Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

CÂU HỎI ÔN TẬP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.5 KB, 7 trang )

TỐ TỤNG DÂN SỰ
1. So sánh thủ tục Sơ thẩm và Phúc thẩm
Xét xử dân sự là một hoạt động do tòa án tiến hành tổ chức nhằm giải quyết vụ án dân sự để bảo
vệ quyền, lợi ích của đương sự một cách cong khai, khách quan, công bằng, bình đẳng.
Sự khác biệt:
1. Cơ sở phát sinh
-Sơ thẩm: đơn khởi kiện được tòa án thụ lý
-Phúc thẩm: đơn kháng cáo của người tham gia tố tụng hoặc kháng nghị của viện kiểm sát.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết
-Sơ thẩm: là tòa án thụ lý vụ án có đầy đủ thầm quyền giải quyết
-Phúc thẩm: tòa án cáp trên trực tiếp có thầm quyền giải quyết
3. Nguyên đơn rút đơn kiện
-Sơ thẩm: không cần có sự đồng ý của bị đơn, đình chỉ xét xử vụ án
-Phúc thẩm: phụ thuộc vào vị đơn có đồng ý hay không, có kiện ngược lại không
4. Hậu quả của đình chỉ xét xử
-Sơ thẩm: chấm dứt toàn bộ vụ án
-Phúc thẩm: trường hợp cá nhân tổ chức không có người thừa kế thì chấm dứt toàn bộ vụ án,
trường hợp rút đơn kháng cáo kháng nghị thì bản án quyết định sơ thẩm sẽ có hiệu lực.
5. Hòa giải
-Sơ thẩm: tại phiên tòa thẩm phán hỏi các đương sự có thỏa thuận với nhau không, nếu thỏa
thuận được thì công nhận sự thỏa thuận đó.
-Phúc thẩm: không có thủ tục hòa giải
6.Hỏi và tranh luận
-Sơ thẩm: hỏi và tranh luận những vấn đề liên quan đến vụ án
-Phúc thẩm: hỏi và tranh luận những vấn đề thuộc phạm vi kháng cáo, kháng nghị
7.Hiệu lực
-Sơ thẩm: chưa có hiệu lực ngay
-Phúc thẩm: có hiệu lực pháp luật ngay.
2. Phân biệt Giám đốc thẩm và Tái thẩm
1



Giống nhau:
Đối tượng là những bản án quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật trên thực tế buộc các
chủ thể có liên quan phải tuân thủ chấp hành. Và khi phát hiện có sai sót thì bị kháng nghị bởi cơ
quan có thẩm quyền.
Chủ thể kháng nghị: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện Trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện Trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (Điều
285,307 BLTTDS)
Hậu quả pháp lý: Khi một bản án hoặc quyết định của Tòa án bị kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm hoặc tái thẩm bởi các chủ thể có thẩm quyền thì bản án, quyết định đó không có giá trị
pháp lý đối với các đương sự trong vụ án, các chủ thể có liên quan. Bản án, quyết định cũ của
Tòa án trước đó sẽ bị hủy, các đương sự các chủ thể trong vụ án sẽ tuân theo quyết định giám
đốc thẩm hoặc tái thẩm khi bản án được xét lại
Hiệu lực: Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm sẽ có hiệu lực ngay khi Hội Đồng giám đốc thẩm,
tái thẩm ra quyết định
Khác nhau:
Về tính chất:
+ Thủ tục giám đốc thẩm: bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có vi
phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, sự sai sót này có thể
xảy ra ở bất cứ giai đoạn tố tụng nào
+ Thủ tục tái thẩm: là thủ tục xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị khi
phát hiện những tình tiết mới, những tình tiết mới này làm thay đổi nội dung cơ bản của bản án,
quyết định của Tòa án.
Về căn cứ kháng nghị:
+ Giám đốc thẩm: kết luận, trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách
quan trong vụ án. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong
việc áp dụng pháp luật (Điều 283 BLTTDS). Những sai lầm này là do lỗi vô ý.
+ Tái thẩm: phát hiện được tình tiết mới trong vụ án mà đương sự không thể biết được trong quá
trình giải quyết vụ án, có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người
phiên dịch không đúng sự thật hoặc có sự giả mạo chứng cứ, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân,

Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật…( Điều 305
BLTTDS). Những sai lầm này là do lỗi cố ý
Về thời hạn kháng nghị:
+ Giám đốc thẩm: 3 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp
đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị, hoặc bản án, quyết định xâm phạm nghiêm trọng đến lợi
ích của đương sự, người thứ ba, Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm thì sẽ được
kéo dài thêm 2 năm (Điều 288 BLTTDS)
2


+ Tái thẩm: 1 năm kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ cứ kháng nghị
theo thủ tục tái thẩm (Điều 308 BLTTDS)
3. Giải quyết vụ án dân sự

3


LUẬT CÔNG TY
1. Phân tích ưu điểm và hạn chế của các loại hình doanh nghiệp
1/ Loại hình công ty cổ phần:
a/ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần (Công ty cổ phần phải có cổ
phần phổ thông và có thể có cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại như cổ phần ưu đãi
biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng
cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
b/ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp
trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
c/ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp (Cổ
đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác;
Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ
đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập

khác nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ
đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông sau 3 năm mọi hạn chế đối với
cổ đông sáng lập bị bãi bỏ).
d/ Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
e/ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh.
1.1. Ưu điểm của công ty cổ phần:
- Chế độ trách nhiệm của Công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách
nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do
của các cổ đông không cao;
- Khả năng hoạt động của Công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề(thực
tế hiện nay thì ưu điểm này không phải là tuyệt đối vì các loại hình công ty đều có quyền kinh
doanh ngành nghề, lĩnh vực gần như nhau, thậm chí công ty TNHH còn có nhiều lợi thế hơn
trong việc kinh doanh các ngành nghề có tính chất đối nhân - không đối vốn như dịch vụ kế toán,
tư vấn Luật ...).
- Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào
công ty;
- Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công
chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;
- Việc chuyển nhượng vốn trong Công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối
tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền
mua cổ phiếu của Công ty cổ phần (đối với công ty Đại chúng, công ty niêm yết trên Sàn chứng
khoán thì chỉ có công ty cổ phần mới có quyền này).
4


1.2. Nhược điểm của công ty cổ phần:
Bên cạnh những lợi thế nêu trên, loại hình Công ty cổ phần cũng có những hạn chế nhất định
như.
- Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn,

có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ
động đối kháng nhau về lợi ích;
- Việc thành lập và quản lý Công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị
ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên:
a/ Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;
b/ Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong
phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
c/ Phần vốn góp của thành viên được chuyển nhượng cho người khác (Phần vốn góp của thành
viên được phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần cho các thành viên còn lại trong công ty
hoặc cho người không phải là thành viên công ty nếu các thành viên còn lại của công ty không
mua hoặc không mua hết. Thành viên công ty cũng có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn
góp của mình nếu không đồng ý với quyết định của Hội đồng thành viên về những vấn đề các
vấn đề như sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên,
quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên; tổ chức lại công ty; và các trường hợp khác quy
định tại Điều lệ công ty).
d/ Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần, cổ phiếu.
e/ Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
a/ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá
nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
b/ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
c/ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3.1. Ưu điểm
- Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công
ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;
5



- Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen
biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;
- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được
việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
3.2. Nhược điểm:
- Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị
ảnh hưởng;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư
nhân hay công ty hợp danh;
- Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành
cổ phiếu.
4. Công ty hợp danh:
a/ Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới
một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên
góp vốn (thành viên góp vốn không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh
nhân danh công ty);
b/ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các
nghĩa vụ của công ty;
c/ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã
góp vào công ty.
d/ Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
e/ Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh.
4.1. Ưu điểm:
Ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên
đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được
sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức
tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.

4.2. Nhược điểm:
- Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro
của các thành viên hợp danh là rất cao.
- Loại hình công ty hợp danh được quy định trong Luật doanh nghiệp năm 1999 và 2005 nhưng
trên thực tế loại hình doanh nghiệp này chưa phổ biến.
2. Phân biệt cổ phiếu, trái phiếu
6


Cổ phiếu và trái phiếu đều là những chứng chỉ có giá, ghi nhận quyền của chủ sở hữu vốn kinh
doanh được đầu tư tại công ty cổ phần, thuộc cấu trúc vốn kinh doanh của công ty cổ phần. Tuy
nhiên, hai loại chứng chỉ có giá này có những điểm khác biệt cơ bản như sau:
Thứ nhất, về tính chất: Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ ghi nhận quyền sở hữu đối với
một phần vốn điều lệ. Trong khi đó, trái phiếu lại là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ ghi nhận
quyền sở hữu đối với một phần vốn vay.
Thứ hai, về tư cách của chủ sở hữu: Người sở hữu cổ phiếu được gọi là cổ đông của công ty cổ
phần, có quyền tham gia quản lí, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Còn
người mua trái phiếu sẽ trở thành chủ nợ của công ty, có quyền đòi thanh toán các khoản nợ theo
cam kết, nhưng không có quyền than gia quản lí, điều hành công ty.
Thứ ba, về quyền của chủ sở hữu: Người sở hữu cổ phiếu của công ty cổ phần được chia lợi
nhuận (hay còn gọi là cổ tức), tuy nhiên lợi nhuận này không ổn định mà phụ thuộc vào kết quả
kinh doanh của công ty. Trong khi đó người sở hữu trái phiếu do công ty cổ phần phát hành được
trả lãi định kì, lãi suất ổn định, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.
Thứ tư, về thị giá: Thị giá cổ phần sẽ liên tục thay đổi, chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Trong
khi đó, thị giá trái phiếu thì tương đối ổn định do tính ổn định của khoản nợ và lãi suất.
Thứ năm, về thời gian đáo hạn: Cổ phiếu thì không có thời gian đáo hạn, còn trái phiếu thường
có một thời gian nhất định được ghi trong trái phiếu.
Thứ sáu, về hậu quả pháp lí của việc phát hành đối với công ty: Kết quả của việc phát hành cổ
phiếu sẽ làm tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần và làm thay đổi quyền quản trị của các cổ
đông. Còn kết quả của việc phát hành trái phiếu sẽ làm tăng vốn vay của công ty cổ phần và

không ảnh hưởng gì đến quyền quản trị của các cổ đông.

7



×