Tải bản đầy đủ (.pptx) (99 trang)

GIÁO TRÌNH BỆNH HÔ HẤP Ở GIA CẦM DO VI KHUẨN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.94 MB, 99 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIETNAM NATIONAL UNVERSITY OF AGRICULTURE
KHOA THÚ Y

Bệnh truyền nhiễm thú y 2

FVM

BỆNH HÔ HẤP Ở GIA CẦM
DO VI KHUẨN

GV: Nguyễn Văn Giáp


Đặt vấn đề



Ngành chăn nuôi gia cầm hiện nay đang được quan tâm và phát triển, do vậy việc đàn gia cầm
khỏe mạnh, cho năng suất cao là vấn đề được người chăn nuôi quan tâm hàng đầu.



Nhưng hiện nay,có rất nhiều bệnh gây ra cho gia cầm làm giảm hiệu quả chăn nuôi,gây tổn thất
kinh tế nghiêm trọng. Trong đó ,nhóm bệnh về đường hô hấp trên gia cầm như IB; IC;CRD;ORT;
cúm gia cầm; newcastle;…đều có những triệu chứng và mức độ ảnh hưởng,mức độ biểu hiện
đến gia cầm khác nhau tùy từng bệnh,nhưng chúng đều gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi gia
cầm.


Nội Dung



CRD

IC

ORT

Bệnh hô hấp mãn tính ở gia cầm

Bệnh sổ mũi truyền nhiễm ở gà

Bệnh hô hấp phức hợp ở gà


CRD

BỆNH HÔ HẤP MÃN TÍNH Ở GIA CẦM

Chronic Respiratory Disease


CRD

-

I. Giới thiệu chung

Bệnh CRD (Chronical Respiratory Disease), còn gọi là bệnh viêm đường hô hấp mãn tính là bệnh
truyền nhiễm của loài gia cầm, nhưng phổ biến hơn cả là ở gà và gà tây


-

Đặc điểm của bệnh: Thở khó,ho, chảy nước mũi trên gà và thường gây viêm xoang trên gà tây

-

Bệnh có biểu hiện lâm sàng chậm, tiến trình bệnh kéo dài


CRD

II. Lịch sử và địa dư bệnh
Tình hình nghiên cứu CRD trên thế giới

-

Bệnh CRD được phát hiện vào năm 1905 tại nước Anh, do Dod mô tả với tên gọi “ Bệnh viêm phổi địa
phương”

-

Năm 1938 bệnh được Dicikinson và Hinshow đặt tên là “Bệnh viêm xoang truyền nhiễm” của gà tây.

-

Năm 1943, J.P Delaplane và H.O Stuart phân lập từ cơ quan hô hấp của gà con bị bệnh viêm xoang
truyền nhiễm thấy tác nhân gây bệnh.Từ đó bệnh được gọi là “Viêm đường hô hấp mãn tính CRD”


II. Lịch sử và địa dư bệnh


CRD

Tình hình nghiên cứu CRD trên thế giới

-

CRD được nghiên cứu từ đầu những năm 1970, trên đàn gà công nghiệp được phát hiện năm 1972

-

Cũng theo nghiên cứu của Đào Trọng Đạt 1978 thì tỷ lệ nhiễm bệnh ở đàn gà tập trung tương đối
cao từ 12,7% - 50% tùy vào từng lứa tuổi.

-

Hiện nay hầu hết các trại chăn nuôi tập trung đề có bệnh CRD. Theo số liệu thống kê của trung tâm
chẩn đoán thú y Quốc gia thì đa số các trại gia cầm đều có kháng thể dương tính đối với bệnh ở tỷ lệ
tương đối cao.


CRD

II. Lịch sử và địa dư bệnh
Địa dư bệnh

-

Bệnh có ở hầu hết các nước trên thế giới. Từ năm 1951, bệnh có rộng rãi ở các cơ sở sản xuất chăn
nuôi gia cầm thuộc bang Delauver Meriland và đầu năm 1956 không một bang nào tránh khỏi bệnh

này

-

Ở Braxin (Gourust và Nobroga, 1956), ở Hungary (1953), ở Ba Lan (1956), ở Úc (Seden,1952), ở Hà
Lan (Bluck, 1950), Cu Ba (1965).

-

Nước ta, bệnh CRD xuất hiện từ năm 1970, xong hiện nay vẫn chưa xác định được các chủng
Mycoplasma gây bệnh chủ yếu


III. Căn bệnh

CRD

Mycoplasma gallisepticum (MG) thuộc:

-

Lớp Mollicutes

-

Bộ Mycoplasmatales

-

Họ Mycoplasmataceae


-

Giống Mycoplasma


III. Căn bệnh

CRD

1. Hình thái

-

Dưới kính hiển vi thường, vi
khuẩn có dạng hình cầu, kích
thước khoảng 0,25_0,5µm.

-

Không có thành tế bào nhưng
được bao bọc bởi màng sinh
chất


III. Căn bệnh

CRD

2. Đặc tính nuôi cấy


-

Môi trường nuôi cấy phải nhiều chất dinh dưỡng tổng hợp,
bổ sung từ 10-15% huyết thanh lợn, ngựa hoặc gia cầm.

-

Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp 30–38oC, pH = 7,8
Thời gian nuôi cấy 2 – 5 ngày ở không khí rất ẩm
Khuẩn lạc rất nhỏ, trơn, tròn có khối sáng đục ở vùng trung
tâm, đường kính 0,2 – 0,3 mm


III. Căn bệnh

CRD

2. Đặc tính nuôi cấy

-

Có thể nuôi cấy Mycoplasma trên phôi gà 7 ngày với đường tiêm túi lòng
đỏ

Phôi chết trong vòng 5-7 ngày


III. Căn bệnh


CRD

3. Sức đề kháng

-

Hầu hết các chất sát trùng đều có hiệu quả đối với MG như: phenol, formol, propiolactone,
methiolate

-

MG yếu khi ra bên ngoài cơ thể vật chủ và nó tồn tại hạn chế trong vài ngày hay ít hơn khi ở điều
kiện chuồng nuôi bình thường. Nếu được bảo vệ bởi chất tiết hay nhiệt độ môi trường lạnh thì nó sẽ
sống sót lâu hơn.

-

Tồn tại trong phân gà 1 - 3 ngày ở 20oC, ở quần áo mỏng 3 ngày tại 20oC, 1 ngày ở 37oC

-

Trong canh trùng, tồn tại 2 – 4 năm ở - 30oC, canh trùng đông khô tồn tại 7 năm ở 4oC.


V. Dịch tễ học

CRD

1. Loài mắc bệnh


-

MG gây bệnh trên loài gia cầm nhất là Gà và gà Tây.

-

Các loài gia cầm khác như: Gà lôi, công , chim cút, chim hồng hạc,…

-

Gà mắc chủ yếu ở 4-8 tuần tuổi. Gà lớn hơn bị bệnh sẽ mang trùng suốt đời và lây sang con khác.

-

Bệnh có thể kết hợp với bệnh khác làm cho bệnh nặng hơn.

-

Gà nuôi theo phương thức công nghiệp dễ mắc hơn gà nuôi theo phương thức tự nhiên.


CRD







VI. Dịch tễ học


2. Đường truyền lây
Truyền trực tiếp thông qua tiếp xúc giữa con mang trùng và con khỏe
Thông qua đường hô hấp: hít phải vi khuẩn trong không khí
Qua trứng,qua đường sinh dục
Trong một số trường hợp, sự lây nhiễm qua việc sử dụng vacxin virus chế từ trứng bị nhiễm
Mycoplasma.


CRD

Cơ chế sinh bệnh



Sau khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể gia cầm, nó ký
sinh và gây viêm nhẹ niêm mạc đường hô hấp, niêm mạc
mũi và các xoang quanh mũi, thành túi hơi.




Nếu sức đề kháng của gia cầm tốt thì quá trình viêm nhẹ.
Nếu sức đề kháng giảm sút thì bệnh sẽ nặng và các vi
khuẩn có trong đường hô hấp sẽ kế phát gây bệnh, gây
viêm đường hô hấp nặng, niêm mạc đường hô hấp bị tổn
thương, con vật gầy, kiệt sức dần rồi chết.


VI. Dịch tễ học


CRD

3. Bệnh thường xảy ra mạnh khi có các yếu tố stress:

-

Thay đổi thời tiết đột ngột

-

Khi vận chuyển, chuyển đàn, ghép đàn…

-

Mật độ nuôi quá dày

-

Nền chuồng ẩm ướt, bụi bẩn, nồng độ khí NH3, H2S quá cao

-

Không đảm bảo độ thông thoáng của chuồng nuôi, đặc biệt là không đảm bảo tốc độ gió


CRD

V. Dịch tễ học
Bảng chỉ số thiệt hại thực tế do CRD gây ra


Chỉ số

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ chết

5 - 10

Giảm đẻ

10 - 20

Giảm tăng trọng

10 - 20


VI. Triệu chứng – Bệnh tích

CRD

1. Triệu chứng

-

Thời gian nung bệnh từ 6-21 ngày, từ 6-10 ngày đối với bệnh viêm xoang ở gà tây.

-


Thời gian nung bệnh thường khó xác định,phụ thuộc vào sức đề kháng của gia cầm và điều kiện bên
ngoài của môi trường.

-

Gà :+ Ho, thở khò khè (ban đêm và sáng), chảy nước mắt, nước mũi
+ sưng mặt, đi khập khiễng
+ Tiêu thụ thức ăn giảm, giảm sản lượng trứng
+ Âm rale khí quản


VI. Triệu chứng – Bệnh tích

CRD

1. Triệu chứng


Chân sưng to do M. synoviae, chứa dịch rỉ viêm màu vàng

Do M. synoviae, khớp cánh bị viêm, có dịch rỉ viêm


Do M. meleagridis, gà gầy còm, hình thành u sụn, ỉa
chảy, khớp xương bị thay đổi hình dạng


VI. Triệu chứng – Bệnh tích

CRD


1. Triệu chứng
Gà tây:

-

Đầu tiên là chảy nước mắt, nước mũi

-

Âm rale khí quản kèm theo ho và thở khó

-

Giảm sản lượng trứng

-

Bệnh viêm xoang (xoang cạnh mũi sưng
một cách đặc trưng)


Viêm xoang mặt ở gà tây do MG,khi mổ rất nhiều diịch rỉ iêm.

Viêm xoang mặt ở gà tây do MG


VI. Triệu chứng – Bệnh tích

CRD


1. Triệu chứng

-

CRD là tiền đề cho các bệnh khác kết hợp và sẽ gây bệnh trầm trọng hơn ( VD: kết hợp với New,
IB,…)

-

Đặc biệt khi CRD kết hợp với E.coli ( CCRD) làm tỷ lệ gà chết cao hơn so với bình thường ( 30%)
( gà dò 4-8 tuần tuổi)

-

Khó thở trầm trọng hơn, há mỏ và cụp đuôi khó thở

-

Giảm sản lượng trứng và chất lượng vỏ trứng


×