Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN: QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC


TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SƯ PHẠM ỨNG DỤNG Ở TIỂU HỌC

Tên đề tài:

QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP
GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC

HDKH

:

Sinh viên thực hiện :
Lớp

: 17DTHB2.SP2

Đà Nẵng, 2018


Phần thứ nhất. MỞ ĐẦU

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Dạy học” không chỉ đơn thuần cung cấp một khối lượng kiến thức khổng lồ
cho học sinh là đủ mà còn phải hình thành ở các em thái độ tiếp thu và vận dụng kiến
thức đó cho có hiệu quả. Qua đó giáo dục cho học sinh về thẩm mỹ và nhân cách. Để


làm được điều này người giáo viên không chỉ tập trung truyền thụ kiến thức qua những
tiết học, qua các bài giảng mà còn đảm nhiệm thêm công tác quản lý lớp với chức
danh “Giáo viên chủ nhiệm”.
Giáo viên chủ nhiệm lớp, hơn ai hết phải thực hiện có hiệu quả công tác dạy
người. Để đạt kết quả tốt, mỗi giáo viên chủ nhiệm không chỉ làm công việc của mình
bằng trách nhiệm mà bằng cả trái tim. Chúng ta có thể dễ dàng thực hiện một tiết dạy
chuyên môn của mình nhưng có lẽ chúng ta luôn cảm thấy thật khó khăn để hoàn
thành tiết sinh hoạt lớp sao cho hiệu quả.
Mục tiêu của giáo dục là phát triển toàn diện cho học sinh. Trường học không
chỉ là nơi cung cấp kiến thức mà còn dạy các em kĩ năng sống, hình thành nên nhân
cách. Học sinh tiểu học ở Việt Nam rất ngoan, chăm chỉ, học giỏi và biết nghe lời thầy
cô giáo. Nhưng kỉ luật, sự tự tin, mạnh dạn và bản lĩnh, ý thức trách nhiệm của các em
chưa thực sự bằng học sinh các nước phương Tây.
Với học sinh lớp 4 - độ tuổi bước đầu hội tụ đầy đủ các yếu tố của một học sinh
toàn diện: phẩm chất, kiến thức, năng lực và kĩ năng sống. Song một thực tế vẫn tồn
tại là ý thức trách nhiệm, tính tự giác chưa cao. Do đó các em chỉ tiếp thu những kiến
thức nhất thời do giáo viên truyền đạt, dễ dàng quên các kiến thức đã học, dễ chán học,
không có động lực vượt khó khăn để học tập. Những học sinh như vậy khi học xong
bài sẽ chỉ biết làm theo, nghe theo người khác, chứ không thể chủ động sáng tạo trong
công việc. Thiết nghĩ, xóa bỏ tính thụ động trong học tập, nâng cao trách nhiệm, ý thức
tự học là một trong các yếu tố dẫn đến sự thành công của học sinh. ,,
Vậy làm gì để đạt được điều ấy? Đây quả là điều bao nhiêu giáo viên làm công
tác chủ nhiệm như tôi nói riêng và đồng nghiệp nói chung phải trăn trở.


Qua một thời gian giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm ở lớp 4, bản thân tôi
nhận thấy để làm tốt công tác chủ nhiệm, cần phải có không khí học tập sôi nổi, tạo
hứng thú cho học sinh nhưng cũng không thể thiếu các hình thức kỷ luật phù hợp
mang tính giáo dục các em. Từ đó các em có tâm lí sẽ thoải mái, tiếp thu bài sẽ nhẹ
nhàng, hiệu quả, năng động hơn, sáng tạo hơn, giờ học bớt căng thẳng, bớt áp lực, học

sinh được “học mà chơi chơi mà học”. Giáo dục bền vững chính là hướng vào tính
hoàn thiện, tính nhân văn, tính đạo đức, tính tiến bộ, tính cộng đồng và đậm đà bản sắc
dân tộc.
Xuất phát từ những vấn đề trên thì việc hình thành cho các em kĩ năng kỷ luật
tích cực là rất quan trọng và cần thiết. Cùng với sự hỗ trợ đồng nghiệp, việc tạo điều
kiện thuận lợi từ Ban giám hiệu Trường Tiểu học Lê Lai, tôi đã tích cực tìm hiểu
nghiên cứu phương pháp kỷ luật tích cực để sử dụng trong công tác chủ nhiệm của bản
thân với đề tài: “Một số kinh nghiệm quản lí lớp học bằng phương pháp giáo dục kỷ
luật tích cực” giúp học sinh phát triển toàn diện.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng quản lí lớp
học của học sinh lớp 4 ở Trường tiểu học Lê Lai, trên cở sở đó, đề xuất một số biện
pháp quản lí lớp học bằng phương pháp kỉ luật tích cực giúp cho giáo viên giáo dục
đạo đức cho học sinh, củng cố nề nếp lớp, phát huy được tính năng động sáng tạo của
mỗi học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học.
Sẽ thật là tuyệt vời khi sau mỗi tiết học, tôi được nhìn thấy những khuôn mặt hả
hê, thích thú và nhất là thấy một không khí học tập mới, đầy hào hứng và chất lượng ở
các em học sinh.
III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Khách thể
Thực trạng nề nếp lớp học của học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Lê Lai.
2. Đối tượng
Một số biện pháp quản lí lớp học bằng phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực.
IV. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Hiện nay giáo viên chưa sử dụng có hiệu quả và khai thác hết tác dụng của phương
pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp.
V. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Nhiệm vụ nghiên cứu



- Lí luận về vấn đề phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực và việc sử dụng những
phương pháp đó.
- Khảo sát thực trạng quản lí lớp học của học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học Lê Lai.
- Đưa ra một số cách giải pháp giúp giáo viên quản lí lớp học tích cực, nâng cao hiệu
quả quản lí lớp.
2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, tôi chỉ nghiên cứu một số biện pháp nâng cao tính tích cực chủ
động, tự quản, giáo dục đạo đức giúp cho học sinh lớp 4 phát triển toàn diện.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp thực nghiệm


Phần thứ hai. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

I. CƠ SỞ KHOA HỌC:
1/ Cơ sở lý luận và thực tiễn
Giáo viên dạy các môn học ở tiểu học cũng là giáo viên chủ nhiệm lớp. Công
tác chủ nhiệm ở tiểu học rất quan trọng. Nếu làm tốt, nó sẽ hỗ trợ rất nhiều cho giáo
viên trong việc giảng dạy, giáo dục học sinh. Giáo viên có nhiều thời gian gần gũi các
em hơn, có khi giáo viên tiếp xúc với học sinh còn nhiều hơn cha mẹ. Vì vậy giáo viên
có thể ngăn chặn được tình trạng trẻ bỏ học, trẻ chán học, trẻ trầm uất vì gia đình, trẻ
bỏ nhà đi lang thang, trẻ giải quyết bất đồng bằng bạo lực,… đồng thời phát huy được
những năng khiếu tiềm ẩn ở các em, từ đó các em cũng thích đi học và thích học hơn.
Công tác chủ nhiệm còn phải làm cho lớp học đoàn kết, yêu thương nhau, luôn
quan tâm gắn bó với nhau. Để tạo được một lớp học như thế, giáo viên chủ nhiệm lớp
cần phải tạo điều kiện cho học sinh thể hiện sự quan tâm của mỗi thành viên trong lớp.
Giáo sư David Berliner cho rằng: “Nhà giáo là những người mà mỗi ngày phải

đưa ra nhiều quyết định quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai của rất
nhiều trẻ em”, “Chính sự quan tâm, lòng yêu thương và sự chia sẻ của người thầy đã
giúp những đứa trẻ phát huy hết khả năng của chúng”. Vì vậy, cách duy nhất mà giáo
viên chủ nhiệm lớp có thể làm tốt nhiệm vụ dạy học là phải tổ chức quản lí tốt lớp học.
Nhìn tổng thể, chức năng của người giáo viên chủ nhiệm lớp là lãnh đạo, tổ
chức, quản lí tập thể lớp trên cơ sở tổ chức các hoạt động giáo dục, các mối quan hệ
giáo dục của học sinh theo mục tiêu giáo dục nhân cách học sinh toàn diện trong tập
thể phát triển và môi trường học tập thân thiện. Từ đó sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm
lớp thực hiện công tác giáo dục trong các giờ học chính khóa thuận lợi hơn.
2. Thực trạng của đề tài
Học sinh tiểu học phần lớn đang ở độ tuổi hình thành và phát triển nhân cách.
Việc giáo dục đúng hướng sẽ giúp các em trở thành những đứa trẻ ngoan, lễ phép. Bên
cạnh đó, các em cũng dễ tiếp thu, học đòi và bắt chước những hành vi lời nói không


tốt. Nhiều học sinh bắt đầu có những biểu hiện tính cách “nổi loạn”, không ngoan
ngoãn nghe lời thầy cô như trước, thích làm theo ý mình. Hơn nữa, nhiều bậc phụ
huynh lại quá nuông chiều con cái, dễ dàng thỏa hiệp với những đòi hỏi vô lý của trẻ,
nhiều gia đình thì lại mải lo làm ăn nên phó mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường.
Hiện nay, tình trạng học sinh tiểu học đánh nhau, chửi thề không còn hiếm. chỉ là
trước mặt thầy cô thì các em còn e dè nhưng bằng sự quan sát khi học sinh đối thoại
với nhau thì giáo viên thực sự thấy được ngôn ngữ các em sử dụng. Vì vậy, các em rất
cần được giáo dục và rèn luyện nhiều kĩ năng sống để tự tin trong học tập, trong cuộc
sống.
Trước đây, giáo viên thường có thói quen áp dụng biện pháp ”truyền thống”
như trách phạt, dọa học sinh khi các em vi phạm nội qui trường lớp, hình phạt thiếu
tính tích cực; hiệu quả chưa được như mong muốn, nhiều khi lại phản tác dụng.
Đã nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp, phần nào đã có chút ít kinh nghiệm
nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học là rất nặng
nhọc và rất phức tạp. Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì phải vừa là

một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để
xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu
giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà
hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song
song với việc giảng dạy tốt các môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm
tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp.
II. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ LỚP HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
KỈ LUẬT TÍCH CỰC
Ở đây, tôi xin trình bày những kinh nghiệm của bản thân về việc quản lí lớp học
bằng phương pháp giáo dục kỷ luật ở học sinh lớp 4.
1. Giáo dục kỷ luật tích cực là gì?
Giáo dục kỉ luật tích cực là giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của
trẻ; không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của trẻ; có sự thỏa thuận giữa người
lớn – trẻ em và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ.
Hành vi “hư” không phải là nhân cách của trẻ. Đây là hình thức sử dụng hệ quả
tự nhiên và lôgíc, hình thành và thiết lập nề nếp kỷ luật trong gia đình, nhà trường và
giúp học sinh thay đổi những hành vi tiêu cực.


2. Ưu điểm của phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực
-Học sinh có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, được mọi người quan tâm,
tôn trọng, lắng nghe ý kiến. Từ đó tích cực chủ động hơn trong học tập, tự tin hơn
trước đám đông, phát huy được khả năng của mình.
-Giáo viên giảm được áp lực quản lí lớp học vì học sinh hiểu và tự giác chấp
hành kỉ luật, xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò.
-Nhà trường trở thành môi trường học thân thiện, an toàn, tạo được niềm tin đối
với xã hội.
3. Các biện pháp thực hiện
Trong thực tế có nhiều biện pháp giáo dục kỷ luật đối với học sinh. Sau đây là
một số biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực có thể áp dụng trong lớp học:

3.1. Thay đổi cách cư xử trong lớp học
Thay đổi cách cư xử là dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương, tìm
hiểu nhằm thúc đẩy học sinh có thái độ cư xử, hành vi đúng đắn trong quá trình học
tập trên lớp, làm cho các em tiếp thu bài một cách thoải mái nhất.
Muốn thay đổi cách cư xử trong lớp học chúng ta cần:
a) Đối với bản thân giáo viên
- Thường xuyên ghi chép nhật kí để nhìn nhận, đánh giá các vấn đề đã được
thực hiện trong quá trình thay đổi các biện pháp giáo dục kỉ luật mà mình đã áp dụng
trong các giờ học chính khóa.
b) Đối với lớp học
- Xây dựng các quy tắc và nội quy học tập rõ ràng, nhất quán nhằm thống nhất
trong tập thể lớp cách học trong các giờ học chính khóa và thực hiện quy tắc một cách
thường xuyên.
- Đưa ra những hình thức kỷ luật phù hợp đối với những học sinh vi phạm quy
tắc và nội quy học tập trên lớp.
- Học sinh phải hiểu được cách xử sự của mình là chưa đúng trong giờ học để
từ đó tự mình tìm cách khắc phục.
- Không sử dụng kỷ luật mang tính bạo lực trong giờ học.


- Phải công bằng, khoan dung, tránh gây căng thẳng làm ảnh hưởng đến việc
tiếp thu bài học mới của các thành viên trong lớp.
- Không kỷ luật học sinh vì những lỗi do ngoại cảnh khách quan tác động làm
ảnh hưởng đến quá trình dạy và học của cả thầy lẫn trò.
Việc thay đổi cách cư xử trong lớp có thể thực hiện dưới nhiều hình thức:
 Chia sẻ hộp thư vui
Mục đích của hình thức này là giúp học sinh biết cố gắng khi gặp khó khăn, tạo
điều kiện cho những học sinh ngại giao tiếp trước đám đông có thể bày tỏ ý kiến của
mình.
 Phiếu khen

Việc khen ngợi, động viên đặc biệt quan trọng đối với học sinh cá biệt hay học
sinh có những hành vi vô kỉ luật trong lớp. Vì vậy cần tìm mọi cơ hội để khen ngợi
hành vi tích cực của học sinh dù chỉ là nhỏ nhất. Tuy nhiên cần khen đúng lúc, kịp thời
sự cố gắng, tiến bộ của học sinh, không nên lạm dụng phiếu khen.
 Gửi thư khen về nhà
Hình thức khen thưởng này giúp học sinh cảm thấy tự tin vào bản thân, giúp
học sinh có tính tự lập, có trách nhiệm với công việc được giao, tạo sự liên kết gần gũi
giữa giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.
3.2. Quan tâm đến những khó khăn của học sinh trong học tập
Những hành vi tiêu cực trẻ mắc phải thường bắt nguồn từ những khó khăn của
trẻ. Những khó khăn đó có thể là hoàn cảnh sống, sức khỏe, những trở ngại trong học
tập, khó khăn về tâm lí, thể chất...Khi gặp phải những phản ứng tiêu cực từ trẻ, cần
tránh đối đầu với học sinh, cần lắng nghe, tránh “lên lớp” hoặc chỉ trích, hạ nhục trẻ.
Ví dụ: Một học sinh đang loay hoay làm việc trong giờ học, giáo viên gọi em đó trả lời
câu hỏi. Em giật mình đứng dậy và không trả lời được.
GV1:
- Học thì dở, nói chuyện thì hay, đứng im đấy!
- Xòe tay ra! ( đánh em đó hai cái vào tay)
- Ngồi xuống! Lần sau còn tái phạm bị phạt trực nhật một tuần nghe chưa?
GV2:


- Cô lặp lại câu hỏi nhé!
- Em nào giúp bạn mình trả lời câu hỏi này?
- Em nhắc lại câu trả lời nào!
- Em trả lời được rồi!
- Cần tập trung nghe giảng bài nhé!
Trong hai cách ứng xử trên, cách làm của giáo viên thứ hai vừa kéo được học
sinh tham gia vào nội dung bài học vừa không làm trẻ cảm thấy xấu hổ, bị làm nhục
trước mặt bạn bè.

Sau đây là một số hình thức quan tâm đến những khó khăn của học sinh trong
học tập:
* Đố vui làm thay đổi nhận thức của học sinh
Ví dụ: Gv chuẩn bị một tờ giấy trắng, dùng một cây bút mực vẽ nghệch ngoạc lên tờ
giấy đó, đưa lên và hỏi cả lớp: “ Em thấy gì ?” Hầu hết học sinh sẽ trả lời là thấy vết
mực trên tờ giấy. Một số em khác sẽ trả lời thấy tờ giấy trắng và vết mực trên tờ giấy
đó. Khi đó, giáo viên hỏi lại:
+ Vậy em thấy phần trắng của tờ giấy nhiều hơn hay ít hơn?
+ Nhiều hơn ạ!
+ Rất tốt. Phần sạch sẽ trên tờ giấy này nhiều hơn vết mực, nhưng hầu hết các em chỉ
thấy vết mực bị dính bẩn mà ít chú ý đến phần sạch sẽ của nó. Mỗi người bạn trong
lớp mình cũng vậy. Ai cũng sẽ có những khiếm khuyết. Tuy nhiên phần khiếm khuyết
đó chỉ là một phần rất nhỏ trong vô số những điểm tốt mà bạn có. Vì vậy, bạn có lỗi
không có nghĩa là bạn đó xấu...
* Tổ chức trò chơi công nhận những điểm tốt của học sinh
Hình thức này giúp học sinh tăng thêm lòng tự tin với bản thân và khuyến khích
các em nhìn nhận những mặt tích của các bạn khác. Cảm giác được thừa nhận và khen
thưởng trong tập thể (dưới bất kì hình thức nào) đều có những ảnh hưởng mạnh mẽ
đến thái độ và cách xử sự của học sinh.
*Đặt mình vào hoàn cảnh người khác
Với hình thức này, giáo viên có thể đưa ra một tình huống cụ thể, cho học sinh
phân tích hoặc đặt mình vào vị trí của nhân vật trong tình huống để đóng vai, giải
quyết tình huống. Điều này giúp học sinh thấy được trách nhiệm của mình; giúp học


sinh biết lắng nghe, thông cảm, chia sẻ, tôn trọng người khác, cùng nhau thực hiện tốt
hơn những nội quy đề ra.
Giáo viên cần lưu ý không nên phạt học sinh bằng cách ra thêm bài tập, chép
phạt..., điều đó sẽ khiến trẻ nghĩ rằng học tập là sự trừng phạt, không phải là quyền lợi.
Cố gắng kiềm chế không nên thể hiện thái độ nóng nảy, căng thẳng trước học sinh.

Răn đe, xử phạt chỉ có hiệu quả tức thời. Trước khi làm một người thầy, chúng ta cũng
đã từng là những đứa trẻ. Vì vậy tôi nghĩ trước khi làm một người thầy, mỗi giáo viên
phải là một người bạn chúng; đặt mình vào vị trí của học sinh, lắng nghe, chia sẻ và
cùng tìm cách giải quyết vấn đề của học sinh.
3.3 Xây dựng và phát triển sức mạnh tập thể học sinh
Tập thể có mạnh, có đoàn kết thì lớp mới tốt được. Vì vậy phát huy sức mạnh
tập thể của học sinh, mỗi giáo viên cần có nghệ thuật của mình.
-Ngay từ đầu tôi đã tìm hiểu, phát hiện, lựa chọn chính xác những cá nhân tích cực để
bồi dưỡng, làm nòng cốt cho bộ máy tự quản các hoạt động của lớp. Tôi đã chia sẻ và
làm cho các em ý thức được vai trò của mình trong tập thể, sau đó phân công công
việc phù hợp với năng lực của các em. Đồng thời tôi luôn dựa vào đội ngũ nòng cốt
(các ban, nhóm trưởng) để lãnh đạo các hoạt động một cách đa dạng, phong phú.
Ví dụ: Lớp được thành lập các nhóm như nhóm kỉ luật, nhóm ôn bài,...,báo cáo
trước lớp những điều quan sát, ghi nhận được trong những ngày học vừa qua về quá
trình học tập, việc thực hiện nội quy, các vấn đề nảy sinh trong lớp,...không nêu cụ thể
một cá nhân nào. Nhóm được cử quan sát chia sẽ suy nghĩ của mình về những điều có
lợi cho hoạt động học tập trong lớp và những gì gây cản trở cho việc học tập, làm thế
nào để cải thiện được tình hình lớp học...
Hoạt động này giúp giáo viên nhận ra những vấn đề tốt và chưa tốt của lớp để
có hướng điều chỉnh kịp thời. Đồng thời rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích
vấn đề và đưa ra quyết định cuối cùng.
- Cho học sinh tự xây dựng hình ảnh một lớp hoc lý tưởng: Học sinh vẽ hình
hoặc nêu ý kiến về một lớp học lý tưởng; xác định những nguyên nhân ngăn cản lớp
đạt được những điều đã nêu ra và cần làm gì để có một lớp học lí tưởng như thế? Biện
pháp này giúp học sinh chủ động tham gia vào hoạt động của lớp, phát huy tính sáng
tạo, khả năng giải quyết vấn đề; điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp.


3.4. Tăng cường sự tham gia của học sinh trong việc xây
dựng nội dung bài học

- Tăng cường sự tham gia của học sinh trong việc xây dựng nội dung bài học,
tổ chức các hoạt động học tập đa dạng. Đây là biện pháp rất có hiệu quả nhằm động
viên, khuyến khích học sinh học tập. Muốn vậy, giáo viên cần vận dụng nhiều phương
pháp và kỹ thuật dạy học khác nhau để thu hút học sinh tham gia vào bài học mới một
cách sôi nổi và hào hứng.
- Sự tham gia của học sinh trong các giờ học chính khóa là các em được cung
cấp thông tin, được bày tỏ ý kiến, tranh luận, nêu thắc mắc, được trình bày những sáng
kiến học tập của bản thân.
- Ý kiến của học sinh được giáo viên lắng nghe và tôn trọng, cùng nhau giải
quyết nhằm làm cho học sinh tiếp thu bài học một cách tốt nhất.
a) Tăng cường sự tham gia của học sinh trong việc xây dựng nội dung bài học
là cần thiết vì:
- Giúp học sinh hiểu, tin tưởng và luôn suy nghĩ vào bài học.
- Học sinh rèn được khả năng thể hiện suy nghĩ và đưa ra những quyết định học
tập một cách chủ động nhất.
- Phát huy tinh thần trách nhiệm của người học sinh trong học tập.
b) Để tăng cường sự tham gia của học sinh trong việc xây dựng nội dung bài
học, giáo viên nên lưu ý:
- Giáo viên nên tham khảo các tài liệu liên quan đến quyền trẻ em (Công uớc
Quốc tế về Quyền trẻ em, Luật chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, Luật giáo dục,...)
để hiểu và có thể vận dụng một cách linh hoạt trong các giờ học chính khóa nhằm đảm
bảo quyền học tập của học sinh.
- Khuyến khích học sinh mỗi khi các em có những ý hay, sáng kiến tốt trong
học tập.
3.5 Giáo dục đạo đức học sinh thông qua các tiết học
Hàng ngày, người tiếp xúc với các em và dạy các em nhiều nhất chính là giáo
viên chủ nhiệm. Thực tế, thông qua các môn học như: Đạo đức, Tập đọc, Kể chuyện,
tôi đã đưa các tình huống, hành vi để giáo dục đạo đức học sinh". Tôi thấy rằng, ở
trường Tiểu học, giáo dục đạo đức học sinh chính là giáo dục các em thực hiện 5 điều



Bác Hồ dạy. Ngoài các tiết học, tôi còn giáo dục học sinh thông qua hoạt động ngoài
giờ lên lớp, hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh như: Kỷ niệm các
ngày 20/11, ngày thành lập Đảng 3/2, ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
22/12, ngày 30/4 và các phong trào “Uống nước nhớ nguồn, tấm áo tặng bạn”, “Nuôi
heo đất” để giáo dục hành vi, đạo đức chuẩn mực cho các em học sinh.
3.6 Nâng cao thành tích học tập
Chúng ta thấy rằng nâng cao thành tích học tập của học sinh là một trong những
nhiệm vụ hàng đầu của giáo viên chủ nhiệm lớp. Thành tích học tập không những thể
hiện ở kết quả là nắm được trí thức, kỹ năng nói chung mà còn thể hiện ở tư duy sáng
tạo nói riêng. Thành tích học tập của học sinh là thước đo quá trình rèn luyện, phấn
đấu của các em. Vì vậy tôi đã tổ chức cho các em thành lập nhóm học tập và hướng
dẫn học sinh phương pháp học tập bộ môn. Đồng thời phụ đạo thêm cho học sinh có
năng khiếu, giúp đỡ học sinh còn hạn chế, cải tiến giờ dạy, áp dụng dụng hình thức
"Học mà chơi, chơi mà học" và phát động các phong trào thi đua ngắn ngày. Tất nhiên
là phải có biểu dương, khen thưởng kịp thời nhằm động viên, khích lệ các em cố gắng
trong trong tập.
Như vậy, có thể có nhiều biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong giờ học
chính khóa. Các biện pháp có sự tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau. Trong quá trình áp
dụng, giáo viên chủ nhiệm lớp cần lưạ chọn các biện pháp phù hợp với đối tượng học
sinh của lớp mình.
4. Một số điều cần tránh khi học sinh mắc lỗi
+ Không nên mắng nhiếc, sỉ vả học sinh. Không nên nói những câu như “Em vừa dốt,
lại vừa lười”, hay “em không làm được gì cả”...vì như vậy sẽ khiến học sinh tự ti và
thu mình lại.
+ Học sinh lớp 4 đã có những hiểu biết nhất định nên tốt nhất là nên trao đổi, phê bình
khi em đó chỉ có một mình. Tuyệt đối không để trẻ mất mặt trước bạn bè làm ảnh
hưởng đến lòng tự tôn của chúng.
+ Trước khi phê bình học sinh cần có những nhận xét về ưu điểm rồi mới chỉ ra khuyết
điểm. Như vậy học sinh mới cảm phục lời nhận xét của người lớn và vui vẻ tiếp thu.

+ Không nên quá cường điệu những thiếu sót của học sinh, điều quan trọng là chỉ cho
các em cách sửa chữa.


+ Khi học sinh mắc lỗi không nên uy hiếp bắt các em nhận lỗi. Khi đó cần bình tĩnh
tránh để các em bị oan.
+ Phê bình phải kịp thời. Khi trẻ có thiếu sót gì cần phê bình ngay. Nếu để quá lâu rồi
mới phê bình thì hậu quả sẽ không tốt.
+ Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để tránh trường hợp “trống đánh xuôi kèn thổi
ngược”. Cùng một khuyết điểm mà thầy cô trách phạt còn gia đình thì xue xoa coi như
không có chuyện gì thì học sinh không những không sửa chữa sai lầm triệt để mà còn
tạo thói quen dựa dẫm.
+ Cuối cùng, giáo viên cần xác định không phải cứ phê bình là học sinh khắc phục
được ngay. Nếu các em lại mắc lỗi giáo viên không nên tỏ thái độ bực bội cáu gắt mà
cần kiên trì thuyết phục, giúp các em sửa lỗi.
5. Một số ví dụ minh họa
* Ví dụ 1:
Em Trần Nguyên Thanh là một học sinh khá của lớp nhưng em chỉ chú trọng
học các môn như: Toán, Tiếng Việt. Còn các môn học xã hội thì em rất lười. Biết được
điều đó tôi hay thường chú ý xem cách học của em. Mới có một tháng học mà em đã
nhiều lần không học bài cũ, trong giờ học không tập trung học bài ở môn Khoa học,
Lịch sử - địa lí, Đạo đức,... Tôi đã có sự trao đổi, chia sẻ với em, phối hợp với gia đình
em và tôi đã ngăn chặn được những tư tưởng tiêu cực học lệch của em cũng như
những em khác. Mà đó chính là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng lớn đến
kết quả học tập của các em sau này.
* Ví dụ 2: Em Nhật Vy là một học sinh giỏi của lớp, một cán bộ Đội tích cực
xuất sắc. Em tham gia hầu hết các hoạt động, phong trào của nhà trường: cô đội nhỏ tí
hon, văn nghệ,... Nhưng vì quá ham hoạt động nên sức học của em giảm rõ rệt. Qua
tìm hiểu tôi được biết em mất quá nhiều thời gian vào các buổi tập. Tôi đã trao đổi với
cô Tổng phụ trách Đội, và yêu cầu thời gian tập rõ ràng, khoa học. Bên cạnh đó tôi

cũng động viên em cố gắng hoàn thành tốt các phong trào song cũng phải dành thời
gian công sức thích hợp cho việc học văn hóa. Tôi đã nhắc nhở em “nhiệm vụ chính
của người học sinh là việc học”.
* Ví dụ 3: Trong lớp bạn có vài học sinh hiếu động, học khá nhưng khi gặp
người lớn các em thường phớt lờ không chào hoặc khi trả lời bất kì một câu hỏi nào
của người lớn, các em thường gật đầu hay lắc đầu hoặc trả lời trống không. Đối với
người lớn, đó là một hành vi thiếu lễ phép. Nếu là thầy cô, thầy cô sẽ phải làm gì?


Trước tiên bản thân mỗi thầy cô cần là một tấm gương sáng cho học sinh về sự
lễ phép, chào hỏi. Khi nhận được lời chào cần đáp lại một cách ân cần, tránh phớt lờ.
Sau đó giúp các em hiểu rằng trẻ nhỏ cần biết tôn trọng và lễ phép với người lớn, thể
hiện trước nhất ở việc chào hỏi, thưa gửi khi nói chuyện. Trái lại nếu không biết tôn
trọng họ, họ sẽ coi thường cha mẹ, ông bà và thầy cô giáo của mình vì đã không dạy
cho mình sự lễ phép. Cuối cùng, cần liên hệ trao đổi với phụ huynh để điều chỉnh các
em kịp thời.


*Ví dụ 4:
Đầu năm bạn được phân công chủ nhiệm lớp 4/4. Lớp vốn rất trầm. Giờ học rất
ít em tham gia phát biểu xây dựng bài. Các em cũng không hăng hái tham gia vào các
hoạt động, phong trào của lớp. Bạn sẽ làm gì?
Trước tiên hãy dạy cho học sinh biết cách động viên khích lệ tinh thần các bạn
trong lớp, cũng là khích lệ chính mình. Nếu bạn nào làm được một việc tốt, hãy tuyên
dương và vỗ tay thật kêu. Hãy nghĩ đến tinh thần một trận thi đấu thể thao. Khán giả sẽ
reo hò cổ vũ cho người ghi bàn thắng. Nhờ đó, tinh thần và sức mạnh của người chơi
sẽ được tăng lên rất nhiều. Mọi người ai cũng thích được chúc mừng khi làm một điều
tốt. Bạn cần giúp các em trở thành một tập thể đoàn kết - ở đó các thành viên giúp đỡ
hỗ trợ, chúc mừng thành quả của nhau. Khi học sinh có được sự hứng khởi vì làm
được điều tốt, các em sẽ thi đua nhau làm thật nhiều điều tốt hơn nữa. Khi đó việc

động viên học sinh tham gia các phong trào của trường lớp sẽ trở nên dẽ dàng hơn.vv...
Từ các ví dụ trên tôi thấy rằng giáo viên chủ nhiệm phải huy động tiềm năng trí
tuệ và khả năng của các bậc phụ huynh vào việc giáo dục toàn diện học sinh đặc biệt là
vấn đề tư tưởng đạo đức, ý thức học tập cũng như là việc phòng chống các tệ nạn xã
hội. Muốn có sự phối hợp này rất cần sự nhận thức một cách đầy đủ trách nhiệm của
chính bản thân phụ huynh học sinh và sự nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ của giáo viên
chủ nhiệm.
Trên đây là một số biện pháp ứng dụng quản lý học sinh bằng phương pháp
giáo dục kỷ luật tích cực. Tôi cũng đã áp dụng vào lớp chủ nhiệm của mình và có hiệu
quả rõ nét. Nhưng bất kì một biện pháp nào cũng có những mặt hạn chế nhất định. Vì
vậy, mỗi người giáo viên chủ nhiệm đều có những biện pháp riêng phù hợp với đặc
điểm của lớp mình. Song tất cả những người thầy đều muốn xây dựng một tập thể lớp
vững mạnh, năng động, tự tin và bản lĩnh. Từ đó định hướng cho các em trở thành
những con người tài giỏi vừa hồng - vừa chuyên trong tương lai.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua nghiên cứu tìm hiểu quản lí lớp học bằng phương pháp giáo dục kỷ luật tích
cực. Tôi đã vận dụng một số biện pháp trên vào công tác chủ nhiệm ở lớp 4. Tôi thấy rằng
khi áp dụng các biện pháp này cùng với sự tâm huyết “yêu nghề, mến trẻ” của mỗi giáo
viên chúng ta thì kết quả học tập, kĩ năng sống của học sinh sẽ tiến bộ một cách rõ rệt, số
lượng học sinh thích học tăng lên rất nhiều. Lớp học có tinh thần tự quản cao. Học sinh có
lòng say mê nghiên cứu tìm hiểu, ham học hỏi, học đều và yêu thích các môn học, từ đó


giúp các em phát triển tư duy trí tuệ, óc sáng tạo, tăng cường thảo luận nhóm, trao đổi
thông tin với nhau trong học tập. Học sinh mạnh dạn, tích cực và hứng thú hơn trong xây
dựng bài, học đều các môn, bước đầu phát triển toàn diện nhân cách.

Học sinh cảm nhận được không khí vui tươi trong giờ học,
“mỗi ngày đến trường là một ngày vui”



Mọi nỗ lực của các em luôn được sự ghi nhận trước thầy cô, bạn bè, nhà trường.
Từ đó, các em chủ động, tích cực hơn trong quá trình học tập.
Tôi xem những “trái ngọt” trên đây là niềm vui, là động lực để mình phấn đấu nhiều
hơn nữa trong sự nghiệp trồng người mà mình đã dồn hết nghị lực trong bao năm qua.


Phần thứ ba. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT

I.

KẾT LUẬN
Sự thành công trong công tác chủ nhiệm lớp phải nói cần có rất nhiều yếu tố

được kể đến. Trong đó nhân tố quan trọng nhất mà bản thân tôi nhận ra đó là quyết
định lựa chọn các biện pháp quản lí các hoạt động trong lớp, và xây dựng được ý thức
tự quản, kỷ luật tích cực của các em trong lớp.
Giáo viên chủ nhiệm lớp ngoài sự nhiệt tình, năng động, cần phải rèn cho mình
những tố chất, kĩ năng cần thiết như: tính kiên trì, nhẫn nại, lòng bao dung và năng
lực, uy tín toàn diện để cầm lái được “con đò” của mình đến bờ và đạt kết quả cao.
Người giáo viên chủ nhiệm còn phải biết tổng hợp sức mạnh của các đoàn thể trong và
ngoài nhà trường để tạo nên sự thành công đó.
Trên đây là đề tài quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực
giúp học sinh lớp 4 phát triển toàn diện ở Tiểu học mà tôi đã thực hiện và đạt được một
số kết quả nhất định trong phạm vi mình chủ nhiệm. Đề tài gồm một số cách thức giúp
giáo viên nắm được các biện pháp và cũng như các bước tiến hành. Đặc điểm học sinh
Tiểu học thời nay là năng động, sáng tạo, ưa thích cái mới nên cần phát huy sự hứng
thú cho học sinh, giúp các em chủ động, tích cực khai thác và nắm vững kiến thức.
Bản thân tôi có được nhiều năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao một phần lớn
là nhờ làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.

Những kết quả mà chúng tôi đã thu được trong quá trình nghiên cứu là cái mới
đối với bản thân tôi. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã phát hiện và rút ra nhiều điều
lý thú về phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực ở bậc tiểu học. Tôi tự cảm thấy mình
được bồi dưỡng thêm lòng kiên trì, nhẫn lại, sự ham muốn, say sưa với việc nghiên
cứu. Tuy nhiên đề tài này của tôi là giai đoạn đầu nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học
nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi mong muốn nhận được ý kiến đóng
góp của các thầy cô giáo, của các bạn đồng nghiệp và những ai quan tâm đến việc giáo
dục đạo đức cho học sinh ở bậc tiểu học nói chung, lớp 4 nói riêng.


II. ĐỀ XUẤT
1. Đối với giáo viên
- Giáo viên chúng ta cần tích cực tự bồi dưỡng nâng cao công tác chủ nhiệm cho
mình. Lựa chọn phương pháp chủ nhiệm đặc biệt là ứng dụng quản lý lớp học bằng phương
pháp kỷ luật tích cực giúp học sinh phát triển toàn diện và được hoạt động tích cực.
- Tích cực tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn do trường tổ chức để nâng
cao công tác chủ nhiệm.
- Thường xuyên cập nhật thông tin, dò tìm kiến thức trên mạng và ngoài cuộc
sống hàng ngày để bổ sung cho vốn kiến thức của bản thân.
2. Đối với Ban giám hiệu nhà trường
- Nhà trường đầu tư thêm cơ sở vật chất trường học, sân chơi, bãi tập, dụng cụ
thể thao, thiết bị dạy học, tạo môi trường học tập tốt, vui chơi lành mạnh thu hút học
sinh đến lớp.
- Tạo điều kiện về chế độ chính sách, chế độ ưu tiên, chế độ học bổng động
viên học sinh, cần quan tâm hơn nữa những học sinh có hoàn cảnh khó khăn để học
sinh có điều kiện đến lớp, không nghỉ học giữa chừng.
- Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về công tác chủ nhiệm.
Tạo điều kiện để tất cả giáo viên được thực những ý tưởng mới trong công tác chủ
nhiệm của mình.
3. Đối với Phòng giáo dục

- Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn chuyên đề về công tác chủ
nhiệm để giáo viên trong toàn huyện học tập, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về công tác
chủ nhiệm.
- Động viên, khuyến khích kịp thời những tập thể, cá nhân tiên phong trong
phong trào nâng cao công tác chủ nhiệm ở các trường hoặc có thành tích cao trong lĩnh
vực nghiên cứu, ứng dụng có hiệu quả trong học tập, phục vụ và làm việc tại địa
phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hải Châu, tháng 12 năm 2017
Người viết

Nguyễn Thị Trà Giang


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Huệ, giáo trình tâm lí lứa tuổi, NXB Giáo dục, 1997
3. Các thông tin trên mạng Internet,…
4. NXB GD, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở
Tiểu học lớp 4.
5. Lê Ngọc Lan, Sách tâm lý lứa tuổi tiểu học và tâm lí sư phạm, NXB Giáo dục, 1998.
6. TS Phan Quốc Việt – Nguyễn Thị Thùy Dương, Bộ sách thực hành kĩ năng
sống cho học sinh Tiểu học, NXB Giáo dục.
7. Quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực, NXB Giáo Dục.
8. Hải Yến, Mạnh Quỳnh - Ứng xử sư phạm với học sinh tiểu học, NXB Đại
học quốc gia Hà Nội, 2006.


MỤC LỤC
Phần thứ nhất. MỞ ĐẦU ..............................................................................................1
I. Lí do chọn đề tài.........................................................................................................1

II. Mục đích nghiên cứu:................................................................................................2
III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:......................................................................... 2
1. Khách thể:……………………………………………………………………….…2
2. Đối tượng: ……………………………………………………………….....……...2
IV. Giả thiết khoa học:...................................................................................................2
V. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu:…………………………………………………..2
1. Nhiệm vụ nghiên cứu:……………………………………………….....………….2
2. Phạm vi nghiên cứu:…………………...……………………….………………….3
VI. Phương pháp nghiên cứu:……………………………………...……………….…..3
Phần thứ hai.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU……………...…………………………….. 4
I. Cơ sở khoa học:…………………………………...………………………………… 4
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn:…………………………………………………………4
2. Thực trạng đề tài : …………………………………………………………………4
II. Các biện pháp quản lý lớp học bằng phương pháp giáo dục tích cực:………...……5
1. Giáo dục kỉ luật tích cực là gì?.................................................................................5
2. Ưu điểm của phương pháp giáo dục kỉ luật tích cực:…………………...…………5
3. Các biện pháp thực hiện :…………………………...……………………………..6
3.1 Thay đổi cách cư xử trong lớp học:…………………...………...……………..6
3.2. Quan tâm đến những khó khăn của học sinh trong học tập:……....………..…7
3.3. Xây dựng và phát triển sức mạnh học sinh:………………………...………….9
3.4. Tăng cường sự tham gia của hs trong việc xây dựng nội dung bài học …...…..9
3.5. Giáo dục học sinh thông qua các tiết học………….......…...………………...10
3.6. Nâng cao thành tích học tập:…………...………...…………………………..10
4. Một số điều cần tránh khi mắc lỗi:………………………...……………………..11
5. Một số ví dụ minh họa:…………………………...………………………………12
III. Kết quả đạt được:………………………………...……………………………….13
Phần thứ ba. KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT……………………………...………………..16
I. Kết luận:…………………………………...………………………………………..16
II. Đề xuất:…………………………………...………………………………………..16
1. Đối với giáo viên:………………………………...………………………………16

2. Đối với Ban giám hiệu nhà trường…………………………...…………………..17
3. Đối với Phòng giáo dục:…………………...……………………………………..17
*TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………...……………………18




×