Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Thực trạng công tác quản lý và kết quả điều trị đái tháo đường tại 30 trạm y tế xã tham gia mô hình phòng chống bệnh không lây nhiễm tỉnh hà nam năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 106 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y DC THI BèNH
*******

PHM NGC SN

thực trạng công tác quản lý và kết quả
điều trị đái tháo đ-ờng tại 30 trạm y tế xã
tham gia mô hình phòng chống bệnh
không lây nhiễm tỉnh hà nam năm 2017

LUN VN THC S Y T CễNG CNG

THI BèNH, 2018


B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y DC THI BèNH
*******

PHM NGC SN

thực trạng công tác quản lý và kết quả
điều trị đái tháo đ-ờng tại 30 trạm y tế xã
tham gia mô hình phòng chống bệnh


không lây nhiễm tỉnh hà nam năm 2017
LUN VN THC S Y T CễNG CNG
M S: 8720701

Ngi hng dn khoa hc:
1. TS. Phm Th Dung
2. PGS.TS. Trn Th Phng

THI BèNH, 2018


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Ban Giám
hiệu, phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế công cộng và các thầy cô
giáo đã trực tiếp tham gia giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt 2 năm học tập
và hoàn thành luận văn tại trường Đại học Y Dược Thái Bình.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Phạm Thị Dung Phó trưởng
bộ môn Dinh dưỡng & An toàn thực phẩm, PGS.TS. Trần Thị Phương Phó
giám đốc Trung tâm đảm bảo chất lượng giáo dục và khảo thí là những giảng
viên hết sức tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận án.
Tôi xin gửi lời biết ơn đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam và
khoa Sức khoẻ cộng đồng, cán bộ y tế thuộc 30 TYT đã cung cấp số liệu quý
báu và huy động bệnh nhân đái tháo đường đến tham gia phỏng vấn giúp tôi
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới các thành viên trong gia đình,
bạn bè những người luôn động viên và tiếp thêm sức mạnh và tạo mọi điều
kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa học.

Thái Bình, ngày 22/5/2018


Phạm Ngọc Sơn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là: Phạm Ngọc Sơn, học viên khóa đào tạo trình độ: Cao học
Chuyên ngành YTCC, của trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Bình xin cam đoan:
1. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
đƣợc công bố tại Việt Nam.
2. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác trung
thực và khách quan, đã đƣợc xác nhận và chấp thuận của nơi nghiên cứu.
Tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những điều cam đoan trên.
Thái Bình, ngày 22 tháng 5 năm 2018
NGƢỜI CAM ĐOAN

Phạm Ngọc Sơn


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADA

merican Diabetes ssociation - Hiệp hội đái tháo đƣờng Hoa Kỳ

BMI

Chỉ số khối cơ thể

CBYT

Cán bộ y tế


ĐTĐ

Đái tháo đƣờng

ECG

Máy điện tim

HDL

Lipo protein có tỷ trọng cao ( High density lipo protein )

HSBA

Hồ sơ bệnh án

KLN

Không lây nhiễm

LDL

Lipo protein có tỷ trọng thấp (Low density lipo protein )

NCDs

Non communicable Diseases – Bệnh không lây nhiễm

NVYT


Nhân viên y tế

TYT

Trạm y tế

WHO

World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QU N ................................................................................. 3
1.1. Một số khái niệm về bệnh đái tháo đƣờng ................................................. 3
1.1.1. Định nghĩa đái tháo đƣờng .................................................................. 3
1.1.2. Chẩn đoán xác định đái tháo đƣờng .................................................... 3
1.1.3. Phân loại đái tháo đƣờng..................................................................... 4
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đƣờng .............................................. 4
1.1.5. Điều trị đái tháo đƣờng ....................................................................... 6
1.1.6. Biến chứng và phòng chống biến chứng Đái tháo đƣờng................... 7
1.2. Tình hình mắc Đái tháo đƣờng và kết quả điều trị của bệnh nhân .......... 8
1.2.1. Tỷ lệ mắc Đái tháo đƣờng trên thế giới và ở Việt Nam ..................... 8
1.2.2. Kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đƣờng và biến chứng ............... 11
1.3. Quản lý điều trị Đái tháo đƣờng ............................................................ 13
1.3.1. Công tác quản lý điều trị Đái tháo đƣờng trên thế giới và ở Việt Nam ..... 13
1.3.2. Hoạt động quản lý điều trị đái tháo đƣờng tại trạm y tế xã tỉnh Hà Nam ....... 20
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 22
2.1. Địa điểm, đối tƣợng và thời gian nghiên cứu ........................................ 22

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 22
2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................... 22
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 23
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 23
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................... 23
2.2.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu .......................................................... 24
2.3. Công cụ và quy trình thu thập số liệu .................................................... 25
2.3.1. Công cụ thu thập số liệu .................................................................... 25
2.3.2. Quy trình thu thập số liệu .................................................................. 25


2.4. Các biến số nghiên cứu .......................................................................... 26
2.4.1. Biến số nghiên cứu về công tác quản lý đái tháo đƣờng .................. 26
2.4.2. Biến số về kết quả điều trị cho bệnh nhân đái tháo đƣờng ............... 26
2.5. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá ............ 27
2.6. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................. 30
2.7. Hạn chế của nghiên cứu và biện pháp khắc phục .................................. 30
2.7.1. Hạn chế.............................................................................................. 30
2.7.2. Biện pháp khắc phục ......................................................................... 30
2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .......................................................... 31
2.9. Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................... 31
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 32
3.1. Thực trạng quản lý bệnh nhân đái tháo đƣờng ...................................... 32
3.2. Kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đƣờng ............................................ 38
3.2.1. Thông tin chung đối tƣợng nghiên cứu ............................................. 38
3.2.2. Kết quả điều trị của bệnh nhân Đái tháo đƣờng ............................... 39
Chƣơng 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 53
4.1. Thực trạng quản lý bệnh nhân đái tháo đƣờng tại trạm y tế .................. 53
4.2. Kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đƣờng tại 30 trạm y tế................... 61
KẾT LUẬN


................................................................................................. 73

KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 75
TÀI LIỆU TH M KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tỷ lệ % cán bộ y tế đƣợc tập huấn về quản lý đái tháo đƣờng
trong 5 năm qua ........................................................................ 32

Bảng 3.2.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị quản lý đái tháo đƣờng tại trạm y tế ....32

Bảng 3.3.

Hệ thống thông tin giám sát trong quản lý đái tháo đƣờng tại
trạm y tế .................................................................................... 33

Bảng 3.4.

Vật tƣ y tế trong quản lý đái tháo đƣờng tại trạm y tế .............. 33

Bảng 3.5.

Thực trạng thuốc điều trị bệnh đái tháo đƣờng tại trạm y tế ..... 34


Bảng 3.6.

Công tác tuyên truyền quản lý ĐTĐ ở trạm y tế ....................... 34

Bảng 3.7.

Số lƣợt hoạt động truyền thông phòng chống biến chứng đái
tháo đƣờng theo các hình thức truyền thông tại trạm y tế ........ 35

Bảng 3.8.

Tần suất các loại tài liệu truyền thông quản lý đái tháo đƣờng tại
trạm y tế ..................................................................................... 36

Bảng 3.9.

Công tác quản lý phát hiện đái tháo đƣờng cộng đồng ở trạm y tế .. 37

Bảng 3.10.

Công tác quản lý bệnh nhân ĐTĐ tại 30 trạm y tế ................... 37

Bảng 3.11.

Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo nghề nghiệp và giới tính . 38

Bảng 3.12.

Hoàn cảnh phát hiện ĐTĐ ở bệnh nhân theo nghề nghiệp ...... 39


Bảng 3.13.

Hoàn cảnh bệnh nhân phát hiện ĐTĐ ở bệnh nhân theo trình độ
văn hóa ..................................................................................... 39

Bảng 3.14.

Thời gian mắc bệnh đái tháo đƣờng ......................................... 40

Bảng 3.15.

Tiền sử gia đình và bản thân bệnh nhân ĐTĐ ......................... 40

Bảng 3.16.

Tỷ lệ % bệnh nhân đái tháo đƣờng quên dùng thuốc theo nhóm
trình độ văn hóa ........................................................................ 41

Bảng 3.17.

Lý do ngừng sử dụng thuốc của bệnh nhân đái tháo đƣờng ..... 42

Bảng 3.18.

Tỷ lệ % bệnh nhân đái tháo đƣờng theo dõi và ghi chỉ số đƣờng
huyết tại nhà ............................................................................. 43


Bảng 3.19.


Tỷ lệ % bệnh nhân đái tháo đƣờng theo dõi, kiểm tra glucose
máu tại trạm y tế ...................................................................... 43

Bảng 3.20.

Tỷ lệ % bệnh nhân đái tháo đƣờng đƣợc lấy máu tại trạm y tế để
kiểm tra Hb 1c ........................................................................ 44

Bảng 3.21.

Tỷ lệ % bệnh nhân đái tháo đƣờng theo dõi, kiểm tra huyết áp
tại trạm y tế theo ...................................................................... 44

Bảng 3.22.

Tỷ lệ % bệnh nhân đái tháo đƣờng theo dõi, kiểm tra Lipid máu
tại trạm y tế .............................................................................. 45

Bảng 3.23.

Tỷ lệ % bệnh nhân đái tháo đƣờng theo dõi, kiểm tra mắt ...... 45

Bảng 3.24.

Tỷ lệ % bệnh nhân đái tháo đƣờng theo dõi, kiểm tra bàn chân 46

Bảng 3.25.

Tỷ lệ % bệnh nhân đái tháo đƣờng theo dõi, kiểm tra cân nặng . 46


Bảng 3.26.

Sử dụng BHYT của bệnh nhân đái tháo đƣờng ....................... 48

Bảng 3.27.

Đánh giá của bệnh nhân ĐTĐ về thái độ, trình độ của CBYT tại
trạm y tế và điều kiện chăm sóc tại trạm y tế ........................... 49

Bảng 3.28.

Tỷ lệ % mắc biến chứng của bệnh nhân ĐTĐ theo thời gian
mắc bệnh .................................................................................. 49

Bảng 3.29.

Tỷ lệ % bệnh nhân đạt đƣợc các mục tiêu điều trị theo nhóm
thời gian mắc bệnh .................................................................... 50

Bảng 3.30.

Kết quả cải thiện một số chỉ số sinh hóa máu trƣớc và sau 6
tháng quản lý điều trị tại trạm y tế xã ....................................... 51


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1.

Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo trình độ học vấn ............ 38


Biểu đồ 3.2.

Tỷ lệ % bệnh nhân quên dùng thuốc điều trị theo nhóm
nghề nghiệp............................................................................ 41

Biểu đồ 3.3.

Tỷ lệ % bệnh nhân đái tháo đƣờng không tái khám đúng hẹn ít
nhất 1 lần theo TĐVH............................................................. 47

Biểu đồ 3.4.

Tỷ lệ bệnh % nhân đái tháo đƣờng có bảo hiểm y tế ............. 47

Biểu đồ 3.5.

Tỷ lệ % bệnh nhân đái tháo đƣờng đánh giá về thời gian đợi
khám tại trạm y tế .................................................................. 48

Biểu đồ 3.6.

Tỷ lệ % bệnh nhân có chỉ số BMI dƣới 23 trƣớc sau điều trị 52


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đƣờng là bệnh nội khoa mạn tính, dễ mắc phải và dễ gặp nhất
trong các bệnh về chuyển hóa và nội tiết, trở thành một vấn đề lớn thách thức

nền y học hiện đại, nó gây nhiều tác động bất lợi mang tính xã hội nhƣ làm
tăng gánh nặng chi phí về y tế, làm suy giảm sức lao động của xã hội, làm
tăng tỷ lệ tử vong và rút ngắn tuổi thọ của bệnh nhân [10]. Trên toàn thế giới,
mỗi năm có khoảng 17 triệu ngƣời tử vong do các bệnh liên quan đến biến
chứng của đái tháo đƣờng bao gồm đột quị, bệnh mạch máu ngoại vi và hàng
triệu ngƣời suy thận phải tiến hành lọc máu. Chi phí điều trị trực tiếp trung
bình mất khoảng 5-10% ngân sách ngành y tế [5].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đái tháo đƣờng là nguyên nhân trực
tiếp gây ra 1,5 triệu ca tử vong trên toàn cầu năm 2012. Số ngƣời mắc đái
tháo đƣờng trên toàn thế giới ƣớc tính năm 2014 là 422 triệu ngƣời [59]. Nhƣ
vậy, trong giai đoạn từ 1980 đến 2014, tỷ lệ mắc đái tháo đƣờng ở những
ngƣời trƣởng thành trên 18 tuổi đã tăng gần gấp đôi từ 4,7% lên 8,5%. Tỷ lệ
mắc đái tháo đƣờng đang gia tăng nhanh chóng tại các nƣớc thu nhập trung
bình và thấp với tỷ lệ sẽ tăng khoảng 50%, còn ở các nƣớc phát triển thì chỉ
tăng khoảng 25% [48], [59]. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ
phát triển bệnh đái tháo đƣờng nhanh nhất thế giới từ mức 2,7% (năm 2002)
lên 5,7% (năm 2008). Tỷ lệ mắc đái tháo đƣờng chƣa đƣợc chẩn đoán lên đến
trên 64,5% và 70% - 80% số ngƣời tham gia phỏng vấn không hiểu biết về
bệnh và cách phòng bệnh [17]. Tại Hà Nam, bệnh đái tháo đƣờng cũng đang
gia tăng ở mức báo động. Ƣớc tính tại tỉnh Hà Nam số ngƣời mắc bệnh đái
tháo đƣờng có thể lên tới trên 20.000 ngƣời [17].
Các phƣơng pháp điều trị hiện nay chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát
đƣờng huyết cho bệnh nhân đái tháo đƣờng. Nhƣng một trong những thách
thức trong điều trị là việc kém tuân thủ điều trị của bệnh nhân do e ngại các


2

tác dụng phụ nhƣ sợ bị tăng cân do điều trị, sợ bị hạ đƣờng huyết, hay không
tuân thủ nếu liệu pháp điều trị quá phức tạp làm giảm hiệu quả điều trị. Tuân

thủ điều trị kém dẫn đến kết quả điều trị hiệu quả thấp, nguy cơ gia tăng các
biến chứng, ảnh hƣởng lớn tới chất lƣợng cuộc sống, nguồn lực kinh tế của
ngƣời bệnh và toàn xã hội.
Việc quản lý điều trị bệnh nhân đái tháo đƣờng không hiệu quả cũng sẽ
dẫn đến nhiều biến chứng rất trầm trọng [5]. Theo Cortez-Dias N. và cộng sự
năm 2010, tăng 1% chỉ số Hb 1c thì sẽ tăng 18% nguy cơ mắc bệnh mạch
vành, 37% nguy cơ biến chứng mắt hoặc suy thận và nguy cơ tử vong tăng từ
12-14%. Có 9,8% bệnh nhân đái tháo đƣờng không đƣợc điều trị và tỷ lệ bệnh
nhân không đƣợc kiểm soát bệnh là 48,3% [45]. Nghiên cứu của Nguyễn
Vinh Quang và cộng sự cho thấy 65,1% bệnh nhân đái tháo đƣờng có kiểm
soát đƣờng huyết kém khi đói, 54,2% có tăng huyết áp trong khi đang điều trị
đái tháo đƣờng [23].
Hà Nam cũng là một trong những tỉnh còn gặp nhiều thách thức trong
công tác quản lý và điều trị bệnh nhân đáo tháo đƣờng. Để tăng cƣờng công
tác quản lý và điều trị đái tháo đƣờng, giúp giảm tải cho tuyến trên, tỉnh Hà
Nam đã lựa chọn 30 xã tham gia mô hình phòng, chống bệnh không lây
nhiễm trong đó có đái tháo đƣờng từ năm 2016. Để đánh giá thực trạng sau 2
năm triển khai mô hình tại tuyến xã, nhóm nghiên cứu triển khai thực hiện đề
tài với mục tiêu:
1.

Mô tả thực trạng công tác quản lý bệnh nhân đái tháo đường tại
30 trạm y tế tham gia mô hình phòng, chống bệnh không lây
nhiễm tỉnh Hà Nam năm 2017.

2.

Đánh giá kết quả điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường tại 30
Trạm y tế xã tham gia Mô hình điểm phòng, chống bệnh không
lây nhiễm tỉnh Hà Nam năm 2017.



3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm về bệnh đái tháo đƣờng
1.1.1. Định nghĩa đái tháo đường
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa: Đái tháo đƣờng là một hội
chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu
hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc do có sự liên quan đến sự suy yếu trong bài
tiết và hoạt động của insulin [6]. Việc tăng glucose máu mạn tính sẽ kết hợp
với các hậu quả nhƣ hủy hoại, rối loạn các chức năng cũng nhƣ làm suy yếu
các chức năng của một số cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là mắt, tim mạch,
thần kinh và thận [42].
Theo Tổ chức Y tế thế giới (2006), khuyến cáo của Hội ĐTĐ Hoa Kỳ
(2014) và hƣớng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh ĐTĐ type 2 của Bộ Y tế, đối
tƣợng từ 45 tuổi trở lên và có một trong các yếu tố nguy cơ sau thì có nguy cơ
về ĐTĐ: BMI ≥ 23; Huyết áp trên 130/85 mmHg; Tiền sử gia đình có ngƣời
mắc ĐTĐ ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh chị em ruột, con ruột); Tiền sử chấn
đoán mắc tiền ĐTĐ; Tiền sử thai sản đặc biệt và rối loạn lipid máu [12].
1.1.2. Chẩn đoán xác định đái tháo đường
Theo Hiệp hội Đái tháo đƣờng Hoa Kỳ năm 2015 [42], hội nghiên cứu
ĐTĐ Châu Âu và quyết định của Bộ Y tế năm 2011 – Hƣớng dẫn chẩn đoán
và điều trị ĐTĐ tuýp 2 dựa vào các tiêu chuẩn sau: [32], [50].
- Đƣờng huyết lúc đói ≥ 7mmol/l (≥ 126 mg/dl) (kết quả 2 lần ở 2 thời
điểm khác nhau).
- Đƣờng huyết bất kỳ trong ngày ≥ 11,1 mmol/l (≥ 200 mg/dl) ở thời
điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đƣờng uống 75g đƣờng



4

(loại anhydrous) hoặc 82,5g đƣờng (loại monohydrate) kết hợp với triệu
chứng lâm sàng nhƣ khát, tiểu nhiều, sụt cân.
- Có các triệu chứng ĐTĐ (lâm sàng), đƣờng huyết sau làm nghiệm pháp
tăng đƣờng huyết ≥ 11,1 mmol/l (≥ 200 mg/dl).
- Glyceted Hemoglobin (Hb 1C) > 6,5% trên 2 mẫu xét nghiệm riêng
biệt chứng tỏ bệnh nhân ĐTĐ.
1.1.3. Phân loại đái tháo đường

 ĐTĐ type 1: Là hậu quả của quá trình hủy hoại các tế bào beta của đảo
tụy, dẫn tới thiếu hụt insulin hoàn toàn và hậu quả là phải dùng insulin ngoại
lai để chuyển hóa, ngăn ngừa tình trạng nhiễm toan ceton có thể gây hôn mê
và tử vong [24].

 ĐTĐ type 2: kháng insulin đi kèm với thiếu hụt tiết insulin tƣơng đối
(hơn là thiếu tuyệt đối). Ở giai đoạn đầu, những ngƣời bệnh ĐTĐ type 2
không cần insulin cho điều trị nhƣng sau nhiều năm mắc bệnh, nhìn chung
insulin máu giảm dần và ngƣời bệnh dần dần lệ thuộc vào insulin để cân bằng
đƣờng máu [24].

 ĐTĐ thai nghén: khởi phát bệnh ĐTĐ trong thời gian mang thai [32].
 Các thể khác: thể MODY, Bệnh lý nội tiết: Cushing, to đầu chi, cƣờng
giáp, bệnh lý tụy ngoại tiết: viêm, xơ hoặc sỏi tụy, bệnh lý gen tổng hợp
insulin, thuốc hoặc hóa chất: thiazide, T3, T4…, nhiễm trùng và hội chứng
đột biên gen: hội chứng Down, Huntington….[42].
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đƣờng typ 2 đƣợc nhóm vào trong
bốn nhóm nhóm nguy cơ lớn nhƣ nhóm di truyền, nhân chủng, hành vi lối

sống và nhóm nguy cơ chuyển tiếp (các nhân tố trung gian).


5
 Các yếu tố gen
Những đối tƣợng có mối liên quan huyết thống với ngƣời bị bệnh
ĐTĐ nhƣ có bố, mẹ hoặc anh chị em ruột của mình bị bệnh đái tháo đƣờng
có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4-6 lần những ngƣời bình thƣờng (trong gia
đình không có ai mắc bệnh ĐTĐ). Khi cha hoặc mẹ bị bệnh ĐTĐ thì nguy
cơ bị bệnh ĐTĐ của con là 30%, khi cả hai cha mẹ đều bị bệnh thì nguy cơ
này tăng tới 50% [5].
 Tuổi
Yếu tố tuổi (đặc biệt là độ tuổi từ trên 50 trở lên) đƣợc xếp lên vị trí
đầu tiên trong số các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ týp 2. Nhiều nghiên cứu
đã chứng minh tuổi có liên quan đến sự xuất hiện bệnh ĐTĐ typ 2; tuổi càng
tăng, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ và RLDNG càng cao. Ở châu Á, bệnh ĐTĐ typ 2
có tỷ lệ cao ở nhừng ngƣời trên 30 tuổi, ở châu Âu bệnh thƣờng xảy ra sau
tuổi 50. Từ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ lên tới 16% [5].
 Các yếu tố nguy cơ liên quan đến hành vi, lối sống
- Béo phì (phân bố và khoảng thời gian béo phì)
Ở ngƣời béo phì, lƣợng mỡ phân phối ở bụng nhiều, dẫn đến tỷ lệ vòng
bụng/vòng mông tăng hơn bình thƣờng. Béo bụng có liên quan chặt chẽ với
hiện tƣợng kháng insulin do thiếu hụt sau thụ thể; dẫn đến sự thiếu hụt insulin
tƣơng đối do giảm số lƣợng thụ thể ở các mô ngoại vi (chủ yếu là mô cơ, mô
mỡ) [5].
- Ít hoạt động thể lực
Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã cho thấy, việc tập luyện thể
lực thƣờng xuyên có tác dụng làm giảm nhanh nồng độ glucose huyết tƣơng ở
bệnh nhân ĐTĐ typ 2, đồng thời giúp duy trì sự bình ổn của lipid máu, huyết
áp, cải thiện tình trạng kháng insulin, và giúp cải thiện tâm lý. Sự phối hợp



6

hoạt động thể lực thƣờng xuyên và điều chỉnh chế độ ăn có thể giúp làm giảm
58% tỷ lệ mới mắc bệnh ĐTĐ typ 2.
- Chế độ ăn
Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đƣờng tăng cao ở
những ngƣời có chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, nhiều carbonhydrat tinh
chế. Chế độ ăn nhiều chất xơ, ăn ngũ cốc ở dạng chƣa tinh chế (khoai, củ),
ăn nhiều rau xanh là giảm nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ.
Các yếu tố chuyển hóa và các loại nguy cơ trung gian nhƣ rối loạn
đƣờng huyết lúc đói, rối loạn dung nạp đƣờng huyết, kháng insulin hay các
yếu tố liên quan đến thai nghén (tình trạng sinh, đái tháo đƣờng thai kỳ, đái
tháo đƣờng, con cháu của những phụ nữ đái tháo đƣờng khi mang thai, môi
trƣờng trong tử cung) là những yếu tố làm gia tăng tỷ lệ mắc ĐTĐ [5].
1.1.5. Điều trị đái tháo đường
Bệnh nhân ĐTĐ cần tuân thủ chế độ điều trị sau:

 Chế độ sinh hoạt ăn uống:
- Duy trì cân nặng lý tƣởng (đạt chỉ số BMI trong tiêu chuẩn khuyến cáo
bởi tổ chức WHO) [57], [60]. Bệnh nhân thừa cân, béo phì cần phải giảm để
đạt cân nặng lý tƣởng.
- Hàm lƣợng và thành phần, chế độ ăn uống: đủ lƣợng calo cho các hoạt
động sống, sinh hoạt bình thƣờng, có đầy đủ và cân bằng 4 nhóm thực phẩm
(thành phần đạm, dầu/mỡ và đƣờng phải cân đối), đủ vitamin và khoáng chất,
số lƣợng và phân phối bữa ăn phù hợp, kết hợpđiều trị bằng thuốc [5].

 Chế độ tập luyện thể dục thể thao:
- Thực hiện nghiêm túc chế độ luyện tập theo hƣớng dẫn của bác sỹ tƣ

vấn, phải coi đây là biện pháp điều trị bắt buộc của bệnh nhân ĐTĐ nhằm làm
giảm biến chứng.


7

- Chế độ luyện tập phải đƣợc áp dụng phù hợp với tuổi, trình trạng sức
khỏe và thể trạng của mỗi bệnh nhân ĐTĐ.
- Lƣu ý trong luyện tập là khuyến khích lựa chọn những môn rèn luyện
sự dẻo dai bền bỉ sẽ tốt hơn là các hình thức phải sử dụng nhiều cơ lực [5].

 Điều trị thuốc cho bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2:
- Phải phối hợp điều trị hạ glucose máu, duy trì huyết áp, điều chỉnh các
rối loạn Lipid và chống rối loạn đông máu.
- Thuốc phải đƣợc sử dụng kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập.
- Dùng insulin trong 1 số trƣờng hợp cần thiết [5], [60].
1.1.6. Biến chứng và phòng chống biến chứng Đái tháo đường

 Các biến chứng mà bệnh nhân ĐTĐ thường hay gặp:
- Biến chứng cấp tính nguy hiểm bao gồm nhiễm toan ceton và hôn mê
tăng áp lực thẩm thấu và thƣờng gặp phải ở bệnh nhân chẩn đoán phát hiện
muộn, điều trị không đúng cách, có nhiễm khuẩn cấp tính [42].
- Biến chứng mạn tính diễn biến từ từ trong khoảng thời gian dài, tác
động lên rất nhiều cơ quan nhƣ: tim, mạch máu, mắt, thần kinh và thận, có thể
gây tàn phế và thậm chí đe dọa đến tính mạng [37], [56]. Các biến chứng này
bao gồm biến chứng tim và mạch máu, thần kinh – viêm đa dây thần kinh,
thận, mắt, chân, hệ tiêu hóa (trào ngƣợc dạ dày – thực quản), bệnh lý da, thần
kinh tự chủ, rối loạn Lipid máu, nhiễm khuẩn, tăng huyết áp, loãng xƣơng và
bệnh lzheimer [24].
- Bệnh nhân ĐTĐ: theo dõi thƣờng xuyên và tích cực lƣợng glucose

máu, ceton máu và các dấu hiệu biến chứng. Cần tuân thủ chế độ điều trị của
bác sỹ, bao gồm cả điều trị không dùng thuốc nhƣ chế độ ăn uống, tập luyện
thể dục, thể thao và vệ sinh cá nhân đề phòng biến chứng. Khi xảy ra các dấu
hiện bất thƣờng (tiêu chảy, buồn bôn, nồng độ glucose máu cao, đau bụng,
ceton niệu dai dẳng… thì cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị.


8

- Bệnh nhân ĐTĐ: theo dõi và kiểm soát tốt nồng độ glucose máu, điều
trị tích cực các rối loạn chuyển hóa lipid , tăng cƣờng hoạt động thể lực, tránh
thừa cân, béo phì, duy trì thói quen tốt nhƣ không hút thuốc lá, không uống
bia rƣợu, hạn chế thời gian ngồi xem tivi hoặc sử dụng máy tính (tăng thời
gian vận động thể lực), vệ sinh cá nhân giúp giảm trình trạng viêm nhiễm da ở
bệnh nhân ĐTĐ [4].
1.2. Tình hình mắc Đái tháo đƣờng và kết quả điều trị của bệnh nhân
1.2.1. Tỷ lệ mắc Đái tháo đường trên thế giới và ở Việt Nam
ĐTĐ là một trong những bệnh không lây phổ biến nhất hiện nay trên
toàn cầu và đặc biệt phát triển nhanh trong những năm gần đây. Tốc độ phát
triển bệnh song hành cùng với tốc độ phát triển của nền kinh tế - xã hội đồng
thời nó cũng là một gánh nặng cho nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới. Năm
1997, toàn thế giới chi cho chữa bệnh ĐTĐ vào khoảng 1.030 tỉ đôla Mỹ,
riêng nƣớc Mỹ với 15 triệu ngƣời mắc bệnh ĐTĐ đã phải tiêu tốn 98,2 tỉ đôla.
Ở các nƣớc công nghiệp phát triển chi phí cho bệnh ĐTĐ thƣờng chiếm từ 510% ngân sách dành cho Y tế. Đến năm 2013, theo ƣớc tính chi phí trực tiếp
và gián tiếp cho bệnh ĐTĐ khoảng 827 tỉ đô la Mỹ. Liên đoàn Đái tháo
đƣờng Quốc tế ƣớc tính chi phí cho căn bệnh ĐTĐ đã tăng gấp 3 lần từ năm
2003 đến năm 2013. Một nghiên cứu khác ƣớc tính chi phí toàn cầu cho bệnh
ĐTĐ hàng năm là 1,7 nghìn tỉ USD, trong đó 900 tỉ USD là của các nƣớc phát
triển, 800 tỉ USD là của các nƣớc có thu nhập thấp và trung bình [58].
Thống kê của Hiệp hội đái tháo đƣờng thế giới cho thấy, nếu nhƣ năm

1994, số mắc ĐTĐ trên thế giới là 110 triệu ngƣời, 1995 là 135 triệu ngƣời
(4% dân số), năm 2000 là 151 triệu ngƣời thì đến năm năm 2015 toàn thế giới
có 415 triệu ngƣời (trong độ tuổi 20-79) bị bệnh đái tháo đƣờng tƣơng đƣơng
cứ 11 ngƣời có 1 ngƣời bị ĐTĐ. Ƣớc tính đến năm 2040 con số này sẽ là 642
triệu, tƣơng đƣơng cứ 10 ngƣời có 1 ngƣời bị ĐTĐ. Tốc độ gia tăng của bệnh


9

ĐTĐ là 55% mỗi năm. Bên cạnh đó, số ngƣời tiền ĐTĐ cũng đang trở
thành vấn đề sức khỏe chính toàn cầu do ngƣời tiền ĐTĐ có nguy cơ rất
cao phát triển thành bệnh ĐTĐ thực thụ cũng nhƣ nguy cơ tăng cao về các
bệnh lý tim mạch. Theo ƣớc tính của Liên đoàn Đái tháo đƣờng Quốc tế chỉ
tính riêng các đối tƣợng rối loạn dung nạp glucose của năm 2013 là 316
triệu ngƣời (6,9%), ƣớc tính con số này sẽ tăng lên 471 triệu ngƣời (8,0%)
vào năm 2035. Bên cạnh đó, cùng với việc tăng sử dụng thực phẩm không
thích hợp, ít hoặc không hoạt động thể lực ở trẻ em, bệnh ĐTĐ type 2 đang
có xu hƣớng tăng ở cả trẻ em, trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm
trọng. Bệnh ĐTĐ là bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng và gây nên
nhiều biến chứng nguy hiểm. ĐTĐ là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ
tƣ, thứ năm ở các nƣớc phát triển và đang là một dịch bệnh ở nhiều nƣớc
đang phát triển. Nhƣng biến chứng của bệnh đái tháo đƣờng thƣờng rất phổ
biến (khoảng 50% bệnh nhân đái tháo đƣờng có các biến chứng) nhƣ bệnh
mạch vành, các bệnh mạch máu ngoại vi, đột quỵ, bệnh lý thần kinh do đái
tháo đƣờng, cắt đoạn chi, suy thận và mù lòa. Các biến chứng này thƣờng
dẫn đến tàn tật và giảm tuổi thọ [4],[10].
Khu vực Tây Thái Bình Dƣơng (trong đó có Việt Nam) hiện chiếm tỉ
lệ bệnh ĐTĐ cao nhất (chiếm khoảng 37%). Theo ƣớc tính có 9,3% ngƣời
trƣởng thành từ 20-79 tuổi mắc bệnh đái tháo đƣờng tƣơng ứng với 153
triệu ngƣời mắc bệnh ĐTĐ ở khu vực này. Trong đó có trên 50% ngƣời

mắc ĐTĐ không đƣợc chẩn đoán, đáng chú ý là 61% sống ở các thành phố
và đô thị lớn, 80% ngƣời mắc bệnh ĐTĐ sống ở các nƣớc có thu nhập thấp
và trung bình. Theo dự đoán của các chuyên gia y tế thế giới trong vòng 20
năm tới bệnh sẽ tăng 42% ở các nƣớc công nghiệp phát triển, trong khi
những nƣớc đang phát triển tỉ lệ bệnh sẽ tăng tới 170%. Tỷ lệ mắc ĐTĐ


10

tăng nhanh chóng các quốc gia đang phát triển nguyên nhân chính là do lối
sống, thói quen ít hoạt động thể lực [4].
Theo báo cáo Hội nghị ĐTĐ tháng 12/2007 tại Singapore cho thấy số
bệnh nhân ĐTĐ từ năm 1995 đến năm 2025 nhƣ sau: Ấn Độ tăng từ 19,4 triệu
lên 57,2 triệu; Trung Quốc từ 16 triệu lên 37,6 triệu; Mỹ từ 13,9 triệu lên 21,9
triệu, Nga từ 8,9 triệu lên 12,2 triệu, Nhật Bản từ 6,3 triệu lên 8,5 triệu,
Indonexia từ 4,5 triệu lên 12,4 triệu, Brazil từ 4,9 triệu lên 11,6 triệu, Mexico
từ 3,8 triệu lên 11,7 triệu, Pakistan từ 4,3 triệu lên 14,5 triệu và Ukraina từ 3,6
triệu lên 8,8 triệu [24]. Tại khu vực Đông Nam Á, theo nghiên cứu của
Manijula S. (2007), có hơn 45 triệu bệnh nhân ĐTĐ (20% tổng tỷ lệ mới mắc
trên toàn cầu), trong đó 95% là ĐTĐ tuýp 2 [49].
Việt Nam hiện nằm trong khu vực Tây Thái Bình dƣơng - khu vực bị
ảnh hƣởng nặng nề nhất của đại dịch thế kỷ “Bệnh đái tháo đƣờng”. Năm
1990 của thế kỷ trƣớc, tỷ lệ bệnh ĐTĐ chỉ là 1,1% (ở thành phố Hà nội),
2,52% (ở thành phố Hồ Chí Minh), 0,96% (thành phố Huế). Đến năm 2001, tỉ
lệ bệnh đái tháo đƣờng týp 2 ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Thành
phố Hồ Chí Minh là 4,9%, tỉ lệ rối loạn dung nạp glucose là 5,9%. Tỉ lệ ngƣời
có yếu tố nguy cơ phát triển đến đái tháo đƣờng chiếm tới 38,5% (lứa tuổi 3060). Theo kết quả nghiên cứu của Tạ Văn Thành (2004) trên các đối tƣợng từ
30-64 tuổi cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ tuýp 2 chung của 4 thành phố lớn là Hà
Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng và TP HCM là 4,6% [4]. Trong khi đó, tỷ lệ mắc
ĐTĐ týp 2 ở thành phố Hồ Chí Minh trong nghiên cứu trên 2.331 ngƣời từ

40-60 tuổi của Tạ Thị Tuyết Mai (năm 2009) là 11,2% [20].
Nghiên cứu năm 2012 của Bệnh viện Nội tiết trung ƣơng cho thấy tỷ lệ
hiện mắc ĐTĐ trên toàn quốc ở ngƣời trƣởng thành là 5.42%, tỷ lệ đái tháo
đƣờng chƣa đƣợc chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6%. Tỷ lệ rối loạn dung
nạp glucose toàn quốc 7,3%, rối loạn glucose máu lúc đói toàn quốc 1,9%


11

(năm 2003). Theo kết quả điều tra STEPwise về các yếu tố nguy cơ của bệnh
không lây nhiễm do Bộ Y tế thực hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18-69, cho
thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6% [10].
Theo ƣớc tính của Liên đoàn Đái tháo đƣờng Quốc tế (2014), Việt Nam
là quốc gia có số ngƣời mắc ĐTĐ nhiều nhất trong số các quốc gia Đông
Nam Á với 3.299 triệu ngƣời mắc ĐTĐ chiếm khoảng 5,8% ngƣời trƣởng
thành từ 20-79 tuổi. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ gia tăng
bệnh ĐTĐ nhanh nhất toàn cầu với tỷ lệ tăng hàng năm là 8-10% [1]. Và cũng
nhƣ các nƣớc đang phát triển khác, do trình độ hiểu biết còn hạn chế, ngƣời
bệnh mắc ĐTĐ ở nƣớc ta thƣờng đƣợc phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn và
thƣờng đến bệnh viện với những biến chứng nặng nề trong khi 70% trƣờng
hợp ĐTĐ type 2 có thể dự phòng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh bằng tuân
thủ lối sống lành mạnh, dinh dƣỡng hợp lý và tăng cƣờng luyện tập thể lực
1.2.2. Kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường và biến chứng
Tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ không đƣợc điều trị và có biến chứng vẫn còn ở
mức cao. Năm 2010, Cortex-Dias N. và cộng sự báo cáo có 3.215 ngƣời mắc
ĐTĐ trong tổng số nghiên cứu trên khoảng 16,856 ngƣời có tuổi trung bình là
58, trong đó 61,6% là nữ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có 90,2% bệnh nhân
ĐTĐ điều trị bằng các thuốc hạ đƣờng huyết, 51,7% có chỉ số Hb1 c dƣới
7%. Chỉ có 9,3% bệnh nhân ĐTĐ có huyết áp dƣới 130/80 mmHg trong tổng
số 78,4% bệnh nhân dùng thuốc hạ huyết áp. Có 9,8% không đƣợc điều trị và

48,3% không đƣợc kiểm soát bệnh trong số các bệnh nhân ĐTĐ [45].
Johnson-Spruill I và cộng sự (2009) nghiên cứu 1276 ngƣời bệnh ĐTĐ
type 2 cho thấy 55,6% ngƣời bệnh có luyện tập, nhƣng chỉ 27,7% tự kiểm
soát glucose máu [47]. Chỉ có 60% ngƣời bệnh ĐTĐ type 2 đã thực hiện một
số hoạt động thể chất [46], tuy nhiên chỉ có 50% trong số họ thực hiện tuân
thủ theo chỉ định, hƣớng dẫn [52]. Ngƣời bệnh ĐTĐ type 2 có rối loạn trong


12

hành vi ăn uống hơn những ngƣời khác, khoảng 20% trong số họ ăn quá nhiều
hoặc ăn không kiểm soát [53]. Một số ngƣời bệnh ĐTĐ type 2 đã không biết
số lƣợng thực phẩm cần thiết để cung cấp cho cơ thể, rối loạn trong việc thực
hiện chế độ ăn hợp lý, hoặc ăn quá nhiều đồ ngọt, ít chất xơ [51].
Bệnh nhân ĐTĐ chƣa tuân thủ hoặc đƣợc quản lý tốt. Braga M. và
cộng sự (2010) đã tiến hành nghiên cứu trên 3.002 bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2
điều trị ngoại trú tại 229 cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Canada chỉ ra
rằng 54% bệnh nhân có chỉ số huyết áp nằm ngoài mức đƣợc hiệp hội ĐTĐ
mà nƣớc này khuyến nghị, trong đó có 11% bệnh nhân ĐTĐ không đƣợc điều
trị và 28% dùng đơn trị liệu [44]. Năm 2015, Silvio E. Inzucchi và cộng sự
tìm hiểu về việc quản lý tăng đƣờng huyết trong bệnh ĐTĐ type 2 khẳng định
sự phổ biến của bệnh ĐTĐ type 2 tiếp tục tăng với tốc độ đáng báo động trên
toàn thế giới khi chỉ một nửa số ngƣời bệnh đạt đƣợc các mục tiêu HbA1c.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bao gồm vai trò của HbA1c trong chẩn đoán bệnh ĐTĐ
cần chú ý đƣợc đƣa ra để các thao tác trị liệu khác nhau và sử dụng chúng
trong việc quản lý của các ngƣời bệnh ĐTĐ. Các bằng chứng về vai trò của
tập thể dục, liệu pháp dinh dƣỡng, theo dõi lƣợng đƣờng, và các biện pháp
chống béo phì cũng đƣợc đƣa ra [42].
Tuy nhiên, thực tế việc quản lý các chỉ số đo lƣờng bệnh ĐTĐ vẫn
chƣa tốt. Trong nghiên cứu của Nguyễn Quang Vinh (2009) ở Nam Định và

Thái Bình chỉ ra rằng kiểm soát glucose máu còn hạn chế với 65,06% bệnh
nhân ĐTĐ kiểm soát đƣờng huyết lúc đói kém và 54,22% bệnh nhân bị tăng
huyết áp khi đang điều trị ĐTĐ [23]. Nguyễn Minh Sang và cộng sự (2007)
thực hiện nghiên cứu cho thấy 5,8% bệnh nhân ĐTĐ không đƣợc theo dõi
đƣờng huyết, 29,8% tự theo dõi tại và và chỉ có 64,4% bệnh nhân theo dõi tại
cơ sở y tế trên tổng số 104 bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2. Trong đó, tỷ lệ kiểm soát
kém lƣợng đƣờng huyết là 80,8% và chỉ có 12,5% kiểm soát chỉ số HbA1c ở


13

mức tốt (< 6,5%) [25]. Tỷ lệ kiểm soát các chỉ số khác cũng không khả quan
khi Nguyễn Ngọc Hân (2010) tìm hiểu trên 165 ngƣời bệnh ĐTĐ type 2 thấy
rằng 62,4% số ngƣời bệnh chấp hành tốt việc điều trị, 65,5% số ngƣời bệnh
kiểm soát tối ƣu BMI, 40% huyết áp, 32% về cholesterol, 33,3% về
tryglycerit, 30,3% về glucose máu và chỉ đạt 31,5% về HbA1C [19]. Một
nghiên cứu khác của Tạ Văn Bình về theo dõi chỉ số HbA1c của bệnh nhân
ĐTĐ ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ quản lý tốt bệnh chỉ đạt 510%, đạt yêu cầu là 20% và 70-75% là chƣa đạt yêu cầu. Nguyễn Văn Lành
(2014) khi tìm hiểu 1100 ngƣời dân Khmer trên 45 tuổi tại tỉnh Hậu Giang chỉ
ra rằng các biện pháp phòng bệnh cũng đƣợc thực hành rất thấp. Hơn nữa, các
hành vi có hại cho sức khỏe thì lại có tỷ lệ rất cao trong cộng đồng [20].
1.3. Quản lý điều trị Đái tháo đƣờng
1.3.1. Công tác quản lý điều trị Đái tháo đường trên thế giới và ở Việt Nam
Quản lý bệnh ĐTĐ cần phải cung cấp môi trƣờng, trong đó bệnh ĐTĐ
có thể đƣợc phối hợp quản lý, đồng thời thúc đẩy bệnh nhân tự chăm sóc.
Thách thức đối với các dịch vụ y tế và cộng đồng là phải cung cấp sự giúp đỡ
và hỗ trợ để những ngƣời có bệnh ĐTĐ có thể làm tốt điều này [43].Đồng
quan điểm trên, hiệp hội ĐTĐ quốc tế cũng nhất trí rằng giáo dục bệnh ĐTĐ
là một thành phần quan trọng của việc chăm sóc. ĐTĐ là một căn bệnh về lối
sống mà đòi hỏi ngƣời sống chung với căn bệnh này phải tự quản lý hàng

ngày. Điều này cũng đòi hỏi ngƣời bệnh thành thạo trong một số kỹ năng tự
chăm sóc, nhƣ theo dõi đƣờng huyết, dùng thuốc theo chỉ định, tuân thủ dinh
dƣỡng, tuân thủ tập luyện thể lực,…. [38].
Quản lý điều trị ĐTĐ tại Việt Nam cũng tuân theo những hƣớng dẫn của
hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ ( D

– American Diabetes Association) [38]. Tuy

nhiên, để phù hợp với điều kiện trong nƣớc, Bộ Y tế cùng Bệnh viện Nội tiết


14

Trung ƣơng đã đề ra những hƣớng dẫn sàng lọc, điều trị, theo dõi và quản lý
bệnh ĐTĐ. Trong đó, Bệnh viện Nội tiết Trung ƣơng là cơ quan chịu trách
nhiệm hƣớng dẫn về chuyên môn và quản lý đối với dự án mục tiêu quốc gia
về ĐTĐ với các nguyên tắc chung nhƣ sau [16]:
Mục tiêu điều trị, quản lý bệnh Đái tháo đường:
- Mục tiêu điều trị ĐTĐ tại Việt Nam cũng tuân theo hƣớng dẫn cập nhật
của hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ năm 2011 [24] và thống nhất trong Quyết định số
3319/QĐ- BYT của Bộ Y tế năm 2017 về việc Ban hành tài liệu chuyên môn
hƣớng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh ĐTĐ type 2 [10].
- Khi thiết lập mục tiêu điều trị cần lƣu ý: Phải thiết lập mục tiêu trên từng
cá nhân. Đối vớí ngƣời bệnh thƣờng xuyên có dấu hiệu hạ đƣờng huyết cần đặt
mục tiêu đƣờng huyết cao hơn bởi vì mục tiêu kiểm soát đƣờng huyết càng chặt,
càng gần mức độ sinh lý thì nguy cơ hạ đƣờng máu càng cao [12]. Hiệp hội
ĐTĐ Hòa Kỳ đã đƣa ra khuyến cáo kiểm soát glucose máu đƣợc đánh giá tốt
nhất bằng cách kết hợp kết quả tự kiểm soát glucose máu của ngƣời bệnh (nếu
đƣợc thực hiện) và kết quả xét nghiệm Hb 1c hiện tại [24].
Quản lý người bệnh đái tháo đường


 Đánh giá ban đầu:
- Dựa vào các thành phần của đánh giá bệnh nhân ĐTĐ 1 cách toàn diện
nhằm giúp nhân viên y tế đảm bảo chăm sóc hiệu qủa cao nhất cho bệnh nhân
ĐTĐ. Ngƣời bệnh vừa mới đƣợc chẩn đoán ĐTĐ cần phải đƣợc khám xét
một cách toàn diện nhằm phát hiện đã có biến chứng hay chƣa.
- Thăm khám toàn diện bao gồm: hỏi tiền sử y khoa, thăm khám lâm
sàng và cận lâm sàng. Tập trung vào các thành phần của đánh giá bệnh ĐTĐ
toàn diện để trợ giúp cho cán bộ y tế nhằm đảm bảo chăm sóc tối ƣu cho
ngƣời bệnh ĐTĐ [17].


15

 Đánh giá tiền sử bệnh:
- Các kết quả xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng, các dấu hiện và biến
chứng liên quan đến ĐTĐ. Thực hiện các xét nghiệm kiểm tra glucose máy,
Lipid máu lúc đói, điện tim đồ, Hb 1c. Theo dõi, khám thực thể: chiều cao,
cân nặng, thần kinh, huyết áp và tim mạch.
- Tiền sử cân nặng, chỉ số khối BMI, tình trạng dinh dƣỡng, thói quen ăn
uống, thói quen luyện tập, các thói quen có hại cho sức khỏe bệnh nhân ĐTĐ:
hút thuốc lá, sử dụng bia rƣợu…
- Tiền sử dùng thuốc, đặc biệt là những thuốc khiến cho nồng độ glucose
máu tăng cao. Tiền sử bệnh mạn tính bao gồm các bệnh lý bàn chân, răng
miệng, tim mạch, thận, thần kinh và mạch máu.
- Các chƣơng trình đã tham gia điều trị nhƣ chƣơng trình dinh dƣỡng,
giáo dục kiểm soát nồng độ glucose máu.
- Chuyển lên chuyên khoa khi có các triệu chứng nghi ngờ liên quan đến
biến chứng ĐTD hoặc các bệnh khác
Nếu ngƣời bệnh có các triệu chứng nghi ngờ biến chứng của bệnh ĐTĐ

hay bệnh kèm theo, cần thăm khám các chuyên khoa khác, và đồng thời cần
phải theo dõi tái khám định kỳ. Quy định đối với ngƣời xét nghiệm đƣờng
máu bình thƣờng thì định kỳ 3 năm xét nghiệm lại một lần, còn những ngƣời
rối loạn dung nạp glucose và rối loạn đƣờng máu khi đói là 1năm/1 lần [12].
Ngoài quy định về xét nghiệm, các chỉ số cần theo dõi cũng đƣa ra việc theo
dõi chế độ dinh dƣỡng, cân nặng, việc hút thuốc lá cũng nhƣ giáo dục sức
khỏe, trong đó có hoạt động thể lực là một thông số quan trọng trong việc
quản lý điều trị ĐTĐ [16].


×