Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đề tài dự thi Khoa học kĩ thuật cấp tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.88 KB, 15 trang )

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................2
1. Tóm tắt nội dung dự án..........................................................................................3
2. Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu...........................................................4
2.1. Một số kiến thức về Facebook........................................................................4
2.2. Thực trạng sử dụng Facebook của học sinh trường THCS Trần Đại Nghĩa.. .4
2.3. Những tác hại của Facebook đến học sinh......................................................5
3. Giả thuyết khoa học và phát biểu mục đích nghiên cứu........................................6
3.1. Giả thuyết khoa học.........................................................................................6
3.2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu (tài liệu và thực nghiệm)..............................................7
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu..........................................................................7
4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu............................................................8
4.3. Biện pháp áp dụng...........................................................................................8
5. Số liệu/Kết quả nghiên cứu.................................................................................10
5.1. Số liệu............................................................................................................10
5.2. Kết quả nghiên cứu........................................................................................10
6. Phân tích số liệu/Kết quả và thảo luận................................................................11
6.1. Phân tích số liệu............................................................................................11
6.2. Thảo luận.......................................................................................................11
7. Kết luận...............................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................14

1


LỜI CẢM ƠN
Chúng em là Nguyễn Minh Thư và Phan Vân Khánh, học sinh lớp 9/3
trường THCS Trần Đại Nghĩa, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Trong quá
trình thực hiện dự án khoa học kĩ thuật, chúng em đã được sự giúp đỡ rất nhiệt tình


của thầy cô, bạn bè, sự phối hợp của cha mẹ học sinh. Lời đầu tiên chúng em xin
gửi đến thầy Đặng Minh Tiến, giáo viên bảo trợ dự án. Thầy là người đã tiếp nghị
lực để chúng em bắt tay vào tiến hành dự án. Bên cạnh đó thầy cũng đã hướng dẫn
rất tận tình về phương pháp nghiên cứu cũng như một số kĩ thuật để việc nghiên
cứu được diễn ra thuận lợi hơn.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy cô
trường THCS Trần Đại Nghĩa đã tận tình giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập
và nghiên cứu đề tài.
Để hoàn thành được đề tài, chúng em không thể quên sự giúp đỡ của cha mẹ
học sinh, những người đã thể hiện quan điểm của mình trong phiếu khảo sát, giúp
chúng em có được những thông tin quý báu để nghiên cứu. Bên cạnh đó cha mẹ
còn là những cộng tác viên nhiệt tình trông việc giúp con em mình tránh xa những
tác hại của Facebook.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không
tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những
người quan tâm đến đề tài, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp,
giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!

2


1. Tóm tắt nội dung dự án
Như chúng ta đã biết, hiện nay mạng xã hội là thứ không thể thiếu trong
cuộc sống của mọi người nói chung và học sinh trường THCS Trần Đại Nghĩa nói
riêng. Tuy nhiên trong quá trình khai thác và sử dụng Facebook nhiều học sinh
không tránh khỏi những tác hại đến sức khỏe, tinh thần và lối sống. Chính vì thế
chúng em Nguyễn Minh Thư và Phan Vân Khánh, học sinh lớp 9/3 trường THCS
Trần Đại Nghĩa quyết định bắt tay vào nghiên cứu và tìm ra những biện pháp giúp
các bạn học sinh tránh xa những tác hại do Facebook gây ra.

Dự án “Biện pháp hạn chế những tác hại của Facebook đến học sinh trường
THCS Trần Đại Nghĩa” có thể được tóm tắt như sau:
Một số kiến thức chung về mạng xã hội, ở đây cụ thể là chúng em tìm hiểu
về Facebook. Vì chúng em chỉ tìm hiểu khía cạnh ảnh hưởng của Facebook đến
các bạn học sinh THCS nên có một số vấn đề của Facebook chúng em không đề
cập đến trong đề tài.
Để xác định được thực trạng của việc học sinh trường THCS Trần Đại Nghĩa
sử dụng Facebook như thế nào, chúng em đã tìm hiểu tài liệu về điều tra xã hội học
và mạnh dạn áp dụng hình thức khảo sát trực tuyến. Hình thức điều tra trực tuyến
sẽ mang đến cho các bạn cảm giác mới khi trả lời các câu hỏi đồng thời tiết kiệm
được chi phí cho nhà trường. Sau khi có kết quả khảo sát, chúng em tiến hành phân
tích và xác định đối tượng cần áp dụng biện pháp.
Những biện pháp mà chúng em áp dụng có thể chia ra làm 2 nhóm: nhóm
biện pháp tác động trực tiếp đến đối tượng học sinh, nhóm biện pháp tác động gián
tiếp đến học sinh thông qua cha mẹ học sinh, về phía nhà trường chúng em cũng đề
xuất một số biện pháp cụ thể nhằm hỗ trợ tác động đến học sinh.
Sau khi thực hiện các biện pháp chúng em tiến hành khảo sát lại và phân tích
kết quả và đi đến kết luận vấn đề, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm
khắc phục những thiếu sót của đề tài.

3


2. Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1. Một số kiến thức về Facebook
Mark Zuckerberg lập trang Facebook ngày 4 tháng 2 năm 2004 cùng với bạn
bè là sinh viên khoa khoa học máy tính và bạn cùng phòng Eduardo
Saverin, Andrew McCollum, Dustin Moskovitz và Chris Hughes khi Mark còn là
sinh viên tại Đại học Harvard. Tên Facebook bắt nguồn từ cuốn sổ có hình mặt của
tất cả các sinh viên trong các trường đại học Mỹ.

Việc đăng ký thành viên website ban đầu chỉ giới hạn cho sinh viên ở
Harvard, nhưng đã được mở rộng sang các trường đại học khác tại khu
vực Boston, Ivy League, và Đại học Stanford. Sau đó nó được mở rộng hơn nữa
cho sinh viên thuộc bất kỳ trường đại học nào, rồi đến học sinh phổ thông và cuối
cùng là bất cứ ai trên 13 tuổi. Sau khi Facebook mở rộng ra toàn thế giới thì độ
tuổi tối thiểu có được thay đổi phù hợp theo từng đặc thù của từng quốc gia.
Tính đến tháng 1 năm 2018 với 2,2 tỷ người dùng, hiện tại Facebook có số
lượt truy cập đứng thứ hai trên toàn thế giới chỉ sau Google. Với con số ấy,
Facebook là mạng xã hội phổ biến nhất, tiếp theo sau là MySpace và Twitter.
2.2. Thực trạng sử dụng Facebook của học sinh trường THCS Trần Đại
Nghĩa
Trường THCS Trần Đại Nghĩa nằm trên địa bàn xã Diên Hòa, huyện Diên
Khánh, tỉnh Khánh Hòa với 626 học sinh đến từ 3 xã: Diên Hòa, Diên Lộc, Suối
Tiên. Đa số các bạn học sinh được bố mẹ quan tâm và tạo điều kiện hết sức thuận
lợi để học tập. Có rất nhiều bạn có điện thoại riêng với đầy đủ các tính năng, đây
chính là điều kiện để các bạn dễ dàng tham gia Facebook.
Việc học sinh sử dụng Facebook hiện nay là một chuyện hết sức bình
thường, ngay cả trong suy nghĩ của cha mẹ học sinh. Tuy nhiên điều đáng bận tâm
ở đây là thói quen sử dụng Facebook của học sinh đang gặp phải một số vấn đề.
Theo kết quả khảo sát thì chúng em thu thập được một vài số liệu như sau:

4


- Số lượng học sinh tham gia sử dụng Facebook: 81,3% số học sinh được hỏi
cho biết là mình đang sử dụng Facebook.
- Thời gian sử dụng Facebook của học sinh cũng là điều đáng chú ý, có đến
40,4% học sinh trả lời mình sử dụng Facebook nhiều hơn 1 giờ trong một ngày.
- Khi tham gia Facebook đa số các bạn học sinh đều thích các hoạt động
chính như: like, xem tin, bài của bạn bè, chia sẻ thông tin, live stream,…

- Thông qua thời gian và những hành động của các bạn trên Facebook chúng
ta dễ dàng nhận ra một số bạn đã bị nghiện Facebook.
- Sự quản lý của cha mẹ về việc con mình sử dụng Facebook cũng phần nào
ảnh hưởng đến việc các bạn nghiện Facebook. Theo kết quả điều tra thì có 33,3%
bố mẹ không biết con mình đang sử dụng Facebook, và có tới 75,7% cha mẹ không
biết cách để quản lý con em mình trên Facebook.
2.3. Những tác hại của Facebook đến học sinh
Trong phạm vi của đề tài, chúng em chỉ phân tích những tác hại dễ nhận
thấy đến các bạn học sinh nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất giúp các
bạn tránh xa những tác hại đó. Bên cạnh những tác hại chúng em đưa ra phân tích
vẫn còn rất nhiều tác hại khác cũng không kém phần nguy hiểm.
a) Ảnh hưởng đến thị lực
Đây là tác hại không thể phủ nhận khi học sinh lướt Web, lên Facebook với
chiếc điện thoại thông minh với kích thước màn hình chỉ khoảng 5 inch. Ngoài ra
đa số học sinh lên Facebook trong khoảng thời gian chủ yếu vào ban đêm. Nếu
chúng ta để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị lực học sinh dẫn
đến các tật khúc xạ của mắt.
b) Mất tập trung trong việc học
Khi tham gia Facebook, các bạn học sinh đang sống trong một thế giới ảo,
với lứa tuổi học sinh cấp hai các bạn khó có thể phân tách rõ ràng giữa cuộc sống
thật và cuộc sống ảo. Có thể thấy rằng trong đầu các bạn lúc nào cũng nghĩ đến
những người bạn trên Facebook, mọi lúc mọi nơi, bất cứ điều gì có thể chụp hình,
quay phim, chia sẻ được thì các bạn ngay lập tức chia sẻ cho mọi người cùng xem.
5


Ví dụ một bạn đi ăn sáng cũng có thể chụp hình tô phở của mình chuẩn bị ăn và
đăng lên với mục đích gì thì chỉ có những người nghiện Facebook mới rõ.
Chính vì lẽ đó, Facebook là một thành phần đang tác động rất mạnh đến tâm
lý và sức khỏe học sinh và làm cho kết quả học tập của các bạn giảm xuống.

c) Có những hành vi xấu do ảnh hưởng của Facebook
Không ít các bạn học sinh do mâu thuẫn khi chat, comment trên Facebook
đã dẫn đến mâu thuẫn ngoài đời thực, thậm chí còn dẫn đến đánh nhau. Trên thực
tế đã có rất nhiều vụ ẩu đả xảy ra chỉ vì những nguyên nhân hết sức vô lý trên
Facebook. Khi các bạn ấy không thể giải quyết mâu thuẫn bằng việc chat trên
Facebook nữa thì các bạn ấy lại lôi chuyện trên Facebook ra ngoài đời thực giải
quyết bằng những hành động xấu. Những hành động đó có thể là chửi nhau, đánh
nhau,…
Không thể nói rằng tất cả các bạn khi tham gia Facebook đều có những hành
vi xấu như vậy, nhưng Facebook cũng là một môi trường để các bạn bắt chước
người lớn khi người lớn có những hành vi xấu và được lan truyền rộng rãi trên
Facebook. Ngoài ra Facebook còn là một môi trường để các bạn thể hiện bản thân,
có bạn thì ca hát, có bạn thì thể hiện óc hài hước, có bạn thì lại thể hiện bản tính
anh hùng của mình ngay cả trên bàn phím và ngay cả ngoài đời thực...
3. Giả thuyết khoa học và phát biểu mục đích nghiên cứu
3.1. Giả thuyết khoa học
Tâm lý lứa tuổi học sinh THCS rất phức tạp và diễn biến liên tục, việc học
sinh tham gia Facebook làm tăng tính tò mò, khả năng khám phá cái mới của học
sinh mạnh hơn. Tuy nhiên, chúng ta không thể nào cấm học sinh tham gia
Facebook được. Học sinh đang ở độ tuổi dậy thì, đang trong quá trình hoàn thiện
về sinh lý và tâm lý do đó tâm lý diễn biến rất phức tạp, nếu cấm đoán một vấn đề
nào đó đôi khi có tác dụng ngược lại với mong muốn của chúng ta.
Như chúng ta đã biết môi trường sống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc phát
triển nhân cách con người. Trên thực tế các bạn đang sống trong gia đình và trong
xã hội đã chịu ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển nhân cách. Khi các bạn
6


tham gia Facebook, vô tình các bạn được tiếp xúc thêm với một xã hội ảo với rất
nhiều loại người, tốt và xấu đều có. Với bản lĩnh của một học sinh cấp hai thì

đương nhiên việc các bạn bị lây nhiễm những thói hư tật xấu từ xã hội đó là việc
không tránh khỏi.
Chính vì suy nghĩ đó chúng em quyết định áp dụng biện pháp tập cho các
bạn những thói quen mới trong sinh hoạt để thay thế cho việc sử dụng Facebook.
Nếu các hoạt động mới này dần trở thành thói quen của các bạn học sinh rồi thì
việc sử dụng Facebook của các bạn sẽ không còn mang tính cấp thiết nữa. Sau khi
các bạn xác định được ý nghĩa đúng đắn của Facebook thì các bạn sẽ sử dụng
Facebook cho những mục đích tốt, tránh xa những tác hại do Facebook gây ra cho
các bạn.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Chúng em thực hiện đề tài này với mục đích tìm hiểu sâu hơn về những tác
hại của Facebook và tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất giúp các bạn học sinh
tránh xa những tác hại đó, giúp các bạn an toàn hơn khi tham gia Facebook.
Ngoài ra chúng em còn muốn thông qua việc thực hiện đề tài để có một cái
nhìn nhiều góc độ về một vấn đề. Để xác định tính đúng đắn của một vấn đề cần
phải có kiến thức về vấn đề đó và điều quan trọng hơn hết đó là do ý thức của mỗi
người. Facebook đơn thuần không xấu, nhưng khi con người sử dụng không khoa
học, không đúng mục đích hoặc với mục đích xấu thì nó sẽ trở nên rất nguy hiểm
do tính lan truyền thông tin nhanh với tốc độ ánh sáng. Đặc biệt đối với các bạn
học sinh, kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm sống còn thiếu thì những tác hại của
Facebook là vô cùng nguy hiểm.
Chính vì lẽ đó chúng em muốn các bạn học sinh nhận ra được điều này và
biến Facebook trở thành môi trường lành mạnh, không còn nguy hiểm cho các bạn
khi tham gia.

7


4. Phương pháp nghiên cứu (tài liệu và thực nghiệm)
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu

- Tìm hiểu tài liệu liên quan đến Facebook.
- Tìm hiểu tài liệu về phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Tìm hiểu tài liệu về thu thập số liệu thông qua khảo sát bằng phiếu hỏi,
bằng phỏng vấn.
- Tìm hiểu tài liệu về phương pháp xử lí số liệu trong nghiên cứu khoa học
xã hội.
4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
Qua nghiên cứu tài liệu và căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường,
chúng em quyết định thực hiện điều tra bằng phương pháp sử dụng phiếu khảo sát
trực tuyến. Phương pháp khảo sát trực tuyến có ưu điểm là tiết kiệm thời gian cho
chúng em, tiết kiệm chi phí cho nhà trường, tạo hứng thú cho các bạn học sinh khi
tham gia trả lời. Tuy nhiên, việc tiến hành khảo sát trực tuyến vẫn còn gặp nhiều
khó khăn. Về phía học sinh, các bạn học sinh lớp 6, 7 chưa rành về tin học nên
chúng em mất nhiều thời gian để hướng dẫn; các bạn học sinh lớp 8, 9 thì ngại trả
lời các câu hỏi; việc tập hợp các bạn lên phòng vi tính nhà trường cũng gây mất
trật tự.
Khi chúng em ra quyết định chuyển phiếu khảo sát lên Website nhà trường
chúng em cũng đã nghĩ đến việc nhiều bạn sẽ trả lời nhiều hơn một lần, tuy nhiên
chúng em cố gắng thu thập thật nhiều phiếu để tăng kích thước mẫu lên nhằm giảm
sai số ở những trường hợp phiếu trả lời không thành ý.
Về phía cha mẹ học sinh và thầy cô, chúng em lấy ý kiến để đối chiếu với
kết quả khảo sát học sinh, tuy nhiên do cha mẹ các bạn không có điều kiện hoặc do
không rành về tin học nên số lượng phiếu thu vào cũng chưa nhiều.
Phụ lục 1: Mẫu phiếu khảo sát tình hình sử dụng Facebook của học sinh.
4.3. Biện pháp áp dụng
a) Đối tượng học sinh
8


- Tổ chức buổi tuyên truyền, nói chuyện với các bạn học sinh: Nội dung

chính chúng em tập trung vào việc phân tích những điểm tốt của Facebook và chỉ
ra được những tác hại mà Facebook có thể ảnh hưởng đến các bạn. Thông qua đó
chúng em muốn các bạn cùng nhau thảo luận những biện pháp tốt nhất nhằm sử
dụng Facebook một cách có hiệu quả, ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như
không gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Trong buổi thảo luận chúng em còn
đưa ra một số minh họa về việc một số trào lưu không hay để lấy ý kiến của số
đông các bạn học sinh nhằm giúp các bạn tránh sa vào những trào lưu này có thể
gây nguy hiểm đến bản thân. Ví dụ: Một số bạn học sinh đưa ra những hành động
điên rồ và hứa với cư dân mạng là sẽ thực hiện với điều kiện đủ số like. Và thật
thương tâm cho một số bạn là khi đạt số like rồi thì bị ép bởi áp lực từ bạn bè trên
Facebook có nhiều bạn đã phải tự hủy hoại bản thân mình. Không những trao đổi
về những trào lưu hiện có chúng em còn trao đổi về cách ứng xử như thế nào để có
văn hóa trên Facebook.
- Chúng em xin phép nhà trường xen vào các buổi chào cờ, nhờ bên Đội
TNTP Hồ Chí Minh tuyên truyền, cảnh giác các bạn khi tham gia Facebook tránh
khỏi những tác hại của Facebook.
- Chúng em mạnh dạn đề xuất với nhà trường đưa ra những quy định về việc
sử dụng Facebook để các bạn cẩn thận hơn khi tham gia (Đây không phải là những
điều cấm kỵ mà thật ra chỉ là những lời khuyên từ phía nhà trường đến các bạn học
sinh).
- Chúng em xin phép nhà trường đăng lên Website của nhà trường những tác
hại của Facebook mà các bạn học sinh cần tránh khỏi.
b) Đối tượng là cha mẹ học sinh
Chúng em muốn thông qua cha mẹ học sinh, là những người chăm sóc, theo
dõi các bạn hàng ngày và cũng là người hiểu rõ các bạn nhất gửi đến các bạn
những lời khuyên, nhằm giúp các bạn tránh xa những tác hại do Facebook gây ra.
Về phía cha mẹ học sinh chúng em xin đề xuất biện pháp sử dụng tờ rơi với
nội dung tuyên truyền và một số hướng dẫn cụ thể giúp cha mẹ có thể quản lý tốt
hơn việc con em mình sử dụng Facebook. Với cương vị là cha, là mẹ, ai cũng
9



muốn con mình có được điều kiện tốt nhất để phát triển, chính vì thế các bậc làm
cha, mẹ sẵn sàng đầu tư cho con mình những đồ dùng cần thiết để giúp con mình
học tốt hơn. Nhưng những thiết bị hiện đại đã vô tình làm cho các bạn đam mê
Facebook, nghiện Game online.
Chính vì lẽ đó chúng em hết sức cảm thông với các bậc làm cha, làm mẹ nên
chúng em muốn tuyên truyền đến quý phụ huynh những tác hại mà Facebook hiện
đang gây ra cho con em họ. Bên cạnh đó cũng chính là những cảnh báo đến cha,
mẹ để có được biện pháp quản lý con em mình tốt hơn.
5. Số liệu/Kết quả nghiên cứu
5.1. Số liệu
Phụ lục 2: Bảng số liệu khảo sát tình hình sử dụng Facebook
5.2. Kết quả nghiên cứu
Qua kết quả khảo sát ban đầu và những biện pháp đã tiến hành, chúng em
nhận thấy đề tài đã có những kết quả khả quan. Đã có rất nhiều bạn ngưng sử dụng
Facebook, khi hỏi lí do ngưng sử dụng thì đa số các bạn đều cho rằng rất nhàm
chán, các bạn không biết làm gì trên Facebook nên ngưng sử dụng.
Bên cạnh đó một số ít các bạn khi được hỏi nguyên nhân ngưng sử dụng thì
có những trả lời hết sức bất ngờ, ví dụ như bị bố mẹ tịch thu điện thoại. Một số
khác thì lại trình bày lí do là vì Facebook không cập nhật những ứng dụng mới,
điều này khó có thể giúp bạn ngưng sử dụng Facebook.
Tuy nhiên theo chúng em nhận thấy số lượng đông nhất bố mẹ quan tâm đến
con em mình thì cho rằng có thể cho các bạn sử dụng Facebook nhưng chỉ với mục
đích giải trí và trong thời gian nghỉ ngơi. Nếu có được sự quan tâm của bố mẹ khi
online các bạn cũng sẽ cẩn thận hơn về việc đăng bài, comment, chia sẻ thông tin.
Chính vì điều này nên chúng em mong muốn cha mẹ các bạn hãy quan tâm và
cùng quản lý thật nghiêm việc sử dụng Facebook của các bạn nhằm giúp các bạn
có một môi trường an toàn khi giải trí, học tập.


10


Chúng em cũng nhận được một số phản hồi về việc sử dụng Facebook nhằm
vào mục đích học tập, các bạn đang lập các nhóm học tập trên Facebook để chia sẻ
bài học, bài tập,… Theo chúng em thì cách này cũng là một cách hay nếu như các
bạn biết sử dụng đúng mục đích học tập. Chỉ đáng lo sợ là một số bạn cố ý lập ra
những nhóm học tập trên Facebook nhưng khi tham gia hoạt động thì lại không
như mục đích ban đầu của các bạn.
Hiệu quả nhất vẫn là cha mẹ quản lý chặt chẽ về thời gian của các bạn lúc ở
nhà, tránh tình trạng các bạn lấy lý do học bài vào phòng hoặc góc học tập để tranh
thủ lướt Web, chơi Facebook. Một số bạn chia sẻ sau khi được tuyên truyền về
những tác hại của Facebook, bố mẹ của các bạn đã thay thế những điện thoại thông
minh bằng những điện thoại đơn chức năng chỉ nhằm mục đích nghe, gọi. Ngoài ra
bố mẹ còn bắt buộc con phải lên mạng dù với bất cứ mục đích gì cũng phải sử
dụng máy tính gia đình. Tuy nhiên biện pháp này chỉ áp dụng được với một số bạn
có điều kiện gia đình có máy tính.
6. Phân tích số liệu/Kết quả và thảo luận
6.1. Phân tích số liệu
Có 260/330 (81,3%) học sinh cho biết đang sử dụng Facebook. Đây là một
con số cho thấy hiện nay đa số học sinh tham gia Facebook.
Có 101/330 (33,3%) học sinh cho biết bố mẹ các bạn không biết các bạn ấy
đang tham gia Facebook trong khi địa điểm các bạn tham gia Facebook chủ yếu là
ở nhà 274/330 (93,8%). Điều này cho chúng ta thấy một điều là sự quan tâm của
bố mẹ chưa đúng mực hoặc bố mẹ các bạn bị các bạn lừa dối bằng hình thức đang
giả bộ học bài, nhưng thực chất là đang sử dụng Facebook.
Có đến 237/330 (81,4%) các bạn tham gia Facebook bằng điện thoại di
động. Điều này cho ta thấy sự quan tâm, đầu tư của bố mẹ dành cho con là không
ít, tuy nhiên nó đã bị các bạn sử dụng sai mục đích.
Từ những con số về số lượng bạn bè trên Facebook, hoạt động thường xuyên

trên Facebook của các bạn, sở thích của các bạn khi lên Facebook cho chúng ta
thấy một điều là không ít các bạn đã bị nghiện Facebook.
11


6.2. Thảo luận
a) Thảo luận về kết quả khảo sát
Khi chuyển từ phương pháp khảo sát trên giấy sang khảo sát trực tuyến,
chúng em đã rất mạo hiểm với kết quả thu được. Khi tiến hành khảo sát trực tuyến
việc thu thập số liệu sẽ thuận lợi hơn và nhanh hơn trong tính toán. Tuy nhiên việc
khảo sát trực tuyến cũng gặp không ít khó khăn, một số lớp không có thời gian
thực hành trên máy của nhà trường nên chúng em không thu thập đủ số liệu, thời
gian khảo sát diễn ra trong thời gian khá lâu nên phần nào ảnh hưởng đến tính
khách quan của vấn đề.
Một số bạn khi trả lời phiếu khảo sát đã không thể hiện đúng thực trạng của
mình mà cố ý trả lời sai lệch, tuy nhiên số lượng cũng không nhiều nên không ảnh
hưởng đến kết quả chung.
b) Thảo luận về biện pháp tiến hành
Biện pháp áp dụng trực tiếp đến học sinh được tiến hành khá thuận lợi, đa số
các bạn tham gia nhiệt tình, đóng góp ý kiến bổ sung. Bên cạnh đó cũng có rất
nhiều bạn đưa ra những suy nghĩ của mình về việc sử dụng Facebook như thế nào
cho hữu ích, tránh xa những tác hại do Facebook gây ra.
Chúng em cũng đã mạnh dạn đưa ra những đề xuất đến các bạn về việc
ngừng sử dụng Facebook thì một số bạn không đồng tình. Điều này dễ hiểu vì hiện
nay sử dụng Facebook trở thành thói quen không thể thiếu đối với các bạn nên hó
mà thay đổi được. Khi nhắc đến việc giảm thời gian sử dụng và sử dụng vào những
mục đích khác có ích hơn cho việc học thì rất nhiều bạn đồng tình.
Về biện pháp phát tờ rơi đến cha mẹ học sinh thì chúng em đã cố gắng
truyền tải rất nhiều nội dung về những tác hại của Facebook. Bên cạnh đó chúng
em đã cố gắng đưa ra những biện pháp giúp cha mẹ học sinh có thể quản lý con

mình khi tham gia Facebook.
Đối với nhà trường chúng em đã có những biện pháp đề xuất, tuy nhiên
không thể thực hiện được hết ý tưởng chỉ trong một khoảng thời gian quá ngắn
12


trong phạm vi đề tài, chúng em cũng xin phép nhà trường thực hiện những biện
pháp đó sau khi kết thúc dự án nhằm phần nào giúp các bạn có thêm chút kiến thức
về Facebook và những tác hại của Facebook đến các bạn.
c) Thảo luận về kết quả đạt được
Sau khi kết thúc các biện pháp, đi vào tổng kết thì chúng em tạm chấp nhận
kết quả đạt được ban đầu. Biểu hiện ban đầu của một số bạn qua quan sát được
nhận thấy có khả năng các bạn đã giảm sử dụng Facebook và tập trung hơn vào
việc học sau khi biết được những nguy hiểm tiềm ẩn khi tham gia Facebook. Một
số bạn còn khuyên các bạn khác bỏ Facebook.
Có thể một số bạn còn chưa nhận thức được sự nguy hiểm của Facebook nên
khi tham gia phỏng vấn vẫn thể hiện quan điểm của riêng mình. Tuy nhiên chúng
em tin rằng trong thời gian dài, khi được hình thành những thói quen mới như vui
chơi, học hành thì các bạn sẽ tạm quên Facebook và tập trung vào việc học.
7. Kết luận
Khi quyết định bắt tay vào nghiên cứu đề tài này chúng em đã lường trước
được những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên với
quyết tâm hoàn thành đề tài với mục đích có thể tìm ra những giải pháp tối ưu nhất
giúp các bạn của mình có thể tránh xa những tác hại do Facebook gây ra thì chúng
em đã hạ quyết tâm phải cố gắng hoàn thành đề tài. Trong quá trình nghiên cứu
cũng như điều tra có những vấn đề phát sinh ngoài dự kiến, có những kiến thức
khá cao so với nhận thức của chúng em nhưng với sự động viên, giúp đỡ của thầy
cô, bạn bè chúng em đã cố gắng hoàn thành đề tài.
Ban đầu có thể nhận thấy đề tài đã có một số kết quả khả quan, một số bạn
đã từ bỏ được chứng nghiện Facebook. Điều chúng em vui nhất là sau khi hoàn

thành đề tài chúng em nhận được nhiều sự ủng hộ của thầy cô, phụ huynh học sinh.
Một số nhóm bạn đã kết trên Facebook và hoạt động lâu ngày thì nay cũng đã giảm
bớt đi thời lượng, các bạn tập trung vào việc học.
Về vấn đề lang thang like, comment trên Facebook, qua thông tin từ bạn bè
thì đa số các bạn cẩn thận hơn khi tham gia bình luận, chia sẻ bài viết sau khi được
13


chúng em tuyên truyền về những nguy hiểm của Facebook. Tuy nhiên vẫn còn một
số bạn không chú tâm đến việc học thì khó có thể làm thay đổi các bạn một sớm
một chiều, nhưng chúng em hi vọng qua một thời gian dài các bạn đó sẽ có những
chuyển biến tốt.
Chúng em thông qua đề tài muốn gửi đến các bạn học sinh lời cảnh báo và
những lời khuyên có thể làm các bạn thay đổi suy nghĩ của bản thân mình về mạng
xã hội. Bên cạnh đó chúng em cũng mong muốn giúp các bạn đang nghiện
Facebook, chưa hiểu biết nhiều về Facebook có được những kiến thức cần thiết để
có thể tự bảo vệ bản thân mình khi tham gia Facebook.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Hảo (2015), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Trường ĐH Nha
Trang.
2. Lưu Bá Lộc, Phạm Thùy An, Lâm Thánh Thuận (2013), Tác động của
mạng xã hội Facebook đối với sinh viên khoa PR – Trường Đại học Văn Lang,
Trường ĐH Văn Lang.
3. Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Huỳnh Ngọc Trâm (2014), Thực trạng việc sử
dụng Facebook của thanh thiếu niên 15 – 18 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp
chí Khoa học ĐHSP Tp Hồ Chí Minh.


15



×