Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Tổ chức hoạt động thực hành cuộc sống cho trẻ 3 6 tuổi theo phương pháp montessori

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.66 KB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

BẠCH THỊ TỐ UYÊN

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
CUỘC SỐNG CHO TRẺ 3 - 6 TUỔI THEO
PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

BẠCH THỊ TỐ UYÊN

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
CUỘC SỐNG CHO TRẺ 3 - 6 TUỔI THEO
PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG

HÀ NỘI - 2018




LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo
TS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG - người đã tận tình hướng dẫn, động viên và
giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình làm khoá luận.
Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo
trong khoa GIÁO DỤC MẦM NON, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập tại nhà
trường.
Xin được cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Ban giám hiệu, các cô giáo và
các cháu trường mầm non Đại Thịnh - Mê Linh - Hà Nội đã tạo điều kiện cho
em điều tra, khảo sát các vấn đề thực tiễn có liên quan đến phạm vi nghiên
cứu của đề tài.
Do thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tác
giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề
tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2018
Người thực hiện
Bạch Thị Tố Uyên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu trong khoá luận này là
thành quả của riêng tôi. Nội dung khoá luận không trùng với bất cứ một công
trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2018
Người thực hiện


Bạch Thị Tố Uyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
5. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 3
6. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
8. Cấu trúc đề tài ............................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC
HÀNH CUỘC SỐNG CHO TRẺ 3 – 6 THEO PHƯƠNG PHÁP
MONTESSORI................................................................................................ 6
1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 6
1.1.1 Thực hành cuộc sống (Cuộc sống thực tế)............................................... 6
1.1.2. Hoạt động thực hành cuộc sống .............................................................. 6
1.1.3 Đặc trưng của hoạt động thực hành cuộc sống ........................................ 7
1.1.4 Đặc điểm hoạt động giáo dục thực hành cuộc sống cho trẻ 3 - 6 tuổi theo
phương pháp Montessori thông qua hoạt động ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
......................................................................................................................... 13
1.2 Một số vấn đề về phương pháp Montessori cho trẻ 3 - 6 tuổi ..................
13
1.2.1 Khái lược về phương pháp Montessori.................................................. 13
1.2.2 Nguyên tắc của phương pháp Montessori.............................................. 17
1.2.3 Đặc trưng của phương pháp Montessori ................................................
19



1.2.3.1 Môi trường lớp học được chuẩn bị tốt ................................................ 19
1.2.3.2. Trẻ em trong lớp học Montessori....................................................... 20
1.2.3.3 Giáo cụ ................................................................................................ 20
1.2.3.4 Vai trò của giáo viên ........................................................................... 21
1.2.3.5 Đặc điểm phát triển của trẻ 3 - 6 tuổi theo phương pháp Montessori 22
1.2.4 Cơ sở của quan điểm và phương pháp giáo dục Montessori .................
26
1.2.5 Nội dung giáo dục theo phương pháp Montessori .................................
27
Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
CUỘC SỐNG CHO TRẺ 3 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐẠI
THỊNH – MÊ LINH – HÀ NỘI ................................................................... 30
2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng............................................................... 30
2.1.1 Mục đích thực trạng ............................................................................... 30
2.1.2 Đối tượng khảo sát thực trạng................................................................ 30
2.1.3 Nội dung và phương pháp khảo sát thực trạng ...................................... 30
2.2 Kết quả khảo sát thực trạng....................................................................... 32
2.2.1 Thực trạng hoạt động thực hành cuộc sống cho trẻ 3 - 6 tuổi ở trường
mầm non Đại Thịnh- Mê Linh- Hà Nội .......................................................... 32
2.2.2 Thực trạng tổ chức hoạt động thực hành cuộc sống cho trẻ 3 - 6 tuổi ở
trường mầm non Đại Thịnh - Mê Linh- Hà Nội theo phương pháp Montessori
39
2.3 Kết luận chương 2 ..................................................................................... 41
Chương 3: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH CUỘC
SỐNG CHO TRẺ 3 – 6 TUỔI THEO PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI.
43
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động thực hành cuộc sống
cho trẻ 3 - 6 tuổi theo phương pháp Montessori ............................................. 43

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính tương tác ....................................................... 43
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính tự do- kỷ luật................................................. 43
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo một môi trường được chuẩn bị kĩ ........................ 45


3.2 Một số biện pháp tổ chức hoạt động thực hành cuộc sống cho trẻ 3 - 6 tuổi
.... 46
3.2.1 Xây dựng môi trường lớp học theo phương pháp Montessori............... 46
3.2.2 Xây dựng nội dung thực hành................................................................ 47
3.2.3. Tiến trình tổ chức .................................................................................. 49
3.2.4 Minh hoạ tiến trình tổ chức hoạt động cho trẻ 3 - 6 tuổi thực hành cuộc
sống ................................................................................................................. 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Giáo dục: GD
Giáo dục Mầm non: GDMN
Hoạt động thực hành cuộc sống: HĐTHCS
Giáo viên: GV
Phương pháp giáo dục: PPGD


DANH MỤC HÌNH VẼ BẢNG BIỂU
Bảng 2.2.1.1: Tầm quan trọng về việc tổ chức hoạt động thực hành cuộc sống
cho trẻ 3 - 6 tuổi ở trường mầm non
Bảng 2.2.1.2: Mức độ sử dụng các phương pháp tổ chức hoạt động thực hành
cuộc sống cho trẻ 3 - 6 tuổi ở trường mầm non

Bảng 2.2.1.3: Về những điều kiện cần thiết giúp trẻ 3 - 6 tuổi được tham gia
thực hành các bài tập thực hành cuộc sống
Bảng 2.2.1.4: Thực trạng tổ chức hoạt động thực hành cuộc sống cho trẻ 3 - 6
tuổi hiện nay
Biểu đồ 2.2.1.1: Đánh giá mức độ hứng thú với các hoạt động thực hành cuộc
sống của trẻ
Biểu đồ 2.2.2.1: Kết quả khảo sát ý kiến tổ chức hoạt động thực hành cuộc
sống theo phương pháp Montessori cho trẻ 3- 6 tuổi trong các trường mầm
non
Bảng 2.2.2.1: Kết quả khảo sát mức độ giáo viên sử dụng ứng dụng của
phương pháp Montessori vào việc tổ chức hoạt động thực hành cuộc sống cho
trẻ 3 - 6 tuổi



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, là một bậc học có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển
nguồn lực con người. Để đứa trẻ có thể trở thành cá thể độc lập, tự chủ, sống
khoẻ , sống tốt và thành công trong tương lai thì ngay từ nhỏ cần được thực
hành cuộc sống cho trẻ giáo dục kỹ năng sống cho trẻ - đó có thể coi là chìa
khoá cho sự sống còn và phát triển con người.
Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người,
nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực,
còn có những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ
em. Nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để
biết lựa chọn những giá trị sống tích cực, không có những năng lực để ứng
phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp
trở ngại, rủi ro trong cuộc sống. Do đó, việc thực hành cuộc sống cho mọi

người nói chung và trẻ em nói riêng đang trở thành nhiệm vụ quan trọng. Việc
tổ chức hoạt động thực hành cuộc sống phải được đo bằng sự vận dụng những
kỹ năng đó trong cuộc sống mỗi cá nhân để sống tích cực, sống hạnh phúc,
sống có ý nghĩa. Việc tổ chức hoạt động thực hành cuộc sống nhằm giúp trẻ
phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách. Cung cấp cho mỗi trẻ những kiến
thức cần thiết về kỹ năng sống kỹ năng tự phục vụ để các em sống sao cho
lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp các em hiểu, biết những kiến thức về kỹ năng
sống, kỹ năng tự phục vụ được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá
trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó
trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải quyết
mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực...

1


Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, trình độ tri thức của trẻ được
nâng lên gấp bội nhưng bên cạnh đó các kỹ năng tự phục vụ bản thân các hoạt
động thực hành trong cuộc sống phục vụ bản thân của trẻ dường như bị tụt
lùi. Điều này càng thể hiện rõ đối với trẻ ở thành thị, những vùng kinh tế phát
triển. Nhiều phụ huynh do quá cưng chiều con mình bao bọc con quá kỹ khiến
cho con của họ không được thích nghi với môi trường xung quanh, dẫn đến
những sai lệch trong hành động. Chúng ta dễ dàng bắt gặp trẻ 5 - 6 tuổi vẫn
còn được mẹ chăm sóc từng ly từng tí: từ việc vệ sinh cá nhân, mặc quần áo,
cho đến việc đúc ăn. Những việc này vô tình khiến trẻ mất đi kỹ năng tự phục
vụ bản thân của trẻ.
Theo UNESCO, trẻ tám tuổi là quá trễ để giáo dục kĩ năng sống và các
kỹ năng tự phục vụ. Vì đến tuổi này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các
giá trị, trừ khi có sự thay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì
khó có thể lĩnh hội thêm giá trị sau độ tuổi này. Trẻ từ dưới hai tuổi đã bắt đầu
tiếp thu từ môi trường sống xung quanh như giọng nói của người lớn khi nói

chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc với trẻ… tất cả đều tác động đến sự phát
triển của trẻ.
Thực hành cuộc sống là lĩnh vực đầu tiên và rất quan trọng trong phương
pháp Montessori, vì mục đích là giúp trẻ có thể tự làm những công việc hàng
ngày để tự chăm sóc bản thân, hoặc thậm chí là giúp đỡ bố mẹ những công
việc nhỏ. Đơn giản như việc dùng đũa ăn, gấp quần áo, rót nước, tưới cây hay
thay nước cho hoa…
Các bài tập thực hành cuộc sống là một phần nội dung lớn và quan
trọng trong giáo dục Montessori bởi vì hiểu một cách đơn giản và chính xác
nhất, Montessori chính là cuộc sống. Phương pháp Montessori luôn đưa trẻ
đến việc phát triển một cách tự nhiên, không rập khuôn theo người lớn. Thông
qua các bài tập thực hành cuộc sống sẽ giúp trẻ phát triển và có các kỹ năng
sống tốt nhất hình thành được tính tự lập trưởng thành hơn trẻ khác.

2


Vấn đề lớn của xã hội đặt ra hiện nay đó là trẻ em Việt Nam đang thiếu
kĩ năng sống kĩ năng tự phục vụ và thiếu các kĩ năng thực hành cuộc sống. Vì
vậy trẻ cần được thực hành cuộc sống ngay từ tuổi mầm non.
Từ những lí do trên tôi đã chọn cho mình đề tài “Tổ chức hoạt động
thực hành cuộc sống cho trẻ 3 - 6 tuổi theo phương pháp Montessori”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức hoạt động thực hành
cuộc sống cho trẻ mẫu giáo 3 - 6 tuổi, đề tài đề xuất các biện pháp giáo dục
nhằm nâng cao mức độ thực hành cuộc sống cho trẻ 3 - 6 tuổi theo phương
pháp Monessori ở trường mầm non. Từ đó giúp trẻ tự tin ứng biến linh hoạt
với các vấn đề của cuộc sống.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình tổ chức hoạt động giáo dục thực hành cuộc sống cho trẻ 3 - 6
tuổi ở trường mầm non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp tổ chức hoạt động thực hành cuộc sống theo phương pháp
Montessori cho trẻ 3 - 6 tuổi ở một số trường mầm non hiện nay.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức thực hành cuộc
sống cho trẻ 3 - 6 tuổi theo phương pháp Montessori.
4.2 Đề xuất một số biện pháp tổ chức cho trẻ 3 - 6 tuổi thực hành cuộc
sống theo phương pháp Montessori
5. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
- Nghiên cứu việc tổ chức cho trẻ 3 - 6 tuổi thực hành cuộc sống theo
phương pháp Montessori thông qua hoạt động ăn uống sinh hoạt hàng ngày.

3


- Tiến hành nghiên cứu trên trẻ mẫu giáo 3 - 6 tuổi tại trường mầm non
Đại Thịnh - Mê Linh - Hà Nội.
- Thời gian điều tra thực trạng từ 26/2/2018 đến tháng 5/2018.
6. Giả thuyết khoa học
Hoạt động tổ chức giáo dục thực hành cuộc sống ở trường mầm non
cho trẻ mẫu giáo 3 - 6 tuổi theo phương pháp Montessori chưa được hình
thành.
Nếu có những biện pháp giáo dục tích cực dựa trên việc tận dụng ưu
thế của phương pháp Montessori và khả năng của trẻ 3 - 6 tuổi thì việc thực
hành cuộc sống, các kỹ năng sống của trẻ được nâng cao.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận

Tìm hiểu, phân tích, tổng hợp và hệ thống hoá các tài liệu về cơ sở
phương pháp luận, những tài liệu giáo trình tâm lí học, giáo dục học, các công
trình nghiên cứu thực tiễn đã được công bố nhằm làm rõ những cơ sở lý luận
liên quan đến đề tài nghiên cứu.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a, Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến bao gồm hệ thống câu hỏi đóng và mở
dành cho giáo viên nhằm thu thập thông tin liên quan đến việc thực hành cuộc
sống của trẻ mẫu giáo tại trường mầm non.
b, Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát các hoạt động ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của trẻ 3 - 6 tuổi
ở trường mầm non để đánh giá kỹ năng thực hành các hoạt động trong cuộc
sống của trẻ và tìm hiểu mục đích, nội dung, phương pháp của giáo viên trong
quá trình tổ chức các hoạt động thực hành cuộc sống cho trẻ liên quan đến
hoạt động ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

4


c, Phương pháp đàm thoại
Trao đổi, trò chuyện với giáo viên, phụ huynh nhằm hiểu rõ hơn về
nhận thức, thái độ, phương pháp giáo dục của họ đối với việc tổ chức cho trẻ
3 - 6 tuổi thực hành các hoạt động cuộc sống. Qua đó nắm bắt được những
khó khăn, thuận lợi mà họ phải gặp phải trong việc tổ chức các hoạt động đó
ở trường cũng như tại gia đình.
- Trực tiếp hỏi trẻ nhằm tìm hiểu đánh giá kỹ năng mà trẻ học được qua
các hoạt động thực hành.
7.3. Phương pháp xử lí số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu thu thập được
qua việc điều tra từ đó rút ra kết luận.

8. Cấu trúc đề tài
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận của tổ chức hoạt động thực hành cuộc sống
cho trẻ 3 - 6 tuổi theo phương pháp Montessori.
Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động thực hành cuộc sống cho trẻ 3
- 6 tuổi ở trường mầm non Đại Thịnh- Mê Linh- Hà Nội.
Chương 3: Biện pháp tổ chức hoạt động thực hành cuộc sống cho trẻ 3
- 6 tuổi theo phương pháp Montessori.
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

5


NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC
HÀNH CUỘC SỐNG CHO TRẺ 3 – 6 THEO PHƯƠNG PHÁP
MONTESSORI
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Thực hành cuộc sống (Cuộc sống thực tế)
Theo từ điển tiếng việt phổ thông:
Thực hành là làm để áp dụng lí thuyết và thực tế.
Cuộc sống là tổng thể nói chung những hoạt động trong đời sống của
một con người hay một xã hội.
 Như vậy thực hành cuộc sống là những hoạt động mô phỏng sinh hoạt
đời
thường trong cuộc sống hàng ngày.
Thực tiễn: Có ý nghĩa cơ bản, hữu ích, có mục đích.

Cuộc sống: Có nghĩa là cách sống.
 Cuộc sống thực tế là những bài tập để trẻ có thể học cách làm các hoạt
động sống một cách có mục đích.
Tóm lại Thực hành cuộc sống là việc tổ chức các bài tập thực hành
được xây dựng mô phỏng những hoạt động thực tế trong cuộc sống như quét
nhà, rửa bát, chăm sóc cây cối,….trẻ học cách làm một cách có mục đích.
1.1.2. Hoạt động thực hành cuộc sống
Theo tác giả Heidi Philipart với bài đăng trên AMI US:
Các hoạt động thực hành cuộc sống là những hoạt động thường thức
hàng ngày và chúng liên quan đến mọi mặt trong cuộc sống. Đứa trẻ quan sát
những hoạt động này trong môi trường và thu nhận kiến thức nhờ trải nghiệm
thực tế về cách thực hiện được các kỹ năng sống theo một tiến trình/ cách làm
có mục đích. Các hoạt động này đều phù hợp với văn hóa và được thiết kế đặc
thù theo tiến trình sống và địa điểm sống của trẻ. Các hoạt động thực hành
6


cuộc sống hỗ trợ trẻ có được cảm nhận về sự tồn tại và sự thân thuộc với môi
trường sống, hình thành nhờ các hoạt động phối hợp hàng ngày với chúng ta.
Nhờ thực hành cuộc sống, trẻ học được về văn hóa, lối sống và những hoạt
động của con người. Thông thường các hoạt động thực hành cuộc sống được
chia làm bốn nhóm: Chăm sóc bản thân, chăm sóc môi trường, bài học lịch sự
và nhã nhặn, và di chuyển đồ vật. Có một hoạt động nữa bao hàm ý nghĩa của
cả bốn nhóm trên và cũng là một hoạt động rất quan trọng trong Thực hành
cuộc sống là Chuẩn bị thức ăn. Thực hành cuộc sống là một phần không thể
thiếu trong bất kỳ môi trường Montessori nào.
Theo tài liệu Montesssori, các bài tập thực hành cuộc sống được xây
dựng mô phỏng những hoạt động thực tế trong cuộc sống như quét nhà, rửa
bát, chăm sóc cây cối,... Mặc dù vậy, những bài tập này vẫn được thiết kế lại
sao cho phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ nhưng vẫn cố gắng giữ được sự

chân thực, gần gũi nhất với thực tế.
Hệ thống giáo cụ dùng trong các bài tập thực hành cuộc sống cũng
được thiết kế mô phỏng y hệt đồ dùng thực tế như dao, dĩa, chổi…. chỉ khác
là nhỏ gọn hơn để trẻ có thể sử dụng. Điều này tạo điều kiện tối đa cho trẻ có
cơ hội thực hành thực tế, giúp trẻ trưởng thành mạnh dạn hơn. Trẻ cũng sẽ
độc lập hơn và không còn ỉ lại vào bố mẹ nữa.
1.1.3 Đặc trưng của hoạt động thực hành cuộc sống
Phương pháp Montessori đang là phương pháp giáo dục sớm đang được
rất nhiều sự quan tâm của các phụ huynh cũng như giáo viên. Phương pháp
nổi bật với các phương pháp giáo dục hướng trẻ theo sự phát triển tự nhiên.
Bởi vậy các bài tập thực hành cuộc sống luôn chiếm một vị trí quan trọng
trong phương pháp Montessori.
a. Mục đích của các bài tập thực hành cuộc sống
Các bài tập thực hành cuộc sống sở hữu những ý nghĩa và vai trò khá
thiết thực đối với trẻ nhỏ. Những bài tập thực hành này được áp dụng với mục

7


đích trực tiếp là để giúp trẻ tăng cường và phát triển sự độc lập trong việc
thực hiện các hoạt động căn bản, tự phục vụ bản thân, chăm sóc môi trường
của mình, chăm sóc bản thân mình, các mối quan hệ xã hội (ứng xử tế nhị lịch
thiệp) thông qua các bài tập và các tình huống thực tế.
Ví dụ: Khi trẻ đến lớp trẻ có thể làm rất nhiều thứ như tự lấy bát ăn
cơm, rửa bát, kê bàn ghế khi ăn cơm, dọn dẹp đồ chơi sau khi dùng xong, tự
giặt khăn mặt…. những hoạt động này sẽ hình thành nếp sống ý thức, gọn
gàng và tự lập ở trẻ. Hay trẻ được học cách chăm sóc cây cối xung quanh lớp
học, từ đó trẻ biết cách quan tâm, yêu thương những người xung quanh mình.
Ngoài ra các bài tập thực hành cuộc sống thực tiễn còn giúp trẻ củng cố
và phát triển “sự phối hợp của các vận động” của cơ thể và do đó đặt nền tảng

cho sự nhất thể hoá nhân cách.
Từ những ý nghĩa trên, các bài tập thực hành cuộc sống thực tiễn được
coi là phương tiện cho sự phát triển toàn diện. Không chỉ tạo điều kiện cho trẻ
được phát triển một cách tốt nhất, các bài tập thực hành này còn tạo nên một
xã hội công bằng cho trẻ, sẽ không còn có chỗ cho sự phân biệt xã hội và giới
tính. Chúng giúp trẻ đặt nền tảng cho một sự phát triển rộng hơn và sâu hơn.
Chính vì vậy, các bài tập thực hành cuộc sống thực tiễn (EPL) là cần thiết để
áp dụng cho trẻ thực hành.
b. Bốn nhóm bài tập thực hành cuộc sống trong phương pháp Montessori
Chức năng mang tính xây dựng tích cực như trên, các bài tập thực hành
cuộc sống thực tiễn ( EPL) được hiện thực ở một quy mô rộng lớn, phổ biến
và phổ thông bao gồm các mối quan hệ cơ bản giữa trẻ và môi trường từ lúc
sinh ra cho đến về sau. Chúng mang lại cho trẻ các cơ hội theo cách chủ động
và mang tính cá nhân.
Các bài tập thực hành cuộc sống thực tiễn (EPL) được chia làm bốn
nhóm bài tập chính, liên quan trực tiếp đến các vấn đề mà trẻ được tiếp xúc
trong cuộc sống. Bốn nhóm bài tập chính là:

8


1. Các môi trường động và tĩnh (quét bụi, lau chùi, giặt rửa, đánh bóng,
chăm sóc cây, động vật….)
2. Cá nhân mỗi người (mặc quần áo, cởi quần áo, tắm rửa, chải chuốt…)
3. Các mối quan hệ xã hội (chào hỏi, đê nghị, chấp nhận, xin lỗi…)
4. Các vận động căn bản (cầm nắm, khuân vác, đặt xuống, nhặt lên,...)
Dựa vào những nhóm bài tập này, thầy cô sẽ thiết lập hệ thống bài
giảng và các hoạt động phù hợp với lớp học Montessori. Các bài tập sẽ được
đan xen nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ.
c. Đặc điểm của các bài tập thực hành cuộc sống.

Dựa trên thực tế: Các hoạt động này phải dựa trên thực tế. Chúng ta
rửa bát đĩa với nước và xà phòng thật, chúng ta đánh bóng giày bằng xi thật
và cắt hoa quả với dao thật. Sự an toàn nằm ở cái thực tế.
Không giới hạn: Có một sai lầm lớn khi nghĩ rằng các hoạt đông thực
hành cuộc sống được giới hạn trong những bài học bạn được học ở khóa đào
tạo. Các bài học này không có một giới hạn nào hết mà phụ thuộc vào văn hóa
và nhu cầu trong môi trường sống và có sự khác nhau từ môi trường này đến
môi trường khác, hay từ nước này sang nước khác. Bạn có thể sáng tạo ra bài
học của riêng mình bằng việc bám sát với các định hướng của lý thuyết của
thực hành cuộc sống.
Mỗi hoạt động chỉ có một: Dù không có giới hạn nào về số lượng hoạt
động thực hành cuộc sống trong môi trường, nhưng mỗi hoạt động chỉ có một
bộ duy nhất. Việc này giúp trẻ học được rằng trẻ cần đợi tới lượt và cuộc sống
không luôn thỏa mãn mình ngay lập tức. Kết quả là giáo cụ sẽ được trân trọng
hơn. GV luôn có thể để dành các hoạt động trong kho và thi thoảng thay đổi
nếu có đồ gì bị vỡ, hỏng, nhưng luôn luôn chỉ có 1 bộ trên giá.
Giáo cụ có khay đựng: Các giáo cụ đều được đặt trong giỏ, rổ, khay,
hoặc trên một giá đỡ ở một vị trí nhất định. Tất cả giáo cụ đều phải hoàn

9


chỉnh, được chuẩn bị và đã sẵn sàng để sử dụng. Người lớn trong môi trường
này cần đảm bảo rằng hoạt động đã được chuẩn bị cùng mọi thứ mà trẻ cần để
có thể hoàn thiện thành công hoạt động này. Việc này hỗ trợ cho tính xu
hướng chung của con người trong trẻ và thời kỳ nhạy cảm về trật tự trong đó
sự trật tự của ngoại cảnh này sẽ bổ trợ cho sự trật tự trong nội tâm của trẻ.
Vị trí của giáo cụ: Các giáo cụ nên được đặt theo nhóm, ví dụ các hoạt
động chuẩn bị đồ ăn được đặt ở giá chuẩn bị đồ ăn, khung cúc áo được đặt ở
góc chăm sóc bản thân và tương tự như thế. Các hoạt động nước nên gần một

nguồn nước để hỗ trợ trẻ thực hiện hoạt động này thành công.
Trình tự của các hoạt động: Mỗi một hoạt động đều có bước bắt đầu,
quá trình thực hiện và bước kết thúc. Một ví dụ về dấu hiệu cho sự bắt đầu
hoạt động là chiếc tạp dề. Nếu có bạn nhỏ đang mặc tạp dề, người lớn cũng
nên sẵn sàng mặc theo một chiếc.
Các khay phù hợp với cỡ của trẻ: Các khay chứa không nên quá bé
hoặc quá to để trẻ có thể cầm/ giữ được. Các loại khay và rổ cần đủ sâu để đặt
giáo cụ và tránh cho các đồ vật bên trong bị đổ và rơi ra ngoài khi di chuyển.
d. Ý nghĩa và Mục đích của hoạt động thực hành cuộc sống
Các bài tập thực hành cuộc sống thực tiễn đem lại những “hiệu quả”
tích cực khác nhau và được gieo vào vùng đất của sự phát triển. Có thể, đó
không phải là mục đích ban đầu của các bài tập này, nhưng lại là những hệ
quả rất tích cực và đáng mong ước.
1. Làm giàu cảm xúc: Hoạt động TRÍ TUỆ và Ý CHÍ (có nghĩa là: tự
do lựa chọn và kiên trì thực hiện) - 1 nhu cầu phát triển - là cần thiết và được
trẻ yêu thích. Tình yêu mà trẻ dành cho các hoạt động này (EPL) chứng tỏ
rằng chúng là những hoạt động hữu ích, đồng thời cũng là một hình thức thư
giãn của trẻ. Cảm giác của sự hoàn thành các hành động EPL là bước đệm
chắc chắn cho các hoạt động tiếp theo.

10


2. “Cách mạng” xã hội: Việc các bài tập thực hành cuộc sống thực tiễn
(EPL) được thực hiện trong những năm đầu đời của trẻ, tình yêu của trẻ dành
cho chúng và các “cảm hứng” được truyền tải bởi những người thực hiện
chúng trong môi trường hàng ngày, khiến trẻ không xem thường các hoạt
động này và những người thực hiện chúng như một nghề nghiệp (người lao
động chân tay). Chúng giúp trẻ phát triển lòng trân trọng thật sự đối với lao
động chân tay. Thái độ tích cực này của trẻ sẽ tạo ra một sự tái định hướng về

một xã hội “tự nhiên” và “hòa bình”, thông qua sự thấm hút (các điều tốt) vào
trẻ, và ảnh hưởng tới xã hội tương lai, sẽ giúp loại bỏ định kiến của người lớn
hiệu quả hơn so với bất kỳ cố gắng trực tiếp nào của người lớn (để loại bỏ
định kiến) có thể đạt được.
3. Nhận thức về nhu cầu của môi trường và nhu cầu của bản thân: Một
em bé khi thực hiện các hoạt động này vì mục đích riêng của mình và trong
môi trường được chuẩn bị của riêng mình, sẽ phát triển một thói quen chăm
sóc mọi thứ xung quanh và chăm sóc chính bản thân mình.
4. Các bài tập thực hành cuộc sống thực tiễn (EPL) được thực hiện một
cách tự nguyện và được lặp đi lặp lại cũng sẽ đóng góp đáng kể và “tự nhiên”
cho việc phát triển thể chất. Các cơ bắp của toàn bộ cơ thể được tập luyện một
cách uyển chuyển, không máy móc và không phải bởi sức ép bên ngoài như
việc huấn luyện thể chất, cũng không phải chỉ được thực hiện như là một chức
năng của cơ thể, mà bởi một con người, như một biểu hiện của sự sống của
con người thật sự, được hiểu và có ý chí mục đích. Vì lý do đó chúng được
lặp đi lặp lại, thường xuyên hơn bất kỳ hoạt động thể chất nào, mà không mệt
mỏi và căng thẳng.
5. Chúng giúp trẻ phát triển trí tuệ và tương tác có trách nhiệm với môi
trường của mình, điều này tạo cơ sở nền tảng cho những khám phá phức tạp
và trừu tượng hơn sau này.

11


6. Hình thành thói quen thực hiện một hoạt động một cách ý thức và có
tính xây dựng để lại một “trải nghiệm” khiến cho tất cả các hình thức hoạt
động khác (không có ý thức & không có tính xây dựng) trở nên „nhạt nhẽo‟.
7. Chúng cũng giúp trẻ hình thành thói quen đánh giá hoạt động của
chính mình một cách khách quan và độc lập không theo quan điểm khen ngợi
hay chê bai từ bên ngoài, mà từ sự hứng thú và khao khát sự hoàn thiện.

8. Chúng nuôi dưỡng sự phát triển của ý chí thông qua việc cung cấp
cho trẻ cơ hội trí thông minh và khả năng kiến tạo trong việc lựa chọn, quyết
định, kiên trì theo đuổi một hoạt động. Sức mạnh ý chí chớm nở ở trẻ phát
triển mạnh mẽ hơn thông qua phương tiện là các hoạt động có mục đích. Ý
chí mạnh mẽ này sẽ trở nên cần thiết trong các hoạt động tương lai của trẻ.
9. Có khả năng là sự phát triển của trẻ trước đây (0-3) hơi lệch đi do
không có điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, với các bài tập thực
hành cuộc sống thực tiễn (EPL), chúng ta vẫn còn thời gian để khắc phục và
điều chỉnh những lệch lạc có thể đó ở giai đoạn phát triển (3 - 6).
Bà Maria Montessori ủng hộ những công việc có mục đích như là một
phương tiện để điều chỉnh các vấn đề như vậy. Và các bài tập thực hành cuộc
sống thực tiễn (EPL) dường như là loại hoạt động đúng để thực hiện tại thời
điểm này. Khôi phục và duy trì trạng thái bình thường là một đặc điểm quan
trọng ở giai đoạn phát triển này.
10. Chúng ta không thể giải thích nổi vẻ duyên dáng trong cử chỉ của
một con người nhưng chúng ta có thể nhận thấy được. Việc thực hiện các bài
tập thực hành cuộc sống thực tiễn (EPL) chứng tỏ đây là một nỗ lực trong
việc phát triển vẻ duyên dáng trong cử chỉ của một cá nhân.
Tóm lại HĐTHCS với các kiến thức cơ bản sẽ tạo nền tảng tốt cho quá
trình học tập và phát triển sau này của mỗi đứa trẻ. Mỗi bài học sẽ là một sự
trải nghiệm thú vị. Trẻ được tự khám phá những khả năng của mình, biết quý

12


trọng bản thân và tôn trọng người khác, biết xử lý các tình huống, biết ước mơ
và cách thực hiện ước mơ, biết cách thích nghi và hội nhập với môi trường
sống… Từ đó, trẻ tự tin và vững bước trong tương lai.
1.1.4 Đặc điểm hoạt động giáo dục thực hành cuộc sống cho trẻ 3 - 6 tuổi
theo phương pháp Montessori thông qua hoạt động ăn uống, sinh hoạt

hàng ngày
Hoạt động thực hành cuộc sống của trẻ thực chất là các hoạt động gắn
liền với sinh hoạt hàng ngày của trẻ tử ăn, uống, mặc, ngủ... Trong sinh hoạt
hàng ngày, trẻ buộc phải thực hiện các hoạt động tự phục vụ bản thân nhằm
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của cá nhân trẻ. Quá trình diễn ra hàng ngày từ lúc
trẻ ngủ dậy, đi đến trường tham gia các hoạt động ở trường, cho đến lúc về
nhà, rồi đi ngủ cũng chính là cuộc sống thực tế của trẻ diễn ra hàng ngày.
Trong cuộc sống thực tế ấy, trẻ thực hiện liên tục các hoạt động tự phục vụ
bản thân như: đánh răng, rửa mặt, ăn sáng, chuẩn bị ba lô đến trường, mặc
quần áo, chải tóc gọn gàng, khi đến trường chơi với các bạn phải tự lấy cất
bàn ghế, lấy cất đồ chơi; khi ăn phải tự kê bàn ghế, tự xúc cơm ăn; khi ngủ
phải tự chuẩn bị chiếu, chăn gối; phải tự biết đi vệ sinh, tự uống nước, tự rót
nước, tự làm mọi việc để tham gia chủ động vào các hoạt động tập thể…
Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tổ chức các bài tập thực
hành cuộc sống cho trẻ để trẻ được trải nghiệm cuộc sống thực tế của chúng.
Vì vậy có thể coi cuộc sống thực tế của trẻ là một trong những phương tiện
dạy học hữu hiệu nhất đối với việc hình thành các bài tập thực hành cho trẻ.
1.2 Một số vấn đề về phương pháp Montessori cho trẻ 3 - 6 tuổi
1.2.1 Khái lược về phương pháp Montessori
Tiến sĩ Maria Montessori sinh vào ngày 31/08/1870 tại một thị trấn ở
Chiaravalle, Ý. Bà có cha là quân nhân, mẹ là một phụ nữ học thức cao với
niềm đam mê đọc sách. Vì không tán thành những định kiến ngăn cản việc

13


học hành và sự nghiệp đối với phụ nữ thời bấy giờ nên bà đã quyết định theo
học ngành Kỹ thuật vốn chỉ dành cho nam giới.
Sau đó, dù gia đình khuyến khích đi theo ngành giáo dục - một trong
số ít những ngành nghề dành cho nữ giới thời đó, Maria quyết định học

trường Y để trở thành bác sĩ. Vượt qua những rào cản xã hội và khó khăn
trong suốt quá trình học, bà liên tục nhận được học bổng và là người phụ nữ
đầu tiên tại Ý tốt nghiệp ngành Y năm 1896.
Cuối năm 1896, bà làm việc tại bệnh viện ở Rome và phần lớn thời
gian tiếp xúc với trẻ em nghèo. Năm 1897, bà tham gia chương trình nghiên
cứu về tâm thần của đại học Rome. Bà gặp gỡ và làm việc cùng ông
Giusseppe Montesano tại đây rồi nảy sinh tình cảm với nhau. Vì công việc,
bà thường xuyên đến những khu ổ chuột ở Rome, nơi có những bệnh nhân
tâm thần để nghiên cứu cách chữa trị. Bà nhận ra rằng những đứa trẻ kém
phát triển ở đây bị giới hạn những hoạt động về phát triển giác quan và cử
động đôi tay. Điều này đã khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Từ đó bà tìm hiểu tất cả những tài liệu liên quan đến trẻ kém trí, đặc biệt chú
trọng đến công trình nghiên cứu mang tính đột phá của Jean-Marc Itard và
Edouard Séguin. Itard đã phát triển một kỹ thuật giáo dục qua giác quan để
sau đó Séguin thử áp dụng vào thực tế. Séguin nhấn mạnh việc tôn trọng và
thấu hiểu từng đứa trẻ, tạo ra những học cụ mang tính ứng dụng cao để giúp
phát triển những khái niệm về giác quan và kỹ năng vận động của trẻ. Sau
này bà Maria dựa trên nền tảng nghiên cứu này để phát triển chúng theo
phương pháp mới.
Từ 1897 - 1898, bà tham gia các khóa học chuyên ngành sự phạm.
Năm 1898, việc nghiên cứu trên những đứa trẻ ở khu ổ chuột có nhiều khởi
sắc. Maria được mời diễn thuyết tại Hội nghị y học quốc gia tại Turin. Tại
đây bà bày tỏ quan điểm ủng hộ một học thuyết đang gây nhiều tranh cãi

14


rằng việc thiếu quan tâm đến trẻ kém trí chính là nguyên nhân dẫn đến tình
trạng ngày càng trầm trọng của chúng. Tiếp theo đó bà có cơ hội diễn thuyết
tại Hội nghị giáo dục quốc gia.

Việc tham gia vào Hội đồng giáo dục quốc gia dành cho trẻ kém phát
triển trí não đã tạo cơ hội để bà trở thành giám đốc của trường Orthophrenic
- nơi chào đón những đứa trẻ có vấn đề về trí não. Sự kiện này đánh dấu một
bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Maria khi từ một nhà khoa học bà
chính thức trở thành một nhà giáo dục. Bà có 2 năm làm việc tại trường này
với những thử nghiệm và hoàn thiện những học cụ mà Itard và Séguin đã tạo
ra. Mỗi ngày từ 8 giờ sáng tới 7 giờ tối, bà dạy ở trường và sau đó làm việc
đến tận khuya để chuẩn bị học cụ mới, ghi chép lại những quan sát của
mình. Bà xem đây là khoảng thời gian quý giá mà mình có được những bằng
cấp giá trị nhất trong sự nghiệp giáo dục của mình.
Năm 1898, cậu bé Mario ra đời là kết quả tình yêu giữa bà và ông
Guisseppe. Chính Mario sau này đã cùng làm việc với mẹ của mình và tiếp
nối sự nghiệp của mẹ sau khi bà qua đời.
Năm 1901 bà rời trường Orthophrenic và bắt đầu học về triết học giáo
dục và thần học. Năm 1904 - 1908 bà là giảng viên khoa sư phạm Đại học
Rome. Vào thời điểm đó, tại San Lorenzo có khá nhiều cặp vợ chồng phải đi
làm suốt cả ngày và không có thời gian giữ con. Chúng nghịch phá khắp nơi
khiến những người dân ở đây phải tìm giải pháp cho vấn đề này. Maria đã
nắm bắt cơ hội này để làm việc với những đứa trẻ khỏe mạnh bình thường.
Cùng với những học cụ đã phát triển ở trường, bà thành lập nhà trẻ đầu tiên
vào tháng 1/1907 với tên Casa dei Bambini (hay còn gọi là Children House).
Bà đã tạo ra nhiều hoạt động khác nhau cho trẻ và đặt các học cụ phù hợp với
trẻ vào lớp học. Bà nhận ra rằng khi trẻ được tiếp xúc với môi trường có
những hoạt động được tạo ra với mục đích hỗ trợ quá trình phát triển tự nhiên

15


×