Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Giáo trình tâm lý học tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.68 KB, 64 trang )

Chương 1
TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM
I. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC
TỘI PHẠM
1. Khái niệm tâm lý học tội phạm
Sau khi được sinh ra, đến một giai đoạn nhất định, con người bắt đầu tham
gia vào các hoạt động xã hội. Với tư cách là một thành viên của xã hội, con người
tiếp nhận các tri thức, kinh nghiệm và hệ thống các chuẩn mực xã hội. Dựa trên
hiểu biết đó, con người có thể phân biệt đúng, sai, tốt, xấu, phù hợp, không phù
hợp, từ đó hình thành và bộc lộ hệ thống các thái độ tương ứng. Cùng với việc tiếp
thu các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết, con người thực hiện các hành động cụ thể nhằm
thay đổi thế giới xung quanh theo ý muốn của mình. Như vậy, con người trở thành
một chủ thể tích cực, một thành viên thật sự của xã hội. Đó chính là quá trình xã
hội hoá cá nhân. Nếu quá trình này thuận lợi, ở cá nhân sẽ hình thành những đặc
điểm tâm lý tích cực, giúp nhân cách phát triển. Ngược lại, nếu quá trình xã hội
hoá cá nhân không thuận lợi, các đặc điểm tâm lý tiêu cực sẽ xuất hiện, dẫn đến sự
suy thoái nhân cách. Các đặc điểm tâm lý tiêu cực ở cá nhân tác động với những
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể là nguyên nhân dẫn đến hành vi lệch chuẩn, trong đó
có hành vi phạm tội.
Hành vi phạm tội được diễn ra theo một quá trình, gồm nhiều giai đoạn và
chịu sự chi phối của các quy luật tâm lý. Ở người phạm tội, trong quá trình này,
xuất hiện các hiện tượng tâm lý có vai trò quan trọng trong việc điều khiển, điều
chỉnh hành vi phạm tội của họ. Tâm lý học tội phạm vận dụng những tri thức của
khoa học tâm lý nhằm lý giải các quy luật nảy sinh, vận hành và biến đổi của các
hiện tượng tâm lý ở người phạm tội trong quá trình họ thực hiện hành vi phạm tội,
phân tích các đặc điểm tâm lý trong nhân cách của người phạm tội và nghiên cứu


tâm lý của một số chủ thể đặc trưng như nhóm phạm tội, người chưa thành niên
phạm tội…
Tâm lý học tội phạm là một ngành khoa học ứng dụng, là một phân ngành của


tâm lý học pháp lý, có mối quan hệ mật thiết với các chuyên ngành khác nhau của
khoa học tâm lý như tâm lý học đại cương, tâm lý học xã hội, tâm lý học nhân
cách…
Vậy, Tâm lý học tội phạm là một ngành khoa học nghiên cứu các quy luật nảy
sinh, vận hành và biến đổi của các hiện tượng tâm lý ở người phạm tội.
2. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học tội phạm
Đề cập đến đối tượng nghiên cứu của tâm lý học tội phạm, các nhà tâm lý học
còn có nhiều ý kiến khác nhau. Đa số các quan điểm cho rằng đối tượng nghiên
cứu của tâm lý học tội phạm là tâm lý người phạm tội, tức là những hiện tượng tâm
lý với tư cách là một hiện tượng tinh thần do hiện thực khách quan tác động vào
não người phạm tội sinh ra. Người phạm tội ở đây được hiểu với nghĩa rộng, bao
gồm cá nhân và nhóm người thực hiện hành vi phạm tội.
Như vậy, đối tượng nghiên cứu của tâm lý học tội phạm là các hiện tượng tâm
lý của người phạm tội.
3. Nhiệm vụ của tâm lý học tội phạm
a. Nhiệm vụ chung của tâm lý học tội phạm
Nhiệm vụ chung là xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống lý luận của
tâm lý học tội phạm nhằm đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thực
tiễn hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ An ninh Quốc gia và giữ
gìn trật tự an toàn xã hội.
b. Nhiệm vụ cụ thể của tâm lý học tội phạm
Trên cơ sở nhiệm vụ chung đã được xác định, tâm lý học tội phạm có những
nhiệm vụ cụ thể là:
- Nghiên cứu nguồn gốc, nguyên nhân của tâm lý tội phạm;


- Cấu trúc tâm lý, cơ chế tâm lý của hành vi phạm tội, diễn biến tâm lý của
người phạm tội;
- Sự hình thành và suy thoái nhân cách của người phạm tội;
- Tâm lý của nhóm phạm tội;

- Tâm lý của người chưa thành niên phạm tội và những loại người phạm tội
cụ thể khác.
4. Các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học tội phạm
Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, tâm lý học tội phạm sử dụng hệ thống
các phương pháp chung của tâm lý học như: phương pháp quan sát, phương pháp
trò chuyện, phương pháp phỏng vấn, phương pháp khái quát hóa các nhận xét độc
lập…Bên cạnh đó, tâm lý học tội phạm có sử dụng một số phương pháp đặc trưng
như:
a. Phương pháp quan sát
Quan sát là sự tri giác có chủ định các biểu hiện bề ngoài của con người như
hành động, cử chỉ, ánh mắt, nét mặt, cách nói năng, cách ăn mặc...nhằm nhận xét,
phán đoán các đặc điểm tâm lý của họ.
Phương pháp quan sát được sử dụng một cách phổ biến trong hoạt động tố
tụng. Phương pháp này giúp bạn có thể phán đoán được các diễn bến nội tâm của
đối tượng. Chẳng hạn, thông qua quan sát cách biểu cảm trên nét mặt của bị cáo và
các biểu hiện hành vi của họ, bạn có thể phán đoán thái độ của họ đối với hành vi
mà họ đã thực hiện. Phương pháp này cũng có thể sử dụng để phán đoán về đặc
điểm tâm lý của đối tượng. Khi ta quan sát hành vi, cách nói năng, ăn mặc của một
người, ta có thể đoán, họ là người như thế nào, tính cách, trình độ nhận thức của họ
ra sao...
Trong hoạt động pháp lý, phương pháp quan sát có một số đặc điểm đặc thù
sau:


- Chủ thể tiến hành quan sát cũng có thể trở thành đối tượng bị quan sát. Có
nghĩa là, khi ta tiếp xúc với một đối tượng để thu thập thông tin, thì họ (đặc biệt là
bị can, bị cáo) cũng rất muốn biết ta đang nghĩ gì, muốn gì ở họ . Vì vậy, họ cũng
tiến hành quan sát ta để có được những thông tin cần thiết về chủ thể đang quan sát
mình
- Việc sử dụng phương pháp quan sát có thể gặp những trở ngại nhất định, vì

đối tượng của quan sát có thể có những động tác giả để che đậy nội tâm của mình.
Đây là đặc điểm đặc thù của hoạt động tư pháp. Đối với người phạm tội hoặc
những người có thái độ không thành khẩn thì khi tiếp xúc với người cán bộ tư
pháp, họ luôn có ý thức che dấu những diễn biến nội tâm của mình. Họ có thể dùng
những động tác giả bên ngoài để đánh lạc hướng chủ thể quan sát. Chẳng hạn, một
bị cáo tại phiên toà có thể khóc nức nở và thể hiện sự hối hận một cách rất “nghệ
thuật” mặc dù thật tâm anh ta không hề hối cải.
- Điều kiện của hoạt động tư pháp có thể gây những tác động lớn đối với tâm
lý của các chủ thể tham gia. Vì vậy, tâm lý của họ thường bộc lộ dưới rất nhiều sắc
thái khác nhau. Chẳng hạn, cũng là thái độ khai báo của người làm chứng, khi khai
báo tại cơ quan điều tra, họ có thể tích cực và chủ động. Nhưng tại phiên toà, sự
chú ý của nhiều người có thể gây cho người làm chứng tâm lý e ngại, làm cho họ
trở nên thụ động hơn khi khai báo.
Từ những đặc thù trên, khi sử dụng phương pháp này, ta cần chú ý những vấn
đề sau:
- Xác định rõ mục đích, nội dung và kế hoạch quan sát. Phương pháp quan sát
thường đạt hiệu quả cao khi ta đã có những giả thiết nhất định về đối tượng, và
quan sát là để kiểm tra giả thiết đó.
- Không nên để lộ cho đối tượng bị quan sát biết được mục đích của người
quan sát. Nếu họ biết được mục đích của người quan sát, họ có thể mất tự nhiên,
không thoải mái, thậm chí giả tạo, đóng kịch.


- Sự biểu hiện của tâm lý là rất đa dạng và phụ thuộc vào tình huống. Do đó,
ta cần tiến hành quan sát đối tượng nhiều lần trong những tình huống khác nhau.
- Ghi chép kết quả quan sát một cách chi tiết, khách quan và không được có
định kiến khi đánh giá đối tượng.
b. Phương pháp phỏng vấn cá nhân
Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin về người phạm tội bằng cách
trưng cầu ý kiến miệng.

Hai hình thức phổ biến nhất của phỏng vấn là tự do ( không tuyên bố chủ đề
và hình thức đàm thoại ) và chẩn mực hóa ( về hình thức gần giống với loại điều
tra bằng bảng hỏi ).
Khi tiến hành phỏng vấn cần cúy ý đến một số yêu cầu như:
- Người tiến hành phỏng vấn nên đưa ra những câu hỏi rành mạch, rõ ràng.
- Trong trường hợp cần thiết cần tạo ra một không khí thẳng thắn và tin tưởng
để tranh thủ sự hợp tác của những người được hỏi.
c. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu, hồ sơ
Trong tâm lý học tội phạm cũng như nhiều khoa học khác thường sử dụng
nghiên cứu văn bản, tài liệu, hồ sơ. Về thực chất đây là phương pháp tìm hiểu tâm
lý người phạm tội thông qua việc hệ thống hóa các thông tin về quan hệ, về môi
trường sống, hoạt động của người phạm tội – yếu tố có ý nghĩa quyết định nội
dung, phẩm chất tâm lý người phạm tội.Vì vậy việc nghiên cứu này giúp ta có cơ
sở để phát hiện các phẩm chất tâm lý của người phạm tội như: trình độ học vấn,
khinh nghiệm, nghề nghiệp, vốn sống xã hội , quan điểm chống đối …
d. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm là phương pháp mà chủ thể chủ động tạo ra tình huống nhằm
làm xuất hiện ở đối tượng những hiện tượng tâm lý cần quan tâm, tiến hành đo đạc,
định lượng chúng một cách khách quan.


Ví dụ: Để nghiên cứu sự ảnh hưởng của áp lực nhóm đối với cá nhân, người
ta yêu cầu 5 đối tượng đứng cách đêù hai đoạn thẳng có độ dài khác nhau (sự khác
nhau về độ dài của hai đoạn thẳng có thể nhận thấy được từ vị trí của mỗi người).
Sau đó yêu cầu họ đưa ra ý kiến của mình về độ dài của hai đoạn thẳng đó. Bốn
người trả lời trước, do được nhà nghiên cứu bí mật thống nhất trước, đều nhận xét
là hai đoạn thẳng đó bằng nhau. Ngươì thứ 5 trả lời sau cùng, dưới áp lực của
nhóm, cũng theo bạn mình nhận xét về sự bằng nhau của hai đoạn thẳng. Trong
trường hợp này, chúng ta đã sử dụng phương pháp thực nghiệm.
Tình huống được tạo ra trong phương pháp thực nghiệm có vai trò quan

trọng. Chúng là điều kiện để hình thành những hiện tượng tâm lý mà chúng ta cần
quan tâm. Thực chất các tình huống này là những vấn đề, những “bài toán” mà nhà
nghiên cứu đặt ra cho các đối tượng và căn cứ vào cách giải quyết của họ để xác
định đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
Người ta phân biệt nhiều loại thực nghiệm khác nhau:
- Thực nghiệm tự nhiên là thực nghiệm dựa vào những điều kiện hoàn cảnh
trong cuộc sống và hoạt động của đối tượng. Trong hoạt động tố tụng các thực
nghiệm điều tra chủ yếu thuộc loại này. Ví dụ: thực nghiệm diễn lại hành động,
việc làm nhằm kiểm tra lời khai của bị can, người bị tạm giữ, người làm chứng ...
- Thực nghiệm giáo dục là loại thực nghiệm nhằm phát triển, rèn luyện hoặc
uốn nắn những phẩm chất tâm lý nào đó ở đối tượng. Loại thực nghiệm này được
dùng trong quá trình giam giữ cải tạo phạm nhân.
- Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm là những thực nghiệm nhằm nghiên
cứu những đặc điểm tâm lý nhất định, được tiến hành trong những phòng được bố
trí đặc biệt với những máy móc, thiết bị tinh vi.
Để kết quả rút ra từ phương pháp thực nghiệm có đủ độ tin cậy, cần tiến hành
thực nghiệm nhiều lần và phối hợp với các phương pháp khác.
đ. Phương pháp điều tra bảng hỏi cá nhân


Phương pháp điều tra bảng hỏi cá nhân là dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra
cho một số lớn đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một
vấn đề nào đó.
Sử dụng phương pháp này có thể trong một thời gian ngắn thu thập được một
số ý kiến của nhiều người, nhưng là ý kiến chủ quan. Đẻ có tài liệu tương đối chính
xác, cần soạn kỹ bản hướng dẫn điều tra ( người sẽ phổ biến bảng câu hỏi điều tra
cho các đối tượng ) vì nếu những người này phổ biến một cách tùy tiện thì kết quả
sẽ rất khác nhau và sẽ không có giá trị khoa học.
Dựa vào các phiếu điều tra, sẽ giúp ta nghiên cứu những nguyên nhân tâm lý
xã hội của hành vi phạm tội cụ thể, đặc điểm tâm lý nhân cách của người phạm tội.

e. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động
Tâm lý con người được biểu hiện trong hoạt động, được “chất chứa” vào các
sản phẩm hoạt động, trở thành những hiện tượng tâm lý tiềm tàng, tích đọng trong
đó.
Vì vậy, dựa vào việc phân tích kết quả, sản phẩm hoạt động có thể rút ra
những kết luận về tâm lý nhân cách của người đã làm ra sản phẩm đó. Chẳng hạn,
chúng tôi có thể thông qua bài thi của một học viên mà phán đoán một số nét về
tâm lý của họ như: thái độ đối với môn học, hiểu biết xã hội, khả năng tư duy...
Đây là phương pháp nghiên cứu tâm lý của người phạm tội bằng cách phân
tích các mặt hoạt động, các công việc nào đó mà người phạm tội đã thực hiện.
Hành vi phạm tội và hậu quả của nó cũng cần được phân tích, nghiên cứu đầy đủ.
Phân tích hậu quả của hành vi phạm tội, mức độ hoàn thành, diễn biến của quá
trình thực hiện hành vi phạm tội…có thể cho biết trình độ, khả năng, kinh nghiệm,
các kỹ năng, thói quen, tính cách, động cơ cũng như các phẩm chất ý chí của người
phạm tội.
g. Phương pháp trắc nghiệm


Phương pháp trắc nghiệm là phương pháp chẩn đoán tâm lý, có sử dụng
những câu hỏi và bài tập được chuẩn hóa ( các test ) theo những thang nhất định.
Trắc nghiệm cho phép với độ chính xác nhất định, xác định được mức độ hiện
tại các hiểu biết và đặc điểm nhân cách của người phạm tội.
Quá trình trắc nghiệm có thể chia ra làm ba giai đoạn:
- Lựa chọn trắc nghiệm ( xác định mục đích trắc nghiệm và mức độ tin cậy và
độ xác thực của test )
- Tiến hành trắc nghiệm.
- Xử lý kết quả thu được
h. Phương pháp phân tích trường hợp điển hình
Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp tìm hiểu sâu
rộng một cá nhân hoặc một nhóm ít người.Theo phương pháp này, người nghiên

cứu phải thực hiện một trắc nghiệm tâm lý, trong đó người nghiên cứu sử dụng một
loạt câu hỏi được soạn thảo cẩn thận để tìm hiểu sâu sắc các đặc điểm tâm lý cần
thiết của người phạm tội
II. NGUỒN GỐC CỦA TÂM LÝ TỘI PHẠM
1. Sự tác động tiêu cực của môi trường lớn
a. Khái niệm môi trường lớn
Môi trường lớn là tổ hợp những yếu tố thuộc về thượng tầng kiến trúc của xã
hội (các quan điểm về chính trị, pháp luật, tôn giáo, nghệ thuật, đạo đức, văn hóa
giáo dục và các thể chế tương ứng của chúng; Nhà nước pháp luật, lối sống, nền
giáo dục...) và hệ quả trực tiếp của các yếu tố đó (vận động của các thể chế và kết
quả của nó), những yếu tố đó tác động, ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành, phát
triển tâm lý của cá nhân. Sống và hoạt động trong môi trường này mọi các cá nhân


đều chịu sự tác động của tất cả các yếu tố tích cực và tiêu cực với các mức độ khác
nhau1.
Các yếu tố tiêu cực của môi trường lớn có ảnh hưởng đến sự hình thành và
phát triển tâm lý tiêu cực của cá nhân- là nguồn gốc, là nguyên nhân sâu xa của
tâm lý tội phạm.
b. Các yếu tố tiêu cực của môi trường lớn
Sự tác động tiêu cực của các thế lực thù địch và nền văn hoá không phù hợp
với truyền thống dân tộc
Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu cho sự phát triển, quá trình hội nhập vào nền
kinh tế quốc tế đã mang lại những thuận lợi và cũng tiềm ẩn những nguy cơ đe doạ
đến sự phát triển của các quốc gia. Tuy các quốc gia luôn sẵn sàng thiết lập các
mối quan hệ với nhau nhưng đằng sau đó vẫn chứa đựng những âm mưu chính trị,
nhất là ở các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau. Các thế lực thù địch vẫn đang
chống phá nước ta bằng mọi cách, với nhiều phương tiện khác nhau nhằm xuyên
tạc Chủ nghĩa Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chế độ Xã hội Chủ nghĩa
nhằm lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay,

với sự hỗ trợ của khoa học và công nghệ, sự tác động của các thế lực thù địch trở
nên nguy hiểm và khôn lường. Với hàng loạt các thủ đoạn chiến tranh tâm lý như
bịa đặt, tung tin đồn, vu khống, làm giảm uy tín của Đảng, Nhà nước, bôi nhọ
truyền thống cách mạng, kích thích khôi phục thói quen, tập quán lạc hậu,… sự tác
động tiêu cực này có thể dẫn đến sự suy thoái kinh tế, bất ổn chính trị, gây tâm lý
hoang mang, bất an, mất niềm ở quần chúng nhân dân vào hệ thống chính trị, pháp
luật, từ đó nảy sinh hành vi vi phạm pháp luật, phạm tội.
Quá trình giao lưu, hợp tác quốc tế giúp cho nền văn hoá của Việt Nam thêm
đa dạng, phong phú nhưng cùng lúc sẽ xuất hiện các yếu tố văn hoá không phù hợp
1

Học viện Cảnh sát nhân dân, Giáo trình Những vấn đề cơ bản của tâm lý học tội phạm, tâm lý học điều tra tội
phạm và tâm lý học quản lý, Hà Nội, năm 2005, trang 13


với truyền thống của dân tộc ta, ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành, phát triển
nhân cách, nhất là đối với thế hệ trẻ. Những yếu tố tiêu cực mang tính phổ biến là:
tôn thờ giá trị vật chất bất chấp đạo đức truyền thống; cách cư xử kích động bạo
lực; khuynh hướng tự do tình dục; lối sống thực dụng, ích kỷ, vô cảm…
Sự tác động của tàn dư xã hội cũ
Tàn dư xã hội cũ là những yếu tố thuộc về con người hoặc tư tưởng, văn hoá,
lối sống, tệ nạn của xã hội trước đây gây cản trở sự phát triển của xã hội hiện tại.
Những người phạm tội và các nhóm phạm tội thuộc xã hội cũ, tuy sống trong xã
hội hiện tại nhưng họ không chấp nhận các chuẩn mực xã hội nên có hành vi phạm
tội. Các tư tưởng, văn hoá, lối sống của xã hội trước đây đã trở nên lạc hậu như
tâm lý địa phương cục bộ; phép vua thua lệ làng, coi thường pháp luật; chuyên
quyền, độc đoán; tư tưởng sản xuất nhỏ, cách nhìn thiển cận; hữu danh vô thực…
đã tạo nên rào cản trong lối tư duy, thái độ đối với các quan hệ xã hội, phong cách
ứng xử, hành động của cá nhân không phù hợp chuẩn mực xã hội. Bên cạnh đó,
các tệ nạn tuy đã xuất hiện từ xã hội cũ nhưng đến xã hội hiện tại vẫn chưa thể giải

quyết được như cờ bạc, nghiện hút, mại dâm… đã kìm hãm sự phát triển của xã
hội, tạo cơ hội cho hành vi phạm tội xuất hiện.
Sự sai lệch của các thể chế xã hội
Thể chế xã hội là tổng hợp những quan hệ xã hội đã được hợp thức hoá thành
chuẩn mực có tính ổn định và được đảm bảo bằng những nguồn lực nhằm thực
hiện một chức năng xã hội nhất định2.
Sự biến dạng của thể chế xã hội vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của sự
sai lệch của các thành phần trong xã hội. Thể chế không thực hiện đúng chức năng
của nó sẽ gây nên sự bức xúc tâm lý, nếu không được giải toả sẽ dẫn đến sự căng
thẳng, mâu thuẫn, xung đột xã hội, từ đó dẫn đến khuynh hướng thay thế các thể
chế không phù hợp bằng những quy định mới, trong đó có sự xuất hiện các thể chế
2

Học viện Cảnh sát nhân dân, Giáo trình Tâm lý học pháp lý, Hà Nội, 2006, trang 48.


không chính thức. Rối loạn các thể chế kéo dài tác động xấu đến sự hình thành
nhân cách cá nhân, sai lệch trong định hướng giá trị xã hội, nguyên nhân dẫn đến
hành vi vi phạm, phạm tội. Các thể chế có chức năng kiểm tra xã hội thực hiện
không hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho các hành vi lệch chuẩn xuất hiện và
theo cái đà đó, nếu không bị phát hiện, xử lý sẽ dẫn đến vi phạm pháp luật, phạm
tội. Những lệch lạc mang tính cá nhân không được ngăn chặn và định hướng kịp
thời sẽ tiếp tục gia tăng về tính chất, mức độ, làm cho sự biến dạng các chuẩn mực
và các thành phần khác của đời sống xã hội ngày càng trở nên trầm trọng.
Một số chuẩn mực xã hội không thật sự mang tính chuẩn mực, thể hiện cụ thể
như:
Chuẩn mực xã hội trở nên lạc hậu, không phù hợp với đời sống hiện thực,
kìm hãm sự phát triển. Những chuẩn mực này nếu không bị bãi bỏ thì nó sẽ huỷ
hoại các chuẩn mực khác của đời sống xã hội, nảy sinh các hậu quả nghiêm trọng
trong việc thực thi các chuẩn mực chung của xã hội. Các quy phạm pháp luật ra đời

không vận hành đúng quy luật khách quan của xã hội, lạc hậu so với thực tiễn cuộc
sống; sự phức tạp trong nội dung quy phạm gây khó hiểu; sự mâu thuẫn trong nội
dung các quy định… Sự sai lệch chuẩn mực pháp luật ảnh hưởng đến hiệu quả
trong việc điều chỉnh hành vi nói chung và tội phạm nói riêng.
Tính không rõ ràng, chung chung, không đơn nhất của chuẩn mực dẫn đến sự
tuỳ tiện trong cách hiểu, cách giải thích phụ thuộc vào trình độ nhận thức và lợi ích
của chủ thể. Vì thế, một số chuẩn mực không có khả năng thực hiện chức năng
điều tiết xã hội.
Chuẩn mực xã hội không được thực thi một cách nghiêm túc, các sai phạm
tuy được phát hiện nhưng không được xử lý một cách nghiêm minh dẫn đến niềm
tin của người dân vào chuẩn mực bị suy giảm, thậm chí không tin vào tính chính
trực của chuẩn mực.


Một số “không phải là chuẩn mực” lại được thực hiện như là chuẩn mực. Có
ý kiến gọi đây là những “chuẩn mực che giấu”3. Đó là những thoả thuận ngầm theo
kiểu hiểu ý nhau hoặc “bật đèn xanh” cho nhau. Những “chuẩn mực” dạng này tồn
tại thực sự trong xã hội nhưng ở dạng ẩn vì điều kiện để hợp thức, công khai chưa
được đảm bảo. Tuy cũng có những “chuẩn mực che giấu” là tích cực nhưng phần
lớn có tính tiêu cực, thường đi ngược và chống lại các chuẩn mực xã hội thật sự,
trong đó có các “chuẩn mực che giấu” chi phối và dẫn đến hành vi phạm tội.
Trong quá trình vận hành các thể chế xã hội, những sai lệch sau đây có thể là
nguồn gốc của tâm lý tội phạm:
Những sai lệch trong lĩnh vực tổ chức như xác nhập, chia tách cơ cấu bộ máy
cơ quan, đơn vị; cơ chế vận hành của tổ chức không khoa học dẫn đến chồng chéo,
trùng dẫm, sơ hở; nội bộ chia rẽ, mất đoàn kết, nảy sinh bè phái, “lợi ích nhóm cục
bộ”; việc kiểm tra, đánh giá thiếu khách quan, công bằng; tiêu cực trong khâu
tuyển dụng, bố trí, đề bạt cán bộ; cán bộ có trình độ chuyên môn, năng lực không
đáp ứng được yêu cầu công việc. Hậu quả là một số cán bộ nhà nước đã lợi dụng
chức vụ, quyền hạn của mình gây sách nhiễu, phiền hà cho nhân dân nhằm trục lợi,

gây mất niềm tin của nhân dân vào bộ máy chính quyền nhân dân. Không những
thế, một bộ phận không nhỏ cán bộ nhà nước kém tu dưỡng bản thân, cùng với sự
tác động tiêu cực của môi trường xã hội dần dần bị suy thoái về nhân cách, vi
phạm các chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Một nguy cơ khác cũng nguy hiểm
không kém là khi cán bộ nhà nước có biểu hiện tiêu cực và để được việc cho mình,
người dân cũng tìm cách đáp ứng các đòi hỏi phi lý của các cán bộ thoái hoá, biến
chất, điều này đã củng cố thêm những sai phạm của những cán bộ này. Khi các
hành vi sai phạm được lặp lại nhiều lần trở thành thói quen thì cá nhân sẽ có
khuynh hướng chấp nhận sự tiêu cực, cho đó là chuyện bình thường và nguy hiểm

3

Xem: Học viện Cảnh sát nhân dân, Giáo trình Tâm lý học pháp lý, Hà Nội, 2006, trang 51.


hơn, họ lại sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho những người khác khi họ gặp hoàn
cảnh tương tự.
Sự sai lệch có thể nảy sinh từ viêc các cơ quan chức năng, cán bộ nhà nước
giải quyết không thoả đáng các vấn đề nảy sinh trong các quan hệ xã hội; ban hành
các văn bản, quy định không phù hợp với tình hình thực tế. Hậu quả là sự tụt hậu
của nền kinh tế khi các chính sách không được người dân ủng hộ, không đi vào
cuộc sống, ngăn cản sự phát triển của đất nước; các công trình, dự án không khả thi
hoặc triển khai chậm gây thất thoát, lãng phí tài sản quốc gia. Khi người dân mất
niềm tin vào sự quản lý của bộ máy Nhà nước thì họ sẽ tìm đến các cách thức tiêu
cực để giải quyết các vấn đề nảy sinh.
Sự sai lệch đáng quan tâm khác liên quan đến chuẩn mực đạo đức. Khi quan
hệ con người ngày càng được mở rộng thì đạo đức không chỉ được hiểu là các
chuẩn mực ứng xử giữa con người với con người, với công việc, với bản thân mình
mà đạo đức còn bao hàm ứng xử với thiên nhiên và môi trường sống. Trong xu thế
hội nhập với nền kinh tế thế giới, bên cạnh mặt tích cực thì hàng loạt các yếu tố

tâm lý tiêu cực nảy sinh cần được giải quyết như: tôn thờ giá trị vật chất, lấy đồng
tiền làm thước đo giá trị nhân cách; chủ nghĩa cá nhân, bất chấp lợi ích tập thể và
xã hội; lối sống sa đoạ, sống gấp, sống thử, sống để hưởng thụ; cách cư xử thiếu
văn hoá, mất nhân tính… Do ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý như vậy, những biểu
hiện sai lệch về đạo đức dần trở nên phổ biến ở đội ngũ cán bộ như: quan liêu,
hách dịch; trù dập, đùn đẩy trách nhiệm, nói xấu lẫn nhau gây mất đoàn kết nội bộ;
chạy theo địa vị, danh lợi; sống thực dụng, chạy theo lợi ích vật chất bất chấp các
giá trị nhân bản, vô cảm trước nỗi đau của người khác; phai nhạt lý tưởng… Sự
suy thoái về đạo đức trong nhân dân cũng trở nên trầm trọng như buôn gian bán
lận, cạnh tranh không lành mạnh; luồn lách, lợi dụng kẻ hở của pháp luật để trục
lợi; mua chuộc cán bộ; xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng người khác; làm giàu
bằng con đường phi pháp…


2. Sự tác động tiêu cực của môi trường nhỏ
a. Khái niệm môi trường nhỏ
Ảnh hưởng của môi trường lớn đến cá nhân thường phải thông qua môi
trường nhỏ. Đặc điểm tính chất của môi trường nhỏ có thể làm biến đổi chiều
hướng, mức độ... ảnh hưởng của các thành phần trong môi trường lớn đến cá nhân.
Môi trường nhỏ là môi trường sống cụ thể, gần gũi, nơi trực tiếp diễn ra hoạt động
của cá nhân: Gia đình, nhà trường, tập thể lao động, nhóm bạn4.
Tâm lý tiêu cực trong đó có tâm lý tội phạm là do hoạt động của cá nhân đã
lĩnh hội những yếu tố không thuận lợi cho sự phát triển nhân cách có trong môi
trường nhỏ.
b. Các yếu tố tiêu cực của môi trường nhỏ
Sự tác động tiêu cực của gia đình
Ngoài chức năng về thể chất, vật chất, gia đình có chức năng quan trọng về
văn hoá, tình cảm, xã hội (giáo dục con cái, đảm bảo cho mỗi thành viên có cuộc
sống hạnh phúc). Do vậy, gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành
và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Tác động tiêu cực của gia đình xuất phát

từ việc gia đình đã không thực hiện tốt các chức năng của nó.
Đối với người chưa thành niên, cha mẹ và những người lớn tuổi hơn trong gia
đình như ông bà, chú bác, anh chị… có vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ
tiếp thu các chuẩn mực đạo đức, pháp luật và các quy tắc ứng xử xã hội. Đối với
đứa trẻ, hành vi của những người lớn, nhất là cha mẹ là mẫu mực, là tấm gương để
họ bắt chước, noi theo. Do vậy, hành vi của những người lớn trong gia đình phải
mang tính đạo đức và chuẩn mực thì mới tạo điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển
nhân cách một cách thuận lợi. Những cách thức tác động không phù hợp gây ảnh
hưởng không tốt đến người chưa thành niên trong gia đình là5:
4

Học viện Cảnh sát nhân dân, Giáo trình Những vấn đề cơ bản của tâm lý học tội phạm, tâm lý học điều tra tội
phạm và tâm lý học quản lý, Hà Nội, năm 2005, trang 18.
5
Xem: G.Sikhanxev, Tâm lý học pháp lý, Matxcova, 1998, trang 19.


- Người lớn bằng lời nói và cả việc làm khẳng định các mẫu hành vi phi đạo
đức, phản giáo dục, thậm chí là vi phạm pháp luật.
- Người lớn khẳng định bằng lời nói các chuẩn mực hành vi nhưng khi thực
hiện lại hành động ngược lại.
- Người lớn bằng lời nói và việc làm tuân thủ các chuẩn mực chung nhưng
lại không quan tâm và không làm thoả mãn các nhu cầu xúc cảm của trẻ.
- Người lớn không đúng đắn hoặc mâu thuẫn nhau trong việc sử dụng các
phương pháp giáo dục.
Những loại hình gia đình có tác động tiêu cực đến sự hình thành và phát
triển nhân cách của các thành viên là:
Gia đình có cấu trúc không hoàn hảo (gia đình biến dạng) là gia đình mà bố
mẹ mất hoặc bố mẹ ly dị nhau hoặc vì lý do nào đó mà con cái phải ở cách xa bố
mẹ. Con thiếu mẹ thường thiếu đi lòng thương cảm, tính dịu hiền và sự quan tâm,

chăm sóc. Con thiếu cha thường thiếu đi sự cứng rắn, tính nguyên tắc, nghiêm
khắc, có tổ chức. Trẻ em thiếu cha hoặc mẹ thường thiếu sự hài hoà trong quá trình
giáo dục con cái và nếu thiếu cả cha lẫn mẹ tức là trẻ bị mất đi cả hai chỗ dựa vô
cùng cần thiết. Do thiếu thốn tình cảm, các em thường hay nảy sinh tâm lý tự ti,
tính khí bất thường, khi gặp những điều kiện bất lợi trong cuộc sống sẽ bị người
khác lợi dụng, lôi kéo vào con đường phạm tội.
Gia đình có mầm mống tội phạm là gia đình mà một số thành viên có hành vi
phạm tội hoặc có tiền án, tiền sự. Khi trong gia đình có một thành viên có tiền án,
tiền sự thì làm tăng khả năng phạm tội của các thành viên khác, nhất là người chưa
thành niên. Hành vi phạm tội của những người lớn trong gia đình đã khẳng định
mẫu hành vi chống xã hội, làm sâu sắc hơn các xung đột và làm tăng nguy cơ
phạm tội ở trẻ.
Gia đình có sự xuống cấp về đạo đức là gia đình mà các thành viên vi phạm
một cách có hệ thống các chuẩn mực đạo đức, có sự rối loạn bầu không khí trong


gia đình: cha mẹ thường xuyên cãi nhau, thậm chí là đánh nhau trước mặt con cái;
mọi người coi thường và nói xấu lẫn nhau; mọi tôn ti trật tự bị đảo lộn. Ở loại gia
đình này, giữa cha mẹ và con cái không có hoặc thể hiện rất yếu các mối liên hệ
xúc cảm. Từ sự phản kháng đối với cha mẹ, trẻ có thái độ tiêu cực đối với hệ thống
các chuẩn mực đạo đức, pháp luật dẫn đến sự phủ nhận các chuẩn mực đó và làm
xuất hiện các hành vi phản xã hội.
Gia đình có vấn đề là gia đình có sự tranh đua giữa cha mẹ trong việc giành
vị trí đứng đầu trong gia đình, không có sự cộng tác giữa cha mẹ và có sự tách rời
giữa cha mẹ và con cái. Các xung đột thường xuyên xảy ra trong gia đình khiến
bầu không khí trở nên căng thẳng khiến trẻ không chịu đựng được, muốn bỏ nhà ra
đi. Loại gia đình này cũng tiềm ẩn nguy cơ phạm tội ở người chưa thành niên do
quá trình xã hội hoá bị phá huỷ, không có mối liên hệ xúc cảm giữa cha mẹ và con
cái.
Gia đình yên ấm giả tạo là gia đình có tính chất chuyên chế, gia trưởng, có sự

thống trị của người cha hoặc mẹ, buộc các thành viên khác phải tuân thủ vô điều
kiện bằng cách áp dụng sự trừng phạt về mặt thể xác như là phương tiện chủ yếu.
Cách đối xử tàn nhẫn không bao giờ có thể dạy cho trẻ ý thức kỷ luật mà trái lại,
tạo cho trẻ trạng thái cùng quẫn và làm tổn hại khả năng tự đánh giá của họ.
A.X.Makarenko đã nhận định về hậu quả của việc thường xuyên trừng phạt về mặt
thể xác, ông cho rằng uy tín được xây dựng theo cách này chỉ dạy cho trẻ ngày
càng cách xa người cha đáng sợ, nó tạo ra sự dối trá của trẻ thơ, sự hèn nhát của
con người và đồng thời giáo dục cho trẻ tính tàn nhẫn. Từ những đứa trẻ khiếp
nhược và mất ý chí chỉ tạo ra những người vô tích sự hoặc là độc đoán và cả đời
luôn tìm cách trả thù tuổi thơ đã bị đè nén của mình6.
Đối với người trưởng thành, gia đình là nơi để các thành viên có thể nghỉ
ngơi, giúp họ lấy lại sức khoẻ, tạo sự cân bằng tâm lý (nhất là xúc cảm) do những
6

G.Sikhanxev, Tâm lý học pháp lý, Matxcova, 1998, trang 22.


áp lực từ công việc và cuộc sống mang lại. Đây là cơ sở để con người thiết lập và
thực hiện các mối quan hệ xã hội, đồng thời, là động lực thúc đẩy mỗi người thể
nghiệm các chức năng xã hội của mình. Gia đình còn là chất keo gắn bó con người
với cuộc sống, với những mục tiêu xã hội. Nếu gia đình mất đi những ý nghĩa chân
chính của nó thì chính gia đình sẽ trở thành yếu tố thúc đẩy cá nhân tham gia vào
các nhóm xã hội tiêu cực, tiếp thu những ảnh hưởng xấu và làm cho nhân cách trở
nên méo mó, lệch lạc.
Sự tác động tiêu cực của nhà trường
Sau gia đình, nhà trường là yếu tố xã hội hoá đóng vai trò quan trọng trong
việc giáo dục đạo đức - pháp luật cho người chưa thành niên. Giáo dục gia đình và
nhà trường luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trường học giúp sửa chữa
những sai lầm của việc giáo dục trong gia đình, ngăn chặn quá trình suy thoái nhân
cách nếu không may được khởi đầu ở gia đình của trẻ. Hoạt động giáo dục hiện tại

của các nhà trường chủ yếu vẫn là cung cấp kiến thức cho người học, trong khi
chức năng quan trọng bậc nhất là giúp họ phát triển toàn diện về nhân cách lại chưa
được đầu tư đúng mức. Những đứa trẻ chịu sự tác động tiêu cực của gia đình
thường gặp khó khăn trong việc thích ứng với vai trò của người học, do vậy, họ dễ
trở thành “đối tượng cá biệt” trong lớp do họ thường có kết quả học tập kém và hay
quậy phá. Những đứa trẻ này cần được sự quan tâm đặc biệt từ nhà giáo dục trong
sự phối hợp với gia đình và các tổ chức xã hội. Tuy nhiên, các thầy cô giáo thường
rất thích những học trò ngoan ngoãn, biết nghe lời, học tập tốt và không gây phiền
toái cho họ; trong khi đó, giáo viên có khuynh hướng dán nhãn “khó dạy”, “quậy
phá”, “hư hỏng”, “thiếu giáo dục”… cho những học sinh kém. Giáo viên thường
đối xử bất công đối với những “trẻ khó dạy” bằng các biện pháp kích thích tiêu cực
thiên về sự trừng phạt, chế giễu, miệt thị hoặc những cuộc trao đổi giáo điều về
luân lý, đạo đức tẻ nhạt, nhàm chán. Những biện pháp như vậy đã khiến trẻ trở
thành đối tượng bị châm chọc, cần cách ly khỏi môi trường tích cực và khi đó, sự


ức chế đã khiến họ có thái độ bất mãn, chống đối thầy cô, từ đó chuyển sang phản
ứng tiêu cực với quá trình giáo dục nói chung. Chính phương pháp giáo dục không
đúng đắn đã gây tổn thương về mặt tinh thần cho người học, khiến họ ác cảm với
thầy cô, với những học sinh giỏi hơn họ và cuối cùng, trẻ ngày càng xa rời tập thể
lớp. Do không có khả năng đạt được các yêu cầu trong học tập, rèn luyện nên trẻ sẽ
cố gắng gây chú ý, tạo ưu thế trước bạn bè bằng các hành vi tiêu cực như công khai
chống đối, quậy phá, phô trương tính hung hãn, hút thuốc, uống rượu, đánh nhau,
sử dụng ma tuý… Khi đứa trẻ mất đi những quan hệ tích cực với tập thể lớp, họ sẽ
tìm kiếm điều đó ở các nhóm không chính thức tiêu cực ngoài trường học.
Chương trình, nội dung học không phù hợp với quy luật dạy học, chưa thật sự
đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của cuộc sống, không tạo được sự hứng thú cho
người học, chưa tạo cho các em cách nhìn nhận, đánh giá và giải quyết các vấn đề
của cuộc sống hàng ngày, chưa xây dựng cho học sinh một nếp sống và làm việc
theo pháp luật, chưa có định hướng nghề nghiệp và tương lai cho họ.

Công tác quản lý, giáo dục học sinh ở nhà trường chưa chặt chẽ, chưa thực sự
được quan tâm đúng mức. Bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối và chưa
được giải quyết một cách hiệu quả gây sự bất an cho người học và gia đình của họ.
Một số thầy cô giáo chưa thật sự gương mẫu, có những hành vi thiếu đạo đức đã
làm mất uy tín của nhà giáo, làm giảm chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục đạo
đức cho người học. Việc giáo dục pháp luật chậm được đưa vào nhà trường phổ
thông nên các em chưa thấy được quyền và nghĩa vụ của mình đối với xã hội.
Mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội còn lỏng lẻo
nhất là đối với các em có biểu hiện hư hỏng. Do đó, khi các em vi phạm nội quy
nhà trường nhiều lần hoặc vi phạm pháp luật rồi mới biết thì mọi việc đã quá
muộn.
Sự tác động tiêu cực của đơn vị, tập thể lao động


Đơn vị, tập thể lao động có vai trò đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần;
kiểm tra, giám sát; gây sức ép và quan trọng nhất là giáo dục, hình thành nhân cách
cho các thành viên trong nhóm7. Trong mỗi đơn vị, tập thể đều tồn tại các chuẩn
mực nhóm và luôn diễn ra các mối quan hệ giữa các thành viên. Những hiện tượng
tâm lý tất yếu nảy sinh trong nhóm như: áp lực nhóm, thủ lĩnh nhóm, xung đột
nhóm có thể trở thành động lực thúc đẩy nhưng cũng có thể cản trở sự phát triển
của nhóm nếu không có cách thức giải quyết tốt. Mâu thuẫn nảy sinh giữa người
lãnh đạo với người dưới quyền, giữa các thành viên trong đơn vị với nhau là điều
khó tránh khỏi. Khi yếu tố tiêu cực xuất hiện trong đơn vị, tập thể, nhất là từ người
lãnh đạo, sẽ có ảnh hưởng đến các thành viên khác thông qua quá trình giao tiếp,
tương tác lẫn nhau. Sự tác động không thuận lợi này có thể là nguồn gốc của các
hành vi lệch chuẩn, vi phạm pháp luật, phạm tội.
Sự tác động của nhóm không chính thức tiêu cực
Nhóm không chính thức là nhóm được hình thành trên cơ sở các quan hệ
không chính thức (các quan hệ tình cảm, tâm lý) nhằm thoả mãn những nhu cầu
nào đó của các thành viên8. Khi tham gia vào nhóm không chính thức tích cực, cá

nhân có điều kiện để chia sẻ, tâm sự, giải toả những bức xúc, căng thẳng của bản
thân và các vấn đề khó khăn trong cuộc sống, giúp họ tìm được sự cân bằng về xúc
cảm, nhờ đó nhân cách của họ phát triển thuận lợi.
Khi tham gia vào nhóm không chính thức tiêu cực, cá nhân sẽ hình thành
những thói quen xấu: hút thuốc, uống rượu, sử dụng ma tuý, đánh bạc, nói tục,
đánh nhau … Hình thành những nét tâm lý tiêu cực: bốc đồng, dễ bị kích động,
thiếu trách nhiệm, vô kỷ luật, coi thường pháp luật, kém ý chí, thích hưởng thụ…
và từ đó xuất hiện hành vi lệch chuẩn, phạm tội.

7
8

Tổng cục xây dựng lực lượng CAND, Giáo trình tâm lý học xã hội, NXB CAND, 2010, trang 58.
Tổng cục xây dựng lực lượng CAND, Giáo trình tâm lý học xã hội, NXB CAND, 2010, trang 53.


Khi tham gia vào nhóm không chính thức mang sắc thái tội phạm thì cá nhân
chịu sự tác động càng nhanh, càng nghiêm trọng hơn. Họ sẽ được truyền bá những
tư tưởng lệch lạc, trái đạo dức, truyền thống của dân tộc, tai hại hơn là tiêm nhiễm
những “ngón nghề, mánh khoé” để có thể hành động phi pháp. Đây chính là nguồn
gốc của tâm lý tội phạm.
3. Sự tác động của những tình huống có vấn đề
Tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một nơi nào đó, vào một thời
gian nhất định buộc con người phải ứng phó. Tình huống có vấn đề của hành vi
phạm tội chứa đựng sự tương tác giữa tâm lý, môi trường đối với hành vi phạm tội.
Một tình huống trở nên có vấn đề trong hai trường hợp9:
Một là, chủ thể có đủ điều kiện cần thiết để nhận thức tình huống nhưng gặp
khó khăn khi phải đưa ra quyết định, buộc họ phải đấu tranh nội tâm để lựa chọn
thực hiện hay không thực hiện hành vi phạm tội để giải quyết tình huống.
Hai là, chủ thể không có điều kiện để ý thức một cách đầy đủ về tình huống

dẫn đến việc sử dụng hành vi phạm tội để giải quyết tình huống.
Ở trường hợp thứ nhất, tình huống trở nên có vấn đề không phải do bản thân
tình huống đó mà là do cách nhìn nhận, đánh giá, thái độ chủ quan của chủ thể về
tình huống.
Trường hợp thứ hai thì nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội lại xuất phát từ
chính tình huống. Tính có vấn đề của tình huống được nhìn nhận ở góc độ đặc
trưng của tình huống dẫn đến sự ý thức không đầy đủ của chủ thể, từ đó đưa ra
quyết định không đúng đắn. Cụ thể là:
Tình huống tác động khiến chủ thể rơi vào trạng thái bị kích thích mạnh, dẫn
đến sự lấn át của cảm xúc đối với lý trí làm nảy sinh những hành vi không kiểm
soát được. Thí nghiệm của giáo sư kinh tế học hành vi người Mỹ Dan Ariely và
Geogre Loewenstein tại Đại học Berkeley, Mỹ năm 2001 về hành vi quyết định của
9

Xem: Học viện Cảnh sát nhân dân, Giáo trình Tâm lý học pháp lý, Hà Nội, 2006, trang 54.


con người thay đổi như thế nào trong trạng thái hưng phấn đã cho những kết quả
rất đáng quan tâm: “Trong trạng thái “lạnh” (tức là khi không bị tác động bởi kích
thích), họ không biết mình sẽ như thế nào khi hưng phấn. Sự đề phòng, bảo vệ, sự
bảo thủ và đạo đức biến mất hoàn toàn. Đơn giản là họ không thể dự đoán mức độ
mà sự ham muốn có thể thay đổi họ”10.
Tình huống liên quan đến sự kiện trong quá khứ đã từng gây xúc cảm mãnh
liệt ở cá nhân. Nhà thần kinh học người Mỹ, Joseph LeDoux nhận định rằng về mặt
giải phẫu, hệ thống chi phối các xúc cảm có thể hành động độc lập với vỏ não mới.
Một số phản ứng và ký ức xúc cảm có thể hình thành mà không cần chút can thiệp
nào của ý thức và nhận thức11.
Tóm lại, trong quá trình xã hội hoá cá nhân có thể tồn tại những yếu tố không
thuận lợi làm nảy sinh và phát triển các đặc điểm tâm lý tiêu cực ở cá nhân. Những
đặc điểm tâm lý tiêu cực này trong sự tác động qua lại với các điều kiện, hoàn cảnh

cụ thể là nguồn gốc của tâm lý tội phạm, dẫn đến hành vi phạm tội của cá nhân.
III. HÀNH VI PHẠM TỘI
1. Khái niệm hành vi phạm tội
Hành vi là khái niệm được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, do vậy có
nhiều cách hiểu khác nhau. Khoa học tâm lý coi hành vi là khái niệm có nội hàm
tương tự hành động, theo đó, hành động là bộ phận của hoạt động, một hoạt động
được tạo thành từ nhiều hành động; hành vi (hành động) là cách ứng xử của con
người đối với một sự kiện, sự vật, hiện tượng trong một hoàn cảnh, tình huống cụ
thể. Khoa học pháp lý, khoa học hình sự hiểu hành vi ở nghĩa rộng hơn, hành vi
không chỉ bao gồm “hành động” mà có cả “không hành động”. Khi một người nào
đó không thực hiện một hành động mà theo chuẩn mực buộc họ phải thực hiện thì
người ấy đã thực hiện một hành vi không hành động. Dưới góc độ tâm lý học tội
10

11

Dan Ariely, Phi lý trí (Predictably Irrational), NXB Lao động- xã hội, năm 2012, trang 112.
Xem: Daniel Goleman, Trí tuệ xúc cảm (Emotional Intelligence), NXB Lao động- xã hội, năm 2012, trang 35.


phạm (được xem là phân ngành của tâm lý học pháp lý) khái niệm hành vi thiên về
nghĩa rộng, bao gồm cả hành động và không hành động. Như vậy, có thể hiểu hành
vi là cách ứng xử của con người (hành động hoặc không hành động) đối với một sự
kiện, sự vật, hiện tượng trong một hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Hành vi bao giờ
cũng có đối tượng, có tính chủ thể và tính mục đích.
Trong quá trình thực hiện hành vi của mình, con người luôn đối chiếu với các
chuẩn mực xã hội để điều chỉnh cho phù hợp. Nếu hành vi nào phù hợp với chuẩn
mực xã hội được gọi là hành vi hợp chuẩn; ngược lại, hành vi nào đi lệch (chệch)
so với chuẩn mực xã hội được gọi là hành vi lệch chuẩn (hay hành vi chệch
hướng). Căn cứ vào nguồn gốc của hành vi, hành vi lệch chuẩn được chia thành 2

loại:
- Hành vi lệch chuẩn tâm thần: là hành vi của những người do không đủ khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình mà vi phạm các chuẩn mực xã hội.
- Hành vi lệch chuẩn xã hội: là hành vi của những người có đủ khả năng nhận
thức và điều khiển hành vi mà vi phạm các chuẩn mực xã hội.
Tiếp cận dưới góc độ tâm lý học, chúng ta có khái niệm hành vi phạm tội như
sau: Hành vi phạm tội là những hành vi lệch chuẩn xã hội, vi phạm các quy phạm
pháp luật hình sự đến mức phải xử lý bằng hình phạt.
2. Cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội
Hành vi phạm tội là một dạng hành vi có đầy đủ các yếu tố cấu thành theo
một cấu trúc nhất định. Cấu trúc tâm lý của hành vi phạm tội là hệ thống các thành
tố có liên quan đến hành vi phạm tội ở các khía cạnh như nguồn gốc, động lực thúc
đẩy, diễn biến và hậu quả tâm lý của hành vi phạm tội. Hành vi phạm tội khác hành
vi bình thường ở xu hướng chống đối xã hội, xu hướng này biểu hiện ở quá trình
hình thành động cơ phạm tội, đề ra mục đích phạm tội, quyết định thực hiện hành
vi, phương thức nhằm đạt mục đích đề ra và sự thay đổi ý định phạm tội.


a. Động cơ, mục đích, ý định phạm tội, quyết định thực hiện hành vi phạm
tội
Động cơ phạm tội
Động cơ phạm tội là các yếu tố tâm lý bên trong tạo thành động lực thúc đẩy
người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội. Cơ sở của động cơ phạm tội là hệ
thống nhu cầu nhưng không phải bất cứ nhu cầu nào cũng trở thành động cơ thúc
đẩy việc thực hiện hành vi phạm tội.
Nhu cầu phản ánh sự phụ thuộc của con người về mặt sinh lý và tâm lý do sự
tác động của hiện thực khách quan. Sự tác động của hiện thực khách quan lên cá
nhân trong quá trình hoạt động của họ tạo nên trạng thái thiếu thốn khiến cá nhân
phải tìm cách để đáp ứng. Nhu cầu là cội nguồn của tính tích cực của con người, là
nguyên nhân sâu xa của hành vi. Mọi hành vi của con người nói chung và hành vi

phạm tội nói riêng đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến sự thoả mãn nhu cầu.
Nhu cầu và việc thỏa mãn nhu cầu là động lực thúc đẩy hoạt động, điều chỉnh hành
vi của cá nhân. Nhu cầu của con người rất phong phú, đa dạng cả về lĩnh vực vật
chất và lĩnh vực tinh thần.
Trong lĩnh vực tâm lý học tội phạm, nhu cầu thực hiện chức năng là động lực
thúc đẩy hành vi của người phạm tội. Nhu cầu ở người phạm tội quy định xu
hướng lựa chọn động cơ, mục đích phạm tội. Hành vi của người phạm tội suy cho
cùng là để đáp ứng một nhu cầu nào đó, tuy nhiên, nhu cầu của người phạm tội
khác với người bình thường ở những đặc điểm sau:
- Sự nghèo nàn, đơn điệu của hệ thống nhu cầu.
- Tính thực dụng thiên về sinh lý và vật chất.
- Tính suy đồi và thiếu lành mạnh.
- Vượt quá xa khả năng đáp ứng của chủ thể.


Mặc dù nhu cầu là nguyên nhân tâm lý của hành vi nói chung và hành vi
phạm tội nói riêng nhưng không có nhu cầu nào gọi là nhu cầu phạm tội. Một
người phạm tội không phải ở bản thân nhu cầu và sự đáp ứng nhu cầu, mà là ở việc
lựa chọn phương thức thoả mãn nhu cầu bằng hành vi phạm tội trong khi họ có đủ
điều kiện (khách quan và chủ quan) để thực hiện một hành vi khác phù hợp với
chuẩn mực xã hội. Sự lựa chọn phương thức hành động được quy định không phải
bởi nhu cầu mà do các đặc điểm nhân cách của cá nhân đó.
Khi nhu cầu xuất hiện, được cá nhân nhận thức nhưng không được thoả mãn
và lúc ấy gặp sự tác động tương thích của điều kiện bên ngoài thì nó mới trở thành
động cơ. Trong trường hợp phạm tội do lỗi cố ý thì bao giờ hành vi phạm tội cũng
do động cơ phạm tội thúc đẩy, còn trong trường hợp lỗi vô ý thì không tồn tại động
cơ phạm tội. Trong nhân cách, hệ thống các động cơ được sắp xếp theo thứ bậc,
thứ bậc này không phải bất biến mà có tính cơ động, thay đổi tuỳ theo các điều
kiện cụ thể. Hành vi của con người thường do nhiều động cơ thúc đẩy, nhưng bao
giờ cũng có động cơ chiếm ưu thế, động cơ có sức thúc đẩy mạnh nhất quyết định

hành vi của cá nhân. Những yếu tố là thành phần trong hệ thống động cơ của nhân
cách bao gồm: nhu cầu, hứng thú, quan điểm sống, lý tưởng sống, niềm tin.
Động cơ phạm tội được hình thành, thực sự thúc đẩy hành vi phạm tội của cá
nhân, bao giờ cũng có sự thống nhất và đấu tranh giữa 2 yếu tố tâm lý: kích thích –
điều chỉnh. Yếu tố kích thích là những yếu tố nảy sinh ở cá nhân khi đối tượng thoả
mãn nhu cầu xuất hiện và sự tác động của tình huống bên ngoài thuận lợi cho việc
thực hiện hành vi phạm tội. Những yếu tố kích thích thường lôi cuốn mãnh liệt cá
nhân thực hiện hành vi vì tính chất hấp dẫn do liên quan đến nhu cầu cần thoả mãn,
hứng thú, xúc cảm- tình cảm, tính cách, khí chất của họ. Yếu tố điều chỉnh là
những yếu tố đã hình thành trước khi các yếu tố kích thích xuất hiện, các yếu tố
này đã được hình thành trong một thời gian dài qua quá trình xã hội hoá cá nhân.
Những yếu tố điều chỉnh bao gồm quan niệm sống, lý tưởng sống, niềm tin của cá


nhân về các khía cạnh của đời sống xã hội. Sự tương tác giữa yếu tố kích thích và
yếu tố điều chỉnh dẫn đến sự đấu tranh động cơ. Nếu yếu tố điều chỉnh cùng chiều,
cùng hướng với yếu tố kích thích thì đấu tranh động cơ diễn ra nhanh hơn, làm
tăng thêm lực cho việc hình thành động cơ thực hiện hành vi và trong trường hợp
các yếu tố kích thích và điều chỉnh đều tiêu cực thì động cơ phạm tội sẽ được hình
thành và củng cố, thúc đẩy hành vi xâm phạm các khách thể mà Bộ luật hình sự
bảo vệ. Nếu các yếu tố kích thích và điều chỉnh không cùng chiều nhau thì quá
trình đấu tranh động cơ diễn ra phức tạp, thời gian dài hay ngắn tuỳ thuộc vào “sức
mạnh” của các yếu tố đó. Khi một trong hai yếu tố quá mạnh so với yếu tố còn lại
thì quá trình đấu tranh động cơ diễn ra nhanh. Quá trình đấu tranh động cơ diễn ra
chậm hơn, gay gắt hơn khi hai yếu tố đó cùng mạnh ngang nhau.
Thật ra rất khó để có thể nhận diện một cách rõ ràng quá trình đấu tranh động
cơ, giữa kích thích và điều chỉnh hay giữa tích cực và tiêu cực. Tuy vậy, khi con
người ý thức được quá trình đấu tranh động cơ thì họ sẽ thấy được tầm quan trọng
của việc tích luỹ các yếu tố tâm lý tích cực, cũng như rèn luyện cách ứng phó trước
các tình huống tiêu cực trong quá trình sống của mình. Quá trình đấu tranh động cơ

sẽ không dẫn đến động cơ phạm tội khi con người đã có tâm thế tích cực, vững
vàng đối diện với các tác động từ hiện thực khách quan.
Trong quá trình sống của con người, đấu tranh động cơ diễn ra rất nhiều lần
khi phải đứng trước các sự lựa chọn hành vi. Đối với hành vi phạm tội, quá trình
đấu tranh động cơ không chỉ xuất hiện một lần mà có thể diễn ra nhiều lần trong
suốt quá trình cá nhân thực hiện hành vi phạm tội. Động cơ thúc đẩy hành vi phạm
tội thường đa dạng và phức tạp, trong đó, không ít trường hợp chính người phạm
tội cũng không nhận ra một cách rõ ràng động lực nào khiến họ thực hiện hành vi
phạm tội. Khái quát lại, động cơ phạm tội biểu hiện dưới một số dạng sau: động cơ


×