thi công khối K0
Lập bản vẽ, bản tính thể hiện các bước thi công, các công nghệ thi công các hạng mục.

Lập tiến độ thi công, lên kế hoạch sử dụng nhân lực, kế hoạch sử dụng thiết bị và vật tư thi công
công trình.
Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và chất lượng công trình.
c.

Trình duyệt TVGS và Chủ đầu tư

Bản vẽ thi công, biện pháp tổ chức thi công sẽ được trình TVGS và Chủ đầu tư xem xét và phê
duyệt.

Việc thi công khối K0 tại hiện trường chỉ được thực hiện khi Nhà thầu đã nhận được sự chấp thuận
của TVGS và Chủ đầu tư về biện pháp tổ chức thi công đã trình.
V.2 Phân đợt đổ bê tông K0
Dựa vào cấu tạo khối K0, nhà thầu phân đợt thi công khối K0 như sau.
Đợt 1 : Đổ bê tông cho bản đáy
Đợt 2: Đổ bê tông cho dầm ngang và bản sườn.
Đợt 3: Đổ bê tông bản nắp.

Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính

Trang 14


D ỏn xõy dng cu Vit Trỡ Ba Vỡ
XL.06

Cụng ngh thi cụng K0

mặt c ắt theo ph ơn g d ọ c c ầu

mặt c ắt theo ph ơn g n g a ng c ầu
Đợ t3

Đợ t3

Đợ t2
Đợ t2

Đợ t1


Đợ t1

Hỡnh 3 Phõn t thi cụng khi K0
V.3 B tri chung khi giỏo thi cụng K0
Mặt c ắt A - A

Mặt c ắt b - b

B

A

Sàn c ô ng tá c

C ộ t c hố ng
h=1.5m

C ộ t c hố ng
h=1.5m

C

Sà n c ô n g tá c

C ộ t c hố ng
h=1.5m

C ộ t c hố ng

B


D

D

h=1.5m

A

C

Hỡnh 4 B trớ chung giỏo thi cụng K0
V.4 Phng phỏp lp t vỏn khuụn, bờ tụng t 1 v t 2
Vỏn khuụn thi cụng khi nh tr c t trờn giỏo ó c lp dng t khi thi cụng tr.
Vic t vỏn khuụn ỏy c thc hin bng cõn cu. Khi vỏn khuụn ỏy ó s b n inh vi tri trờn
cỏc nờm thộp, iờu chnh chinh xỏc cao cng nh tim dc, tim ngang cua nú phi dựng kich.
Vỏn khuụn ỏy c c inh vi tri trờn nờm thộp gia giỏo vi vỏn khuụn.
Khi t cỏc tm vỏn khuụn thnh ngoi, phi m bo c kich thc hinh hc cua khi nh tr.
Cỏc tm vỏn khuụn thnh ngoi cng c c inh vi tri xung giỏo.
Vic lp t ct thộp, ng ghen s c tin hnh sau khi ó nghim thu cao v vi tri cua vỏn
khuụn.
Cụng ty TNHH Thng mi v Xõy dng Trung Chớnh

Trang 15


Dự án xây dựng cầu Việt Trì – Ba Vì
XL.06

Công nghệ thi công K0 –


Các cửa sổ là các lỗ vĩnh cửu được bố trí trong các khối đỉnh trụ để đi lại, vận chuyển vật tư thiết
bị hoặc neo các kết cấu thi công. Ván khuôn cho cửa sổ và ván khuôn dầm ngang được làm bằng
thép. Chúng được được cấu tạo hợp lý đảm bảo cho công tác tháo ván khuôn được dễ dàng.
Trình tự đặt ván khuôn như sau: trước hết lắp các ván khuôn cửa sổ, sau đó lắp các ván khuôn lõi.
Các ván khuôn lõi được cố định vị trí bằng các thanh chống và các thanh thép xuyên táo. Ván khuôn
đầu đốc ngăn cách bê tông giữa đợt 3 được lắp đặt sau cùng. Cần bố trí các hộc chống cắt tại mối nối
thi công giữa bê tông của ba đợt 1, 2 và 3. Công tác nghiệm thu kích thước hình học của ván khuôn
cho đợt đổ bê tông thứ 1 và 2 sẽ được tiến hành trước khi đổ bê tông.
Thi công bê tông
(a) Thiết kế bê tông
Thành phần bê tông ngoài đảm bảo về cường độ, chống thấm đạt yêu cầu thiết kế còn phải đạt
được yêu cầu về độ công tác để dễ thi công. Do đó, Nhà thầu dự kiến thiết kế cấp phối bê tông sử
dụng phụ gia kéo dài thời gian ninh kết của bê tông.
Thiết kế tỷ lệ của bê tông nhằm đạt được các yêu cầu sau:
 Cường độ chịu nén tối thiểu của mẫu bê tông hình trụ tại 28 ngày là 45MPa.
 Bê tông phải có đủ độ nhớt và độ dẻo đảm bảo cho không bị phân tầng trong suốt quá trình vận
chuyển và đổ bê tông. Bê tông có độ sụt 14-18cm.
 Tỷ lệ nước / xi măng phải nhỏ hơn 0,375.
Bê tông sẽ được thiết kế thành phần cấp phối, trộn thử và đệ trình lên Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư
phê duyệt trước mới được đưa vào sử dụng.
(b) Trộn bê tông
Bê tông được sản xuất đảm bảo đúng theo cấp phối đã được TVGS và Chủ đầu tư chấp thuận.
(c) Vận chuyển bê tông
Vận chuyển bê tông từ trạm trộn ra vị trí thi công bê tông bằng xe mix, bơm bằng máy bơm bê
tông vào vị trí thi công. Tùy theo khối lượng bê tông 1 lần đổ mà Nhà thầu sẽ sử dụng số lượng thiết
bị cho phù hợp.
(d) Biện pháp đảm bảo nhiệt độ bê tông
Nhà thầu sẽ không thi công vào những ngày có nhiệt độ trên 350C.
Đổ bê tông vào sáng sớm hoặc ban đêm nhằm làm giảm nhiệt độ thi công, giảm ánh nắng mặt trời

chiếu trực tiếp vào làm nung nóng ống bơm bê tông.
Nhiêt độ của hỗn hợp bê tông từ trạm trộn khống chế không lớn hơn 30 0C và khi đổ không lớn hơn
320C. Để đảm bảo điều kiện trên, ngoài việc thi công vào ban đêm để hạ nhiệt độ môi trường Nhà
thầu còn sử dụng các biện pháp hạ nhiệt độ cốt liệu sau:
 Phun nước lên đá dăm, sỏi: Đá dăm, sỏi trong bãi chứa được phun nước theo chu kỳ để giữ ướt
bề mặt tạo cơ chế nước bay hơi làm hạ nhiệt độ cốt liệu.
 Sử dụng nước mát để trộn bê tông, các bể chứa nước được che đậy ánh nắng mặt trời.
(e) Đổ bê tông

Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính

Trang 16


Dự án xây dựng cầu Việt Trì – Ba Vì
XL.06

Công nghệ thi công K0 –

Công việc đổ bê tông nên tiến hành theo trình tự từ tim ngang của khối đỉnh trụ ra hai phía. Tùy
thuộc vào tính chất của bê tông, loại phụ gia sử dụng, nhiệt độ thi công mà tính toán khả năng cung
cấp bê tông cho phù hợp, tránh tình trạng thời gian đổ giữa các lớp quá dài. Nói chung, thời gian cho
một lần đổ bê tông không vượt quá thời gian cung cấp bê tông của máy trộn bê tông hiện có.
Đầm bê tông bằng đầm rung cơ học (đầm dùi), tần suất tối thiểu 4500 xung lượng một phút, do
công nhân chuyên nghiệp có kinh nghiệm vận hành. Không để đầm rung chạm vào cốt thép. Công
nhân không được phép đi trên bề mặt bê tông đang đổ. Mỗi lần nhúng đầm vào bê tông phải để đầm
hoạt động liên tục trong khoảng thời gian không quá 30 giây. Khi bọt khí không xuất hiện trên bề
mặt khối bê tông nữa thì rời đầm sang điểm tiếp theo. Số lượng máy đầm phải đủ (Có ít nhất 3 bộ dự
trữ ngoài số đầm rung tính toán).
Các thiết bị đầm trong bê tông theo chiều thẳng đứng xuống đủ độ sâu để đảm bảo bê tông mới đổ

được hoà lẫn với bê tông đã đổ trước đó, độ sâu luồn dây đầm xuống lớp dưới không quá 50mm.
(f) Bảo dưỡng bê tông
Công tác bảo dưỡng bê tông được bắt đầu từ lúc nước dư trên bề mặt bê tông đã bay hơi hết. Thông
thường về mùa hè sau khi đổ bê tông 3 đến 4 tiếng, mùa đông từ 4 đến 6 tiếng, thời gian bảo dưỡng
liên tục trong 7 ngày.
(f) Lưu ý
Quá trình đổ bê tông phải thường xuyên kiểm tra chất lượng bê tông và dây chuyền đổ bê tông.
Các mẫu bê tông phải lấy từ phễu chứa ống dẫn để kiểm tra độ linh động, độ sụt và đúc mẫu kiểm
tra.
Thí nghiệm các mẫu hình trụ sẽ được tiến hành cho từng 100m3 bê tông cùng cấp được sử dụng
liên tục hoặc theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát. Mỗi lần thí nghiệm thực hiện 9 mẫu hình trụ và mỗi
một mẫu được đánh số thứ tự liên tiếp, đồng thời ghi rõ ngày tháng thực hiện thí nghiệm, hạng mục
công trình lấy mẫu thí nghiệm và các thông tin cần thiết khác được gửi đến phòng thí nghiệm của
Nhà thầu (đã được Tư vấn giám sát chấp thuận) để thí nghiệm cường độ nén.
Trong quá trình đổ bê tông cần kiểm tra và ghi nhật ký thi công các số liệu sau:
 Tốc độ đổ bê tông.
 Các số liệu về vữa bê tông và sự dò chảy vữa bê tông.
Việc quan sát và ghi chép cần tiến hành 30 phút một lần và sau mỗi lần đổ 1 xe Mix (6m3). Khi bắt
đầu đổ bê tông thì việc ghi chép tiến hành sau 10-15 phút theo hồ sơ, biểu mẫu Tư vấn qui định.

Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính

Trang 17


Dự án xây dựng cầu Việt Trì – Ba Vì
XL.06

Công nghệ thi công K0 –


Hình 5 – Bố trí chung ván khuôn thi công khối K0
V.5 Phương pháp lắp đặt ván khuôn, đổ bê tông đợt 3
Ván khuôn lõi được chia thành mảnh để tiện lắp ráp và điều chỉnh cao độ. Khi lắp ráp nên dùng các
pa-lăng xích kết hợp với cần cẩu để điều chỉnh sơ bộ, sau đó dùng kích để điều chỉnh chính xác. Ván
khuôn phải đặt trên các nêm gỗ có chiều cao tối thiểu 100mm, cạnh các nêm gỗ đều có các thanh
thép hàn chống giữ cố định. Việc bố trí vị trí nêm đỡ ở bên dưới phải thích hợp cho công việc tháo
ván khuôn.
Công tác cốt thép sẽ được tiến hành sau khi đã nghiệm thu xong ván khuôn. Cốt thép được gia
công tại bãi gia công và các thanh chi tiết được gia công sắp xếp theo trình tự, thuận lợi cho kiểm kê
khối lượng và sơ đồ lắp dựng theo bản vẽ thi công.
Khi lắp đặt các ống ghen tạo lỗ cho các bó cáp cần phải đảm bảo chúng nằm đúng vị trí. Để đơn
giản có thể dùng một sợi dây căng qua hai vị trí đầu của ống ghen để điều chỉnh vị trí ống theo
phương dọc. Cao độ của ống ghen ở hai đầu được kiểm tra bằng máy cao độ, các vị trí khác được đo
bằng thước với vị trí chuẩn là sợi dây thép 1 căng qua hai đầu ống ghen.
Ống ghen được cố định vị trí bằng dây thép 6 quàng qua ống và cuốn vào cốt thép thường.
Khoảng cách giữa các mối buộc 6 là 1m/cái. Trong lòng các ống ghen đều đặt các ống nhựa PVC
76 chống gãy ống ghen và vữa bê tông chảy vào trong ống ghen.
Đổ và bảo dưỡng bê tông như các đợt đổ bê tông trước.

V.6 Phương pháp căng cáp dự ứng lực
Chỉ tiến hành căng dự ứng lực khi bê tông đạt 90% cường độ thiết kế. Trước khi căng cáp dự ứng
lực cho khối đỉnh trụ, các ván khuôn thành ngoài, thành trong và ván khuôn nóc phải tách rời khỏi bề
mặt bê tông. Riêng ván khuôn đáy vẫn được giữ nguyên trong quá trình thi công.
(a) Lắp đầu neo
Đầu neo phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi lắp đặt
Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính

Trang 18



Dự án xây dựng cầu Việt Trì – Ba Vì
XL.06

Cắt cáp trước khi lắp neo

Công nghệ thi công K0 –

Đo độ giãn dài cáp

Chiều dài của đầu bó cáp tính từ mặt bản đệm neo L  Chiều dài kích + 15cm cho đầu căng kéo và
0,6m cho đầu không căng kéo. Sau đó chúng được cắt hoặc đặt so le thành bậc, mài vát xung quanh
và lắp các mũ dẫn để dễ dàng cho việc lắp đầu neo.
Dùng hai chạc dẫn xỏ chéo nhau định vị các tao cáp thành từng hàng tương ứng với các hàng lỗ
của đầu neo, sau đó đầu neo được luồn vào các tao cáp.
(b) Đặt nêm (chốt neo)
Trước khi đặt nêm phải kiểm tra chủng loại của nêm đem sử dụng. Nêm phải cùng nhóm với neo,
đệm neo và phải phù hợp với đường kính của tao cáp. Nêm được vệ sinh sạch sẽ bằng xăng trước khi
lắp đặt.
Đầu neo phải được tỳ sát vào bản đệm.
Dùng một ống thép có đường kính trong 16 - 20 dài khoảng 2m luồn qua từng tao cáp đóng chặt
nêm vào lỗ sao cho đầu của các mảnh nêm của một bộ nêm phải phẳng, không so le.
(c) Lắp bản lỗ đệm đầu kích
Dùng 2 chạc dẫn luồn chéo nhau định vị các tao cáp thành hàng tương ứng với các lỗ ở bản đệm
đầu kích sau đó bản lỗ đệm đầu kích được luồn qua.
(d) Lắp kích
Kích và đồng hồ áp lực phải được kiểm định trước khi sử dụng.
Kích được treo vào giá bằng một pa-lăng xích 0,5T để dễ dàng điều chỉnh cao độ của kích trong lúc
căng kéo.
Kích được luồn qua các tao cáp thông qua các bản dẫn và được đặt tỳ sát vào bản đệm được cố
định vị trí bằng cách đẩy bộ tự kẹp về phía đầu kéo.

(e) Căng cáp
Trước khi căng cáp phải đảm bảo chắc chắn trục của kích trùng với trục của bó cáp tại đầu neo và
đầu kích tỳ sát vào bản đệm.
Việc căng cáp chỉ được tiến hành khi bê tông đạt cường độ yêu cầu.
Công tác căng cáp phải thực hiện sao cho đạt được lực yêu cầu trong bản vẽ hoặc theo yêu cầu của
Tư vấn giám sát. Đối với mỗi bó thép chỉ được phép sai số 5% lực yêu cầu. Lực tổng cộng trong cấu
kiện sai số trong khoảng 2% giá trị lực yêu cầu.
Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính

Trang 19


Dự án xây dựng cầu Việt Trì – Ba Vì
XL.06

Công nghệ thi công K0 –

Trong quá trình neo tao cáp phải chú ý đánh dấu tao cáp để có thể đo độ tụt neo của thép. Nếu độ
tụt neo trung bình lớn hơn 6mm thì phải buông cáp và căng kéo lại.
Trình tự căng tiến hành như sau:
-

Căng so dây: Lực căng so dây không được xác định cụ thể, việc xác định lực này là dựa vào
dấu hiệu của kim đồng bắt đầu tăng đều, thông thường áp lực này thường lấy tương ứng với
10% lực căng thiết kế cho bó cáp. Sau đó đánh dấu vị trí bó cáp để đo độ giãn dài.

-

Lần lượt tăng lực lên theo các cấp 0.2P; 0.4P; 0.6P; 0.8P; 1P. Đo độ giãn dài tương ứng với
từng cấp lực. (P là lực căng thiết kế).


-

Hạ kích.
Các số liệu liên quan đến quá trình căng kéo phải được ghi lại theo bảng sau:
Thứ tự
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Cấp lực

Lực kéo

Áp lực

Độ giãn dài thực tế (mm)

đồng hồ

Bó cáp:
TC1-HL

Bó cáp:

TC1-TL

0.2P
0.4P
0.6P
0.8P
1P
Đóng neo
Tụt neo đầu xa (mm)
Tụt neo (mm)
Độ giãn dài thực tế (mm)

Việc đo áp lực bơm có tính đến mất mát ở kích và neo là phương pháp chủ yếu để xác định chính
xác lực kích. áp lực này đọc thông qua đồng hồ áp lực đã được hiệu chỉnh đặt ở trạm bơm.
Các chú ý trong quá trình căng cáp
Thông thường tại mỗi khối đúc của dầm hẫng có 2 bó cáp phải căng, chúng được căng đồng thời và
đối xứng. Nếu có sự chênh lệch về áp lực thì chỉ được phép chênh lệch một cấp.
Khi kích căng cáp bắt đầu chịu lực, các pa-lăng xích treo kích phải thả lỏng. Hành trình của piston
là hữu hạn nên phải luôn chú ý đến độ dãn dài của cáp ứng với từng cấp lực, tránh tình trạng vượt
quá hành trình piston.
Việc tăng áp lực kích phải đều. Khi hạ áp lực kích phải đều và chậm (hiện tượng nêm không neo
giữ được cáp hay xảy ra trong lúc hạ áp lực kích do hạ áp lực kích quá nhanh, cáp co lại nhưng
không kéo được nêm vào theo).
Không được đứng chính diện với bó cáp (phía sau kích hoặc neo) khi đang căng.
(f) Đo độ giãn dài của bó cáp
Trước khi tiến hành căng cáp, độ giãn dài của bó cáp cần phải hiệu chỉnh lại căn cứ vào diện tích
và mođun đàn hồi thực tế của tao cáp lấy từ chứng chỉ của cuộn cáp hoặc kết qủa thí nghiệm.
Độ giãn dài của bó cáp được đo thông qua hành trình của piston kích chạy ra tương ứng với từng
cấp áp lực. Một trị số khác cũng được đo để so sánh. Trị số này được đo từ đuôi kích đến một vật rắn
cố định vào một tao cáp.

Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính

Trang 20


Dự án xây dựng cầu Việt Trì – Ba Vì
XL.06

Công nghệ thi công K0 –

Khi lực căng kéo trong bó thép đã đạt yêu cầu, phải đo độ giãn dài của bó thép, độ giãn dài này chỉ
được sai số trong khoảng 5%, sai số nằm ngoài giới hạn này thì phải buông cáp và căng kéo lại.
Các chú ý khi đo độ giãn dài
Dụng cụ đo độ giãn dài phải song song với trục của kích (vuông góc với đáy kích) trong lúc đo. Độ
tụt của nêm ở đầu không căng (hoặc chưa căng) được xác định bằng cách dùng một bản lỗ bằng gỗ
luồn qua các tao cáp đến một khoảng cách nhất định tính từ mặt nêm (khoảng 10cm), dùng sơn phun
vào các tao cáp để lấy dấu khoảng cách. Công việc này chỉ được tiến hành khi bó cáp đã được kéo
“so dây”.
Tháo kích
Trình tự tháo kích như sau:
 Truyền hết tải trọng từ kích vào đầu neo (áp lực đồng hồ về 0)
 Co hết piston về (hồi kích)
 Kéo kích ra bằng cách kéo tay cầm bản kẹp ở phía đuôi kích
Bơm vữa
Sau khi tháo kích, các đoạn thừa của bó cáp phải được cắt bỏ. Vị trí cắt cách đầu neo 3cm và phải
cắt bằng máy cơ khí (nghiêm cấm dùng các biện pháp cắt bằng nhiệt như đèn xì ôxy gas hay hàn hồ
quang...).
Đầu neo hở ra được bịt kín bằng bê tông cùng cấp với bê tông dầm. ống bơm vữa phải được đặt
vào vị trí trước khi đổ bê tông bịt đầu neo và bề mặt của đầu neo, bản đệm phải được vệ sinh thật
sạch. Bề mặt bê tông tại đây cần tạo nhám để tăng độ dính bám với bê tông bịt đầu neo.

Mọi bó thép đều phải được bảo vệ chống ăn mòn và dính bám bê tông xung quanh bằng cách lấp
đầy các khoảng trống giữa thép và ống luồn cáp bằng vữa xi măng.
Công tác phun vữa lấp lòng ống ghen cho mỗi loại cáp phải được hoàn thiện càng sớm càng tốt sau
khi hoàn thành công tác căng nhưng không quá 5 ngày. Đồng thời chỉ tiến hành bơm vữa khi bê tông
bịt đầu neo đã đủ cường độ .
Khi trộn vữa phải dùng máy trộn, thời gian trộn không quá 4 phút. Vữa trộn xong không được để
quá 20 phút nếu quá phải kiểm tra lại độ linh động trước khi bơm.
Trình tự bơm vữa:
Rửa ống ghen và bó cáp đã căng: Bơm nước sạch vào từng ống ghen sau đó thổi hết nước ra bằng
máy bơm hơi ép. Công việc này còn có ý nghĩa làm trơn ống và chỉ làm trước khi bơm vữa.
Bơm vữa vào ống: Vữa sau khi trộn đạt yêu cầu được bơm vào ống thông qua một ống bơm. Phía
trước vữa bơm luôn có một lượng nước nhỏ để làm trơn ống. Trong quá trình bơm phải luôn luôn
theo dõi đồng hồ áp lực bơm.
Việc bơm vữa phải diễn ra liên tục, không được gián đoạn. Nếu xảy ra sự cố phải ngừng bơm, phải
thổi sạch vữa ra khỏi ống ghen ngay lập tức và tiến hành bơm vữa lại sau khi đã khắc phục sự cố.
Khoá van: khi vữa đã chảy từ đầu phía bên kia của ống, kiểm tra độ linh động của vữa sao cho
tương ứng với vữa trộn thì ngừng bơm và khoá van đầu này lại. Nếu ống có bố trí ống thăm vữa lại
tiếp tục bơm đến khi thấy vữa chảy ra đầy ống thăm vữa thì khoá van tại ống này. Cuối cùng tăng áp
Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính

Trang 21


Dự án xây dựng cầu Việt Trì – Ba Vì
XL.06

Công nghệ thi công K0 –

lực bơm tiếp đến khi đạt áp lực yêu cầu, duy trì áp lực đó trong thời gian tối thiểu 5 giây rồi mới
khoá van ở đầu bơm.

Các điểm cần chú ý trong quá trình bơm vữa
Thiết bị phun vữa phải có khả năng hoạt động liên tục mà ít bị biến đổi áp suất.
Bơm phải có khả năng phân phối áp suất tối thiểu 0.7MPa và phải được lắp đồng hồ đo áp suất có
số đọc lớn nhất 2MPa. Đồng hồ áp lực phải được kiểm định trước khi sử dụng.
Các ống bơm vữa và ống xả phải có chiều dài tối thiểu 400mm, đường kính trong tối thiểu 20mm.
Tốc độ bơm vữa trong ống từ 6-12m/phút.
Người phụ trách đóng khoá van vữa phải đeo kính phòng hộ đề phòng vữa áp lực cao bắn vào
mắt.Không nên bơm vữa lúc trời nóng, nhiệt độ ngoài trời quá nóng hoặc trong bóng mát lúc nhiệt
độ nhỏ hơn 40C.

VI. KIỂM SOÁT AN TOÀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Tất cả các hạng mục phải được nghiệm thu bởi TVGS. Nhà thầu chỉ được phép tiến hành hạng mục
tiếp theo khi TVGS đã phê duyệt hạng mục trước đó.
Thiết bị và nhân công thi công công trình phải được chuẩn bị tốt, luôn luôn ở tư thế sẵn sàng.
Trước khi thi công phải tổ chức học tập cho những người tham gia thi công nắm vững: Quy trình
kỹ thuật và quy trình an toàn lao động. Phải làm cho mọi người hiểu rõ an toàn lao động là mục tiêu
cao nhất, có ý thức bảo vệ mình, bảo vệ tài sản và thiết bị.
Tất cả các máy móc thiết bị phải đảm bảo vận hành trong điều kiện an toàn, được bảo dưỡng định
kỳ, đầy đủ theo quy định. Trước khi vận hành toàn bộ máy móc phải được đăng ký kiểm tra chất
lượng và có chứng chỉ vận hành.
Trang bị đầy đủ phòng hộ cá nhân và thiết bị an toàn tập thể phù hợp với tính chất và mức độ nguy
hiểm của công việc.
Mặt bằng công trường phải được sắp xếp gọn gàng, có hàng rào ngăn cách, các vị trí làm việc phải
được vệ sinh công nghiệp trước và sau khi làm việc.
Bố trí hệ thống chiếu sáng đầy đủ và đều đặn trên mặt bằng, có cầu dao riêng.
Bố trí các biển báo nguy hiểm và các biển chỉ dẫn cho các loại hoạt động của công trình.

Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính

Trang 22



Dự án xây dựng cầu Việt Trì – Ba Vì
XL.06

Công nghệ thi công K0 –

Không để vữa, các chất phụ gia rơi rớt làm bẩn nguồn nước & ô nhiễm môi trường. Các vật tư thiết
bị được xếp đặt bảo quản trong kho riêng tại công trường.
Bố trí các thiết bị chữa cháy như: bình cứu hoả, bể nước, bể cát, …
Bố trí cán bộ an toàn thường xuyên kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở và giải quyết các công việc liên
quan đến công tác an toàn lao động.
Trong quá trình thi công mọi người đều phải giữ đúng vị trí, tập trung tư tưởng để làm việc, điều
khiển máy chính xác.
Khi làm việc phải có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động theo quy định.
Thường xuyên kiểm tra tời, cáp, phanh, dụng cụ thao tác các loại máy, các hệ thống truyền lưu của
cả động cơ nhất thiết phải được bao cho kín để đảm bảo an toàn.
Hệ thống dây điện, cáp điện ở hiện trường phải bố trí hợp lý, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định
về an toàn sử dụng điện. Phải có công nhân chuyên môn phụ trách hệ thống điện.
Ở công trường ngoài trách nhiệm của đội trưởng, tổ trưởng phải chỉ định thêm người làm công tác
bảo đảm an toàn lao động.
Mỗi ca làm việc, trưởng ca phải chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình công việc. Khi đổi ca phải bàn
giao chi tiết cho trưởng ca mới và có sổ bàn giao ký nhận. Phải ghi đầy đủ vào nhật ký thi công.
Làm việc ban đêm phải có đầy đủ các đèn chiếu sáng, ở nơi tập trung lao động và lao động nặng
nhọc phải được chiếu sáng bằng đèn pha.

Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính

Trang 23




×