Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong minh quyên thi tập của nguyễn hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.01 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA
NGỮ VĂN
======
======

ĐÀO THỊ KIM HUẾ

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
TRONG MINH QUYÊN THI TẬP CỦA
NGUYỄN HÀNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

ĐÀO THỊ KIM HUẾ

GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
TRONG MINH QUYÊN THI TẬP CỦA
NGUYỄN HÀNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học

ThS. AN THỊ THÚY



HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới cô
giáo An Thị Thúy – người thầy tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Ngữ văn,
các thầy cô trong Tổ Văn học Việt Nam của trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tận
tình truyền đạt kiến thức trong những năm tôi học tập và nghiên cứu.
Nhân đây, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ,
động viên tôi hoàn thành khóa luận.

Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Đào Thị Kim Huế


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan : Khoá luận tốt nghiệp với đề tài Giá trị nội dung và
giá trị nghệ thuật trong Minh Quyên thi tập của Nguyễn Hành là công trình
nghiên cứu của cá nhân tôi. Kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề
tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Những thông tin
tham khảo trong khóa luận đều được trích dẫn cụ thể nguồn sử dụng.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình!

Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện


Đào Thị Kim Huế


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..... ................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 3
4. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
7. Đóng góp của khóa luận ....................................................................................... 4
8. Cấu trúc của khóa luận ......................................................................................... 4
NỘI DUNG ..................................................................................................................... 5
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................... 5
1.1.Tác giả Nguyễn hành ......................................................................................... 5
1.1.1.Thời đại .......................................................................................................... 5
1.1.2. Cuộc đời và con người ................................................................................... 8
1.2. Sự nghiệp sáng tác .......................................................................................... 13
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................. 14

Chương 2. MINH QUYÊN THI TẬP NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ....... 15
2.1. Nỗi niềm đau xót trước cuộc sống khốn cùng của nhân dân .............................. 16
2.2. Cuộc sống nghèo khổ, cô đơn của nhà Nho nơi đất khách quê người ................. 23
2.3. Phẩm chất tốt đẹp của nhà Nho ........................................................................ 35
2.4. Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước .......................................................... 38
Tiểu kết chương 2. .......................................................................................................45
Chương 3. MINH QUYÊN THI TẬP NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ... 46


3.1. Hình tượng thơ ............................................................................................. 46
3.2. Ngôn ngữ thơ................................................................................................ 49
3.3.Thể thơ ......................................................................................................... 53


3.4. Giọng điệu ................................................................................................... 54
Tiểu kết chương 3................................................................................................ 56
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Nguyễn Hành (1771 - 1824) là người hiểu biết rộng, thông minh, có tài
văn chương, ông được người đời tôn vinh là một trong “An Nam ngũ tuyệt”.
Sự nghiệp của ông để lại bao gồm hai tập thơ chữ Hán là Quan Đông hải
(Trông bể Đông) và Minh quyên thi tập (Tiếng kêu của chim quyên). Trong
đó tập thơ Minh quyên thi tập là tập thơ chứa nhiều nội dung tư tưởng và nghệ
thuật đặc sắc hơn. Nguyễn Hành sống vào nửa sau thế kỉ XVIII đến đầu thế
kỷ XIX, đây là giai đoạn lịch sử có nhiều biến động. Đó là tan hoang, sụp đổ
liên tiếp của hai triều đại, nội chiến xảy ra triền miên, và bùng lên mạnh mẽ
hơn bao giờ hết. Hàng loạt các Nho sĩ – trí thức hoặc mỗi người thờ một chúa,
hoặc băn khoăn trước thời cuộc, nhân dân lâm vào khốn cùng, cảnh lưu lạc,
chia ly... Có thể nói, Nguyễn Hành là nhà thơ suốt đời sống cuộc sống đói
nghèo ở quê nhà, hoặc lưu lạc ở Thăng Long; cho nên ta thấy những bài thơ
hay nhất, có giá trị nhất là những bài ông nói tới hiện thực xã hội. Hiện thực
xã hội qua cái nhìn của nhà thơ hiện lên rất chân thực, đó là cuộc sống nghèo
khổ, đói kém, bệnh dịch tràn lan, vì thế mà dân chúng phải ly tán, phiêu bạt
khắp nơi. Thơ ông thể hiện sự phê phán, tố cáo hiện thực đương thời một cách
sắc nét, chân thực.

Do nhiều yếu tố khách quan nên sự nghiệp văn thơ của ông vẫn chưa được
quan tâm nghiên cứu một cách có hệ thống. Tuy không được giảng dạy trong
chương trình phổ thông, nhưng Nguyễn Hành cũng là một trong những tác giả
được nhắc đến rất nhiều ở giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
Vì vậy, tìm hiểu Giá trị nội dung và nghệ thuật của Minh quyên thi tập sẽ
giúp chúng ta hiểu rõ hơn gương mặt của một trong những Ngũ tuyệt xứ An
Nam. Đồng thời tập thơ còn cho ta những hiểu biết chân thực về tâm sự, về
cuộc đời của Nguyễn Hành và cả về thời đại ông sống.

1


2. Lịch sử vấn đề
Năm 1984, nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc, trong bộ “Từ điển văn học” (nhà
xuất bản Khoa học Xã hội), đề cập đến Nguyễn Hành với những chi tiết khá
đầy đủ về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của ông.
Cuốn “Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam”, in lần thứ tư (1997), Nguyễn
Thắng, Nguyễn Bá Thế, NXB Văn hóa (Hà Nội), (tr.553), đề cập một cách
giản lược nhất về thân thế, cuộc đời của Nguyễn Hành.
Năm 1999, “Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ thứ XVIII, nửa đầu thế kỷ
XIX”, Đặng Lê Thanh, Hoàng Hữu Yên, Phạm Luận, có điểm qua vài nét về
Nguyễn Hành và thơ văn của ông.
Năm 2009, cuốn “Từ điển nhân vật xứ Nghệ”, nhà xuất bản Tổng hợp
TP.HCM, Ninh Viết Giao giới thiệu về Nguyễn Hành và các tác phẩm.
Tác giả Phạm Nhật Khang (2012), Tìm hiểu Minh quyên thi tập của
Nguyễn Hành – một trong “An Nam ngũ tuyệt”, Khóa luận tốt nghiệp,
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
Cuốn tuyển Thơ Nguyễn Hành do tác giả Mai Quốc Liên chủ biên (2015),
nhận xét về lời Tựa của Minh quyên thi tập tác giả có viết: “Kêu thương ai
oán đó trong thơ Nguyễn Hành, bây giờ ta đã hiểu nguyên do. Một là, do

“thời buổi suy loạn, dân đen ly tán oán hận...”, hai là, ông đau đớn nhớ tiếc
triều Lê cũ, triều mà ông cha ông vô cùng gắn bó và hiển quý. Chuyện “đời
suy loạn”, “dân đen ly tán oán hận” là chuyện của chính cuộc đời Nguyễn
Hành. Xuất thân từ hào môn vọng tộc triểu Lê – Trịnh, Lê – Trịnh đổ xuống
làm “bách tính”, ăn nhờ, ở đậu, sống tha phương. Con đông không kế sinh
nhai “thuở trước là công tử giàu sang, hôm nay là gã học trò già nua”[9,tr8].
Có thể nói, tác giả bài viết đã khái quát những nội dung chính Minh quyên thi
tập. Đó là thời đại đầy biến động, loạn lạc, dân đen ly tán tha phương lánh
nạn; và còn là sự đau đớn nhớ tiếc triều Lê cũ của Nguyễn Hành.


Ngoài ra, còn có bài viết của tác giả Nguyễn Thị Huấn (2017), Cảm hứng
thế sự trong thơ Nguyễn Hành, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học sư phạm Hà
Nội.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các bài viết trên đã mang đến
những nhận định khái quát về Nguyễn Hành – một nhà Nho yêu nước, thương
dân, có nhân cách cao đẹp, bản lĩnh hơn người, luôn khao khát được giúp
nhân dân, lo được cho nhân dân qua cơn đói nghèo, khốn khổ, bệnh tật.
Trên tinh thần tiếp thu và kế thừa những công trình nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu đi trước, đồng thời dựa vào nền văn hóa tư tưởng đương thời;
chúng tôi mong muốn đưa ra những phát hiện thuyết phục và góp phần nghiên
cứu Minh quyên thi tập đầy đủ và sâu sắc hơn.
3.Mục đích nghiên cứu
- Làm sáng tỏ vị trí văn học sử và những đóng góp của thơ ca Nguyễn
Hành.
- Dựng lại chân dung tinh thần, cũng như con đường đời của Nguyễn
Hành, cùng những vấn đề nhân sinh trong thời đại ông sống.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận là tuyển Thơ Nguyễn
Hành.gồm 222 bài thơ, do Mai Quốc Liên chủ biên dịch, Nguyễn Thị Hằng

biên khảo, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Nxb. Văn học ấn hành năm 2015.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Minh quyên thi tập của
Nguyễn Hành, chúng tôi chỉ khảo sát nội dung tiêu biểu và nghệ thuật đặc sắc
trong Minh quyên thi tập của Nguyễn Hành..
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã thực hiện các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp lịch sử - xã hội.


- Phương pháp tiểu sử học sử .
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp, kỹ năng khác để
hỗ trợ cho quá trình thực hiện đề tài khóa luận: Phương pháp so sánh, đối
chiếu, giải thích, kỹ năng đọc – hiểu – cảm nhận... Chúng tôi vận dụng phối
hợp tất cả các phương pháp để đạt hiểu quả cao nhất trong khóa luận.
7. Đóng góp của khóa luận
- Trên cơ sở nghiên cứu khuynh hướng thơ hiện thực, khóa luận làm
sáng tỏ những đặc điểm nổi bật về giá trị nội dung và nghệ thuật trong Minh
quyên thi tập của Nguyễn Hành.
- Qua so sánh đối chiếu với một số sáng tác cùng thời, khóa luận góp
phần dựng lại diện mạo độc đáo, riêng biệt của Nguyễn Hành và khẳng định
vị trí văn học sử quan trọng của tác giả.
- Cuối cùng, khóa luận góp thêm một góc nhìn để hiểu sâu hơn về thơ
trung đại Việt Nam nói chung, tập thơ Minh quyên thi tập nói riêng trong thơ
trung đại.
8. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Nội dung, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung

- Chương 2: Minh quyên thi tập nhìn từ phương diện nội dung
- Chương 3: Minh quyên thi tập nhìn từ phương diện nghệ thuật


NỘI DUNG
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.Tác giả Nguyễn Hành
1.1.1.Thời đại
Về mặt lý luận văn học cho thấy, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của
một tác giả luôn có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ với nhau. Có thể nói,
cuộc đời chính là nền tảng cho sự nghiệp sáng tác. Không chỉ vậy, ta thấy lịch
sử khoa học không những nghiên cứu ngôn ngữ trong từng giai đoạn, mà còn
cung cấp cho người đọc những đóng góp quan trọng về phương diện cuộc đời
cũng như sự nghiệp sáng tác của một tác gia trong thời đại. Đi cùng lịc sử, tác
phẩm văn chương luôn chịu sự chọn lọc, thử thách khắc nghiệt của thời gian;
vì thế nhiều tác phẩm rơi vào quên lãng. Dường như ngược với quy luật ấy,
đã có những tác giả và tác phẩm lại không ngừng được bàn luận qua các thời
kì lịch sử. Chính bởi cuộc đời, tác phẩm của họ mang nhiều tâm tư sâu sắc,
đồng thời quy tụ được nhiều vấn đề xã hội. Có thể khẳng định rằng, tác giả
Nguyễn Hành cùng các tác phẩm của ông là một minh chứng điển hình cho
việc tái hiện chân thực bức tranh hiện thực xã hội đương thời.
Thời đại theo nghĩa rộng, thời đại là một khái niệm chính trị – kinh tế
– xã hội khái quát tiến trình phát triển của lịch sử loài người, là thời gian rất
dài để chỉ sự phân kỳ lịch sử xã hội và để phân biệt những nấc thang phát
triển của hình thái kinh tế xã hội mà theo đó nấc thang cao hơn, tiến bộ hơn sẽ
phủ định nấc thang cũ, lạc hậu để mở đường cho sự phát triển một thời đại
mới. Theo nghĩa hẹp thì thời đại được hiểu là khái niệm về thời gian để chỉ xu
thế và nội dung phát triển trên các phương diện kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ
thuật, công nghệ… Có thể nói, thời đại chính là cơ sở, là nền tảng bồi đắp nên
những tâm hồn lớn, những nhà văn, nhà thơ lớn. Mặt khác, nhà văn, nhà thơ

phải biết đời sống xã hội của thời đại, phải cảm nhận được những nỗi đau đớn


của con người trong thời đại, phải sống, thấu hiểu nhân tình thế thái, hiểu
những thăng trầm lịch sử, những cuộc bể dâu…để thấu cảm và biến nó thành
nguồn cảm hứng trong những đứa con tinh thần của mình.
Nguyễn Hành sinh năm 1771, mất năm 1824. Ông sống vào khoảng
những năm cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. Đây là một giai đoạn đầy
những sự biến động đến kinh thiên động địa, có thể nói là bi thương nhất thời
trung đại. Trong cuộc đời mình, Nguyễn Hành lần lượt chứng kiến sự khủng
hoảng, sụp đổ và thay thế nhau của ba triều đại: nhà Lê, Tây Sơn, Nguyễn, và
cùng với đó là sự đấu tranh, phân hóa phức tạp của nhiều phe phái, nhiều xu
thế chính trị khác nhau. Có thể nói, thời đại của Nguyễn Hành là thời đại chế
độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thống trị tranh giành quyền
lực gây ra chiến tranh triền miên, kinh tế đình đốn, đời sống nhân dân vô cùng
cực khổ…
Không chỉ vậy, thời đại của Nguyễn Hành còn là thời đại các cuộc khởi
nghĩa của nông dân nở rộ mạnh mẽ nhất. Trước năm 1771, có các cuộc khởi
nghĩa của Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Tuyển, Lê Duy Mật, Nguyễn Hữu
Cầu, Nguyễn Cừ, Hoàng Công Chất. Nhưng đỉnh cao của phong trào khởi
nghĩa của nông dân là phong trào Tây Sơn. Đến năm 1771, Nguyễn Nhạc
khởi binh ở đất Quy Nhơn, Bình Định, sau đó mở rộng thế lực ra các tỉnh
Quảng Ngãi. Một năm sau, năm 1776, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đánh chiếm
Gia Định, chúa Nguyễn phải bỏ chạy. Sau đó năm 1786, Nguyễn Huệ kéo
quân ra Thăng Long, phù Lê, diệt Trịnh. Năm 1787, nhà Tây Sơn lại cho quân
ra Bắc Hà, diệt Nguyễn Hữu Chỉnh chuyên quyền. Năm 1788, Nguyễn Huệ
lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, đồng thời thống lĩnh đại
binh đánh tan quân Thanh. Năm 1792, Nguyễn Huệ mất, phong trào Tây Sơn
cũng từ đấy tan rã…



Thời đại của Nguyễn Hành còn là thời đại mà người dân bị rơi vào
cảnh khốn khổ đến cùng cực bị dồn vào đường cùng, những gia đình ly tán,
phiêu bạt khắp trốn, hạn hán mất mùa, bệnh dịch tràn lan, nạn đói, người chết
khắp nơi. Những biến động vừa phức tạp ấy là chất liệu quý giá cho những
sáng tác hiện thực của Nguyễn Hành sau này. Những biến cố thời đại đã gây
cho ông sự khủng hoảng và đổ vỡ lớn lao. Nói chung, Nguyễn Hành là nhân
chứng của cuộc biến thiên lịch sử, cho nên ông đã phơi bày tất cả hiện trạng
ấy rất phong phú, với muôn mặt của nó. Đọc thơ Nguyễn Hành chúng ta sẽ
thấy ông ghi lại chân thực cảnh đời biến loạn thời bấy giờ.
Hơn nữa, ở thời bấy giờ, bên cạnh tình hình xã hội rối ren còn có sự
đan xen nhiều luồng tư tưởng lớn, nó đã có ảnh hưởng không nhỏ tới thế giới
quan cũng như tư tưởng của nhà thơ. Đạo Nho lúc ấy đã khủng hoảng nghiêm
trọng, bộc lộ những mặt hạn chế trước lịch sử. Cùng với đó, đạo Phật và đạo
Lão hồi sinh, hòa đồng cùng đạo Nho trong một màu sắc mới, cũng phần nào
tìm được tiếng nói xoa dịu nỗi đau trong lòng con người. Đây cũng chính là lý
do nhiều bài thơ của Nguyễn Hành có nhắc đến các điển tích, hình ảnh đặc
trưng của Đạo giáo, Phật giáo. Đó là sự trỗi dậy mạnh mẽ của tư tưởng nhân
văn, nhân đạo chủ nghĩa, mà gắn liền với nó là thể hiện sự quan tâm đến thân
phận con người; đặc biệt là người phụ nữ, với yêu cầu khẳng định quyền được
sống, quyền được hạnh phúc thật chính đáng. Bấy nhiêu luồng tư tưởng ảnh
hưởng, chuyển hóa lẫn nhau và tạo nên những xáo trộn, cùng những biểu hiện
vừa tích cực, vừa tiêu cực đối với thế giới quan cũng như cảm hứng chủ đạo
trong sáng tác của Nguyễn Hành.
Cũng bởi sống trong thời đại đầy biến loạn như thế đã ảnh hưởng rất
lớn đến sáng tác của Nguyễn Hành. Điều này được thể hiện qua những bài thơ
hiện thực đầy ám ảnh của ông. Đồng thời đây cũng là điều kiện để Nguyễn


Hành hiểu, thấm thía đời sống của những người dân cùng khổ khác, mà hơn

nữa bản thân ông cũng là một trong những người dân cùng đường, khốn khổ ấy.
1.1.2. Cuộc đời và con người
1.1.2.1. Cuộc đời
Nguyễn Hành (1771 - 1824) vốn tên là Viêm, Đạm, tự Tử Kính, hiệu
Nam Thúc, biệt hiệu Ngọ Nam, Nam Song và Tâm Trai. Ông là người làng
Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, trấn Nghệ An, nay là tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn
Hành thuộc dòng dõi quý tộc phong kiến. Ông là con vợ thứ của Điền Nhạc
hầu Nguyễn Điều (1745-1824), là cháu nội Xuân quận công Nguyễn Nghiễm,
gọi Nguyễn Du là chú ruột. Nguyễn Nghiễm (1708-1776) thuộc đời thứ 6
trong dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền, đời thứ 15 của họ Nguyễn; là con thứ hai
của Lãnh Nam công Nguyễn Quỳnh - đỗ Hoàng giáp, làm Thị lang bộ Hình,
Tham tụng rồi Thượng thư bộ Công, Thượng thư bộ Hộ. Các đời trước
Nguyễn Nghiễm, trong họ Nguyễn đều có rất nhiều người giỏi văn chương,
đỗ đạt cao và làm quan to dưới triều Lê Trung Hưng và trong phủ Chúa Trịnh.
Thân phụ Nguyễn Hành cũng đỗ tam trường, làm Thị nội văn chức rồi Trấn
thủ Hưng Hóa, Trấn thủ Tuyên Quang, Trấn thủ Sơn Tây. Mẹ của Nguyễn
Hành là vợ kế của Nguyễn Điều, họ Nguyễn, con thứ tư của Thiếu Bảo Đạt
Vũ Hầu, quê ở xứ Kinh Bắc. Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền trong mục ghi về
Nguyễn Nghiễm có viết, Nguyễn Hành “được tập ấm chức Hiển cung đại
phu, Phó Trung úy, tước Hành nhặc bá. Ông là người thông minh, nhớ lâu,
hiểu rộng, đọc nhiều sách. Ông được xếp thứ hai cùng với chú là Thanh Hiên
công trong An Nam ngũ tuyệt…” [10,tr79]. Cũng trong Gia phả họ Nguyễn
Tiên Điền, khi nói về Nguyễn Du, có đoạn viết: “Nguyễn Du là người học
rộng, nhớ lâu, có tài làm thơ. Trong năm nhà thơ giỏi nhất An Nam “An Nam
ngũ tuyệt” thì ông và người cháu ruột là Nam Thúc (tức Nguyễn Hành) chiếm
hai tên.” [10,tr96].


Năm 1780, Nguyễn Khản - con trai trưởng của Nguyễn Nghiễm bị
buộc tội liên quan đến “vụ án Canh Tý”. Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền còn

ghi lại, Tuyên phi Đặng Thị Huệ và A Bảo Huy quận công kết bè lập con của
Đặng Thị Huệ là Trịnh Cán làm thế tử. Cũng trong năm đó, Nguyễn Nghiễm
bị vu tham gia lập mưu phế Trịnh Cán, giúp Trịnh Khải (Trịnh Tông) làm thế
tử, Trịnh Vương xuống chỉ cho gọi Nguyễn Khản về kinh đô, bắt giam.
Những người phạm vào âm mưu này đều bị xử tội chết, riêng Nguyễn Khản
do niệm tình có công giảng dạy mình nên Trịnh Vương cho được miễn tội
chết, và ông chỉ bị cách chức. Nguyễn Điều (thân phụ của Nguyễn Hành), là
con thứ hai của Nguyễn Nghiễm. Trong “vụ án Canh Tý”, Nguyễn Điều bị
giáng chức làm Thắng trung trong đội thuyền.
Đến năm 1784, Nguyễn Điều làm Trấn Thủ Sơn Tây, gặp loạn kiêu
binh đốt phá dinh thự quan lại Bộ Thượng thư Nguyễn Khản. Nguyễn Khản
trốn lên Sơn Tây toan cùng em hợp binh các trấn về giết kiêu binh, nhưng
kiêu binh giữ chặt chúa Trịnh nên không làm gì được, kiêu binh làm áp lực
bãi chức Thượng thư bộ Lại Nguyễn Khản, Nguyễn Điều bị giáng chức về
huyện Thanh Chương, Hà Tĩnh. Ông sống cùng con cháu tại đây. Năm 1786,
nhà Trịnh sụp đổ Nguyễn Điều ôm chí uất ức mà mất, lúc đó Nguyễn Hành
chỉ mới 15 tuổi.
Thuở nhỏ, Nguyễn Hành học ở Thăng Long, là người thông minh, hiểu
biết rộng, có tài thơ văn hay. Nguyễn Hành có tham vọng nối dõi truyền
thống thế gia nhưng khi đến tuổi trưởng thành, do nhiều biến thiên dữ dội của
thời Lê mạt - Nguyễn sơ nên ông không có dịp thi thố sở học và tài năng của
mình. Hơn nữa, họ Nguyễn Tiên Điền đến thời thân phụ ông bắt đầu sa sút,
thất thế, và bị phân tán trước cơn lốc của lịch sử. Nhà nho tài hoa Nguyễn
Hành cũng từng bị dèm pha nguy hiểm đến tính mạng, phải rời vợ con, nhà
cửa, lưu lạc nơi đất khách, sống cuộc đời cực khổ...


Viết lời dẫn cho bài Hỉ nhị nữ lai tự Vĩnh Lại, Nguyễn Hành tâm sự:
“tôi gặp chuyện bóng gió, hoảng sợ phải bỏ trốn để tìm đường sống, từ nhà
người em ở đồn Ngãi Am dắt díu nhau vào thành, gửi lại hai con gái ở đó,

tình cảnh thật không thể dung thân, sau nhờ ông bà ở am sau thương xót mà
chăm sóc chúng”.
Cuộc đời Nguyễn Hành phiêu bạt nay đây mai đó, không thi cử, và
cũng không cộng tác với nhà Tây Sơn lẫn nhà Nguyễn. Thời gian từ năm
1794 đến năm 1796, Nguyễn Du ở Tiên Điền để xây dựng lại từ đường, đình
chùa cùng Nguyễn Ức, thì Nguyễn Hành đã có mặt ở Tiên Điền và làm thơ tả
việc chú đi săn. Chính Nguyễn Hành là người tự tay đề các câu đối trong đền
thờ Điền Nhạc Hầu Nguyễn Điều. Năm 1804, khi vợ Nguyễn Du mất Nguyễn
Hành cũng có ở Tiên Điền. Một năm sau, ông được phong chức Đông Các
Học Sĩ triệu vào kinh đô Phú Xuân. Với chức vụ Đông Các Học Sĩ, ông luôn
bên cạnh vua Gia Long, và hàng ngày dâng sách cho vua đọc, giảng cho vua
nghe.
Đến năm 1820, khi nghe tin chú Nguyễn Du mất tại Phú Xuân,
Nguyễn Hành đã làm thơ bày tỏ niềm tiếc thương người chú đã khuất. Bốn
năm sau khi Nguyễn Du qua đời. Năm 1824, Nguyễn Hành ở Thăng Long
trong nghèo khó. Nguyễn Hành luôn tuân theo quan điểm chính thống đó là
“Trung hiếu chi gia ninh sự nhị?” (Dòng dõi trung hiếu sao lại thờ hai
vua?).Nguyễn Hành gọi Nguyễn Hữu Chỉnh, quân Tây Sơn là giặc, gọi nhà
Lê là “quân ta”. Hơn nữa, ông không chịu ảnh hưởng tư tưởng của hai ông
chú ruột của mình là Nguyễn Nễ hay Nguyễn Du. Khi Tây Sơn thống nhất
Nam Bắc, và thiết lập triều đại, ông lẩn tránh, không ứng chiếu cầu hiền. Sau
đó, Nguyễn Gia Long lên ngôi, xuống chiếu lục dụng, ông cũng không hưởng
ứng. Ông sống lưu lạc ở Thăng Long cam chịu cảnh cơ cực, bần hàn. Nguyễn
Hành không an bần lạc đạo, mặc dù thơ ông thường nhắc đến mẫu hình Trang


Tử. Dù trải qua đói nghèo, tủi nhục, thiếu thốn đủ đường, nhưng lòng ông
luôn hoài tưởng về triều Lê…
Nguyễn Hành đã trải qua biết bao nhiêu sóng gió của cuộc đời. Đó là
cái nghèo, cái đói, bệnh tật tràn lan, sự ly tán, tha hương cầu thực khắp nơi.

Cuộc sống của Nguyễn Hành gian nan, khốn khổ; cho nên ông có điều kiện
được sống, được tiếp xúc, được trải nghiệm nhiều việc đời. Đồng thời, ông
cũng được tận mắt chứng kiến nhiều cảnh đời, cảnh sống cơ cực, sống ly tán,
phiêu bạt của nhân dân, và chịu ơn giúp đỡ của nhiều người dân... Cho nên,
Nguyễn Hành có được những bài thơ thế sự xúc động đến thế.
1.1.2.2. Con người
Viết về con người Nguyễn Hành, Nguyễn Ngọc Nhuận trong “Nguyễn
Hành và tập Quan Đông hải”:
“Ông sống trong giai đoạn xã hội đầy ta loạn, cảnh đời đầy sự trớ trêu,
Nguyễn Hành muốn đi tới cũng không được, muốn ở ẩn cũng không xong. Bởi
thế ông đã gửi gắm tâm sự vào những trang thơ, văn và hằng mong người đời
phần nào hiểu, thông cảm với mình. Từ trong tâm thức, Nguyễn Hành khát
khao làm được điều gì có ích cho đời, như ông từng viết câu kết của bài Kê
minh phú(Phú gà gáy): “Phượng hoàng cao bay, hạc đỗ nơi xa thắm, đàn sắt
đàn cầm, tiếng chuông tiếng trống, vui mà không dâm. Thức tỉnh người đời,
răn đe thói tục, trọng ở tiếng vang dài. Ta nghĩ người xưa, thực thấy thoải
mái trong lòng”. Đó cũng là khát vọng của kẻ sĩ xưa nay.” [14,tr54 ]
Cũng đã hơn một lần chính Nguyễn Hành cũng từng tâm sự rằng:
“(...) suốt ngày cặm cụi, nửa đêm chưa đi nằm, bụng nghĩ mắt nhìn,
miệng đọc tay chép, nhặt những câu văn vẻ rườm rà, nhai những vị thừa cặn
bã, momg những bắt chước cái hay của người xưa mà để tiếng thơm tho hậu
thế, thật là khó quá. Tính theo với số, học chẳng hợp thời, thui thủi lạnh lùng,


rốt cuộc không đi đến đâu cả, đói chẳng buồn ăn, rét chẳng sắm áo, ngồi đó
mà chịu khó khăn, hơi một tý là phỉ báng(...).” [ 15,tr423-431]
Nguyễn Hành tự nhận mình là một kẻ sĩ không hợp thời, nhưng chính
bản thân ông cũng chưa bao giờ xao lãng một phút giây nào vì cái “không
hợp thời” ấy.
“Thiếu tráng năng kỉ hà,

Tha đà niên ngũ thập.
Đa gian cải phát mao,
Hữu cảm tồn thi tập.
Bất ưu thân dĩ lão,
Đản khủng danh nan lập.
Nhất thử bất giải tâm,
Hành hành do khả cập.”
.(Ngũ thập tuế nguyên nhật thư hoài – kỳ nhị)
(Tuổi trẻ được bao ngày,
Lần lữa ngày qua, tuổi đã năm mươi.
Nhiều gian nan nên mái tóc đã đổi màu,
Có niềm cảm xúc nhờ tập thơ lưu lại.
Chẳng lo thân đã già,
Chỉ e danh khó lập.
Vậy mà lòng chẳng biếng nhác,
Hãy cứ làm chắc vẫn còn kịp”
(Ngày đầu năm năm mươi tuổi
viết hai bài thơ tả nỗi lòng – Bài 2)
Nguyễn Hành cho rằng “ngốc nghếch” là vì ngay cả chính bản thân họ
cũng thừa hiểu sự “lỗi thời” và đương nhiên là “vô ích” của những cố gắng,


nỗ lực của bản thân, nhưng “chỉ nói nghĩa thôi! Việc chi phải nói tới lợi?”.
Đó là ngốc nghếch một cách đáng ngưỡng mộ.
Tất cả những điều mà chúng ta biết ở Nguyễn Hành, đó là một Nho sĩ
khảng khái, cương trực, và chắc chắn không bao giờ quên được những ám
ảnh, những đắng cay của cuộc biến động lịch sử đến kinh thiên động địa ấy.
Đó còn là sự đối lập mạnh mẽ giữa cuộc sống quá khứ và hiện tại cộng với
những ẩn ức về sự suy tàn dòng họ: đó là những Nguyễn Nghiễm, Nguyễn
Khản, Nguyễn Điều. Tất cả những con người ấy đều có vai trò là rường cột

của đất nước, nhưng thay vì được kế thừa bởi một rường cột khác, thì lại trở
thành một khách lữ thứ “cầm áo đổi gạo”.
1.2. Sự nghiệp sáng tác
Nguyễn Hành được đương thời tôn vinh là một trong “An Nam ngũ
tuyệt”. Theo các tài liệu ghi chép lại sự nghiệp văn thơ của Nguyễn Hành bao
gồm ba tập thơ chữ Hán là Quan Đông hải (Trông bể Đông), Minh quyên thi
tập (Tiếng kêu của chim quyên); và Thiên địa nhân vật sự ký (thuộc thế loại
văn, triết). Trong đó, tập thơ Thiên địa nhân vật sự ký hiện đang thất lạc.
Cuốn Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền có ghi sự nghiệp của Nguyễn Hành như
sau: tác phẩm “có Quan hải tập, Minh quyên tập, Thiên địa nhân vật thư”
[10,tr79].
Nội dung của tập thơ Minh quyên thi tập rất phong phú, đa dạng. Trước
hết đó là tư tưởng hoài Lê, buồn đau về thời thế suy vi. Giới nghiên cứu văn
học bấy lâu nay đánh giá tư tưởng chính trị của Nguyễn Hành là bảo thủ. Nói
vậy cũng vì ông chọn chỗ đứng của mình là chống Tây Sơn. Đây chính là hạn
chế của Nguyễn Hành. Có thể nói, nội dung bao trùm, và lớn nhất của tập thơ
của Nguyễn Hành là những tâm sự về cuộc sống bần hàn nơi đất khách,
những suy ngẫm về đời suy loạn, dân đen ly tán, chịu nhiều khổ cực (bệnh
dịch lan tràn, đói rét…). Hình ảnh nổi bật trong Minh quyên thi tập là một nhà
thơ sống trong dân, gần dân, thương dân, được người dân thương quý, sẵn


sàng giúp đỡ. Ngôn ngữ tập thơ tự nhiên, mộc mạc , giản dị; thi cảm đôn hậu,
chân thành và giọng thơ chủ đạo là đau đớn, xót thương. Trong lời Tựa của
tập thơ, Nguyễn Hành viết: “tiếng kêu nghe đau thương thảm thiết không gì
bằng tiếng kêu của chim đỗ quyên. Đỗ quyên là loài chim phương Nam, kêu
về mùa hạ, ngày đêm không ngừng… Tiếng thơ trong tập thơ này, ngẫu nhiên
mà giống thế, nên nhân đó đặt tên.” [9, tr7]
Quan Đông hải cũng là một tập thơ giá trị, bên cạnh thơ còn có những
bài tựa như: Lạc sinh tâm đắc tập tự, Vô ẩn lục tự... Những bài ký như: Nam

song ký, Đồng xuân ngẫu ký... Những bài bạt như: Nghệ An phong thổ ký bạt
,Đẩu số thư bạt... hay những bài phú như: Đạo ngộ Bái công phú, Loạn thế
độc thư cao phú... Nội dung chính của Quan Đông hải là ca ngợi những tấm
gương trung hiếu nghĩa liệt, bộc lộ nỗi niềm thương nhớ quê hương, gia đình
và cảnh ngộ cô đơn, lẻ loi của người lữ khách; đồng thời khẳng định giữ vững
chí khí, hoài bão trong mọi hoàn cảnh, và thể hiện sự chiêm nghiệm về quy
luật của cuộc sống (sự vận động không ngừng của muôn vật; mối quan hệ
giữa dân và nước). Ngoài ra, tập thơ còn “thức tỉnh người đời, răn đe thói
tục”… Nhìn chung tư tưởng của Quan Đông hải khá nhất quán với Minh
quyên thi tập.
Tiểu kết chương 1
Nguyễn Hành là một đại diện tiêu biểu của thơ trung đại cuối thế kỉ
XVIII đầu thế kỉ XIX. Thơ ca Nguyễn Hành phản ánh những biến cố lớn về
xã hội, văn hóa của thời đại; là cuộc đời lưu lạc khốn khó của nhà thơ, đặc
biệt là sự phát triển nội tại của văn học từ tư duy nghệ thuật, bút pháp, ngôn
ngữ đến thể loại và truyền thống văn chương gắn bó với cái hàng ngày, cái đời
thường…


Chương 2.
MINH QUYÊN THI TẬP NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
Nguyễn Hành là tác giả có quan niệm sáng tác tiến bộ. Ông chủ trương
thơ là tiếng kêu thương cất lên trong thời buổi suy loạn, dân đen ly tán và
trong thời bình thơ là tiếng nói ngợi ca, êm đềm.
Trong Lời Tựa tập thơ Minh quyên thi tập, Nguyễn Hành khẳng định:
“Tiếng kêu nghe đau thương thảm thiết không gì bằng tiếng của chim đỗ
quyên… tiếng thơ trong tập này, ngẫu nhiên mà giống thế, nên nhân đó mà
đặt tên… Tiếng kêu của chim vốn cũng có nguyên do. Triều chính hợp Đạo,
các bậc hiền tài quy tụ hòa hợp, chim phượng hoàng cất tiếng hót êm đềm;
thời buổi suy loạn, dân đen ly tán oán hận, chim hồng chim nhạn kêu thương,

nghe bi thảm thiết tha” [9,tr7]. Có thể nói, với Nguyễn Hành, thơ được nảy
sinh từ chính cuộc sống, và phản ánh cuộc sống, thời thế. Vì vậy, thời thế nào
thì văn chương ấy, tiếng thơ cũng chính là tiếng của loài chim, và nó còn phụ
thuộc cảm nhận, cũng như nhận thức về thời thế. Không chỉ vậy, thơ cũng chính
là thái độ của nhà thơ, là sự suy ngẫm của người viết trước thời thế, cuộc sống.
Nguyễn Hành luôn quan niệm dùng thơ để ghi lại hành trạng và cảnh
ngộ của người viết, và còn là một điểm tựa quan trọng trong cuộc đời. Quan
niệm này được thể hiện trong rất nhiều bài thơ của ông như Đông Kiều dạ tứ,
Bắc Thành trừ tịch, Ngâm thi sự… Từ đó, Nguyễn Hành cho ta thấy, ông
dùng thơ, và viết thơ để giải tỏa tâm sự, để “an ủi nỗi cô liêu”; đồng thời
cũng là để quên đi cái nghèo, cái đói, bệnh tật đang bủa vây. Không những
thế, người sáng tác không đợi đến khi đủ đầy mới sáng tác; do đó thơ được
viết ra một cách tự nhiên ngay trong những hoàn cảnh buồn thảm nhất, bi đát
nhất của cuộc sống. Không phải nhà thơ trốn tránh thực tại, mà là ông đang ở
giữa thực tại cuộc đời để nghe, để nhìn, để thấu cảm, hơn nữa là để làm thơ.
Vì vậy, thơ cũng chính là hơi thở của cuộc sống.


2.1. Nỗi niềm đau xót trước cuộc sống khốn cùng của nhân dân
Khi ngụ ở Đồng Xuân, Bắc Thành, Nguyễn Hành đã viết Lời dẫn của
tập thơ Minh quyên (Minh quyên phả dẫn). Nội dung của Lời dẫn được cắt
nghĩa về ý nghĩa cũng như nguyên do của nó bắt nguồn từ tiếng kêu của chim
đỗ quyên. Lời dẫn đã bày tỏ tư tưởng cũng như chủ đề của tập thơ, và đồng
thời đã cắt nghĩa về nguồn gốc của tiếng thơ ấy. Có thể coi Lời dẫn tập thơ
Minh quyên là tuyên ngôn sáng tác của Nguyễn Hành.
Nguyễn Hành cho rằng: “tiếng kêu nghe đau thương thảm thiết không
gì bằng tiếng kêu của chim đỗ quyên”, đỗ quyên kêu về mùa hạ, ngày đêm
không ngừng, khi kêu tất hướng về phương Bắc, “tiếng thơ trong tập thơ này
[Minh quyên thi tập] ngẫu nhiên mà giống như thế nên nhân đó mà đặt tên.”
[9, tr7] Tiếng kêu bi thản của chim đỗ quyên có thể nói nguyên nhân chính là

do thời cuộc biến loạn, dân đen ly tán, oán hận cùng cực. Bởi vậy, thơ
Nguyễn Hành cũng chính là tiếng thơ đau thương, ai oán như tiếng kêu ai
oán, đau thương đến cùng cực của chim đỗ quyên. Tiếng kêu của chim đỗ
quyên thì vương vấn lơ lửng giữ mây trời, cây cành, còn tiếng kêu thương ai
oán của Nguyễn Hành thấm đẫm trong từng câu, từng chữ.
Tiếng kêu thương ai oán trong thơ Nguyễn Hành thì trước hết đó là
tiếng kêu bi thảm của nhân dân khốn khổ, đói nghèo,và còn là tiếng kêu
thương đau của nhà thơ về cuộc sống khốn cùng, ly tán, phiêu bạt khắp
trốn… của nhândân giữa “thuở trời đất nổi cơn gió bụi”. Bởi vậy, nguồn cảm
hứng lớn nhất trong thơ Nguyễn Hành chính là hiện thực đời sống, đời
thường, những gì dung dị nhất.
Có thể nói, thơ Nguyễn Hành đầy ắp những hình ảnh về cuộc sống
khốn khổ, cùng cực của dân chúng đương thời. Nỗi khổ về cảnh chịu túng
thiếu, đói kém phải đi xin ăn trong bài Túy thái bình ám ảnh nhà thơ biết bao
“đêm đêm vẫn nghe tiếng trẻ ăn xin”. Đây là tiếng thơ tả thực đến tê tái lòng


người. Lịch sử ta còn chép lại, Nguyễn Hành lớn lên trong thời kỳ dân chúng
loạn lạc, không được yên ổn, “trộm cướp nổi lên khắp nơi… thóc lúa dành
dụm trong xóm làng đều hết sạch… Dân lưu vong bồng bế, dắt díu nhau đi
kiếm ăn đầy đường. Giá gạo cao vọt, 100 đồng tiền không đổi được một bữa
ăn. Dân phần nhiều sống bằng rau cỏ, đến nỗi ăn cả chuột, rắn. Người chết
đói ngổn ngang, người sống sót không còn được một phần mười. Làng nào có
tiếng là trù mật cũng chỉ còn dăm ba hộ thôi.” [7,tr33]
Cuốn Tang thương ngẫu lục của Nguyễn Án, Phạm Đình Hổ.
Đây là hai tác giả sống cùng thời với Nguyễn Hành và còn ghi lại nhiều sự
kiện tai nghe, mắt thấy lúc bấy giờ ở trong phủ chúa thì “thức gì cũng có,
chồng chất như núi”. Vua Chúa ăn chơi xa hoa, trụy lạc, trong khi đó con dân
rất nghèo khổ, khốn cùng phải đi ăn xin từng bữa, và còn có rất nhiều người
dân không biết bấu víu vào đâu để sống, để tồn tại.

Thơ Nguyễn Hành được ví như một thứ thơ về lịch sử đương thời ngập
tràn chất liệu đời sống hiện thực. Hơn nữa, người làm thơ ở đây cũng chính là
người ghi chép lịch sử, ghi lại khách quan và trung thực về hiện thực tàn khốc
lúc bấy giờ. Trong một số bài thơ, Nguyễn Hành đã hé lộ cho hậu thế biết một
sự thật đầy ám ảnh thời ấ/y cuộc sống điêu tàn, chết chóc bao trùm khắp nơi;
do đó dân chúng đói khổ phải đi tha phương cầu thực khắp trốn. Hiện thực ấy
đầu tiên và phần nhiều là do quan lại quý tộc thời bấy giờ không thi hành
chính sự dựa vào đức nhân (Túy thái bình), cộng thêm vì thiên tai mất mùa,
dịch bệnh tràn lan (Dịch tái tác, Dịch tác). Thơ Nguyễn Hành giọng điệu đa
dạng, có giọng khát vọng, ấm ức, và cũng có giọng oán trách, … Chính
Nguyễn Hành từng nhận thơ ông là tiếng kêu “đau thương ai oán cùng cực”.
Các bài như Túy thái bình, Dịch tái tác, Dịch tác, Đại dịch… là những ví dụ
tiêu biểu cho tiếng kêu đau thương ấy.


Thơ Nguyễn Hành nói nhiều về dịch bệnh, và dịch bệnh đã len lỏi vào
cuộc sống của từng nhà, từng gia đình, và chúng đã nhẫn tâm cướp đi sinh
mệnh của biết bao người dân lương thiện, khốn cùng.
Bài Đại dịch thuật lại chân thực sự kiện: “Năm Minh Mệnh thứ nhất,
mùa thu năm Canh Thìn (1820), có nạn dịch lớn. Khởi đầu từ Xiêm La qua
Gia Định rồi lan ra các trấn ở Bắc Thành. Từ quan cho đến dân, người chết
hàng mấy chục vạn. Khắp thành thị nông thôn đều kinh hoàng, tế lễ cầu đảo.
Quả thực là sự biến chưa từng có”.
“Lẫm nhược đại quân hành
Tao nhiên vạn lý kinh
Cổ lai vô thử dịch Tiêm,
Lạp chí Long Thành…’’
(Đại dịch)
(Ầm ầm như đoàn quân kéo đi,
Náo động muôn dặm đều sợ hãi.

Xưa nay không có dịch bệnh ấy,
Từ Xiêm La lan ra Long Thành...)
(Nạn dịch lớn)
Nạn dịch lớn được tái hiện một cách đầy ám ảnh. Đó là cảnh người
chết khắp thành thị lẫn nông thôn, nạn dịch bùng phát lan rộng khắp nước,
không trừ một giai tầng nào. Để khắc họa sức hủy diệt nhanh chóng, và mạnh
mẽ của nạn dịch, Nguyễn Hành ví đại dịch như đoàn quân ầm ầm di chuyển,
đi đến đâu gây ra cảnh khiếp sợ, và chết chóc kinh hoàng đến đó. Ta thấy
không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Hành ví đại dịch với “đại quân hành”.
Điều này cho thấy rằng trong tiềm thức nhà thơ đó hẳn là một ám ảnh khủng
khiếp. Bằng cách so sánh đầy sức gợi hình độc đáo như vậy, nhà thơ đã diễn tả
được những khổ cực và cảnh vô số tai họa liên tục mà nhân dân phải hứng chịu.


Nguyễn Hành luôn dằn vặt, luôn tự trách bản thân không có cách nào
cứu giúp được cho nhân dân. Bài thơ có dư vang không phải ở chỗ chủ thể trữ
tình trông mong một tấm lòng hư vô, vời vợi cao xa, mà ở chỗ anh ta đi đến
chỗ tự vấn, tự hận. Kết bài thơ toát lên cái tình thế “lực bất tòng tâm” và
cũng là tâm sự đau xót trước thời thế của Nguyễn Hành. Cũng chính từ đây
chúng ta thấy một tâm hồn đẹp đẽ, vượt lên giới hạn nhân sinh quan giai cấp,
suốt đời lo cho dân cho nước.
“…Mục thảm nhân dân tử ,
Tâm hoài thiên địa sinh .
Hận vô điều nhiếp thuật,
Nhất vị hiến công khanh.”
(Đại dịch) (…
Trông thảm hại nhân dân chết chóc,
Lòng cầu mong trời đất hiếu sinh.
Hận rằng mình không có thuật gì cứu chữa,
Để đem dâng lên bậc công khanh.)

(Nạn dịch lớn)
Điều đó còn ta lại bắt gặp trong bài Dịch tái tác (Dịch bệnh tái phát); đó
còn là khao khát mãnh liệt được đem thân này hứng chịu “tai họa” cho nhân
dân:
“Lãnh khí lưu hành đông hựu xuân,
Hoàng thiên hồ nhẫn thử tư dân.
Mệnh trung nhược hữu suy di lý,
Bất tích thân đương thiên bách thân.’’
(Dịch tái tác)
(Khí lạnh tràn lan qua đông lại qua xuân,
Ông trời sao nỡ [để tai họa] giáng xuống con dân,
Nếu trong số mệnh có cái lẽ “thay thế”,


×