Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận MQH VC YT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.14 KB, 11 trang )

1
MỞ ĐẦU
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học. Phạm trù
vật chất và mối liên hệ giữa vật chất và ý thức đã được các nhà triết học trước Mác
quan tâm với nhiều quan điểm khác nhau và luôn diển ra cuộc đấu tranh giữa chủ
nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trong suốt lịch sử của triết học.
Có rất nhiều quan điểm triết học xoay quanh vấn đế về mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức, nhưng chỉ có quan điểm triết học Mác - Lênin là đúng và đầy đủ đó
là: vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau. Vật chất quyết định sự ra đời của ý
thức, đồng thời ý thức tác động trở lại vật chất. Trước Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VI năm 1986, Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn bởi một nền kinh tế trì trệ,
một hệ thống quản lý yếu kém cũng là do một phần chưa nhận thức đúng và đầy đủ
về mối quan hệ giữa vận chất và ý thức theo quan điểm của triết học Mác - Lênin.
Vấn đề này đã được nhận thực đúng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, ngay
sau Đại hội VI nước ta bước vào công cuộc đổi mới và đã giành rất nhiều thắng lợi
sau khi đã chuyển nền kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có
sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC.
Quan điểm Mácxit cho rằng chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là
thế giới vật chất, thế giới vật chất tồn tại khách quan có trước và độc lập với ý thức
con người. Triết học Mác - Lênin đã khẳng định trong mối quan hệ giữa vật chất và
ý thức thì vật chất là cái có trước quyết định sự ra đời của uỷ thức và ý thức là cái
có sau tác động trở lại vật chất, để làm rõ quan điểm này chúng ta chia làm hai
phần.
1. Vật chất quyết định sự ra đời của ý thức.
Lênin là người đã bảo vệ và phát triển triết học Mác đã đưa ra một định nghĩa
toàn diện sâu sắc và khoa học về phạm trù vật chất “Vật chất là một phạm trù triết
học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,



2
được cảm giác của chúng ta chép lại phản ánh và được tồn tại không lệ thuộc vào
cảm giác”.
Từ định nghĩa của Lê Nin đã khẳng định vật chất là thực tại khách quan vào
bộ não của con người thông qua tri giác và cảm giác. Thuộc tính cơ bản nhất của vật
chất là “thực tại khách quan”, “tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”, đó củng chính
là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất và cái gì không phải là vật chất .
Thực tại khách quan đem lại cho con người trong cảm giác “tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác”. điều đó khẳng định “thực tại khách quan” (vật chất) là cái có
trước (tính thứ nhất). Còn “cảm giác”, (ý thức) là cái có sau (tinh thứ hai). Vật chất
tồn tại không lệ thuộc vào ý thức. “Thực tại khách quan được đem lại cho con người
trong cảm giác, đươc cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh”. Điều đó
nói lên “thực tại khách quan” (vật chất) được biểu hiên thông qua các dạng cụ thể
bằng “cảm giác” (ý thức) con người có thể nhận thức được. Và “thực tại khách
quan” (vật chất) chính là nguồn gốc nội dung của “cảm giác” (ý thức). Như vậy vật
chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định nội dung của ý thức.
Thứ nhất, phải có bộ óc của con người phát triển ở trình độ cao thì mới có sự
ra đời của ý thức. Phải có thể giới xung quanh là tự nhiên và xã hội bên ngoài con
người mới tạo ra được ý thức, hay nói cách khác ý thức là sự tương tác giữa bộ não
con người và thế giới khách quan. Ta cứ thử giả dụ, nếu một người nào đó sinh ra
mà bộ não không hoạt động được hay không có bộ não thì không thể có ý thức
được. Cũng như câu chuyện cậu bé sống trong rừng cùng bầy sói không được tiếp
xúc với xã hội loài người thì hành động của cậu ta sau khi trở về xã hội cũng chỉ
giống như những con sói. Tức là hoàn toàn không có ý thức.
Thứ hai, là phải có lao động và ngôn ngữ đây chính là nguồn gốc xã hội của ý
thức. Nhờ có lao động mà các giác quan của con người phát triển phản ánh tinh tế
hơn đối với hiện thực... ngôn ngữ là cần nối để trao đổi kinh nghiệm, tình cảm, hay
là phương tiện thể hiện ý thức. Ở đây ta cũng nhận thấy rằng nguồn gốc của xã hội
có ý nghĩa quyết định hơn cho sự ra đời của ý thức.
Vật chất là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của ý thức nên khi vật chất thay

đổi thì ý thức cũng phải thay đổi theo.


3
Hiện nay ở các tỉnh miền núi, nhất là các xã, bản ở vùng sâu vùng xa, trình độ
dân trí thấp, đi liền với đó là chất lượng học tập của các em học sinh nói chung, nhất
là học sinh Tiểu học và THCS là rất yếu kém sở dĩ như vậy là do điều kiện về cơ sở
vật chất, nhận thức của các em cũng như đội ngũ giáo viên giảng dậy còn thiếu.
Nhưng nếu vấn đề về cơ sở vật chất được đáp ứng, điều kiện kinh tế xã hội được
nâng lên, đáp ứng đầy đủ đội ngũ giáo viên.. thì chất lượng học tập của các em sẽ
tốt hơn rất nhiều.
Từ ví dụ trên đã khẳng định điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức chỉ là
như thế đó. Khẳng định thế giới thực chất khách quan là vô cùng, vô tận luôn vận
động và phát triển không ngừng, nên đã có tác động cổ vũ ,động viên các nhà khoa
học đi nghiên cứu thế giới vật chất, tim ra những kết cấu mới, những thuộc tính mới
và những qui luật hoạt động của vật chất để làm phong phú thêm kho tàng vật chất
của nhân loại .
2. Ý thức tác động trở lại vật chất.
Chủ nghĩa duy vật biên chứng khẳng định ý thức của con người là sản phẩm
của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử xã hội . Chủ nghĩa duy vật biên chứng
cho ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người thông qua hoạt
động thực tiển , nên bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan,
là sự phản ánh sáng tạo thế giới vật chất.
Quá trình ấy diển ra ở 3 mặt :sự trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng
phản ánh , mô hình hoá đối tượng trong tư duy hình ảnh tinh thần và chuyển vào mô
hình hoá từ tư duy ra hiện thực khách quan hay gọi là hiện thực hoá mô hình tư duyđây là giai đoạn cải tạo hiện thực khách quan . Chủ nghĩa duy vật biện chứng còn
cho rằng ý thức không phải là hiện tượng tự nhiên thuần tuý mà còn gọi là hiện
tượng xã hội ý thức bắt nguồn từ thực tiển lịch sử xã hội , phản ánh những quan hệ
xã hội khách quan . Đây chinh là bản chất xã hội của ý thức.
Ý thức phản ánh sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ não con người

thông qua lao động mà ngôn ngữ. Nó là toàn bộ hoạt động tinh thần của con người
như: Tình cảm yêu thương, tâm trạng, cảm súc, ý trí, tập quán, truyền thống, thói
quen quan điểm, tư tưởng, lý luận, đường lối, chính sách, mục đích, kế hoạch, biện


4
pháp, phương hướng. Các yếu tố tinh thần trên đều tác động trở lại vật chất cách
mạng mẽ.
Lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh, nếu không có đường lối cách
mạng đúng đắn của đảng ta thì dân tộc ta cũng không thể giảng thắng lơị trong hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ cũng như Lê - Nin đã nói “Không có lý luận
cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”. Như vậy ý thức không
hoàn toàn phụ thuộc vào vật chất mà ý thức có tính độc lập tương đối vì nó có tính
năng động cao nên ý thức có thể tác động trở lại vật chất. Vật chất góp phần cải
biến thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức phản
ánh đúng hiện thực khách quan có tác dụng thấy đẩy hoạt động thực tiễn của con
người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất. Khi phản ánh đúng hiện thực khách
quan thì chúng ta hiểu bản chất quy luật vận động của các sự vật hiện tượng trong
thế giới quan.
Vận dụng quan điểm này, Từ nhận thức đúng về thực tại nền kinh tế của đất
nước. Từ sau Đại hội VI, Đảng ta chuyển nền kinh tế từ tự cung, tự cấp quan liêu
sang nền kinh tế thị trường, nhờ đó mà sau hơn 30 năm đổi mới bộ mặt đất nước ta
đã thay đổi hẳn. Ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan có thể kìm hãm
hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới quan. Ví dụ như
việc phát triển các nhà máy thuỷ điện nhỏ ở các tỉnh miền núi là một ví điển hình,
ngoài việc đem lại nguồn kinh phí không nhỏ cho các địa phương, thì từ việc không
khảo sát thực tế khách quan hay đúng hơn nhận thức về tác động đến môi trường tự
nhiên của các hồ thuỷ điện là chưa đầy đủ vì vậy đã để lại hậu quả vô cùng lớn đối
với môi trường tự nhiên như: nạn phá rừng, lũ quét, ngăn chặn phù sa phía hạ lưu...
II. VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý

THỨC VÀO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA.

1. Để xây dựng xã hội chủ nghĩa phải nhận thấy nguyên lý vật chất quyết
định ý thức là phải xuất phát từ thực tế khách quan và hành động theo nó.
Trươc thời kì đổi mới, khi cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng chúng ta nôn nóng
muốn đốt cháy giai đoạn nên đã phải trả giá. Ở thời kì này chúng ta phát triển quan
hệ sản xuất đi trước lực lượng sản xuất mà không nhìn thấy vai trò quyết định của


5
lực lượng sản xuất. Sau giải phóng đất nước ta là một đất nước nông nghiệp với số
dân tham gia vào ngành này tới hơn 90%. Nhưng chúng ta vẫn xây dựng các nhà
máy công nghiệp trong khi để nhanh chóng trở thành nước công nghiệp hoá trong
khi lực lượng sản xuất chưa phát triển, thêm vào đó là sự phân công không hợp lý
về quản lý nhà nước và của xã hội, việc Nhà nước nắm giữ quá nhiều ngành kinh tế,
thực hiện quá cứng nhắc làm cho toàn bộ nền kinh tế thiếu sức sống, thiếu năng
động và sáng tạo. Các giám đốc được Nhà nước phân công thời kì này chỉ đến ngồi
chơi xơi nước và cuối tháng lĩnh lương, các nông dân và công nhân làm đúng giờ
quy định nhưng hiệu quả không cao... Ở đây chúng ta đã xem nhẹ thực tế phức tạp
khách quan của thời kì quá độ, chưa nhận thức đầy đủ rằng thời kỳ quá độ lên xã
hội chủ nghĩa là quá trình lịch sử lâu dài và phải trải qua nhiều chặng đường.
Văn kiện Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: "tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng,
cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển
kinh tế tri thức; hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa". Đây là một chủ trương lớn, quan trọng, được nêu ra từ Đại hội XI của
Đảng. Trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình này theo hướng kết hợp
có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng
cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao
động, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới và sáng tạo, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế phát

triển nhanh và bền vững (hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030
của Liên hợp quốc). Đổi mới mô hình tăng trưởng chuyển mạnh từ chủ yếu dựa vào
xuất khẩu và vốn đầu tư sang phát triển đồng thời dựa cả vào vốn đầu tư, xuất khẩu
và thị trường trong nước. Động lực quan trọng nhất và cũng là điều kiện để đổi mới
mô hình tăng trưởng là đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi
mới, sáng tạo.
Từ đây, chúng ta phải có cơ sở hạ tầng của xã hội chủ nghĩa và cơ sở vật chất
phát triển. Chúng ta phải xây dựng lực lượng sản xuất phù hợp quan hệ sản xuất.
Chúng ta chỉ có thể bỏ qua quan hệ sản xuất bóc lột tư bản chủ nghĩa nhưng không
thể bỏ qua những tính quy luật chung của nền kinh tế thị trường. Chúng ta cũng


6
phải biết kế thừa và phát triển tích cực những thành tựu khoa học, kỹ thuật và công
nghệ - môi trường của chủ nghĩa Tư bản, là cơ chế thị trường với nhiều hình thức cụ
thể tác động vào quá trình phát triển kinh tế. Để vực nền kinh tế lạc hậu của nước
nhà, Đảng xác định là phải phát triển nền kinh tế nhiều thành phần để tăng sức sống
và tính năng động cho nền kinh tế, phát triển lực lượng sản xuất. Phát triển các quan
hệ hàng hoá, tiền tệ và tự do buôn bán, các thành phần kinh tế tự do kinh doanh và
phát triển theo khuôn khổ của pháp luật, được bình đẳng trước pháp luật. Mục tiêu
là làm cho thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể đóng vai trò chủ đạo. Song
song quá trình phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thì chúng ta cũng
cần phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay
nền kinh tế thị trường ở nước ta còn đang ở trình độ thấp. Biểu hiện ở số lượng hàng
hoá và chủng loại hàng hoá quá nghèo nàn, khối lượng hàng hoá lưu thông trên thị
trường và kim ngạch xuất nhập khẩu còn quá nhỏ, chi phí sản xuất lại quá cao dẫn
đến giá thành cao, nhưng chất lượng mặt hàng thấp. Nhiều loại thị trường quan
trọng mới đang trong quá trình hình thành như: thị trường vốn, thị trường chứng
khoán, thị trường sức lao động...
Cần mở rộng hợp tác giao lưu kinh tế nước ngoài, nhanh chóng hội nhập vào

tổ chức thương mại thế giới WTO, AFTA, các hiệp định song phương và tới đây sẽ
là CPTTP... đồng thời phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Muốn vậy, ta phải
đa phương hoá và đa dạng hoá hình thức và đối tác, phải quán triệt trên nguyên tắc
đôi bên cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và không phân
biệt chế độ chính trị - xã hội, phải triệt để khai thác lợi thế so sánh của đất nước
trong quan hệ kinh tế quốc dân nhằm khai thác tiềm năng lao động, tài nguyên thiên
nhiên đất nước, tăng xuất nhập khẩu, thu hút vốn kỹ thuật, công nghệ hiện đại và
kinh nghiệm quản lý. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển cơ sở hạ tầng
cũng là một trong chủ trương quan trọng của Đảng. Để làm điều này thì chúng ta
cần giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới các chính
sách tài chính và tiền tệ, giá cả, phát triển các thị trường quan trọng như thị trường
chứng khoán, thị trường lao động… Nhà nước cũng cần hạn chế việc can thiệp trực
tiếp vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mà nên tập trung tốt các chức


7
năng tạo môi trường, hướng dẫn, hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ nhưng thông thoáng lành mạnh
để tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư của nước ngoài. Tránh tình trạng giấy tờ phức
tạp rắc rối, trên bảo dưới không nghe làm cho quá trình giải toả mặt bằng gặp nhiều
khó khăn. Với các chủ trương trên ta nhận thấy vai trò quyết định của vật chất đối
với ý thức, đó cũng là bài học quan trọng của Đảng là: "Mọi đường lối chủ trương
của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan".
2. Để xây dựng XHCN cũng cần phải hiểu sâu sắc vai trò của ý thức tác
động trở lại vật chất.
Một trong những chủ trương quan trọng là phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, kim chỉ nam cho hành động. Tư tưởng Hồ Chí
Minh nằm trong hệ tư tưởng Mác - Lênin là sự thống nhất giữa chủ nghĩa Mác Lênin và thực tiễn của đất nước Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã bảo vệ và vận
dụng chủ nghĩa Mác - Lênin một cách đúng đắn và hiệu quả. Như vậy muốn hiểu
sâu sắc và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh phải nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin,

nhất là phép biện chứng duy vật và phải nghiên cứu, nắm vững thực tiễn, phải tập
trung làm rõ hai mặt của vấn đề:
Một là, về mục tiêu, lý tưởng và đạo đức lối sống. Đây là yếu tố cơ bản nhất
chi phối mọi suy nghĩ, hành động của người cán bộ, đảng viên trong điều kiện
chuyển biến của thế giới và tình hình trong nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng
định mỗi người chúng ta hãy nâng cao đạo đức cách mạng, đạo đức công dân và đạo
đức của người cộng sản. Cụ thể, chúng ta phải "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô
tư", luôn vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh vì lợi ích của cá nhân và cả lợi ích của
cộng đồng. Kiên quyết và nghiêm khắc chống chủ nghĩa thực dụng với các biểu
hiện đa dạng trong nền kinh tế thị trường mở cửa, thực sự góp phần đẩy lùi nạn
tham nhũng và tệ nạn xã hội, ngăn chặn sự thoái hoá biến chất về tư tưởng, đạo đức
lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Hai là, về yêu cầu của nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, mỗi người trên
cương vị trách nhiệm của mình, phải hoàn thành nhiệm vụ với hiệu quả, chất lượng
cao. Vì vậy, chúng ta phải đề cao ý chí phấn đấu, phấn đấu không mệt mỏi, không


8
sợ hy sinh, gian khổ, đồng thời phải ra sức trau dồi tri thức. Cần nâng cao tri thức
khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là nâng cao trình độ lý luận về chủ nghĩa Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao tri thức về khoa học tự nhiên, đặc biệt
là mũi nhọn về khoa học công nghệ hiện đại. Phải nắm vững phương pháp nhận
thức và hành động của Bác, bám sát thực tiễn, bám sát cơ sở, thâm nhập vào quần
chúng, đánh giá đúng khó khăn thuận lợi, thực trạng và triển vọng. Tự nội lực, vì
dân và thực sự dựa vào dân, thực hiện dân chủ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, ý
kiến của Dân mà tìm ra phương sách, biện pháp, nguồn vốn, sức mạnh vật chất và
tinh thần, trí tuệ để vượt qua khó khăn và thách thức.
Phấn đấu làm tốt hai mặt trên là chúng ta đã thực sự thấm nhuần tư tưởng Hồ
Chí Minh và làm theo di chúc của Người, đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng mà Người
đã chỉ đường để xây dựng một đất nước Việt Nam hoà bình thống nhất, độc lập, dân

chủ và giàu mạnh.
Vai trò ý thức tác động lại vật chất cũng phải được hiện rõ ở khía cạnh phát
huy tính năng động và tích cực và vai trò trung tâm của con người, một số giải pháp
cho vấn đề này:
Một là, đổi mới hệ thống chính trị dân chủ hoá đời sống xã hội nhằm phát huy
đầy đủ tính tích cực và quyền làm chủ của nhân dân.
Hai là, đổi mới cơ chế quản lý, hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội phù hợp
có ý nghĩa then chốt trong việc phát huy tính tích cực của người lao động như: cơ
chế quản lý mới phải thể hiện rõ bản chất của một cơ chế dân chủ, và cơ chế này
phải lấy con người làm trung tâm, vì con người, hướng tới con người là phát huy
mọi nguồn lực. Cơ chế quản lý mới phải xây dựng đội ngũ quản lý có năng lực và
phẩm chất thành thạo về nghiệp vụ.
Ba là, đảm bảo lợi ích của người lao động là động lực mạnh mẽ của quá trình
nâng cao tính tích cực của con người: cần quan tâm đúng mức đến lợi ích vật chất,
lợi ích kinh tế của người lao động, đảm bảo nhu cầu thiết yếu của họ hoạt động sáng
tạo như ăn, ở, mặc, đi lại, học hành, khám chữa bệnh, nghỉ ngơi. Cũng cần có chính
sách đảm bảo và kích thích phát triển về mặt tinh thần, thể chất cho nhân dân, tăng
cường xây dựng hệ thống cơ chế chính sách phù hợp để giải quyết tốt vấn đề ba lợi


9
ích tập thể, và lợi ích xã hội nhằm đảm bảo lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của
người lao động.
Đảng và Nhà nước cũng đã khắc phục thái độ trông chờ và ỷ lại vào hoàn
cảnh bằng cách nhanh chóng cổ phần hoá các công ty nhà nước để tạo sự năng
động, sáng tạo trong hoạt động cũng như cạnh tranh, nhất là trong thời kỳ hội nhập
hiện nay. Đồng thời phải cương quyết giải thể các công ty Nhà nước làm ăn thua lỗ
để tránh việc nhà nước bỏ vốn vào nhưng lại luôn phải bù lỗ cho các công ty này.
Ngoài ra cũng cần nâng cao trình độ nhận thức tri thức khoa học cho nhân
dân nói chung và đặc biệt đầu tư cho ngành giáo dục. Cần xây dựng chiến lược giáo

dục, đào tạo, với những giải pháp mạnh mẽ phù hợp để mở rộng quy mô chất lượng
ngành đào tạo, đối với nội dung và phương pháp giáo dục, đào tạo, cải tiến nội dung
chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với từng đối tượng, trường lớp ngành nghề.
Kết hợp giữa việc nâng cao dân trí, phổ cập giáo dục với việc bồi dưỡng và
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động để đáp ứng nhu cầu
cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp trên sẽ kích thích tính năng
động và tài năng sáng tạo của người lao động trong nước. Sự nghiệp đất nước càng
phát triển thì tính tích cực và năng động của con người càng tăng lên một cách hàng
hợp với quy luật.
KẾT LUẬN
Nói tóm lại, vật chất bao giờ cũng đóng vai trò quyết định đối với ý thức, nó
là cái có trước ý thức, nhưng ý thức có tính lực năng động tác động trở lại vật chất.
Mối tác động qua lại này chỉ được thực hiện thông qua hoạt động thực tiễn của con
người. Chúng ta nâng cao vai trò của ý thức với vật chất chính là ở chỗ nâng cao
năng lực nhận thức các quy luật khách quan và vận dụng các quy luật khách quan
trong hoạt động thực tiễn của con người. Trong thời kì đổi mới của nước ta khi
chuyển nền từ tập trung, quan liêu sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn xuất
phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Với


10
chủ trương này chúng ta đã giành được nhiều thắng lợi to lớn trong lĩnh vực kinh tế,
xã hội... tuy nhiên vẫn còn một số thiếu sót, đặc biệt ở khâu hành động. Đề ra chủ
trương là vấn đề quan trọng nhưng thực hiện nó mới là một vấn đề thực sự khó
khăn.


11

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII.
- Giáo trình Triết học Mác - Lênin - NXB Chính trị Quốc gia.
- Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam - NXB Chính
trị Quốc gia.
- Nguồn Internet.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×