Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TRẢ LỜI 25 CÂU HỎI LÂM SÀNG HÔ HẤP CỦA SV Y4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.8 KB, 16 trang )

TRẢ LỜI 25 CÂU HỎI LÂM SÀNG HÔ HẤP CỦA SV Y4
Họ tên SV:

Tổ:

Lớp:

Câu 1:
cách tính thuốc lá theo đơn vị bao năm:
số bao\năm= số năm hút * số bao\ngày
5viên thuốc lào = 1 điếu thuốc lá
Câu 2: Tràn Dịch Màng Phổi
X-quang.
1.Thể tự do: Dịch luôn tập trung ở tư thế thấp theo vị trí nằm.
- Phim thẳng: bờ trên hình mờ không rõ rét,đi từ trung thất ra ngoại vi,từ thấp lên
cao,hướng cong về phía hình mờ ( Đường cong Daimoiseau ). Bờ của trung thất và
vòm hoành bị xóa . Tràn dịch nhiều có thể thấy mờ toàn bộ phổi,trung thất bị đẩy sang
bên đối diện,cơ hoành bị đẩy xuống thấp,khoang liên sườn giãn rộng.
- Phim nghiêng : Hình mờ đi từ phía sau xương ức đến thành sau của ngực,giới gạn
trên của dịch cong xuống dưới,vòm hoành bị xóa. Trường hợp dịch ít thì góc sườn
hoành sau bị mờ,dịch nhiều thấy góc sườn hoành mờ trên phim thẳng.
Nếu tràn dịch cộng với tràn khí ta có thể thấy hình ảnh mức nước mức hơi trên X-quang.
2.Thể khu trú: Dịch không thay đổi theo tư thế của bệnh nhân.
- Tràn dịch thể hoành: Khi độ giãn của phổi giảm,nhu mô phổi không co lại được thì dịch sẽ
tập trung ở giữa phổi và vòm hoành gọi là tràn dịch thể hoành. Hình ảnh giống như cơ hoành bị
đẩy lên cao:
+ Bên trái: Bóng hơi dạ dày cách vòm hoành quá 5cm.
+ Bên phải: Vòm hoành nằm quá gần rãnh liên thùy nhỏ.
- Tràn dịch liên thùy:
+ Phim thẳng: hình mờ treo lơ lửng,dạng khối bầu dục,bờ có thể rõ hoặc mờ.
+ Phim nghiêng: hình mờ dạng hình thoi,2 đầu nhọn,nằm dọc rãnh liên thùy hoặc có


thể là hình cái vợt,hoặc hình tròn.
-Tràn dịch vùng nách: Thấy hình mờ dạng đều,thường là hình thoi,nằm sát vùng nách.
- Tràn dịch màng phổi trung thất: bóng trung thất rộng không đối xứng, một giải mờ phía
trung thất mà ở giữa bị thắt lại,hoặc một đám mờ hình tam giác cạnh trung thất phía dưới


B. CT-scanner.
Trên CT,hình ảnh tràn dịch tự do là cấu trúc có hình liềm, ở vùng thấp nhất của lồng ngực.
Trong giai đoạn đầu,liềm dịch sẽ tập trung ở góc sườn hoành,về sau dịch tăng lên thì sẽ phát
triển ra trước và lên trên. Với tràn dịch thể tự do,khi thay đổi tư thế thì vị trí của liềm dịch cũng
thay đổi, phân biệt với tràn dịch thể khu trú thì không như vậy.
Dịch trong tràn dịch thông thường có tỉ trọng bằng với nước, máu thì có tỉ trọng cao hơn
nước,do đó khi có kèm theo tràn máu có thể có hình ảnh mức nước-máu trên CT.
Câu 3:
Mô tả và vẽ hình ảnh XQ và CLVT của tràn khí màng phổi (TKMP) điển hình. Các dấu hiệu
nặng của TKMP trên film XQ?
Mô tả XQ & CLVT của TKMP:
-

XQ :
+ Phổi bên bệnh xẹp nhiều hoặc ít tùy mức độ tràn khí, TH TKMP mức độ nhiều,
nhu mô phổi co rúm lại thành cục nhỏ ở rốn phổi bên tràn khí.
+ Khoang liên sườn giãn rộng và nằm ngang.
+ Đè đẩy trung thất ít hoặc nhiều sang bên đối diện.
+ Vòm hoành bị đẩy thấp xuống dưới.
+ Nếu có cả dịch và khí trong khoang màng phổi sẽ có mức nước hơi

-

CT : Thấy được sự tách rời của 2 lá thành và lá tạng của khoang màng phổi với

biểu hiện là nhu mô phổi dính với lá tạng bị kéo về rốn phổi và khoảng giảm tỉ
trọng giữa lá thành và lá tạng.


Hình ảnh tăng sáng, đè đẩy vòm hoành (mũi tên đen), tăng khoảng cách trước sau
và khoảng trống sau xương ức.
Hình ảnh mất sự bám dính vào thành ngực, lá tạng màng phổi được biểu thị bằng
mũi tên đỏ.
Các dấu hiệu nặng của TKMP trên XQ:
-

Có hình ảnh tràn dịch tràn khí màng phổi

-

Có hình ảnh tổn thương nhu mô phổi dưới chỗ tràn khí


-

TKMP mức độ nhiều : trung thất lệch hẳn về bên đối diện, vòm hoành dẹt và
thẳng (có khi đảo chiều)

Câu 4:
Chẩn đoán hình ảnh hội chứng trung thất. Chẩn đoán phân biệt với khối u phổi xâm lấn
vào trung thất.
X-quang tim phổi : U trung thất là một hình mờ tròn tạo với trung thất một góc tù, có thể nhiều
khu vực của trung thất chứ không phải chỉ ở một vùng cố định.
U trung thất trên: Dấu hiệu cổ - ngực
Phần trên của lồng ngực chếch xuống dưới và ra trước, đỉnh phổi tiếp giáp với các xương

sườn ở phía sau cao hơn phía trước. Ở vị trí trên xương đòn, nếu thấy có một khối mờ bất
thường tạo với trung thất 1 góc từ trên phim chụp ngực thẳng thì:
-

Bờ ngoài rõ : u trung thất sau
Bờ ngoài mờ, bị xóa mất : u trung thất trước

U trung thất giữa: Dấu hiệu hội tụ/che phủ rốn phổi
-

Dấu hiệu hội tụ rốn phổi: khẳng định
nguồn gốc mạch máu của khối mờ
rốn phổi. Mạng lưới ĐM ngoại vi hội
tụ về phía hình mờ và mất đi ranh
giới của chúng ở phía bờ ngoài hình
mờ hoặc ở khoảng cách <1cm từ bờ
ngoài hình mờ => hình mờ có nguồn
gốc ĐM phổi. Ngược lại, hệ thống
mạch vẫn còn nhìn rõ ở phía trong
bờ ngoài hình mờ => khối u ở vị trí
rốn phổi.

-

Dấu hiệu che phủ rốn phổi: Bóng mờ trung thất, nếu có rốn phổi dừng lại ở bờ hoặc đi
vào trong cách bờ không quá 1cm là do bóng tim lớn; nếu rốn phổi đi vào trong quá bờ
1cm thì bóng mờ này là do u trung thất.

U trung thất dưới: Dấu hiệu ngực – bụng (d/h khối băng trôi



Bóng mờ ở đáy phổi nếu có bờ dưới rõ nét trên nền mờ ổ bụng là xuất phát từ phổi, được bao
bọc bởi khí; nếu bờ dưới của bóng mờ này bị xoá là xuất phát từ ổ bụng, được bao bọc bởi
phần mềm của ổ bụng.
Dấu hiệu này đánh giá sự lan rộng dọc theo cạnh cột sống của khối u.
Cắt lớp vi tính (không cản quang và có cản quang): phương pháp chính xác để xác định u
trung thất (vị trí, kích thước, tính chất lành tính/ ác tính, mức độ lan rộng và di căn…), chẩn
đoán phân biệt với cấu trúc hạch, mạch máu…
Câu 5:
Viêm phổi thùy:
X quang: thấy 1 đám mờ của một thùy hay một phân thùy có hình tam giác
đáy quay ra ngoài,đỉnh quay vào trong.
CLVT: giúp quan sát được các tổn thương nhỏ, ở vị trí khó thấy như gần rãnh cột sống, hoặc
các tổn thương kẽ như dạng kính mờ lúc còn ít.

Câu 6:
TDMP dưỡng chấp:


-Tiêu chuẩn chẩn đoán: dịch trắng đục như sữa, dịch sau khi tháo ra sẽ đông lại như thạch.
Định lượng triglyceride dịch màng phổi > 110 mg/dL (1,24 mmol/L), tỷ lệ triglyceride dịch màng
phổi/ huyết thanh > 1; tỷ lệ cholesterol dịch màng phổi/cholesterol huyết thanh < 1.
-Nguyên nhân:+ do chấn thương lồng ngực
+ phấu thuật lồng ngực gây lỗ dò lồng ngực-màng phổi
+ viêm bạch mạch do lao,giun chỉ
+ do ung thư hệ lympho hoặc ung thư phế quản di căn
Chẩn đoán TDMP do lao,ung thư,viêm mủ:
. *Tràn dịch do lao:
- Lâm sàng: thường gặp ở tuổi trẻ. khởi phát cấp tính có thể có hội chứng nhiễm độc lao: sốt
về chiều, ra mồ hôi trộm, chán ăn, mất ngủ, sút cân.

- Cận lâm sàng: phản ứng Mantoux (+) với PPD 10UI. BK trong đờm có thể (+) nếu có lao
phổi kèm theo.
Xét nghiệm máu: số lượng bạch cầu ở máu ngoại vi có thể tăng hoặc không, bạch cầu Lympho
tăng, tốc độ lắng máu tăng cao ( ~ 50mm / giờ đầu ).
- XQuang phổi: đi kèm với hình ảnh tràn dịch màng phổi có thể thấy tổn thương lao phổi kèm
theo như lao nốt, lao thâm nhiễm...
- Dịch màng phổi: là dịch thanh tơ (có thể gặp dịch huyết thanh máu hoặc máu) Protein ~ 30g /
l, phản ứng Rivalta( + ), Glucose < 0,6g / l
- Số lượng tế bào từ 500-1000 cái /mm3, L~70%. Soi BK dịch màng phổi thường âm tính.
- Cấy BK (+) tính: 25%-30%.
- Sinh thiết màng phổi: 75% trường hợp tìm thấy nang lao khi xét nghiệm mô bệnh.
- Một số phương pháp chẩn đoán lao: tìm BK bằng kỹ thuật lai tạogen PCR (Polymeraza
Chain Reaction). Hoặc kỹ thuật miễn dịch gắn men ELISA: (Enzym Liked Immunosorbernt
assay). Phát hiện kháng thể kháng lao với kháng nguyên tinh chế, có độ nhậy 50-70%. Kỹ thuật
ADA (Adenosin Desaminaza) ở dịch màng phổi, nếu > 50 / l thì 90% là do lao.
* Tràn dịch do ung thư:
- Lâm sàng: thường gặp ở lứa tuổi 50. Khởi phát từ từ. Ho khan hoặc ho ra máu, khó thở,
nhưng mức độ khó thở không tương ứng với mức độ tràn dịch. Sốt hoặc không sốt. Toàn thân
suy sụp: hạch thượng đòn, ngón tay dùi trống, hội chứng cận u, hội trứng trung thất. Tiến triển
nặng dần.


- Cận lâm sàng: Phản ứng Mantoux (-) tính, tốc độ lắng máu tăng cao
+ Xquang: thường là tràn dịch màng phổi mức độ nhiều (hội chứng tối mờ nửa lồng ngực).
Nhưng cũng có thể thấy tràn dịch màng phổi khu trú, hoặc có thể thấy đi kèm với hình ảnh tràn
dịch màng phổi là khối u tròn, hạch trung thất, xẹp phổi hoặc hình ảnh thả bóng khắp 2 phổi.
+ Chụp cắt lớp vi tính giúp chẩn đoán sớm ung thư phổi khi mà trên phim thường qui không
thấy.
+ Dịch màng phổi thường là dịch máu, huyết thanh máu hoặc là dịch thanh tơ sau chuyển
dần thành dịch huyết thanh máu, với đặc điểm là tái tạo nhanh, tồn tại lâu. Protein > 30g / lít,

Glucose tăng > 0,6g/lít, Glucose DMP / huyết thanh > 0,8, Bilirubin DMP / huyết thanh > 1.
Công thức tế bào đa dạng, N có thể tăng. Tế bào ung thư trong ịch màng phổi ương tính đạt
45%-60%.
+ Sinh thiết màng phổi xét nghiệm mô bệnh dương tính 75% có giá trị quyết định chẩn đoán
nguyên nhân. Soi màng phổi sinh thiết chẩn đoán xác định 95%.
+ Xét nghiệm mô bệnh hoặc tế bào ở hạch ngoại vi có thể giúp chẩn đoán nguyên nhân.
+ Xét nghiệm tìm các dấu ấn của ung thư: CEA (Carcino Embryonic Antigen ). a Fotoprotein. CA 125...
* Tràn dịch viêm mủ:
- Lâm sàng: khởi phát cấp tính, có hội chứng nhiễm khuẩn: sốt bạch cầu tăng, tốc độ máu
lắng tăng.
Xquang: thường là hình ảnh tràn dịch màng phổi nói chung, nhưng càng có ý nghĩa chẩn đoán
nếu thấy hình ảnh tổn thương nhu mô phổi kèm theo (viêm phổi, áp xe phổi). Cận lâm sàng:
dịch màng phổi là dịch thanh tơ, sau có thể chuyển thành dịch mủ: bạch cầu tăng, N 60%, có
nhiều N thoái hoá. Cấy vi khuẩn trong dịch màng phổi có thể dương tính. Hoặc làm điện di miễn
dịch đối lưu để xác định nguyên nhân.
- Điều trị kháng sinh có kết quả tốt.
CÂU 7:
Tiêu chuẩn chẩn đoán TDMP dịch thấm và dịch tiết.
Tiêu chuẩn Light 1972:
Protein DMP / Protein huyết thanh> 0.5
LDH (MP) / LDH ( Huyết thanh) > 0.6
LDH (MP) > 2/3 LDH huyết thanh người bình thường.
CÂU 8:


Triệu chứng lâm sàng phânbiệt TDMP dịch thấm và dịch tiết.
_ Dịch thấm: thường đều hai bên phổi
Trong bệnh cảnh tràn dịch đa màng, phù toàn thân của suy tim, suythận, xơ gan…
_Dịch tiết: thường 1 bên, TDMP đơn thuần.
CÂU 9:

Vị trí chọc, cách xác định trên bệnh nhân, tai biến và cách xử trí của chọc dịch màng phổi
_ Vịtrí: KLS 8-9 đường nách sau.
_ Cách xác định trên bệnh nhân:
Xác định đường náchsau: nếp nách sau.
Xác định KLS:Điểm thấp nhất xương bả vai là KLS 7
_Tai biến và xử trí:
1.Chảy máu và đau tai chỗ chọc do chọc vào bó mạch TK liên sườn.
Xử trí: Chọc kim lên bờ trên xương sườn.
2. Choáng ngất.
3. Trụy tim mạch do sốc màng phổi xảy ra khi hút dịch quá nhanh và nhiều.
Xử trí: xoa bóp tim ngoài lồng ngực, tiêm tráng adrenalin vào TM, thở oxy, cấp cứu ngừng tuần
hoàn.
4.TKMP thường do khí bị hút vào qua kim.
Xử trí: hút hết khí sau khi hết dịch.
5. Nhiễm trùng, cần đảm bảo thủ thuật vô trùng.
Câu 10:
Vị trí chọc hút dịch MP:KLS VII, VIII đường nách sau hoặc dựa vào siêu âm vị trí nhiều dịch

Vị trí chọc hút khí MP: KLS II đường giữa đòn.
Câu 11:
-

Vị trí dẫn lưu khí MP: KLS II đường giữa đòn.
Vị trí dẫn lưu mủ MP: KLS IV,V đường nách giữa.


Câu 12: Sơ đồ hệ thống:

Câu 13:
Các phương pháp chống dính màng phổi điều trị TDMP do lao,viêm mủ MP:

1. Chọc tháo hết dịch màng phổi càng sớm càng tốt. Việc chọc dịch màng phổi thường
được tiến hành mỗi ngày một lần, mỗi lần chọc tháo không quá 1000ml. Trong một số trường
hợp đặc biệt có thể chọc 2, thậm chí 3 lần một ngày để tháo hết dịch màng phổi sớm. Khi đã
tháo hết dịch màng phổi thì không còn lo tình trạng vách hóa hoặc dày dính màng phổi nữa.
2. Sử dụng một số thuốc tiêu sợi huyết: các thuốc thường được sử dụng bao gồm:
streptokinase, urokinase, alteplase. Những thuốc này được bơm vào khoang màng phổi với
một liều lượng nhất định tùy theo từng bệnh nhân. Tiến hành chọc tháo dịch màng phổi sau
bơm thuốc tiêu sợi huyết vào khoang màng phổi 2-3 giờ. Không bơm thuốc tiêu sợi huyết vao
khoang màng phổi sau 6 ngày bơm liều đầu tiên. Việc bơm các thuốc tiêu sợi huyết vào khoang
màng phổi giúp phá vỡ các vách fibrin, do vậy làm giảm hiện tượng vách hóa khoang màng
phổi, cải thiện hiệu quả của chọc tháo dịch màng phổi và hiệu quả điều trị nguyên nhân tràn
dịch màng phổi
Câu 14:
*Các phương pháp điều trị TDMP do K
1. Chọc tháo hút liên tục.
2. Gây dính màng phổi bằng hóa chất hoặc phẫu thuật.
* Gây dính MP bằng hóa chất:


- Các chất được sử dụng gây dính màng phổi là Bleomycin, Tetracycline, Doxycycline,
Quinacrine, Povidone iodine hoặc bột talc y tế… Các chất này khi đưa vào khoang MP sẽ kích
thích gây viêm và làm dính hai lá MP. Việc gây dính phải được tiến hành tại bệnh viện.
- Tiến hành: Đầu tiên bệnh nhân được mở MP tối thiểu để đưa ống dẫn lưu vào khoang MP (BN
chỉ cần gây tê tại chỗ). Sau đó hút hết dịch hoặc khí. Các chất được pha với nước muối sinh lý
(có thể thêm thuốc tê Lidocain để giảm đau), sau đó bơm qua ống dẫn lưu vào khoang MP. Kẹp
ống dẫn lưu và bệnh nhân được thay đổi tư thế mỗi 15 phút. Sau 2 giờ hút dẫn lưu liên tục.
Ống dẫn lưu được rút khi hết dịch hoặc khí. Trường hợp gây dính 1 lần thất bại có thể gây dính
bổ sung. Gây dính màng phổi bằng hóa chất là thủ thuật gây đau nên phải dùng giảm đau và
an thần trước cho bệnh nhân. Trong các hóa chất, Povidone iodine an toàn và hiệu quả như bột
talc, đồng thời dễ sử dụng vì sẵn có và giá thành thấp..

* Gây dính màng phổi bằng phẫu thuật. Có thể gây dính qua nội soi lồng ngực hoặc bằng phẫu
thuật mở ngực.
- Nội soi lồng ngực (NSLN) có sự hỗ trợ của video là phương pháp được áp dụng để gây dính
MP ngày càng nhiều do những ưu thế: can thiệp ít xâm lấn hơn phẫu thuật mở ngực, bệnh
nhân ít đau hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn. Qua NSLN hoặc mở ngực, bác sỹ sẽ tiến hành
chà sát màng phổi hoặc cắt bỏ lá thành màng phổi. Đặc biệt, phương pháp bơm bột talc dạng
phun mù vào khoang MP qua NSLN để gây dính rất có hiệu quả vì bột talc phân bố đều khắp
trong khoang MP.
- Biến chứng của việc gây dính thường ít gặp, bao gồm nhiễm trùng, chảy máu, hội chứng suy
hô hấp cấp, xẹp phổi. Các biến chứng khác xảy ra tùy theo từng loại tác nhân gây dính như bột
talc và Doxycycline có thể gây sốt và đau, Quinacrine có thể làm hạ huyết áp, sốt và ảo giác,
Bleomycin có thể gây sốt, đau và buồn nôn. Trường hợp nặng nhất là nguy hiểm đến tính
mạng.
- Chăm sóc trong quá trình gây dính: BN được theo dõi sát về lượng dịch hoặc khí để xét gây
dính bổ sung, đồng thời cũng phải theo dõi tình trạng đau, sốt do phản ứng viêm của MP, hoặc
tình trạng nhiễm trùng vết mở MP hay bội nhiễm vi khuẩn do quá trình gây dính.
- Các nguyên nhân làm gây dính MP thất bại: Xẹp phổi, tràn dịch hoặc tràn khí khu trú, dịch tái
phát nhiều, vị trí dẫn lưu không thích hợp, tắc ống dẫn lưu.
Câu 15:
Chỉ định rút DL dịch MP:
Rút ống dẫn lưu khi:
Triệu chứng toàn thân của nhiễm trùng đã được khống chế, thường sau 7-10 ngày.
< 50ml dịch/ngày.
Phổi nở đầy đủ.
Lổ dò phế quản- màng phổi đã lành, khoảng 20-30% bệnh nhân mủ màng phổi không đáp ứng
với kháng sinh và dẫn lưu, những bệnh nhân này cần mở ngực và gỡ dính bằng tay và đặt lại
ống dẫn lưu


Chỉ định rút DL khí MP:

-nếu không thấy TKMP tái phát sau 24 giờ:lâm sàng và X-quang ổn định
-Trước rút phải kẹp ống dẫn lưu nếu thấy bệnh nhân khó thở tăng hoặc tràn khí dưới da thì mở
kẹp và hút khí trở lại.
Câu 16:
4 tiêu chuẩn của hệ thống dẫn lưu màng phổi:
-Kín
-Một chiều
-Vô trùng
-Áp lực âm
Câu 17:
Áp lực hút dẫn lưu khoang màng phổi: -20cmH2O
Câu 18:

Câu 19
- Phản ứng Mantoux: tiêm 0,1 ml dung dịch có 10 đơn vị PPD vào trong da mặt trước cẳng tay
tạo nên cục sần trên da từ 5-6mm đường kính. Đọc kết quả sau 72 giờ. Nếu phản ứng dương
tính sẽ thấy một vùng “mẩn đỏ” và một cục cứng ở da. Đo đường kính cục theo chiều ngang
cánh tay, phần quầng đỏ xung quanh không quan trọng.
-Phản ứng dương tính khi đường kính cục phản ứng > 10 mm, âm tính <5mm; không có ý
nghĩa 5-9mm..
- Nếu đã có những bằng chứng rõ ràng mắc bệnh lao thì phản ứng tuberculin âm tính cũng sẽ
không loại trừ được bệnh lao.
Nếu phản ứng mantoux dương tính giúp hướng tới chẩn đoán lao phổi ở bệnh nhân có tổn
thương rõ ràng trên Xquang và bênh phẩm đờm âm tính hoặc chẩn đoán lao tiềm ẩn ở bệnh
nhân không có tổn thương rõ trên Xquang.


Câu 20:cách lấy bệnh phẩm đường hô hấp
Tùy vào vị trí tổn thương,bệnh phẩm được lấy ở đường hô hấp trên hoặc dưới:
-Đường hô hấp trên:

A. dịch mũi
.Đặt bệnh nhân ngồi thoải mái, hơi ngửa cổ ra sau.
- Đưa tăm bông vào mũi theo một đường song song với vòm miệng.
- Giữ tại đó vài giây.
- Rút nhẹ nhàng xoáy tròn tăm bông trong quá trình rút ra.
- Sử dụng tăm bông khác để lấy mẫu mũi bên kia.
- Cho cả 2 tăm bông vào lọ đựng mẫu đã có sẵn môi trường vận chuyển.
B.dịch hầu họng:
- Bệnh nhân há miệng.
- Dùng đè lưỡi đè lưỡi xuống.
- Dùng tăm bông miết mạnh khu vực 2 amidan và vách phía sau vòm hầu họng.
- Tránh chạm vào lưỡi.
- Cho tăm bông vào tuýp đựng mẫu có môi trường vận chuyển.
C Dịch tỵ hầu:
- Nối dụng cụ lấy mẫu với hệ thống hút chân không (máy hút chân không hoặc bóng).
- Bệnh nhân ngồi hơi ngửa đầu.
- Đưa catheter vào mũi theo hướng song song với vòm miệng, độ sâu bằng đường nối
mũi, tai.
- Bật máy hút chân không.
- Từ từ đưa catheter ra ngoài vừa đưa ra vừa xoáy.
- Tương tự như vậy với mũi bên kia, có thể sử dụng chung một catheter.
- Hút 3 ml dung dịch vận chuyển để rửa catheter, chia mẫu vào lọ đựng mẫu.


Bệnh phẩm đường hô hấp dưới:
* Lấy đờm dãi:
- Hướng dẫn bệnh nhân hít sâu, sau đó ho mạnh đờm dãi vào cốc đựng bệnh phẩm.
Không lấy nước bọt và dịch mũi sau. Tốt nhất là lấy được khoảng 1 ml bệnh phẩm.
- Nếu không lấy được đờm, kích thích ho bằng phun mù dung dịch muối ưu trương.
- Dán nhãn ống nghiệm đựng bệnh phẩm.

- Điền đầy đủ thông tin vào mẫu phiếu lấy bệnh phẩm.
* Dịch khí phế nang, phế quản:
Chỉ những người có kinh nghiệm mới được lấy bệnh phẩm này, có thể lấy dịch phế nang,
phế quản qua ống nội khí quản hoặc ống mở khí quản trong trường hợp bệnh nhân thở máy.
Câu 21
Suy hô hấp: Nổi bật hàng đầu, suy hô hấp đột ngột, dữ dội, tiến triển. Tần số hô hấp luôn luôn
cao, các cơ thở phụ tham gia hoạt động, cánh mũi phập phồng. Tím tái: nặng, thường xuyên,
Oxy liệu pháp không có tác dụng. Bệnh nhân thường dãy dụa, vật vã.
Tim mạch: mạch thường > 120 l/p, huyết áp: còn bình thường trừ trường hợp có sốc nhiễm
khuẩn hoặc sốc giảm thể tích phối hợp.
Nhiệt độ: thường tăng kể cả khi không có nhiễm khuẩn.
Tăng tiết đàm dãi: đôi khi rất nhiều, lẫn máu (nhưng không thường xuyên).
Nghe phổi: điển hình là ran ẩm 2 bên phế trường nhưng có thể bị che lấp bởi ran phế quản:
Triệu chứng
Khó thở

Giai đoạn 1
Khi gắng sức,
khi nằm lồng
ngực di động
được

Giai đoạn 2
Liên tục, lồng
ngực di động
khó khăn

Giai đoạn 3

Giai đoạn 4


Liên tục, lồng
ngực không di
động, cơ hô hấp
còn hoạt
động mạnh

Liên tục, các cơ
hô hấp hoạt
động yếu, thở
nông, rối loạn hô
hấp

Tần số thở
lần/phút

25-30
khi gắng sức

25 - 30

30 - 40

> 40
< 10

Tím

Khi gắng sức


Môi, đầu chi

Mặt, mô, đầu
chi

Toàn thân

0

±

++

+++

90 - 100

100 - 110

110 - 120

> 120

Bình thường

Bình thường

Cao

Cao hay hạ


Mồ hôi
Mạch lần/phút
Huyết áp


Rối loạn ý thức

Không

Không

Vật vã

Lơ mơ, hôn mê

SaO2 (%)

80 - 90

70 - 80

70 - 60

< 60

40

40 - 55


55 - 70

> 70

7,35 - 7,40

7,30 - 7,35

7,25 - 7,30

< 7,25

Bình thường

Bình thường

Giảm

Giảm

PaCO2 (mmHg)
pH máu
Dự trữ kiềm

Câu 22 :
trình bày dấu hiệu lâm sàng nặng , nguy kịch của TKMP cần phải sử trí cấp cứu ngay
Toàn thân :
Tím tái cục bộ (do thiếu O2)
Thở nhanh , mạch nhanh , huyết áp hạ (do áp lực dương tính trong khoang màng phổi _
mất áp lực âm . => cản trở dòng máu về tim)

Trụy mạch , ngừng tim
Cơ năng :
Ho : thường rất khó khăn
Đau ngực : đau dữ dội , tăng lên khi bệnh nhân ho hoặc hít thở
Khó thở : rất nặng , cảm giác như bị ai bóp chẹt cổ mình .
Thực thể :
Nhìn :
lồng ngực bên tràn khí phồng lên , các khoang liên sườn giãn rộng , nằm ngan
kém di động theo nhịp thở .
các tĩnh mạch cổ và chi trên nổi rõ
tam chứng galliard : rung thanh giảm ,gõ vang trống , RRPN mất .
câu 23 :
đặc điểm chức năng thông khí của phổi của hội chứng thông khí kiểu tắc nghẽn , hạn chế và
hỗn hợp
Hội chứng thông khí kiểu tắc
nghẽn
FEV1/VC hoặc FEV1/FVC
<70%

Hội chứng thông khí kiểu hạn
chế
TLC<80 %

Trong đó.
FEV1: Thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên.
VC: Dung tích sống.

Hội chứng thông khí kiểu hỗn
hợp
FEV1/VC hoặc FEV1/FVC

<70%
TLC<80%
VC<80%


FVC: Dung tích sống thở ra gắng sức.
TLC: Dung tích toàn phổi.
Câu 24: Đặc điểm của các thông số khí máu động mạch:

Toan chuyển hóa
Kiềm chuyển
hóa
Toan hô hấp
Kiềm hô hấp
Cấp
Mạn
*: còn bù

pH
(7,35-7,45)



HCO3
(23-28 mmol/l)



PaCO3
(35-45 mmHg)

↓*
↑*

PaO2
(85-100 mmHg)
! or ↓
!




↑*
↓*




! or ↓
! or ↓

!: Bình thường
Câu 25:
Cách sử dụng các dụng cụ phân phối thuốc trong điều trị hen phế quản
A: Điều trị cắt cơn:
Dụng cụ
Turbuhaler

Cách sử dụng
1: Mở lắp đậy
2: Giữ bình đứng thẳng. Xoay đế bình sang phải hết

cỡ rồi quay ngược lại vị trí ban đầu. Khi nghe thấy 1
tiếng click là 1 liều thuốc đã được nạp.
3: Thở ra sau đó ngậm đầu ống thuốc hít vào bằng
miệng thật sâu và mạnh. Nín thở sau khi hít
4: Lấy ống thuốc ra, nếu cần dùng thêm làm lại bước
2,3. Nếu không đậy nắp bình lại.
5: Súc miệng ngay sau khi hít

Inhaler

1: Mở lắp
2: Lắc đều bình xịt
3: Thở ra chậm
4: Ngậm bình xịt, vừa hít vào sâu vừa nhấn đầu bình
xịt.
5: Bỏ bình xịt ra và nín thở trong 10s
6: Đậy nắp và súc miệng.

Accuhaler

1: Xoay phần lõm cho đến khi nghe thấy 1 tiếng click
để lộ phần ngậm miệng.
2: Đặt bình hít hình tròn nằm ngang, kéo cần gạt cho
đến khi 1 tiếng click, 1 liều thuốc đã được nạp
3: Thở ra sau đó ngậm bình xịt hít thật sâu và mạnh.
Bỏ bình ra nín thở 10s


4: Đóng nắp làm ngược lại bước 1, súc miệng.


Handihaler

1: Mở nắp lớn
2: Mở tiếp nắp để ngậm
3: Nhét thuốc xịt và hốc
4: Đậy nắp ngậm, nhấn lẫy nhựa ở cạnh bình hít 3,4
lần để phá vỡ vỏ thuốc.
4: Thở ra rồi hít thuốc nhanh sâu, nín thở 10s
5: Đậy bình lại, súc miệng sau hít

B: Các nhóm thuốc giãn phế quản
1: Nhóm cường receptor β2 adrenergic: Isoproterenol, Albuterol
Tác dụng phụ: Hồi hộp, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, run tay
2: Thuốc cường gia cảm gián tiếp: Ephedrin
Tác dụng phụ: tim nhanh, tăng huyết áp, kích thích thần kinh trung ương.
3: Nhóm Xanthin
Tác dụng phụ: nhức đầu, hồi hộp



×