Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TÀI LIỆU ÔN THI VI SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.97 KB, 4 trang )

Tài liệu ôn thi VI SINH
I.

Cấu trúc vi khuẩn.
1. Nhân: nhân của tế bào vi khuẩn là một phân tử AND xoắn kép dài khoảng
1 nanomet. là nơi chứa thông tin di truyền của vi khuẩn.
2. Chất nguyên sinh: chất nguyên sinh được bao bọc bởi màng nguyên sinh
bao gồm các thành phần:
- Nước chiếm tới 80%, dưới dạng gel. Bao gồm các thành phần hòa tan
như: protein, peptid, acid amin, vitamin, ARN, ribosom, các muối
khoáng (Ca, P, Na..) và cả một số nguyên tố hiếm.
- Protein chiếm tới 50% trọng lượng khô của vi khuẩn.
- Các enzym nội bào.
- Ribosom.
- ARN có ít nhất 3 loại: ARN thông tin, ARN vận chuyển, ARN Ribosom.
- Các hạt vùi.
- Thông tin di truyền: đó là các loại plasmid và transposon.
3. Màng nguyên sinh: màng nguyên sinh của vi khuẩn đa phần là
pospholipid.
- Chức năng:
+ Hấp thu và đào thải các chất có chọn lọc.
+ Tổng hợp các enzym ngoại bào.
+ Tổng hợp vách tế bào.
+ Tham gia vào quá trình phân bào nhờ các mạc thể.
4. Vách:
- Cấu trúc: vách tế bào là bộ khung vững chắc bao bên ngoài màng sinh
chất. được cấu tạo bởi đại phân tử plycopeptid (peptidoglycan).
- Chức năng:
+ Chức năng quan trọng nhất của vách là duy trì hình dạng của vi
khuẩn.
+ Quy định tính chất nhuộm Gram.


+ Vách vi khuẩn Gram âm chứa nội độc tố.
+ Vách vi khuẩn có chứa kháng nguyên của vi khuẩn.
+ Vách tế bào cũng là nơi tiếp nhận đặc hiệu cho thực khuẩn thể.
5. Vỏ vi khuẩn:
- Thành phần chủ yếu là đường.
- Tác dụng: chống hiện tượng nhiễm khuẩn thực bào.
6. Lông
- Cấu trúc: là những sợi ptotein dài và xoắn tạo thành.
- Vị trí: một số chỉ có lông ở một đầu, nhiều vi khuẩn có lông quanh
thân, một số lại có một chùm lông ở đầu.
- Cơ chế di chuyển: lông là cơ quan di động, mất lông vi khuẩn không
thể di động được.
7. Pili
- Cấu trúc: có cấu trúc như lông nhưng ngắn và mỏng hơn.
- Chức năng:
+ pili giới tính: dùng để vận chuyển chất liệu di chuyển.
+ pili chung: dùng để bám.
8. Nha bào:


Nhiều loại vi khuẩn có khả năng tạo thành nha bào khi điều kiện sống
không thuận lợi. nha bào có sức đề kháng rất cao tồn tại rất lâu trong đất
và môi trường xung quanh.
II.

Định nghĩa kháng nguyên:
Kháng nguyên là những chất mà khi vào cơ thể thì kích thích cơ thể hình
thành kháng thể và khi gặp kháng thể tương ứng có sự kết hợp đặc hiệu.

III.


Tụ Cầu (STAPHYLOCOCCI)
Cầu khuẩn Gram dương xếp thành chùm nho.
1. Khả năng gây bệnh:
- Nhiễm khuẩn ngoài da
- Nhiễm khuẩn huyết
- Viêm phổi
- Nhiễm độc thức ăn và viêm ruột cấp.
Liên Cầu (STREPTOCOCCI)
Cầu khuẩn Gram dương xếp thành chuỗi.
1. Khả năng gây bệnh:
- Nhiễm khuẩn tại chỗ.
- Nhiễm khuẩn thứ phát.
- Bệnh tinh hồng nhiệt.
- Viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu nhóm A.
- Bệnh thấp tim.
Phế cầu (STREPTOCOCCUS PNEUMONIAE)
Cầu khuẩn Gram dương hình ngọn nến.
1. Khả năng gây bệnh: phế cầu gây nên bệnh viêm đường hô hấp, điển hình
là viêm phổi.

IV.

V.

I.
II.
III.
IV.


 VI KHUẨN
Vi khuẩn thương hàn (SALMONELLA)
Vi khuẩn lỵ (SHIGELLA)
Trực khuẩn lao (MYCOBACTERIUM TUBERCULOSIS): Kháng cồn
kháng acid.
Xoắn khuẩn giang mai (TREPONEMA PALLIDUM)

 VIRUS
I.
Cấu trúc cơ bản:
1. Axid nucleic (AN): Mỗi loại virus đều phải có một trong hai acid nucleic:
ARN hoặc AND. Các acid nucleic (AN) có chức năng đặc biệt quan trọng:
- AN mang mọi mật mã di truyền.
- AN quyết định khả năng gây nhiễm của virus trong tế bào cảm thụ.
- AN quyết định chu kỳ nhân lên của virus trong tế bào cảm thụ.
- AN mang tính kháng nguyên đặc hiệu của virus.
2. Capsid: Capsid được tạo bởi nhiều capsomer. Mỗi capsomer là một đơn
vị cấu trúc của capsid. Capsid có chức năng quan trọng:
- Bảo vệ AN không cho Enzym nuclease và các yếu tố khác phá hủy.
- Tham gia vào sự bám của virus vào những vị trí đặc hiệu của tế bào
cảm thụ.
- Mang tính kháng nguyên đặc hiệu của virus.


- Giữ cho hình thái và kích thước của virus luôn được ổn định.
3. Enzym: là những Enzym cấu trúc như: AND polymerase hoặc ARN
polymerase. Tất cả các virus đều không có enzym chuyển hóa và hô hấp:
- Virus phải ký sinh tuyệt đối vào tế bào cảm thụ để phát triển và nhân
lên.
- Kháng sinh không có tác dụng với virus.

II.
Sự nhân lên của virus trong tế bào cảm thụ.
1. Sự hấp phụ của virus trên bề mặt tế bào.
Sự hấp phụ được thực hiện nhờ sự vận chuyển của virus trong các dịch
gian bào giúp virus tìm tới tế bào cảm thụ. Các thụ thể đặc hiệu trên mặt
tế bào cảm thụ sẽ cho các vị trí cấu trúc đặc hiệu trên bề mặt hạt virus
gắn vào thụ thể.
2. Sự xâm nhập của virus vào trong tế bào.
Virus xâm nhập vào trong tế bào bằng một trong hai cách:
- Theo cơ chế ẩm bào: virus làm cho màng tế bào lõm dần rồi xâm nhập
vào bên trong tế bào.
- Bơm acid nucleic qua vách tế bào: sau khi enzym của virus làm thủng
vách tế bào, vỏ capsid co bóp bơm acid nucleic vào bên trong tế bào
cảm thụ.
3. Sự tổng hợp các thành phần của virus.
Sau khi virus vào bên trong tế bào sẽ nhân lên rất nhiều nhân và sự tổng
hợp acid nucleic và protein.
4. Sự lắp ráp.
Các thành phần cấu trúc của virus được lắp ráp theo khuân mẫu.
5. Sự giải phóng các hạt virus ra khỏi tế bào.
Virus gải phóng ra khỏi tế bào bằng hai cách:
- Phá vỡ tế bào để giải phóng hàng loạt virus ra khỏi tế bào.
- Virus cũng có thể được giải phóng theo cách nảy chồi từng hạt virus ra
khỏi tế bào sau chu kỳ nhân lên.
III.
Hậu quả của sự tương tác virus và tế bào.
1. Hủy hoại tế bào chủ
Sau khi xâm nhập và nhân lên trong tế bào thì hầu hết các tế bào bị phá
hủy hoặc các ổ tế bào bị hoại tử.
2. Làm sai lạc nhiễm sắc thể của tế bào.

- Dị tật bẩm sinh, thai chết lưu.
- Sinh khối u.
3. Tạo hạt virus không hoàn chỉnh.
Khi lắp ráp vì lý do nào đó hạt virus chỉ có phần vỏ capsid mà có các acid
nucleic.
4. Tạo ra tiểu thể nội bào.
Khi nhiễm vào tế bào làm tế bào xuất hiện các hạt nhỏ trong nhân hoặc
trong bào tương của tế bào.
5. Chuyển thể tế bào.
Do genom của virus tích hợp vào genom của tế bào. Làm tế bào thể hiện
các tính trạng mới.
6. Biến tế bào trở thành tế bào tiềm tan (tế bào có khả năng sinh ly giải)


7. Sản xuất interferon
Khi virus xâm nhập vào tế bào, tế bào sản xuất ra interferon .



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×