Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

cach tra loi cac cau hoi thi tot nghiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.44 KB, 4 trang )

CÁCH TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
TRONG ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN
***
I. Đối với câu 2 điểm:
Có kiến thức chưa đủ, học sinh phải hiểu câu hỏi và trả lời đúng hướng mới
trọn 2 điểm, vì thế học sinh cần:
- Phải đọc kĩ câu hỏi, xác định nội dung câu hỏi là gì? Có bao nhiêu ý cần triển
khai…
- Trình bày súc tích, mạch lạc (hỏi cái gì, trả lời cái đó, tránh viết lan man, dài
dòng).
- Kiến thức cụ thể, chính xác; chữ viết rõ ràng, diễn đạt lưu loát.
- Không chỉ tái hiện kiến thức mà còn phải có khả năng nhận biết, suy luận (khi
giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm).
- Trả lời câu hỏi dưới dạng ý (Nếu viết thành đoạn văn, phải mạch lạc để giám
khảo dễ phát hiện ý khi chấm) .
- Dự tính thời gian cho câu 1 khoảng từ 10 đến 15 phút.
- Nên làm tất cả các câu, không được bỏ câu nào.
II. Đối với câu 3 điểm: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1. Mô hình bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lý:
a. Mở bài : Giới thiệu luận đề và luận điểm của đề, nêu tầm quan trọng của vấn
đề cần bàn bạc, đánh giá. Dẫn ra câu nói hoặc tư tưởng cần bàn luận. (Viết trong một
đoạn văn).
b. Thân bài:
- Giải thích rõ tư tưởng được đưa ra bình luận (tránh giải thích từ ngữ).
- Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những hiện tượng sai lệch.
- Nêu ý nghĩ và rút ra bài học tư tưởng, đạo lý.
(Có thể viết thành nhiều đoạn, mỗi đoạn triển khai một luận điểm)
c. Kết bài: Tổng kết những ý kiến đã bình luận, nhấn mạnh để làm nổi bật ý
tưởng chủ đạo của bài văn. (Viết trong một đoạn văn).
VD: Tục ngữ Việt Nam có câu:
“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”


Suy nghĩ của anh (chị) về câu tục ngữ trên.
A. Mở bài:
Trong cuộc đời môi người, ai cũng cần phải học. thực tế cuộc sống là một môi
trường rộng lớn để học hỏi, tăng thêm vốn hiểu biết. (Dẫn câu tục ngữ).
B. Thân bài:
LĐ 1:Giải thích câu tục ngữ:
- “Đi một ngày đàng” là đi (đi bộ) một thời gian không dài (một ngày : 1/365
năm) so với cả đời người, một quãng đường cũng không dài (vì câu tục ngữ nói về
khách bộ hành).
- “Học một sàng khôn” là học được một khối lượng rất nhiều sự khôn ngoan.
- Câu tục ngữ trên khuyên mọi người cần đi nhiều, sống nhiều để học hỏi được
nhiều sự khôn ngoan trong thực tế.
LĐ2: Bình luận, chứng minh:
- Câu tục ngữ là một bài học kinh nghiệm của cá nhân và cộng đồng. Chúng ta
không chỉ học trong sách vở, ở nhà trường mà phải mở rộng sự học ra thực tế cuộc
sống. tục ngữ cũng có câu “Học thầy không tày học bạn”, ý nói không chỉ có học ở
thầy mà cần phải học ở bạn nữa.
- Câu tục ngữ cũng có khía cạnh chưa đúng. Không phải ai đi nhiều ngày đường
cũng học được nhiều sàng khôn cả. có nhiều người đi cả đời cũng ko học được gì.
LĐ3:Rút ra bài học:
- Học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của môi người. Ai muốn có nhiều “sàng
khôn’’ cần phải tích cực, chủ động học hỏi suốt cả cuộc đời, mở rộng sự học ra thực tế
cuộc sống. Bởi vì “cuộc sống là trường đại học chân chính cho các thiên tài”.
- Nhưng ta cũng nên tỉnh táo, sáng suốt tìm cái cần học, phân biệt được cái tốt,
cái xấu, cái hay, cái dở để lựa chọn cái cần học, tìm cái học tốt nhất thì mới thành công.
C. Kết bài:
Học mọi người xung quanh mình, học trong cuộc sống, đó là bài học sâu sắc của
câu tục ngữ.
2. Mô hình bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống:
a. Mở bài : Giới thiệu hiện tượng cần bàn luận. (Viết trong một đoạn văn).

b. Thân bài:
- Thực trạng của vấn đề.
- Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng ấy.
- Hậu quả hoặc kết quả cảu vấn đề cần nghị luận.
- Nêu giải pháp cần khắc phục ( về phía nhà nước, về phía công dân).
(Có thể viết thành nhiều đoạn, mỗi đoạn triển khai một luận điểm)
c. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.
- Nêu lên suy nghĩ, quan điểm (khái quát) của người viết về vấn đề cần nghị
luận.
VD: Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề ô nhiễm môi trường sống hiện nay?
A. Mở bài: Nêu rõ vấn đề nghị luận:
Môi trường sống là vô cùng quan trọng đối với con người và muôn loài.
B. Thân bài:
LĐ1: Giải thích môi trường là gì?
- Môi trường sống bao gồm những điều kiện đảm bảo duy trì sự sống của con
người và muôn loài.
-Trong đó, có những điều kiện cần thiết như : nguồn nước sạch, không khí, đất,
cây xanh, thức ăn,…
LĐ2: Phân tích thực trạng ô nhiêm môi trường sống:
* Thực trạng: Môi trường sống mất an toàn đến mức báo động toàn cầu : thủng
tầng Ôzôn, hiện tượng Enninnô, băng tan ở Bắc cực, hiệu ứng nhà kính, bão lụt, động
đất, sóng thần, ô nhiêm nguồn nước, thực phẩm, hóa chất độc hại…
* Nguyên nhân:
- Do phát triển thiếu an toàn, bền vững.
- Do khai thác cạn kiệt nguồn lợi thiên nhiên làm mất cân bằng sinh thái.
- Chất thải sản xuất và tiêu dùng quá tải.
- Do thiếu hiểu biết, thiếu đoàn kết, thiếu hệ thống pháp luật ngăn ngừa, xử
phạt,…
*Hiểm họa:

- Đe dọa sức khoẻ, mạng sống con người và muôn loài.
- Ảnh hưởng đến chất lượng nòi giống.
- Nguy cơ tiệt chủng một số loài, giống cây.
LĐ3: Đề xuất giải pháp khắc phục:
- Giáo dục cồng đồng nhận thức đúng hiểm họa (bằng nhiều hình thức tuyên
truyền).
- Đoàn kết, hợp tác toàn cầu, đấu tranh bảo vệ môi trường sống (kí cam kết khu
vực, toàn cầu,..)
- Đề ra chiến lược phát triển an toàn, bền vững (sản xuất sạch, xử lý chất thải
trước khi đưa ra môi trường,..).
C. Kết bài:
Nêu hy vọng về một môi trường sống an toàn.
II. Đối với câu 5 điểm: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1. Kiểu bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
a. Mở bài :
- Giới thiệu tác giả : Tên thật, bút danh, quê quán, thời đại.
- Giới thiệu tác phẩm: tên bài thơ, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác.
- Giới thiệu định hướng làm bài: Nói rõ người làm bài định cảm nhận
vấn đề gì ở bài thơ, đoạn thơ (căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề bài)
Lưu ý: Chỉ nêu những nét khái quát nhất ( viết trong một đoạn)
b. Thân bài:
- Bài thơ, đoạn thơ có những giá trị nổi bật về nội dung.
+ Giá trị nội dung đầu tiên
+ Giá trị nội dung thứ hai, thứ ba,…
- Bài thơ, đoạn thơ có những giá trị nổi bật nào về nghệ thuật
+ Tứ thơ ra sao?
+ Ngôn ngữ thơ? Hình ảnh thơ? Giọng điệu, nhịp điệu như thế nào?
+ Các thủ pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong bài thơ, đoạn thơ.
c. Kết bài: nêu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
2. Kiểu bài nghị luận về một tác phẩm văn xuôi:

a. Với đề phân tích nhân vật:
Đối với dạng đề này, HS cần phải vạch cho mình hai ý chính: ngoại hình và tính
cách. Bên cạnh đó cần chú ý đến một số yếu tố như: ngôn ngữ, hành động, cử chỉ, mối
quan hệ với xã hội và với nhân vật khác. Tất cả các yếu tố này tựu trong lại cùng bổ trợ
là làm nổi bật lên tính cách của nhân vật. Song song với phân tích nội dung, hS cần lưu
ý và nhấn mạnh đến các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Hầu hết các nhân vật trong tác phẩm văn học thường mang tính hình tượng, đại
diện cho một tầng lớp, một thế hệ nên sau quá trình phân tích ngoại hình và tính cách
HS cần rút ra được thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm qua tác phẩm.
b. Đối với dạng đề tổng hợp nghị luận về một vấn đề văn học:
Chẳng hạn như phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của
Tô Hoài, chúng ta cần đi từ vấn đề bao quát nhất:
- Nhân đạo:
+ Nhân đạo là gì?
+ Biểu hiện của tinh thần nhân đạo : Yêu thương con người, cảm thông sâu sắc
với nhưng nỗi khổ đau của con người, thông cảm với hoàn cảnh sống của nhân vật,…
- Tinh thần nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ:
+ Sự thông cảm sâu sắc của nhà văn đối với số phận bất hạnh của con người.
+ Sự trân trọng đối với những phẩm chất tốt đẹp của họ.
+ Sự phê phán quyết liệt những thế lực chà đạp con người.
+ Giải phóng con người khỏi sự chà đạp, cho họ cuộc sống mới tốt đẹp hơn.
3. Với dạng đề phân tích tình huống truyện:
VD: Phân tích tình huống truyện độc đáo mà Kim Lân đã tạo dựng trong truyện Vợ
nhặt.
A. Mở bài:
Giới thiệu khái quát thành công của truyện Vợ nhặt nhấn mạnh đến yếu tố làm
nên sự thành công đó là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện.
B. Thân bài:
- Tình huống truyện một phần thể hiện ngay trong nhan đề tác phẩm : Vợ nhặt.
Anh Tràng nhặt được vợ ở chợ như người ta nhặt được một thứ đồ vật vô chủ nào đó.

Điều đó làm nên sự lạ lùng và khác thường. Người ta lấy vợ có dạm hỏi, cưới xin đàng
hoàng, có cổ bàn dù ít cũng phải ó một vài mâm. Thế mà anh Tràng nhặt vợ nhờ một
câu nói đùa, nhờ đãi bốn bát bánh đúc.
- Tình huống như vậy, lại xảy ra trong lúc đói kém nên khiến cho cả xóm ngạc
nhiên và cả Tràng cũng lấy làm bối rối về bản thân mình.
- Nhưng chính trong hoàn cảnh bi đát, tuyệt vọng ấy lại làm cho ba con người
cùng khổ nương tựa vào nhau, cùng nhau hy vọng vào tương lai. Cả ba đều biến đổi,
mà biến đổi sâu sắc nhất là trong tâm trạng bà cụ Tứ, người mẹ nghèo, đôn hậu, thương
con trai, con dau và thương mình.
- Trong tình huống đặc biệt ấy, nhà văn đã để cho nhân vật bộc lộ tính cách và
họ vân không mất niềm tin vào sự sống, vẫn cưu mang, đùm bọc nhau cung xây dựng
gia đình, hy vọng vào ngày mai…
- Tình huống truyện cũng tạo cho nhà văn có tiếng nói riêng tố cáo bọn thực dân
phong kiến đã gây nên cái đói khủng khiếp, đã hạ phẩm gái con người thấp đến mức rẻ
mạt, vợ theo, “nhặt” được vợ chỉ với vài bát bánh đúc.
C. Kết bài:
Tình huống truyện độc đáo và khả năng phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, ngôn
ngữ nông thôn nhuần nhuyễn đã góp phần làm nên thành công của truyện ngắn Vợ
nhặt.

×