Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

BÁO CÁO CUỐI KỲ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PTIT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 28 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
*****

BÁO CÁO CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP LUẬN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Giảng viên:
Sinh viên:

T.S ĐINH THỊ HƯƠNG
Bùi Thị Hương

Mã sinh viên:

B15DCTT036

Hà Nội, tháng 5 năm 2019

1


ĐỀ BÀI
Câu 1 (2 điểm). Chọn 2 trong số các câu hỏi sau :
a.
Trình bày những nội dung chính trong kết luận của đề tài
nghiên cứu khoa học.
b. Anh (chị) hiểu thế nào là tính mới trong nghiên cứu khoa
học.
c.


Khái quát các đặc điểm của nghiên cứu khoa học.

d. Trình bày những mục đích của việc thu thập thông tin trong
nghiên cứu khoa học.
e.
Thế nào là phát hiện, phát minh và sáng chế? Cho ví dụ
minh họa.
f.
Anh (chị) hãy liệt kê một số tạp chí nghiên cứu khoa học
trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực mà anh (chị) đang theo học
hoặc nghiên cứu.
g. Anh (chị) hiểu thế nào về thực nghiệm trong nghiên cứu
khoa học.
h. Phân tích đặc điểm của quan sát trong nghiên cứu khoa
học.
i.
Trình bày các yêu cầu trong trích dẫn khoa học thường sử
dụng trong luận văn, luận án hoặc trích dẫn theo chuẩn APA.
Câu 2 (2 điểm). Anh chị hiểu thế nào về câu nói sau:
Every science begins as philosophy and ends as art
Mọi môn khoa học đều bắt đầu bằng triết học và kết thúc bằng
nghệ thuật
(Will Durant )
Dẫn
theo />w/k
2


Câu 3 (6 điểm).
Tất cả các môn khoa học trừu tượng đều không là gì khác ngoài

việc nghiên cứu mối liên hệ giữa các biểu tượng.
All abstract sciences are nothing but the study of relations
between signs.
(Denis Diderot )
Dẫn
theo />w/k
Anh chị hãy tự chọn một biểu tượng văn hóa và thực hiện các
yêu cầu dưới đây.

- Tự đặt tên đề tài theo biểu tượng đó
- Chỉ ra phạm vi và phương pháp nghiên cứu cho đề tài vừa
đặt.
- Dùng sơ đồ tư duy vẽ mục tiêu cho đề tài đó
- Trình bày kết luận cho đề tài
- Lập danh mục tài liệu tham khảo
Lưu ý cho câu 3: đặt tên đề tài (1 điểm), chỉ ra đối tượng và
phương pháp NC (1 điểm), vẽ cây mục tiêu (2 điểm), kết luận
(2 điểm), tài liệu TK (01 điểm).Phương pháp luận nghiên cứu
khoa học.

3


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô
Trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã cùng với
tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức
quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc
biệt, trong học kỳ này, Học viện đã tổ chức cho em được tiếp
cận với môn học “PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA

HỌC” mà em cảm thấy rất hữu ích đối với bản thân mình nói
riêng và sinh viên Học viện nói chung.
Và đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Đinh Thị
Hương – Giảng viên bộ môn “PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC” đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng
buổi học trên lớp cũng như những buổi thảo luận, rèn luyện.
Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của cô thì em nghĩ
bài tiểu luận này khó có thể hoàn thiện được.
Mặc dù đã cố gắng nhưng bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót. Em mong quí cô giáo có thể góp ý để tiểu
luận của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân
thành cảm ơn cô.
Sinh viên: BÙI THỊ HƯƠNG

4


MỤC LỤC

5


CÂU HỎI 1
Chọn 2 trong số các câu hỏi sau :
a.
Trình bày những nội dung chính trong kết luận của đề tài
nghiên cứu khoa học.
b. Anh (chị) hiểu thế nào là tính mới trong nghiên cứu khoa
học.
c.


Khái quát các đặc điểm của nghiên cứu khoa học.

d. Trình bày những mục đích của việc thu thập thông tin trong
nghiên cứu khoa học.
e.
Thế nào là phát hiện, phát minh và sáng chế? Cho ví dụ
minh họa.
f.
Anh (chị) hãy liệt kê một số tạp chí nghiên cứu khoa học
trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực mà anh (chị) đang theo học
hoặc nghiên cứu.
g. Anh (chị) hiểu thế nào về thực nghiệm trong nghiên cứu
khoa học.
h. Phân tích đặc điểm của quan sát trong nghiên cứu khoa
học.
i.
Trình bày các yêu cầu trong trích dẫn khoa học thường sử
dụng trong luận văn, luận án hoặc trích dẫn theo chuẩn APA.
Trả lời:
Bằng sự hiểu biết của mình, cùng với khối kiến thức đã
được học trong bộ môn “Phương pháp luận nghiên cứu
khoa học”, em xin được lựa chọn 2 câu hỏi sau để trả lời:
c.

Khái quát các đặc điểm của nghiên cứu khoa học.

e.
Thế nào là phát hiện, phát minh và sáng chế? Cho ví dụ
minh họa.

1.

Khái quát các đặc điểm của nghiên cứu khoa học ?

Đặc điểm chung nhất của nghiên cứu khoa học là sự tìm
tòi, phát hiện những sự vật, hiện tượng mà khoa học chưa hề
6


biết đến. Đặc điểm này dẫn đến hàng loạt các đặc điểm khác
nhau của nghiên cứu khoa học mà người nghiên cứu cần quan
tâm. Có 7 đặc điểm của nghiên cứu khoa học bao gồm:
1. Tính mới
Nghiên cứu khoa học là quá trình thâm nhập vào thế giới
của những sự vật mà con người chưa biết. Vì vậy, quá trình
nghiên cứu khoa học luôn là quá trình hướng tới những phát
hiện mới hoặc sáng tạo mới. Quá trình nghiên cứu khoa học
không có sự lặp lại các thí nghiệm hoặc một việc gì đã làm
trước đó.

Tính mới là thuộc tính quan trọng số một của lao động
khoa học. Dù đạt được một phát hiện mới thì người nghiên cứu
vẫn phải hướng tới, tìm tòi những điều mới mẻ hơn.
2. Tính tin cậy
Một kết quả nghiên cứu đạt được nhờ một phương pháp
nào đó phải có khả năng kiểm chứng lại nhiều lần, do nhiều
người khác nhau thực hiện trong những điểu kiện quan sát hoặc
thí nghiệm hoàn toàn giống nhau với những kết quả thu được
hoàn toàn giống nhau.
3. Tính thông tin

Sản phẩm khoa học luôn mang đặc trưng thông tin sản
phẩm của nghiên cứu khoa học về quy luật vận động của sự vật
7


hiện tượng, thông tin về quy trình công nghệ và các tham số đi
kèm, được thể hiện: một báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học,
mẫu vật liệu mới, mẫu sản phẩm mới, mô hình thí điểm,…
4. Tính khách quan
Khách quan có nghĩa: Nói, phản ánh sự vật hiện tượng tồn
tại ngoài ý thức của con người; hoặc nói thái độ, phản ánh nhận
xét sự vật hiện tượng căn cứ vào sự thực ở bên ngoài.
Tính khách quan vừa là một đặc điểm của nghiên cứu
khoa học, vừa là tiêu chuẩn phẩm chất của người nghiên cứu.
Nếu trong nghiên cứu khoa học mà không khách quan thì sản
phẩm nghiên cứu khoa học sẽ không thể chính xác và không có
giá trị gì cả.

Để đảm bảo tính khách quan, người nghiên cứu cần phải
luôn đặt các loại câu hỏi ngược lại với những kết luận đã được
xác nhận. Ví dụ:
+ Kết quả có thể khác không ?
+ Nếu kết quả là đúng, thì đúng trong những điều kiện
nào?
+ Còn phương pháp nào cho kết quả tốt hơn?
5. Tính rủi ro
8


Nghiên cứu khoa học là quá trình tìm ra cái mới, vì vậy nó

có thể thành công, có thể thất bại, thành công sớm hoặc thành
công rất muộn. Vì vậy tính rủi ro của nó là rất cao.
Sự thất bại trong nghiên cứu khoa học có thể do nguyên
nhân với các mức độ khác nhau:
+ Do thiếu những thông tin cần thiết và đủ tin cậy để xử lý
những vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu.
+ Do trình độ, kỹ thuật của thiết bị thí nghiệm không đủ
đáp ứng nhu cẩu kiểm chứng giả thuyết.
+ Do khả năng của người nghiên cứu chưa đủ tầm xử lý
vấn đề
+ Do giả thuyết nghiên cứu đặt sai
+ Do những tác nhân bất khả kháng
6. Tính kế thừa
Mỗi nghiên cứu phải kế thừa các kết quả nghiên cứu trong
các lĩnh vực khoa học rất khác xa nhau đã đạt được trước đó.

Tính kế thừa có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp
luận nghiên cứu.
7. Tính cá nhân
9


Vai trò cá nhân trong sáng tạo mang tính quyết định. Dù
có thể là một nhóm người cùng thực hiện nghiên cứu thì vai trò
cá nhân trong sáng tạo cũng mang tính quyết định.
2.

Thế nào là phát hiện, phát minh và sáng chế ? Cho ví dụ
minh họa.


1. Phát hiện (Discovery)
Khái niệm: Là sự khám phá ra những vật thể, những quy
luật xã hội đang tồn tại một cách khách quan.

Nhận diện: Phát hiện không có tính mới, nó chỉ khám phá
ra các vật thể hoặc các quy luật xã hội, làm thay đổi nhận
thức, chưa thể áp dụng trực tiếp vào đời sống, nó không có giá
trị thương mại. Bởi vậy người ta không mua, bán, chuyển quyền
sử dụng các phát hiện.
Ví dụ minh họa: Marie Curie phát hiện nguyên tố phóng
xạ Radium, Kock phát hiện vi trùng lao, Christoph Colomb
phát hiện Châu Mỹ, Karl Marx phát hiện quy luật giá trị thặng
dư, Adam Smith phát hiện quy luật “bàn tay vô hình” của kinh
tế thị trường…
2. Phát minh ( Discovery)
Khái niệm: Là những hiểu biết được tích lũy một cách rời
rạc, có thể là ngẫu nhiên từ kinh nghiệm, trong đời sống hàng
ngày.
10


Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Phát minh: Sự
phát hiện một sự vật, một hiện tượng hoặc một quy luật tồn tại
khách quan của tự nhiên mà con người chưa từng biết tới. Phát
minh làm thay đổi, nâng cao trình độ nhận thức của con người
đối với tự nhiên và tạo cơ sở để con người lợi dụng, chế ngự tự
nhiên. Phát minh khoa học là yếu tố quyết định đối với tiến bộ
khoa học – kỹ thuật. Phát minh thường gắn liền với những
nghiên cứu cơ bản trong khoa học lý thuyết và khoa học ứng
dụng. Phát minh phản ánh các mối quan hệ hiện thực khách

quan cơ bản và những tính chất của các hiện tượng trong thế
giới hiện thực”
Theo tác giả Vũ Cao Đàm thì phát minh là sự khám phá ra
những quy luật, những tính chất hoặc những hiện tượng của thế
giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai
biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức của con người.

Nhận diện: Phát minh là khám phá về quy luật khách quan
trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, có khả năng áp dụng để giải
11


thích thế giới nhưng chưa thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất
hoặc đời sống mà phải thông qua sáng chế, không có giá trị
thương mại, không được bảo hộ pháp lý.
Ví dụ minh họa: Archimède phát minh định luật sức nâng
của nước, Newton phát minh định luật vạn vật hấp dẫn,
DacUyn phát minh thuyết tiến hóa, Dmitri Ivanovich
Mendeleev phát minh bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học,
Nguyễn Văn Hiệu phát minh định luật bất biến tiết diện của
các quá trình sinh hạt…
3. Sáng chế (Invention)
Khái niệm: Là một giải pháp kỹ thuật mới về nguyên lý kỹ
thuật, tính sáng tạo và áp dụng được.
Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Sáng chế: Giải
pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình
độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế –
xã hội. Sáng chế là một trong những đối tượng sở hữu công
nghiệp được pháp luật bảo hộ số 5.
Luật Sở Hữu Trí Tuệ của Việt Nam định nghĩa: “Sáng chế là

giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm
giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy
luật tự nhiên”.

12


Nhận diện: Sáng chế là loại thành tựu khoa học kỹ thuật
và công nghệ, trong khoa học xã hội và nhân văn không có sản
phẩm loại này. Tính mới là một trong những tiêu chí hàng đầu
của sáng chế (phát minh và phát hiện không có tiêu chí này).
Sáng chế có khả năng áp dụng nên có ý nghĩa thương mại,
được cấp bằng sáng chế (patent), có thể mua bán hoặc ký kết
các hợp đồng cấp giấy phép sử dụng (licence), được bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp.
Ví dụ minh họa: Alexander Graham Bell sáng chế ra
điện thoại, Wilbur Wright và Orville Wright sáng chế ra máy
bay, Sáng chế bóng đèn điện của Thomas Edison, cột thu lôi
của Benjamin Franklin, máy hơi nước của James Watt, công
thức thuốc nổ TNT của Nobel, tai nghe khám bệnh của
Laennec…

13


CÂU HỎI 2
Anh chị hiểu thế nào về câu nói sau:
Every science begins as philosophy and ends as
art
Mọi môn khoa học đều bắt đầu bằng triết học và

kết thúc bằng nghệ thuật
(Will Durant )
Dẫn theo
/>ts/183/sw/k
Trả lời:
Every science begins as philosophy and ends as art
Mọi môn khoa học đều bắt đầu bằng triết học và kết thúc bằng
nghệ thuật
( Will Durant)
Khoa học dường như luôn luôn tiến bộ, trong khi triết học
dường như luôn mất đi chỗ đứng. Tuy nhiên, điều này chỉ là do
triết học giải quyết các vấn đề chưa mở ra cho các phương
pháp của khoa học. Ngay khi một lĩnh vực điều tra mang lại
kiến thức dễ bị hình thành chính xác, nó được gọi là khoa học.
Triết học dường như đứng yên, bối rối; nhưng chỉ bởi vì không
chắc chắn và chưa được khám phá.
Mọi khoa học bắt đầu bằng triết học và kết
nghệ thuật; nó phát sinh trong giả thuyết và chảy
tích. Nhà triết học mong muốn xác định mối quan
nghiệm nói chung, và do đó để có được ý nghĩa và
nó.

thúc bằng
vào thành
hệ để trải
giá trị của

Câu nói “Every science begins as philosophy and ends as
art” của Will Durant cần phân tích 2 vế “ Every science begins
as philosophy” – Mọi môn khoa học đều bắt đầu bằng triết học


14


và “Every science ends as art” – Mọi môn khoa học đều kết
thúc bằng nghệ thuật.

Mọi môn khoa học đều bắt đầu bằng triết học – Triết
học là khoa học của khoa học
Khoa học là hệ thống những tri thức về mọi loại quy luật
của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự
nhiên, xã hội, tư duy. Là một hoạt động xã hội nhằm tìm tòi,
phát hiện qui luật của sự vật và hiện tượng và vận dụng các qui
luật ấy để sáng tạo ra nguyên lý các giải pháp tác động vào các
sự vật và hiện tượng nhằm biến đổi trạng thái của chúng.
Khoa học còn là một hình thái ý thức xã hội, tồn tại mang
tính độc lập tương đối với các hình thái ý thức xã hội khác (ở đối
tượng và hình thức phản ánh và mang một chức năng xã hội
riêng biệt)
Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung
và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người
trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự
tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức và ngôn ngữ. Triết
học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách
thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê
phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ
thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.
15



Mối quan hệ giữa triết học và khoa học là mối quan hệ hai
chiều, nghĩa là, triết học và các khoa học đều có tác động biện
chứng lẫn nhau. Nếu như sự tác động của triết học đến khoa
học có thể chia thành những giai đoạn và mỗi giai đoạn có
những hình thức nhất định, thì ngược lại, sự tác động của
khoa học đến sự phát triển của triết học không phải khi nào
cũng rõ ràng và có khuynh hướng rõ rệt. Từ chỗ lúc đầu là một
sự hòa trộn đan xen giữa tri thức khoa học và triết học, dần
dần là sự tách ra của khoa học và sau đó, khoa học bắt đầu
ảnh hưởng đến sự phát triển của triết học.

Thủa sơ khai, chữ triết học (philosophy) bắt nguồn từ Hy
Lạp: philosophia (φιλοσοφία), theo nghĩa đen, tình yêu trí tuệ
(philein = "yêu thích" + sophia = "trí tuệ"). Chữ khoa học từ
tiếng Latin scienta, nghĩa là tri thức. Chữ scientia lại do chữ
scire mà ra, có nghĩa là hiểu biết. Theo Webter’s New
Collegiste Dictionary, “Khoa học” là “những tri thức đạt được
qua kinh nghiệm thực tế và nghiên cứu”. Khi nền văn minh còn
chưa phát triển, thuật ngữ vì thế mà còn ít, nên tất cả những
gì thuộc về sự hiểu biết đã được gọi chung là TRIẾT HỌC, một
khái niệm bao gồm cả Triết học và Khoa học ngày nay. Dù
đứng chung như vậy nhưng Khoa học vẫn thiên về quan sát,
tính toán; còn Triết học thiên về suy ngẫm từ những kết quả
16


của khoa học, nghĩa là khoa học luôn phải đi trước để triết học
có cái mà suy ngẫm, như Kant từng nói: “Ý niệm không có nội
dung là rỗng” (Gedanken ohne Inhalt sind leer) hay
“Anschauungen ohne Begriffe sind blind” (Quan sát mà không

có lý thuyết khoa học thì mù quáng)
Triết học là khoa học của khoa học, là cha sinh của mọi
ngành khoa học. Khoa học không phải là kỹ thuật. Triết học
sinh ra khoa học và đến phiên mình, khoa học sinh ra kỹ thuật.
Triết học vạch ra con đường, khoa học khai phá con đường đó.
Thời kỳ đầu của triết học phương tây, các nhà triết học
đồng thời là các nhà khoa học, ví dụ Pitago, Đề-Các,... Triết học
tự nhiên thịnh hành ở phương Tây vào lúc khoa học thực
nghiệm chưa phát triển, không đủ để tìm ra quy luật của các
hiện tượng tự nhiên. Và triết học này chính là những tư tưởng
chung nhất được rút ra từ quá trình nghiên cứu khoa học (như
thế giới quan và phương pháp luận) nên có thể nói là khoa học
của khoa học. Hiện tại, Triết học duy vật biện chứng của Mác là
những tư tưởng được rút ra từ các thành tựu mới nhất của khoa
học (vào lúc triết học ấy ra đời). Việc có kiến thức về các ngành
khoa học khác là cần thiết vì nhà triết học cần phải nắm rõ các
kiến thức cập nhật nhất từ các ngành khoa học tự nhiên để
kiểm định và đổi mới quan điểm. Nhưng không có nghĩa là nhà
triết học phải biết mọi thứ, họ chỉ cần biết những gì của khoa
học có ý nghĩa đối với triết học họ nghiên cứu là đủ.
Kết luận triết học được các nhà khoa học rút ra từ những
kết quả của mình đa phần mang tính tự phát. Chỉ khi được xem
xét trên một nền tảng thế giới quan nhất định, chúng mới thực
sự trở thành định hướng tích cực cho sự phát triển khoa học.
Mọi môn khoa học đều kết thúc bằng nghệ thuật –
Nghệ thuật là tôi, khoa học là chúng ta
Nghệ thuật là việc sáng tạo ra những sản phẩm phi vật
thể hoặc vật thể chứa đựng các giá trị lớn về tư tưởng, giá chị
nhân văn, giá trị tinh thần làm rung động cảm xúc con người.
Là tập hợp của những cái hay cái khó, được con người thưởng

17


thức qua các giác quan và cảm nhận, qua các kĩ năng, kỹ xảo,
và trình độ vượt xa so với mức bình thường.
Những sản phẩm được gọi là nghệ thuật đòi hỏi phải có
tính nhân văn, giá trị tinh thần cao, hoặc là các sản phẩm ở
mức hoàn hảo, trình độ kỹ thuật điêu luyện.

Nhà vật lý học nổi tiếng thế giới Einstein từng nói: “Trước
hết là các nghệ sĩ lớn, sau đó mới đến các nhà khoa học, họ
xứng đáng được hưởng hơn ai hết sự kính trọng của con người”.
Nhà nghệ sĩ đó chính là nhà sáng tạo “cái đẹp để cứu vớt nhân
loại". Nghệ thuật là một khái niệm rất trừu tượng, nhưng nhiệm
vụ mà nghệ thuật phải hoàn thành thật to lớn. Bởi thế người ta
đưa ra một ý kiến thật đúng “nghệ thuật là cái độc đáo". Một ví
dụ hiển nhiên là sự phát triển hình học thời Phục hưng đã kéo
theo sự phát triển của luật viễn cận trong nghệ thuật. Công
nghệ hiện đại là yếu tố quan trọng sản sinh ra nhiều hình thức
nghệ thuật đương đại như điện ảnh, âm nhạc điện tử, nghệ
thuật video, v.v. Khoa học phát triển và những bước tiến công
nghệ trong nhiếp ảnh, điện ảnh hay cơ giới hóa, cũng như
những nghiên cứu về ánh sáng, đã mang đến những thay đổi
sâu sắc trong tư duy và ngôn ngữ nghệ thuật.
Ngày nay khoa học được áp dụng để thẩm định nghệ thuật
(qua các phương pháp như đánh dấu carbon, dùng máy tính
điện tử để thẩm định các tác phẩm của Jackson Pollock , v.v.).
18



Khoa học cũng được áp dụng để đo các hưởng ứng sinh lý của
người trước các tác phẩm nghệ thuật. Các nghiên cứu khoa học
về tâm lý con người khi tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật cũng
có hữu ích cho các nghệ sĩ và những người yêu nghệ thuật.
Nghệ thuật và khoa học là các thành tố của văn hóa. Vì
thế bản chất và quan hệ giữa chúng thực ra khá phức tạp, thay
đổi tùy theo thời gian và địa điểm. Sẽ thật ngây thơ khi cho
rằng có thể tìm thấy một sự mô tả quan hệ bất biến giữa
chúng. Trong tương lai sự tiến triển mau lẹ của nghệ thuật,
khoa học và công nghệ sẽ còn đem lại cho chúng ta nhiều điều
bất ngờ. Ví dụ internet có liên hệ thế nào với nghệ thuật?
Chúng ta sẽ thấy nhiều phương tiện dùng kỹ thuật số, dùng
network bandwidth. Chắc chắn chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều loại
hình nghệ thuật mới, song liệu chúng ta có thấy các giá trị
thẩm mỹ mới không? Có lẽ chúng ta cũng sẽ được thấy sự ra
đời của nhiều lý thuyết mới về nghệ thuật. Nhưng liệu chúng có
hơn gì những lý thuyết cũ không?
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại với sự phát
triển nhanh chóng của khoa học cũng như những ứng dụng
rộng rãi của nó trong thực tiễn đã và đang làm thay đổi sâu sắc
đời sống con người, góp phần làm bộc lộ những hạn chế của tư
duy siêu hình. Con đường duy nhất để khắc phục những giáo
điều, những khuôn sáo, trì trệ trong nhận thức và hành động là
nắm chắc và vận dụng đúng phép biện chứng duy vật, vì phép
biện chứng duy vật là phương pháp luận chung nhất của nhận
thức khoa học và thực tiễn cách mạng.

CÂU HỎI 3
Tất cả các môn khoa học trừu tượng đều không là gì khác ngoài
việc nghiên cứu mối liên hệ giữa các biểu tượng.

All abstract sciences are nothing but the study of relations
between signs.
(Denis Diderot )

19


Dẫn
theo />w/k
Anh chị hãy tự chọn một biểu tượng văn hóa và thực hiện các
yêu cầu dưới đây.
- Tự đặt tên đề tài theo biểu tượng đó
- Chỉ ra phạm vi và phương pháp nghiên cứu cho đề tài vừa
đặt.
- Dùng sơ đồ tư duy vẽ mục tiêu cho đề tài đó
- Trình bày kết luận cho đề tài
- Lập danh mục tài liệu tham khảo
Trả lời:
Sau khi nghiên cứu câu nói “All abstract
sciences are nothing but the study of relations
between signs” của Denist Diderot , cùng
với vốn hiểu biết và sở thích của mình, em xin
lựa chọn nghiên cứu biểu tượng văn hóa HOA
BAN (Ban flower) để thực hiện các yêu cầu
trong câu hỏi này.
1.

Đặt tên đề tài theo biểu tượng

Trong sự phát triển của mỗi quốc gia và các vùng miền khác nhau trên thế

giới, bên cạnh sự phát triển về kinh tế họ cũng rất chú trọng tới sự phát triển về
văn hóa. Mỗi quốc gia hay mỗi vùng miền khác nhau luôn chọn cho mình
những hình ảnh mang tính tượng trưng đại diện. Đó chính là biểu tượng. Hoa
Ban chính là biểu tượng văn hóa của vùng đất Tây Bắc nói chung và của dân
tộc Thái nơi đây nói riêng.
Để thấy được những ý nghĩa, nét đẹp và tác động của biểu tượng Hoa Ban
đối với đời sống văn hóa của người Thái tại vùng đất Tây Bắc, em xin được đặt
tên đề tài nghiên cứu của mình là:
“HOA BAN BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI THÁI VÙNG
TÂY BẮC”

20


2.

Phạm vi và phương pháp nghiên cứu của đề tài

Phạm vi nghiên cứu đề tài: Hoa ban – loài hoa mang nhiều
nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tâm linh, sinh hoạt và lao
động của các dân tộc vùng Tây Bắc, đặc biệt trong đời sống
người Thái, vốn là chủ thể văn hóa vùng Tây Bắc. Phạm vi
nghiên cứu đề tài này tập trung khai thác vào biểu tượng hoa
ban và biểu hiện của nó trong đời sống dân tộc vùng Tây Bắc,
trong đó chủ yếu tập trung vào văn hóa Thái.

Phương pháp nghiên cứu đề tài : Để thực hiện đề tài này,
em sẽ vận dụng đồng bộ những phương pháp nghiên cứu sau:

21



Phương pháp tổng hợp, đánh giá, so sánh, phân tích giúp
tôi tìm thấy được những mối quan hệ mật thiết giữa biểu
tượng Hoa Ban và đời sống văn hóa con người.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Giúp phân tích các
nguồn tài liệu về văn hóa, biểu tượng văn hóa Hoa Ban,
đời sống văn hóa của dân tộc Thái tại vùng núi Tây Bắc
- Phương pháp phỏng vấn, điều tra xã hội học: Dùng để
khảo sát quá trình hình thành hệ thống biểu tượng Hoa
Ban trong đời sống văn hóa người Thái trong mối quan hệ
với xã hội, kinh tế, văn hóa nghệ thuật,…
3. Sơ đồ tư duy mục tiêu nghiên cứu của đề tài
-

(Trang bên)

22


4.

Kết luận của đề tài

Hoa ban không chỉ đơn thuần là loài hoa đẹp, đặc trưng
cho vùng Tây Bắc nói chung, vùng đất Điện Biên nói riêng, mà
hoa ban còn là biểu tượng đẹp trong đời sống đồng bào dân tộc
Thái. Vì thế, trong đời sống tinh thần của người Thái, hoa ban
có những vai trò đặc biệt và họ đã có những việc làm cũng hết
sức đặc biệt đối với loại hoa này.

Hằng nghìn đời nay, hoa ban rất tự nhiên đi vào đời sống
tâm linh như một biểu tượng văn hóa của đồng bào các dân tộc,
nhất là bà con Thái ở vùng Tây Bắc. Trong mâm cỗ đầu năm, đồng bào
dân tộc Thái hay cài những cánh hoa đẹp lên bàn thờ, tỏ lòng biết ơn những bậc
sinh thành đã qua đời. Một số nơi có hội hoa ban để cầu phúc và gửi gắm vào
đó những ước vọng lớn lao về cuộc sống bình yên; đồng thời là ngày hội thi tài
của trai gái, họ tìm hiểu, tâm tình qua tiếng đàn, tiếng hát giao duyên và nhiều
đôi đã nên vợ, thành chồng. Bà con các dân tộc vùng cao, coi mùa hoa ban nở
như là nông lịch, khi hoa nở thì phát nương, hoa tàn tra hạt. Theo các già làng
kể, mùa hoa ban nở, các cô gái Thái đeo ếp trên vai, rủ nhau lên rừng từ lúc mờ
sương để hái hoa ban về làm món nộm chua tặng người yêu. Khi người con gái
chạm vào bông hoa đầu tiên nếu cài lên búi tóc đằng sau thể hiện chưa có
chồng, còn trinh trắng. Mặt khác, người con gái còn ước nhiều điều may mắn,
mong năm sau hoa ban lại nở trắng núi rừng. Khi đã cài xong bông hoa trên búi
tóc, các cô gái vừa hái hoa ban vừa hát những bản tình Thái đặc trưng.

23


Không chỉ vậy, người dân nơi đây còn có nhiều món ăn
ngon, độc đáo cũng như nhiều phong tục, tập quán, lễ hội liên
quan đến hoa ban. Hoa ban xuất hiện trong các trường ca, các
truyền thuyết và các câu chuyện kể bên bếp lửa hồng trong
những đêm mùa đông, là biểu tượng đẹp của tình yêu đôi lứa.
Hoa ban đã đi vào thơ, ca, nhiếp ảnh, trở thành biểu tượng đặc
trưng của vùng văn hóa Tây Bắc. Trong kho tàng văn hóa nghệ
thuật của vùng Tây Bắc, hình tượng hoa ban chiếm vai trò đáng
kể và tượng trưng cho những vẻ đẹp lý tưởng trong tâm hồn,
tính cách người Thái. Vẻ đẹp tinh khiết của hoa ban cùng những
ý nghĩa tiềm ẩn đã hấp dẫn, lôi cuốn con người ta tìm tòi và

khám phá vẻ đẹp kì diệu ấy.
Biểu tượng hoa ban trong đời sống văn hóa người Thái
giúp giữ gìn bản sắc văn hóa vùng, giúp khơi dậy lòng tự hào
của bà con dân tộc vùng Tây Bắc về loài hoa diệu kì mà thiên
nhiên đã ban tặng cho núi rừng nơi đây. Hy vọng trong một thời
gian không xa, cùng với những loài hoa như hoa sen, hoa đào,
hoa mai, hoa ban cũng sẽ trở thành một loài hoa đặc trưng khi
nhắc đến bản sắc văn hóa Việt Nam.
5. Danh mục tài liệu tham khảo
24


[1] Cầm Trọng (1995), Người Thái ở Tây Bắc, Nxb Khoa học xã
hội,

Nội.
[2] Đặng Thị Oanh (2005), Văn hóa Thái - Những tri thức dân
gian,
Nhà
xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
[3] Đinh Hồng Hải (2012), Cấu trúc luận trong nghiên cứu biểu
tượng,
.
[4] PGS, Viện sĩ. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt
Nam,
Nxb.
Giáo dục.
[5] Hải Long (2005), Tây Bắc riêng một loài hoa, Tạp chí văn
hóa
nghệ

thuật, Hà Nội.
[6] Hoàng Ngọc Sơn (2011), Đôi nét về lịch sử- văn hóa người
Thái

Tây Bắc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
[7] Hoàng Lương (2005), Văn hóa các dân tộc Tây Bắc Việt
Nam,
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
[8] Ngô Đức Thịnh (2009), Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam,
Nhà
xuất
bản Giáo dục, Hà Nội.
[9] Phạm Nhân Thành (2011), Văn hóa các dân tộc ít người ở
Việt
Nam,
Nhà xuất bản Dân Trí, Hà Nội.
[10] Tô Ngọc Thanh (2003), Vùng văn hóa Tây Bắc, Nhà xuất
bản
Văn
hóa, Hà Nội.
[11] TS. Nguyễn Văn Hậu (2009), Biểu tượng như là “đơn vị cơ
bản
của”
văn hóa,
25


×