Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

KẾ HOẠCH GIÁO dục năm 2018 2019 mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.67 KB, 13 trang )

PHÒNG GD&ĐT TÂN HIỆP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tân Hiệp, ngày 15 tháng 8 năm 2019

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NĂM HỌC
NĂM HỌC: 2019 - 2020
Căn cứ thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục
mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm
2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ theo kế hoạch giáo dục năm học 2019- 2020 của Trường Mầm Non Sơn
Ca và Tổ chuyên môn. Nay lớp Chồi 3 xây dựng kế hoạch giáo dục năm học 20192020 như sau:
I/- THỰC TRẠNG:
*Mặt mạnh:
 Về phía cô:
- Hai cô đã đạt chuẩn về chuyên ngành mầm non.
- Tham gia đầy đủ vào các buổi học như: chuyên môn, thao giảng, bồi dưỡng
thường xuyên, chuyên đề do trường và của phòng giáo dục tổ chức.
- Bản thân cô giáo là người có nhiệt huyết trong công việc, luôn yêu nghề mến
trẻ và tận tình chăm sóc cho các cháu, đối xử công bằng với trẻ.
- Ban giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo và đầu tư cơ sở vật chất cũng như
dự giờ đóng góp ý kiến khi giáo viên lên tiết chưa tốt. Trang bị tương đối đầy đủ đồ
dùng và trang thiết bị dạy và học, lớp học rộng rãi sạch sẽ và thoáng mát.
Về phía cháu:
- Lớp mẫu giáo nhỡ nhìn chung trẻ đã có ý thức ngoan và lễ phép gọn gàng,
ngăn nắp trong học tập, lao động, vui chơi.


- Một số cháu đã học qua lớp mầm nên trẻ có thói quen nề nếp của trường, của
lớp.
Bên cạnh những thuận lợi cũng còn gặp không ít những khó khăn như sau:
* Mặt yếu:
 Về phía cô: Trẻ nhập học vào lớp một số trẻ chưa qua lớp mầm cho nên, đôi
lúc cô nói trẻ chưa chú ý và không lắng nghe cô, trẻ thích chơi theo ý thích của mình.
Trẻ nhập học không đồng đều, có cháu nhập học sớm, có cháu nhập học trễ nên cô
giáo


gặp khó khăn trong việc ổn định lớp đầu năm.
 Về phía cháu:
- Có một số trẻ chưa xa cha mẹ bao giờ nay vào lớp trẻ hay khóc và nghịch phá
rất khó dạy ở bước đầu. Ngoài ra còn một số trẻ do gia đình cưng chiều cho nên một
số trẻ chưa biết cầm muỗng ăn cơm và tự xúc cơm ăn, chưa làm một số việc phụ vụ
cho bản thân trẻ.
- Tình trạng trẻ bị béo phì và trẻ thấp còi còn nhiều. Qua khảo sát đầu năm
trong lớp có 29 trẻ trong đó có 25 trẻ phát triển về cân nặng bình thường đạt tỉ lệ
86.21%, còn lại 04 trẻ thừa cân đạt tỉ lệ là: 13.79%. Có 27 trẻ phát triển về chiều cao
bình thường đạt tỉ lệ 93.1%, và 02 trẻ thấp còi đạt tỉ lệ là: 6.9%.
- Một số phụ huynh chưa có tinh thần hợp tác với giáo viên trong việc chăm sóc
dạy dỗ con em mình, còn ỷ lại và đẩy trách nhiệm về phía giáo viên.
II. MỤC TIÊU – NỘI DUNG GIÁO DỤC


LĨNH
VỰC

MỤC TIÊU GIÁO DỤC
1.Khỏe mạnh, cân nặng theo tuổi:

+Trẻ trai: 14.1- 21kg
+Trẻ gái: 14.3 – 20.3 kg
2.Chiều cao theo tuổi:
+Trẻ trai: 98.7- 114.4 cm

NỘI DUNG GIÁO DỤC
- Cân, chấm biểu đồ theo dõi sự phát
triển của trẻ
- Đo chiều cao, chấm biểu đồ theo dõi sự

phát triển của trẻ
+Trẻ gái: 97.6 – 112.7 cm
3. Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp * Động tác phát triển các nhóm cơ và hô
nhàng các động tác trong bài tâp
thể dục theo hiệu lệnh.

hấp
-Hô hấp: Hít vào, thở ra
-Tay
+Đưa hai tay lên cao, ra hía trước, sang
2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, nắm, mở
bàn tay)
+Co và duỗi tay, vỗ 2 tay vào nhau (phía
trước, phía sau, trên đầu)
-Lưng, bụng, lườn:
+Cúi về phía trước, ngửa người ra sau
+Quay sang trái, sang phải
+Nghiêng người sang trái, sang phải
- Chân:
+ Nhún chân

+ Ngồi xổm, đứng lên; bật tai chỗ.
+ Đứng lần lượt từng chân co cao đầu
gối

4. Giữ được thăng bằng cơ thể khi
thực hiện vận động.
- Bước đi liên tục trên ghế thể dục
hoặc trên vạch kẻ thẳng trên sàn
- Đi bước lùi liên tiếp khoảng 3m
5. Kiểm soát được vận động: Đi và
chạy
-Đi/chạy thay đổi hướng vận động
đúng tín hiệu vật chuẩn (4-5 vật
chuẩn đặt dích dắc)
6. Phối hợp tay - mắt trong vận

- Đi bằng gót chân, đi khụyu gối, đi lùi
- Đi trên ghế thể dục, đi trên vạch kẻ
thẳng trên sàn

- Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh,
dích dắc (đổi hướng) theo vật chuẩn
- Chạy 15 m trong khoảng 10 giây
- Chạy chậm 60-80m
- Tung lên cao và bắt.

động:

- Tung bắt bóng với người đối diện


- Tung bắt bóng với người đối diện

- Đập và bắt bóng tại chỗ.

(cô/bạn): bắt được 3 lần liền không

- Ném xa bằng 1 tay, 2 tay


III.DỰ KIẾN CÁC CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC TRONG NĂM:
SỐ
STT
TÊN CHỦ ĐỀ
TUẦN
Ổn định đầu năm
Trường Mầm non
2T
Bé làm quen với trường, lớp MN
1
I
(CĐSH)
Lớp học của bé
2
Bản thân
3T
Tôi là ai?
3
Sự kiện : Bé vui tết Trung thu
Sk
II

Bé nói về cơ thể
4
Bé thông minh, khoẻ mạnh cần những
5
gì?
Quê hương em
4T
Tân Hiệp trong mắt bé
6
III
Lễ hội quê tôi
7
Kiên Giang mình đẹp lắm
8
Nghề nghiệp
4T
Giúp đỡ cộng đồng
9
IV
Xây dựng
10
Dịch vụ + Chăm sóc sức khỏe
11
Sản xuất
12
Gia đình
4T
Mời bạn đến thăm gia đình bé
13
V

Ngôi nhà thân yêu
14
Đồ dùng gia đình
15
Nhu cầu gia đình
16
Giao thông
3T
Phương tiện giao thông đường bộ và
17
VI

VII

VIII

luật lệ giao thông đường bộ
Phương tiện giao thông đường thủy
Phương tiện giao thông đường hàng
không
Một số luật lệ giao thông
Thực vật
Sự kiện” Bé vui tết nguyên đán
Tết nguyên đán

THỜI GIAN THỰC HIỆN
Từ 12/8 đến 16/8/2019
Từ 19/8 đến 30/8/2019
Từ 19/08 đến 23/8/2019
Từ 26/08 đến 30/8/2019

Từ 02/09 đến 27/9/2019
Từ 02/09 đến 06/9/2019
Từ 9/09 đến 13/9/2019
Từ 16/09 đến 21/9/2019
Từ 23/09 đến 27/9/2019
Từ 30/09 đến 18/10/2019
Từ 30/9 đến 04/10/2019
Từ 07/10 đến 11/10/2019
Từ 14/10 đến 18/10/2019
Từ 21/10 đến 15/11/2019
Từ 21/10 đến 25/10/2019
Từ 28/10 đến 01/11/2019
Từ 04/11 đến 08/11/2019
Từ 11/11 đến 15/11/2019
Từ 18/11 đến 13/12/2019
Từ 18/11 đến 22/11/2019
Từ 25/11 đến 29/11/2019
Từ 02/12 đến 06/12/2019
Từ 9/12 đến 13/12/2019
Từ 16/12 đến 10/01/2020
Từ 16/12 đến 20/12/2019

18
19

Từ 23/12 đến 27/12/2019
Từ 30/12 đến 03/01/2020

20
4T

Sk

Từ 06/01đến 10/01/2020
Từ 13/01 đến 26/02/2020
Từ 13/01đến 17/01/2020
Từ 20/01 – 31/01/2020

Một số loại hoa

21

Từ 03/02 đến 07/02/2020

Một số loại cây xanh

22

Từ 10/02 đến 14/02/2020

Một số loại rau, củ, quả

23

Từ 17/02 đến 21/02/2020

Một số cây lương thực

24

Từ 24/02 đến 28/02/2020


Thế giới động vật

4T

Từ 02/3 đến 27/03/2020


IX

Một số vật nuôi trong gia đình
Một số con vật sống dưới nước

25

Một số con vật sống trong rừng
Động vật sống khắp nơi (chim, côn
trùng)
Nước và các hiện tượng thiên nhiên
Nước

27

26
28

Hiện tượng thời tiết

4T
29

30

Các mùa trong năm
Ngày và đêm
Đất nước - Bác Hồ

31
32
3T

Từ 02/3 đến 06/3/2020
Từ 9/3 đến 13/03/2020
Từ 16/03 đến 20/03/2020
Từ 23/03 đến 27/03/2020
Từ 30/3 đến 24/4/2020
Từ 30/3 đến 03/4/2020
Từ 06/4 đến 10/4/2020

Từ 13/4 đến 17/4/2020
Từ 20/4 đến 24/4/2020
Từ 27/4 đến 15/5/2020
Đất nước Việt Nam kỳ diệu
33
Từ 27/4 đến 01/5/2020
X
Danh lam, thắng cảnh
34
Từ 04/5 đến 08/5/2020
Bác Hồ với các cháu thiếu nhi
35

Từ 11/5 đến 15/5/2020
Luyện tập văn nghệ và tổng kết năm học
1T
Từ 15/5 đến 22/5/2020
* Sự kiện giáo dục và sự kiện lễ hội lồng ghép vào các chủ đề
- Tổ chức sự kiện giáo dục:
+Bé vui tết trung thu (Từ 9/09 đến 13/9/2019)
+ Bé vui tết nguyên đán (Từ 13/01đến 17/01/2020
- Sự kiện lồng ghép các chủ đề
+ Lễ hội bé đến trường
+ Lễ hội trung thu
+ Lễ hội mừng xuân
IV. XÂY DƯNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC
1. Môi trường cho trẻ hoạt động trong phòng lớp:
Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, có khoa học theo
chủ đề giáo dục và đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ theo
thông tư 13:
- Trang trí phòng lớp đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện, nguồn điện phải bố trí trên
cao đảm bảo an toàn và phù hợp với chủ đề giáo dục.
- Tạo môi trường đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, hấp
dẫn trẻ nhưng không được có đồ dung sắc nhọn những chi tiết thì phải giáo dục cho trẻ
chơi cẩn thận.
- Sắp xếp và bố trí đồ dùng, đồ chơi hợp lí, đảm bảo an toàn và đáp ứng mục
đích giáo dục.
- Bố trí chỗ ăn, chỗ ngủ cho trẻ đảm bảo yêu cầu qui định.
- Bố trí các khu vực hoạt động phù hợp, linh hoạt (có thể bố trí cố định hoặc có
thể di chuyển), mang tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử dụng đồ
vật, đồ chơi, tham gia hoạt động và thuận lợi cho sự quan sát của giáo viên.



- Các khu vực hoạt động của trẻ gồm có: Khu vực chơi đóng vai, tạo hình, thư
viện... (sách, tranh truyện), khu vực ghép hình, lắp ráp xây dựng, khu vực dành cho
hoạt động khám phá thiên nhiên và khoa học, hoạt động âm nhạc và có khu vực yên
tĩnh cho trẻ nghỉ ngơi. Khu vực cần yên tĩnh bố trí xa các khu vực ồn ào. Tên các khu
vực hoạt động đơn giản, phù hợp với chủ đề và tạo môi trường làm quen với chữ viết.
2. Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời, gồm có:
Xây trường môi trường giáo dục đảm bảo an toàn chòng chống tai nạn thương
tích cho trẻ theo thông tư 13 và đáp ứng mục đích giáo dục
- Sân chơi sạch sẽ không trơn chợt và sắp xếp các đồ chơi ngoài trời hợp lý,
đảm bảo an toàn cho trẻ, đồ chơi không được sắc nhọn.
- Khu chơi với cát, đất, sỏi, nước.
- Bồn hoa, cây cảnh, nơi trồng cây, bể nuôi cá.
3. Tổ chức môi trường trong các khu vực khác
- Khu vực ăn, ngủ và nghỉ ngơi: Tạo không gian thoáng mát, tránh nguồn điện
gần trẻ, không gian yên tĩnh, có trang trí thêm cây xanh, hoa bàn ăn tạo thêm hứng thú
cho trẻ
- Khu vực vệ sinh: Có ký hiệu riêng cho khu vực của bạn nam và bạn nữ, cây
xanh, sắp xếp đồ dùng vệ sinh cá nhân gọn, đúng quy định.
* Biện pháp:
- Trang trí lớp học có thẩm mỹ, phù hợp với chủ đề, tận dụng nguyên liệu để
trang trí các góc, cùng với trẻ tạo sản phẩm trang trí các góc …
- Treo nhiều tranh ảnh về việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các
góc và bang tuyên truyền.
- Bố trí các khu vực hoạt động cố định, khu vực có thể di chuyển tuỳ theo điều
kiện của lớp và từng hoạt động, các góc hoạt động có ranh giới từng khu vực, các góc
có đầy đủ, bàn, ghế, giá, đồ dùng đồ chơi phù hợp với nội dung yêu cầu của chủ đề
- Đặt tên các khu vực hoạt động đơn giản, phù hợp với từng chủ đề.
- Phối hợp với các bậc phụ huynh ủng hộ một số nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ
chơi theo từng chủ đề.
- Đồ dùng, đồ chơi của trẻ phải đảm bảo an toàn không sắc nhọn có mục đích

giáo dục trẻ.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể, tạo điều kiện cho trẻ được tham quan các phòng
chức năng, bếp ăn, các nhóm lớp trong trường.
- Thường xuyên tổ chức cho trẻ được hoạt động với môi trường ngoài lớp học.
V. CÁC CHUYÊN ĐỀ THỰC HIỆN TRONG NĂM
* Chuyên đề lồng ghép giáo dục giới cho trẻ trong trường mầm non
- Xây dựng môi trường học tập và vui chơi trong và ngoài lớp không phân biệt
nam nữ
- Giáo dục trẻ chơi hòa đồng với nhau bình đẳng với tất cả các bạn trong lớp


- Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện những điều trẻ thích và chơi những đồ chơi mà trẻ
muốn mà không phân biệt đồ chơi đó giành cho giới nào
- Khuyến khích trẻ làm việc theo nhóm trong đó có nam và nữ để cùng nhau
chia sẽ công việc
- Đảm bảo cho trẻ tham gia tự nguyện, chủ động, phù hợp với trình độ, độ tuổi,
và sự phát toàn diện của trẻ
- Giáo dục trẻ trong các hoạt động góc không phân biệt việc làm giữa bạn nam
và bạn nữ, bất cứ việc làm nào ai cũng có thể làm được, bạn nam cũng có thể nấu cơm,
đi chợ…
* Chuyên đề phòng chống bạo lực học đường
- Tạo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện không xảy ra bất cứ
tổn thương nào do bạo lực gây ra về thể chất lẫn tinh thần của trẻ
- Giáo dục nuôi dưỡng trẻ bằng tất cả tình thương, luôn tôn trọng, đối xử công
bằng với trẻ
- Giáo dục trẻ nhận biết bạn khác hành hung với mình để tìm nguồn giúp đỡ từ
cô giáo hay người lớn
- Dạy trẻ phải biết chơi hòa đồng với bạn, biết nhường nhịn đoàn kết chia sẽ,
giúp đỡ nhau, biết chờ đến lượt. Không nên tranh giành đánh nhau dù trong lớp hay
bất cứ nơi nào, với bạn mình hay người khác cũng vậy phải biết cùng chơi cùng hợp

tác.
- Giáo dục trẻ biết chia sẽ khi bản thân bị bạn bè hay người khác đe dọa, bắt nạt
- Tuyên truyền với phụ huynh trong cách giáo dục con cái không nên dùng biện
pháp đòn roi bạo hành mà phải chăm con bằng tất cả tình thương.
* Chuyên đề tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh
- Dạy các cháu biết hình ảnh Bác Hồ, biết ngày sinh của Bác, trẻ biết Bác Hồ
rất yêu quý các cháu thiếu nhi, biết Lăng Bác và những cảnh đẹp gắn liền với Bác Hồ.
- Trẻ biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi, trật tự khi ăn uống, ngủ nghỉ.
- Trẻ biết chờ đến lượt, hợp tác với bạn, cùng nhau chơi và hoàn thành nhiệm
vụ.
- Trẻ biết quan tâm, yêu thương và giúp đỡ ông bà cha mẹ, cô giáo, bạn bè.
- Trẻ biết lắng nghe, tôn trọng, hợp tác và biết chấp nhận.
- Trẻ biết thực hành tiết kiệm, biết sử dụng lời nói lễ phép, nói rõ ràng và đầy
đủ câu.
- Trẻ hát Quốc Ca, thuộc 5 điều Bác Hồ dạy và biết thực hiện các điều Bác dạy
để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
*Chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
- Xây dựng kế hoạch giáo dục căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh
nghiệm sống của trẻ ở nhóm lớp mình phụ trách để xác định mục tiêu, nội dung cụ thể


- Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục, có nghĩa
là tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động. Giáo viên chỉ là người tạo
cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ được chiếm lĩnh kiến thức. Từ đó nhằm thúc đẩy
giáo viên có cơ hội tìm hiểu sâu về phương pháp giáo dục trẻ qua các hoạt động hàng
ngày.
- Giúp giáo viên vận dụng phương pháp tổ chức các hoạt động trên lớp và hoạt
động ngoại khoá trong trường mầm non.
- Xây dựng môi trường trong và ngoài nhóm lớp phong phú, hấp dẫn đối với

trẻ.
- Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia các hoạt động hàng ngày ở mọi lúc,
mọi nơi. Trẻ tích cực, chủ động tham gia hoạt động, biết phối hợp cùng bạn để trao đổi
chia sẻ kinh nghiệm, trình bày ý kiến.
- Làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
- Hình thành một số kỹ năng, phát triển năng khiếu của trẻ thông qua các hoạt
động.
- Tạo cho trẻ yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động.
* Chuyên đề phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non
- Xây dựng môi trường trong và ngoài nhóm lớp đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Trẻ biết tránh xa những nơi nguy hiểm, biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm
- Trẻ không chơi với những đồ vật sắc nhọn gây nguy hiểm cho bản thân và
người khác.
- Giáo dục trẻ không đi ra đường khi có bão lũ xảy ra. Không đi tắm sông khi
không có người lớn, không đùa giỡn trên đường hay đang ngồi trên tàu xe
* Nâng cao chuyên đề vận động
- Cho trẻ thực hiện các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế
- Rèn cho trẻ có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp
nhàng, biết định hướng trong không gian.
- Cho trẻ chơi các trò chơi vận động ngoài trời như: Bật liên tục vào các vòng,
bật tách chân khép chân, đi trong đường hẹp, đi giữ thăng bằng, đi qua cầu cây…
- Rèn cho trẻ có khả năng trong một số vận động cần sự khéo léo của đôi tay
- Cho trẻ chơi các trò chơi lăn bóng, nhào đất, vò giấy, xé giấy…ở trong hoạt
động chung nhất là cho trẻ được hoạt động trong góc hoạt động.
- Tiếp tục bô sung đồ dùng đa dạng ở góc vận động trong lớp và đồ chơi ở
ngoài thềm ngoài sân cho trẻ chơi vận động
* Chuyên đề giáo dục lễ giáo – Kỹ năng sống
- Giáo dục trẻ đến lớp biết thưa cô, về nhà chào ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi.
- Biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép.
- Không nói tục, không chửi thề, không tranh giành đồ chơi với bạn.

- Biết làm một số công việc vừa sức để giúp đỡ ông bà, cha mẹ, biết yêu thiên
nhiên, cây cối, con vật và biết giữ gìn vệ sinh môi trường.


- Trẻ biết tránh xa những nơi nguy hiểm, biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm.
- Trẻ có các kỹ năng tự phục vụ, biết chờ đến lượt.
- Trẻ không tiếp xúc, nhận quà hay đi theo người lạ mặt.
- Hướng dẫn trẻ cách chăm sóc các bộ phận trên cơ thể, rèn luyện tính độc lập
trong vệ sinh thân thể cho trẻ.
- Dạy trẻ tự tôn trọng các bộ phận trên cơ thể của mình
- Dạy trẻ tôn trọng cơ thể của người khác đặc biệt là người khác giới.
- Giáo dục giới tính, kỹ năng tự bảo vệ bản thân và phòng tránh nguy cơ bị xâm
hại
* Chuyên đề phát triển ngôn ngữ
- Dạy trẻ nghe và hiểu lời nói: Nhận ra sắc thái biểu cảm của lời nói
- Dạy trẻ biết sử dụng lời nói trong giao tiếp: Trẻ nói rõ ràng, sử dụng câu khác
nhau trong giao tiếp, sử dụng lời nói để bày tỏ cảm xúc
- Giáo dục trẻ mạnh dạn, tự tin, chủ động trong giao tiếp: Dạy trẻ giao tiếp 1
cách mạnh dạn, tự tin, nói mạch lạc, rõ ràng, biết thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,
điều chỉnh giọng phù hợp trong giao tiếp
- Dạy trẻ làm quen với 1 số kí hiệu thông thường trong cuộc sống (nhà vệ sinh,
nơi nguy hiểm, lối ra - vào, cấm lửa, biển báo giao thông)
- Cho trẻ làm quen với cách đọc viết tiếng Việt: từ phải qua trái, từ trên xuống
dưới
- Cho trẻ làm quen tranh truyện, sách báo mầm non, trang trí tạo môi trường
chữ trong và ngoài lớp học,
- Giáo dục trẻ biết gìn giữ và bảo vệ sách, vở cẩn thận.
* Chuyên đề vệ sinh chăm sóc răng miệng
- Dạy trẻ biết:
+ Chức năng và tầm quan trọng của răng: Răng giúp ăn nhai ngon miệng, giúp

nghiền nát thức ăn, nhuyễn, dễ tiêu, ăn mau lớn khỏe mạnh: Răng còn dùng để đọc rõ,
nói đúng hát hay; Giúp nụ cười đẹp, gương mặt dễ thương.
+ Làm thế nào để cho răng sạch: Chải răng liền ngay sau khi ăn 3 bữa chính:
sáng – trưa – chiều và tối trước khi đi ngủ; Bớt ăn quà, bánh kẹo ngọt; Nên ăn rau quả
tươi: Bưởi, cam, quýt, dứa…có nhiều nước và xơ giúp chà sạch răng và cung cấpsinh
tố tốt cho răng miệng và cơ thể.
+ Dạy trẻ tập thói quen chải răng và chải răng đúng phương pháp.
+ Dạy trẻ can đảm, dũng cảm khi đến phòng Nha khoa để khám và chữa răng.
* Chuyên đề ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai
- Dạy trẻ một số nguyên nhân gây ra Biến đổi khí hậu và thiên tai
- Dạy trẻ biết phòng tránh thiên tai: Hướng dẫn trẻ biết phải làm gì khi nắng
nóng kéo dài, hạn hán, mưa bão, dông tố, sét, lốc xoáy, lũ, lụt, giá rét, dịch bệnh, sạt lở
đất, triều cường... Hướng dẫn trẻ cách đi đến trường an toàn... Sự cần thiết phải nghe


và làm theo chỉ dẫn của người lớn để ứng phó với Biến đổi khí hậu và phòng tránh
thiên tai.
- Dạy trẻ kỹ năng ứng phó với Biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai: Nghe
dự báo thời tiết hằng ngày để chọn trang phục, chọn thức ăn, đồ uống phù hợp với thời
tiết và có lợi cho sức khoẻ. Cách giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa, lớp học, đồ
dùng, đồ chơi... Cách chăm sóc, bảo vệ vật nuôi, cây trồng, sử dụng năng lượng tiết
kiệm hiệu quả, tái sử dụng nguyên liệu,... Biết bảo vệ, phòng tránh sự nguy hiểm, có
thể xảy ra với bản thân khi có thiên tai, giữ an toàn cho mình và cho người khác. Biết
thoát hiểm khi xảy ra thảm họa thiên tai: Mưa bão, lốc xoáy, sạt lở đất....
- Thông qua đó giáo dục trẻ tình yêu với thiên nhiên, môi trường sống xung
quanh. Có ý thức bảo vệ môi trường: sử dụng nước tiết kiệm, thân thiện với môi
trường.
* Chuyên đề giáo dục về Tài nguyên và môi trường Biển, Hải Đảo
- Dạy Trẻ Biết được Đất nước Việt Nam là của chúng ta, cho trẻ biết về tên gọi,
vị trí địa lý và một vài đặc điểm nổi bật; lợi ích; nguyên nhân; làm ô nhiễm môi

trường, khu du lịch biển hải đảo của Đất nước Việt Nam như: Quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa; Đảo Phú Quốc, An Thới, An Du, Thổ Chu, Côn Sơn, Hà Tiên, Nha Trang,
Vũng Tàu, …Giáo dục trẻ có ý thức hành vi giữ gìn môi trường, khu du lịch Biển Đảo
của Đất Nước Việt Nam.
- Dạy trẻ biết công ơn của các chú Bộ Đội ngày đêm canh giữ, bảo vệ Biển
Đảo, tổ Quốc cho chúng ta được sống trong hòa bình.
* Chuyên đề bảo vệ môi trường
- Giáo dục trẻ không được vứt rác trên đường, sông, ao, hồ, biển, những nơi
chứa nước thông qua các câu truyện, bài hát, bài thơ…
- Giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ cây xanh và một số con vật gần gũi.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Rửa tay, rửa mặt, giữ gìn quần áo sạch sẽ, giữ gìn đồ
dùng đồ chơi.
* Chuyên đề ATGT
- Giáo dục trẻ khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm.
- Đi sát lề đường phía bên tay phải, muốn đi qua đường phải có người lớn dẫn
đi.
- Không đùa giỡn khi đi trên đường.
- Khi đi tàu xe không được thò đầu ra cửa xổ.
* Chuyên đề dinh dưỡng – Vệ sinh an toàn thực phẩm
- Cho trẻ biết con người cần ăn uống để sống, phát triển, làm việc, học tập và
vui chơi.
- Cần ăn đủ các loại thức ăn, ăn hết suất.
- Uống đủ nước. Ăn đủ các chất: Đạm, béo, đường, vitamin và muối khoáng.


- Ăn uống đủ chất sẽ làm cho cơ thể lớn nhanh, ít ốm đau, da dẻ hồng hào, mắt
sáng, nhanh nhẹn, thông minh, học giỏi.
- Cho trẻ biết tên một số thực phẩm, món ăn quen thuộc.
* Chuyên đề tiết kiệm năng lượng
- Dạy trẻ biết tiết kiệm năng lượng, tắt đèn điện, quạt khi ra khỏi phòng, khỏi

lớp.
- Không mở cửa tủ lạnh trong thời gian dài, luôn đóng kín cửa, tắt ti vi khi
không xem.
- Tắt vi tính khi không sử dụng để tiết kiệm điện năng.
- Sử dụng nguồn năng lượng sạch: Phơi quần áo, nệm, bằng ánh nắng tự nhiên.
- Giới thiệu cho trẻ cách tiết kiệm xăng dầu bằng cách đi xe đạp, đi bộ thay cho đi xe
máy, ô tô, tái sử dụng các túi ni lông cũ.
* Biện pháp:
- Lồng ghép các chuyên đề vào các hoạt động: Hoạt động chung, hoạt động
góc, hoạt động ngoài trời, ăn, ngủ, vệ sinh, mọi lúc mọi nơi
- Giáo dục trẻ bằng cách lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ được thảo luận, phát biểu
và trải nghiệm nhằm phát huy hết tính tích cực, sáng tạo ở trẻ
V. ĐÁNH GIÁ:
- Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách
có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của Chương trình giáo dục mầm non
nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ và điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ.
* Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Mục đích đánh giá:
- Đánh giá những diễn biến tâm - sinh lí của trẻ hàng ngày trong các hoạt động,
nhằm phát hiện những biểu hiện tích cực hoặc tiêu cực để kịp thời điều chỉnh kế hoạch
hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
2. Nội dung đánh giá:
- Tình trạng sức khoẻ của trẻ.
- Thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ.
- Kiến thức và kỹ năng của trẻ.
3. Phương pháp đánh giá:
Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:
- Quan sát.
- Trò chuyện với trẻ.
- Sử dụng tình huống.

- Đánh giá qua bài tập.
- Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
- Trao đổi với phụ huynh.


Hằng ngày, giáo viên theo dõi trẻ trong các hoạt động, ghi lại những tiến bộ rõ
rệt về những điều cần lưu ý vào sổ kế hoạch giáo dục hoặc nhật ký của lớp để điều
chỉnh kế hoạch và biện pháp giáo dục.
* Đánh giá trẻ cuối chủ đề và theo giai đoạn:
1. Mục đích đánh giá:
- Xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển cuối chủ đề và
theo giai đoạn, trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho chủ đề và
giai đoạn tiếp theo.
2. Nội dung đánh giá:
- Đánh giá mức độ phát triển của trẻ về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm
xã hội và thẩm mỹ cuối chủ đề và giai đoạn.
3. Phương pháp đánh giá:
Sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau đây để đánh giá trẻ:
- Quan sát.
- Trò chuyện với trẻ.
- Sử dụng tình huống.
- Đánh giá qua bài tập.
- Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ.
- Trao đổi với phụ huynh.
- Kết quả đánh giá được giáo viên ghi lại trong hồ sơ cá nhân trẻ.
Trên đây là kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi trong năm
học 2019 - 2020 của lớp chồi 2. Giáo viên sẽ cố gắng thực hiện tốt theo kế hoạch đã đề
ra trong năm học này./.
Duyệt của BGH


Tân hiệp, ngày 15 tháng 08 năm 2019
Người lập kế hoạch

Trần Thị Trang


+ Chuyên đề giáo dục giới tính cho trẻ mầm non: Hướng dẫn trẻ cách
chăm sóc các bộ phận trên cơ thể, rèn luyện tính độc lập trong vệ sinh thân thể
cho trẻ. Dạy trẻ tự tôn trọng các bộ phận trên cơ thể của mình, của người khác
đặc biệt là người khác giới. Giáo dục giới tính, kỹ năng tự bảo vệ bản thân và
phòng tránh nguy cơ bị xâm hại: Hướng dẫn trẻ nhận biết khu vực nào là nhạy
cảm, bí mật, thuộc chủ quyền của trẻ. Dạy trẻ cách thể hiện sự không đồng ý khi
có người sờ vào và không ai được phép bắt cháu chạm vào những chỗ đó trên cơ
thể của họ. Dạy trẻ cách nhận biết, chọn lựa các mối quan hệ an toàn. Thiết lập
vòng tròn an toàn cho trẻ với người thân và người lạ (Ai được ở trong vòng tròn
an toàn với con? Ai không được vào trong vòng tròn với con?). Dạy trẻ biết yêu
cầu trợ giúp khi gặp nguy hiểm: Dạy trẻ cách tìm nguồn trợ giúp từ cộng đồng
khi rơi vào tình huống nguy hiểm. Giáo dục trẻ không phân biệt việc làm giữa
bạn nam và bạn nữ, bất cứ việc làm nào ai cũng có thể làm được, bạn nam cũng
có thể nấu cơm, đi chợ…



×