Tải bản đầy đủ (.pptx) (17 trang)

Nguyên tắc nhân dân làm chủ trong quản lý hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.49 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV

BỘ MÔN
HÀNH CHÍNH CÔNG

Nguyên tắc nhân dân làm chủ trong quản lý hành chính nhà nước
NHÓM THỰC HIỆN:NHÓM 3  
1. Dương Thị Hiền
2. Nguyễn Thị Tường Vi
3. Trần Thị Bích Liên
4. Hồ Trần Ngọc Hương
5. Nguyễn Mỹ Phước Duy


NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ BẢN CHẤT DÂN CHỦ

.
Nhà nước pháp quyền là thiết chế của nền dân chủ, là thành quả phát triển của nhân loại. Đó là nhà nước lấy nhân dân làm chủ thể, lấy
pháp luật làm tiêu chí để quản lý xã hội. Cốt lõi của tư tưởng, quan điểm về Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa chính là Nhà nước của
dân, do dân và vì dân; quản lý xã hội và quản lý chính bản thân mình bằng pháp luật

Từ đó, với bản chất dân chủ sâu sắc, nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là nguyên tắc được nhà nước xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ghi nhận và đảm bảo thực hiện. Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào hoạt động quản lí hành chính nhà
nước khẳng định vai trò quan trọng của nhân dân lao động trong quản lí hành chính nhà nước, nó cũng xác định những nhiệm vụ mà Nhà
nước phải thực hiện trong việc đảm bảo những điều kiện cơ bản để nhân dân lao động tham gia vào quản lí hành chính nhà nước.


NGUYÊN TẮC NHÂN DÂN LÀM CHỦ TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC
.


Nguyên tắc trước hết được hiểu là “Ðiều cơ bản định ra, nhất thiết phái tuân theo trong một loạt việc làm“. Trong quản lý hành chính nhà nước,
các nguyên tắc cơ bản là những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt động quản lý, từ bản chất của chế độ, được quy định
trong pháp luật làm nền tảng cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước

Nguyên tắc nhân dân làm chủ trong quản lý hành chính nhà nước là một nguyên tắc trong các nguyên tắc quan trọng trong QLHC nhà nước là
tư tưởng, quan điểm chỉ đạo đảm bảo hoạt động quản lý hành chánh nhà nước diễn ra đúng định hướng.


Nguyên tắc trên xuất phát từ bản chất của nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, mang tính dân chủ sâu sắc

 .

cao độ . Để thể hiện đúng bản chất vốn có, nhà nước ta cho phép nhân dân lao động
được tham gia các hoạt động quản lý nhà nước (bao gồm cả hoạt động quản lý hành
chính nhà nước).

CƠ SỞ THỰC TIỄN

Với sự kế thừa tư tưởng truyền thống “lấy dân làm gốc”,   nhà nước ta coi trọng việc
mở rộng và phát huy không ngừng quyền làm chủ của nhân dân. Cùng với yêu cầu
của công cuộc đổi mới ,hội nhập ,dân chủ hóa đời sống xã hội và hoạt động của Nhà
nước v.v…đòi hỏi phải mở rộng hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân. Do đó việc
tham gia đông đảo vào quản lý nhà nước nói chung và quản lý hành chính nhà nước
nói riêng là một xu thế tất yếu, đáp ứng yêu cầu của thời đại và lưu giữ được giá trị
truyền thống tốt đẹp của đất nước


Ðiều 2 – Hiến pháp 1992 nêu rõ : “Nhà nước 
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namlà nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công
nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”.

Như vậy, quyền được
tham gia vào quản lý các
công việc của Nhà nước

CƠ SỞ PHÁP LÝ

và xã hội là quyền cơ bản
của công dân đã được
Hiến pháp ghi nhận.
Mặt khác, để người dân thực sự giữ vai trò là người làm chủ đất nước,
việc tạo điều kiện để nhân dân lao động tham gia vào quản lí hành
chính nhà nước cũng đã được Hiến pháp 1992 khẳng định tại Điều 3:
“Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân,
thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người
có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; nghiêm trị mọi
hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân..“


Nội dung nguyên tắc

Hành chính Nhà nước có trách
Tăng cường và mở rộng sự tham

Nâng cao chất lượng của hình thức

nhiệm tạo ra cơ sở pháp lý ,điều


gia trực tiếp của nhân dân vào

dân chủ đại diện,để các cơ quan này

kiện vật chất để thu hút sự tham

các công việc của nhà nước .

thực sự đại diện cho ý chí nguyện

gia của nhân dân vào hoạt động

vọng của nhân dân

hành chính


Các hình thức thực hiện của
nguyên tắc

Trong quản lí hành chính nhà nước, nguyên tắc trên biểu hiện cụ thể ở những hình thức tham gia vào hoạt động quản lí
hành chính nhà nước của nhân dân lao động. Đây là những hình thức được pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện bằng
các phương tiện của Nhà nước thông qua hai hình thức

Hình thức trực tiếp

Hình thức gián tiếp



Các hình thức thực hiện nguyên tắc

THAM GIA TRỰC TIẾP

THAM GIA GIÁN TIẾP

Trực tiếp thực hiện
Tham gia vào hoạt
động tự quản ở cơ sở

các quyền và nghĩa vụ

Tham gia vào hoạt

Tham gia vào hoạt

của công dân trong

động của các cơ quan

động của các tổ chức

quản lý hành chính

nhà nước:

xã hội

nhà nước





 Ðây là hoạt động do chính nhân dân lao động tự thực hiện, các hoạt động này gần
gủi và thiết thực đối với cuộc sống của người dân như hoạt động bảo vệ an ninh
trật tự, vệ sinh môi trường,…Những hoạt động này xảy ra ở  nơi cư trú, làm việc,
sinh hoạt nên mang tính chất tự quản của nhân dân.

THAM GIA VÀO

CÁC HOẠT ĐỘNG TỰ QUẢN
Ở CƠ SỞ



Thông qua những hoạt động mang tính chất tự quản này người lao động là
những chủ thể tham gia tích cực nhất, quyền tham gia quản lý nhà nước, quản
lý xã hội của họ được tôn trọng và bảo đảm thực hiện.




Kiểm tra các cơ quan quản lý nhà nước.



Tham gia trực tiếp với tư cách là thanh viên không chuyên trách trong hoạt động cơ quan quản lý, các
cơ quan xã hội.




Tham gia với tư cách là thành viên của tập thể lao động trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng
của cơ quan…


Trực tiếp thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của công dân trong quản
lý hành chính nhà nước

Việc trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước là một
hình thức có ý nghĩa quan trọng để nhân dân lao động phát huy vai trò làm chủ của mình.



Ðây là nguyên tắc được nhà nước ta thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Nguyên tắc này thể hiện bản chất
dân chủ sâu sắc giữ vai trò quan trọng thiết yếu trong quản lý hành chính nhà nước.



Nhân dân không chỉ có quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; thực hiện 
khiếu nại tố cáo nếu cho rắng cán bộ hành chính nhà nước vi phạm quyền lợi của họ hoặc thực hiện
không đúng đắn, mà còn có quyền tự mình tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, trực tiếp thể hiện
quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động.



Ðiều này này khẳng định vai trò hết sức đặc biệt của nhân dân lao động trong quản lý hành chính nhà
nước, đồng thời xác định những nhiệm vụ mà nhà nước phải thực hiện trong việc đảm bảo những điều
kiện cơ bản để nhân dân lao động được tham gia vào quản lý hành chính nhà nước


Điều 53 Hiến pháp năm 1992 quy định công dân có quyền
tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận
những vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị
với cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội hay chính người
dân trực tiếp thực hiện




Các cơ quan trong bộ máy nhà nước là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước. Người lao động nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà pháp luật quy
định đều có thể tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước để trực tiếp hay gián tiếp thực hiện công việc quản lí hành chính nhà nước trên
các lĩnh vực của đời sống xã hội.



Trước hết, người lao động có thể tham gia vào cơ quan quyền lực nhà nước với tư cách là thành viên của cơ quan này, hay nói cách khác chính là
những đại biểu được lựa chọn thông qua con đường bầu cử (đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Hội thẩm nhân dân…) hoặc với tư cách là
những cán bộ, công chức (của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử, cơ quan điều tra…); từ đó trực tiếp xem xét, sử dụng
quyền lực nhà nước và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của từng địa phương, trong đó có các vấn đề về quản lí hành chính nhà nước.



Ngoài ra, những người lao động có thể gián tiếp tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước thông qua việc thực hiện quyền bầu cử để lựa
chọn những đại biểu xứng đáng thay mặt mình vào cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương hay địa phương hoặc bãi nhiệm khi đại biểu đó không
còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Đây là cách thức rộng rãi nhất để nhân dân lao động có thể tham gia vào quản lí các công việc của
Nhà nước.



Thêm nữa, nhân dân được quyền tham gia vào các hoạt động của các cơ quan thực hiện quyền hành pháp, tư pháp như cơ quan hành chính nhà nước

(Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ trực thuộc chính phủ), cơ quan viện kiểm sát (viện kiểm sát nhân dân các cấp), cơ quan xét xử (toà án
nhân dân các cấp). Khi người dân lao động có đủ điều kiện, trải qua các kỳ thi tuyển dụng cán bộ, công chức do các cơ quan này tổ chức thì người

Tham gia vào hoạt động của

dân trở thành thành viên của các cơ quan này. Lúc này, người dân lao động được sử dụng quyền lực nhà nước để tiến hành những công việc khác

các cơ quan nhà nước:

nhau trong quản lý hành chính nhà nước, thực hiện các chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, thể hiện rõ vai trò người làm chủ đất nước, làm chủ
xã hội.



Tóm lại, nhân dân được quyền tham gia đông đảo vào hoạt động của các cơ quan nhà nước trên tất cả các lĩnh vực như lập pháp, hành pháp, tư
pháp. Cùng với sự tham gia này, nhân dân được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc quản lý hành chính nhà nước.




Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam, có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều
lệ không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.



Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội, đồng thời hỗ trợ nhân dân lao động có thể dễ dàng tham gia một
cách tích cực vào các tổ chức xã hội. Điều 9 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân”. Ngoài Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn có các tổ chức xã hội khác như Công đoàn,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí minh,
Hội nông dân việt Nam,… Đây là một hình thức hoạt động đã và đang được quần chúng nhân dân hưởng ứng, đạt được nhiều thành công nhất định

trên thực tế, góp phần thúc đẩy mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.



Các tổ chức xã hội tham gia vào việc quản lý nhà nước nói chung, quản lý hành chính nhà nước nói riêng và việc ổn định xã hội: thông qua việc thể
hiện ý chí nguyện vọng của các thành viên trong tổ chức đối với các cơ quan nhà nước (1); thông qua việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của tổ
chức, của các thành viên trong tổ chức và của người dân bằng cách nêu ra yêu cầu giải quyết các vấn đề còn bất cập trong xã hội (2); thông qua việc

Tham gia vào hoạt động của các tổ

tham gia phản biện đối với các vấn đề nảy sinh trong xã hội mà chưa được giải quyết cụ thể, dứt điểm, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của thành viên
và của nhân dân lao động (3); thông qua việc khiếu nại, tố cáo những hoạt động vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước (4).

chức xã hội



Như vậy, nhân dân tham gia vào các tổ chức xã hội và thông qua các hoạt động của các tổ chức xã hội để thực hiện gián tiếp việc quản lý nhà nước
nói chung và quản lý hành chính nhà nước nói riêng.


Đánh giá việc thực hiện nguyên tắc nhân dân lao động
tham gia đông đảo vào quản lí hành chính Nhà nước ở
nước ta hiện nay

Kết quả đạt được và những hạn chế gặp phải

• Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy định và




hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở nhằm vận dụng
nguyên tắc tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính Nhà nước
một cách hiệu quả trong đời sống thực tế. Quy chế dân chủ ra đời đánh dấu một bước
tiến bộ xã hội lớn ở nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân thực sự phát huy
quyền làm chủ của mình, tham gia quản lý các công việc ở trung ương và địa phương,
kiểm soát và đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ ở các cơ quan
công quyền hay các biểu hiện lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, cùng với các mặt tích cực đạt được, trong quá trình vận dụng nguyên tắc
trên vẫn còn một số hạn chế tập trung vào những lý do sau đây:




THỨ BA

Đảng phải là cơ quan lãnh đạo các chi bộ, đảng viên, các tổ chức Chính quyền, đoàn thể đưa việc thực hiện pháp luật dân chủ vào
cuộc sống. Nhưng trên thực tế, có những nơi Đảng cơ sở rất chú trọng đến công việc này, quán triệt đầy đủ, sâu sắc, xác định đúng
vai trò lãnh đạo toàn diện, chỉ đạo trực tiếp và thực hiện nghiêm túc pháp luật dân chủ. Nhưng lại có những nơi Đảng chưa làm tốt
vai trò lãnh đạo trực tiếp làm cho kết quả thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở hiệu quả kém.

THỨ HAI



Công tác kiểm tra, thanh tra công vụ và xử lý cán bộ, công chức có vi phạm pháp luật tiến hành chưa nghiêm minh, chưa thường
xuyên, thiếu khách quan, công bằng dẫn đến kém hiệu quả, ít tính giáo dục, răn đe…Do vậy đạo đức, trách nhiệm của công chức
chậm được nâng cao. MThứ haiột bộ phận cán bộ, công chức sa xút về phẩm chất lối sống, tham nhũng, vô cảm, thiếu trách nhiệm
trước yêu cầu của dân, của xã hội, không còn đảm bảo được quyền làm chủ của nhân dân.


THỨ NHẤT




Vậy muốn vận dụng nguyên tắc tắc nhân dân lao động tham gia đông
đảo vào quản lí hành chính Nhà nước một cách hiệu quả, thì Đảng
phải thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của mình ở mọi nơi, không phân
biệt là trung ương hay địa phương.




Để khắc phục những
hạn chế trên, từ đó
nhằm nâng cao hơn
vai trò của nhân dân
trong quản lí hành
chính nhà nước, em



có một số đề xuất như
sau:




Đảng cần đặc biệt tăng cường sự lãnh đạo của mình để làm cho dân chủ
có định hướng đúng, dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ thật sự, dân chủ gắn

liền với kỷ luật kỷ cương, lấy Hiến pháp và pháp luật làm khung pháp lý
Nhân dân cần được tạo mọi điều kiện để chủ động tham gia vào quá
trình quản lý; giám sát hoạt động của các cơ quan công quyền, và có thể
thông qua các đại biểu của mình bãi miễn chức vụ của cán bộ công chức
không đủ uy tín, năng lực, với cơ chế thuận tiện, khả thi. Cần thể chế hoá
các quy định liên quan tới quyền và nghĩa vụ công dân một cách rõ ràng, cụ
thể nhằm đảm bảo cho công dân thực sự được hưởng quyền và nghiêm
chỉnh thực hiện nghĩa vụ như cho ra đời Luật Giám sát của nhân dân, Luật
bãi nhiệm của nhân dân, Luật trưng cầu ý dân,.v.v.
Tăng cường giáo dục nhận thức cho nhân dân cũng như tầng lớp cán bộ,
công chức về vấn đề dân chủ và làm thế nào để thực hiện quyền dân chủ
của mình trong quản lí hành chính nhà nước, cũng như đảm bảo quyền dân
chủ cho người khác. Từ đó, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân
trong quản lý nhà nước.
Xây dựng cơ chế và biện pháp để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và
trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, xoá bỏ mầm mống cửa quyền, lộng
quyền, xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân; ngăn chặn và khắc phục
tình trạng dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, đồng thời nghiêm trị những
hoạt động phá hoại gây rối…
Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc dân chủ trong tổ chức


KẾT LUẬN

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện để người dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng
Nhà nước của dân, do dân, vì dân; thắt chặt mối liên hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân là một
nguyên tắc cơ bản để xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng
là nguyên tắc thực hiện dân chủ trong đời sống xã hội ngày càng phát triển ở nước ta bấy giờ.

Trong thời gian qua mặc dù đã đạt được những thành công đáng ghi nhận, tuy nhiên hoạt động

của Nhà nước và của nền hành chính quốc gia vẫn còn nhiều điểm bất cập không đáng có. Trước
yêu cầu phát triển sâu hơn của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, yêu cầu
hội nhập mạnh mẽ và toàn diện, Nhà nước việt Nam đang đứng trước những thách thức vô cùng
to lớn. Để vượt qua những thách thức này, cần phải có những thay đổi hết sức sâu sắc cả về
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, của bản thân hệ thống thể chế hành chính,
của cơ cấu hệ thống tổ chức hành chính và của cả đội ngũ công chức hành chính hiện nay.



×