Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận kỹ năng lắng nghe hiệu quả trong giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.78 KB, 23 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay mọi loại hình công việc đều đòi hỏi nhân viên phải
có kỹ năng
giao tiếp tốt. Đặc biệt trong ngành truyền thông, đây là một kỹ
năng rất quan trọng bên cạnh yếu tố chuyên môn bởi nó giúp
bạn trở thành một nhân viên hoàn hảo và có nhiều cơ hội thăng
tiến.
Để có thể giao tiếp hiệu quả trong truyền thông thì cả hai
phía đều cần lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau. Nghe là một
phản xạ tự nhiên của con người nhưng lắng nghe lại là một kỹ
năng. Biết cách lắng nghe sẽ giúp bạn không những nắm rõ nội
dung thông tin của cuộc đối thoại mà còn thể hiện thái độ tôn
trọng với người đang nói.
Với các mối quan hệ nơi công sở, thất bại trong giao tiếp
thường là
nguyên nhân của những bất đồng hoặc hiểu lầm giữa các đối
tượng giao tiếp.
Theo nhiều kết quả khảo sát, thất bại trong giao tiếp thường
không phải do
khác biệt văn hóa hay bất đồng ngôn ngữ. Nhiều người gặp khó
khăn trong
giao tiếp với cấp trên hoặc cấp dưới của mình, dù rằng họ nói
cùng thứ tiếng
và có chung một nền văn hóa. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể
giao tiếp hiệu
quả nếu cả hai phía đều biết lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau.

T r a n g 1 | 23


T r a n g 2 | 23




MỤC LỤC
I, LẮNG NGHE LÀ GÌ VÀ MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC LẮNG NGHE.
……….03
1.

2.

Lắng nghe là
gì ?......................................................................................
03
Mục đích của việc lắng
nghe…………………………………………….03

II, LỢI ÍCH CỦA VIỆC LẮNG NGHE TRONG GIAO TIẾP TRUYỀN
THÔNG
…………………………………………………………………….....04
III, NHỮNG YẾU TỐ CẢN TRỞ VIỆC LẮNG NGHE CÓ HIỆU QUẢ
TRONG
GIAO
TIẾP
TRUYỀN
THÔNG……………………………………………….07
IV, CÁC MỨC ĐỘ LẮNG NGHE VÀ KỸ NĂNG LẮNG NGHE CÓ HIỆU
QUẢ TRONG GIAO TIẾP TRUYỀN THÔNG………………………………11
1.
2.

Các mức độ lắng nghe…………………………………………………. 11

Kỹ năng lắng nghe có hiệu quả trong giao tiếp truyền thông…………13

V, KINH NGHIỆM CHIA SẺ………………………………………………….16
1.
2.

Những phương pháp lắng nghe hiệu quả……………………………….16
Những điều nên tránh để có được kỹ năng lắng nghe tốt trong giao tiếp
truyền thông……………………………………………………………..18

T r a n g 3 | 23


KỸ NĂNG LẮNG NGHE HIỆU QUẢ TRONG
GIAO TIẾP TRUYỀN THÔNG
I, LẮNG NGHE LÀ GÌ VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC LẮNG NGHE TRONG
GIAO TIẾP TRUYỀN THÔNG ?
Lắng nghe là gì ?
Lắng nghe là một quá trình tập trung chú ý để giải mã sóng
âm thanh thành ngữ nghĩa . Quá trình này cần sự tập trung và
chú ý rất cao.
Trong giao tiếp truyền thông, lắng nghe là một kỹ năng quan
trọng. Nó là yếu tố quan trọng nhất giúp ta thành công. Lắng
nghe tưởng chừng như đơn giản nhưng lại yêu cầu sự tập trung
cao cùng thái độ thư thái, không vội vàng tranh biện để người
đối diện biết rằng bạn thực sự đang “nghe” và cân nhắc những
gì họ nói.

1.


Mục đích của việc lắng nghe

T r a n g 4 | 23


-

Nắm bắt được nội dung vấn đề, thu thập được nhiều
thông tin, đánh giá nội dung và tương tác qua lại trong

-

quá trình diễn đạt.
Tạo sự liên kết giữa người với người, đó là liên kết xúc
cảm. Lúc này sự lắng nghe lại có thêm những mục đích
mới tích cực về cảm xúc hơn như:
+ Tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
+ Chia sẻ sự cảm thông với người khác.
+ Khám phá ra những tính cách mới mẻ của người đã

-

quen biết.
Ngoài ra, lắng nghe là một biện pháp hữu hiệu để giải
quyết xung đột, mâu thuẫn; bằng sự chú tâm và chân
thành khi lắng nghe bạn sẽ khiến đối phương cảm thấy
được tôn trọng và họ cũng sẽ cởi mở với bạn hơn rồi sau
đó những nút thắt của vấn đề sẽ được tháo gỡ một cách

-


nhanh chóng.
Những người biết lắng nghe là những người biết tiếp nhận những thông
tin mới, những ý kiến mới, vì thế họ sống sáng suốt và thấu hiểu mọi
việc xung quanh, thành quả mà họ thu được sẽ là lòng tin của mọi
người, khả năng nắm được thông tin, khả năng cập nhật hóa thông tin và
khả năng giải quyết được vấn đề.

II, LỢI ÍCH CỦA VIỆC LẮNG NGHE TRONG GIAO TIẾP TRUYỀN
THÔNG
Trên thực tế, các cuộc nghiên cứu chứng minh rằng người ta
lắng nghe nội dung chỉ được 25% hoặc ít hơn, hầu hết mọi
người thích nói hơn là thích nghe. Khi bị hỏi về những điều vừa
nghe thì câu trả lời nhận được rất lộn xộn, không đúng với nội
dung. Sự “thao thao bất tuyệt” trong cuộc trò chuyện dẫn đến
sự nhầm chán với người đối diện trong giao tiếp truyền thông.
Như vậy, khi biết lắng nghe, hiệu quả giao tiếp sẽ tăng cao.
T r a n g 5 | 23


Trong giao tiếp cũng như giao tiếp trong truyền thông, việc
lắng nghe đem lại nhiều lợi ích:
- Thoả mãn nhu cầu của người nói: Ai cũng muốn được tôn
trọng, khi chúng ta chú ý lắng nghe người đối thoại là chúng ta
thoả mãn nhu cầu đó của họ. Thật là khó chịu khi bạn nói mà
không ai thèm nghe. Vì vậy, việc lắng nghe cũng giúp chúng ta tạo được
ấn tượng tốt ở người đối thoại.
Trong giao tiếp truyền
thông, lắng nghe đối
phương nói cũng là cách

tôn trọng họ và tôn trọng
cuộc đàm phán đó. Xây
dựng mối quan hệ thân
thiện với đồng nghiệp và
khách hàng, từ đó, công
việc sẽ trợ nên suôn sẻ và
thành công.

- Thu thập được nhiều thông tin: Người ta chỉ thích nói với những ai biết lắng
nghe. Do đó, việc chú ý lắng nghe người đối thoại không những giúp chúng ta
hiểu và nắm bắt được những điều họ nói, mà còn kích thích họ nói nhiều hơn,
cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin hơn.
Trong lĩnh vực truyền thông, khi đã nắm rõ nội dung thông tin thì chúng ta dễ
dàng nhận trách nhiệm vai trò của mình trong vấn đề đang đàm phán (đang
được đề cập đến)
- Hạn chế được những sai lầm trong giao tiếp truyền thông: Khi bạn chú ý
lắng nghe người đối thoại, bạn sẽ hiểu được điều họ nói, cái họ muốn, đồng thời
T r a n g 6 | 23


bạn cũng có thời gian để cân nhắc xem nên đối đáp thế nào cho hợp lý, nghĩa là
có thể tránh được những sai sót do hấp tấp, vội vàng.
Theo nghiên cứu, tốc độ nói của một người khoảng 125 từ/ phút trong khi tốc
độ tư duy của người nghe gấp 4 lần người đang nói cho nên khi người nói đang
mải mê nói thì người nghe đã có đủ thời gian để mổ xẻ, phân tích, kiểm tra ý
kiến… để có sự ứng phó thích hợp. Do vậy, người biết lắng nghe trong truyền
thông là người chiếm ưu thế trong đàm phán công việc.
- Tạo không khí biết lắng nghe nhau trong giao tiếp truyền thông: Khi
người đối thoại nói, bạn chú ý lắng nghe thì đến khi bạn lên tiếng, họ cũng sẽ
lắng nghe bạn, nghĩa là tạo nên không khí tôn trọng, biết lắng nghe nhau trong

giao tiếp.

Một người biết cách lắng nghe là khi người ấy chú tâm vào
vấn đề đang được nghe, dù đó là chuyện quan trọng hay không.
Hãy thể hiện sự quan tâm không chỉ bằng lời nói mà còn bằng
điệu bộ và cử chỉ.
- Giúp giải quyết được nhiều vấn đề: Có nhiều vấn đề, nhiều mâu thuẫn
không giải quyết được chỉ vì các bên không chịu lắng nghe để hiểu nhau. Bằng
T r a n g 7 | 23


thái độ tôn trọng, biết lắng nghe nhau, mỗi bên sẽ hiểu hơn về quan điểm, lập
trường của bên kia, xác định được nguyên nhân gầy mâu thuẫn và từ đó cùng
đưa ra giải pháp để thóat khỏi xung đột.
Những người biết lắng nghe là những người biết tiếp nhận những thông tin
mới, những ý kiến mới, vì thế họ sống sáng suốt và thấu hiểu mọi việc xung
quanh, thành quả mà họ thu được sẽ là lòng tin của mọi người, khả năng nắm
được thông tin, khả năng cập nhật hóa thông tin và khả năng giải quyết được
vấn đề.
Như vậy, lắng nghe đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích. Không phải ngẫu
nhiên mà những người từng trải, người khôn ngoan thường là những người nói
ít, nghe nhiều, họ chỉ lên tiếng khi thật sự cần thiết.

III, NHỮNG YẾU TỐ CẢN TRỞ VIỆC LẮNG NGHE CÓ HIỆU QUẢ
TRONG GIAO TIẾP TRUYỀN THÔNG
Lắng nghe có nhiều lợi ích như vậy nhưng, trên thực tế, không nhiều người
biết lắng nghe. Theo D.Torrington, 75% các thông báo miệng không được chú ý
đến, bị hiểu sai hoặc bị lãng quên nhanh chóng, còn khả năng nắm bắt được
những ý nghĩ sâu sắc trong lời nói của người khác thì lại càng hiếm. Điều này
cho thấy, việc lắng nghe có hiệu quả không hoàn toàn đơn giản như một số

người vẫn nghĩ: muốn lắng nghe thì chỉ cần im lặng. Một trong những nguyên
nhân cơ bản của tình trạng trên là có nhiều yếu tố cản trở việc lắng nghe:

* Tốc độ tư duy
Tốc độ tư duy của con người cao hơn nhiều tốc độ nói. Vì vậy, khi nghe người
khác, chúng ta thường có dư thời gian và chúng ta thường dùng thời gian dư
thừa này để suy nghĩ một vấn đề khác, nghĩa là tư tưởng của chúng ta bị phân
T r a n g 8 | 23


tán. Cho nên, khi trình bày một vấn đề nào đó, bạn cần đi thẳng vào vấn đề và
nói một cách ngắn gọn, không nên dài dòng và cũng không nên nói quá chậm,
vừa lãng phí thời gian, vừa dễ làm người nghe mất tập trung.

Một sự quan tâm đến những vấn đề khác cần thiết hơn sẽ
không tập trung được tư duy và là lý do của những thói quen
nghe kém.

* Vấn đề phức tạp
Trước một vấn đề phức tạp, đặc biệt khi vấn đề đó ít liên quan đến chúng ta,
chúng ta thường có xu hướng chọn con đường dễ nhất, đó là bỏ ra ngoài tai,
không chú ý lắng nghe nữa.
Một người biết cách lắng nghe là khi người ấy chú tâm vào
vấn đề đang được nghe, dù đó là chuyện quan trọng hay không.
T r a n g 9 | 23


Hãy thể hiện sự quan tâm không chỉ bằng lời nói mà còn bằng
điệu bộ và cử chỉ.
* Sự thiếu tập luyện

Lắng nghe là một kỹ năng. Để “biết lắng nghe”, chúng ta cần được tập luyện.
Tuy nhiên, từ khi còn nhỏ cho đến khi trưởng thành, chúng ta ít được dạy và rèn
luyện cách lắng nghe. Chúng ta dành nhiều thời gian cho việc học nói, học đọc,
học viết nhưng học nghe thì rất ít. Đây là một nghịch lý vì, như chúng ta đã nói,
trong giao tiếp thời gian dành cho việc nghe nhiều hơn thời gian dành cho đọc,
viết và nói. Chính vì vậy mà không biết lắng nghe để lại rất nhiều hậu quả khó
kiểm soát trong lĩnh vực truyền thông:
-

Nhiều doanh nghiệp thua lỗ hàng triệu đô la Mỹ mỗi năm chỉ vì truyền
thông giao tiếp bị lệch lạc, bắt nguồn từ thất bại không biết lắng nghe và

-

không hiểu được nhu cầu của khách hàng.
Nhân viên không nắm vững chủ trương chính sách của cơ quan; cấp quản

-

trị lãnh đạo cơ quan không thành công.


* Sự thiếu kiên nhẫn
Thiếu sự quan tâm và sự kiên nhẫn đối với ý nghĩ của người
khác, hoặc không hợp với họ, làm cho nhiều người trở thành
nghe kém. Với tình cảnh như vậy thì các từ sẽ đi từ tai này sang
tai kia và bay luôn ra ngoài.

T r a n g 10 | 23



Để lắng nghe có hiệu quả, chúng ta cần phải biết kiên nhẫn với ý kiến của
người khác. Tuy nhiên, thực tế lại thường không phải như vậy. Trong cuộc sống,
hiện tượng “cả hai cùng nói”, “tranh nhau nói”,... không phải là ít. Khi nghe
người khác nói, chúng ta thường bị kích thích, nghĩa là chúng ta cũng có những
ý kiến đáp lại và muốn nói ngay ra ý kiến đó. Nếu không biết kìm chế, không
biết kiên nhẫn nghe người kia thì việc lắng nghe của chúng ta không thể có hiệu
quả.
* Sự thiếu quan sát bằng mắt
Trong giao tiếp, 80% lượng thông tin được truyền đi qua các phương tiện phi
ngôn ngữ. Vì vậy muốn lắng nghe có hiệu quả, chúng ta không chỉ dùng thính
giác mà phải dùng cả các giác quan khác, đặc biệt là mắt, để nắm bắt tất cả các
thông tin mà người đối thoại phát đi, cả những thông tin bằng lời và cả những
thông tin không bằng lời. Trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách tổng hợp các
thông tin thu thập được, chúng ta mới có thể hiểu chính xác ý của người đối
thoại.
Khi nghe cần phải nắm bắt được cả những thông tin không
bằng lời, như ánh mắt, nét mặt, dáng điệu, cử chỉ…, để biết
thêm về thái độ và cảm nghĩ của đối tượng.
* Những thành kiến, định kiến tiêu cực
Nghe là một quá trình nhận thức. Quá trình nghe và kết quả của nó không
những phụ thuộc vào thông tin và người phát ra thông tin đó, mà cả đặc điểm
tâm lí của người nghe, đặc biệt là những thành kiến, định kiến ở họ. Thường
người ta có khuynh hướng lắng nghe một cách chủ quan, nên
những thành kiến tiêu cực khiến người ta không chú ý lắng
nghe nữa.

T r a n g 11 | 23



Khi chúng ta có thành kiến, định kiến về người đối thoại hoặc về vấn đề mà
người đối thoại trình bày, thì chúng thường ảnh hưởng xấu đến thái độ và kết
quả lắng nghe của chúng ta. Những thành kiến đó có thể xuất phát từ
cách ăn mặc, tóc tai, dáng vẻ bên ngoài, giọng nói, cách sử
dụng từ ngữ… của đối tượng. Chẳng hạn, trước một người mà bạn cho là
“hay ba hoa’’ thì bạn thường không để ý đến lời nói của họ, ngay cả khi họ
nghiêm túc thì bạn vẫn dễ đánh giá là không nghiêm túc, không đáng lưu tâm.
Chủng tộc và giới tính đôi khi cũng cản trở tới việc lắng nghe.
Khi đã có những thành kiến tiêu cực thì người ta thường dùng
thì giờ tìm những lý lẽ để bác bỏ và những câu hỏi để gây cản
trở cho người nói. Những việc làm đó đều làm ngăn cản sự lắng
nghe.
* Uy tín của người nói
Thường uy tín làm tăng sức ám thị, nên khi chúng ta nghe
một người có uy tín nói về những vấn đề mình quan tâm, thì
chúng ta dễ mất tính phê phán và nghe một cách mù quáng.
* Những thói quen xấu khi lắng nghe
Trong khi nghe người khác, chúng ta thường mắc phải những thói quen xấu
như: lười suy nghĩ, cắt ngang lời người nói, giả vờ chủ ý, đoán trước ý người
nói... Những thói quen này làm giảm hiệu quả của việc lắng nghe.

T r a n g 12 | 23


IV, CÁC MỨC ĐỘ LẮNG NGHE VÀ KỸ NĂNG LẮNG NGHE CÓ HIỆU
QUẢ TRONG GIAO TIẾP TRUYỀN THÔNG
1.

Các mức độ lắng nghe


Khi nghe người khác trong giao tiếp truyền thông, tuỳ theo tình huống mà
chúng ta thể hiện một trong các mức độ nghe sau đây:
-

Lờ đi, không nghe gì cả: Chẳng hạn, khi đàm phán với đối tác truyền

thông mà một nhân viên luôn chăm chú nhìn vào điện thoại của mình, thi
thoảng cười khúc khích và không lắng nghe đối phương trình bày công việc.
-

Giả vờ nghe (Lắng nghe theo kiểu hình thức): Trong trường hợp này,

người nghe thường đang suy nghĩ một vấn đề khác, nhưng lại tỏ vẻ chú ý nghe
người đối thoại đề an ủi họ, đồng thời để che giấu việc mình chẳng nghe gì cả.
Mức độ của người nghe trong
trường hợp này chỉ khoảng 10%,
nói cách khác, lắng nghe theo
hình thức chỉ nhằm mục đích đối
phó.

-

Nghe có chọn lọc: Tức là chỉ nghe những phần mà mình quan tâm. Cách

nghe này khó có hiệu quả cao, bởi vì người nghe không theo dõi liên tục nên
không nắm được đầy đủ và chính xác những thông tin mà người đối thoại đưa
ra. Mức độ quan tâm trong trường hợp này chỉ khoảng 40%.
Ví dụ trong lĩnh vực truyền thông, trong cuộc họp với giám đốc, nhân viên
vừa lắng nghe giám đốc nói, vừa thi thoảng lại nhìn ra cửa sổ, hay nhìn linh tinh
trong phòng họp. Lúc tập trung lắng nghe, lúc lại xao lãng …

T r a n g 13 | 23


-

Nghe chăm chú (Lắng nghe chủ động): Tập trung mọi sự chú ý vào lời

người đối thoại và cố gắng hiểu họ. Lắng nghe và bắt được những từ
ngữ tâm đắt rồi viết ra giấy, nghe rất tập trung. Mức độ quan
tâm của họ là 70%.
Những người biết lắng nghe chủ động là những người biết tiếp
nhận những thông tin mới, những ý kiến mới, vì thế họ sống
sáng suốt và thấu hiểu mọi việc xung quanh. Trong giao tiếp
truyền thông, những người biết nghe chăm chú sẽ có được lòng
tin của mọi người, có khả năng nắm được thông tin, cập nhật
hóa thông tin và giải quyết được nhanh chóng vấn đề trong
công việc.
-

Nghe thấu cảm (Lắng nghe sâu): Trong trường hợp này, người nghe

không những chăm chú nghe mà còn đặt mình vào vị trí của người nói để hiểu
người nói có cảm nghĩ gì. Như vậy, khi nghe thấu cảm, chúng ta không những
hiểu được lời nói của người đối thoại mà còn hiểu tại sao họ nói như vậy, họ
muốn gì, có nhu cầu gì. Nghĩa là chúng ta đi sâu vào nội tâm của họ, lắng nghe
không chỉ bằng tai mà bằng cả trái tim, lắng nghe cả những thông tin được nói
thành lời và cả những gì không được nói thành lời, lắng nghe cả những phút
giây im lặng. Mức độ lắng nghe trong trường hợp này vào khoảng 90%.

T r a n g 14 | 23



2.

Kỹ năng lắng nghe có hiệu quả trong giao tiếp truyền thông

Có đôi khi, chúng ta vẫn có thể lắng nghe trong lúc mắt đang lảng vảng ở
những nơi khác, hoặc vừa nghe vừa làm một việc khác như ăn, uống,… . Tuy
nhiên, chính những biểu hiện này sẽ phá hỏng mối quan hệ tốt đẹp và biến
chúng ta trở thành một người kém giao tiếp trong mắt bạn bè, đồng nghiệp…

T r a n g 15 | 23


Vì thế, để lắng nghe có hiệu quả, chúng ta phải nghe ở mức độ nghe chăm
chú và đặc biệt là nghe thấu cảm. Muốn làm được điều đó, chúng ta cần chú ý
rèn luyện một số kỹ năng sau đây:
-

Kỹ năng tạo không khí bình đẳng, cởi mở: Để tạo không khí bình

đẳng, cởi mở, bạn cần chú ý đến khoảng cách giữa bạn và người đối thoại, vị trí,
tư thế, các động tác, cử chỉ của mình. Cụ thể là:
+ Khoảng cách không quá xa (tuỳ theo mối quan hệ mà khoảng cách chỉ ở vùng
riêng tư hoặc thân mật).
+ Tư thế ngang tầm, đối diện: Cùng đứng hoặc cùng ngồi, hướng vào nhau,
đứng hoặc ngồi ngang tầm nhau (tránh người đứng chỗ cao, người đứng chỗ
thấp hoặc một ghế cao và một ghế thấp), không khoanh tay hoặc đút tay túi
quần vì những điệu bộ, cử chỉ này biểu hiện sự khép kín, không muốn tham gia.


-

Kỹ năng bộc lộ sự quan tâm: Cũng qua tư thế, điệu bô, cử chỉ, ánh mắt

của mình, bạn thể hiện sự quan tâm của mình đến người đối thoại và lời nói của
họ.
+ Tư thế dấn thân: Nghiêng người về phía người đối thoại.
+ Tiếp xúc bằng mắt: Mắt nhìn người đối thoại một cách nhẹ nhàng, chân thành,
nhưng không tập trung vào một điểm nào đó mà tựa như bao quát toàn bộ con
người họ. Đây là cử chỉ thể hiện sự tôn trọng người nói.
T r a n g 16 | 23


+ Các động tác, cử chỉ đáp ứng như: Gật đầu, động tác của tay... Cần tránh
những động tác biểu lộ sự không chú ý của bạn như: bẻ tay, dùng ngón tay mân
mê một vật gì đó, chẳng hạn như chiếc bút...

-

Kỹ năng gợi mở: Nghe là một hành động tích cực. Muốn nghe được

nhiều, bạn cần biết khuyến khích người đối thoại trút bầu tâm sự bằng một số
thủ thuật sau:
+ Tỏ ra am hiểu vấn đề, hiểu và thông cảm với người đối thoại (lời nói, ánh mắt,
nét mặt, nụ cười, gật đầu...). Chẳng hạn: “ Tôi hiểu”, “Tôi hiểu tại sao anh nghĩ
như vậy”.
+ Chú ý lắng nghe và phản hồi một cách thích hợp bằng lời và cả điệu bộ, cử
chỉ...
+ Thỉnh thoảng đặt câu hỏi: “Rồi sau đó ra sao?”, “Chắc lúc đó chị thấy ngạc
nhiên lắm?”... Việc đưa ra những câu hỏi như vậy vừa giúp bạn hiểu rõ hơn vấn

đề, vừa chứng tỏ bạn rất quan tâm đến câu chuyên của người đối thoại.
+ Giữ sự im lặng đầy vẻ quan tâm. Trong quá trình nói, có những lúc người đối
thoại dừng lại và im lặng. Trong tình huống này, nếu bạn không lên tiếng nhưng
vẫn thể hiện được rằng bạn đang chờ nghe tiếp câu chuyện của người đối thoại,
T r a n g 17 | 23


thì người đối thoại thường phải lấp đầy khoảng trống bằng những lời giải thích,
bổ sung. Tuy nhiên, nếu người đối thoại vẫn không lên tiếng và nếu bạn muốn
câu chuyện được tiếp tục thì bạn cần phải phá vỡ sự im lặng đó. Trong trường
hợp ngược lại, sự im lặng kéo dài (quá 30 giây) dễ làm người đối thoại xa rời
chủ đề của câu chuyện.
- Kỹ năng phản ánh lại: Lặp lại thông tin và đặt những câu hỏi thể hiện sự
quan tâm của bạn khi người nói đã trình bày xong. Sau khi nghe người đối thoại
trình bày một vấn đề nào đó, bạn có thể diễn đạt lại nội dung đó theo cách hiểu
của hạn. Chẳng hạn như: “Theo tôi hiểu thì ý anh là... có phải không ?”. Việc
phản ánh lại của bạn vừa cho người đối thoại biết bạn đã hiểu họ như thế nào,
có cần giải thích, bổ sung, đính chính gì không, vừa cho họ thấy là họ đã được
chú ý lắng nghe.
Một người biết cách lắng nghe là khi người ấy chú tâm vào
vấn đề đang được nghe, dù đó là chuyện quan trọng hay không.
Hãy thể hiện sự quan tâm không chỉ bằng lời nói mà còn bằng
điệu bộ và cử chỉ.
V, KINH NGHIỆM CHIA SẺ
1.

Những phương pháp lắng nghe hiệu quả

Lắng nghe là cả một nghệ thuật. Đó không chỉ đơn thuần là
nghe


qua.
T r a n g 18 | 23


Nó đòi hỏi người nghe phải biết chủ động trong buổi nói chuyện
cũng như biết cách kết hợp một số kĩ năng và kĩ thuật nhất
định. Dưới đây là một vài mẹo vặt bạn có thể áp dụng để trở
thành một người thực sự biết lắng nghe, một người mà người
khác luôn muốn trò chuyện.
Khi một người nào đó nói, bạn có thực sự nghe được những gì
họ nói không, hoặc bạn có nhắc lại bạn sẽ trả lời như thế nào
chưa? Điều đầu tiên là hãy cố gắng để đầu óc cởi mở đón
nhận thông tin mới dựa trên tinh thần hiểu biết và tôn
trọng nhau.
Đừng chú trọng phong cách của người nói bằng cách hãy
tự hỏi rằng diễn giả biết được điều gì mà bạn không biết.
Hãy khách quan khi lắng nghe để bạn giảm được ảnh hưởng
của cảm xúc khi nghe và kiên nhẫn cho đến khi bạn nghe được
toàn bộ thông tin.
Hãy tránh lo ra bằng cách đóng cửa lại, tắt điện thoại di động,
và tiến gần tới người nói chuyện hơn.
Hãy lắng nghe để nắm được những khái niệm và tư tưởng
cũng
như các sự kiện; biết được sự khác biệt giữa sự kiện và nguyên
tắc,

ý

kiến






dụ, bằng chứng và lập luận.
Hãy đi trước người nói bằng cách đoán trước những gì họ sẽ
nói và suy nghĩ về những gì họ đã nói.

T r a n g 19 | 23


Hãy tìm kiếm thông tin không lời. Thường thì giọng nói
hoặc cách diễn tả của diễn giả sẽ bộc lộ thông tin nhiều hơn là
bằng lời.
Hãy xem lại những điểm quan trọng. Nó có ý nghĩa
không? Những khái niệm có được minh họa bằng sự kiện
không?
Hãy cởi mở bằng cách nêu các câu hỏi làm sáng tỏ sự hiểu
biết của bạn; hãy khoan phán đoán phê bình cho đến khi diễn
giả kết thúc phần trình bày.
Đừng ngắt lời, bởi vì việc ngắt lời có thể gây lo ra trong khi
bạn đang nỗ lực đạt tới trọng điểm của vấn đề.
Hãy phán đoán và phê bình nội dung chứ không phải phê
bình người nói.
Hãy đưa ra ý kiến phản hồi. Hãy để họ biết bạn đang theo
dõi cuộc nói chuyện với họ. Hãy nhìn thẳng vào họ.
Hãy lặp lại và tóm tắt nội dung của người nói sau khi họ nói
xong. Hãy ghi nội dung một cách ngắn gọn.
2.


Những điều nên tránh để có được kỹ năng lắng nghe tốt trong giao tiếp
truyền thông

Giao tiếp không chỉ đơn giản là biết cách nói. Giao tiếp tốt
đòi hỏi cả 2 kỹ năng: nói và lắng nghe. Lắng nghe và biết cách
lắng nghe sẽ giúp bạn có thêm lợi thế và giành thêm thiện cảm
của đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng…Sau đây là những lí do
khiến 75% chúng ta lắng nghe kém hiệu quả:

T r a n g 20 | 23


-

Lười lắng nghe: Như đã nói ở phần trên, phần lớn chúng
ta

thích

nói hơn là thích lắng nghe. Một người trung bình chỉ nhớ
một nửa những gì đã nghe trong vòng mười phút nói
chuyện và quên đi một nửa trong vòng bốn mươi tám tiếng
đồng hồ. Chúng ta có khuynh hướng nhàm chán những chủ
đề khô khan, không chú ý lắng nghe nếu người nói trình
bày dở, thiếu sự tập trung khi nghe người khác nói (suy
nghĩ lan man, lo ra)... Chính những phản xạ có điều
-

kiện này sẽ giết chết cái tôi biết lắng nghe trong bạn.

Thái độ lắng nghe thiếu tích cực: Thái độ này xuất phát
từ

sự

ích

kỷ, vị kỷ trong mỗi con người chúng ta. Những lúc này cái
tôi của bạn quá lớn, bạn cứ cho rằng bạn là người biết tất
cả rồi, những vấn đề của họ chẳng thấm vào đâu so với bạn
nên không cần quan tâm đến vấn đề mà người khác đang
nói hay tiêu cực hơn là bạn chỉ chăm chăm nghe để tìm lỗi
sai của người nói để phản bác lại.

T r a n g 21 | 23


Vì thế bạn cũng đừng ngạc nhiên khi nhận lấy hậu quả từ
thái độ này: bạn sẽ chẳng có thêm chút kiến thức nào cả nếu
có chỉ là sự hài lòng một cách ngộ nhận về kiến thức của bản
thân; bạn sẽ làm mất lòng rất nhiều người nếu thái độ
này tiếp diễn ngày càng nhiều và điều này sẽ tệ hơn khi bạn
gặp một người nói có bản lĩnh cũng phản bác lại ý kiến mà
bạn đã chống đối họ một cách xác đáng, lúc này bạn sẽ vô
cùng ê chề giống như chúa sơn lâm bị một con kiến quật ngã.
-

Một rào cản phổ biến khác là lắng nghe có chọn lọc. Bạn
đã có kinh nghiệm lắng nghe có chọn lọc nếu bạn đã từng
ngồi họp và để cho tư tưởng của bạn suy nghĩ mông lung

cho đến khi bạn nghe được một từ hoặc một cụm từ gây
cho bạn chú ý trở lại. Một trong những vấn đề của việc
nghe có chọn lọc là nó đọng lại trong tâm trí bạn không
phải những gì người khác nói mà là những gì bạn nghĩ rằng
người ta lẽ ra phải nói. …

… Và cuối cùng, hãy lắng nghe bằng cả con tim và khối óc.

T r a n g 22 | 23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Phí Công Huy (2015), Giáo trình bài giảng “ Giao tiếp
chuyên nghiệp trong Truyền thông”, Học viện Công

2.

nghệ Bưu chính Viễn thông.
Chu Văn Đức (2015), Giáo trình Kỹ năng giao tiếp, Nhà

3.
4.

xuất bản Hà Nội.
www.xemtailieu.com (truy cập mạng Internet)
www.kynanggiaotiepungxu.edu.vn (truy cập mạng

5.


Internet)
www.trithuc.com (truy cập mạng Internet)

T r a n g 23 | 23



×