Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện yên phong, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 122 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Luận văn của tác giả là công trình nghiên cứu của chính bản
thân tác giả. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực,
không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Trong quá
trình làm luận văn tác giả có tham khảo tài liệu liên quan nhằm khẳng định thêm sự
tin cậy và cấp thiết của đề tài. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện
trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả không sao chép từ
bất kỳ nguồn thông tin nào khác, nếu vi phạm tác giả xin chịu trách nhiệm trước
Khoa và Nhà trường.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hồng

i


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn thạc sỹ chuyên ngành kỹ thuật
xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu
quả công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân
sách nhà nước tại Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh”, là kết quả của quá trình cố
gắng không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy,
bạn bè đồng nghiệp và người thân.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy đã nhiệt tình giảng
dạy, trang bị kiến thức để tác giả có cơ sở khoa học hoàn thành luận văn. Đặc biệt,
tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy hướng dẫn khoa học Tiến sĩ Tạ
Văn Phấn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình hình thành đề tài,
triển khai, nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn.
Tuy nhiên, trong quá trình hoàn thiện luận văn không thể tránh khỏi những sai sót.
Tác giả rất mong được sự đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo, đồng nghiệp, bạn
đọc để luận văn được hoàn thiện và có giá trị thực tiễn.


Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Thủy Lợi, khoa Công trình
và Bộ môn kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp đã tạo điều kiện
cho tác giả hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình.
Xin chân thành cảm ơn!

2

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ XÂY DỰNG .......................4
1.1 Quản lý chi phí xây dựng trên Thế giới................................................................4
1.1.1 Quản lý chi phí xây dựng tại Hoa Kỳ...................................................................4
1.1.2 Quản lý chi phí xây dựng ở Anh ..........................................................................6
1.1.3 Quản lý chi phí xây dựng ở Trung Quốc ............................................................12
1.2 Quản lý chi phí xây dựng ở Việt Nam................................................................13
1.2.1 Quản lý chi phí xây dựng thời kỳ bao cấp..........................................................13
1.2.2 Quản lý chi phí xây dựng trong giai đoạn đổi mới.............................................14
1.3 Thực trạng và kết quả đạt được trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở Việt
Nam hiện nay.................................................................................................................15
1.3.1 Thực trạng trong quản lý chi phí xây dựng ở Việt Nam hiện nay......................15

1.3.2 Kết quả đạt được trong đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân
sách Nhà nước ở Việt Nam giai đoạn đổi mới ..............................................................17
1.4
Thực trạng và kết quả đạt được trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ...........19
1.4.1 Thực trạng đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước
tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh .............................................................................19
1.4.2 Kết quả đạt được trong đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân
sách Nhà nước tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ....................................................20
1.5 Các vấn đề còn tồn tại đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn
ngân sách Nhà nước.......................................................................................................21
1.5.1 Những tồn tại chung trong các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân
sách Nhà nước ...............................................................................................................21
1.5.2 Những tồn tại chung đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn
ngân sách Nhà nước tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ...........................................23
Kết luận chương 1 .........................................................................................................26
CHƯƠNG 2

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI......................27

3

3


2.1

Cơ sở pháp lý ......................................................................................................27

4


4


2.1.1 Văn bản pháp luật liên quan đến Luật ngân sách Nhà nước ..............................27
2.1.2 Văn bản pháp luật liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng ....................27
2.1.3 Văn bản pháp luật liên quan đến Luật Đấu thầu ................................................28
2.2

Chi phí đầu tư xây dựng công trình, tổng mức đầu tư và dự toán......................31

2.2.1 Chi phí đầu tư xây dựng công trình....................................................................31
2.2.2 Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.......................................................32
2.2.3 Tổng mức đầu tư xây dựng công trình ...............................................................32
2.2.4 Các chi phí của tổng mức đầu tư được quy định cụ thể như sau .......................32
2.2.5 Tổng mức đầu tư xây dựng được xác định theo một số phương pháp...............36
2.2.6 Dự toán xây dựng công trình..............................................................................43
2.3

Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng ..........................50

2.3.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư...................................................................................51
2.3.2 Giai đoạn thực hiện dự án ..................................................................................51
Kết luận chương 2 .........................................................................................................52
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI
PHÍ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH ...................................53
3.1 Giới thiệu chung về Ban quản lý các dự án xây dựng huyện Yên Phong..........53
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Yên Phong..........................................................53

3.1.2 Điều kinh tế của huyện Yên Phong ....................................................................55
3.1.3 Điều xã hội của huyện Yên Phong .....................................................................56
3.2 Tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách
Nhà
nước
tại
huyện
Yên
Phong,
tỉnh
Bắc
Ninh
............................................................56
3.2.1 Tồn tại gây thất thoát lãng phí nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các đầu
tư xây dựng công trình do UBND huyện Yên Phong làm chủ đầu tư ..........................57
3.2.2 Tồn tại gây thất thoát lãng phí nguồn vốn ngân sách Nhà nước đối với các dự án
đầu tư xây dựng công trình do các xã, thị trấn làm chủ đầu tư .....................................58
3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây
dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
..61
3.3.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý ..........................................................................62
3.3.2 Nâng cao chất lượng công tác lập dự án, khảo sát, thiết kế đối với các dự án sử
dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Yên Phong ........................................62
3.3.3 Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định để kiểm soát tốt chi phí trong
các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách tại huyện Yên Phong .........63

5

5



3.3.4 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi phí trong giai đoạn lựa chọn Nhà thầu
các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh ....................................................................................................66

6

6


3.3.5 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng sử dụng
nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong giai đoạn thi công xây dựng tại huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh ....................................................................................................68
3.3.6 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi phí thiết bị...........................................70
3.3.7 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi phí quản lý dự án ................................72
3.3.8 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi phí tư vấn đầu tư xây dựng.................74
3.3.9 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi phí khác ..............................................75
3.3.10 Nâng cao chất lượng quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao tại Chủ đầu tư,
Ban quản lý dự án, Tư vấn giám sát tại huyện Yên Phong ...........................................76
3.4
Những rủi ro ảnh hưởng tới chi phí các dự án đầu tư xây tại huyện Yên Phong,
tỉnh Bắc Ninh.................................................................................................................78
3.4.1 Các rủi ro do Nhà thầu đặt ra và kiến nghị xử lý................................................78
3.4.2 Các rủi ro do Chủ đầu tư đặt ra và cách kiến nghị xử lý ....................................81
3.4.3 Rủi ro do các nguyên nhân xuất phát từ thủ tục hành chính, pháp lý ................84
3.4.4 Phương pháp và công nghệ thi công của Nhà thầu ............................................85
3.4.5 Nhận dạng và xử lý các rủi ro về tiến độ ảnh hưởng đến chi phí.......................86
3.5 Kiến nghị một số giải pháp kiểm soát chi phí trong các dự án xây dựng sử dụng
nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh .........................87
3.5.1 Tổ chức, thực hiện thường xuyên công tác thanh tra các dự án đầu tư xây dựng

tại huyện Yên Phong .....................................................................................................87
3.5.2 Đổi mới cơ chế kế hoạch hóa vốn đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn
huyện Yên Phong...........................................................................................................88
3.5.3 Đổi mới công tác quản lý khâu thanh, quyết toán công trình trên địa bàn huyện
Yên Phong .....................................................................................................................91
3.5.4 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại huyện
Yên Phong .....................................................................................................................91
3.5.5 Hoàn thiện bộ máy quản lý đồng bộ phù hợp trong việc lập, tổ chức thực hiện

điều
hành
dự
án
xây
dựng
tại
huyện
Yên
Phong
......................................................93
3.5.6 Nâng cao trách nhiệm của cơ quan chuyên môn về xây dựng trên địa bàn huyện
Yên Phong .....................................................................................................................94
Kết luận chương 3 .........................................................................................................96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................97
1. Kết luận......................................................................................................................97
2. Kiến nghị ...................................................................................................................97
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................99

7


7


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Mô hình quản lý tổng thể dự án........................................................................5
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý trên công trường của Nhà thầu........................6
Hình 1.3 Phương thức quản lý chi phí ở Anh..................................................................7
Hình 1.4 Mô hình quản lý của Việt Nam thời kỳ bao cấp.............................................14
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Yên Phong............................................................55

8

8


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Những quy tắc giúp quản lý dự án đạt hiệu quả cao......................................74
Bảng 3.2 Những quy tắc giúp tư vấn xây dựng đạt hiệu quả cao..................................75

viii

7


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KBNN Kho bạc Nhà nước
UBND Ủy ban nhân dân
XDCB Xây dựng cơ bản

viii


8


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành công nghiệp xây dựng nước ta đang trong giai đọan phát triển như vũ bão.
Hàng năm, Nhà nước đã đầu tư hàng trăm ngàn tỷ đồng cho đầu tư xây dựng cơ bản,
chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng chi.
Trong xây dựng các yếu tố chất lượng công trình, thời gian xây dựng và chi phí đầu
tư xây dựng là ba yếu tố quan trọng hàng đầu; chúng có mối quan hệ mật thiết với
nhau và có ý nghĩa quyết định trong việc thành công hay thất bại của dự án đầu tư
xây dựng. Chính vì thế nó đòi hỏi các chủ thể tham gia vào thực hiện dự án đầu tư
xây dựng công trình phải đồng thời quan tâm đến ba yếu tố này. Suy cho cùng chất
lượng công trình, thời gian thi công có ảnh hưởng mạnh mẽ tới yếu tố chi phí mà chi
phí trong các Hợp đồng thi công xây lắp thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong
tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình.
Các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước thường có giá
trị, khối lượng lớn; thời gian thi công kéo dài. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư
xây dựng thì giá cả nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhân công, chi phí ca máy
thường có biến động; cơ chế chính sách của Nhà nước thay đổi do đó nó sẽ làm cho
chi phí trong dự án thay đổi. Chi phí trong dự án phụ thuộc nhiều vào khả năng quản
lý của các tổ chức có thẩm quyền. Khi quản lý không chặt chẽ thường sẽ xảy ra tình
trạng thất thoát, lãng phí tiền của; kiện tụng làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án, uy
tín của Chủ đầu tư. Do đó việc nâng cao công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng
trong các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước được đặc biệt quan tâm.
Là người hoạt động trong Ban quản lý các dự án xây dựng của huyện, muốn có
những kiến thức cần thiết cho nghề nghiệp của mình, tôi chọn đề tài tốt nghiệp thạc
sĩ “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây
dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc

Ninh”. Việc phân tích một cách khoa học các loại nguyên nhân của các tồn tại và
những đề xuất cụ thể của để tài sẽ là một đóng góp vào quy trình minh bạch hoá
1

1


trong quản lý vốn tại chủ đầu tư.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan và đưa ra được
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng sử
dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do UBND huyện, UBND các xã, thị trấn và các
đơn vị sự nghiệp làm Chủ đầu tư trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Kết
quả nghiên cứu của luận văn được coi là những đóng góp nhỏ nhằm quản lý hiệu quả
nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng
nguồn vốn ngân sách Nhà nước do UBND huyện, UBND các xã, thị trấn và các đơn
vị sự nghiệp công lập làm Chủ đầu tư.
Giúp chủ đầu tư là UBND các xã, thị trấn, đơn vị sự nghiệp công lập nêu ra các rủi ro
kỹ thuật và các loại rủi ro khác ảnh hưởng tới chi phí trong quá trình thi công xây dựng
và khả năng xử lý các rủi ro trên cơ sở các quy định của pháp luật về Ngân sách và
Xây dựng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong khuôn khổ của luận văn tác giả tập trung vào phân tích, nghiên cứu những ảnh
hưởng có thể làm tăng chi phí các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước để đề
xuất những giải pháp quản lý hiệu quả ngay từ đầu giúp chủ đầu tư là UBND huyện,
UBND các xã, thị trấn, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh quản lý tốt chi phí nguồn ngân sách Nhà nước của đơn vị.

Nêu ra những tồn tại của chủ đầu tư là UBND các xã, thị trấn, đơn vị sự nghiệp công
lập trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách
Nhà nước và đưa ra biện pháp xử lý nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý chi phí.

2

2


4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận đề tài
Hệ thống hóa các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý chi phí xây dựng sử dụng
nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
Phân tích thực trạng chất lượng công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng sử
dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại UBND huyện, UBND xã, thị trấn, đơn vị sự
nghiệp công lập trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Nghiên cứu những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý chi phí tại chủ đầu tư là
UBND huyện, UBND xã, thị trấn, đơn vị sự nghiệp công lập đối với các dự án đầu tư
xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Yên Phong,
tỉnh Bắc Ninh.
Kiểm soát tốt Hợp đồng xây dựng tại chủ đầu tư trong dự án đầu tư xây dựng sử dụng
nguồn vốn ngân sách Nhà nước tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
4.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp điều tra thu thập thông tin;
Phương pháp kế thừa, áp dụng có chọn lọc;
Phương pháp khảo sát thực tế;
Phương pháp đối chiếu với hệ thống văn bản pháp quy;
Và một số phương pháp kết hợp khác.
5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về quản lý chi phí xây dựng;
Chương 2: Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài;
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây
dựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

3

3


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ XÂY DỰNG

1.1 Quản lý chi phí xây dựng trên Thế giới
Đối với tất cả các công trình xây dựng thì công việc xây dựng phải gánh chịu trách
nhiệm kể từ khi có ý tưởng của các kiến trúc sư và kỹ sư cho đến khi quét lớp sơn
hoàn thiện cuối cùng. Từ xa xưa các nhà thiết kế và xây dựng đã để lại cho chúng ta
những công trình vĩ đại như kim tự tháp Maya, kim tự tháp Aicập, những nhà thờ lớn
mang kiểu kiến trúc Gôtíc, Vạn lý trường thành của Trung Quốc và những kiến trúc
hiện đại của chúng ta ngày nay; các công trình đó đã thực sự được xây dựng trên nền
tảng khoa học cũng như kỹ thuật. Phạm vi công việc xây dựng ngày nay thật vô cùng
lớn từ những ngôi nhà ngoại ô tới những công trình ngôi nhà chọc trời hàng trăm tầng,
từ vỉa hè trong thành phố tới những đập ngăn nước.
1.1.1 Quản lý chi phí xây dựng tại Hoa Kỳ
Ngành xây dựng là một ngành kinh tế lớn của nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò chủ
chốt trong quá trình sáng tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản cố định (xây dựng
công trình và lắp đặt thiết bị vào công trình) cho mọi lĩnh vực hoạt động của đất nước
và xã hội dưới mọi hình thức (xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa tài sản cố
định).

Ngành xây dựng Hoa kỳ là một ngành công nghiệp lớn nhất với phần đóng góp hàng
nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 20% tổng sản phẩm Hoa Kỳ, với hàng trăm nghìn doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Với sự tham gia của trên nửa triệu doanh nghiệp xây dựng, các
công ty này cạnh tranh với nhau rất gay gắt theo những truyền thống tốt đẹp nhất của
nền kinh tế thị trường văn minh [1].
Để có thể đứng vững tồn tại, cạnh tranh được với nhau người ta nghiên cứu ra nhiều
hình thức tổ chức quản lý để thu được hiệu quả (hay các mục tiêu chất lượng, giá
thành, thời gian). Một trong những thành quả có tính đột phá là việc hình thành viện
quản lý dự án (PMI) vào năm 1969.
Viện đã đưa ra mô hình quản lý dự án của PMI Hoa Kỳ (Project Management Institute
USA) như sau:
4

4


Quản lý dự án

Quản lý tổng
thể dự án

Quản lý quy
mô dự án

Quản lý thời gian
dự án

Quản lý chi
phí dự án


Quản lý chất
lượng dự án

Quản lý nguồn
nhân lực dự án

Quản lý liên
lạc dự án

Quản lý rủi
ro dự án

Quản lý mua sắm
thiết bị dự án

Hình 1.1 Mô hình quản lý tổng thể dự án
Trong đó việc quản lý chi phí được các Nhà thầu đặc biệt quan tâm. Và để thi công
công trình với chi phí thấp nhất có thể các Nhà thầu tại đây tiến hành nghiên cứu điều
kiện thi công, lập kế hoạch (kế hoạch ngân quỹ) kiểm tra rồi kế tiếp là các hành động
sửa chữa.
Tại Hoa Kỳ thì các chi phí lao động và các thiết bị được kiểm soát rất chặt chẽ theo
từng giờ. Chi phí về vật liệu, các công việc đều được mã hoá để tiện cho công việc sử
dụng máy tính điện tử. Họ luôn tìm ra những công cụ mạnh để giúp cho việc quản lý
sản xuất có hiệu quả. Sự ra đời của chương trìn Microsoft Project là một ví dụ [1].
Chương trình Microsoft Project hiện nay có thể lập tiến độ và quản lý thực hiện vài
trăm dự án đồng thời và mỗi dự án có thể tới hàng ngàn công việc. Chỉ cần nhập các
phần việc của kỹ sư công nghệ máy tính, máy tính sẽ tự động trình bày kế hoạch tiến
độ, tài nguyên, chi phí thi công và in báo cáo chi phí tiến độ theo ngày muốn có báo
cáo.
Việc quản lý của Nhà thầu cũng được thực hiện theo sơ đồ hình 1.2


5

5


Ban chỉ huy
công trường

Quản lý văn
phòng

Bộ phận
tiến độ

- Kế toán
- Mua sắm
- Kho chứa
- Lương
nhân viên
- Bảo vệ

Giám sát
- HT ống
- Xây dựng
- Điện
- Thiết bị
- Máy móc

Bộ phận

giám sát

Nhà thầu phụ
- Điện
- Sơn
- Bảo quản
- Hệ thống
đường

Kỹ sư ban
A

Bộ phận kiểm
soát giá

- Nhân công
thuê trực tiếp
- Đốc công

Bộ phận kỹ
thuật

- Kiểm soát
chất lượng
- Số liệu kỹ
thuật
- Các yêu cầu
thay đổi

Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý trên công trường của Nhà thầu

1.1.2 Quản lý chi phí xây dựng ở Anh
1.1.2.1 Tổng quan về sơ đồ tổ chức và quy trình quản lý chi phí
Các CTXD là những công trình mang tính chất đặc thù so với sản phẩm của các ngành
hoạt động sản xuất khác và quá trình sản xuất xây dựng cũng phụ thuộc vào các sản
phẩm của nó.
Ở nước Anh, tổ chức Chính phủ có tính tập trung hoá cao, mặc dù vậy, các Bộ thường
có quyền tự chủ cao. Đối với các dự án quan trọng của Chính phủ, có các tổ chức đóng
vai trò Chủ đầu tư của Các dự án. Mỗi tổ chức này quản lý các dự án thuộc về chuyên
môn của họ. Ví dụ: dự án đầu tư xây dựng một tuyến đường cao tốc được quản lý bởi
cơ quan quản lý đường cao tốc, dự án đường sắt được quản lý bởi cơ quan quản lý giao
thông, cơ quan Năng lượng nguyên tử quản lý các dự án năng lượng v.v. Ngoài ra còn
có các công ty, các quỹ đầu tư làm chủ đầu tư các dự án do họ đầu tư [1].
Đối với các dự án của Chính phủ Anh, Chủ đầu tư uỷ nhiệm cho Kỹ sư chuyên ngành
và Kiến trúc sư là công ty tư nhân (hoặc Nhà nước tuyển) để phác thảo dự án và thiết
kế sơ bộ. Trong giai đoạn này, Kỹ sư chuyên ngành và Kiến trúc sư được hỗ trợ bởi
Tư vấn thiết kế và Tư vấn quản lý chi phí (Quantity Surveyor) là các công ty tư nhân.
Các công ty này được giới thiệu bởi Kỹ sư chuyên ngành và Kiến trúc sư cho chủ đầu


tư lựa chọn. Khái toán chi phí được tính trên đơn vị m2 để xác định lượng vốn cho dự
án và được Tư vấn quản lý chi phí tính toán dựa trên các thông tin cơ bản về dự án,
dựa trên diện tích mét vuông sàn [1].
Khi lượng vốn dành cho dự án được chấp thuận, thiết kế sơ bộ sẽ được trình cho Chủ
đầu tư. Tư vấn quản lý chi phí lập dự toán sơ bộ mô tả lượng vốn xây đựng sẽ được chi
tiêu như thế nào. Dự toán sơ bộ được xác định dựa trên thiết kế. Do đó, Dự toán sơ bộ
đưa ra mục tiêu chi phí cho mỗi người trong nhóm thiết kế. Khi các quyết định về thiết
kế được đưa ra, Tư vấn quản lý chi phí sẽ lập dự toán và dự toán này có liên quan đến
dự toán sơ bộ đã được duyệt. Nếu bị vượt quá dự toán sơ bộ được duyệt, dự toán sơ bộ
hoặc thiết kẽ sẽ được cảnh báo. Chi phí dự phòng trong dự toán sơ bộ sẽ giúp giải
quyết các vấn đề xảy ra. Mặc dù vậy, thường thì ít khi gặp những thay đổi trong ngân

sách hoặc thiết kế sơ bộ trong giai đoạn thiết kế thi công. Khi xong thiết kế thi công,
Tư vấn quản lý chi phí sẽ lập Biểu khối lượng bao gồm chi tiết tất cả các hạng mục
công việc theo yêu cầu thiết kế. Biểu Khối lượng sẽ được áp giá và sau đó sẽ được sử
dụng để phân tích Hồ sơ thầu của các Nhà thầu.
Sơ đồ tổng quan về tổ chức quản lý chi phí dự án xây dựng tại Vương quốc Anh
C

nh
Bộ, các
cơ quan
liên
Kiến trúc

Tư vấn QL chi phí
Nhà thầu chính

Các nhà thầu phụ
Hình 1.3 Phương thức quản lý chi phí ở Anh


Tại Vương quốc Anh, không có Nhà thầu thuộc nhà nước (chỉ có các cơ quan quản lý
công trình công cộng nhưng chủ yếu cho các công việc bảo trì và khẩn cấp), do đó các
dự án quan trọng được đấu thầu giữa các công ty tư nhân. Có thể trao thầu dưới hình
thức thầu chính, Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao hoặc Chìa khoá trao tay. Sau khi
trao thầu xây dựng, quy trình quản lý chi phí được thiết lập để kiểm soát giá trong quá
trình xây dựng do Tư vấn quản lý chi phí tiến hành [1].
Một cách khác để thực hiện dự án của Chính phủ Anh là dự án được thực hiện bởi một
Nhà thầu chịu trách nhiệm cả về thiết kề và xây dựng. Nhà thầu thiết kế và xây dựng
có thể được lựa chọn một cách đơn giản thông qua thương thảo Hợp đồng giữa Nhà
thầu và chủ đầu tư.

Hoặc, Nhà thầu thiết kế và xây dựng được chọn thông qua đấu thầu. Chủ đầu tư sẽ nêu
rõ yêu cầu về công trình xây dựng hoàn thành, những phần việc còn lại sẽ thuộc trách
nhiệm của Nhà thầu thiết kế và xây dựng. Chủ đầu tư yêu cầu các Nhà thầu đệ trình đề
xuất bao gồm thiết kế và giá trọn gói. Sau đó sẽ thương thảo Hợp đồng để lựa chọn
Nhà thầu. Chủ đầu tư sẽ lấy ý kiến từ các nhà tư vấn Kiến trúc, kỹ thuật và tư vấn quản
lý chi phí để chọn lựa Nhà thầu thiết kế và xây đựng. Tư vấn quản lý chi phí tham gia
vào dự án để giúp chủ đầu tư kiểm soát chi phí dự án.
1.1.2.2 Nguồn dữ liệu phục vụ cho công tác dự toán
Có rất nhiều Phương pháp tiêu chuẩn đo bóc khối lượng (Standard Method of
Measurement - SMM) được sử dụng tại Anh cho các dự án hạ tầng và dân dụng.
Nguồn dữ liệu được xây dựng bởi các nhà Tư vấn Quản lý khối lượng (Quantity
Surveyor) giàu kinh nghiệm, với ngân hàng dữ liệu về đơn giá được xây đựng từ nhân
công, vật liệu và máy móc. Đơn giá được áp dụng cho bất cứ dự án nào có sử đụng
SMM và như vậy sẽ tương đối dễ dàng cho Tư vấn quản lý chi phí đo bóc khối lượng
của một dự án và vận dụng áp giá các dự án tương tự đã thực hiện trước đây và có sử
dụng cùng một phương pháp đó bóc chuẩn. Ngân quỹ được xác định dựa trên phác
thảo dự án bằng cách tính toán diện tích sàn xây dựng (CFA) sau đó áp giá tính cho
một mét vuông CFA. Tư vấn xây dựng có một ngân hàng dữ liệu đơn giá tính trên một
mét vuông CFA cho các loại công trình xây dựng khác nhau và giá được dựa trên các


hệ số tiêu chuẩn như hệ số sử dụng đất, hệ số diện tích lưu thông, hệ số diện tích sử
dụng chung v.v.
Khái toán (cost model) được xác định dựa trên thiết kế phác thảo hoặc thiết kế sơ bộ.
Bản khái toán này sẽ xem xét thông số, các hệ số để dự tính chi phí. Ví dụ, mặt tiền
hay khu vực lưu thông. Các thông số này có thể sử dụng để phát triển dự toán một
cách cụ thể hơn.
Khi thiết kế được triển khai, các chi tiết thiết kế được cung cấp và dự báo chi phí xây
dựng được xác định bởi Tư vấn Quản lý chi phí. Dựa trên thiết kế chi tiết và bản vẽ sơ
bộ, khối lượng và đơn giá được lập để thực hiện Dự toán sơ bộ (cost plan) - cung cấp

thông tin chi tiết về các yếu tố của dự án. Các dữ liệu chi phí quan trọng, được sử đụng
để lập ngân sách, dự báo, dự toán sơ bộ lấy từ Biểu khối lượng và đơn giá của dự án
được đấu thầu trước đây. Điều này giải thích tại sao SMM rất quan trọng, SMM không
chỉ đưa ra cơ sở cho việc tính toán và áp giá mà còn tạo ra sự nhất quán về đơn giá ở
các dự án khác nhau. Tư vấn quản lý chi phí cũng sử dụng cả chỉ số giá để lập, xác
định sự khác nhau về giá ở các địa phương và biến đổi giá theo thời gian về nhân công,
máy móc và vật liệu. Đây là công cụ quản lý chi phí chủ yếu của Tư vấn quản lý chi
phí (Quantity Surveyor) với mục đích đánh giá ngân sách và lập dự toán [1].
Tư vấn quản lý chi phí của Anh rất giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp, họ sử dụng
nguồn dữ liệu được xây dựng dựa trên kinh nghiệm và các dự án tương tự đã có
nghiên cứu giá thị trường vật liệu, nhân công, máy móc để tập dự toán ngân sách và
chi phí xây dựng, được sử dụng làm cơ sở đánh giá hồ sơ thầu. Phương pháp luận của
hệ thống quản lý chi phí xây dựng của Anh là liên tục cải tiến dự toán chi phí dự án
dựa trên mức độ chi tiết của thiết kế đưa ra. Do đó, việc phân tích chi phí được triển
khai từ tính toán trên m2, chi phí cơ bản đến Bảng khối lượng chi tiết.
1.1.2.3 Biểu khối lượng và quy trình đấu thầu
Biểu khối lượng là phương pháp thường được sử dụng cho các mục đích như chuẩn bị
hồ sơ thầu, phân tích hồ sơ thầu, quản lý chi phí sau Hợp đồng xây dựng. Bản vẽ thi
công, tiêu chuẩn kỹ thuật, bản thảo Hợp đồng, các mẫu bảo lãnh dự thầu cùng với biểu
khối lượng sẽ được gửi cho các Nhà thầu chính để họ lựa chọn và đệ trình giá thầu


cạnh tranh. Các Nhà thầu chính sẽ làm giá cho biểu khối lượng trong đó phân ra làm
hai loại biểu giá, giá cho những công việc cụ thể đã được xác định (Prime - cost sums)
và giá cho phần công việc chưa được xác định rõ ràng tại thời điểm đấu thầu
(Provisional Sum) và sau đó tổng hợp thành giá dự thầu trọn gói. Giá trọn gói sẽ được
đệ trình cho kiến trúc sư. Giá bỏ thầu sẽ được phân tích bởi tư vấn quản lý chi phí.
Thông thường trong trường hợp này Nhà thầu đưa ra giá thầu thấp nhất sẽ được quyết
định trúng thầu tuy nhiên giá cả sẽ được xem xét kỹ và nếu có bất kỳ một lỗi nào thì sẽ
được thông báo cho Nhà thầu liên quan.

1.1.2.4 Mẫu Hợp đồng
Thường thì các cơ quan chính phủ sử dụng Hợp đồng xây dựng dưới các dạng Hợp
đồng trọn gói, Hợp đồng theo đơn giá cố định. Việc thiết kế do chủ đầu tư tiến hành.
Tuy nhiên Hợp đồng bao gồm cả Thiết kế và Xây dựng cũng thường sử dụng đối với
các dự án chuẩn và trong những năm gần dây có xu hướng áp dụng Hợp đồng Xây
dựng- Khai thác - Chuyển giao (BOT) và dự án sử dụng vốn tư nhân. Dưới đây là một
số ví dụ về dạng Hợp đồng chuẩn thường được áp dụng tại Anh:
Mẫu chuẩn Hơp đồng Xây dựng JCT.
Mẫu chuẩn Hợp đồng NEC.
Hầu hết các Hợp đồng ở Anh áp dụng hình thức có thầu phụ được chỉ định. Điều đó có
nghĩa Chủ đầu tư được phép chỉ định Nhà thầu cụ thể có đủ khả năng làm thầu phụ
mặc dù vẫn dưới sự quản lý Nhà thầu chính. Hình thức này cũng phù hợp khi áp dụng
Hợp đồng FIDIC.
1.1.2.5 Quản lý chi phí trong giai đoạn sau khi ký kết Hợp đồng xây dựng
Tại Anh, trong giai đoạn sau khi ký kết Hợp đồng xây dựng, phương pháp kiểm soát
chi phí được sử dụng là phương pháp xác định mốc ngân sách và dự báo ngân sách.
Mốc ngân sách được lập bởi Tư vấn quản lý chi phí. Mốc ngân sách được dùng để so
sánh ngân sách ở thời điểm hiện tại và dự báo cho các giai đoạn trong tương lai. Mốc
ngân sách này sẽ được cập nhật bất cứ khi nào có sự thay đổi quan trọng (các phát
sinh), và được cập nhật hàng tháng. Thanh toán cho Nhà thầu thường được dựa trên


các đánh giá hàng tháng về khối lượng công việc thực hiện theo tính toán của Nhà thầu
và đơn giá kiểm tra bởi Tư vấn quản lý chi phí.
Ví dụ: các công việc được thanh toán theo tháng dựa trên cơ sở tính toán cơ bản.
Trong trường hợp có những thay đổi được thực hiện theo yêu cầu công việc Nhà thầu
sẽ nhận được hướng dẫn cho lệnh thay đổi này, giá trị thay đổi được thoả thuận giữa
Nhà thầu và Tư vấn chi phí quản lý. Những lệnh thay đổi có thể đã được thoả thuận
trong biểu khối lượng. Trong trường hợp chậm trễ Nhà thầu có thể yêu cầu kéo dài
thời gian và vấn đề này sẽ được Kiến trúc sư hoặc tư vấn quản lý chi phí xem xét và

những chi phí phát sinh do việc kéo dài thời gian sẽ được tính toán bởi tư vấn quản lý
chi phí. Trong bất cứ Hợp đồng nào thường thì thời gian cho phép để tiến hành nhanh
các thủ tục thanh toán cuối cùng sau khi công trình đã hoàn thành là ba tháng.
1.1.2.6 Nhận xét
Tư vấn quản lý chi phí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý chi phí xây dựng
ở Anh. Đó là điểm mạnh trong hệ thống của Anh. Bởi vì, tư vấn quản lý chi phí chịu
trách nhiệm quản lý chi phí xây dựng từ khởi đầu đến khi dự án được hoàn thành. Tư
vấn quản lý chi phí chịu trách nhiệm kiểm soát chi phí từ ngân sách đến thanh toán
cuối cùng. Mặc dù vậy, việc áp dụng ở Việt Nam không dễ vì không có tổ chức
chuyên nghiệp nào để phát triển Tư vấn quản lý chi phí, sẽ mất thời gian dài để thay
đổi một hệ thống.
Quy trình quản lý chi phí bao gồm dự toán, đấu thầu, Hợp đồng, thanh toán, thay đổi
và khiếu nại rất rõ ràng. Quy trình này được thiết lập bởi tổ chức chuyên nghiệp về
quản lý chi phí Royal lnstitute of Charteređ Surveyor. Điều này rất quan trọng để Việt
Nam học hỏi và xây dựng một hệ thống phù hợp với tình hình hiện tại của Việt Nam.
Việc sử dụng SMM và áp đụng giá cả thị trường trong lập dự toán và giá xây dựng là
thế mạnh của hệ thống quản lý chi phí ở Anh bởi vì nó đảm bao tính chính xác trong
dự toán và giá cả cạnh tranh. áp dụng phương pháp này có thể giải quyết được những
tồn tại trong cơ chế quản lý ở Việt Nam.


Biểu Khối lượng được sử dụng cho quản lý chi phí và cho quá trình đấu thầu. Biểu
Khối lượng là chìa khoá để hiểu một cách đầy đủ phân tích hồ sơ thầu, để tạo ra sự
minh bạch liên quan đến việc xác định giá cho các thay đôi. Ở Việt Nam, Biểu khối
lượng cũng được sử dụng.
Trong giai đoạn sau khi ký kết Hợp đồng xây dựng, Nhà thầu thường thực hiện các
thay đổi trong công trình mà không có sự đồng ý trước về giá cả cho các thay đổi đó.
Mẫu chuẩn Hợp đồng thường quy định cho vấn đề này và phần lớn các thay đổi được
định giá một cách công bằng thông qua việc sử dụng Biểu Khối lượng. Quy trình này
rất thuận lợi cho tiến độ và hoàn thành dự án.

1.1.3 Quản lý chi phí xây dựng ở Trung Quốc
Từ những năm 90 của thế kỷ 20 ở Trung Quốc nhà cao tầng đã được xây dựng hàng
loạt ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, Thiên Tân, Nam
Ninh….
Đến những năm đầu của thế kỷ 21 thì ở tất cả các thành phố lớn và trung của Trung
Quốc, công việc xây dựng mà chủ yếu là xây dựng nhà cao tầng đã phát triển với tốc
độ chóng mặt. Diện tích xây dựng nhà cao tầng ở Trung Quốc ngày càng tăng và tỷ lệ
chiếm trong xây dựng nói chung ngày càng cao, từ 50% ÷ 55% đồng thời với nó là
chiều cao và số tầng ngày càng lớn.
Hiện tại ở Trung Quốc đã hàng nghìn toà nhà có chiều cao trên 100m. Để đáp ứng sự
phát triển nhanh chóng của ngành xây dựng và đặc biệt là xây dựng nhà cao tầng, các
tổ chức quản lý thi công ở Trung Quốc rất được chú trọng và đặc biệt là công tác quản
lý chi phí của Nhà thầu [1].
Nguyên lý cơ bản quản lý chi phí của Nhà thầu Trung Quốc là lấy giá trị kế hoạch làm
mục tiêu khống chế chi phí xây dựng, lấy giá trị kế hoạch chia thành giá trị mục tiêu
nhỏ của bộ phận công trình hoặc mỗi công việc hay mắt xích trong quá trình thi công,
tiến hành so sánh giá trị chi thực tế và giá trị kế hoạch phát hiện có sai lệch từ các mặt
tổ chức, kinh tế kỹ thuật và Hợp đồng, nhanh chóng tìm biện pháp hữu hiệu sửa chữa.

12

12


Giá trị kế hoạch được xác định từ dự toán do Nhà thầu lập khi đấu thầu và đựoc chủ
đầu tư chấp thuận.

13

13



1.2 Quản lý chi phí xây dựng ở Việt Nam
1.2.1 Quản lý chi phí xây dựng thời kỳ bao cấp
Cũng như các nước khác trên thế giới theo nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, ở Việt Nam
thời kỳ bao cấp (trước năm 1986) là nền kinh tế hoạch tập trung, một nền kinh tế trì trệ
kém phát triển. Thời kỳ này chúng ta tập trung sức lực của cải để xây dựng cơ sở vật
chất cho chủ nghĩa xã hội. Những thành quả trong thời kỳ này hiện nay vẫn tồn tại; có
thể kể đến những công trình, những khu công nghiệp như: khu mỏ tĩnh túc Cao Bằng,
khu gang thép Thái Nguyên, phân đạm hoá chất Hà Bắc, khu công nghiệp Việt Trì,
cầu Việt Trì, Apatit Lào Cai, nhà máy chè Phú Thọ, nhà máy phân lân Lâm Thao, than
Uông Bí; nhiệt điện: Vinh, Ninh Bình, Phả Lại, Uông Bí; thủy điện Thác Bà; xi măng
Hải Phòng; khu công nghiệp Thượng Đình (cao su, xà phòng, thuốc lá) và một loạt các
khu chung cư 4-5 tầng tại các thành phố, khu đô thị ở miền Bắc đặc biệt là ở Hà Nội.
Các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và các công trình công cộng khác cũng được
quan tâm xây dựng nhưng được xếp sau các công trình công nghiệp nặng ở các đô thị.
Có thể nói là toàn bộ việc xây dựng là sử dụng vốn ngân quỹ Nhà nước cấp với cơ chế
chỉ đạo tập trung. Các doanh nghiệp xây dựng được Nhà nước giao công việc xây
dựng, giao chỉ tiêu vật tư, máy móc thiết bị và chỉ việc tổ chức thực hiện dự án. Với
công cụ lao động thô sơ, công trình chưa được trang bị máy tính điện tử cho nên việc
quản lý tiến độ, chi phí gần như vượt quá sức của đơn vị thi công. Chính vì vậy một
loạt công trình kém chất luợng cũng được đưa vào khai thác sử dụng; công trình chậm
tiến độ bàn giao diễn ra đối với hầu hết các dự án xây dựng. Vật liệu xây dựng công
trình bị thất thoát, lãng phí vượt xa so với dự toán ban đầu.
Từ những vấn để nêu trên ta thấy những nét cơ bản của công tác quản lý chi phí trong
thời kỳ bao cấp như sau:
Hầu hết lực lượng lao động (cán bộ, công nhân) của các doanh nghiệp xây dựng được
trả lương theo chế độ hiện hành nên không kích thích được sáng tạo; trách nhiệm công
việc thấp, năng suất lao động thấp;
Thi công bằng thủ công, công cụ xây lắp cũ kĩ, lạc hậu dẫn đến chậm tiến độ, chất

lượng kém, giá thành cao;
14

14


Việc quản lý chi phí ở công trường chủ yếu tập trung vào chấm công mà chưa quan
tâm đến hiệu quả lao động, năng suất lao động dẫn đến tình trạng công nhân, cán bộ
đến công trường chỉ để điểm danh sau đó chốn đi làm việc khác;
Vật tư, vật liệu ở công trường bị thất thoát lãng phí rất nhiều, vật liệu vượt xa số liệu
dự toán ban đầu. Do việc quản lý chỉ chông coi đến việc chống mất trộm, chưa có biện
pháp khống chế, hạn chế để hạn chế lãng phí. Lập tiến độ thi công chỉ mang tính hình
thức, nên cung ứng vật liệu chỉ dựa vào phán đoán của cán bộ tại công trình mà chưa
có biện pháp quản lý rõ ràng;
Các doanh nghiệp xây dựng không bị chi phối bởi yếu tố kinh tế thị trường. Việc tăng
chi phí công trình đều do Nhà nước chịu, không có sự cạnh tranh của các doanh nghiệp
nên họ chưa thực sự quan tâm tới quản lý chi phí;
Có thể nói với cách quản lý chất lượng, tiến độ, chi phí như trên rất nhiều công trình
kém chất lượng, thời gian thi công kéo dài và vượt xa mức dự toán cần thiết cho công
trình, ảnh hưởng lớn đến ngành xây dựng, kinh tế xã hội. Cho nên cần phải xem xét và
đưa ra được phương thức quản lý tốt hơn, phù hợp với tình hình thực tế.
Phương thức của Việt Nam thời kỳ bao cấp.
Chủ đầu tư
(bên A)

Cơ quan quản lý chi
phí Nhà nước

Ban quản lý công trình
(thuộc A)


Doanh nghiệp xây
dựng (bên B)

Hình 1.4 Mô hình quản lý của Việt Nam thời kỳ bao cấp
1.2.2 Quản lý chi phí xây dựng trong giai đoạn đổi mới
Trong giai đoạn hiện nay, việc quản lý chi phí xây dựng đối với các dự án đầu tư xây
dựng sử dụng phải thực hiện nghiêm theo các quy định của pháp luật hiện hành. Việc
quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả của dự án đầu tư xây
dựng công trình và phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường;

14

14


×