Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

LỒNG RUỘT CẤP TÍNH Ở TRẺ CÒN BÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.97 KB, 5 trang )

LỒNG RUỘT CẤP TÍNH Ở TRẺ CÒN BÚ
I. ĐẠI CƯƠNG
• Lồng ruột là hiện tượng đoạn ruột phía trên chui vào lòng đoạn ruột phía dưới theo chiều nhu




động (có thể đoạn ruột phía dưới ôm vào đoạn phía tren do giun đũa)
Tùy theo diễn biến mà chia ra: cấp tính, bán cấp, mạn tính
Lồng ruột ở trẻ còn bú (< 2 tuổi) là lồng ruột cấp tính, là cấp cứu ngoại khoa cần được phát hiện
và xử trí sớm, tránh để ruột hoại tử
Dịch tễ học
o Tỷ lệ mắc 4/1000 - 1.57
o Tuổi gặp nhiều nhất là 4 – 8 tháng
o Trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái (3/2 – 2/1)
o Thể trạng và chế độ ăn: hay gặp ở trẻ bụ bẫm, bú sữa mẹ
o Thời tiết: hay gặp vào mùa đông xuân (do siêu vi trùng – viêm hạch mạc treo – tăng nhu
động ruột – rối loạn nhu động ruột
o Yếu tố bệnh lý: xuất hiện sau ỉa chảy, viêm nhiễm đường hô hấp



Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
o Nguyên nhân cụ thể
 2 – 8%
 Manh tràng và đại tràng lên di động
 Khởi diểm: túi thừa meckel, polyp ruột, búi giun
o Nguyên nhân không rõ ràng
 Virus – viêm hạch mạc treo – tăng nhu động ruột – rối loạn nhu động ruột – lồng



ruột
Giải phẫu: từ 4 – 12 tháng manh tràng phát triển to nhanh hơn nhiều so với hồi
tràng – dẫn đến khác nhau giữa nhu động của hồi tràng và manh tràng – lồng ruột
cấp hay gặp ở vùng hồi manh tràng

II. GIẢI PHẪU BỆNH
1. Khối lồng
• Cắt dọc một khối lồng đơn giản thấy
o Ba lớp: ngoài, giữa, trong
o Một đầu là khởi điểm của khối lồng
o Một cổ là chỗ nối tiếp gián tiếp giữa lớp giữa và lớp trong
o Mạc treo nuôi dưỡng: kẹt giữa lớp giữa và lớp trong (cổ khối lồng càng hẹp thì mạch
nuôi dưỡng càng bị cản trở - hoại tử ruột)
• Hiếm gặp một khối lồng phức tạp: 2 đâu, 2 cổ, 5 lớp
2. Chiều lồng
• Đa số là đoạn ruột trên chui vào đoạn ruột phía dưới theo chiều nhu động
• Hiếm gặp lồng ruojt giật lùi do giun đũa: đoạn ruột trên do nhu động quá lớn ôm phủ lấy đoạn
ruột phía dưới
3. Thương tổn giải phẫu bệnh lý






Khối lồng làm tắc lòng ruột và cản trở mạch máu nuôi dưỡng đoạn khối lồng – do kẹt trong cổ
đoạn lồng
Thương tổn thùy thuộc vào
o Thời gian phát hiện và điều trị sớm hay muộn
o Cổ túi lồng rộng hay hẹp

Khi mổ thấy
o Ổ bụng có dịch trong hoặc đục
o Ruột trên chỗ lồng giãn hơi, chứa dịch
o Mạc treo ruột: nhiều hạch viêm, phù dày, lấm chấm xuất huyết
o Khối lồng: phù nề, tím hay hoại tử và thủng

4. Xếp loại lồng ruột
• Theo vị trí
o Lồng ruột non: hiếm gặp, khó chẩn đoán
o Lồng ruột già: ít gặp
o Lồng ruột non rột già: hay gặp nhất (90 – 95%)
• Thực thể lâm sàng hay gặp theo thứ tự
o Lồng ruột hồi – manh tràng: có ruột thừa trong đoạn ruột lồng
o Lồng ruột hồi – đại tràng: không có ruột thừa trong đoạn ruột lồng
o Lồng ruột manh – đại tràng
III. TRIỆU CHỨNG
1. Lâm sàng
• Triệu chứng sớm
o Cơ năng – trẻ bụ bẫm đột nhiên
 Khóc thét từng cơn:
– Trong cơ khóc thét trẻ ưỡn người, bỏ bú (do tăng nhu động ruột làm đau




bụng cơn)
– Mỗi cơn kéo dài 10 – 15 phút, sau đó trẻ ngủ thiếp đi
Nôn: ra sữa và thức ăn vừa ăn
Ỉa máu
– Trung bình xuất hiện sau 6 – 8 giờ cơn khóc đầu tiên

– Do mạc treo đoạn lồng bị chèn ép gây ứ máu tĩnh mạch + đoạn ruột bị phù

nề, niêm mạc ruột tăng tiết
– Máu hồng lẫn nhày hoặc đỏ tươi
– Ỉa máu càng sớm càng khó tháo khối lồng
o Toàn thân: ít thay đổi (không sốt, chưa có dấu hiệu mất nước)
o Thực thể
 Khối lồng
– Sờ thấy khối lồng hình quai ruột nằm theo khung đại tràng, ấn đau
– Là dấu hiệu đặc hiệu nhất
– Hay sờ thấy ở dưới sườn phải
 Hố chậu phải rỗng: chỉ thấy khi đến sớm và ít có giá trị
 Thăm trực tràng: có máu


Triệu chứng muộn – bệnh cảnh tắc ruột, viêm phúc mạc có ỉa máu
o Cơ năng
 Cơn khóc thét dài hơn nhưng ít dữ dồi hơn – do đã giảm nhu động ruột


 Nôn ra nước mật, nước phân
 Ỉa máu nâu đen nhiều lần
o Toàn thân
 Dấu hiệu mất nước, nhiễm trùng, nhiễm độc
 Sốt cao, lờ đờ, tím tái
o Thực thể:
 Bụng chướng, khó sờ thấy được khối lồng
 Thăm trực tràng: có máu nâu đen, có thể sờ được đầu khối lồng
2. Cận lâm sàng
• X – quang bụng không chuẩn bị - ít giá trị

o Hình ảnh khố mờ hạ sườn phải
o Không có hơi ở manh tràng
o Mức nước hơi
o Liềm hơi (khi khối lồng hoại tử thủng)
• Bơm hơi hoặc thụt barit và đại tràng
o Mục đích: chẩn đoán và điều trị (tháo lồng)
o Hiện nay ít sử dụng thụt barit vì thủng ruột gây ngộ độc barit
o Các hình ảnh lồng ruột thường gặp
 Hình đáy chén
 Hình càng cua
 Hình vòng bia
• Siêu âm ổ bụng – chủ yếu
o Xác định vị trí khối lồng, đặc biệt khối lồng nằm ngoài khung đại tràng (lồng ruột non)
o Nguyên nhân lồng ruột: khối u, thúi thừa Meckel, búi giun,…
o Hình ảnh khối lồng
 Cắt ngang: hình vòng bia, vòng tròn trong đậm âm, vòng tròn ngoài ít âm
 Cắt dọc:hình bánh kẹp nhân (bánh sanwich), khối đậm âm ở giữa được viền
quanh bởi một vành khăn ít âm
IV. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định
• Dựa vào dấu hiệu lâm sàng
o Khóc cơn
o Nôn
o Ỉa máu
o Khối lồng
• Trường hợp không sờ thấy khối lồng
o Dựa vào X – quang hoặc siêu ấm
o Chẩn đoán xác định: khi thấy hình ảnh khối lồng
• Trường hợp đến muộn: triệu chứng tắc ruột hoặc viêm phúc mạc + ỉa máu
2. Chẩn đoán phân biệt

• Ỉa máu: lỵ, polyp ruột, viêm túi thừa Meckel, viêm ruột hoại tử,..
• Nôn: viêm màng não, viêm đường hô hấp
• Khối lồng: búi giun
V. DIẾN BIẾN
• Lồng ruột cấp không tự tháo được




Không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến hoại tử ruột (do mạc treo bị cổ khối lồng thắt
nghẹt), viêm phúc mạc, tử vong

VI. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều trị
• Khi đã chẩn đoán lồng ruột cấp, điều trị càng sớm càng tốt
• Có 2 phương pháp điều trị tháo lồng
2. Thao lồng bằng phương pháp bơm hơi
• Chỉ định
o Đến sớm (≤ 48 giờ)
o Chưa có dấu hiệu viêm phúc mạc
• Kỹ thuật
o Tiền mê hoặc gây mê
o Bơm hơi p ≤ 100 mmHg vào đại tràng
o Theo dõi trên lâm sàng, dưới màn huỳnh quang tăng sáng, hoặc siêu âm
• Tiêu chuẩn tháo lồng
o Lâm sàng
 Bụng chướng đều (lúc đầu chỉ bơm hơi vào đoạn dưới khối lồng nên chỉ giãn





đoạn dưới chỗ lồng, khi đã hết lồng toàn bộ các quai ruột giãn)
Áp lực bơm tụt đột ngột
Không sờ thấy khối lồng
Khi chưa chắc chắn: cần chụp X – quang bụng lại (hình ảnh hơi sang ruột non lỗ

chỗ như tổ ong giữa bụng)
o Trên X – quang hoặc siêu âm
 Mất hình ảnh khối lồng
 Hơi sang ruột non


Theo dõi sau tháo lồng
o Bình thường: trẻ bú tốt, không nôn, sau 6 – 8 giờ đại tiện phân vàng
o Phát hiện sớm các biến chứng:
 Sốt cao: do khối lồng bị tháo, một số độc tố vào máu
 Tháo chưa hết
 Vỡ ruột: do ruột tổn thương, bơm quá áp lực do van hỏng

3. Tháo lồng bằng phương pháp mổ
• Đa số các nước mổ tháo lồng tất cả các trường hợp lồng ruột
• Ưu điểm: thấy được trực tiếp khối lồng, tìm được nguyên nhân
• Chỉ định
o Tháo lồng bằng phương pháp bơm hơi không có kết quả
o Bệnh nhân đến muộn (> 48 giờ)
o Có dấu hiệu viêm phúc mạc
• Kỹ thuật
o Mê nội khí quản
o Mổ:
 Tháo lồng bằng tay; dùng dầu parafin nắn từ dưới lên trên, ủ huyết thanh ấm

 Cắt đoạn ruột khi đã hoại tử
 Có thể nối ruột ngay hoặc dẫn lưu 2 đầu ruột tạm thời


o Sau mổ
 Đặt sondle dạ dày, truyền dịch, kháng sinh
 Phát hiện các biến chứng sau mổ: chảy máu, bục miệng nối



×