Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bảo lộc sử DỤNG các hóa CHẤT PHẢN ỨNG để làm SẠCH NGUỒN nước THẢI từ xử lý mụn xơ dừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.18 KB, 3 trang )

SỬ DỤNG CÁC HÓA CHẤT PHẢN ỨNG ĐỂ LÀM SẠCH NGUỒN NƯỚC THẢI TỪ XỬ
LÝ MỤN XƠ DỪA
1. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
Tại Việt Nam chúng ta xơ dừa được ứng dụng rộng rãi đặc biệt trong nông nghiệp. Cùng với xu
hướng gia tăng về nhu cầu sử dụng mụn xơ dừa trong trồng trọt, đặc biệt là nhu cầu sử dụng mụn
xơ dừa làm giá thể trồng cây dẫn đến những vấn đề đáng lo ngại trong môi trường vì xơ dừa
muốn sử dụng được cho trồng trọt bắt buộc phải qua quá trình xử ý chất chát (Tanin, Lignin,…).
Vấn đề đặt ra là cần làm gì đối với nước thải sau xử lý chứa các hợp chất hữu cơ tan, những chất
mà có độc tính hoặc khó phân hủy sinh học? Vì khi xả thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn
nước và ảnh hưởng đến đất canh tác nông nghiệp.
2. BẢN CHẤT CỦA ĐỀ TÀI:
Đây là phương pháp xử lý hóa lý và cơ học dựa trên nguyên lý phản ứng FenTon.
3. MỤC TIÊU VÀ LỢI ÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài này đề xuất một giải pháp xử lý nước thải xơ dừa hiệu quả với chi phí thấp, đơn giản, dễ
thực hiện và có thể áp dụng rộng rãi.
4. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI:
Phương pháp này hiện vẫn chưa có đơn vị nào tại Việt Nam áp dụng để xử lý nước thải xơ dừa.
5. HIỆU QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài/ giải pháp này được thử nghiệm thực tế tại Trại giống cây trồng Sagri (Chi Nhánh Tổng
công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV – Trung tâm Giống Thủy Sản và Cây Trồng) đã cho
kết quả tốt. Nguồn nước sau khi xử lý giúp giảm thiểu được 90-97% lượng chất hữu cơ cao phân
tử, không còn mùi hôi và có thể xả thải vào môi trường hoặc hồi lưu để xử lý xơ dừa tiết kiệm
nước.
6. MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM:
Mô hình thử nghiệm phản ứng : gồm 2 thùng chứa có dung tích 500 lít, có lắp máy
khuấy chìm. Các bước tiến hành thí nghiệm phản ứng Fenton đồng thể như sau:
1. Cho nước thải vào 2 thùng khuấy.
2. Bật máy khuấy.
2. Cho chất xúc tác Fe3O4 với liều lượng cố định là 1mg/l.
3. Kế tiếp cho H2O2 vào ở 2 liều lượng lần lượt là 0,5 ml/l và 1 ml/l
4. Cuối cùng cho chất trợ lắng PAC vào




Hình ảnh:

Hình 1: 2 bồn dung tích 500 L có trang bị cánh khuấy chìm

Hình 2: DD nước thải xơ dừa
trước xử lý

Hình 3: Dung dịch sau khi khuấy trộn chất xúc tác Hình 4: Dung dịch sau khi bổ sung chất trợ
lắng PAC

`

Hình 5: Dung dịch sau 2 ngày xử lý có đối chứng

Hình 6: Quan sát phía đáy của mẫu


7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
7.1 Kết quả:
Qua thử nghiệm cho thấy sau khi xử lý bằng phản ứng với xúc tác Fe3O4 / H2O2 với tỷ lệ lần lượt
là 1mg/ 0,5ml và 1mg/ 1ml kết hợp với chất trợ lắng ở nồng độ 1g/l đều cho ra kết quả giống
nhau. Quan sát bằng mắt thường thấy được các chất hòa tan và không hòa tan đều lắng tụ xuống
đáy, màu sắc dung dịch đã trong trở lại, không còn mùi hôi so với ban đầu.
Tính toán chi phí hóa chất:
STT

lượng sử dụng/ 1
m3


đơn giá
(đồng)

thành tiền

1 H2O2

10 ml

18,000

180

2 Fe3O4

20 g

20,000

400

3 PAC
Chất điều chỉnh
4 pH

4g

45,000


180

20,000

80
840 đ

hóa chất

4ml
TỔNG CỘNG

7.2 Kết luận:
Phương pháp xử lý nước thải mụn xơ dừa bằng các hóa chất dựa trên phản ứng Fenton kết hợp
với chất trợ lắng có khả năng loại bỏ các chất hữu cơ cao phân tử hòa tan trong nước đồng thời
loại bỏ được màu và mùi của dung dịch nước thải.
Sau khi tách bỏ lớp cặn có thể xả thải nước vào môi trường mà không ảnh hưởng đến nguồn
nước khi sử sụng cho các loại cây trồng khác.
Chi phí xử lý của phương pháp này khá thấp và đơn giản hơn so với các phương pháp hiện nay
đang áp dụng tại các nhà máy xử lý nước thải.



×