Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tieu luan Quan tri Mang.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 34 trang )

Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
I/Cơ Sở Lý Thuyết
1/Mô Hình OSI:
ISO (The International Standards Organization) - Là tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
hoạt động dưới sự bảo trợ của Liên hợp Quốc với thành viên là các cơ quan chuẩn quốc
gia với số lượng khoảng hơn 100 thành viên với mục đích hỗ trợ sự phát triển các chuẩn
trên phạm vi toàn thế giới.
Trước hết cần chú ý rằng mô hình 7 lớp OSI chỉ là mô hình tham chiếu chứ không phải
là một mạng cụ thể nào.Các nhà thiết kế mạng sẽ nhìn vào đó để biết công việc thiết kế
của mình đang nằm ở đâu. Xuất phát từ ý tưởng “chia để trị’, khi một công việc phức
tạp được module hóa thành các phần nhỏ hơn thì sẽ tiện lợi cho việc thực hiện và sửa
sai, mô hình OSI chia chương trình truyền thông ra thành 7 tầng với những chức năng
phân biệt cho từng tầng. Hai tầng đồng mức khi liên kết với nhau phải sử dụng một giao
thức chung. Giao thức ở đây có thể hiểu đơn giản là phương tiện để các tầng có thể giao
tiếp được với nhau, giống như hai người muốn nói chuyện được thì cần có một ngôn
ngữ chung vậy. Trong mô hình OSI có hai loại giao thức chính được áp dụng là: giao
thức có liên kết (connection - oriented) và giao thức không liên kết (connectionless).
Giao thức có liên kết : là trước khi truyền, dữ liệu hai tầng đồng mức cần thiết lập một
liên kết logic và các gói tin được trao đổi thông qua liên kết náy, việc có liên kết logic sẽ
nâng cao độ an toàn trong truyền dữ liệu.
Giao thức không liên kết : trước khi truyền, dữ liệu không thiết lập liên kết logic và mỗi
gói tin được truyền độc lập với các gói tin trước hoặc sau nó.
Nhiệm vụ của các tầng trong mô hình OSI có thể được tóm tắt như sau:
Tầng vật lý (Phisical layer – lớp 1) : Tầng vật lý (Physical layer) là tầng dưới cùng của
mô hình OSI là. Nó mô tả các đặc trưng vật lý của mạng: Các loại cáp được dùng để nối
các thiết bị, các loại đầu nối được dùng , các dây cáp có thể dài bao nhiêu v.v... Mặt
khác các tầng vật lý cung cấp các đặc trưng điện của các tín hiệu được dùng để khi
chuyển dữ liệu trên
cáp từ một máy này đến một máy khác của mạng, kỹ thuật nối mạch điện, tốc độ cáp
truyền dẫn.
Tầng vật lý không qui định một ý nghĩa nào cho các tín hiệu đó ngoài các giá trị nhị


phân 0 và 1. Ở các tầng cao hơn của mô hình OSI ý nghĩa của các bit được truyền ở tầng
vật lý sẽ được xác định.
Tầng liên kết dữ liệu (Data link layer – lớp 2): tầng liên kết dữ liệu có nhiệm vụ xác
định cơ chế truy nhập thông tin trên mạng, các dạng thức chung trong các gói tin, đóng
i H c ông Á Trang: Đạ ọ Đ 1
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
gói và phân phát các gói tin.Lớp 2 có liên quan đến địa chỉ vật lý của các thiết bị mạng,
topo mạng, truy nhập mạng, các cơ chế sửa lỗi và điều khiển luồng.
Có nghĩa là : Tầng liên kết dữ liệu (data link layer) là tầng mà ở đó ý nghĩa được
gán cho các bit được truyền trên mạng. Tầng liên kết dữ liệu phải quy định được các
dạng thức, kích thước, địa chỉ máy gửi và nhận của mỗi gói tin được gửi đi. Nó phải xác
định cơ chế truy nhập thông tin trên mạng và phương tiện gửi mỗi gói tin sao cho nó
được đưa đến cho người nhận đã định.
- Tầng liên kết dữ liệu cung cấp cách phát hiện và sửa lỗi cơ bản để đảm bảo cho dữ
liệu nhận được giống hoàn toàn với dữ liệu gửi đi. Nếu một gói tin có lỗi không sửa
được, tầng liên kết dữ liệu phải chỉ ra được cách thông báo cho nơi gửi biết gói tin đó có
lỗi để nó gửi lại.
- Các giao thức tầng liên kết dữ liệu chia làm 2 loại chính là các giao thức hướng ký tư
và các giao thức hướng bit. Các giao thức hướng ký tự được xây dựng dựa trên các ký
tự đặc biệt của một bộ mã chuẩn nào đó (như ASCII hay EBCDIC), trong khi đó các
giao thức hướng bit lại dùng các cấu trúc nhị phân (xâu bit) để xây dựng các phần tử của
giao thức (đơn vị dữ liệu, các thủ tục.) và khi nhận, dữ liệu sẽ được tiếp nhận lần lượt
từng bit một.
Tầng mạng (Network layer – lớp 3) : tầng mạng có nhiệm vụ xác định việc chuyển
hướng, vạch đường các gói tin trong mạng(chức năng định tuyến), các gói tin này có thể
phải đi qua nhiều chặng trước khi đến được đích cuối cùng. Lớp 3 là lớp có liên quan
đến các địa chỉ logic trong mạng Các giao thức hay sử dụng ở đây là IP, RIP, IPX,
OSPF, AppleTalk.
- Tầng mạng nhắm đến việc kết nối các mạng với nhau bằng cách tìm đường
(routing) cho các gói tin từ một mạng này đến một mạng khác. Nó xác định việc

chuyển hướng, vạch đường các gói tin trong mạng, các gói này có thể phải đi
qua nhiều chặng trước khi đến được đích cuối cùng. Nó luôn tìm các tuyến
truyền thông không tắc nghẽn để đưa các gói tin đến đích.
Việc chọn đường là sự lựa chọn một con đường để truyền một đơn vị dữ liệu (một gói
tin chẳng hạn) từ trạm nguồn tới trạm đích của nó. Một kỹ thuật chọn đường phải thực
hiện hai chức năng chính sau đây:
- Quyết định chọn đường tối ưu dựa trên các thông tin đã có về mạng tại thời điểm đó
thông qua những tiêu chuẩn tối ưu nhất định.
- Cập nhật các thông tin về mạng, tức là thông tin dùng cho việc chọn đường, trên mạng
luôn có sự thay đổi thường xuyên nên việc cập nhật là việc cần thiết.
T ầng vận chuyển (Transport layer – lớp 4) : tầng vận chuyển xác định địa chỉ trên
mạng, cách thức chuyển giao gói tin trên cơ sở trực tiếp giữa hai đầu mút, đảm bảo
truyền dữ liệu tin cậy giữa hai đầu cuối (end-to-end). Để bảo đảm được việc truyền ổn
định trên mạng tầng vận chuyển thường đánh số các gói tin và đảm bảo chúng chuyển
theo thứ tự.Bên cạnh đó lớp 4 có thể thực hiện chức năng đièu khiển luồng và điều
khiển lỗi.Các giao thức phổ biến tại đây là TCP, UDP, SPX.
- Tầng vận chuyển là tầng cuối cùng chịu trách nhiệm về mức độ an toàn trong truyền
dữ liệu nên giao thức tầng vận chuyển phụ thuộc rất nhiều vào bản chất của tầng mạng.
Tầng giao dịch (Session layer – lớp 5) : Tầng giao dịch (session layer) thiết lập "các
giao dịch" giữa các trạm trên mạng, nó đặt tên nhất quán cho mọi thành phần muốn đối
thoại với nhau và lập ánh xa giữa các tên với địa chỉ của chúng. Một giao dịch phải
được thiết lập trước khi dữ liệu được truyền trên mạng, tầng giao dịch đảm bảo cho các
giao dịch được thiết lập và duy trì theo đúng qui định.
i H c ông Á Trang: Đạ ọ Đ 2
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
- Tầng giao dịch còn cung cấp cho người sử dụng các chức năng cần thiết để quản trị
các giao dịch ứng dụng của họ, cụ thể là:
- Điều phối việc trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng bằng cách thiết lập và giải
phóng (một cách lôgic) các phiên (hay còn gọi là các hội thoại - dialogues)
- Cung cấp các điểm đồng bộ để kiểm soát việc trao đổi dữ liệu.

- Áp đặt các qui tắc cho các tương tác giữa các ứng dụng của người sử dụng.
- Cung cấp cơ chế "lấy lượt" (nắm quyền) trong quá trình trao đổi dữ liệu.
- Trong trường hợp mạng là hai chiều luân phiên thì nẩy sinh vấn đề: hai người sử dụng
luân phiên phải "lấy lượt" để truyền dữ liệu. Tầng giao dịch duy trì tương tác luân phiên
bằng cách báo cho mỗi người sử dụng khi đến lượt họ được truyền dữ liệu. Vấn đề đồng
bộ hóa trong tầng giao dịch cũng được thực hiện như cơ chế kiểm tra/phục hồi, dịch vụ
này cho phép người sử dụng xác định các điểm đồng bộ hóa trong dòng dữ liệu đang
chuyển vận và khi cần thiết có thể khôi phục việc hội thoại bắt đầu từ một trong các
điểm đó.
Các giao thức trong lớp 5 sử dụng là NFS, X- Window System, ASP.
Tầng trình bày (Presentation layer – lớp 6) : tầng trình bày chuyển đổi các thông tin
từ cú pháp người sử dụng sang cú pháp để truyền dữ liệu, ngoài ra nó có thể nén dữ liệu
truyền và mã hóa chúng trước khi truyền đễ bảo mật.Nói đơn giản thì tầng này sẽ định
dạng dữ liệu từ lớp 7 đưa xuống rồi gửi đi đảm bảo sao cho bên thu có thể đọc được dữ
liệu của bên phát. Các chuẩn định dạng dữ liệu của lớp 6 là GIF, JPEG, PICT, MP3,
MPEG …
Tầng ứng dụng (Application layer – lớp 7) : tầng ứng dụng quy định giao diện giữa
người sử dụng và môi trường OSI, nó cung cấp các phương tiện cho người sử dụng truy
cập vả sử dụng các dịch vụ của mô hình OSI. Điều khác biệt ở tầng này là nó không
cung cấp dịch vụ cho bất kỳ một tầng OSI nào khác ngoại trừ tầng ứng dụng bên ngoài
mô hình OSI đang hoạt động. Các ứng dụng cung được cấp như các chương trình xử lý
kí tự, bảng biểu, thư tín … và lớp 7 đưa ra các giao thức HTTP, FTP, SMTP, POP3,
Telnet.
Mặc dù đã ra đời từ rất lâu, mô hình tham chiếu OSI vẫn đang là “kim chỉ nam" cho các
loại mạng viễn thông, và là công cụ đắc lực nhất được sử dụng để tìm hiểu xem dữ liệu
được gửi và nhận ra sao trong một mạng máy tính nói chung.
Ngoài mô hình OSI ra hiện nay còn có các bộ giao thức khác :
+ TCP/IP:
- Ưu thế chính của bộ giao thức này là khả năng liên kết hoạt động của nhiều loại
máy tính khác nhau.

- TCP/IP đã trở thành tiêu chuẩn thực tế cho kết nối liên mạng cũng như kết nối
Internet toàn cầu.
+ NetBEUI:
- Bộ giao thức nhỏ, nhanh và hiệu quả được cung cấp theo các sản phẩm của hãng
IBM, cũng như sự hỗ trợ của Microsoft.
- Bất lợi chính của bộ giao thức này là không hỗ trợ định tuyến và sử dụng giới
hạn ở mạng dựa vào Microsoft.
+ IPX/SPX:
- Đây là bộ giao thức sử dụng trong mạng Novell.
- Ưu thế: nhỏ, nhanh và hiệu quả trên các mạng cục bộ đồng thời hỗ trợ khả năng
định tuyến.
2/CÁC LOẠI CÁP:
i H c ông Á Trang: Đạ ọ Đ 3
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
2.1/ Cáp đồng trục (coaxial):
Là kiểu cáp đầu tiên được dùng trong các LAN, cấu tạo của cáp đồng trục gồm:
- Dây dẫn trung tâm: dây đồng hoặc dây đồng bện.
- Một lớp cách điện giữa dây dẫn phía ngoài và dây dẫn phía trong.
- Dây dẫn ngoài: bao quanh dây dẫn trung tâm dưới dạng dây đồng bện hoặc lá. Dây này
có tác
dụng bảo vệ dây dẫn trung tâm khỏi nhiễu điện từ và được nối đất để thoát nhiễu.
Ngoài cùng là một lớp vỏ plastic bảo vệ cáp.
Chi tiết cáp đồng trục
Cáp đồng trục có hai loại cáp là cáp Thickwire (dày 0.5 inch) và cáp ThinWire ( dày
0.25 inch)
Thường sữ dụng trong mạng hình tuyến .
Độ dài tối đa <500m đối với loại dây cáp dày.
Độ dài tối đa <185m đối với dây cáp mõng .
Muốn truyền xa hơn cần dùng thiết bị khuếch đại tính hiệu.
Tốc độ truyền tối đa 10Mb/s (10 triệu bít /1s)

2.2/ Cáp xoắn đôi:
Mô tả cáp xoắn đôi
Cáp xoắn đôi gồm nhiều cặp dây đồng xoắn lại với nhau nhằm chống phát xạ nhiễu điện
từ. Do giá thành thấp nên cáp xoắn được dùng rất rộng rãi. Có hai loại cáp xoắn đôi
được sử dụng rộng rãi trong mạng LAN.Có 2 loại là: loại có vỏ bọc chống nhiễu và loại
không có vỏ bọc chống nhiễu.
Có hai loại cáp xoắn đôi được sử dụng rộng rãi trong LAN là: loại có vỏ bọc chống
nhiễu(STP) và loại không có vỏ bọc chống nhiễu(UTP).
2.2a/ Cáp xoắn đôi không có vỏ bọc chống nhiễu UTP(Unshielded Twisted Pair):
Gồm nhiều cặp xoắn như cáp STP nhưng không có lớp vỏ đồng chống nhiễu. Cáp xoắn
đôi trần sử dụng chuẩn 10BaseT hoặc 100BaseT. Do giá thành rẻ nên đã nhanh chóng
i H c ông Á Trang: Đạ ọ Đ 4
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
trở thành loại cáp mạng cục bộ được ưu chuộng nhất. Độ dài tối đa của một đoạn cáp là
100 mét. Do không có vỏ bọc chống nhiễu nên cáp UTP dễ bị nhiễu khi đặt gần các
thiết bị và cáp khác do đó thông thường dùng để đi dây trong nhà. Đầu nối dùng đầu RJ-
45.
2.2b/ Cáp xoắn đôi có vỏ bọc chống nhiễu STP(Shielded Twisted Pair):
Gồm nhiều cặp xoắn được phủ bên ngoài một lớp vỏ làm bằng dây đồng bện. Lớp vỏ
này có tác dụng chống EMI từ ngoài và chống phát xạ nhiễu bên trong. Lớp vỏ bọc
chống nhiễu này được nối đất để thoát nhiễu. Cáp xoắn đôi có bọc ít bị tác động bởi
nhiễu điện và có tốc độ truyền qua khoảng cách xa cao hơn cáp xoắn đôi trần.
3.3 Cáp Quang:
Cáp sợi quang bao gồm một dây dẫn trung tâm (là một hoặc một bó sợi thủy tinh có thể
truyền dẫn tín hiệu quang) được bọc một lớp vỏ bọc có tác dụng phản xạ các tín hiệu trở
lại để giảm sự mất mát tín hiệu. Bên ngoài cùng là lớp vỏ plastic để bảo vệ cáp. Như
vậy cáp sợi quang không truyền dẫn các tín hiệu điện mà chỉ truyền các tín hiệu quang
(các tín hiệu dữ liệu phải được chuyển đổi thành các tín hiệu quang và khi nhận chúng
sẽ lại được chuyển đổi trở lại thành tín hiệu điện).
Cáp quang có đường kính từ 8.3 - 100 micron, Do đường kính lõi sợi thuỷ tinh có

kích thước rất nhỏ nên rất khó khăn cho việc đấu nối, nó cần công nghệ đặc biệt
với kỹ thuật cao đòi hỏi chi phí cao.
i H c ông Á Trang: Đạ ọ Đ 5
Cáp UTP có 5 loại:
Loại 1: truyền âm thanh, tốc độ <4Mbps
Loại 2: cáp này gồm 4 dây xoắn đôi, tốc độ
4Mbps
Loại 3: truyền dữ liệu với tốc độ lên đến 10
Mbps. Cáp này gồm 4 dây xoắn đôi với 3
mắt xoắn trên mỗi foot.
Loại 4: truyền dữ liệu, 4 cặp xoắn đôi, tốc
độ đạt được 16 Mbps
Loại 5: truyền dữ liệu, 4 cặp xoắn đôi, tốc
độ 100Mbp
- Chi phí: đắt tiền hơn Thinnet và UTP nhưng lại rẻ
tiền hơn Thicknet và cáp quang.
- Tốc độ: tốc độ lý thuyết 500Mbps, thực tế khoảng
155Mbps, với đường chạy 100m; tốc độ phổ
biến 16Mbps (Token Ring).
- Độ suy dần: tín hiệu yếu dần nếu cáp càng dài, thông
thường chiều dài cáp nên ngắn hơn 100m.
- Đầu nối: STP sử dụng đầu nối DIN (DB –9).
Cáp xoắn đôi không có vỏ bọc chống nhiễu
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

Cáp quang
Cáp quang chia làm 2 loại chính:
Multimode stepped index (chiết xuất bước): Lõi lớn (100 micron), các tia tạo xung
ánh sáng có thể đi theo nhiều đường khác nhau trong lõi: thẳng, zig-zag…tại điểm đến
sẽ nhận các chùm tia riêng lẻ, vì vậy xung dễ bị méo dạng.

Multimode graded index (chiết xuất liên tục): Lõi có chỉ số khúc xạ giảm dần từ
trong ra ngoài cladding. Các tia gần trục truyền chậm hơn các tia gần cladding. Các tia
theo đường cong thay vì zig-zag. Các chùm tia tại điểm hội tụ, vì vậy xung ít bị méo
dạng.
Ưu điểm của cáp quang :
- Chi phí thấp hơn so với cáp đồng
- Cáp quang được thiết kế có đường kính nhỏ hơn cáp đồng.
- Dung lượng tải cao hơn - Bởi vì sợi quang mỏng hơn cáp đồng, nhiều sợi quang có thể
được bó vào với đường kính đã cho hơn cáp đồng. Điều này cho phép nhiều kênh đi qua
cáp của bạn.
- Suy giảm tín hiệu ít - Tín hiệu bị mất trong cáp quang ít hơn trong cáp đồng.
- Tín hiệu ánh sáng - Không giống tín hiệu điện trong cáp đồng, tín hiệu ánh sáng từ sợi
quang không bị nhiễu với những sợi khác trong cùng cáp. Điều này làm cho chất lượng
tín hiệu tốt hơn.
- Sử dụng điện nguồn ít hơn - Bởi vì tín hiệu trong cáp quang giảm ít, máy phát có thể
sử dụng nguồn thấp hơn thay vì máy phát với điện thế cao được dùng trong cáp đồng.
- Tín hiệu số - Cáp quang lý tưởng thích hợp để tải thông tin dạng số mà đặc biệt hữu
dụng trong mạng máy tính.
- Không cháy - Vì không có điện xuyên qua cáp quang, vì vậy không có nguy cơ hỏa
hạn
Bảng so sánh ưu và nhược điểm của các loại cáp:
Các loại cáp Cáp xoắn Cáp đồng trục
mỏng
Cáp đồng trục
dày
Cáp Quang
Chi tiết Bằng đồng có
4 cặp dây
Bằng đồng có 2
dây, đường kính

5mm
Bằng đồng 2
dây, đường
kính 10mm
Thuỷ tinh, 2 sợi
Số nối tối đa
trên 1 đoạn
2 30 100 2
Chạy 10Mbit/s Được Được Được Được
Chạy
100Mbit/s
Được Không Không Được
Chống nhiễu Tốt Tốt Rất tốt Hoàn Toàn
Bảo Mật Trung Bình Trung Bình Trung Bình Hoàn toàn
Lắp đặt Dễ dàng Trung Bình Khó Khó
Khắc phục lỗi Tốt Yếu Yếu Tốt
Quản lý Dễ dàng Khó Khó Trung Bình
Chiều dài tối đa 100m 185m 500m 1000m
i H c ông Á Trang: Đạ ọ Đ 6
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
Chi phí cho 1
trạm
Rất thấp Thấp Trung Bình Cao
3/ Các Mô Hình Mạng :
Một máy tính trên mạng có thể thuộc một trong ba loại như sau:
Máy trạm (Client): Không cung cấp tài nguyên mà chỉ sử dụng tài nguyên từ mạng.
Máy chủ (Server): Cung cấp tài nguyên và các dịch vụ cho các máy trên mạng.
Peer : Sử dụng tài nguyên và đồng thời cũng cung cấp tài nguyên cho mạng.
Dựa vào cách mà các máy tính được nối vào mạng cũng như cách mà chúng tương tác
với mạng và với nhau, mạng máy tính được chia làm ba mô hình cơ bản như sau:

3.1/ Mô hình trạm-chủ (Client-Server) mô hình mạng Khách chủ :
Các máy trạm được nối với các máy chủ, nhận quyền truy nhập mạng và tài nguyên
mạng từ các máy chủ. Đối với Windows NT các máy được tổ chức thành các miền
(domain). An ninh trên các domain được quản lý bởi một số máy chủ đặc biệt gọi là
domain controller. Trên domain có một master domain controller được gọi là PDC
(Primary Domain Controller) và một BDC (Backup Domain Controller) để đề phòng
trường hợp PDC gặp sự cố.
Mô hình Client – Server
3.2/ Mô hình mạng ngang hàng (Peer-to-Peer) Mô hình mạng ngang hang :
Mô hình này không có máy chủ, các máy trên mạng chia sẻ tài nguyên không phụ thuộc
vào các máy khác trên mạng. Mạng ngang hàng thường được tổ chức thành các nhóm
làm việc workgroup. Mô hình này không có quá trình đăng nhập tập trung, nếu đã đăng
nhập vào mạng bạn có thể sử dụng tất cả tài nguyên trên mạng. Truy cập vào các tài
nguyên phụ thuộc vào người đã chia sẻ các tài nguyên đó, do vậy bạn có thể phải biết
mật khẩu để có thể truy nhập được tới các tài nguyên được chia sẻ.
i H c ông Á Trang: Đạ ọ Đ 7
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
Mô hình mạng ngang hàng (Peer-to-Peer)
Mô hình lai (Hybrid) hay còn gọi là Mô hình xử lý mạng cộng tác:
Mô hình này là sự kết hợp giữa Client-Server và Peer-to-Peer. Phần lớn các mạng máy
tính trên thực tế thuộc mô hình này.
Trong các mô hình mạng nói trên, mỗi mô hình có những ưu, nhược điểm riêng đối với
từng chỉ tiêu đánh giá như: tính bảo mật thông tin, sự cài đặt, khả năng mở rộng
mạng .....Sự so sánh giữa các mô hình mạng trên đối với một số chỉ tiêu đánh giá phổ
biến được cho trong bảng sau:
Mô hình mạng Clinet-sever Peer – To – peer Hybrid
Chỉ tiêu đánh
giá
Độ an toàn và
tính bảo mật

thông tin.
Có độ an toàn và bảo
mật thông tin cao nhất.
Quản trị mạng có thể
điều chỉnh quyền truy
nhập thông tin
Độ an toàn và bảo mật
kém, phụ thuộc vào
mức truy nhập được
chia sẻ.
Độ an toàn và
bảo mật cao gần
như Client-
Server.
Khả năng cài
đặt.
Khó cài đặt. Dễ cài đặt. Khó cài đặt.
Đòi hỏi về phần
cứng và phần
mềm.
Đòi hỏi có máy chủ, hệ
điều hành mạng và các
phần cứng bổ sung.
Không cần máy chủ, hệ
điều hành mạng, phần
cứng bổ sung rất ít.
Như Client-
Server.
Quản trị mạng. Phải có quản trị mạng. Không cần có quản trị
mạng

Như Client-
Server.
Xử lý và lưu trữ
tập trung.
Có. Không. Không.
Chi phí cài đặt. Cao. Thấp. Cao.
Trong mô hình mạng có máy chủ (server) không phải mọi máy chủ đều hoạt động như
nhau mà chúng được dành riêng để thực hiện những nhiệm vụ chuyên biệt nhằm hỗ trợ
các máy trạm trên mạng, một máy chủ có thể thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ này hoặc
cũng có thể có một số máy chủ sẽ thực hiện mộ nhiệm vụ riêng biệt nào đó, ví dụ như:
Web server, FTP server, File server, Printer server…
4/ Kĩ thuật nối đầu dây :
ANSI (Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa kỳ), TIA (hiệp hội công nghiệp viễn thông), EIA
(hiệp hội công nghiệp điện tử) đã đưa ra 2 cách xếp đặt vị trí dây như sau:
- Chuẩn T568-A (còn gọi là Chuẩn A):
i H c ông Á Trang: Đạ ọ Đ 8
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp

- Chuẩn T568-B (còn gọi là Chuẩn B):
Có 2 cách bấm đầu dây : Cáp thẳng (straight-through cable) và cáp chéo (crossover
cable)
1. Cáp thẳng ( Straight-through cable ): là cáp dùng để nối PC và các thiết bị mạng
như Hub, Switch, Router… Cáp thẳng theo chuẩn 10/100 Base-T dùng hai cặp dây
xoắn nhau và dung chân 1, 2, 3, 6 trên đầu RJ45. Cặp dây xoắn thứ nhất nối vào chân 1,
2, cặp xoắn thứ hai nối vào chân 3, 6. Đầu kia của cáp dựa vào màu nối vào chân của
đầu RJ45 và nối tương tự.

Cách bấm cáp thẳng
2. Cáp chéo (crossover cable): là cáp dùng nối trực tiếp giữa hai thiết bị giống nhau như
PC – PC,Hub – Hub, Switch – Switch. Cáp chéo trật tự dây cũng giống như cáp thẳng

nhưng đầu dây cònlại phải chéo cặp dây xoắn sử dụng (vị trí thứ nhất đổi với vị trí thứ
3, vị trí thứ hai đổi với vị trí thứ sáu) .
i H c ông Á Trang: Đạ ọ Đ 9
T568A:
1.Trắng xanh lá
2. Xanh lá
3. Trắng cam
4.Xanh dương
5.Trắng xanh dương
6.Cam
7. Trắng nâu
8. Nâu
T568B:
1. Trắng cam
2. Cam
3.Trắng xanh lá
4.Xanh dương
5.Trắng xanh dương
6.Xanh lá
7.Trắng nâu
8. Nâu
1. Trắng Xanh lá cây(White Green)
2. Xanh lá cây (Geen)
3. Trắng Cam (White Orange)
4. Xanh đậm (Blue)
5. Trắng xanh đậm ( White blue)
6. Cam (Orange)
7. Trắng Nâu (White Brown)
8. Nâu (Brown)
1. Trắng Cam (White Orange)

2. Cam (Orange)
3. Trắng Xanh lá cây(White Green)
4. Xanh đậm (Blue)
5. Trắng xanh đậm ( White blue)
6. Xanh lá cây (Geen)
7. Trắng Nâu (White Brown)
8. Nâu (Brown)
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
Cách bấm cáp chéo
5. Kỹ thuật sử dụng router:
Router là một thiết bị hoạt động trên tầng mạng, nó có thể tìm được đường đi tốt
nhất cho các gói tin qua nhiều kết nối để đi từ trạm gửi thuộc mạng đầu đến trạm nhận
thuộc mạng cuối. Router có thể được sử dụng trong việc nối nhiều mạng với nhau và
cho phép các gói tin có thể đi theo nhiều đường khác nhau để tới đích.

Đây là 1 loại Router
Khi một trạm muốn gửi gói tin qua Router thì nó phải gửi gói tin với địa chỉ trực tiếp
của Router (Trong gói tin đó phải chứa các thông tin khác về đích đến) và khi gói tin
đến Router thì Router mới xử lý và gửi tiếp.
Khi xử lý một gói tin Router phải tìm được đường đi của gói tin qua mạng. Để làm được
điều đó Router phải tìm được đường đi tốt nhất trong mạng dựa trên các thông tin nó có
về mạng, thông thường trên mỗi Router có một bảng chỉ đường (Router table). Dựa trên
dữ liệu về Router gần đó và các mạng trong liên mạng, Router tính được bảng chỉ
đường (Router table) tối ưu dựa trên một thuật toán xác định trước.
i H c ông Á Trang: Đạ ọ Đ 10
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
Mô hình mạng sử dụng Router
Người ta phân chia Router thành hai loại là Router có phụ thuộc giao thức (The protocol
dependent routers) và Router không phụ thuộc vào giao thức (The protocol independent
router) dựa vào phương thức xử lý các gói tin khi qua Router.

+ Router có phụ thuộc giao thức: Chỉ thực hiện việc tìm đường và truyền gói tin từ
mạng này sang mạng khác chứ không chuyển đổi phương cách đóng gói của gói tin cho
nên cả hai mạng phải dùng chung một giao thức truyền thông.
+ Router không phụ thuộc vào giao thức: có thể liên kết các mạng dùng giao thức truyền
thông khác nhau và có thể chuyển đổi gói tin của giao thức này sang gói tin của giao
thức kia, Router cũng chấp nhận kích thước các gói tin khác nhau (Router có thể chia
nhỏ một gói tin lớn thành nhiều gói tin nhỏ trước truyền trên mạng).
Các lý do sử dụng Router :
 Router có các phần mềm lọc ưu việt, do các gói tin muốn đi qua Router cần phải
gửi trực tiếp đến nó nên giảm được số lượng gói tin qua nó. Router thường được
sử dụng trong khi nối các mạng thông qua đường dây thuê bao đắt tiền do nó
không truyền dư lên đường truyền.
 Router có thể dùng trong 1 liên mạng có nhiều vùng, mỗi vùng có giao thức
riêng biệt.
 Router có thể xác định được đường đi an toàn và tốt nhất trong mạng nên độ an
toàn thông tin được đảm bảo.
5/ Lý Thuyết về kế nối Internet, mạng Lan :
5. 1/ Mạng Lan :
Mạng cục bộ (LAN) là hệ truyền thông tốc độ cao được thiết kế để kết nối các máy tính
và các thiết bị xử lý dữ liệu khác cùng hoạt động với nhau trong một khu vực địa lý nhỏ
như ở một tầng của toà nhà, hoặc trong một toà nhà.... Một số mạng LAN có thể kết nối
lại với nhau trong một khu làm việc.
Các mạng LAN trở nên thông dụng vì nó cho phép những người sử dụng dung chung
những tài nguyên quan trọng như máy in mầu, ổ đĩa CD-ROM, các phần mềm ứng dụng
và những thông tin cần thiết khác. Trước khi phát triển công nghệ LAN các máy tính là
độc lập với nhau, bị hạn chế bởi số lượng các chương trình tiện ích, sau khi kết nối
mạng rõ ràng hiệu quả của chúng tǎng lên gấp bội.
5.2/ Cấu trúc tôpô của mạng:
Cấu trúc tôpô (network topology) của LAN là kiến trúc hình học thể hiện cách bố trí các
đường cáp, sắp xếp các máy tính để kết nối thành mạng hoàn chỉnh. Hầu hết các mạng

LAN ngày nay đều được thiết kế để hoạt động dựa trên một cấu trúc mạng định trước.
i H c ông Á Trang: Đạ ọ Đ 11
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
Điển hình và sử dụng nhiều nhất là các cấu trúc: dạng hình sao, dạng hình tuyến, dạng
vòng cùng với những cấu trúc kết hợp của chúng.
5.2a/ Mạng hình sao ( Star topology) :
Mạng dạng hình sao bao gồm một bộ kết nối trung tâm và các nút . Các nút này là các
trạm đầu cuối, các máy tính và các thiết bị khác của mạng. Bộ kết nối trung tâm của
mạng điều phối mọi hoạt động trong mạng.
Mạng dạng hình sao cho phép nối các máy tính vào một bộ tập trung (Hub) bằng cáp,
giải pháp này cho phép nối trực tiếp máy tính với Hub không cần thông qua trục bus,
tránh được các yếu tố gây ngưng trệ mạng.
Cấu Trúc mạng hình sao
Mô hình kết nối hình sao ngày nay đã trở lên hết sức phổ biến. Với việc sử dụng các bộ
tập trung hoặc chuyển mạch, cấu trúc hình sao có thể được mở rộng bằng cách tổ chức
nhiều mức phân cấp, do vậy dễ dàng trong việc quản lý và vận hành.
Ưu điểm mạng hình sao:
 Hoạt động theo nguyên lý nối song song nên nếu có một thiết bị nào đó ở một
nút tin bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thường.
 Cấu trúc mạng đơn giản và các thuật toán điều khiển ổn định.
 Mạng có thể dể dàng mở rộng hoặc thu hẹp.
Nhược điểm:
 Khả năng mở rộng mạng hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của trung tâm.
 Khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng bị tạm ngừng.
 Mạng yêu cầu nối độc lập riêng rẽ từng thiết bị ở các nút thông tin đến trung tâm.
Khoảng cách từ máy đến trung tâm rất hạn chê (100m)
5.2b/ Mạng hình tuyến (Bus Topology) :
Thực hiện theo cách bố trí hành lang, các máy tính và các thiết bị khác - các nút, đều
được nối về với nhau trên một trục đường dây cáp chính để chuyển tải tín hiệu.
Tất cả các nút đều sử dụng chung đường dây cáp chính này.

Phía hai đầu dây cáp được bịt bởi một thiết bị gọi là terminator. Các tín hiệu và dữ liệu
khi truyền đi dây cáp đều mang theo điạ chỉ của nơi đến.
Mạng hình tuyến
i H c ông Á Trang: Đạ ọ Đ 12
Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp
Ưu điểm: Loại mạng này dễ lắp đặt, dây cáp ít, giá thành rẻ.
Nhược điểm:
 Thường nghẽn mạng khi di chuyển 1 dữ liệu với dung lượng lớn
 Khi có sự hỏng hóc ở đoạn nào đó thì rất khó phát hiện, một sự hỏng hóc nào đó
trên đường dây sẽ ngừng toàn bộ hệ thống.
Cấu trúc ngày nay ít được sư dụng.
5.3/ Mạng Internet:
Mạng internet
Mạng toàn cầu Internet là một tập hợp gồm hàng vạn mạng trên khắp thế giới.
Mạng Internet bắt nguồn từ một thử nghiệm của Cục quản lý các dự án nghiên cứu tiên
tiến (Advanced Research Projects Agency – ARPA) thuộc Bộ quốc phòng Mỹ đã kết
nối thành công các mạng máy tính cho phép các trường đại học và các công ty tư nhân
tham gia vào các dự án nghiên cứu.
Về cơ bản, Internet là một liên mạng máy tính giao tiếp dưới cùng một bộ giao
thức TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol). Giao thức này cho phép
mọi máy tính trên mạng giao tiếp với nhau một cách thống nhất giống như một ngôn
ngũ quốc tế mà mọi người sử dụng để giao tiếp với nhau hàng ngày. Số lượng máy tính
kết nối mạng và số lượng người truy cập vào mạng Internet trên toàn thế giới ngày càng
tăng lên nhanh chóng, đặc biệt từ những năm 90 trở đi.
Mạng Internet không chỉ cho phép chuyển tải thông tin nhanh chóng mà còn giúp cung
cấp thông tin, nó cũng là diễn đàn và là thư viện toàn cầu đầu tiên.
Lợi ích của internet:
Internet là kho tài nguyên khổng lồ chia sẽ cho nhiều người có thể truy xuất, cập nhật
thông tin nhanh chóng, vượt mọi khoảng cách địa lý.
Các máy tính khác loại, dùng nhiều hệ điều hành khác nhau vẫn liên lạc được.

Cùng với sự phát triển vượt bậc của Internet, con người đã có nhiều cách thức để "kết
nối" vào Internet. Mỗi cách có ưu điểm và nhược điểm riêng, tuỳ thuộc vào phần cứng,
phần mềm và cả tiền bạc nữa.
Thực tế, chúng ta có thể gộp thành 4 phương thức kế nối:
i H c ông Á Trang: Đạ ọ Đ 13
Internet

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×