Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Con người cá nhân trong thơ văn đoàn nguyễn tuấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.12 KB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG

CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG THƠ
VĂN ĐOÀN NGUYỄN TUẤN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
======

NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG

CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG THƠ
VĂN ĐOÀN NGUYỄN TUẤN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ VIỆT HẰNG

HÀ NỘI - 2018



LỜI CẢM ƠN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của Tiến sĩ
Nguyễn Thị Việt Hằng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô cùng
các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình triển khai đề tài.
Hà Nội, tháng 3 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Minh Phượng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận “Con người cá nhân trong thơ văn Đoàn
Nguyễn Tuấn” là kết quả nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của
Tiến sĩ Nguyễn Thị Việt Hằng. Kết quả khóa luận không trùng khớp với bất
kì công trình nghiên cứu nào khác, nếu sai sót, tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.
Hà Nội, tháng 3 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Minh Phượng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 5
4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 5
5. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 5

6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
7. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 6
8. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG........................................................... 7
1.1. Vấn đề con người cá nhân trong văn học................................................... 7
1.2. Thân thế, sự nghiệp Đoàn Nguyễn Tuấn ................................................... 9
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 11
Chương 2. CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG HẢI ÔNG THI TẬP TỪ
PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG......................................................................... 13
2.1. Con người ưu tư trước bể dâu cuộc đời ................................................... 13
2.2. Con người nặng lòng với quê hương, gia đình, bè bạn............................ 17
2.3. Con người với nỗi niềm trăn trở trên con đường “hoạn lộ”..................... 23
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 33
Chương 3. CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG HẢI ÔNG THI TẬP TỪ
PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT................................................................... 34
3.1. Hình tượng nghệ thuật.............................................................................. 34
3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật ................................................................................ 38
3.3. Thời gian, không gian nghệ thuật ............................................................ 42
3.3.1. Thời gian nghệ thuật ..................................................................... 42
3.3.2. Không gian nghệ thuật .................................................................. 46


Tiểu kết chương 3............................................................................................ 50
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Từ cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX được xem là giai đoạn xảy
ra nhiều biến cố mạnh mẽ. Chế độ phong kiến ngày càng khủng hoảng trầm
trọng. Trong một thời gian ngắn mà liên tục có nhiều triều đại thịnh rồi suy:
Lê, Trịnh, Tây Sơn, chúa Nguyễn. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi, tiêu
biểu là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do Quang Trung lãnh đạo. Đây cũng là giai
đoạn chứng kiến sự đi xuống của Nho giáo. Nếu như ở thế kỉ XV trước đây,
Nho giáo từng chiếm vị trí độc tôn thì đến thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo ngày
càng lung lay và sang thế kỉ XVIII – XIX thì gần như bị sụp đổ hoàn toàn. Có
thể nói, những mâu thuẫn trong xã hội giai đoạn này trở nên gay gắt hơn bao
giờ hết. Vua tôi lẫn lộn, xã hội suy đồi, luân thường đạo lý đảo ngược, “chúa
lấn vua, giết vua, chúa anh giết chúa em, bề tôi lột vàng, lột áo chúa thượng”
[16, 60]. Điều đó khiến cho con người rơi vào tình trạng khủng hoảng chưa
từng thấy, đặc biệt phải kể đến bộ phận trí thức nho học. Thời thế thay đổi
khiến họ trở nên khủng hoảng về tinh thần, mông lung về tư tưởng, không tìm
ra hướng đi cho bản thân, hầu hết đều mang trong mình một nỗi buồn riêng.
Trong đó phải kể đến Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Ngô
Thời Nhậm... Và Đoàn Nguyễn Tuấn được xem là một trong những trí thức
mang đặc trưng chung với các tác giả trong giai đoạn này, tuy nhiên ông lại
không được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông, bởi thế mà còn
trở nên xa lạ. Tìm hiểu về Đoàn Nguyễn Tuấn phần nào giúp chúng tôi có cái
nhìn bao quát về tác giả, tác phẩm của ông đồng thời có cái nhìn rộng rãi hơn
về giai đoạn này.
Vấn đề con người cá nhân trong văn học cổ xưa nay được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm, đã có một công trình nghiên cứu chuyên biệt về vấn đề

1


này, đó là: Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam. Tuy nhiên tìm
hiểu về con người cá nhân trong thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn thì đến nay chưa

có một công trình nào nghiên cứu chuyên biệt. Chọn đề tài này, tác giả khóa
luận muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề con người cá nhân trong thơ văn Đoàn
Nguyễn Tuấn qua nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật biểu hiện, đồng
thời khẳng định lại những giá trị và đóng góp của Đoàn Nguyễn Tuấn trong
việc phát triển nội dung con người cá nhân trong văn học trung đại Việt Nam.
Là một sinh viên khoa Ngữ Văn và cũng là một giáo viên dạy văn trong
tương lai, việc bao quát về các tác giả văn học Việt Nam nói chung và văn
học trung đại nói riêng vô cùng cần thiết, nghiên cứu con người cá nhân trong
thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn sẽ là cầu nối quan trọng góp phần bổ trợ kiến
thức cho quá trình học tập và giảng dạy của cá nhân sau này.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Tìm hiểu con
người cá nhân trong thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn” cho khóa luận của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Tìm hiểu, đánh giá về con người cá nhân trong thơ văn Đoàn Nguyễn
Tuấn là công việc đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm, song chưa có
một công trình nào nghiên cứu chuyên biệt. Việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại
ở một vài nhận xét về cuộc đời, sự nghiệp cũng như nét khái quát về nội dung
và nghệ thuật thể hiện trong thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn. Có thể kể đến một
số công trình nghiên cứu sau:
Trần Văn Giáp trong Lược truyện các tác gia Việt Nam, tập 1, Nxb Sử
học, 1971 có trình bày sơ lược về tiểu sử Đoàn Nguyễn Tuấn và tác phẩm Hải
Ông thi tập [5].
Viện nghiên cứu Hán Nôm với Thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn – Hải Ông
thi tập, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1982 cũng đã đề cập đến tiểu sử Đoàn
Nguyễn Tuấn và một số tác phẩm của ông [1].

2


Nguyễn Lộc trong Văn học Tây Sơn, giới thiệu thân thế và sự nghiệp

Đoàn Nguyễn Tuấn cùng lời nhận xét: “Ông là một trong số ít những người
chỉ ra làm quan dưới thời Tây Sơn. Điều đó chứng tỏ cảm tình của ông đối
với nhà Tây Sơn là nồng hậu… Giống như nhiều nhà thơ khác thời Tây Sơn,
thơ ông lạc quan, thể hiện rõ nét tinh thần tự hào về triều đại Tây Sơn” [8,
275]. Tác giả cũng trích dẫn 48 bài trong Hải Ông thi tập để đối chiếu với các
bản Cựu Hàn Lâm Đoàn Nguyễn Tuấn thi tập, Trương Mộng Mai thi, Nhật
Nam phong nhã thống biên.
Nguyễn Tuấn Lương với bài viết “Đoàn Nguyễn Tuấn con người và thơ
văn” trong cuốn Danh nhân Thái Bình, tập 2, (Sở Văn hóa Thông tin Thái
Bình) cũng dành sự quan tâm nghiên cứu về Đoàn Nguyễn Tuấn. Đây được
đánh giá là một bài viết khá quy mô (46 trang). Bên cạnh việc giới thiệu về
tiểu sử, sự nghiệp Đoàn Nguyễn Tuấn, bài viết còn nêu ra một số vấn đề về
con người ông qua thơ văn. Theo Nguyễn Tuấn Lương, “Con người của Đoàn
Nguyễn Tuấn cũng thể hiện rõ nét qua thơ văn ông. Qua Hải Ông thi tập và
chín dị bản khác, nhà thơ Hải Ông đã thể hiện sự phóng khoáng sâu trầm, đa
tư giản dị, gần gũi quần chúng, yêu quý quê hương Tổ quốc. Ông tỏ rõ một tài
ba thơ văn điêu luyện, trong sáng, với cách nhìn nhận sự vật khá độc đáo, tinh
tế” [10, 118]. Tác giả bài viết nhận định: “Một khía cạnh khác cũng khá nổi
bật trong thơ văn của Hải Ông, đó là: lòng tự hào về dân tộc, về đất nước, con
người và phong tục Việt Nam” [10, 122].
Tạ Ngọc Liễn trong Chân dung văn hóa Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà
Nội, 1998, cũng nhắc đến Đoàn Nguyễn Tuấn và có những lời nhận xét sắc
sảo, tinh tế: “Đọc thơ Đoàn Nguyễn Tuấn, chúng ta bắt gặp một trái tim giàu
xúc cảm, một tâm hồn phong phú và nhạy bén với thế sự, luôn gắn bó với
cuộc sống xã hội, với đất nước quê hương” [7, 300]. Tác giả cũng giới thiệu
một số bài thơ trong Hải Ông thi tập như Xích Bích hoài cổ, Đăng Hoàng

3



Hạc lâu, Quá Trường Thành, Chiêu quân mộ, Đáp vấn… Tác giả nhận định:
“Trong các nhà thơ thời Tây Sơn, Đoàn Nguyễn Tuấn có lẽ là người có nhiều
bài thơ hay nhất về Thăng Long và là một tác giả có diện mạo riêng rất rõ” [7,
305].
Nguyễn Thạch Giang trong Tinh tuyển văn học Việt Nam (Tập 5 –
Quyển 2), Nxb Khoa học Xã hội, 2004 trình bày những nét chính về tiểu sử
Đoàn Nguyễn Tuấn. Công trình lựa chọn 23 bài thơ trích trong Hải Ông thi
tập để khảo dị, chú thích, dịch nghĩa, cùng lời nhận xét về Đoàn Nguyễn
Tuấn: “Ông đã để lại cho chúng ta một tập thơ – Hải Ông thi tập – ngót 250
bài. Nội dung thơ ông cho ta thấy ông là con người trầm mặc, thanh cao, chân
thành, giản dị, thiết tha với quê hương, với tổ quốc. Thơ ông lời chải chuốt,
thanh thoát, gợi cảm, ít điển cố. Một số bài ca ngợi triều đại Tây Sơn, nhiệt
liệt ngưỡng mộ Quang Trung, hào hứng trước quang cảnh đất nước dưới triều
đại mới” [3, 55].
Trong Từ điển Văn học (bộ mới), Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), Phùng Văn
Tửu, Trần Hữu Tá, Nxb Thế giới, 2004, mục “Đoàn Nguyễn Tuấn”, Phạm Tú
Châu trình bày sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ. Trong
đó có đưa ra nhận xét: “Nhìn chung thơ Đoàn Nguyễn Tuấn dù sáng tác dưới
thời Quang Trung (1753 – 1792) hay Quang Toản (1783 – 1802), đều có
những bài chân thành và hào hứng ca ngợi triều đại mới, ca ngợi võ công
đánh quân Thanh, dẹp Nguyễn Ánh của đội quân Tây Sơn, mang lại cảnh
thanh bình, thịnh trị cho đất nước […]; hoặc biểu lộ niềm tự hào về nền văn
hiến dân tộc […]. Đoàn Nguyễn Tuấn còn cho thấy niềm phấn khởi, lòng tin,
ý mong muốn đóng góp nhiều cho thời đại mới. Nhà thơ cũng không giấu
giếm những ý nghĩ tiêu cực, buồn nản để lộ rải rác trong thơ. Đó là một sự
thật khó tránh. Là một trí thức có gia đình, bạn bè, thân thích đều là những đại
thần của triều đại cũ mà nhiều người trong họ cũng như chính tác giả đã từng

4



ôm chí khôi phục nhà Lê nhà Trịnh, Đoàn Nguyễn Tuấn trong tập thơ của
mình thành thực nhận rằng ông chưa rũ bỏ được hết nỗi băn khoăn, day dứt –
những mâu thuẫn và đấu tranh khi đã đi theo Tây Sơn. Tuy nhiên, cuối cùng
Đoàn Nguyễn Tuấn đã vượt được dư luận, vượt được giáo lý và những mặc
cảm của đời và của mình để phục vụ thủy chung cho triều đại mới. Hải Ông
thi tập cũng đã ghi nhận điều đó” [6, 52].
Có thể thấy, cho tới nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về con
người cá nhân trong thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn. Việc nghiên cứu mới chỉ
dừng lại ở việc tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp cùng một số nhận xét về phong
cách, tư tưởng của tác giả. Đó sẽ là cơ sở quan trọng và cần thiết cho quá trình
nghiên cứu của chúng tôi trong việc đi sâu khai thác đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật thể hiện con người cá nhân trong
Hải Ông thi tập nhằm cho ra đời một nghiên cứu về con người cá nhân trong
thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn, cụ
thể là các tác phẩm được tập hợp trong Thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn – Hải
Ông thi tập do Nguyễn Tuấn Lương, Đào Phương Bình, Trần Duy Vôn dịch
và chú thích, Nxb KHXH, 1982.
5. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi khóa luận này, chúng tôi đi vào nghiên cứu vấn đề con
người cá nhân trong thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn thông qua những biểu hiện
từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật thể hiện.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp phân tích

5



- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp so sánh
7. Đóng góp của khóa luận
Thực hiện đề tài này, tác giả khóa luận muốn góp thêm một cái nhìn
mới mẻ về con người cá nhân trong thơ văn Đoàn Nguyễn Tuấn qua nội dung
và hình thức nghệ thuật thể hiện.
8. Bố cục khóa luận
Khóa luận tốt nghiệp được bố cục như sau:
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Con người cá nhân trong Hải Ông thi tập từ phương diện nội
dung
Chương 3: Con người cá nhân trong Hải Ông thi tập từ phương diện
nghệ thuật
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

6


NỘI DUNG
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Vấn đề con người cá nhân trong văn học
Macxim Gorki từng nói: “Văn học là nhân học, văn học là một khoa học
nghiên cứu về con người”. Vấn đề con người cá nhân trong văn học từ lâu đã
được các nhà nghiên cứu chú ý và quan tâm. D.X.Likhachôp trong công trình
Con người trong văn học Nga cổ xưa (Matxcơva, 1958, tái bản 1970) cũng đã

đề cập đến con người cá nhân trong văn học Nga thế kỉ XVII. XX.Avêrixep
trong Văn học Hy Lạp và văn chương Cận Đông (Matxcơva, 1971) cho rằng:
“người kể chuyện cổ đại đã nhận trách nhiệm cá nhân về tất cả những gì họ
kể”. A.V.Mikhailôp khi nghiên cứu Quan hệ Tiểu thuyết và phong cách
(Matxcơva, 1982) đã nhận xét rằng: “thời trung đại đã có những biểu hiện
mang tính cá nhân chống lại các truyền thống chung”.
Trong văn học trung đại, vấn đề con người cá nhân cũng được các nhà
nghiên cứu quan tâm. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng một trong những đặc
điểm của văn học trung đại là tính “vô ngã” (không có cái tôi). Nhưng không
vì thế mà văn học trung đại không có những nét riêng của cái tôi cá nhân. Vấn
đề này cho đến nay vẫn còn đưa ra nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, có một thực tế
không thể phủ nhận được, đó là mỗi cá tính sáng tạo riêng của một tác giả
trong sự nghiệp sáng tác của mình đều ít nhiều được thể hiện. Tập thể tác giả:
Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử, Huyền Giang, Trần Ngọc Vương, Trần Nho
Thìn, Đoàn Thị Thu Vân đã có riêng một công trình nghiên cứu chuyên biệt
về vấn đề này, đó là Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam. Trong
đó, Trần Đình Sử chỉ ra rằng: con người cá nhân trong văn học thời Lý – Trần
nổi bật là “con người yêu nước, trung nghĩa”, như trong thơ Lý Thường Kiệt
(1019 – 1105), Trần Quang Khải (1241 – 1294), Trần Quốc Tuấn (1226 –
1300), Đặng Dung (thế kỉ XV). Bên cạnh đó, con người trong văn học giai


đoạn này “chưa chịu sự ràng buộc chặt chẽ của Nho giáo, còn đầy tinh thần tự
chủ, tiến thủ, tích cực kiểu Thiền tông, hoặc con người vô ngôn, vô ngã, tự
do, phá chấp theo giáo lý nhà Phật” [16, 33]. Sang thế kỉ XV – XVII, con
người cá nhân xuất hiện dưới các hình thái chính “hoặc là lìa bỏ công danh,
lìa bỏ thị phi, khen chê, “độc thiện kỳ thân”, đối lập với kẻ khác phàm tục,
hoặc là đam mê vật dục, sắc dục như một tội lỗi, trái với đạo lí nhưng đã
không còn mặc cảm tội lỗi, trái lại đã biểu hiện được cảm giác đam mê, đẹp,
lãng mạn” [16, 163]. Tác giả tiêu biểu trong giai đoạn này phải kể đến

Nguyễn Trãi (1380 – 1442), một con người nhân nghĩa, yêu nước nhưng phải
chịu nhiều bi kịch. Con người cá nhân trong thơ Nguyễn Trãi được bộc lộ ở
sự lựa chọn giữa “các tư tưởng, các con đường lập thân, dưỡng thân và nhất là
bảo thân”. Ông luôn quan niệm người có tài thì phải dùng vào việc lớn, có ích
cho nhân dân, đất nước: “Lâm truyền ai rặng giá lâm khách?/ Tài đống lương
cao ắt cả dùng!/ Đống lương tài có mấy bằng mày.” (Tùng). Sang thế kỉ XVI,
xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu suy tàn, con người cá nhân vì thế cũng
chịu sự ảnh hưởng sâu sắc. Nếu Nguyễn Trãi khẳng định con người cá nhân
mình khi đối lập “ta” với “chúng ngươi” thì Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 –
1585) lại khẳng định mình qua hình thức đối lập “khép kín, không giao tiếp,
bằng tư thế “độc thiện kỳ thân” – cô độc một cách cao quý, thanh sạch” [16,
157]. Trái với con người mang lí tưởng thuần khiết, cao cả trong thơ thiền Lý
– Trần, Nguyễn Bỉnh Khiêm là con người sống trong “đam mê, sắc dục”
trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Tính “dục” của cá nhân con người
được đặt trong mối quan hệ của tình yêu nam nữ. Có thể kể đến cuộc gặp gỡ
ái ân của Trung Ngộ với hồn ma Nhị Khanh, cuộc kì ngộ xướng họa của Hà
Nhân ở trại Tây, rồi kì ngộ Hàn Than và Vô Kỷ, Nhuận Chi và Túy Tiêu, Thị
Nghi với quan họ Hoàng… Về mặt đạo lý, những cuộc gặp gỡ này không
được nhà nho chấp nhận. Nhưng về mặt tình cảm lại được tác giả một tả một


cách khá đẹp, tình tứ trong những vần thơ. Từ đó thể hiện khát vọng cá nhân
mạnh mẽ trong cuộc đời trần tục. Đặc biệt giai đoạn văn học từ thế kỉ XVIII –
XIX, cái tôi cá nhân đã xuất hiện như một hiện tượng xuyên suốt qua nhiều
tác giả khác nhau. Đây được xem là giai đoạn xã hội phong kiến Việt Nam đi
vào tình trạng sụp đổ, vô cùng bế tắc. Điều đó khiến cho con người trong văn
học “kêu to lên nhu cầu về quyền sống cá nhân, quyền hưởng hạnh phúc cá
nhân như một quyền tự nhiên” [16, 194]. Xuất hiện dòng tư tưởng thương
người, xót thân bên cạnh sáng tác mang hướng hưởng lạc và trào phúng.
Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn – Đoàn thị Điểm là khúc ngâm của “cái

tôi” cá nhân người chinh phụ mang bao nỗi niềm, bao sự nhớ mong, chờ đợi,
tủi hờn, hi vọng, khát vọng và là tiếng nói tố cáo mạnh mẽ của cá nhân người
chinh phụ từ nơi khuê phòng đến nơi biên ải, chiến trường xa. Cung oán
ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân
Hương… là những tiếng nói đòi quyền sống, quyền làm người, quyền được
thể hiện “cái tôi” cá nhân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ngoài ra
văn học giai đoạn này còn chứng kiến sự xuất hiện của “con người cá nhân
công danh hưởng lạc ngoài khuôn khổ” (thơ văn Nguyễn Công Trứ, Cao Bá
Quát), “con người cá nhân giải thoát bằng hưởng lạc” (thơ ca trù cuối thế kỉ
XIX), “con người cá nhân trống rỗng, mất hết ý nghĩa” (thơ Nguyễn Khuyến).
Như vậy, có thể khẳng định dù mức độ đậm nhạt khác nhau, tác phẩm
văn học bao giờ cũng ít nhiều in dấu ấn cá nhân. Nhà mỹ học Lý Trạch Hậu
cũng đã từng nói: “Cái gọi là vô ngã, không phải là nói nhà nghệ sĩ không có
tư tưởng, tình cảm cá nhân ở trong tác phẩm, mà là nói tư tưởng, tình cảm đó
không trực tiếp ngoại lộ” [11, 54].
1.2. Thân thế, sự nghiệp Đoàn Nguyễn Tuấn
Đoàn Nguyễn Tuấn (? - ?) hiệu là Hải Ông, quê ở Hải An, huyện Quỳnh
Côi (nay là Quỳnh Phụ), tỉnh Thái Bình.


Đoàn Nguyễn Tuấn là con trai Thám hoa Đoàn Nguyễn Thục (1718 –
1775), con rể tiến sĩ Nhữ Đình Toản (1702 – 1773) và là anh vợ thi hào
Nguyễn Du (1765 – 1820).
Năm 1786, Trịnh Bồng lên ngôi, Đoàn Nguyễn Tuấn đã tập hợp dân
làng đến họp về việc khởi binh giúp Trịnh Bồng đánh Nguyễn Hữu Chỉnh,
dành lại ngôi chúa, ổn định tình hình xã hội bấy giờ nhưng việc không thành.
Cuối năm 1787, Vũ Văn Nhậm – tướng Tây Sơn đem quân ra Bắc, giết
Nguyễn Hữu Chỉnh và đuổi vua Lê Chiêu Thống. Đây là giai đoạn khiến cho
Đoàn Nguyễn Tuấn và các nho sĩ Bắc Hà thời bấy giờ mang trong lòng vô số
hoang mang, đắn đo lựa chọn những ngả đường xuất xử khác nhau.

Cuối năm 1787, Đoàn Nguyễn Tuấn cùng Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích
đứng ra giúp nhà Tây Sơn, ông được giao chức Hàn lâm trực học sĩ (1788).
Tháng 9 năm 1789, Đoàn Nguyễn Tuấn vâng mệnh vua Quang Trung đi
tiếp sứ Thanh ở trấn Lạng Sơn.
Năm 1790, ông cùng Vũ Huy Tấn, Phan Huy Ích được cử vào đoàn sứ
bộ của vua Quang Trung giả, sang Trung Quốc yết kiến vua Càn Long. Khi
hoàn thành chuyến đi sứ trở về, Đoàn Nguyễn Tuấn được thăng làm Tả thị
lang bộ Lại, tước Hải Phái hầu (1791).
Năm 1794, Hải Ông được lệnh đến Phú Xuân. Trên hành trình đi ông có
viết bài thơ: Giáp Dần mạnh thu phụng mệnh nhập Phú Xuân kinh, đăng trình
lưu biệt Bắc Thành chư hữu (Đầu mùa thu năm Giáp Dần vâng mệnh vào
kinh Phú Xuân, khi lên đường lưu biệt các bạn ở Bắc thành). Toàn bộ bài thơ
là niềm vui cũng như niềm tin tưởng, lạc quan của ông vào triều đại mới.
Năm 1798, Đoàn Nguyễn Tuấn được vua Quang Trung cử đi hộ giá tuần
du phương Nam. Ông ghi lại sự kiện này bằng hai bài thơ: Mậu Ngọ Mạnh
Đông phụng hộ Nam tuần, hiểu phát Hương giang và Mậu Ngọ niên tái quan
Nam hà, dật quan đô úy kinh thảng tương ngộ vu khế chi ngụ, toại tương dữ


vãng lai, y cầu quan Nam du tập họa lưu tặng nguyên tác. Dư nhân y vận đáp
phục.
Năm 1792, vua Quang Trung mất, Quang Toản lên kế vị. Quang Toản
lên ngôi khi còn quá trẻ (9 tuổi) và chưa có kinh nghiệm nên không giữ được
việc triều chính. Mọi việc đều do cậu là Bùi Đắc Tuyên là thái sư nắm giữ.
Chính sự rối ren, các đại thần quay sang giết hại lẫn nhau dẫn đến nội bộ lục
đục. Thêm vào đó ở phía Nam, nhân cơ hội này Nguyễn Ánh câu kết với quân
Xiêm nhằm lật đổ triều Tây Sơn, giành lại chính quyền về phía mình. Tiếp tục
phục vụ cho triều Tây Sơn nhưng Đoàn Nguyễn Tuấn tỏ ra có phần buồn chán
với con đường công danh sự nghiệp. Một thời gian sau ông quyết định lui về
quê chọn một cuộc sống thanh nhàn (1800).

Sự nghiệp văn học của Đoàn Nguyễn Tuấn cho đến nay còn duy nhất
tập thơ Hải Ông thi tập với khoảng 241 bài; bao gồm 146 bài thất ngôn bát
cú, 34 bài thất ngôn tứ tuyệt, 12 bài ngũ ngôn, 03 bài ca, 03 bài hành, và 01
bài làm theo thể liên cú, 42 bài chưa được dịch; chia làm 2 phần: thơ viết
trong nước (139 bài) và thơ đi sứ (102 bài). Nội dung thơ ông cho thấy “ông
là con người trầm mặc, thanh cao, chân thành, giản dị, thiết tha với quê
hương, với tổ quốc. Thơ ông lời chải chuốt, thanh thoát gợi cảm, ít điển cố.
Một số bài ca ngợi triều đại Tây Sơn, nhiệt liệt ngưỡng mộ Quang Trung, hào
hứng trước quang cảnh đất nước dưới triều đại mới” [3, 55].
Tiểu kết chương 1
Tính “phi ngã” là một trong những đặc điểm của thi pháp văn học trung
đại. Tuy nhiên, vấn đề con người cá nhân trên tiến trình văn học lại xuất hiện
như một nhu cầu thiết yếu. Có thể nói, vấn đề con người cá nhân trong thơ
Việt Nam trung đại đã hình thành, phát triển qua một quá trình biểu hiện sáng
tạo. Và đến giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX thì vấn đề con người cá
nhân đã dần được khẳng định một cách mạnh mẽ.


Đoàn Nguyễn Tuấn là một trí thức nho học dưới triều Lê – Trịnh sau
đứng ra phục vụ cho Tây Sơn. “Đoàn Nguyễn Tuấn cũng như nhiều bạn bè
của ông ít nhiều cũng có những trăn trở, say sưa trước thắng lợi vĩ đại của dân
tộc trong sự nghiệp chống ngoại xâm do Quang Trung lãnh đạo nhưng vẫn
canh cánh bên lòng nỗi niềm “cố quốc” [10, 21]. Có thể nói, Đoàn Nguyễn
Tuấn là một trong những trí thức tràn đầy tình yêu quê hương, đất nước, niềm
lạc quan, phấn khởi trước triều đại mới… Ông được đánh giá là một sứ thần –
nhà thơ có nhiều đóng góp cho triều Tây Sơn và là một tác giả mang diện mạo
riêng rất rõ.


Chương 2. CON NGƯỜI CÁ NHÂN TRONG HẢI ÔNG THI TẬP TỪ

PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
2.1. Con người ưu tư trước bể dâu cuộc đời
Lâu nay núi sông vẫn thường tượng trưng cho sự vĩnh hằng, chứng nhân
cho những đổi thay của thời cuộc. Tạo vật có thay đổi ra sao, triều đại có
hưng vong thế nào thì núi non, sông biển cũng vẫn còn đó, không chuyển dời.
Chẳng thế mà đứng trước núi cao hay sông sâu bể rộng, con người thường
mang trong lòng bao suy tư về sự được – mất, thịnh – suy, biến thiên của cuộc
đời:
“Thiên phong tiễu lập khan triều đại
Nhất thủy bình lưu tống cổ câm.”
(Ngàn núi đứng sững xem các triều đại,
Một dòng phẳng lặng đưa đón cổ kim.)
(Giang trình – Hành trình trên sông)
Đoàn Nguyễn Tuấn cũng nằm trong số đó. Trên lộ trình muôn dặm của
mình, mỗi khi đứng trước vời vợi núi cao hay mênh mang sông nước, ông
không khỏi ngậm ngùi khi nghĩ về “nỗi cổ kim”. Đứng trên đỉnh núi cao trông
ra xa trong buổi chiều hôm, trong lòng thi nhân chợt dâng lên bao cảm xúc
khó tả:
“Nhật mộ thừa cao thư viễn diếu,
Vô cùng kim cổ nhất đê đầu.”
(Chiều hôm lên cao thư thả nhìn ra xa,
Cảm nỗi cổ kim man mác, lặng lẽ cúi đầu.)
(Quế Hoa tự hoài cổ – Thăm chùa Quế Hoa, nhớ xưa)
Một đêm ngủ lại ở đồn Hoành Sơn, lặng nghe tiếng sóng biển vỗ dưới
khe núi cũng khiến thi nhân phải suy tư về lẽ đời, trăn trở về bao “tan hợp”:
“Hà xứ đào thanh triệt dạ văn,


Hoành Sơn sơn hạ đại dương tân.
Phù sinh danh lợi không giao cát;

Thử địa quan hà kỷ hợp phân.”
(Tiếng sóng đâu đây vang suốt đêm trường,
Dưới núi Hoành Sơn là bờ biển cả.
Danh lợi trong cõi phù sinh luống những rối bời;
Núi sông ở dải đất này bao lần tan hợp.)
(Túc Hoành Sơn đồn, văn hải đào thanh – Ngủ đêm ở đồn Hoành Sơn
nghe tiếng sóng biển)
Biển muôn đời đều vậy, chẳng khi nào im tiếng sóng vỗ, lặng tiếng gió
thổi. Nằm nghe tiếng sóng cứ từng đợt từng đợt vỗ vào bờ rồi lại dội vào lòng
khiến thi sĩ khó mà chợp mắt. Để rồi với một tâm hồn vốn nhạy cảm, trước sự
vĩnh hằng của thiên nhiên sông núi, thi sĩ không tránh khỏi những ưu tư, nghĩ
suy trước thời cuộc.
Khi đi qua sông Trường Giang, cũng như đa số các nhà thơ khác, Đoàn
Nguyễn Tuấn hồi tưởng lại trận Xích Bích nổi tiếng năm xưa từng diễn ra, giờ
đây những chiến thuyền, binh pháp, thế trận… đều không còn, chiến công
cũng đều đã qua đi, giờ chỉ có núi sông là còn mãi:
“Trường Giang dạ sắc bích du du,
Tam Quốc can qua thử địa đầu.
Phân đỉnh đồ khuynh sơn tự trĩ,
Liên hoàn thuyền tận thủy không lưu.”
(Cảnh đêm trên Trường Giang một màu biếc xanh man mác,
Nơi đây, từng xảy ra trận can qua thời Tam Quốc.
Cơ đồ chia ba chân vạc đã sập, mà núi non vẫn còn sừng sững;
Thuyền bè theo kế liên hoàn đã hết, nhưng sông nước vẫn chảy
hoài.)
(Xích Bích hoài cổ – Trước cảnh Xích Bích nhớ xưa )


Thả hồn trở về theo dòng lịch sử, Đoàn Nguyễn Tuấn nhớ đến Tào Tháo,
Gia Cát Lượng, Tô Đông Pha, thế chân vạc hiểm trở của trận Xích Bích thời

Tam Quốc... Trước đây, Chu Du nhờ Gia Cát Lượng đã lừa được Tào Tháo
trúng kế của mình. Chu Du đã mưu trí đốt sạch quân Tào chỉ bằng một trận
hỏa công. Có thể nói, mọi thứ đều có thể bị bụi thời gian che phủ, nhưng thiên
nhiên, sông núi và những con người cao cả như Pha Tiên vẫn luôn còn mãi.
Ngoài tâm trạng hoài cổ, Đoàn Nguyễn Tuấn cũng chiêm nghiệm được một
chân lí sâu sắc: cái đẹp, cái vĩnh hằng là những giá trị mà con người để lại cho
cuộc đời.
Tâm trạng hoài cổ, nỗi niềm dâu bể, nghĩ suy trước những đổi thay thời
cuộc thường xuất hiện nhiều trong thơ văn hậu kì phong kiến. Với “bãi bể
nương dâu, bức tranh vân cầu” (Cung oán ngâm khúc), “vũng tang thương”,
“lớp sóng phế hưng” (Chơi đài khán xuân Trấn Võ, Chùa Trấn Bắc)… đều là
kết quả của những phen thay đổi sơn hà . Nguyễn Du cũng có nhiều bài thơ
thể hiện niềm u hoài trước thời cuộc, trước những bể dâu, biến thiên của cuộc
đời:
“Mãnh nhiên ức khởi nhị thập niên tiền sự
Giám Hồ hồ biên tằng kiến chi
Thành quách suy di nhân sự cải
Kỷ độ tang điền biến thương hải”
(Tự nhiên nhớ lại hai mươi năm trước
Bên hồ Giám trong dạ tiệc ta đã thấy nàng
Thành quách đã chuyển, người cũng đổi thay
Nương dâu trở thành biển cả đã nhiều)
(Long thành cầm giả ca)
Với Nguyễn Du, “những biến cố đổi thay triều đại giai đoạn này dội
mạnh vào ông như một cơn lốc ghê gớm trong tình cảm. Và cảnh tang thương


dâu bể của nơi phồn hoa đô hội thân thuộc đối với mình, từ nhiều tầng bậc
khác nhau, với nhiều số phận bi hài trớ trêu diễn ra trước mắt, lại cũng khía
sâu vào tâm trí nhà thơ những ấn tượng khác thường, hình thành nên ở ông

một cái nhìn sâu thẳm, đột xuất về phương diện triết học cũng như thẩm mỹ”
(Nguyễn Huệ Chi, Biểu tượng đa nghĩa của Thăng Long trong thơ Nguyễn
Du, Hội thảo Văn học, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long, tháng 8/2010, do
Hội Phật Giáo kết hợp với Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TPHCM tổ
chức).
Trước khi ra làm quan cho triều Tây Sơn, Đoàn Nguyễn Tuấn từng là
một nho sĩ dưới triều Lê nên cảm tình của ông dành cho triều vua cũ cũng là
điều dễ hiểu. Tuy nhiên, cảm tình ấy cũng chỉ được bộc lộ ở một mức độ nhất
định:
“Thiên niên miếu vũ linh như tụy,
Nhất biến sơn hà lệ vị thu.
Lạn mạn tinh kỳ tân trại lũy,
Tiêu điều phong nguyệt cựu tùng du.”
(Miếu vũ ngàn năm dầu dãi, khí thiêng như còn tụ họp;
Non sông một phen đổi thay, giọt lệ nay vẫn chửa khô.
Phấp phới tinh kỳ trên đồn trại mới;
Tiêu điều trăng gió trên tùng du xưa.)
(Thanh Hóa đạo trung – Trên đường Thanh Hóa)
Chứng kiến sự hưng phế của liên tiếp hai triều đại, ông không cầm nổi
giọt nước mắt ngậm ngùi. Nhưng bên cạnh nỗi nghẹn ngào đó ta còn trông
thấy hình ảnh một Hải Ông vui mừng, phấn khởi trước ngọn cờ phấp phới
trên đồn trại mới. Như vậy, Đoàn Nguyễn Tuấn – với tư cách một “con người
công dân”, ông vui mừng khi đã nhìn ra sự tiến bộ của triều đại mới còn với
tư cách một “con người cá nhân”, trước biến thiên cuộc đời ông khó tránh


khỏi những ưu tư, sầu cảm. Tâm trạng này được ông bộc lộ qua không ít bài
thơ của mình:
“Bách niên nhân vật điêu linh tận;
Nhất vọng sơn hà phá toái dư.”

(Trong khoảng trăm năm, nhân vật thảy đà mai một
Ngắm qua một lượt, núi sông còn đây sau bao tan vỡ.)
(Nghệ An đạo trung – Trên đường Nghệ An)
Câu thơ dẫu thể hiện niềm tự hào về giang sơn vững vàng qua bao dâu
bể, biến cố của thời đại nhưng ẩn hiện trong đó vẫn có chút ngậm ngùi về sự
“mai một”, “tan vỡ” trong “khoảng trăm năm”.
Có thể thấy, niềm hoài cổ là sự cộng hưởng của nhiều ý nghĩa qua bao
trải nghiệm, chiêm nghiệm và ý nghĩa lớn nhất chính là ý nghĩa nhân sinh. Nó
cho thấy tình cảm, tấm lòng của một tâm hồn thi sĩ nặng lòng với con người,
đất nước và cuộc đời.
Cũng nói thêm rằng, tuy ưu tư trước những đổi thay của thời cuộc nhưng
niềm hoài cổ trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn chỉ như nỗi nghẹn ngào của một
tâm hồn thi sĩ vốn đa sầu đa cảm trước dòng chảy cuộc đời. Nó không phải là
niềm oán trách hay sự tiếc nuối cùng cực bởi ông đã nhận ra được cái tốt đẹp
ở cuộc sống hiện tại và trong triều đại mới. Đoàn Nguyễn Tuấn cũng đã từng
bày tỏ sâu sắc điều này, “ông chưa rũ bỏ được hết nỗi băn khoăn, day dứt –
những mâu thuẫn và đấu tranh khi đã đi theo Tây Sơn. Tuy nhiên, cuối cùng
Đoàn Nguyễn Tuấn đã vượt được dư luận, vượt được giáo lý và những mặc
cảm của đời và của mình. Ông tỏ ra thức thời và đã phục vụ gần như trọn vẹn
cho triều đại mới” [6, 48].
2.2. Con người nặng lòng với quê hương, gia đình, bè bạn
Hải Ông thi tập của Đoàn Nguyễn Tuấn không chỉ là bức tranh được
khúc xạ từ hiện thực cuộc sống đương thời mà còn là những mảng màu được


khúc xạ từ chính tâm hồn nhà thơ. Đọc Hải Ông thi tập ta sẽ thấy chan chứa
trong mỗi vần thơ là nỗi nhớ mong, tình cảm yêu thương, tinh thần lạc quan
cùng niềm tự hào dân tộc. Phải là một người có trái tim yêu thương gia đình,
nặng lòng với quê hương, đất nước mới có thể bật lên những cung bậc tình
cảm sâu sắc như vậy. Tình cảm ấy trước tiên phải kể đến đó là tình cảm đối

với quê hương, nó như được thăng hoa trong những tháng ngày phải xa quê
sang xứ người của nhà thơ. Ngay khi vừa bước chân qua ải Nam Quan, nỗi
nhớ quê, nhớ nhà ấy đã hiện rõ trong bước chân của người đi sứ:
“Khách bộ sơ tùy thiên tiết tỷ,
Hương tâm ám trục mộ vân hoàn”
(Bước chân khách chớm rời theo cờ đi sứ;
Lòng nhớ quê ngầm theo mây chiều trở về)
(Quá quan – Qua cửa ải)
Hai chữ “chớm rời” diễn tả thật tinh tế nỗi lòng của người ra đi. Mắt thì
trông theo cờ sứ phía trước nhưng chân lại chỉ chớm bước đi. Và khi chân
bước đi rồi nhưng “Lòng nhớ quê ngầm theo mây trời trở về ”. Hai câu thơ
hiện lên như một thước phim quay chậm diễn tả xúc động tâm trạng đầy lưu
luyến của người sắp phải xa quê.
Có nhiều đêm, dừng nghỉ chân ở nơi xa lạ, nỗi nhớ quê lại dâng lên
nghẹn ngào khiến ông không sao cầm lòng được, để rồi lại thả hồn tìm về nơi
quê nhà:
“Thiềm thướng nham đầu ảnh diệt minh
Lữ huống hương tình quan bất trước”
(Trăng lên đầu núi, khi tỏ khi mờ
Nỗi khách tình quê, cầm lòng chẳng được.)
(Quá quan – Qua cửa ải)
Ngay cả trong giấc chiêm bao, bóng dáng quê nhà cũng hiện về:


“Mộng lý sơn xuyên thất trở tu.
Quy lai dạ dạ cố viên thư”
(Núi sông trong mộng không còn gì là xa cách,
Đêm đêm trở về với cảnh thu nơi vườn cũ)
(Thu mộng – Mộng thu)
Có thể nói, xa quê nhớ quê là điều dễ hiểu, nhưng nhớ quê hương như

Đoàn Nguyễn Tuấn thì thật sâu sắc, cảm động. Nỗi nhớ lúc nào cũng hiện
trong tâm trí, thường trực mọi lúc, mọi nơi với bao cung bậc sắc thái khác
nhau. Trong thơ Đoàn Nguyễn Tuấn ta dễ thấy tác giả thường sử dụng những
từ: “hương tâm”, “tâm hương”, “hương hoài”, “hương tình”, “gia hương”…
để bộc lộ nỗi lòng mình. Đây cũng là tâm trạng chung của những người phải
xa quê sang xứ người, Nguyễn Du cũng có nhiều câu thơ thể hiện nỗi lòng
nhớ nhà, nhớ quê như vậy :
“Vạn lý hương tâm hồi thủ xứ
Bạch vân nam hạ bất thăng đa”
(Lòng nhớ quê nhà cách xa vạn dặm, quay đầu nhìn lại
Phía nam mây trắng nhiều không kể xiết)
(Ngẫu hứng)
Ngoài tình cảm yêu quê hương đất nước, thơ Đoàn Nguyễn Tuấn còn
thể hiện tình cảm với gia đình và bè bạn sâu đậm.
Ở thành Quảng Châu, tới ngày giỗ thân phụ không thể về, tình nghĩa mẹ
cha hòa cùng nỗi nhớ nhung chất chứa khiến nhà thơ không cầm nổi giọt lệ:
“Hà đương bất tỉnh thân,
Độc tác tha hương khách.
Đối nhân cưỡng ngôn ngữ,
Đê, thủ lệ ám trích.
Hữu, sinh phụ thù lao,


×