Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn ở một số trường mầm non khu vực đông anh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.52 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
=====o0o=====

NGUYỄN THỊ HÒA

CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG
MẦM NON KHU VỰC ĐÔNG ANH - HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

HÀ NỘI, 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
=====o0o=====

NGUYỄN THỊ HÒA

CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG
MẦM NON KHU VỰC ĐÔNG ANH - HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non

Người hướng dẫn khoa học
ThS. Nguyễn Thị Xuân Lan

HÀ NỘI, 2018




LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên của khóa luận, tôi xin bày tỏ sự lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc
sĩ Nguyễn Thị Xuân Lan- người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, định hướng khoa
học để tôi từng bước hoàn thành khóa luận với đề tài: “Tìm hiểu thực trạng
giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn ở một số trường mầm non khu
vực Đông Anh - Hà Nội”.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu và các
giáo viên ở trường mầm non Kim Chung, trường mầm non Cổ Loa, trường
mầm non Đại Mạch cùng các thầy cô trong khoa Giáo dục Mầm non trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa
luận này.
Đây là lần đầu tiên tôi làm quen với việc nghiên cứu khoa học nên không
tránh khỏi sự thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn đọc
để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 2 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Hòa


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài: “Tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo
lớn ở một số trường mầm non khu vực Đông Anh - Hà Nội” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Lan.
Các số liệu trong đề tài nghiên cứu này là trung thực, rõ ràng, chính xác
và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 2 tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Hòa


DANH MỤC VIẾT TẮT
UNESCO: Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên Hợp Quốc
NXB:

Nhà xuất bản

WHO:

Tổ chức Y tế thế giới

UNICEF: Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
5.Nhiệm vụ nghiên cứu. .................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
7. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu....................................................................... 4
8. Cấu trúc của công trình nghiên cứu .............................................................. 4
NỘI DUNG ....................................................................................................... 5

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN ............................................................... 5
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu.......................................................................... 5
1.1.1 Ngoài nước ............................................................................................... 5
1.1.2. Trong nước .............................................................................................. 7
1.2. Khái quát chung về kĩ năng sống ............................................................... 8
1.2.1 Khái niệm kĩ năng sống............................................................................ 8
1.2.1 Phân loại kĩ năng sống ............................................................................. 9
1.3. Giáo dục kĩ năng sống.............................................................................. 12
1.3.1 Giáo dục ................................................................................................. 12
1.3.2. Giáo dục kĩ năng sống........................................................................... 13


1.3.3 Nội dung giáo dục kĩ năng sống............................................................. 13
1.3.4 Một số nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống.............................................. 15
1.3.5. Phương pháp giáo dục kĩ năng sống ..................................................... 18
1.3.6. Các con đường giáo dục kĩ năng sống .................................................. 21
1.4 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn............................................... 24
1.4.1. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ mẫu giáo lớn ................................................. 24
1.4.2. Đặc điểm của trẻ mẫu giáo lớn ở một số trường mầm non khu vực
Đông Anh - Hà Nội (Trường mầm non Kim Chung, trường mầm non Cổ Loa,
trường mầm non Đại Mạch)............................................................................ 26
Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU
GIÁO LỚN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON KHU VỰC ĐÔNG ANHHÀ NỘI ........................................................................................................... 28
2.1. Tình hình chung về kĩ năng sống của trẻ mẫu giáo lớn ........................... 28
2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn.......................... 28
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về việc giáo dục kĩ năng
sống cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non ................................................ 29
2.2.2. Thực trạng kĩ năng sống của trẻ mẫu giáo lớn ở một số trường mầm non
khu vực Đông Anh- Hà Nội. ........................................................................... 30

2.2.3. Thực trạng thực hiện các nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ lứa
tuổi mẫu giáo lớn............................................................................................. 33
2.2.4. Thực trạng sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục kĩ
năng sống cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn ......................................................... 35
2.2.4. Thực trạng việc phối hợp các lực lượng tham gia vào quá trình quá
trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non................................................. 37


Chương 3. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG CHO TRẺ LỨA TUỔI MẪU GIÁO LỚN Ở MỘT SỐ TRƯỜNG
MẦM NON THUỘC KHU VỰC ĐÔNG ANH-HÀ NỘI. ............................ 40
3.1 Nguyên nhân ảnh hưởng đến kĩ năng sống của trẻ lứa tuổi mẫu giáo...... 40
3.2. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất các biện pháp. ............................................ 42
3.2.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ........................................................................ 42
3.2.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp......................................................... 42
3.3. Đề xuất một số các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống
cho trẻ mẫu giáo lớn........................................................................................ 43
3.3.1. Đổi mới công tác quản lý ...................................................................... 44
3.3.2. Nâng cao nhận thức và năng lực của giáo viên..................................... 44
3.3.3. Tuyên truyền với các bậc cha mẹ cách dạy trẻ kĩ năng sống trong gia
đình.................................................................................................................. 46
3.3.4. Đầu tư kinh phí cho hoạt động giáo dục để giúp trẻ phát triển các kĩ
năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong
nhà trường ....................................................................................................... 47
3.3.5. Tạo môi trường giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ dạy trẻ kĩ năng
sống ................................................................................................................. 47
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 52
Phụ Lục



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người từ khi được sinh ra đã phải biết tự biến đổi bản thân để thích
ứng với sự thay đổi của môi trường tự nhiên và phải học cách ứng xử sao cho
phù hợp với điều kiện sống. Nói cách khác, để tồn tại và phát triển được trong
xã hội loài người, con người cần phải hình thành các kĩ năng sống. Các kĩ
năng sống giúp cho con người tiết kiệm được thời gian, sức lực và nâng cao
chất lượng cuộc sống, giúp con người tránh được những rủi ro, những rắc rối
không đáng có.
Ngày nay, trong thời kì giao lưu và hội nhập với nền kinh tế thế giới, với
sự thay đổi hàng ngày, hàng giờ về kinh tế, văn hoá, xã hội cùng với lối sống
và quá trình làm việc với tốc độ nhanh, đã làm nảy sinh những vấn đề mà
trước đây con người chưa gặp, chưa từng trải nghiệm, chưa phải ứng phó,
đương đầu trong cuộc sống. Có cả những vấn đề đã từng xuất hiện trước đây,
nhưng nó chưa chứa đựng sự phức tạp, khó khăn và đầy thách thức như trong
xã hội hiện đại. Nó khiến con người dễ hành động theo cảm tính và không
tránh khỏi rủi ro.
Với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế, giáo dục Việt Nam
cũng như giáo dục ở các nước trên thế giới đều hướng tới 4 trụ cột giáo dục
mà UNESCO thế kỉ XXI đã đưa ra đó là: “Học để biết (Learning to know) Học để làm (Learning to do) - Học để chung sống (Learning to live together)
và học để làm người (Learning to be)”. Với mục tiêu hướng tới đào tạo Công
dân toàn cầu đặt ra cho giáo dục Việt Nam nhiệm vụ không chỉ cung cấp tri
thức, rèn luyện kĩ năng các môn học mà còn phải hình thành và rèn luyện kĩ
năng sống và năng lực xã hội cho người học theo hướng hoà nhập, thân thiện.
Hiện nay, trên thế giới có ít nhất là 70 quốc gia đã và đang đưa kĩ năng
sống vào chương trình học chính khoá dưới hình thức một môn học riêng,

1



hoặc tích hợp vào tất cả các môn học hoặc tích hợp vào một số môn nhất định.
Kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và
tham gia vào cuộc sống hàng ngày, giúp trẻ em thích ứng được với sự thay
đổi của xã hội để có thể sống một cách an toàn và khoẻ mạnh. Nhờ có kĩ năng
sống mà trẻ em có thể làm chủ trong mọi tình huống, thích nghi với cuộc sống
không ngừng biến đổi.
Giáo dục kĩ năng sống giúp trẻ phát triển hài hoà, toàn diện nhân cách.
Bên cạnh đó, cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết về kĩ năng sống để
trẻ sống sao cho lành mạnh và có ý nghĩa, giúp các em hiểu và biến những
kiến thức về kĩ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá
trình hoạt động thực tiễn với bản thân với người người khác, với xã hội, ứng
phó trước nhiều tình huống, học cách giao tiếp, ứng xử với mọi người, giải
quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực.
Theo UNESCO, trẻ tám tuổi là quá trễ để giáo dục kĩ năng sống. Vì đến
tuổi này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các giá trị, trừ khi có sự thay đổi
sâu sắc về trải nghiệm trong đời nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm giá trị
sau độ tuổi này. Trẻ từ dưới hai tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường sống
xung quanh như giọng nói của người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp
xúc với trẻ…tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ.Vì vậy, việc hình
thành và phát triển kĩ năng sống cần được tiến hành từ bậc mẫu giáo đặc biệt
là lứa tuổi mẫu giáo lớn.Tuy nhiên hiện nay, việc giáo dục kĩ năng sống cho
trẻ mầm non nói riêng và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng đã- đang được triển khai
thực hiện như thế nào? Đó là một vấn đề cần phải quan tâm tìm hiểu. Vì lí do
đó, chúng tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho
trẻ mẫu giáo lớn ở một số trường mầm non khu vực Đông Anh-Hà Nội” để
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu



Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận về kĩ năng sống và giáo
dục kĩ năng sống, đề tài khảo sát thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
mẫu giáo lớn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả giáo dục
kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn ở một số trường mầm non khu vực
Đông Anh-Hà Nội.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu.
Quá trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn.
3.2. Đối tượng nghiên cứu.
Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn.
4. Giả thuyết khoa học
Nhiều kĩ năng sống cần thiết cho trẻ mẫu giáo lớn ở một số trường
mầm non khu vực Đông Anh- Hà Nội chưa được hình thành. Nếu phát hiện
đúng thực trạng và có những biện pháp tác động sư phạm phù hợp thì có thể
nâng cao hiệu quả của việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ.
5.Nhiệm vụ nghiên cứu.
5.1. Hệ thống hoá cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu.
5.2 .Khảo sát thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn
5.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu
giáo nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận
Bao gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài
liệuliên quan đến đề tài nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra



- Phương pháp phỏng vấn
6.3. Phương pháp thống kê toán học
7. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về mặt thời gian nên đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu
thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn ở một số trường mầm
non khu vực Đông Anh- Hà Nội.
8. Cấu trúc của công trình nghiên cứu
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận về thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ
mẫu giáo lớn.
Chương 2: Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn ở
một số trường mầm non khu vực Đông Anh-Hà Nội
Chương 3: : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống
cho trẻ mẫu giáo lớn lớn ở một số trường mầm non khu vực Đông Anh- Hà
Nội
Phần 3: Kết luận và khuyến nghị


NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG
SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu
1.1.1 Ngoài nước
Giáo dục trong xu hướng hiện nay không chỉ hướng vào mục tiêu
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, mà còn hướng đến
mục tiêu phát triển đầy đủ và tự do giá trị của mỗi cá nhân giúp con người có
năng lực để cống hiến, đồng thời có năng lực để sống một cuộc sống chất
lượng và hạnh phúc.
Xã hội hiện đại luôn nảy sinh những vấn đề phức tạp và bất định với

con người. Nếu con người không có năng lực để ứng phó vượt qua những
thách thức đó và hành động theo cảm tính thì dễ gặp rủi ro.
Chính vì vậy, trong diễn đàn giáo dục thế giới cho mọi người tại
Senegan (2000), Chương trình hành động Dakar đã đề ra sáu mục tiêu, trong
đó mục tiêu thứ ba là: “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp
cận chương trình giáo dục kĩ năng sống phù hợp”, trong đó “người học” ở
đây được hiểu là trẻ em đến người lớn tuổi, còn “phù hợp” được hiểu là phù
hợp với vùng, miền, địa phương và phù hợp với lứa tuổi. Còn trong mục tiêu
thứ sáu yêu cầu: Khi đánh giá chất lượng giáo dục cần phải đánh giá kĩ năng
sống của người học”. Như vậy, học kĩ năng sống trở thành quyền của người
học và chất lượng giáo dục phải thể hiện cả trong kĩ năng sống của người học.
Cho nên, giáo dục kĩ năng sống cho người học đang trở thành một
nhiệm vụ quan trọng đối với giáo dục các nước. Giáo dục phải mang lại cho
mọi người không chỉ kiến thức mà cả kĩ năng sống trong xã hội dựa vào năng
lực. Nhu cầu vận dụng kĩ năng sống một cách trực tiếp hay gián tiếp được
nhấn mạnh trong nhiều khuyến nghị mang tính quốc tế, bao gồm cả trong


thực hiện Công ước Quyền trẻ em, trong Hội nghị Quốc tế về dân số và phát
triển…Những nghiên cứu về kĩ năng sống cũng đang được quan tâm ở các
nước trong khu vực, bởi vì chưa có định nghĩa rõ ràng và đầy đủ về kĩ năng
sống và chưa có bộ chuẩn các tiêu chí đồng bộ cho việc hoạch định các
chương trình giáo dục kĩ năng sống ở các nước. Cụ thể như sau:
 Trong lĩnh vực giáo dục chính quy [4]
- Giáo dục kĩ năng sống ở Lào: Khái niệm kĩ năng sống và nội dung kĩ
năng sống có liên quan đến giáo dục phòng tránh HIV/AIDS và lồng ghép
tromg chương trình giáo dục chính quy, không chính quy và các trường sư
phạm đào tạo giáo viên. Từ năm 2001, nội dung kĩ năng sống được mở rộng
ra các lĩnh vực khác như giáo dục dân số, giáo dục sức khoẻ và vệ sinh cá
nhân, giáo dục môi trường…Từ năm 1997 đến 2002, ban đầu giáo dục kĩ

năng sống chỉ đươc thực hiện ở 5 trường trung học cơ sở sau đó mở rộng ra
700 trường tiểu học và trung học. Việc giáo duc kĩ năng sống thường bao gồm
các kĩ năng như: Kĩ năng giao tiếp có hiệu quả, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ
năng tư duy sáng tạo, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng tự nhận thức, sự thiện
cảm, kĩ năng đương đầu với cảm xúc, kĩ năng xác định giá trị.
- Giáo dục kĩ năng sống ở Malaysia: Giáo dục kĩ năng sống ở
Malaysia do Bộ giáo dục và các cơ quan khác thực hiện. Bộ giáo dục coi môn
kĩ năng sống là môn kĩ năng của cuộc sống. Trong chương trình giáo dục ở
Malaysia môn này được dạy như môn học ở trường tiểu học, trường trung học
nhằm cung cấp cho người học những kĩ năng thực tế cơ bản để cho họ thực
hiện các nhiệm vụ và có xu hướng kinh doanh như kĩ năng thương mại, tự tin,
sáng tạo và có kĩ năng tương tác hiệu quả với người khác.
 Trong lĩnh vực giáo dục không chính quy [4]
- Giáo dục kĩ năng sống ở Inđonesia: Trong giáo dục không chính quy,
kĩ năng sống được quan niệm là những kĩ năng, kiến thức, thái độ giúp người


học sống một cách độc lập, kĩ năng sống rộng hơn kĩ năng nghề nghiệp: Gồm
có kĩ năng chung (Kĩ năng cá nhân và kĩ năng xã hội) và kĩ năng sống cụ thể
(Kĩ năng học thuật và kĩ năng nghề).
- Giáo dục kĩ năng sống ở Ấn Độ: Quan niệm kĩ năng sống là những
khả năng giúp tăng cường sự lành mạnh về tinh thần và năng lực của con
người. Các kĩ năng sống được quan tâm là: Giải quyết vấn đề, tư duy, phê
phán, sáng tạo, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng quan hệ
liên nhân cách, kĩ năng đàm phán, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng từ chối, kĩ
năng kiên định…
1.1.2. Trong nước
Trong lịch sử giáo dục Việt Nam, nội dung giáo dục con người biết
đối nhân xử thế, kinh nghiệm làm ăn để đáp ứng những thách thức của
thiên tai…đã được phản ánh khá phong phú qua ca dao, tục ngữ. Còn trong

hệ thống giáo dục thì quan điểm học làm người, nghĩa là để biết ứng xử với
đời đã được coi là một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục.Cho
nên giáo dục đã quan tâm cung cấp cho người học những kiến thức, thái độ
và kĩ năng cần thiết để chuẩn bị cho người học có khả năng gia nhập cuộc
sống xã hội.
Kĩ năng sống được người Việt Nam biết đến bắt đầu từ chương trình
của UNICEF (1996) “Giáo dục kĩ năng sống để bảo vệ sức khoẻ và phòng
chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong nhà trường và ngoài nhà
trường”. Quan niệm về kĩ năng sống gồm: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao
tiếp, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng kiên định…
Tham gia vào chương trình này có ngành Giáo dục và Hội chữ thập
đỏ. Và chương trình giáo dục kĩ năng sống đã được chú trọng hơn trong
những năm gần đây và được chú ý từ bậc học mầm non. Nội dung giáo dục
kĩ năng sống thể hiện trong Chương trình khung chăm sóc và giáo dục


mầm non. Có thể do đặc thù của trẻ em lứa tuổi mầm non là đang làm quen
dần với xã hội và thế giới tự nhiên, cho nên giáo dục kĩ năng sống trong
Chương trình giáo dục ở bậc học Mầm non khá phong phú và toàn diện
giúp trẻ thích ứng với cuộc sống.
1.2. Khái quát chung về kĩ năng sống
1.2.1 Khái niệm kĩ năng sống
Có nhiều quan niệm về kĩ năng sống và mỗi quan niệm lại được diễn
tả theo những cách khác nhau.
- Có quan niệm coi kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy
đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày (Tổ chức văn hóa,
khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc UNESCO) [2]
- Có quan niệm lại coi kĩ năng sống là những kĩ năng thiết thực mà con
người cần để có cuộc sống an toàn và khỏe mạnh. Tổ chức y tế thế giới
(WHO) coi kĩ năng sống là kĩ năng mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng về giao

tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác một cách
có hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề những
tình huống của cuộc sống hàng ngày [7]
- Có thể thấy, quan niệm về kĩ năng sống của UNESCO có nội hàm
rộng hơn quan niệm của WHO vì:
Thứ nhất là: Những năng lực để thực hiện đầy đủ các chức năng và
tham gia vào cuộc sống hàng ngày sẽ bao gồm cả những kĩ năng cơ bản như:
kĩ năng đọc, viết, làm tính…trong khi đó những kĩ năng mang tính tâm lí xã
hội và kĩ năng giao tiếp để giải quyết có hiệu quả những tình huống trong
cuộc sống…là những kĩ năng phức tạp hơn đòi hỏi sự tổng hợp các yếu tố
kiến thức, thái độ và hành vi.
Thứ hai là: Những kĩ năng tâm lí - xã hội thuộc phạm vi hẹp hơn trong
số những kĩ năng cần thiết của cuộc sống hàng ngày.


- Tương đồng với quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới, quan niệm kĩ
năng sống là những kĩ năng tâm lí - xã hội liên quan đến những tri thức, giá trị
và thái độ, cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi làm cho cá nhân có
thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả yêu cầu, thách thức của cuộc sống.
Bên cạnh hai khái niệm trên, vẫn còn tồn tại quan điểm rất khác nhau của
nhiều tổ chức và cá nhân trong nước và trên thế giới. Chúng có khác nhau về
hình thức thể hiện, độ nông sâu của nội hàm khái niệm…song cái chung,
thống nhất giữa các khái niệm đó là, xem kĩ năng sống dưới dạng một phạm
trù năng lực của hành động (behavior), chứ không phải là một phạm trù kỹ
thuật của hành động (skill). Kĩ năng thuộc phạm trù năng lực bao gồm: kiến
thức, thái độ, giá trị, hành vi.
Từ các quan niệm về kĩ năng sống nêu trên có thể thấy, các kĩ năng
sống giúp ta chuyển dịch kiến thức - “cái chúng ta biết” và thái độ, giá trị “cái chúng ta nghĩ, cảm thấy, tin tưởng” thành hành động thực tế - “làm gì và
làm cách nào” là tích cực nhất, mang tính chất xây dựng. Kĩ năng sống
thường gắn với một bối cảnh để người ta có thể hiểu và thực hành một cách

cụ thể. Nó thường gắn liền với một nội dung giáo dục nhất định.
Kĩ năng sống vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. Kĩ năng
sống mang tính cá nhân vì đó là năng lực của cá nhân. Kĩ năng sống còn mang
tính xã hội vì trong mỗi một giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, ở mỗi vùng
miền lại đòi hỏi mỗi cá nhân có kĩ năng sống thích hợp. Chẳng hạn: kĩ năng
sống của mỗi cá nhân trong thời bao cấp khác với kĩ năng sống của các cá
nhân trong cơ chế thị trường, trong giai đoạn hội nhập, kĩ năng sống của người
sống ở miền núi khác với kĩ năng sống của người sống ở vùng biển, kĩ năng
sống của người sống ở nông thôn khác với kĩ năng sống của người sống ở thành
phố.
1.2.1 Phân loại kĩ năng sống
Có nhiều cách phân loại kĩ năng sống cụ thể:


*Cách phân loại theo WHO: Kĩ năng sống gồm 3 nhóm [4]
- Nhóm kĩ năng nhận thức bao gồm các kĩ năng như tư duy phê phán,
tư duy phân tích, khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra
quyết định, tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị…
- Kĩ năng đương đầu với xúc cảm bao gồm ý thức trách nhiệm, cam
kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lí, tự giám sát và
tự điều chỉnh…
- Kĩ năng xã hội hay kĩ năng tương tác bao gồm giao tiếp, tính quyết
đoán, thương thuyết từ chối, hợp tác, sự cảm thông, chia sẻ, khả năng nhận
thấy thiện cảm của người khác…
* Phân loại của UNESCO [4]
Theo cách phân loại của UNESCO thì ba nhóm trên được coi là kĩ
năng sống chung. Ngoài ra còn có những vấn đề cụ thể khác nhau trong đời
sống xã hội như:
- Vệ sinh, vệ sinh thực phẩm, sức khỏe, dinh dưỡng
- Các vấn đề về giới, giới tính, sức khỏe sinh sản.

- Ngừa và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS
- Phòng tránh rượu, thuốc lá và ma túy
- Ngăn ngừa thiên tai, bạo lực và rủi ro
- Hòa bình và giải quyết xung đột
- Gia đình và cộng đồng, giáo dục công dân.
- Bảo vệ môi trường
- Phòng tránh buôn bán trẻ em và phụ nữ…
*Cách phân loại của ủy ban nhi đồng liên hiệp quốc (UNICEF) [4]
Mục đích giúp người học có những kĩ năng ứng phó với các vấn đề của
cuộc sống và tự hoàn thiện mình, UNICEF đưa ra cách phân loại kĩ năng sống
theo các mối quan hệ sau:


- Kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, gồm có:
+ Kĩ năng tự nhận thức: Mỗi người cần nhận biết và hiểu rõ bản thân,
những tiềm năng, tình cảm những mặt mạnh và mặt yếu của mình.
Khi con người càng nhận thức được khả năng của mình, thì càng có
khả năng sử dụng kĩ năng sống khác một cách có hiệu quả và có khả năng lựa
chọn những gì phù hợp với điều kiện sẵn có của bản thân, của xã hội, lựa
chọn những hành vi phù hợp với khả năng của bản thân.
+ Lòng tự trọng là khả năng sống giúp ta cảm nhận được giá trị của
bản thân mình và làm chủ được các tình huống xung quanh theo định hướng
giá trị thực. Sự nhận thức dẫn đến lòng tự trọng khi con người nhận thức được
năng lực của bản thân, vị trí trong cộng đồng.
Điều này thể hiện qua sự nhận thức những điều tốt đẹp của bản thân và
kiên định giữ gìn những giá trị có ý nghĩa của mình trong các tình huống phải
lựa chọn giá trị.
+ Sự kiên định có ý nghĩa là nhận biết được những gì mình muốn, tại
sao lại muốn tiến hành các bước cần thiết để đạt được những gì mình muốn,
mục tiêu cụ thể một cách linh hoạt, mềm dẻo, dung hòa giữa quyền và nhu

cầu của mình với quyền và nhu cầu người khác.
+ Đương đầu với cảm xúc trong cuộc sống con người vẫn thường trải
nghiệm những cảm xúc mang tính chủ quan như sợ hãi, tình yêu, phẫn nộ, e
thẹn và mong muốn được thừa nhận và con người thường hành động, phản ứng
để đáp ứng một cách tức thời với tình huống không dựa trên suy luận logic.
Vì thế việc xác định và nhận biết những cảm xúc của mình với những
nguyên nhân cụ thể, tiếp đến là có những quyết định không để cho những xúc
cảm chi phối đó chính là kĩ năng đối phó, đương đầu với những cảm xúc.
+ Đương đầu với những căng thẳng như vấn đề của gia đình, mối quan
hệ bị đổ vỡ, sự mất người thân, sự căng thẳng trong thi cử…là một phần hiển


nhiên của cuộc sống do đó cũng như với xúc cảm, con người cần phải có khả
năng nhận biết sự căng thẳng, nguyên nhân và hậu quả, cũng như biết cách
khắc phục.
- Những kĩ năng nhận biết sống với người khác:
+ Kĩ năng quan hệ, tương tác liên nhân cách, vì mỗi cá nhân phải biết
cách đối xử một cách phù hợp trong từng mối quan hệ, để có thể phát triển tối
đa tiềm năng sẵn có trong môi trường của mình.
+ Sự cảm thông, thấu hiểu là sự bày tỏ, sự thông cảm bằng cách tự đặt
mình vào vị trí của người khác.
1.3. Giáo dục kĩ năng sống
1.3.1 Giáo dục
Giáo dục theo tiếng Hán nghĩa là dạy, là rèn luyện về tinh thần nhằm
phát triển tri thức và huấn luyện tình cảm, đạo đức…là nuôi, là săn sóc về mặt
thể chất. [3]
Vì vậy giáo dục là sự rèn luyện cho con người về 3 phương diện chính
đó là: Trí tuệ, tình cảm và đạo đức.
Theo phương tây thì từ Education vốn xuất phát từ chữ educare của
tiếng La tinh. Động từ educare là dẫn dắt, hướng dẫn để làm phát khởi ra khả

năng tiềm tàng, sự dẫn dắt này đưa con người từ không biết đến biết, từ xấu
đến tốt, từ thấp kém đến cao thượng, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
Ngày nay giáo dục được hiểu theo nhiều nghĩa rộng, hẹp khác nhau:
Theo nghĩa rộng, giáo dục là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của
chủ thể tới đối tượng trong hệ thống giáo dục đã được thể chế hóa. Quá trình
giáo dục được hiểu ở đây là chức năng cơ bản của xã hội chuẩn bị một cách
có mục đích, có kế hoạch cho những thành viên của mình hòa nhập và tham
gia một cách tích cực, sáng tạo và sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội [3]
Trong nhà trường phổ thông, giáo dục lại được hiểu là sự kết hợp chặt


chẽ giữa quá trình dạy “Chữ” (hình thành những hiểu biết, phát triển tư duy
và phẩm chất trí tuệ, hình thành thế giới quan khoa học…) với quá trình dạy
“Người” (hình thành những phẩm chất nhân cách).
1.3.2. Giáo dục kĩ năng sống
Giáo dục kĩ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội
hiện đại. Người có kĩ năng sống là người luôn vững vàng trước những khó
khăn, thử thách, biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù
hợp, họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ
cuộc sống của chính mình.
Giáo dục kĩ năng sống có mục tiêu chính là làm thay đổi hành vi của
người học từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, mang lại hiệu quả tiêu cực,
chuyển thành những hành vi mang tính xây dựng tích cực và có hiệu quả để
nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển bền vững cho
xã hội.
Đồng thời giáo dục kĩ năng sống cần được thực hiện thống nhất trong
nhiệm vụ giáo dục nhân cách toàn diện (theo lĩnh vực văn hóa xã hội, theo các
loại hình hoạt động của con người, theo bốn trụ cột trong giáo dục của thế kỷ
XXI) thông qua quá trình dạy học và giáo dục (theo nghĩa hẹp) vừa hướng tới
mục tiêu hình thành khả năng tâm lí xã hội để người học có thể vượt qua những

thách thức của cuộc sống, vừa phát triển toàn diện kiến thức, thái độ, hành
động, phát triển toàn diện các chỉ số IQ và các lĩnh vực xúc cảm, trí tuệ, xã hội.
Giáo dục kĩ năng sống cho người học thông qua hai con đường cơ bản:
- Xây dựng và thực hiện các chương trình kĩ năng sống chuyên biệt (hệ
thống các chủ đề) cho từng đối tượng với một mục tiêu cụ thể.
- Tiếp cận kĩ năng sống trong toàn bộ quá trình giáo dục và đào tạo.
1.3.3 Nội dung giáo dục kĩ năng sống
* Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non bao gồm:


Giáo dục trẻ kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp ứng xử như chào
hỏi, cám ơn, xin lỗi…phát triển tình cảm xã hội, biết thông cảm với người
khác…thông qua giải quyết tình huống đặt ra hàng ngày, qua kể chuyện, qua
trò chơi đóng vai theo chủ đề:
- Mẹ, con, gia đình
- Bán hàng, cửa hàng
- Bác sĩ, bệnh viện
- Các chú bộ đội, doanh trại quân đội
- Chú hải quân...
Các chủ đề mang tính đồng tâm từ lớp nhỏ đến lớp lớn theo mức độ mở
rộng và tăng dần.
*Chương trình khung chăm sóc và giáo dục mầm non đổi mới:
Ở nhà trẻ
- Yêu cầu cụ thể về rèn luyện một số thói quen tốt trong vệ sinh ăn
uống, vệ sinh cá nhân.
- Yêu cầu cụ thể về giữ gìn sức khỏe và an toàn
- Phát triển tình cảm kĩ năng xã hội như: quan tâm đến người khác, giao
tiếp, trò chuyện…
Ở mẫu giáo
- Phát triển thể lực: có kĩ năng và thói quen tự phục vụ liên quan đến

sức khỏe, an toàn, vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường.
- Phát triển nhận thức: có hiểu biết về môi trường tự nhiên và xã hội,
có khả năng quan sát, phân loại, phán đoán, phân tích về các sự vật hiện
tượng gần gũi xung quanh.
- Phát triển ngôn ngữ: Nghe và hiểu lời nói trong giao tiếp. Có khả
năng diễn đạt ý nghĩ, cảm xúc và tình cảm của mình.
- Phát triển tình cảm, ứng xử và quan hệ xã hội: mạnh dạn, tự tin, lễ


phép trong giao tiếp, chia sẻ, hòa nhập, cộng tác, yêu quý, quan tâm, giúp đỡ,
tự lập, có trách nhiệm…
Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ:
Bao gồm các nội dung sau:
- Sự hợp tác, tự kiểm tra, tự lập, tò mò, kĩ năng thấu hiểu và giao tiếp.
- Học cách có được những mối liên hệ mật thiết với các bạn khác trong
lớp, biết chia sẻ, chăm sóc, lắng nghe, trình bày và diễn đạt được ý của mình
trong nhóm bạn.
- Giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận thử thách mới.
- Biết giới thiệu về bản thân và gia đình mình trước đám đông, biết
mình đang học lớp nào, thích cái gì và địa chỉ nhà mình ở đâu.
- Nhận biết ưu khuyết điểm của bản thân.
- Biết cách ứng xử với mọi người xung quanh. Học cách lắng nghe mọi
người và đối đáp.
- Nhận biết những hoàn cảnh không an toàn, cách giữ an toàn cho
mình nơi công cộng (trong sân trường, công viên, siêu thị, ngoài phố, khi
gặp người lạ…)
Đối với trẻ mầm non: Có hành vi bắt chước, thói quen thực hiện lâu
ngày trở thành kĩ năng. Chúng ta chỉ dạy trẻ những điều nên, không nên. Từ đó
những hành vi này sẽ được tích lũy trong quá trình hướng dẫn của giáo viên.
1.3.4 Một số nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống

1.3.4.1 Thay đổi hành vi
Giáo dục kĩ năng sống có thể vận dụng các nguyên tắc thay đổi hành vi,
vì giáo dục kĩ năng sống chủ yếu hướng vào thay đổi hành vi, thói quen tiêu
cực của người học.Thay đổi hành vi luôn là một việc khó. Viện Hàn lâm khoa
học Mĩ (NAS) đã nghiên cứu và giới thiệu mô hình bảy nguyên tắc thay đổi
hành vi của con người như sau:


- Cung cấp thông tin là thời điểm khởi đầu tất yếu của bất cứ sự cố
gắng mong muốn thay đổi hành vi nào. Thông tin cần dễ hiểu và phù hợp với
người học, đối tượng mà chúng ta muốn họ thay đổi hành vi.
- Tập trung vào những thông điệp tích cực, hình thành, duy trì và củng
cố hành vi lành mạnh và hướng tới cuộc sống tốt hơn cho mọi người trong
cộng đồng, cần hạn chế sử dụng các thông điệp mang tính đe dọa để động
viên sự thay đổi hành vi.
- Giáo dục theo quy mô nhỏ và cần độ lâu về thời gian để động viên
người tham gia chấp nhận những hành vi mới, để dạy mô hình các kĩ năng cần
thiết nhằm đạt được những hành vi đó để tiếp tục củng cố những kĩ năng mới
cho đến khi người tham gia cảm thấy có thể thực hiện được những hành vi
lành mạnh.
- Khuyến khích tư duy phê phán trong các tình huống lựa chọn: Mỗi cá
nhân thường thích chấp nhận những hành vi mới nếu họ được lựa chọn nó
trong số các phương án có thể nêu trên cơ sở tự phân tích, phê phán và tìm ra
phương án phù hợp với mình. Cho nên phương pháp giáo dục kĩ năng sống
cần hướng tới phát triển kĩ năng tư duy phê phán giúp người tham gia học
được rất nhiều lựa chọn khi giải quyết những tình huống khó khăn.
- Tạo ra môi trường khuyến khích sự thay đổi hành vi vì sự thay đổi sẽ
dễ dàng hơn nếu môi trường cũng khuyến khích sự thay đổi đó đối với cá
nhân, nên các chương trình giáo dục kĩ năng sống cần chú trọng cộng tác với
cộng đồng một cách toàn diện để tạo ra môi trường khuyến khích sự thay đổi.

- Tăng cường sử dụng giáo dục đồng đẳng: Người mang ảnh hưởng có
thể làm thúc đẩy những thay đổi, nên phương pháp đồng đẳng có thể được bổ
sung vào các chương trình giáo dục kĩ năng sống để tạo cơ hội thuận lợi cho
sự thay đổi cũng như chấp nhận hành vi mẫu của người khác. Tập huấn cho
người có tác động ảnh hưởng đến họ có thể đóng vai trò mẫu trong nhóm của


mình có thể giúp tăng đáng kể tác động của chương trình.
- Phòng ngừa sự lặp lại thói quen cũ, vì sự tái phạm có thể xảy ra, do đó
cần phải xây dựng theo con đường duy trì những hành vi lành mạnh và giúp
người tham gia đi theo đúng hành lang của những hành vi tích cực sau khi họ
đã tái phạm.
1.3.4.2.Trải nghiệm
Kĩ năng sống chỉ được hình thành khi con người được trải nghiệm qua
các tình huống thực tế. Học sinh chỉ có kĩ năng khi các em tự làm việc đó,
chứ không chỉ nói việc đó. Kinh nghiệm có được khi học sinh được hành
động trong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều
chỉnh các kĩ năng phù hợp với điều kiện thực tế.
Giáo viên cần thiết kế và tổ chức thực hiện hoạt động trong và ngoài
giờ học sao cho học sinh có cơ hội thể hiện ý tưởng cá nhân, tự trải nghiệm và
biết phân tích kinh nghiệm sống của chính mình và người khác.
1.3.4.3 Tiến trình
Giáo dục kĩ năng sống không thể hình thành trong “ngày một, ngày
hai” mà đòi hỏi phải có cả quá trình: nhận thức - hình thành thái độ - thay
đổi hành vi. Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của
một chu trình mới.Do đó nhà giáo dục có thể tác động lên bất kì mắt xích
nào trong chu trình trên: thay đổi thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi
nhận thức và hành vi hoặc hành vi thay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức
và thái độ.
1.3.4.4. Thời gian - môi trường học

Giáo dục kĩ năng sống cần thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi và thực hiện
càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Môi trường giáo dục được tổ chức nhằm tạo
cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức vào kĩ năng vào các tình huống “thực”
trong cuộc sống.Giáo dục kĩ năng sống được thực hiện trong gia đình, trong


×