Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Tính từ trong thơ nôm đường luật hồ xuân hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.89 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN THỊ THU

TÍNH TỪ TRONG THƠ NÔM
ĐƯỜNG LUẬT HỒ XUÂN HƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN THỊ THU

TÍNH TỪ TRONG THƠ NÔM
ĐƯỜNG LUẬT HỒ XUÂN HƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Người hướng dẫn khoa học

ThS. GVC Lê Kim Nhung



HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng kính trọng,
biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới ThS. Lê Kim Nhung, người
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn emtrong quá trình học tập, nghiên cứu.
Em xin trân trọng cảm ơn các quý Thầy Cô trong tổ Ngôn ngữ, khoa
Ngữ văn đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2018
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Thu


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Tính từ trong thơ
Nôm Đường luật Hồ Xuân Hương” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, kết
quả này không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác.
Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2018
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Thu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1

2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 6
4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 7
5. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 7
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7
7. Đóng góp ....................................................................................................... 7
8. Bố cục............................................................................................................ 8
NỘI DUNG....................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ..................................................................... 9
1.1. Tính từ ........................................................................................................ 9
1.1.1. Đặc điểm ................................................................................................. 9
1.1.2. Phân loại tính từ .................................................................................... 10
1.1.2.1. Tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ ................................. 10
1.1.2.2. Tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ ............................................ 11
1.2. Thơ Nôm Đường luật ............................................................................... 11
1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 11
1.2.2. Đặc điểm ............................................................................................... 12
1.2.3. Bản chất................................................................................................. 13
1.2.3.1. Bản chất của thơ Nôm Đường luật về phương diện nội dung ........... 13
1.2.3.2. Bản chất của thơ Nôm Đường luật về phương diện nghệ thuật......... 14
1.3. Vài nét về tác giả Hồ Xuân Hương.......................................................... 15
1.3.1. Cuộc đời ................................................................................................ 15
1.3.2. Sự nghiệp sáng tác ................................................................................ 16
1.3.3. Phong cách nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương............................... 16


CHƯƠNG 2. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÍNH TỪ TRONG
THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT HỒ XUÂN HƯƠNG .................................... 19
2.1. Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại ...................................................... 19
2.1.1. Kết quả khảo sát theo cách phân loại tính từ ........................................ 19

2.1.2. Kết quả khảo sát tính từ theo cấu tạo trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
......................................................................................................................... 20
2.1.2.1. Tính từ là từ láy.................................................................................. 20
2.1.2.2. Tính từ là từ đơn................................................................................. 21
2.1.2.3. Tính từ là từ ghép ............................................................................... 22
2.1.3. Kết quả khảo sát tính từ theo khả năng kết hợp.................................... 23
2.1.3.1. Kết hợp với danh từ............................................................................ 23
2.1.3.2. Kết hợp với động từ ........................................................................... 23
2.1.3.3. Kết hợp với tính từ ............................................................................. 24
2.1.3.4. Một số kết hợp khác ........................................................................... 25
2.2.1. Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam đương thời............... 25
2.2.2. Thể hiện tâm tư, tình cảm, thái độ của Hồ Xuân Hương...................... 33
2.2.2.1.Tiếng nói cảm thông với người phụ nữ............................................... 33
2.2.3. Nét độc đáo, sáng tạo trong việc sử dụng tính từ của Hồ Xuân Hương41
2.2.3.1. Sáng tạo trong việc sử dụng tính từ là từ láy, từ ghép ....................... 41
2.2.3.2. Sáng tạo trong việc sử dụng cách kết hợp từ ..................................... 46
KẾT LUẬN .................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong lịch sử văn học Việt Nam, thơ Nôm Đường luật có những
đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học dân tộc về cả hai phương
diện: thực tiễn sáng tác và ý nghĩa lý luận. Thơ Nôm Đường luật là một hiện
tượng văn học vừa tiêu biểu, vừa độc đáo. Tiêu biểu ở chỗ nó phản ánh những
điều kiện, bản chất, quy luật của quá trình giao lưu, tiếp nhận văn học. Độc
đáo ở chỗ tuy mô phỏng thể thơ ngoại lai, có nguồn gốc ngoại lai nhưng trong
quá trình phát triển lại có vị trí đáng kể bên cạnh các thể thơ dân tộc.
Thơ Nôm Đường luật có giá trị to lớn trong lịch sử văn học Việt Nam

không những bởi hệ thống đề tài, chủ đề, hình tượng nghệ thuật mà phải kể
đến hệ thống ngôn ngữ. Bởi “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công
cụ chủ yếu của nó, cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống là chất
liệu của văn học” (Gorki) [5]. Văn học là nghệ thuật của ngôn từ tức là ngôn
ngữ được sử dụng với cả những phẩm chất và khả năng nghệ thuật của nó.
Chính vì vậy, việc tiếp cận thơ Nôm Đường luật dưới góc độ ngôn ngữ
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá cái hay, cái đẹp cũng như
giá trị của tác phẩm. Đồng thời, việc nghiên cứu ngôn ngữ còn góp phần
khẳng định được nét độc đáo, phong cách riêng của mỗi tác gia văn học.
1.2. Tính từ là một từ loại rất độc đáo trong kho từ vựng tiếng Việt.
Tính từ là một trong những từ loại cơ bản của thực từ. Các nhà khoa học khi
nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt đều quan tâm tìm hiểu tính từ. Sự quan
tâm đó trước hết thể hiện ở việc đưa ra định nghĩa về tính từ của mỗi tác giả.
Để có cái nhìn bao quát về tính từ tiếng Việt theo chúng tôi cần dựa vào ba
đặc điểm cơ bản của nó:
- Về mặt ý nghĩa: tính từ chỉ tính chất hay đặc điểm
- Về khả năng kết hợp: tính từ có khả năng kết hợp với thực từ và hư

1


từ, ngoài ra nó còn kết hợp với các loại phụ từ như phụ từ chỉ mức độ…
- Về chức vụ ngữ pháp: tính từ có khả năng đảm nhiệm chức năng của
các thành phần câu: khi làm vị ngữ tính từ không cần đến từ là.
Chính vì sự độc đáo của tính từ nên chúng tôi quan tâm đến việc nghiên
cứu hiệu quả của việc sử dụng tính từ trong thơ Nôm Đường luật của Hồ
Xuân Hương.
1.3. Trong tâm thức người Việt Nam, Hồ Xuân Hương là nhà thơ vô
cùng độc đáo. Độc đáo về nội dung. Độc đáo về thủ pháp nghệ thuật. Xứng
danh là Bà chúa của thơ Nôm, từ đề tài đến hình ảnh, màu sắc,… thơ Hồ

Xuân Hương không bao giờ tĩnh lặng, bằng phẳng, đăng đối mà ngược lại,
chúng luôn sống động, gai góc, gồ ghề… xa lạ với sự chừng mực hài hòa của
phong khí văn chương đương thời.
Như đỉnh cô phong nổi bật giữa thi đàn dân tộc cuối thế kỷ XVIII đầu
thế kỷ XIX, thơ Nôm Hồ Xuân Hương lừng lững biểu hiện một cách sinh
động, trực quan khả năng giàu có mà hóc hiểm đến lạ kỳ của ngôn ngữ dân
tộc. Như một cuộc đổi mới vô cùng lớn lao, Hồ Xuân Hương đã đưa vào
chiếc bình cũ của thể thơ luật Đường một lượng rượu mới về chất.
“Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo của Việt Nam và có lẽ của
cả thế giới. Độc đáo đến mức, có lúc, người coi đó là ngoại lệ. Một loại hạt
giống lạ do loài chim từ phương nào ngậm bay qua lỡ đánh rơi xuống mảnh
đất này. Trước, cùng và cả sau người nữ sĩ ấy, dòng văn chương Việt Nam
hẳn khó có ai như thế?” Nhận xét này của Đỗ Lai Thúy, có lẽ phần nào đã
giải thích được tại sao giới nghiên cứu, phê bình văn học lại tốn nhiều giấy
mực và có nhiều tranh luận dưới cái tên Hồ Xuân Hương đến thế.
Có thể nói, giới nghiên cứu cũng như bạn đọc đã từng biết tới và công
nhận tài năng của Hồ Xuân Hương với cái tên thật xứng đáng: “Bà chúa thơ
Nôm, Nhà thơ dòng Việt độc đáo đến hai lần.”[4]


Với những bài thơ chứa đựng nội dung sâu sắc và giá trị nghệ thuật độc
đáo, thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương được nhiều độc giả yêu thích
và được lựa chọn vào giảng dạy ở trường phổ thông với một vị trí xứng đáng.
Chính vì thế, việc nghiên cứu, tìm hiểu nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong
thơ Nôm Hồ Xuân Hương không chỉ có ý nghĩa là khẳng định phong cách cá
nhân của các nhà thơ mà còn cần thiết trong việc chuẩn bị, tích lũy kiến thức
cho việc giảng dạy văn học và tiếng Việt sau này ở nhà trường phổ thông.
1.4. Truyền đạt tới học sinh cái hay, cái đẹp từ sản phẩm của nghệ thuật
ngôn từ, từ đó giáo dục nhân cách cho các em là công việc thường xuyên của
người giáo viên dạy văn. Muốn làm được điều đó người giáo viên nắm chắc,

sử dụng nhuần nhuyễn tiếng Việt và có hiểu biết sâu sắc về tác phẩm văn
chương.
Ngoài ra, tương lai là một nhà giáo dục, nghiên cứu đề tài này còn giúp
tôi giảng dạy thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương trong chương trình
Ngữ văn phổ thông tốt hơn, từ đó giúp học sinh cảm nhận một cách sâu sắc
hơn cái hay, cái đẹp trong thơ nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu
đề tài: Hiệu quả của việc sử dụng tính từ trong thơ Nôm Đường luật của
Hồ Xuân Hương.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương dưới góc
độ ngôn ngữ
Các nhà nghiên cứu đã khai thác ở những khía cạnh sau:
Nhà văn hóa dân gian Đinh Gia Khánh khi đối chiếu giữa tục ngữ, ca
dao, thành ngữ với thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm có nhận xét: “Trong tục
ngữ, thành ngữ, ca dao thường có lối đặt câu đối xứng về từ ngữ và về âm
thanh. Ảnh hưởng của lối đặt câu ấy thấy rất rõ trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh
Khiêm” [7].


Cũng trong phạm vi liên hệ, đối chiếu như vậy, tác giả Lê Chí Dũng
cho rằng: “Nhu cầu nhận thức khiến Nguyễn Bỉnh Khiêm thu góp tục ngữ,
thành ngữ trong dân gian và sử dụng chúng một cách tinh tế, linh hoạt”. [6]
Nhà thơ Xuân Diệu trong công trình Hồ Xuân Hương - Bà chúa thơ
Nôm (Nxb Phổ thông, H, 1962), đã nhận xét về các tầng nghĩa trong thi ca
của nữ sĩ: “… mang hai nghĩa, nghĩa phô ra và nghĩa hàm ẩn. Thơ Xuân
Hương tục hay thanh? Đố ai biết được? Bảo rằng nó hoàn toàn là thanh thì cái
nghĩa thứ hai của nó có giấu được ai, mà Xuân Hương có muốn giấu đâu? Mà
bảo rằng nó nhảm nhí, là tục thì có gì là tục nào?” [5]
Tác giả Hà Như Chi khi xem xét về nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân

Hương đã đưa ra nhận định: “…Thơ Hồ Xuân Hương thoát ra ngoài khuân
sáo, không dùng điển cố Hán văn, lời thơ có khi đặt Nôm mà lại thường
dùng.” [19]
Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc khi nhận xét về Phong cách thơ Hồ Xuân
Hương cho rằng: “… Về ngôn ngữ, có thể nói trong văn học cổ, không ai giản
dị, dễ hiểu và mộc mạc như Xuân Hương. Ngôn ngữ Xuân Hương không khác
gì ngôn ngữ của ca dao, tục ngữ,… Có thể nói ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân
Hương là một ngôn ngữ thuần túy Việt Nam… những yếu tố ca dao, tục ngữ
được đặt đúng chỗ nên rất tự nhiên.” [19]
Bài viết về Nữ sĩ bình dân Hồ Xuân Hương của tác giả Nguyễn Hồng
Phong khi xem xét về Nghệ thuật thơ Xuân Hương cũng khảng định rằng: “…
Ngôn ngữ của Xuân Hương là ngôn ngữ của tục ngữ, ca dao, ngay cả cách
nói của Xuân Hương, lối so sánh, ví von cũng là cách nói của nhân dân qua
tục ngữ, ca dao…” [19]
Tác giả Lã Nhâm Thìn cũng đã nghiên cứu về Hiệu quả sử dụng từ láy
trong thơ Hồ Xuân Hương. Tác giả Lã Nhâm Thìn khẳng định: “Từ láy đã
góp phần làm nên cái kỳ lạ trong thơ Bà chúa thơ Nôm.” [14]


Bên cạnh đó, tác giả Lê Chí Dũng cũng nhận định thêm: “Viết những
bài thơ như thế, Hồ Xuân Hương sử dụng nhiều và sử dụng một cách tài tình,
độc đáo những từ láy tiếng Việt.” [6]
Tác giả Đỗ Đức Hiểu trong tiểu luận Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân
Hương cũng nhận xét: “Ở đây, trạng từ giữ một chức năng quan trọng. Nó
đẩy màu sắc lên mức cực độ, tối đa, nó tạo ra cho văn bản cái không đồng
chất, cái bất ngờ, nó gẫy khúc. Nó có tác dụng chuyển nghĩa, từ cái bình
thường sang cái ẩn dụ - cơ thể người phụ nữ”. [7, tr.308]
Đỗ Lai Thúy trong bài viết “Phong cách thơ Hồ Xuân Hương” Tạp chí
văn học, số 12/1998 cũng có ý kiến xác đáng: “Có lẽ, mỗi bài thơ của Xuân
Hương, đằng sau cái ý nghĩa đời thường, ý nghĩa xã hội, chính là ý nghĩa tâm

linh, tín ngưỡng phồn thực, đằng sau cái con người Xuân Hương chính là con
người vũ trụ. Hồ Xuân Hương đã làm được điều mà tưởng như không thể làm
được, cái không thể đã trở thành có thể.”[14, tr.60]
2.2. Việc nghiên cứu tính từ trong thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân
Hương
Tác giả Hồ Trần Ngọc Anh, Trần Thị Hải Lệ khi nghiên cứu về Tính từ
trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương xét trên bình diện ngữ pháp cho rằng: Tính từ
trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương gồm có ba kiểu từ đó là từ đơn, từ ghép và từ
láy. Hai tác giả đã khảo sát được 206 lượt dùng tính từ trong thơ Nôm của Hồ
Xuân Hương xét về mặt cấu trúc. Trong đó, tính từ là từ đơn với 86 lượt dùng
chiếm 41,74%, tính từ là từ ghép với 32 lượt dùng chiếm 15,54%, tính từ là từ
láy với 88 lượt dùng chiếm 88% tổng số. Qua khảo sát các tác phẩm thơ Nôm
của Hồ Xuân Hương, hai tác giả nhận thấy Hồ Xuân Hương có thiên hướng
dùng tính từ ở dạng từ đơn và từ láy nhiều hơn ở dạng từ ghép.
Trong thơ Hồ Xuân Hương, tính từ kết hợp với danh từ, với động từ
(đặc biệt là các động từ trạng thái) và với tính từ (tạo nên các tính từ ghép).


Hư từ mà trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương kết hợp chủ yếu là phó từ. Các kết
hợp này cho ra các đơn vị từ, cụm từ để tạo nên câu. Bằng việc sử dụng nhiều
tính từ để miêu tả sự vật, thơ Nôm Hồ Xuân Hương đưa đến cho người đọc
những cảm nhận rất chân thực. Nữ sĩ chọn từ rất khéo. Có khi chỉ dùng một
vài tính từ đã khiến bài thơ trở nên sinh động. Thông qua lớp tính từ miêu tả,
Xuân Hương cho người đọc thấy khả năng quan sát tinh tế của mình. Tính từ
đã góp phần miêu tả tâm tư, tình cảm của Hồ Xuân Hương sâu sắc hơn.
Như vậy, qua các công trình nghiên cứu trên đây, chúng tôi nhận thấy
việc nghiên cứu về ngôn ngữ thơ Nôm Đường luật Hồ Xuân Hương rất được
quan tâm nghiên cứu. Chứng tỏ đây là một đề tài hấp dẫn, có tính thời sự. Tuy
nhiên, các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những nhận xét khái quát,
hoặc đi sâu tìm hiểu giá trị của việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ, từ láy... Việc

nghiên cứu hiệu quả sử dụng tính từ trong thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân
Hương mới chỉ dừng lại ở mức độ gợi mở trong một số bài viết và cũng chỉ
khai thác trên bình diện ngữ pháp. Vì vậy, trên cơ sở những tiền đề ấy, chúng
tôi đi sâu nghiên cứu đề tài này. Hy vọng kết quả nghiên cứu của chúng tôi
được góp thêm một tiếng nói trong việc khẳng định tài năng và phong cách
nghệ thuật của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần khẳng định hiệu quả của việc sử dụng tính từ trong thơ
Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương. Đồng thời, góp thêm tiếng nói khẳng
định phong cách độc đáo, sáng tạo của Bà Chúa thơ Nôm.
- Củng cố và vận dụng những kiến thức về ngôn ngữ học để nghiên cứu
một vấn đề cụ thể của tiếng Việt.
- Kết quả nghiên cứu còn là tư liệu giúp chúng tôi trong việc nghiên
cứu, học tập về thơ Nôm Đường luật. Mặt khác, đề tài góp phần vào việc bồi


dưỡng cho bản thân năng lực phân tích và cảm thụ thơ ca nói chung. Đề tài
còn là tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy văn học và tiếng Việt ở nhà trường
phổ thông sau này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích như đã nói ở trên, đề tài thực hiện một số nhiệm
vụ sau:
- Tập hợp những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.
- Thống kê, phân loại tính từ trong thơ Nôm Đường luật Hồ Xuân
Hương.
- Phân tích, xem xét chức năng và hiệu quả sử dụng tính từ thông qua
các tác phẩm thơ Nôm của Hồ Xuân Hương. Từ đó rút ra những kết luận cần
thiết.
4. Đối tượng nghiên cứu

Tính từ trong thơ Nôm Đường luật Hồ Xuân Hương.
5. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng tính từ trong
thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương trong tập thơ: Thơ và đời Hồ Xuân
Hương, 2008, nhà xuất bản Văn học.
6. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp tổng hợp.
7. Đóng góp
Về mặt lí luận: tập hợp những vấn đề lí luận có liên quan đến tính từ.
Củng cố những kiến thức về ngữ pháp học.


Về mặt thực tiễn: nghiên cứu đề tài chúng tôi muốn góp phần khẳng
định hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng tính từ trong thơ Nôm Hồ Xuân
Hương.
Về mặt giảng dạy: đề tài là tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy văn học
và tiếng Việt ở nhà trường phổ thông sau này.
8. Bố cục
Khóa luận gồm có 2 chương:
- Chương 1: Cơ sở lí luận
- Chương 2: Hiệu quả của việc sử dụng tính từ trong thơ Nôm Đường
luật Hồ Xuân Hương.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Tính từ
1.1.1. Đặc điểm
Trong hệ thống từ loại tiếng Việt, tính từ là một trong những từ loại cơ
bản của thực từ, chiếm số lượng lớn và có vị trí quan trọng. Khi nghiên cứu
về ngữ pháp tiếng Việt các nhà khoa học đều quan tâm tìm hiểu tính từ. Trước
hết, các tác giả chú ý quan tâm đến việc đưa ra định nghĩa về tính từ.
Tác giả Lê Biên trong Từ loại tiếng Việt hiện đại thì tính từ là những
thực từ gọi tên tính chất, đặc trưng của sự vật, thực thể hoặc của vận động,
quá trình, hoạt động.
Tính từ là lớp từ chỉ ý nghĩa, đặc trưng của thực thể hay đặc trưng của
quá trình là định nghĩa của hai tác giả Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung.
Chúng ta có thể thấy, việc đưa ra một định nghĩa về tính từ chưa có sự
nhất quán giữa các nhà nghiên cứu, các tác giả vì mỗi nhà nghiên cứu, tác giả
lại chú ý nhiều hơn đến một đặc điểm của từ loại này.
Ví dụ: Tính từ chỉ đặc trưng về lượng: nhiều, ít, ngắn, dài, cao, thấp,…
Tính từ chỉ âm thanh: ồn, im, vắng, ồn ào, lặng lẽ,…
Tính từ chỉ hình thể: vuông, tròn, gầy, béo,…
Để có cái nhìn bao quát về tính từ tiếng Việt, theo chúng tôi cần dựa
vào đặc điểm về mặt ý nghĩa, khả năng kết hợp, chức vụ cú pháp của tính từ:
- Về mặt ý nghĩa: tính từ gọi tên tính chất, đặc trưng của sự vật, thực
thể hoặc của vận động, quá trình, hoạt động. Đặc trưng đó còn là những thuộc
tính về màu sắc, mùi vị, hình dáng, kích thước, phẩm chất,…
- Về khả năng kết hợp: tính từ có khả năng kết hợp với các nhóm phụ
từ (chủ yếu với nhóm phụ từ chỉ mức độ, tính từ hạn chế kết hợp với các
nhóm phụ từ chỉ mệnh lệnh).


Ví dụ: Đừng xanh như lá, bạc như vôi. Tính từ xanh vẫn có thể kết hợp
với phụ từ chỉ mệnh lệnh đừng.
- Về chức vụ cú pháp: Tính từ là thực từ nó có khả năng đảm nhiệm vai

trò trung tâm hoặc vai trò làm thành tố phụ trong câu. Tính từ có khả năng
đảm nhiệm tất cả các chức năng ngữ pháp trong câu, chủ yếu nhất là:
+ Chủ yếu là làm vị ngữ trong câu (khi làm vị ngữ, tính từ không cần
đến từ là)
Ví dụ: Ngôi nhà / đ ẹp.
CN

VN (TT)

+ Tính từ làm định ngữ trong câu.
Ví dụ: Quyể n sách / mớ i.ĐN
(TT)
+ Ngoài ra, tính từ còn làm bổ ngữ, chủ ngữ trong câu.
Ví dụ: Sống / đẹp.BN (TT)
Trắ ng / là màu tôi yêu
thích. CN (TT)

VN

1.1.2. Phân loại tính từ
Do tiêu chuẩn được vận dụng để phân loại tính từ chưa đủ sức bao quát,
nên ranh giới các lớp con trong tính từ khó xác định được rõ ràng, dứt khoát.
Theo tác giả Diệp Quang Ban có thể phân chia tính từ thành hai lớp: lớp
chỉ đặc trưng không xác định thang độ và lớp chỉ đặc trưng xác định thang độ.
1.1.2.1. Tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ
Đây là lớp tính từ chỉ đặc trưng không biểu thị ý nghĩa thang độ tự
thân. Chúng thường kết hợp với phụ từ chỉ ý nghĩa thang độ: rất, hơi, khí,
quá, lắm, cực kì,… hoặc kết hợp với thực từ hàm chỉ ý nghĩa thang độ.
Tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ gồm:



- Những tính từ chỉ đặc trưng hình thể: vuông, tròn, thẳng, cong, méo,
gầy,…
- Những tính từ chỉ đặc trưng màu sắc: xanh, đỏ, vàng, nâu, đậm, nhạt,…
- Những tính từ chỉ đặc trưng âm thanh: ồn, im, vắng, im lìm,…
- Những tính từ chỉ đặc trưng mùi vị: thơm, thối, đắng, cay, ngọt, bùi,…
1.1.2.2. Tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ
Lớp tính từ này chỉ đặc trưng đồng thời biểu thị thang độ của đặc trưng
trong ý nghĩa tự thân, thường là ở mức tuyệt đối. Do đó, chúng không kết hợp
với phụ từ trình độ như rất, hơi, quá, khí, lắm,… và cũng không đòi hỏi thực
từ đi kèm để bổ nghĩa.
Trong lớp tính từ này, có các nhóm:
- Chỉ đặc trưng tuyệt đối. Số lượng từ trong nhóm rất hạn chế: riêng,
chung, công, tư, chính, phụ… chúng thường dùng kèm với danh từ, hoặc với
động từ để bổ nghĩa cho danh từ, động từ.
- Chỉ đặc trưng tuyệt đối không làm thành cặp đối lập. Các từ trong
nhóm
này thường là từ láy hoặc từ ghép: đỏ lòm, trắng phau, đen sì, xanh xanh,…
- Chỉ đặc trưng mô phỏng: các từ trong nhóm có cấu tạo ngữ âm theo
lối mô phỏng trực tiếp đặc trưng âm thanh, hoặc theo lối biểu trưng âm nghĩa, mô phỏng gián tiếp đặc trưng hình thể của sự vật, hành động hoặc tính
chất: ào ào, lè tè, lênh khênh,…
1.2. Thơ Nôm Đường luật
1.2.1. Khái niệm
Thơ Nôm Đường luật bắt nguồn từ thể thơ Đường ở Trung Quốc, được
sáng tác theo kết cấu số câu, số chữ như ở thơ Đường luật Trung Quốc (có sự
hạn chế về dung lượng đề tài và cách luật rất chặt chẽ). Đây là thể thơ ngoại
nhập, là những bài thơ được viết bằng chữ Nôm (gồm cả những bài theo thể
Đường luật phá cách có xen câu ngũ ngôn, lục ngôn vào thơ thất ngôn và
những bài theo thể Đường luật hoàn chỉnh). [12]



1.2.2. Đặc điểm
Văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX được gọi
chung với cái tên Văn học Trung đại. Văn học Trung đại tồn tại và phát triển
trong khuân khổ xã hội và văn hóa phong kiến. Qua các giai đoạn phát triển
văn học giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX mang những đặc điểm riêng
về nội dung và hình thức.
Xét riêng về mặt hình thức, đặc điểm nổi bật và bao trùm của văn học
Việt Nam thời Trung đại là tính quy phạm và mẫu mực. “Tính quy phạm thể
hiện ở quan điểm nghệ thuật rất coi trọng mục đích giáo huấn của văn học, ở
tập quán tư duy nghệ thuật là quen nghĩ và phải nghĩ qua những kiểu mẫu
nghệ thuật đã có sẵn, đã thành công thức. Tính quy phạm thể hiện ở việc sử
dụng các thể loại văn học có lối kết cấu định hình, có niêm luật chặt chẽ và
thống nhất ở cách sử dụng thi liệu, văn liệu đã thành những mô típ quen
thuộc. Nói đến cây thì thường là tùng, cúc, trúc, mai. Nói đến con vật thì
thường là long, li, quy, phượng. Nói đến người là ngư, tiều, canh, mục. Nói
đến mùa xuân thì không quên hoa đào, chim én. Nói đến mùa thu phải có
sương sa, lá ngô đồng rụng. Tả chàng trai thì phải có mày râu. Tả cô gái thì
phải nghĩ ngay đến cỏ bồ và cây liễu. Tả tráng sĩ ít khi vắng chuyện dưới
nguyệt mài gươm,… Tính quy phạm còn thể hiện ở việc đề cao phép đối: đối
đoạn, đối ý, đối từ loại, đối âm thanh bằng, trắc.
Trong văn học Trung đại, tính quy phạm như trên đã tạo ra một kiểu
ước lệ mang đặc trưng riêng là thiên về công thức, trừu tượng, nhẹ về tính cá
thể, cụ thể trong nghệ thuật.”[3]
Tuy văn học Trung đại có những yêu cầu khắt khe mang tính quy phạm
nhưng theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Chú thì ông cha ta trên đường sáng
tạo văn học đã“ từng bước phá vỡ tính quy phạm đó để cho hồn thơ, tài thơ,
hồn văn, tài văn của mình nở hoa kết trái tự nhiên hơn, lắm sắc màu hơn,



ngọt dịu hơn.”[3]Và việc kết hợp thể thơ Đường luật với các thể thơ dân tộc
Việt là một bước nhảy vọt tạo tiền đề cho việc hiện đại hóa văn học nước ta từ
đầu thế kỷ XX đến nay.
1.2.3. Bản chất
1.2.3.1. Bản chất của thơ Nôm Đường luật về phương diện nội dung
Về phương diện này, bản chất của thơ Nôm Đường luật thể hiện rõ nhất
thông qua hệ thống đề tài, chủ đề.
Thứ nhất, hệ thống đề tài chủ đề thơ Nôm Đường luật rất phong phú, đa
dạng. Thơ Nôm Đường luật đề cập đến những vấn đề lớn của lịch sử, của thời
đại, của đất nước, con người, phản ánh những khía cạnh tinh tế, phức tạp
trong cuộc sống, tư duy, cảm xúc, và cũng có khi rất thầm kín, riêng tư của
mỗi cuộc đời, của từng số phận. Có thể thấy, nhìn một cách tổng quát thì thơ
Nôm Đường luật đề cập đến mọi vấn đề của cuộc sống.
Thứ hai, đề tài chủ đề trong thơ Nôm Đường luật chứa đựng những yếu
tố dân chủ. Với Hồ Xuân Hương xu hướng dân chủ hóa thể Đường luật là xu
hướng mạnh mẽ nhất trong sáng tác của bà. Trong văn học trung đại Việt
Nam, Hồ Xuân Hương gần như là trường hợp duy nhất không viết dưới bất cứ
ánh sáng của học thuyết tôn giáo nào, không một học thuyết chính trị nào từ
phía trên áp xuống. Với Hồ Xuân Hương, thơ Đường luật không còn ở địa vị
“đẳng cấp trên” trong hệ thống thể loại văn học Trung đại. “Và với nhà thơ,
thể thơ Đường luật đã xa phong cách trữ tình trang nghiêm “cao quý” để đi
thẳng vào cuộc sống đời thường, góc cạnh, chua xót, kịch liệt - nhưng đó là
cuộc sống đích thực, không chỉ là dân tộc mà còn hết sức dân dã.” [9]
Thứ ba, hệ thống đề tài, chủ đề thơ Nôm Đường luật là một hệ thống
mang tính lịch sử. Từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVIII, chủ đề đề tài gắn liền
với cuộc sống, tâm sự của tác giả, với quan niệm lý tưởng, phẩm chất của kẻ
sĩ , như lý tưởng “ái ưu”, “trung hiếu”, cốt cách người quân tử, trách nhiệm


minh quân,… Những đề tài chủ đề này chủ yếu hướng đến mục đích giáo dục.

Từ thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX chủ yếu là các đề tài gắn với cuộc sống
xã hội của con người như thể hiện số phận người phụ nữ, những quan hệ gia
đình, khát vọng giải phóng, khát vọng tình cảm,… Những đề tài này chủ yếu
là phản ánh cuộc sống, mục đích đấu tranh vì những quyền lợi cơ bản và
chính đáng của con người.
1.2.3.2. Bản chất của thơ Nôm Đường luật về phương diện nghệ thuật
Về phương diện nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật bao gồm hệ thống
hình tượng và ngôn ngữ nghệ thuật.
Hệ thống hình tượng nghệ thuật - những ước lệ nghệ thuật có sẵn trong
tư tưởng, quan niệm. Những hình tượng nghệ thuật được tạo ra bởi những ước
lệ nghệ thuật có sẵn trong tư tưởng, quan niệm thường biểu đạt những quan
niệm Nho giáo về đạo đức xã hội, về lý tưởng, phẩm chất người quân tử…
hoặc phản ánh, giải thích, chứng minh những triết lý tự nhiên, xã hội, những
quy luật của cuộc sống.
Hệ thống hình tượng nghệ thuật - những ước lệ nghệ thuật bắt nguồn
trực tiếp từ hiện thực đời sống có hai đặc điểm đáng lưu ý: thứ nhất, phản ánh
trực tiếp đối tượng miêu tả; thứ hai, đó là sự tự thể hiện của chủ thể, do vậy là
ước lệ nghệ thuật của bản thân sự sáng tạo. Không có bất cứ một quy tắc, một
sự định sẵn nào làm “khuôn” cho sự sáng tạo những hình tượng nghệ thuật
được tạo nên từ chính bản thân đời sống.
Hệ thống ngôn ngữ thơ Nôm Đường luật bao gồm hai bộ phận: bộ phận
ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ đời sống và bộ phận ngôn ngữ ngoại nhập, ngôn
ngữ sách vở.
Như vậy, ta thấy bản chất của thơ Nôm Đường luật là sự thống nhất
biện chứng và sâu sắc giữa hai mặt đối lập “Nôm” và “Đường luật”. Khuynh
hướng xã hội hóa, dân chủ hóa đề tài, chủ đề của Đường luật Nôm đã thật sự


được khẳng định ở thơ Hồ Xuân Hương. Với phong cách trữ tình thế sự độc
đáo, thơ Hồ Xuân Hương vừa là tiếng nói nội tâm sôi nổi, thiết tha, vươn tới

một tầm cao trong việc chiếm lĩnh hiện thực khách quan, trong khả năng khái
quát tư duy nghệ thuật.
1.3. Vài nét về tác giả Hồ Xuân Hương
1.3.1. Cuộc đời
Hồ Xuân Hương là thi sĩ tài năng trong nền thi ca Việt Nam nhưng
cuộc đời của nữ sĩ chưa có kết luận thống nhất, cuối cùng. Theo giới nghiên
cứu, Hồ Xuân Hương sống trong thời đại chế độ phong kiến Việt Nam lâm
vào khủng hoảng - cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.
Tương truyền, quê gốc của bà ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An. Cha là Hồ Phi Diễn, rời quê ra Bắc dạy học, sau đó lấy một
người phụ nữ họ Hà sinh ra Hồ Xuân Hương.
Có một thời gian gia đình Xuân Hương sống gần Hồ Tây. Sau này,
Xuân Hương dựng một ngôi nhà cạnh Hồ Tây, lấy tên là Cổ Nguyệt Đường.
Đây là ngôi nhà giản dị nhưng thơ mộng. Trong thời gain này, những văn
nhân tài tử biết tiếng nữ sĩ luôn tìm đến đó để đối họa văn chương.
Hồ Xuân Hương có được học hành nhưng không nhiều. Một thời, bà
giao thiệp với nhiều bạn bè. Bà tặng thơ và xướng họa với nhiều bậc trí thức.
Theo nghiên cứu của Trần Thanh Mai, những vị khách văn chương hay lui tới
Cổ Nguyệt Đường là những tên tuổi nổi tiếng như: Mai Sơn Phủ, Phạm Qúy
Thích, Tốn Phong Thị, Chiêu Hổ,…
Qua sáng tác của Hồ Xuân Hương ta có thể dễ dàng nhận thấy bà có
con đường tình duyên lận đận. Cuộc đời nữ sĩ nhiều bất hạnh. Tương truyền,
Xuân Hương hai lần lấy chồng, một lần lấy ông Tổng Cóc, một lần lấy ông
Hoàng Phủ Vĩnh tường, nhưng cả hai lần đều làm lẽ. Tất cả đều dở dang,
không trọn vẹn, đứt gánh giữa đường.


1.3.2. Sự nghiệp sáng tác
Hồ Xuân Hương nổi tiếng với những sáng tác bằng chữ Nôm, tổng
cộng khoảng trên 30 bài. Ngoài ra, Hồ Xuân Hương còn là tác giả của tập

“Lưu Hương ký” (gồm 24 bài thơ chữ Hán và 26 bài thơ chữ Nôm). Nói về
thơ Hồ Xuân Hương, sách “Tổng tập văn học Việt Nam” nhận định: “Thơ Hồ
Xuân Hương thường bộc lộ tài năng và trí tuệ của một người phụ nữ trước
những cơn song gió của cuộc đời” và thời cuộc, lớn tiếng đòi hỏi giải phóng
phụ nữ thoát khỏi những rang buộc khắt khe phi lý của giáo điều phong kiến
lạc hậu, bảo thủ, nói lên khát vọng được sống, được bình đẳng mang ý nghĩa
phản kháng mạnh mẽ. Tiếp nhận và phát huy những tinh hoa của dòng văn
hóa dân gian, lời thơ của nữ sĩ nhiều khi như lưỡi dao sắc ngọt đã xé toạc bộ
mặt giả đạo đức của những kẻ tự mạo nhận là “quân tử”, “anh hùng”, góp
phần hạ bệ những thần tượng chỉ có hư danh trong xã hội phong kiến.”
1.3.3. Phong cách nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương
Văn học phản ánh đời sống. Con người là vấn đề trung tâm của văn
học. Giới nghiên cứu thường nhận xét văn học trung đại dường như không có
con người cá nhân. Song vấn đề này cần được nhìn nhận khách quan hơn, vì
“không thể lý giải một hệ thống văn thơ mà bỏ qua con người được thể hiện ở
trong đó.”
Từ thập niên 90 trở lại đây, quan niệm về con người cá nhân có sự nới
rộng biên độ, không còn bó hẹp trong con người “vị kỷ”. Con người cá nhân
được nhìn nhận từ nhiều góc độ: nhân cách, mối quan hệ với tộc loại, với
thiên nhiên và sự ý thức của cá nhân,…
Hồ Xuân Hương - nhà thơ dòng Việt “Bà chúa thơ Nôm”. Ngôn ngữ
của Hồ Xuân Hương bên cạnh sự giàu có về từ mà còn giàu có về màu sắc
dân tộc. Bà vận dụng thành công những cách nói lái, nói ví, nói bong giá, chơi
chữ,… làm cho thơ bà kỳ diệu, độc đáo thêm.


Dựa vào đặc điểm từ láy tiếng Việt Hồ Xuân Hương đã khai thác và
vận dụng nó một cách triệt để, biến nó thành đặc điểm của riêng mình làm
cho lời thơ có sự tinh nghịch, độc đáo. Thế giới vô tri vô giác trong thơ bà
luôn cựa quậy, động đậy, có sức sống tràn trề, mãnh liệt.

Ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương là ngôn ngữ đại chúng. Thơ của bà
thường vận dụng một số cách nói quen thuộc trong ca dao, thành ngữ, có cả
khẩu ngữ:
“Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm,
Cầm bằng làm mướn, mướn không công.”
(Làm lẽ [12, tr.31])
Hồ Xuân Hương là nhà thơ dòng Việt - Bà Chúa thơ Nôm, với tài năng
dùng chữ của mình bà đã sáng tạo nên những dòng thơ, bài thơ rất dân dã, rất
Việt Nam.
Thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói khẳng định chân dung và giá trị con
người tự nhiên bằng cái nhìn phóng khoáng, tiến bộ. Ở quan niệm này, Hồ
Xuân Hương thể hiện mình là người “lệch chuẩn” so với con người khuân
mẫu của lễ giáo phong kiến. Trong các sáng tác thơ Nôm Hồ Xuân Hương đề
cập đến con người sinh học với những bản năng tự nhiên: khát vọng về cuộc
sống vật chất, chuyện ái ân, buồng khuê,…
Nữ sĩ thường miêu tả cảnh vật với ý nghĩa biểu trưng về cuộc sống trần
tục, đưa cái phàm lên ngôi (Đèo Ba Dội, Giếng nước, Vịnh cái quạt).
Vẻ đẹp thanh xuân của người thiếu nữ cũng được hé lộ thông qua
những bài thơ với ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm: Thiếu nữ ngủ ngày, Bánh trôi
nước, Vịnh tranh tố nữ,…
Thơ ca Hồ Xuân Hương mang triết lí ca ngợi sự sống, ca ngợi bản chất
tự nhiên của con người, khuyến khích con người trở về với cuộc sống tự
nhiên.


Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, chúng tôi trình bày khái quát về tính từ như: đặc điểm
của tính từ, phân loại tính từ. Phần phân loại của tính từ lại phân ra thành các
loại nhỏ như: tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ và tính từ chỉ đặc
trưng xác định thang độ.

Ngoài ra, trong chương 1 chúng tôi cũng trình bày khái quát về thơ
Nôm Đường luật ở các khía cạnh sau: khái niệm, đặc điểm, bản chất của thơ
Nôm Đường luật. Bản chất của thơ Nôm Đường luật về phương diện nội dung
thể hiện rõ nhất thông qua hệ thống đề tài, chủ đề. Hệ thống đề tài, chủ đề thơ
Nôm Đường luật rất phong phú, đa dạng, đề cập đến mọi vấn đề trong cuộc
sống. Đề tài, chủ đề trong thơ Nôm Đường luật chứa đựng những yếu tố dân
chủ, là một hệ thống mang tính lịch sử. Về phương diện nghệ thuật của thơ
Nôm Đường luật bao gồm hệ thống hình tượng và ngôn ngữ nghệ thuật. Bản
chất của thơ Nôm Đường luật là sự thống nhất biện chứng và sâu sắc giữa hai
mặt đối lập “Nôm” và “Đường luật”.
Chúng tôi cũng đề cập vài nét về tác giả Hồ Xuân Hương như: cuộc
đời, sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật. Thơ ca Hồ Xuân Hương
mang triết lí ca ngợi sự sống, ca ngợi bản chất tự nhiên của con người, khuyến
khích con người trở về cuộc sống tự nhiên.
Đây là những cơ sở lí luận để chúng tôi triển khai đề tài này.


CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG TÍNH TỪ
TRONG THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT HỒ XUÂN HƯƠNG
2.1. Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại
2.1.1. Kết quả khảo sát theo cách phân loại tính từ
Hiệu quả của tính từ là vô cùng to lớn. Tìm hiểu tính từ ở mỗi khía
cạnh, mỗi phương diện lại có những hiệu quả riêng. Trong thơ Nôm Đường
luật, đặc biệt là trong thơ Hồ Xuân Hương tính từ được vận dụng nhiều và
sáng tạo. Căn cứ vào những công trình nghiên cứu ngôn ngữ, chúng tôi đi sâu
tìm hiểu hiệu quả của tính từ trong thơ Nôm Đường luật Hồ Xuân Hương.
Qua khảo sát những bài thơ Nôm Đường luật trong cuốn Thơ và đời Hồ Xuân
Hương, nhà xuất bản Văn học, tổng số tính từ được sử dụng là 235 từ, với
những sắc thái ý nghĩa phong phú. Có thể chia làm nhiều tiểu loại khác nhau,
cụ thể như sau:

Phân loại từ

Số phiếu

Tỉ lệ(%)

178

75.7(%)

2. Tính từ chỉ đặc trưng về lượng

5

2.1(%)

3. Tính từ chỉ đặc trưng cường độ

2

0.9(%)

4. Tính từ chỉ đặc trưng hình thể

4

1.7(%)

5. Tính từ chỉ đặc trưng màu sắc


23

9.8(%)

6. Tính từ chỉ đặc trưng âm thanh

9

3.8(%)

7. Tính từ chỉ đặc trưng mùi vị

4

1.7(%)

8. Tính từ chỉ đặc trưng tuyệt đối

1

0.4(%)

9. Tính từ chỉ đặc trưng tuyệt đối không

7

3.0(%)

10. Tính từ chỉ đặc trưng mô phỏng


2

0.9 (%)

TỔNG

235

100 (%)

1. Tính từ chỉ phẩm chất

làm thành cặp đối lập


×