TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
======
NGUYỄN HỒNG LIỄU
LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC: LÝ THUYẾT VÀ ỨNG DỤNG
TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG “HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ
DỮ LIỆU MICROSOFT ACCESS”, SGK TIN HỌC 12
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sư phạm tin học
I
HÀ NỘI - 2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
======
NGUYỄN HỒNG LIỄU
LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC: LÝ THUYẾT VÀ ỨNG DỤNG
TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG “HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ
DỮ LIỆU MICROSOFT ACCESS”, SGK TIN HỌC 12
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sư phạm Tin học
Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN NGỌC TÚ
II - 2019
HÀ NỘI
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo – TS. Nguyễn Ngọc Tú,
người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong Viện Công
nghệ thông tin trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ em trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ em để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Trong quá trình thực hiện đề tài, do thời gian có hạn, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài khóa luận tốt
nghiệp của em chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nên em
rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô và các bạn sinh viên để khóa
luận của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hồng Liễu
III
LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành là kết quả của bản thân em trong
quá trình học tập và nghiên cứu. Cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô
giáo trong viện CNTT trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là sự hướng
dẫn tận tình của thầy giáo – TS. Nguyễn Ngọc Tú.
Em xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực.
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hồng Liễu
IV
DANH SÁCH THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Chữ viết tắt
Nguyên nghĩa
CNTT
Công nghệ thông tin
CSDL
Cơ sở dữ liệu
HS
Học sinh
GV
Giáo viên
SGK
Sách giáo khoa
THPT
Trung học phổ thông
V
DANH SÁCH THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Chữ viết tắt
Nguyên nghĩa
Nghĩa dịch
B-Learning
Blended Learning
Dạy học kết hợp
CBT
Computer Based Training
Đào tạo dựa trên máy
tính
E-Learning
Electronic Learning
Dạy học trực tuyến
LMS
Learning Management System
Hệ thống quản lý học
tập
LCMS
Learning Content Management
System
Hệ thống quản lý
nội dung học tập
OL
Online Learning
Học tập ở dạng trực
tuyến
TBT
Technology Bases Training
Đào tạo dựa trên công
nghệ
FL
Flipped Learning or Flipped
Classroom
Mô hình “Lớp học
đảo ngược”
F2F
Face-to-face
Học tập ở dạng giáp
mặt
WBT
Web Based Training
Đào tạo dựa trên web
VI
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN .......................................................................... 4
1.1. Dạy học trực tuyến (E-Learning) .............................................................. 4
1.1.1. Lịch sử phát triển................................................................................. 4
1.1.2. Khái niệm và phân loại........................................................................ 5
1.1.3. Các chuẩn của E-Learning ................................................................ 10
1.1.4. Ưu và nhược điểm của E-Learning ................................................... 15
1.1.5. Các nguyên tắc khi thiết kế bài giảng E-Learning ............................ 19
1.2. Dạy học kết hợp (B-Learning)................................................................. 21
1.2.1. Khái niệm .......................................................................................... 21
1.2.2. Đặc điểm của B-Learning ................................................................. 22
1.2.3. Tiêu chuẩn khi thiết kế B-Learning .................................................. 24
1.2.4. Nguyên tắc thiết kế B-Learning ........................................................ 26
1.2.5. Các mô hình học tập B-Learning ...................................................... 28
1.3. Mô hình “Lớp học đảo ngược” (Flipped Classroom – FL) ..................... 30
1.3.1. Khái niệm .......................................................................................... 30
1.3.2. Cách thức tổ chức mô hình lớp học đảo ngược ................................ 33
1.3.3. Khó khăn và thách thức khi sử dụng mô hình lớp học đảo ngược đối
với giáo viên................................................................................................... 36
1.3.4. Các bước tạo bài giảng bằng mô hình lớp học đảo ngược ................ 38
1.3.5. Một số lưu ý về mô hình lớp học đảo ngược .................................... 38
CHƯƠNG 2. ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG
DẠY HỌC NỘI DUNG “HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU MICROSOFT
ACCESS”, CHƯƠNG 2 SÁCH GIÁO KHOA TIN HỌC 12 ........................ 40
2.1. Cấu trúc và nội dung .................................................................................. 40
VII
2.2. Mục tiêu ..................................................................................................... 41
2.2.1. Kiến thức .............................................................................................. 41
2.2.2. Kỹ năng ................................................................................................ 42
2.2.3. Thái độ ................................................................................................. 42
2.3. Thiết kế nội dung theo mô hình “Lớp học đảo ngược” ............................. 42
2.3.1. Đề xuất kế hoạch.................................................................................. 42
2.3.2. Yêu cầu đối với Giáo viên và Học sinh ............................................... 47
2.3.3. Kế hoạch dạy học chi tiết..................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 72
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 74
VIII
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1: So sánh lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược .......................... 33
Bảng 2.1: Phân phối chương trình Chương 2 – Tin học 12 ................................. 41
Bảng 2.2: Đề xuất phân phối chương trình Chương 2 – Tin học 12 ................... 44
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1: Mô hình hệ thống E-Learning ................................................................ 8
Hình 1.2: Quy trình B-Learning ........................................................................... 27
Hình 1.3: Quy trình chung dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược”............ 33
Hình 2.1: Tiến trình dạy học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” ...................... 45
IX
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực tế dạy học ngày nay cho thấy, cùng với sự phát triển vượt bậc của
khoa học công nghệ và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, HS được tiếp cận
với lượng tri thức rất phong phú và đa dạng từ rất nhiều nguồn cung cấp khác
nhau. Do đó, các em HS có nhu cầu khám phá thế giới xung quanh rất lớn. Vì
vậy, trong dạy học ngoài cung cấp cho các em các tri thức mà còn cần phải giúp
các em có phương pháp học tập đúng đắn, giúp các em phát triển năng lực sáng
tạo, tính độc lập, tự chủ của bản thân. Để thực hiện điều này, giáo dục chúng ta
cũng phải thay đổi và cụ thể hơn là chúng ta cần đổi mới phương pháp dạy học.
Định hướng đổi mới phương pháp dạy – học đã được xác định trong nghị
quyết Trung ương 4 khóa VII (1 – 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII
(12 – 1996), được thể chế hóa trong luật Giáo dục (12 – 1998), được cụ thể hóa
trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật Giáo dục, điều 24.2 đã ghi:
“Phương pháp giáo dục phải phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp
tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động tình cảm,
đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. Trong đó, việc thay đổi phương
pháp dạy học môn Tin là điều quan trọng và cần thiết. Bởi vì, xã hội chúng ta
đang trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 – kỷ nguyên của công nghệ thông
tin. Nó ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực đời sống và giáo dục không là một ngoại lệ.
Đặc biệt với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin như hiện nay, công
nghệ thông tin là một công cụ hỗ trợ đắc lực không thể thiếu cho công tác đổi
mới phương pháp dạy học. CNTT phát triển ra đời dạy học trực tuyến
(E-Learning) giúp việc học trở nên vô cùng dễ dàng, tiếp thu những lợi ích của
E-Learning mang lại việc sử dụng công nghệ kết hợp với phương pháp dạy học
truyền thống (Blended Learning) đang ngày càng phát triển và phổ biến trên thế
giới. Một trong những mô hình B-Learning là mô hình “Lớp học đảo ngược”
1
(Flipped Classroom), mô hình này là một trong những mô hình giúp HS có khả
năng tự học cao và HS có nhiều thời gian thực hành trên lớp hơn qua đó sẽ phát
huy được tính sáng tạo của HS.
Ngoài ra mô hình “Lớp học đảo ngược” rất phù hợp với đặc thù của môn
Tin học là thực hành, thao tác nhiều nên việc dạy cho HS nắm được, hiểu sâu về
bản chất, nội dung thao tác, quy trình là điều vô cùng quan trọng.
Từ đó, tôi chọn đề tài “Lớp học đảo ngược”: Lý thuyết và ứng dụng trong
dạy học nội dung “Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access” sách giáo khoa
Tin học lớp 12 làm đề tài khóa luận của mình, để hiểu và áp dụng mô hình vào
nội dung học dạy học ở trường THPT để có những tiết học hứng thú và hiệu quả
hơn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận về dạy học trực tuyến (E-Learning), dạy học kết hợp
(Blended Learning – B-Learning) và một trường hợp cụ thể lớp học đảo ngược
(Flipped Classroom). Nghiên cứu chương trình, SGK Tin học hiện hành ở bậc
THPT của Việt Nam, nhằm tìm cách áp dụng các hình thức trên vào thực tiễn
dạy học một cách phù hợp.
Áp dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” vào dạy học một nội dung cụ thể
ở cấp THPT: “Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access”, chương 2 SGK Tin
học 12.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận về dạy học trực tuyến, dạy học kết hợp, lớp học đảo
ngược và các phương pháp dạy học tích cực phù hợp
Nghiên cứu áp dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” và bối cảnh Nhà
trường Việt Nam với một nội dung dạy học cụ thể.
2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Các hình thức dạy học trực tuyến, dạy học kết hợp: khái niệm, lịch sử hình
thành, phân loại, nguyên tắc,… và một trường hợp riêng: “Lớp học đảo ngược”.
Chương trình Tin học 12 THPT của Việt Nam: nội dung, phân phối, chuẩn
kiến thức – kỹ năng, SGK và một nội dung dạy học cụ thể: “Hệ quản trị cơ sở dữ
liệu Microsoft Access”.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiên nghiệm
-
Phương pháp điều tra
-
Phương pháp thực nghiệm khoa học
5. Nội dung chính của đề tài
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Áp dụng mô hình “Lớp học đảo ngược” trong dạy học nội dung
“Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access”, chương 2 sách giáo khoa Tin học
12.
3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Dạy học trực tuyến (E-Learning)
1.1.1. Lịch sử phát triển
Thuật ngữ E-Learning đã trở nên quen thuộc trên thế giới trong vài thập
kỷ gần đây. Cùng với sự phát triển của CNTT và mạng truyền thông, các phương
thức giáo dục, đào tạo ngày càng phát triển và cải tiến nhằm nâng cao chất
lượng, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người học. Ngay từ khi ra đời,
E-Learning đã xâm nhập và hầu hết các hạt động huấn luyện đào tạo của các
nước trên thế giới. Điều đó chứng minh sự thành công của các hệ thống giáo dục
hiện đại có sử dụng phương pháp E-Learning.
Quá trình phát triển của E-Learning có thể chia thành các thời kỳ như sau:
Trước năm 1983: Thời kỳ này máy tính chưa sử dụng rộng rãi, phương
pháp giáo dục “Lấy giáo viên làm trung tâm” là phương pháp phổ biến nhất
trong các trường học. Học sinh chỉ có thể trao đổi tập trung kiến thức xung
quanh giáo viên và các bạn học. Học sinh thụ động tiếp nhận kiến thức từ giáo
viên.
Giai đoạn 1984 – 1993: Sự ra đời của hệ điều hành Windows, máy tính,
phần mềm trình chiếu PowerPoint cùng các công cụ đa phương tiện khác đã mở
ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên đa phương tiện. Những công cụ này cho phép
tạo ra các bài giảng có tích hợp hình ảnh và âm thanh dựa trên công nghệ CBT
(Computer Bases Training). Bài học được phân phối đến người học qua đĩa
CD – ROM hoặc đĩa mềm. Vào bất kỳ thời gian nào, ở đâu, người học cũng có
thể mua và tự học. Tuy nhiên sự hướng dẫn của giáo viên chỉ là rất hạn chế.
Giai đoạn 1994 – 1999: Công nghệ Web ra đời, các nhà cung cấp dịch vụ
đào tạo bắt đầu nghiên cứu thách thức cải tiến phương pháp giáo dục bằng công
nghệ này. Các chương trình: E-mail, Web, trình duyệt,… bắt đầu trở nên phổ
biến đã làm thay đổi bộ mặt của đào tạo bằng đa phương tiện.
Giai đoạn trong những năm 2000: Công nghệ truy nhập mạng và băng
thông Internet được nâng cao, các công nghệ thiết kế Web tiên tiến đã trở thành
4
một cuộc cách mạng trong giáo dục đào tạo. Ngày nay thông qua Web giáo viên
có thể kết hợp hướng dẫn trực tuyến (hình ảnh, âm thanh, các công cụ trình diễn)
tới mọi người học, nâng cao hơn chất lượng dịch vụ đào tạo. Càng ngày công
nghệ Web càng phát triển và càng chứng tỏ có khả năng mang lại hiệu quả cao
trong giáo dục đào tạo, cho phép đa dạng hóa các môi trường học tập. Tất cả
những điều đó đã tạo ra cuộc cách mạng trong đào tạo với chất lượng cao và hiệu
quả. Đó chính là làn sóng của E-Learning và hiện nay chúng ta đang ở trong giai
đoạn của làn sóng này. Cùng với xu hướng chung của thế giới, ở Việt Nam,
E-Learning cũng đã được một số cơ quan tổ chức đào tạo truyền bá và triển khai
ứng dụng. Trên mạng Internet có hàng trăm trang Web cung cấp dịch vụ đào tạo
theo mô hình E-Learning.
Vào khoảng năm 2010 trở đi, sự bùng nổ về công nghệ ứng dụng trên các
nền tảng di động hay sự phát triển vượt bậc của một thế hệ mạng xã hội mới như
Facebook, Google, Instagram,… đã làm cho hệ thống tương tác thông tin với
người sử dụng Internet trở nên phong phú hơn bao giờ hết. Qua đó, các phương
thức tương tác trên môi trường đào tạo trực tuyến cũng có những chuyển biến
thay đổi rõ rệt nhằm phù hợp hơn với người sử dụng. Các ứng dụng di động kết
nối Internet cho phép người học tương tác trong môi trường E-Learning mọi lúc,
mọi nơi.
1.1.2. Khái niệm và phân loại
1.1.2.1. Khái niệm
E-Learning là chữ viết tắt của Electronic Learning, dịch ra tiếng Việt có
nghĩa là học trực tuyến hay giáo dục trực tuyến.
E-Learning là phương thức học tập thông qua một thiết bị có kết nối
Internet với một máy chủ ở nơi khác có lưu trữ sẵn các nội dung học tập dạng số
và phần mềm cần thiết để có thể tương tác (hỏi, yêu cầu, ra đề) với học sinh học
trực tuyến từ xa. Giáo viên có thể truyền tải hình ảnh, âm thanh hoặc tài liệu
tương tác qua đường truyền băng thông hoặc kết nối không dây (Wifi), mạng nội
bộ (LAN).
5
Ở một khía cạnh rộng hơn, E-Learning được hiểu như môi trường học tập
tổ hợp các công nghệ lưu trữ, mã hóa và truyền tải dữ liệu. Ở môi trường này,
ngoài việc người học và giáo viên có thể tương tác với nhau, hoặc tương tác với
hệ thống học trực tuyến. Người học có thể lựa chọn cho mình những phương
pháp học tập cũng như chọn các công cụ hỗ trợ tiến trình học tập sao cho đạt
hiệu quả cao nhất.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về E-Learning:
“E-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập” [1]
“E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên
công nghệ thông tin và truyền thông”. (Compare Infobase Inc).
“Việc phân phối các hoạt động, quá trình và sự kiện đào tạo và học tập
thông qua các phương tiện điện tử như Internet, Extranet, CD – ROM, video
tape, DVD, TV, các thiết bị cá nhân…” [2].
“E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, phân phối
hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác
nhau và đưa thực hiện mức cục bộ hay toàn cục” [3].
“Việc học tập được phân phối hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc
phân phối qua nhiều kỹ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ
thống giảng dạy thông minh và việc đào tạo dựa trên máy tính (CBT)” (Sun
Microsystem, Inc).
“E-Learning là một vài hành động hoặc quá trình ảo đã có được dữ liệu,
thông tin, kỹ năng hoặc kiến thức. Trong bối cảnh tiến hành nghiên cứu của
chúng tôi, E-Learning là cho phép học tập, học tập trong một thế giới ảo mà ở đó
công nghệ kết hợp với óc sáng tạo của con người để thúc đẩy và tác động phát
triển nhanh chóng và ứng dụng kiến thức sâu rộng.”
“E-Learning là tất cả những hoạt động dựa vào máy tính và Intenet để hỗ
trợ dạy và học cả ở trên lớp và ở từ xa” [4].
Theo PGS.TS. Lê Huy Hoàng, “E - Learning là một loại hình đào tạo
chính qui hay không chính qui hướng tới thực hiện tốt mục tiêu học tập, trong đó
6
có sự tương tác trực tiếp giữa người dạy với người học cũng như giữa cộng đồng
học tập một cách thuận lợi thông qua công nghệ thông tin và truyền thống.”
Như vậy có thể thấy rằng, dù có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về
E-Learning nhưng chúng ta có thể hiểu đơn giản E-Learning là việc học hoàn
toàn được thực hiện thông qua các thiết bị được kết nối với Internet và không
cần đến lớp như lớp học truyền thống.
E-Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức và nó đem
lại rất nhiều sự mới lạ cho nền giáo dục, như Luskin 2010 viết, ““E” trong thuật
ngữ E-Learning được hiểu là “exciting, energetic, enthusiastic, emotional,
extended, excellent và educational” – nghĩa là “học tập thú vị, năng động, nhiệt
tình, cảm xúc, mở rộng, tuyệt vời và có giáo duc” [20].
Hiện nay, E-Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các
nước trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực
E-Learning ra đời.
Các kiểu trao đổi thông tin trong E-Learning:
Một – Một: Học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên hoặc giáo viên
với học sinh.
Một – Nhiều: Giáo viên với các học sinh, học sinh với các học sinh khác.
Nhiều – Một: Các học sinh với giáo viên, các học sinh với một học sinh.
Nhiều – Nhiều: Các học sinh với các học sinh, các học sinh với các học
sinh và giáo viên.
1.1.2.2. Phân loại E-Learning
Mô hình hệ thống E-Learning
Trung tâm của hệ thống E-Learning là hệ thống quản lý học tập LMS
(Learning Management System). Theo đó người dạy, người học và người quản
trị hệ thống đều truy cập vào hệ thống này với những mục tiêu khác nhau đảm
bảo hệ thống hoạt động ổn định và việc dạy học diễn ra hiệu quả.
7
Để tạo và quản lý một khóa học, người dạy ngoài việc làm trực tiếp trên
hệ thống quản lý học tập, còn cần sử dụng các công cụ xây dựng nội dung học
tập (Authoring Tools) để thiết kế, xây dựng nội dung khóa học và được đóng gói
theo chuẩn (thường chuẩn là SCORM) gửi tới hệ thống quản lý học tập. Trong
một số trường hợp, nội dung khóa học có thể được thiết kế và xây dựng trực tiếp
không cần các công cụ Authoring Tools. Những hệ thống làm được việc đó có
tên là hệ thống quản lý nội dung hoc tập LCMS (Learning Content Management
System).
Người quản
lý hệ thống
Hệ thống quản lý học tập
Người dạy
Người học
Người học
LMS
(Learning Management
System)
Công cụ xây dựng nội
dung hoc tập
Người học
Người học
(Authoring Tools)
Hình 1.1: Mô hình hệ thống E-Learning
8
Các dạng của E-Learning
Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT – Technology Based Training): Là
hình thức đào tạo có sự áp dụng công nghệ, đặc biệt là dựa trên công nghệ thông
tin.
Đào tạo dựa trên máy tính (CBT – Computer Based Training)
Nghĩa rộng: Thuật ngữ này nói đến bất kỳ hình thức đào tạo nào có sử
dụng máy tính.
Nghĩa hẹp: Nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa
CD – ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao
tiếp với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ này được hiểu đồng nhất với thuật ngữ
CD–ROM Based Training.
Đào tạo dựa trên web (WBT – Web Based Training): Là hình thức đào
tạo sử dụng công nghệ Web. Nội dung học, các thông tin quản lý khóa học,
thông tin về người học được lưu trữ trên máy chủ và người dùng có thể giao tiếp
với nhau và với giáo viên, sử dụng các chức năng trao đổi trực tiếp, diễn đàn,
e-mail,… thậm chí có thể nghe được giọng nói và nhìn thấy hình ảnh của người
giao tiếp với mình.
Đào tạo trực tuyến (Online Learning Training): Là hình thức đào tạo
có sử dụng kết nối mạng để thực hiện việc học chẳng hạn như lấy tài liệu học,
giao tiếp giữa người học với nhau và với giáo viên…
Đào tạo từ xa (Distance Learning): Thuật ngữ này nói đến hình thức đào
tạo trong đó người dạy và người học không ở cùng một chỗ, thậm chí không ở
cùng một địa điểm. Ví dụ như việc đào tạo sử dụng công nghệ hội thảo cầu
truyền hình hoặc công nghệ Web.
Các loại hình trong E-Learning
Các loại hình trong E-Learning bao gồm:
- Dạng tự học (Standalone courses)
- Dạng lớp học ảo (Virtual Classroom courses)
9
-
Dạng trò chơi và mô phỏng (Learning games and simmulations)
Dạng nhúng (Embeded E-Learning)
Dạng kết hợp (Blended learning)
Dạng di động (Mobile learning)
Tri thức trực tuyến (Knowledge management)
Dạng tự học (Standalone courses): Khóa học được thực hiện bằng chính
người học mà không cần ai hướng dẫn hay học cùng bạn. Người học có thể vào
trang Web của môn học cần học xem tài liệu và làm bài tập có sẵn.
Dạng lớp học ảo (Virtual Classroom courses): Là lớp học trực tuyến có
cấu trúc như một lớp học bình thường. Có thể có hoặc không các cuộc họp trực
tuyến.
Dạng trò chơi và mô phỏng (Learning games and simmulations): Học
bằng cách thực hiện các trò chơi hay mô phỏng mà yêu cầu người học thăm dò
và dẫn đến khám phá những kiến thức mới.
Dạng nhúng (Embeded E-Learning): E-Learning bao gồm trong hệ thống
khác, chẳng hạn như một chương trình máy tính, quy trình chuẩn đoán hoặc trợ
giúp trực tuyến.
Dạng kết hợp (Blended Learning): Sử dụng các hình thức học tập để hoàn
thành một mục tiêu duy nhất. Có thể trộn lớp học và các hình thức E-Learning
với các dạng E-Learning với nhau.
Dạng di động (Mobile Learning): Học nhiều điều trong khi đang di
chuyển. Được trợ giúp bởi các thiết bị di động như PDA (Personal Digital
Assistant) và điện thoại di động thông minh.
Tri thức trực tuyến (Knowledge management): Thông qua E-Learning ta
có thể sử dụng các tài liệu trực tuyến và các phương tiện truyền thông để giáo
dục toàn dân hoặc một tổ chức chứ không riêng một cá nhân nào.
1.1.3. Các chuẩn của E-Learning
Theo tổ chức tiêu chuẩn thế giới, chuẩn được định nghĩa là:
10
“Các thỏa thuận trên văn bản chứa các đặc tả kỹ thuật hoặc các tiêu chí
chính xác khác được sử dụng một cách hệ thống như các luật, các chỉ dẫn hoặc
các định nghĩa các đặc trưng, để đảm bảo các vật liệu, sản phẩm, quá trình và các
dịch vụ phù hợp với mục đích của chúng.”
Sự khác nhau giữa chuẩn và đặc tả: Một lỗi thường gặp là nhầm lẫn giữa
thuật ngữ “Chuẩn” (Standarrd) và “Đặc tả” (Speccification). Theo IEEE sự khác
biệt này được giải thích như sau:
Chuẩn là một đặc tả được phát triển và công nhận bởi các ủy ban được
công nhận trên thế giới, các tổ chức này gọi là Standards Development
Organization (SDO), ví dụ như: IEEE (Insitute Electrical and Electronics
Engineers), ISO (International Standard Organization), ANSI, CSA, CEN,…
Đặc tả được phát triển bởi các ủy ban được công nhận bởi thế giới. một
vài ví dụ về các ủy ban như sau: IEFT (Internet Engineering Task Force), W3C
(World Wide Web Consortium), OMG (Object Management Group).
Trong hệ thống E-Learning, các chuẩn đảm bảo cho chúng ta có thể trao
đổi thông tin hay sử dụng lại các đối tượng.
Nhờ có chuẩn, toàn bộ thị trường E-Learning (người bán công cụ, khách
hàng, người phát triển nội dung) sẽ tìm được tiếng nói chung, hợp tác với nhau
được cả về mặt kỹ thuật và mặt phương pháp. Các chuẩn hỗ trợ linh hoạt trong
hệ thống học.
Wayne Hodgins [5] đã khẳng định rằng chuẩn E-Learning có thể giúp
chúng ta giải quyết được những vấn đề sau:
Khả năng truy cập được (Accessibility): truy cập nội dung học tập từ một
nơi xa và phân phối cho nhiều nơi khác.
Tính khả chuyển (Interoperability): sử dụng được nội dung học tập mà
phát triển tại một nơi, bằng nhiều công cụ và nền khác nhau tại nhiều nơi và hệ
thống khác nhau.
Tính thích ứng (Adaptability): đưa ra nội dung học tập được tạo ra có thể
được sử dụng ở nhiều ứng dụng ở nhiều ứng dụng khác nhau.
11
Tính bền vững (Durability): vẫn có thể sử dụng các nội dung học tập khi
công nghệ thay đổi, mà không phải thiết kế lại.
Tính giảm chi phí (Affordability): tăng hiệu quả học tập rõ rệt trong khi
giảm thời gian và chi phí.
1.1.3.1. Các chuẩn của E-Learning
Các loại chuẩn đảm bảo cho các giải pháp E-Learning có chi phí thấp, hiệu
quả và mang lại sự thoải mái cho người tham gia E-Learning:
-
Chuẩn đóng gói
Chuẩn trao đổi thông tin
Chuẩn Meta – Data
Chuẩn chất lượng
Một số chuẩn khác
a. Chuẩn đóng gói (Packaging Standards)
Cho phép các khóa học tạo bởi các công cụ khác nhau bởi các nhà sản
xuất khác nhau các gói nội dung (Packages). Các chuẩn này cho phép hệ thống
quản lý nhập và sử dụng được các khóa học khác nhau.
Chuẩn đóng gói mô tả các cách ghép các đối tượng học tập riêng rẽ để tạo
ra một bài học, khóa học hay các đơn vị nội dung khác, sau đó vận chuyển và sử
dụng lại được nhiều hệ thống quản lý khác nhau (LMS/LCMS). Các chuẩn này
đảm bảo hàng trăm hoặc hàng nghìn file được gộp và cài đặt đúng vị trí.
Chuẩn đóng gói E-Learning bao gồm:
Cách để ghép nhiều đơn vị nội dung khác nhau thành một gói nội dung
thống nhất. Các đơn vị nội dung có thể là các khóa học, các file HTML, ảnh,
mulimedia, style sheet và mọi thứ khác xuống đến một icon nhỏ nhất.
Gồm những thông tin mô tả tổ chức của một khóa học hoặc module sao
cho có thể nhập vào hệ thống quản lý và hệ thống quản lý có thể hiển thị menu
mô tả cấu trúc của khóa học và người học dựa vào menu đó.
12
Gồm các kỹ thuật hỗ trợ chuyển khóa học hoặc module từ hệ thống quản
lý này sang hệ thống quản lý khác mà không phải cấu trúc lại nội dung bên
trong.
b. Chuẩn trao đổi thông tin (Communication Standards)
Cho phép các hệ thống quản lý đào tạo hiển thị từng bài học đơn lẻ. Có thể
theo dõi được kết quả kiểm tra và quá trình học tập của người học. Chuẩn này
quy định đối tượng học tập và hệ thống quản lý trao đổi thông tin với nhau như
thế nào.
Chuẩn trao đổi thông tin gồm 2 phần: Phần giao thức và mô hình dữ liệu
Giao thức xác định các quy luật quy định cách mã hệ thống quản lý và các
đối tượng học tập trao đổi thông tin với nhau.
Mô hình dữ liệu dùng cho quá trình trao đổi như điểm kiểm tra, tên người
học, mức độ hoàn thành của người học,…
c. Chuẩn Meta – Data (Metadata Standards)
Quy định cách mà các nhà sản xuất nội dung có thể mô tả khóa học và các
module của mình để các hệ thống quản lý có thể tìm kiếm và phân loại được khi
cần thiết.
Metadata là dữ liệu về dữ liệu. Với E-Learning, metadata mô tả khóa học
và các module. Các chuẩn metadata cung cấp các cách mô tả về module
E-Learning mà những người học và những người soạn bài có thể tìm thấy
module họ cần. Meatadata không có gì là bí ẩn, nó chỉ việc đánh nhãn có mang
thông tin mô tả. Mục đích chính thường là giúp cho việc phát hiện, tìm kiếm
được dễ dàng hơn. Metadata giúp nội dung E-Learning hữu ích hơn đối với
người bán, người mua, người học và người thiết kế. Metadata cung cấp một cách
chuẩn mực để mô tả các khóa học, các bài, các chủ đề và media. Những mô tả sẽ
được dịch ra thành các bảng danh mục hỗ trợ cho việc tìm kiếm được nhanh
chóng và dễ dàng hơn. Metadata có thể giúp người soạn bài tìm nội dung họ cần
13
và sử dụng ngay hơn là phát triển từ đầu. Ngoài ra, Metadata còn cho phép bạn
phân loại các khóa học, bài học và các module khác.
d. Chuẩn chất lượng (Quality Standards)
Kiểm soát toàn bộ quá trình thiết kế khóa học cũng như khả năng hỗ trợ
của khóa học với những người tàn tật. Chuẩn này nói đến chất lượng của các
module và các khóa học.
Một số chuẩn chất lượng:
Các chuẩn thiết kế E-Learning: Chuẩn chất lượng thiết kế chính cho
E-Learning là E-Learning Courseware Certification Standards của ASTD
E-Learning Certification Institue. Certification Institue chứng nhận rằng các
khóa học của E-Learning tuân theo một chuẩn nhất định như thiết kế giao diện,
tương thích với các hệ điều hành và các công cụ chuẩn, chất lượng sản xuất và
thiết kế giảng dạy.
Các chuẩn về tính truy cập được: Các chuẩn này liên quan đến làm như
thế nào để công nghệ thông tin có thể truy cập được với những người tàn tật,
chẳng hạn như những người bị hỏng mắt, nghe kém, không có sự kết hợp tốt
giữa mắt và tay không đọc được. Hiện tại, không có các chuẩn dành riêng cho
E-Learning tuy nhiên E-Learning có thể tận dụng các chuẩn dùng cho công nghệ
thông tin và nội dung Web.
e. Một số chuẩn khác
Test Question: Đây là chuẩn các câu hỏi kiểm tra. Các câu hỏi được phát
triển trong một LMS, LCMS hoặc các hệ thống trường học ảo thường không thể
di chuyển được sang các hệ thống khác. Đặc tả IMS Question and Test
Interoperability cố gắng tìm các cách chung để các bài kiểm tra, câu hỏi có thể
dùng được trong nhiều hệ thống khác nhau.
Enterprise Information Model: Các hệ thống quản lý cần trao đổi thông
tin với các hệ thống khác của doanh nghiệp. IMS Enterprise Information Model
14
tìm một cách để xác định các định dạng cho phép trao đổi các dữ liệu quản lý các
hệ thống.
Learner Information Packaging: Trong thực tế, những người quản trị
dành rất nhiều thời gian đưa thông tin về học viên vào các hệ thống quản lý học
tập khác nhau. Đặc tả IMS Learner Information Packaging cố gắng xác định một
định dạng chung về thông tin học viên. Các mô tả tuân theo đặc tả có thể trao đổi
một cách tự do giữa các hệ thống khác nhau.
Các chuẩn viễn thông: Các chuẩn viễn thông áp dụng cho Internet và
cũng như vậy với E-Learning. Một vài chuẩn sẽ cần thiết cho bạn nếu bạn dự
định kết hợp các công cụ khác nhau cho mục đích liên kết, trao đổi thông tin.
Tổ chức quan trọng nhất trong việc đưa ra các chuẩn viễn thông là International
Telecommunications Union.
1.1.4. Ưu và nhược điểm của E-Learning
E-Learning dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, cụ thể hơn công
nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán,…
Hiệu quả của E-Learning cao hơn so với phương pháp truyền thống so
E-Learning có tính tương tác cao dựa trên đa phương tiện (multimedia), tạo điều
kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học
tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người. Do vậy, E-Learning mang
lại rất nhiều lợi ích:
Mở rộng phạm vi giảng dạy: Tổ chức lớp học trong các phòng học hay
tại các trung tâm đào tạo bị hạn chế bởi hai yếu tố: không gian và địa điểm. Số
lượng người học trong một phòng học nhất định bị giới hạn bởi sức chứa của
phòng học đó. Trong khi đó, E-Learning số người học của mỗi chương trình đào
tạo sẽ tăng lên đáng kể. Nhiều người có thể tham gia học mà không cần phải tập
trung về một địa điểm mà có thể tham gia các chương trình đào tạo qua mạng
Internet hoặc có thể học tập và nghe giảng một cách thoải mái ngay tại nhà riêng
của mình.
Giảng dạy tập trung: Không giống như những lớp học truyền thống, nơi
chỉ một người dạy duy nhất sẽ chịu trách nhiệm dạy cho một nhóm lớp các học
15
sinh từ 20 đến 40 người. Học online với E-Learning thường có tỷ lệ một giáo
viên – một học sinh.
Trong hệ thống đào tạo trực tuyến, học sinh được dạy học thông qua một
chương trình giảng dạy mô phỏng. Có nghĩa là, nếu học sinh không hiểu về một
vấn đề nào đó thì có thể vẫn dễ dàng xem lại bài học của mình chỉ bằng một cú
nhấp chuột đơn giản.
Tiết kiệm thời gian và tiền bạc: Người học trực tuyến sẽ tiết kiệm được
cả thời gian và tiền bạc thay vì trường học của họ sẽ ở ngay trước màn hình máy
tính. Không giống như trong các khóa học trong các cơ sở đào tạo, học sinh của
E-Learning sẽ tiết kiệm thời gian đi lại và tiết kiệm tiền cho các khoản chi phí
sách giáo khoa, sách hướng dẫn và các tài liệu khác.
Tự định hướng: Vì khóa học trực tuyến trong môt số dịch vụ, người học
có thể định hướng cho mình, bằng cách chọn khóa học phù hợp nhất đối với
trình độ, sở thích, mục tiêu cả bản thân.
Tự điều chỉnh: Với học trực tuyến, người học có thể tự điều chỉnh nhịp
điệu khóa học cho mình, nghĩa là người học có thể học từ từ hay nhanh do thời
gian mình sắp xếp hay do khả năng tiếp thu của mình.
Tính linh hoạt: Tính linh hoạt của một khóa học trực tuyến là rõ ràng bởi
vì bản chất của Internet, nền tảng của công nghệ cho việc học trực tuyến là linh
hoạt. Từ khi đăng ký học đến lúc hoàn thiện người học có thể học theo thời gian
biểu mình đặt ra. Không bị gò bó bởi thời gian và không gian lớp học dù bạn vẫn
đang ở trong lớp học “ảo”. Tính linh hoạt còn thể hiện ở “tự định hướng” và “tự
điều chỉnh” như trình bày ở phần trên.
Tính đồng bộ: Giáo trình và tài liệu của khóa học trực tuyến là có tính
đồng bộ cao vì các hầu hết học trình cùng tài liệu được soạn thảo và đưa vào
chương trình dạy được xem xét và đưa lên mạng trực tuyến từ ban đầu. Do vậy,
tính đồng bộ phải được đảm bảo.
16