Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.31 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ) là một thành tựu mới đã
được Tổ chức Y tế thế giới và nhiều tổ chức liên quan của Liên hợp quốc thử nghiệm từ
1979 đến 1982 xác định là thích ứng có hiệu quả và có thể thực hiện được ở các nước
đang phát triển. Tài liệu huấn luyện chủ yếu dùng trong chương trình này là cuốn sách
Huấn luyện người tàn tật tại cộng đồng của Tổ chức Y tế thế giới do bà Padmani Mendis,
chuyên gia giúp đỡ Việt Nam về phát triển chương trình PHCNDVCĐ là một trong
những tác giả của cuốn sách đó.
1. Ý nghĩa của chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSSBĐ) và phục hồi chức năng
(PHCN)
1.1. CSSKCĐ:
CSSKBĐ là những sự chăm sóc sức khỏe thiết yếu dựa vào phương hướng dự
phòng là chính. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật vừa có cơ sở khoa học, vừa đơn giản, ít
tốn kém mà mọi người có thể thực hiện một cách dễ dàng và có hiệu quả. CSSKBĐ là
thành phần đầu tiên và cơ bản nhất của một quá trình liên tục chăm sóc sức khỏe. PHCN
dựa vào công đồng là nội dung chính của CSSKBĐ.
1.2. Các phạm vi của PHCNDVCĐ:
- Nhằm tăng cường khả năng của cá nhân để giảm hậu quả của tàn tật.
- Làm thay đổi tích cực về thái độ của xã hội tạo nên sự chấp nhận của xã hội đối
với người tàn tật như một thành viên bình đẳng trong xã hội.
- Tạo điều kiện cho người tàn tật được đến các nơi công cộng, hội nhập xã hội,
công ăn việc làm, học hành (chuyển từ biện pháp đơn thuần y học sang biện pháp xã
hội).
1.3. PHCN dựa vào cộng đồng:
- Biến công tác PHCN thành một công tác của cộng đồng (thực chất là thông qua
các tổ chức xã hội hóa công tác PHCN).


-

-



-

WHO tính toán tỉ lệ người tàn tật có thể phục hồi tại các tuyến:
+ Từ 75-80% số người tàn tật có thể phục hồi tại xã, phường bằng các kỹ
thuật thích ứng.
+ Tuyến huyện 5-10%.
+ Tuyến tỉnh 5-10%.
+ Tuyến trung ương 2-5%.
Chất lượng phục hồi cao : người tàn tật được đáp ứng cả 5 nhu cầu cơ bản của
con người và giải quyết được tình trạng thái độ của xã hội đối với người tàn tật
(vì thái độ là một trong những nguyên nhân chính gây nên tàn tật). Người tàn
tật có cơ hội tốt hội nhập xã hội.
Chi phí vừa phải, chấp nhận được.
Cùng mục đích, phương pháp tổ chức và cách tiến hành như công tác CSSKBĐ
nên được lồng ghép chặt chẽ trong hệ thống CSSKBĐ tại cộng đồng.
Giải quyết được tình trạng thiếu cán bộ chuyên khoa ở tuyến dưới.

1.4. Những nội dung hoạt động chủ yếu để PHCN có thể thực hiện tại
cộng đồng


STT

Nội dung hoạt động

Người và nơi thực hiện

1


Phát hiện thương tật và đề phòng tàn tật

Tại nhà, y tế đội, xã

2

Tăng cường sự phát triển tối đa ở trẻ em trước
khi đi học, qua kích thích sớm, qua chơi đùa

Tại nhà, người nhà

3

Huấn luyện cho người tàn tật về giao tiếp, về
nghe nói.

Tại nhà, người nhà

4

Huấn luyện những sinh hoạt hàng ngày (ăn
mặc, vệ sinh, công việc nội trợ).

Tại nhà, người nhà

5

Huấn luyện lao động thông qua sản xuất.

Tại nhà, trường làng


6

Học tập.

Người bệnh, người nhà

7

Hội nhập xã hội.

UBND, đoàn thể, y tế...

8

Tìm việc làm, tăng thu nhập.

Tại nhà, chính quyền,
đoàn thể, cộng đồng

PHCN dựa vào cộng đồng là bao gồm các biện pháp được thực hiện tại cộng đồng.
- Làm thay đổi nhận thức của xã hội để xã hội chấp nhận người tàn tật là thành
viên bình đẳng.
- Trách nhiệm của cộng đồng là biến PHCN thành một nhiệm vụ, một bộ phận của
phát triển xã hội.
- Lôi kéo sự tham gia của chính người tàn tật, của gia đình, của nhân viên
CSSKBĐ vào quá trình PHCN.
- Sử dụng kỹ thuật thích hợp và kỹ năng phục hồi được áp dụng ngay tại cộng
đồng.
- Phát huy sự giúp đỡ chỉ đạo của tuyến trên, sự hợp tác nhiều ngành ngay tại cộng

đồng.
2. Các nguyên lý cơ bản về mặt lý luận của PHCNDVCĐ:
Mức độ về nhu cầu cơ bản của con người - MASLOW


- Nhận thức được khả năng
của mình để đóng góp cho xã
hội và biết sống một cách hữu
ích cho xã hội.

- Tự trọng và được
người khác tôn
trọng trong gia
đình, xã hội.

- Nhu cầu được trở
thành một thành
viên của cộng đồng,
được yêu thương có
tình cảm
- Nhu cầu thiết yếu
để che chở bảo vệ:
quần áo, nhà ở...
- Nhu cầu thiết yếu để sống, ngủ, thức ăn, nước uống, nghỉ ngơi

- PHCN tại viện, các trung tâm chỉ đáp ứng được các nhu cầu 1-2.
- PHCN tại cộng đồng đáp ứng đầy đủ 5 nhu cầu cơ bản của con người.


Các mức giữa con người DAJANI quan hệ

Mức độ

Trạng thái

Thái độ

Một trong những nguyên nhân gây nên tàn tật là thái độ của cộng đồng đối với
người tàn tật.


Đây là một nguyên tắc cơ bản để thực hiện phương pháp PHCN dựa vào cộng
đồng có trách nhiệm làm thay đổi thái độ của xã hội, của cộng đồng đối với người tàn tật.
3. Biện pháp xây dựng công tác PHCNDVCĐ và vấn đề nhân lực:
Phát triển chương trình PHCNDVCĐ là:
-

Xây dựng tuyến y tế cộng đồng – Viện, BV, Trung tâm để hỗ trợ cho nhau

-

Phân chia theo cơ chế quản lý – Tuyến – Nhân lực thực hiện:

Cơ chế quản lý
UBND xã, phường
Y tế xã , phường

Tuyến

Nhân lực thực hiện


Gia đình, Tổ, đội, thôn, y tế
xã,

- Người tàn tật, người thân,
Huấn luyện viên CSSKBĐ
cộng đồng, y tế đội

Ban điều hành
Trường phổ thông

y tế trường học, y tế xã

-Y tá đội

Y tế xã, phường

Nhà trường, giáo viên.
Chính quyền, hội..

- Cán bộ y tế

Ban điều hành
UBND quận, huyện

Quận, Huyện

- KTV PHCN

TTYT, BV


- BS ĐK

Ban điều hành

- Phòng khám

UBND tỉnh, Tp

Tỉnh, thành phố

- KTV PHCN

Sở y tế, BV

- BS CK

Ban điều hành

- BV, TT

Bộ LĐTBXH

TW

- KTV

Bộ Y tế

- BS CK


Ban điều hành TW

- Viện, BV, TT

3.1. Trách nhiệm của ban điều hành chương trình PHCN:PHCN là nhiệm vụ chung
của toàn xã hội. Lôi kéo sự tham gia của nhiều khu vực xã hội- kinh tế- văn hóa- y tế...
Đơn vị trực tiếp quản lý ban điều hành chương trình PHCNDVCĐ được lồng ghép trong
ban CSSKBĐ dưới sự lãnh đạo của UBND các cấp.


- Điều hành chương trình PHCN tại địa phương.
Lôi kéo cộng đồng, các ngành, các cấp cùng tham gia vào chương trình
PHCNDVCĐ, tạo mọi điều kiện để người tàn tật được tham gia hội nhập xã hội: trẻ em đi
học, người lớn có việc làm.
- Mở các lớp huấn luyện cho cán bộ y tế công đồng hiểu biết các phương pháp
huấn luyện về PHCN.
- Định kỳ tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm tìm nhưng ưu khuyết điểm và đề ra
phương hướng mới.
- Ngàng y tế chịu trách nhiệm chủ động, tham mưu giúp chính quyền chỉ đạo phát
triển chương trình.
3.2. Trách nhiệm của nhân viên CSSKBĐ, cán bộ y tế đội, thôn
- Phát hiện và phân loại người tàn tật, tìm người tàn tật có nhu cầu phục hồi.
- Chọn tài liệu và áp dụng các dụng cụ huấn luyện thích hợp cho người tàn tật.
- Tìm người trong gia đình trực tiếo huấn luyện người tàn tật ở gia đình đó.
- Hướng dẫn tập cho người trong gia đình biết các phương pháp huấn luyện cho
người tàn tật tại gia đình.
- Thường xuyên theo dõi, giám sát người huấn luyện và người tàn tật xem họ có
đúng phương pháp không hoặc cần thay đổi phương pháp.
- Lập kế hoạch báo cáo kết quả với y tế xã.
3.3. Trách nhiệm của y, bác sĩ, kỹ thuật viên y học phục hồi tuyến huyện, phòng

khám đa khoa khu vực
- Tham gia quản lý và điều hành chương trình PHCNDVCĐ tại địa phương, giúp
nhân viên CSSKBĐ điều trị và PHCN cho bệnh nhân.
- Trực tiếp huấn luyện, kiểm tra về chuyên môn kỹ thuật PHCN cho cán bộ y tế địa
phương.
- Tổ chức các lớp huấn luyện, giúp tuyến dưới những kỹ thuật mà họ chưa nắm
được,


- Gửi những người tàn tật cần phải điều trị phục hồi kỹ thuật cao hơn lên tuyến
trên.
- Góp ý với địa phương tạo công ăn việc làm thích hợp cho người tàn tật, trẻ em
đến tuổi học hhhh như các trẻ bình thường.
3.4. Giới thiệu tài liệu huấn luyện cho người tàn tật tại cộng đồng
Trong chương trình huấn luyện cho người tàn tật tại địa phương, ta đã sử dụng
cuốn sách của Tổ chức y tế thế giới hướng dẫn về cách PHCN cho người tàn tật tại cộng
đồng. Cuốn sách này bao gồm các tập tài liệu:
Phần giới thiệu chung:
Bao gồm các tập về hướng dẫn cho lãnh đạo địa phương, cho ban điều hành
chương trình PHCNDVCĐ, cho giáo viên các trường phổ thông cơ sở, cho cán bộ chuyên
môn. Căn cứ vào từng nhiệm vụ của ban ngành, cuốn sách đã đề cập tới các phần như:
giới thiệu về khiếm khuyết - giảm khả năng và tàn tật. Các hoạt động cần thiết cho người
tàn tật và cách huấn luyện cho người tàn tật.
Các lý do phải huấn luyện cho trẻ em tàn tật và phải được đi tới trường như các trẻ
em bình thường khác. Người lớn phải có công ăn việc làm... Nhiệm vụ của các tuyến, các
ngành, cách lập hồ sơ báo cáo... Quản lý một chương trình và phát triển chương trình
PHCNDVCĐ.
Phần chuyên môn bao gồm các tập:
- Huấn luyện cho thành viên trong gia đình người tàn tật có khó khăn về nhìn
+ Giới thiệu về tàn tật và những việc càn phải làm cho người có khó khăn về nhìn.

+ Cách huấn luyện cho họ tự chăm sóc bản thân.
+ Cách huấn luyện đi lại trong nhà, làng xóm, ngoài đường...
- Huấn luyện cho các thành viên trong gia đình của người tàn tật có khó khăn về,
nghe, nói hoặc kết hợp với khó khăn về vận động
+ Giới thiệu về tàn tật và những việc cần phải làm, cách xử trí.
+ Cách huấn luyện cho trẻ bị bệnh ngay từ khi mới lọt lòng, khi lớn lên, đến
trường và giao tiếp xã hội.
+ Cách huấn luyện cho người lớn có khó khăn về nghe nói, tìm việc làm, giao tiếp
xã hội...


- Huấn luyện cho thành viên trong gia đình của người tàn tật có khó khăn về vận
động
+ Giới thiệu về tàn tật vận động và những việc cần phải làm.
+ Cách đề phòng biến dạng ở chân tay.
+ Cách đề phòng chống loét do đè ép.
+ Cách huấn luyện lăn trở mình và ngồi,
+ Cách huấn luyện tự ngồi - đứng - đi lại.
+ Cách huấn luyện tự chăm sóc bản thân.
+ Các phương pháp tập luyện...
- Huấn luyện cho thành viên trong gia đình của người tàn tật bị mất cảm giác bàn tay,
bàn chân
+ Giới thiệu về bệnh phong và những việc cần phải làm cho bệnh nhân phong.
+ Cách đề phòng tổn thương và biến dạng bàn tay chân.
+ Cách sử dụng giày dép và các dụng cụ trong sinh hoạt.
+ Cách tập các bài thể dục.
- Huấn luyện cho thành viên trong gia đình của người tàn tật có hành vi xa lạ
+ Giới thiệu về bệnh tâm thần phân liệt, hướng dẫn gia đình cần phải làm những gì
đối với họ.
+ Cách huấn luyện tự chăm sóc bản thân.

- Huấn luyện cho thành viên trong gia đình người tàn tật có người bị động kinh
+ Giới thiệu bệnh động kinh - cách xử trí.
+ Tìm việc làm, hướng dẫn họ tự chăm sóc.
- Huấn luyện cho thành viên trong gia đình người tàn tật có khó khăn về học
+ Giới thiệu về bệnh, những việc cần phải làm cho người có khó khăn về học, cách
xử trí.
+ Cách huấn luyện cho trẻ em học tập, tự chăm sóc bản thân.
+ Cách huấn luyện cho người lớn tự chăm sóc và tìm việc làm...


Ngoài ra còn một số tập giới thiệu về:
+ Hướng dẫn bà mẹ cách chăm sóc trẻ tàn tật khi còn bú, kích thích sự phát triển
của trẻ.
+ Cách huấn luyện cho trẻ em tàn tật được vui chơi học hành, tự chăm sóc bản
thân, quan hệ xã hội như trẻ em bình thường.
+ Cách huấn luyện cho trẻ em tàn tật được đến trường.
+ Cách huấn luyện cho người tàn tật tham gia các hoạt động xã hội.
+ Cách huấn luyện cho người tàn tật làm các công việc nội trợ, chọn nghề, hội
nhập xã hội.
KẾT LUẬN.
PHCNDVCĐ là một chương trình nhân đạo, khoa học mang tính chất xã hội kinh tế - văn hóa. Thực hiện chương trình này ít tốn kém ngân sách, phù hợp với điều
kiện kinh tế, nhiều người được phục hồi đem lại hiệu quả cao, lôi kéo mọi người, mọi
ngành ở các khu vực khác nhau tham gia.



×