Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

GÃY 2 XƯƠNG CẲNG TAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.04 KB, 7 trang )

GÃY 2 XƯƠNG CẲNG TAY
I. ĐẠI CƯƠNG
• Hai xương cẳng tay có chức năng quan trọng là saapfs và ngửa, trong đó sấp là quan trngj nhất
• Gãy thân 2 xương cẳng tay là gãy ở vùng màng liên cốt khoảng 2cm dưới lồi củ nhị đầu và 4cm
trên khớp quay cổ tay.

• Là loại gãy xấu, nhiều biến chứng (chèn ép khoang, khớp giả, can lệch, dính xương quay trị, hạn
chế chức năng sấp ngửa)
• Trục sấp ngửa là đường thẳng đi qua chỏm quay và mỏm trâm trụ. Muốn sấp ngửa tốt cần nhiều
yếu tố

o
o
o
o

Mỏm trâm quay thấp hơn mỏm trâm trụ 1 cm
Màng gian cốt phải rộng
Khớp quay trụ dưới và trên còn tốt
Các cơ cẳng tay còn hoạt động tốt
• Gãy thân xương càng thấp kết quả điều trị chỉnh hình càng tốt, ngược lại gãy cao 2 xương cẳng
tay thì kết quả xấu – thường chỉ định mổ
• Gãy 2 xương cẳng tay ở trẻ em
o Tỷ lệ gấp 5 – 10 lần so với ngưới lớn
o Đa số là gãy cánh tươi nên dễ bó
o Sau nắn, các gấp góc 10 – 20* vẫn chấp nhận vì cơ thể sẽ tự sửa chữa dược 50%
o Chỉ định mổ cho 1 – 2% các trường hợp

II. TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU BỆNH
1. Vị trí gãy
• Số lượng xương gãy


o Gãy cả 2 xương 56%
o Gãy riêng xương quay 25%
o Gãy riêng xương trụ 19%
• Vị trí
o 1/3 trên – 5%
o 1/3 giữa - 55%
o Dưới - 40%
2. Di lệch đầu gãy
• Trong gãy 2 xương cẳng tay thì chú ý nhất là xương quay vì chức năng của nó
• Gãy xương quay cao, trên chỗ bám của cơ sấp tròn thì các dấu hiệu di lệch nhiều – khó chỉnh
hình

o Đầu trên bị cơ ngửa ngắn kéo ngửa, cơ nhị đầu kéo gấp
o Đầu dưới bị cơ sâp tròn, cơ sấp vuông kéo sấp

III. CHẨN ĐOÁN
1. Lâm sàng


• Triệu chứng gãy xương rõ
o Biến dạng trục chi
o Lạo xạo xươg
o Cử động bất thường
o Sờ thấy đầu xương dưới da
o Có vết thương, qua đó lộ xương or chảy dịch tủy xương

• Triệu chứng nghi nghờ gãy xương

o Sau tai nạn bệnh nhân rất đau tại nơi gãy, giảm đau nhanh khi được bất động tốt
o Giảm hoặc mất cơ năng hoàn toàn

o Sưng nề, bầm tím
o Gõ dồn theo trục của chi, đau tăng lên

• Hội chứng chèn ép khoang cẳng tay trước – sau
o Cẳng ta sưng to, căng cứng
o Các ngón tay hơi tím, lạnh
o Mạch cổ tay yếu hoặc mất
o Tăng cảm giác đau ngoài da
o Giảm hoặc mất cảm giác

• Chú ý
o Gãy riêng xương trụ ở cao (nhất là 1/3 trên), nếu có gãy xương gập góc, phát hiện trật
chỏm xương quay -> gãy trật Monteggia

o Gãy riêng xương trụ ở thấp: ấn dọc bờ xg từ mỏm khuỷu đến mỏm trâm trụ -> phát hiện
điểm đau chói
o Gãy riêng xương quay ở thấp, phát hiện trật khớp trụ - cổ tay -> gãy trật Galeazi
2. Cận lâm sàng

• X – quang :
o Thẳng nghiêng, cần lấy hết khớp khuỷu và khớp cổ tay
o Chẩn đoán: xác định gãy xương, loại gãy (đơn giản hoặc phức tạp), mảnh rời, chéo, xoắn,
mức độ di lệch... -> hướng xử trí

• Đo áp lực khoang > 30 mmHg -> có hội chứng chèn ép khoang -> mở cân giải phóng khoang.
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Điều trị chỉnh hình
• Chỉ định



o Gãy xương ở trẻ em
o Gãy 2/3 dưới ở người lớn, đường gãy ngang, ít di lệch

• Phương pháp
o Nắn

 Vô cảm: gây mê or gây tê đám rối
 Bệnh nhân nằm ngửa, cánh tay dạng ngang 90o, khuỷu để vuông góc
 Đặt băng vải ở 1/3 dưới cánh tay, kéo ngược lên phía đầu
 Người phụ dùng 1 tay nắm ngón cái bệnh nhân, kéo thẳng trục xương quay, bàn
tay kia nắm các ngón 2,3,4 kéo lệch về phía trụ. Kéo liên tục và tăng dần trong 10
phút để chữa gấp góc và hết di lệch gối chồng lên nhau ở các đầu gãy

 Người nắn chính bóp vào khe liên cốt và nắn ép 1 bên để chữa di lệch bên ở các
đầu gãy

o Bó bột
 Đặt 2 nẹp bột ở mặt trước và mặt sau cẳng tay. Trên 2 nẹp bột đặt 2 đũa tre dài
10cm, to 1cm tương ứng màng liên cốt

 Khi bột đang khô thì ép nhẹ 2 đũa tre để mở rộng màng liên cốt
 Quấn bột tròn cánh cẳng bàn tay, rạch dọc.
 Để bột 10-12 tuần
– Xương quay gãy thấp để cẳng tay sấp
– Xương quay gãy cao để cẳng tay ngửa (TE).
 Theo dõi tránh biến chứng của bột: Chi căng, đau, mạch yếu, giảm vận động
2. Phẫu thuật
• Chỉ định
o Người lớn, gãy cao 2 xương
o Gãy 2 nơi trên 1 xương

o Khe gãy hở rộng (chèn phần mềm)
o Gãy riêng xương quay di lệch (khó nắn), gãy riêng xương trụ (khó liền)
o Gãy 2/3 dưới nhưng điều trị chỉnh hình thất bại
o Di lệch thứ phát do đường gãy

• Phương pháp
o Đóng đinh nội tủy
 Chỉ định


– Gãy 2 tầng hoặc nhiều tầng
– Tổ chức chức phần mềm dập nát và mất nhiều
– Mất da rộng, tình trạng da kém
– Có tổn thương phối hợp khác
– Dùng nẹp ko liền
– Loãng xương
 Chống chỉ định
– Viêm xương
– Ống tủy quá hẹp
– Sụn đầu xương chưa kín
– Không dùng cho gãy 1/3 dưới xương quay do ống tủy rộng
 Ưu điểm
– Không hoặc ít bóc tách màng xương
– Sẹo mổ nhỏ
– Mổ kín không ghép xương
– Can vững, khi lấy đinh không sợ gãy lại
 Kỹ thuật
– Đóng đinh nội tủy qua MHQTS: hạn chế được nhiễm trùng, chóng liền
xương


– Đóng đinh hở: nhiễm khuẩn cao, chậm liền xương
 Phương tiện
– Đinh Rush: chắc, vững nhưng ống tủy phải đủ rộng
– Đinh Kirschner: đường kính nhỏ, phù hợp với ống tủy nhưng yếu
(Cần phải bó bột thêm cho khỏi bị xoay 8-10 tuần)

– Đinh 3 cánh Sage: chắc, không xoay nhưng ống tủy phải đủ rộng
– Đinh có chốt ngang: kết quả tốt, liền xg 100% sau 3 tháng
o Nẹp vít
 Chỉ định
– Gãy xương có mảnh to
– Gãy 2 xương ở 1/3 trên ở người lớn


– Gãy 1 xương: quay or trụ
– Gãy 2/3 dưới, nắn chỉnh thất bại
– Ống tủy hẹp
 Đường mổ
– Với xương quay đi đường Henry
– Với xương trụ: đi trực tiếp từ bờ sau
 Đặt nẹp
– Hiện nay phổ biến loại nẹp ép động (DCP)
– Chỉ dùng nẹp lòng máng khi gãy thấp, nẹp dễ lộ ra ngoài hay ở xương trụ
 Vị trí đặt
– Xương quay đặt ở mặt trước
– Xương trụ đặt ở mặt sau phù hợp với chiều cong của xương
– Đặt nẹp ngoài màng xương: xương liền tốt nhưng dập nát nhiều phần mềm
– Đặt nẹp dưới màng xương: ko làm tổn thương phần mềm nhưng chậm liền
xương


– Với mảnh rời to: Cố định bằng 1-2 vis ngoài nẹp hoặc đặt mảnh rời dưới
nẹp rồi bắt vis

– Ghép xương tự thận khi
+ Mảnh rời quá 1/3 thân xương
+ Ổ gãy cũ, chậm liền
+ Ổ gãy có 2, 3 mảnh rời, làm khuyết xương
 Tháo nẹp sau 24 tháng
 Ưu điểm
– Vững chắc, tôn trọng đoạn cong sinh lý của xương quay
– Bệnh nhân được tập phục hồi chức năng sớm
V. BIẾN CHỨNG
1. Gãy hở
• Sau tai nạn, đầu xương gãy chọc ra ngoài da, qua vết thương thấy có máu và dịch tủy xương
• Gãy hở độ I,II: có thể cắt lọc, khâu kín -> VT lành sau 2-3 tuần, mổ KHX or mổ KHX ngay
• Gãy hở độ III, đến muộn > 8h (có nguy cơ NK cao) -> phải cố định ngoài bằng khung Fessa or
Hoffmann, theo dõi sau mổ tránh các BC muộn: NK, HCCEK...
2. Nhiễm khuẩn

• Sau gãy xg hở or sau mổ gãy xg kín bị NK


o Mở rộng vết thương, để hở
o Bất động bột
o Chăm sóc VT, KS toàn thân
• Nếu ổ gãy đã đc KHX và bị NK
o Mở rộng VT phần mềm, ko lấy bỏ phương tiện cố định
o Bó bột, KS toàn thân
o Khi xg liền mới rút phương tiện cố định
• Chỉ mổ lại phục hồi chức năng khi hết NK và vết thương khô > 6tháng

3. Can lệch, khớp giả ko liền
• Do gãy xg kèm NK or nắn, cố định xg ko tốt
• PT: phá can, sửa trục or KHX kèm KS toàn thân
4. Tổn thương mạch máu
• Thường chỉ thg tổn 1 trong 2 ĐM (quay or trụ), ít khi tt cả 2
• Thắt Đm tt nếu còn đảm bảo vòng nối nuôi dưỡng
• Với tổn thương dập nát nặng (tổn thương cả 2 mạch máu và TK) -> PT ghép m.máu, nối TK
5. Tổn thg TK – ít gặp, nếu gặp khi cắt lọc -> đánh dấu lại, xử trí sau
6. HC chèn ép khoang
• Do máu tụ sau gãy xương, máu tụ sau mổ, cầm máu không tốt
• Chẩn đoán
o Lâm sàng nghi ngờ gợi ý
o Có khối căng cứng ở mặt trước or mặt sau cẳng tay, đau tức
o Tay mất vận động co gấp ngón tay, ngón tay sưng nề: to, tím lạnh
o Đau tăng khi căng thụ động cơ, mất cảm giác ngón tay
o Mạch ngoại vi (quay, trụ) có thể mất or yếu
• CLS
o Chụp XQ 2 xg cẳng tay: có hình ảnh gãy xương
o Đo áp lực trong khoang > 30 mmHg -> Chẩn đoán xác định có HCCEK
o CT-Scanner: xđ mức độ hoại tử của cơ trong khoang
o SÂ doppler: dòng chảy phía dưới tổn thg giảm or mất nếu có t.thg mạch
o CTM: đánh giá mức độ mất máu
o Yếu tố đông máu: loại trừ bệnh lý máu gây HC CEK
• Xử trí
o Rạch rộng cân từ khuỷu đến cổ tay, để hở, cơ thường lòi ra qua vùng rạch


o Treo tay cao, cho thuốc chống phù nề, giảm đau
o Vá da sau 2 tuần
o Tránh BC CEK sau mổ: trước khi đóng VT cần (1) tháo garo, cầm máu kỹ, (2) ko khâu

lớp cân sâu cẳng tay, (3) chỉ khâu lớp da, dưới da.

7. Dính quay trụ
• Hiếm gặp, sau mổ nẹp vít, do thg tổn đụng giập cũ
• Can thiệp khi có ảnh hưởng đến cơ năng cẳng tay -> đục xg sửa trục, cho sấp cẳng tay.
8. RL dinh dưỡng
• Xhiện các nốt phỏng trên da -> dễ loét, NK
• Treo tay cao, cho KS và chống phù nề
9. HC Wolkmann: Co rút gân gấp bàn tay -> cần phát hiện sớm -> xử trí: bó bột ngón tay ở tư thế duỗi
tránh tàn phế.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×